Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

giá trị tiểu thuyết nhắm mắt thấy paris của dương thụy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (435.41 KB, 78 trang )

z
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
BỘ MÔN NGỮ VĂN
TRẦN THỊ NGỌC HUYỀN
MSSV: 6106396
GIÁ TRỊ TIỂU THUYẾT NHẮM MẮT THẤY PARIS CỦA
DƯƠNG THỤY

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ Văn
Cán bộ hướng dẫn: ThS. LÊ THỊ NHIÊN
Cần Thơ, năm 2013
1
ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích – yêu cầu nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Vài nét về tiểu thuyết
1.1.1. Nguồn gốc và sự phát triển của tiểu thuyết
1.1.2. Khái niệm tiểu thuyết
1.1.3. Đặc điểm của tiểu thuyết
1.2. Sơ lược đôi nét về tình hình sáng tác ở Việt Nam giai đoạn đầu thế kỉ XXI
1.3. Vài nét về tác giả và tác phẩm
1.3.1. Tác giả
1.3.2. Tác phẩm Nhắm mắt thấy Paris
CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ NỘI DUNG TRONG TIỂU THUYẾT


NHẮM MẮT THẤY PARIS CỦA DƯƠNG THỤY
2.1. Nhắm mắt thấy Paris – những người trẻ tuổi trên con đường lập nghiệp
2.1.1. Những khó khăn của những người trẻ tuổi trên con đường lập nghiệp
2.1.2. Nghị lực, bản lĩnh và những kết quả đạt được của người trẻ tuổi trên con đường lập
nghiệp
2.1.3. Những công dân có tinh thần dân tộc, ý thức trách nghiệm cao với Tổ quốc trên
con đường lập nghiệp
2
2.2. Nhắm mắt thấy Paris – quan niệm về tình yêu và cuộc sống
2.3. Nhắm mắt thấy Paris – đặc trưng văn hóa phương Đông và phương Tây
2.4. Mối quan hệ gia đình ở phương Đông và phương Tây
2.5. Nhắm mắt thấy Paris – những bức tranh phong cảnh sống động Á –Âu
CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT
NHẮM MẮT THẤY PARIS CỦA DƯƠNG THỤY
3.1. Kết cấu trong tiểu thuyết Nhắm mắt thấy Paris
3.2. Người trần thuật và ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết Nhắm mắt thấy Paris
3.2.1. Người trần thuật
3.2.2. Ngôn ngữ trần thuật
3.3. Thời gian, không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Nhắm mắt thấy Paris
3.3.1. Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Nhắm mắt thấy Paris
3.3.2. Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Nhắm mắt thấy Paris
KẾT LUẬN
TƯ LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
3
PHẦN MỞ ĐẦU
6. Lí do chọn đề tài
Đất nước Việt Nam đang dần hòa nhập vào một kỉ nguyên mới với nhiều sự thay
đổi tích cực trong mọi mặt, từ chính trị, kinh tế, cho đến văn hóa nghệ thuật. Và văn học

cũng trên đà phát triển với những bước ngoặt lớn của thời đại. Cùng với những xu hướng
đã “điểm mặt đặt tên” và có những thành tựu đáng kể, nhà văn say mê tìm cho mình
những xu hướng mới mẻ hơn, lạ hơn để khẳng định phong cách riêng của mình. Văn học
nữ tính đã được công nhận trên văn đàn. Những đề tài tưởng chừng nhàm chán trong
những khoảng thời gian không gian vô cùng chật chội và tù túng như vấn đề hôn nhân gia
đình, yêu đương, con cái, rồi những cuộc tình tay ba, tay tư,… tất cả đã được nhà văn khai
thác theo một suy nghĩ khác, một cái nhìn khác, đằng sau những thứ tầm thường là biết
bao những ám ảnh, những góc khuất, bao nhiêu là chiêm nghiệm từ chính những người
phụ nữ. Bên cạnh đó, vấn đề giới tính cũng có những chuyển biến khá cởi mở, yếu tố tính
dục được tác giả xem trọng và đưa vào các tác phẩm của mình. Những vấn đề thầm kín,
chuyện yêu đương cũng được các tác giả mổ xẻ và hấp dẫn được vô số độc giả bởi yếu tố
nhạy cảm này. Các tác phẩm như Dị bản của Keng (Đỗ Thị Thùy Linh), Tuyết đen của
Giao Chi, Chuyện tình New York của Hà Kin,… đã để lại những dấu ấn sâu sắc cho độc
giả với con số phát hành khiến nhiều người phải ghen tị. Bước sang thế kỷ XXI, con
người ngày càng hội nhập một cách toàn vẹn và đầy đủ với thế giới, những con người trẻ,
khao khát khẳng định cá tính, năng lực của mình, hòa nhập vào thời đại mới và chủ động
trong cách giải quyết cuộc sống là những đề tài hấp dẫn mà nhiều tác giả hiện đại muốn
phản ánh trong các tác phẩm của mình. Gắn liền với hơi thở của thời đại, gần gũi với cách
sống, cách nghĩ của rất nhiều giới trẻ hiện nay, xu hướng khẳng định cái tôi đã được độc
giả đón nhận nồng nhiệt. Điển hình là qua các tác phẩm của nhà văn mới Dương Thụy.
4
Hòa chung vào xu thế tìm kiếm những thứ mới mẻ, lạ lẫm vào trong trang viết, vận dụng
những vốn sống có được từ bản thân, chị đã cho ra đời hàng loạt những tác phẩm, cả
truyện ngắn và tiểu thuyết, gây “sốt” cho người đọc. Tiểu thuyết Nhắm mắt thấy Paris
đã thể hiện rõ phong cách của Dương Thụy. Những con người hiện đại, những lối sống
tích cực cũng như tiêu cực, những chuyện tình,… tất cả đã được tác giả phản ánh một
cách chân thực nhất trong tác phẩm của mình.
Nam Cao viết trong Đời thừa: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo
tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào
sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có…”

[15; tr.80]. Và tác giả Dương Thụy – một nhà văn rất mới trong văn học đương đại Việt
Nam - đã biết “khơi những nguồn chưa ai khơi” đó bằng một loạt tiểu thuyết nói về đời
sống du học sinh, về những người trẻ, về những phong cảnh, những phong tục tập quán,
những yếu tố “ngoại” nơi trời Tây xa xôi mà không phải mấy ai cũng được biết đến. Viết
về phương Tây đã hiếm, mà viết về người phụ nữ, những người trẻ tuổi, những con người
Việt Nam trên các nước châu Âu lại còn hiếm gặp hơn, thế nhưng ta lại bắt gặp những
gương mặt trẻ, những cô gái đầy nhiệt huyết, đầy niềm đam mê và tài năng nơi đất khách
quê người trong các tác phẩm của Dương Thụy. Không phải tình cờ mà các tác phẩm của
Dương Thụy, đặc biệt là những cuốn tiểu thuyết hàng trăm trang lại trở thành một cơn
“sốt” cho độc giả hiện nay, hàng loạt tác phẩm của Dương Thụy xuất bản ra bán “đắt
như tôm tươi” và được tái bản liên tục trong một thời gian ngắn và một số tác phẩm được
nâng lên thành “best – seller” [23]. Vậy lí do gì làm cho những tác phẩm của Dương
Thụy được sự quan tâm sâu sắc của độc giả? Phải chăng tác giả là nhà văn thị trường như
một loạt các tác phẩm của Trung Quốc trong đó có sáng tác của Tân Di Ổ đang lan tràn
khắp trong các tiệm sách ở Việt Nam, viết theo kiểu mau đến mau đi, lên xuống có thời
theo xu hướng hiện nay? Tác phẩm của Dương Thụy có chỗ đứng của nó hay không?
Những lí do tạo nên sự hấp dẫn của nó đến với người đọc? M. Gorki từng nói: “Mỗi cuốn
sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú và đến tới gần con
người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống.” Và
quả thật, đọc được một quyển sách mà ta bị cuốn hút ngay từ đầu đến cuối tác phẩm là
một điều thật sự tuyệt vời. Quyển sách ấy có thể không hay với người này, nhưng đối với
5
một người khác, họ lại thấy hay vì họ tìm được chính mình trong ấy. Đó có phải một
trong những lí do giải thích cho những thành công bước đầu trong sáng tác tiểu thuyết của
Dương Thụy? Và nhiều những lí do khác làm người viết quan tâm và quyết định chọn
quyển tiểu thuyết Nhắm mắt thấy Paris của Dương Thụy làm đề tài cho luận văn tốt
nghiệp của mình.
7. Lịch sử vấn đề
Đề tài: “Giá trị tiểu thuyết Nhắm mắt thấy Paris của Dương Thụy” là một đề tài
nghiên cứu về tác phẩm rất mới trong văn học hiện đại Việt Nam, tác phẩm được ra đời

vào năm 2010 nên việc nghiên cứu vẫn còn rất ít được đề cập đến trong các tư liệu văn
học, và các ý kiến trên các văn đàn cũng hầu như là rất ít, đa số chỉ là những cảm nhận
của độc giả nên người viết không đề cập đến trong một đề tài mang tính khoa học.
Tuy nhiên, ít nhưng không phải là không có, vẫn có một số bài phỏng vấn của các
nhà báo từ tác giả và một vài ý kiến của một số nhà văn cùng thời với tác giả đã cho
những nhận xét khá hay, bổ ích và khá quan trọng, giúp cho người viết phần nào tiếp cận
được các tác phẩm một cách dễ dàng hơn, và cũng đã giúp người viết khá nhiều trong
việc nghiên cứu đề tài của mình.
Nhà văn Phan Hồn Nhiên đã có những nhận xét khá sâu sắc về Dương Thụy cũng
như về tác phẩm của chị: “Dương Thụy giữ một thái độ sáng suốt, soi chiếu nhân vật một
cách công bằng và chẳng ngại ngần mà không nói thẳng tận cùng bản chất. Từ một anh
sếp Tây biết làm việc, biết hưởng thụ, biết cách tranh thủ tình cảm các nhân viên Việt một
cách láu lỉnh, cho đến cô gái trẻ lãng mạn, xao lòng nhưng luôn cố gắng “bóp thắng”
đúng lúc đều hiện ra rất chân thật. Ngay cả vấn đề chừng như khá nhạy cảm là sex,
Dương Thụy cũng có cách đề cập độc đáo: hài hước, không che đậy úp mở và không
tránh né. Đọc những truyện như thế, không những chẳng thấy rợn bởi sự dung tục, người
đọc còn được chia sẻ với Dương Thụy đôi mắt nhìn tươi tắn và trong trẻo” [23]
Cách nhận xét khá chân thật và khái quát về tác phẩm Dương Thụy mà điển hình là tác
phẩm Oxford thương yêu đã làm nền chung cho hầu hết các sáng tác của Dương Thụy.
Để khi đến với Nhắm mắt thấy Paris, các nhận xét trên lại một lần nữa được khẳng định
rõ ràng hơn nữa.
6
Trong bài phỏng vấn với báo Phụ nữ online tháng 3 năm 2012 do Thanh Trúc thực
hiện, với nhan đề: Nhà văn Dương Thụy – văn chương không phải để đánh đố độc giả,
Dương Thụy đã đưa ra những ý kiến rất chân thật về tác phẩm Cung đường vàng nắng
của mình. Nhà văn chia sẻ: “Thế mạnh của tôi là những năm tháng du học nước ngoài,
tôi nghĩ bạn đọc rất muốn biết về những khó khăn, trở ngại của một du học sinh cũng như
những nổ lực của họ ra sao để đạt được kết quả tốt.” [22]. Bài phỏng vấn của nhà báo
Phong Điệp với tác giả có nhan đề: Cây bút trẻ Dương Thụy: “Tôi viết hồn nhiên như
tôi sống.” Nhà văn đã khẳng định trong tác phẩm của mình: “Nhiều độc giả trách tôi hay

viết truyện kết thúc có hậu, nhưng tôi thích những kết thúc như thế vì tôi cho rằng cuộc
sống vốn tốt đẹp nếu chúng ta làm chủ được cuộc đời mình. Tôi không thay đổi nếu viết
lại vì mạch truyện đã tự nó tạo nên một kết thúc như thế.” [22]
Những lời tâm sự chân thành của chính tác giả khi nói về những tác phẩm của mình là
những điều chính xác nhất về các tác phẩm ấy. Dương Thụy đã cho người đọc biết những
lợi thế, những cách suy nghĩ của mình trong quá trình sáng tạo nên tác phẩm nghệ thuật.
Những điều mà Dương Thụy chia sẻ là vô cùng bổ ích, để khi bước vào nghiên cứu tiểu
thuyết Nhắm mắt thấy Paris, ta có cái nhìn đúng hơn về ý đồ của tác giả và có một công
trình nghiên cứu có giá trị hơn.
Nhà phê bình Bùi Công Thuấn đã có một bài phê bình tác phẩm Nhắm mắt thấy
Paris trên trang Phongdiep.net. Trong đó ông đã có những nhận xét khá nặng lời cho tác
phẩm. Ông nêu rõ “Trước hết, cách kể truyện không mới nếu không nói là cấu trúc truyện
khá đơn giản. Mạch thời gian và những bước thăng tiến của Mai là mạch chính. Không
có các mạch phụ, không có nhiều tuyến đan xen nhau. Việc khai thác scandal tình dục
như là cốt lõi của truyện cũng không có gì mới. Louis vì tình dục mà bị đuổi việc.
Lafatoine vì tình dục mà thân bại danh liệt. Mai cũng vì tình dục mà mất đời con gái và
bị tổn thương trầm trọng. Điều đáng nói là tác giả đã cổ vũ thái quá cho tự do tình dục
và lối sống thực dụng phương Tây (đậm đặc ở chương 14, 15) và nhất là ở nhân vật Pink
Lady (chương 16). Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ với người đọc trẻ Việt Nam”. [18].
Hàng loạt các lí lẽ đưa ra với cái nhìn của một nhà phê bình như vậy có chính xác hay
không? Tác phẩm Nhắm mắt thấy Paris có thật sự là một tác phẩm thất bại hay không?
Bài phê bình quả rất bổ ích cho ta có cách đánh giá chính xác nhất sau khi nghiên cứu về
7
tác phẩm này để tìm ra được cái hay cái dở trong quyển tiểu thuyết của nhà văn Dương
Thụy.
Trong một bài viết khác của tác giả Nguyễn Thị Nam Hoàng với nhan đề Tiểu
thuyết và những ngả đường của khát vọng trẻ (qua trường hợp Dương Thụy) được
đăng trên báo Văn nghệ trẻ với chủ điểm Tiểu thuyết 10 năm đầu thế kỉ XXI cũng đã có
những nhận định khái quát về tác phẩm Dương Thụy, trong đó có Nhắm mắt thấy Paris
“Nếu như ở Oxford thương yêu có những đoạn người kể chuyện nói thay nhân vật quá

nhiều khiến người đọc không khỏi có cảm giác về sự lộ liễu của ý tưởng và sự giản đơn
trong trần thuật, thì đến Nhắm mắt thấy Paris, tác giả đã dụng công hơn rất nhiều trong
kỹ thuật tiểu thuyết. Tư thế “biết tuốt” của người kể chuyện từ ngôi thứ ba đã bị phủ
định, câu chuyện được tái hiện từ nhiều điểm nhìn, nhiều giọng kể khác nhau. Đặc biệt,
những dòng email của các nhân vật được đặt cuối mỗi chương đã tạo ra hàng loạt các
tấm gương phản chiếu tâm lý để qua đó nhân vật hiện lên sinh động hơn, đa dạng hơn và
cũng hấp dẫn hơn. Diện mạo của cuốn tiểu thuyết vì thế cũng mang một dáng vẻ hiện đại
và để lại nhiều dư vị”. [9]
Hai bài viết của hai tác giả khác nhau về tác phẩm Nhắm mắt thấy Paris với những cách
cảm nhận, đánh giá khác nhau, người khen, kẻ chê,…Những xu hướng khác nhau trong
cùng một tác phẩm sẽ là những nguồn tư liệu hữu ích cho việc nghiên cứu quyển tiểu
thuyết này một cách khách quan và trung thực hơn.
Một tác phẩm thật sự có giá trị khi đã được tôi luyện dưới ngọn lửa của thời gian.
Qua thời gian, những lời nhận xét khen chê sẽ được trả lời rõ rệt. Tác phẩm của Dương
Thụy có phải chỉ là một phút nhất thời huy hoàng hay không vẫn còn quá sớm để khẳng
định được. Văn chương dưới cảm nhận của từng người sẽ có những nhận xét khác nhau.
Các tác phẩm của Dương Thụy được khen thì lắm mà bị chê cũng nhiều. Nhưng tác giả
vẫn không nản chí, vẫn không ngừng viết cho dù “chỉ còn một người đón đọc” [22]. Đó
mới chính là tinh thần của những nhà văn yêu văn chương và xem văn chương như một
thú vui chia sẻ với mọi người.
Bên cạnh những bài nghiên cứu, những lời nhận xét và các bài phỏng vấn về tác
phẩm cũng như về tác giả Dương Thụy, thì cũng có khá nhiều bài viết xuất hiện trên web,
blog, đặc biệt là các bài viết trên Website Dương Thụy. Tuy nhiên, những bài viết này có
8
nhiều xuất xứ khác nhau, mang tính tự phát cá nhân nên người viết không xem nó là lịch
sử nghiên cứu. Qua những nghiên cứu về các nhận định của các nhà văn cùng thời hay
qua những bài báo với lời nói hết sức chân thật từ chính tác giả, người viết thiết nghĩ, là
rất quý báu và quan trọng, cũng đã góp một phần rất lớn vào việc nghiên cứu đề tài một
cách sâu sắc và trọn vẹn hơn. Nhưng những nhận định, đánh giá này vẫn còn khá sơ lược,
chưa khai thác được có hệ thống như một công trình nghiên cứu thật thụ. Những nhận

định trên còn khá chung chung, khái quát về một thời đại sáng tác hay một khía cạnh của
tác giả mà chưa làm bật nổi lên được yếu tố trọng tâm của đề tài là giá trị nội dung và
nghệ thuật trong tiểu thuyết Nhắm mắt thấy Paris của Dương Thụy. Vì thế, người viết sẽ
cố gắng làm sáng tỏ hơn những vấn đề trong đề tài của công trình nghiên cứu này.
8. Mục đích – yêu cầu nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài Giá trị tiểu thuyết Nhắm mắt thấy Paris của Dương Thụy
giúp ta tìm hiểu rõ hơn một trong những tác phẩm độc đáo của Dương Thụy. Dương Thụy
đã khai thác những đề tài mới mẻ, áp dụng và tiếp thu những cái mới, những cái đã hội
nhập vào các tác phẩm của mình như thế nào? Trên cơ sở đó, ta rút ra được những thành
công mà Dương Thụy đã làm được trong quá trình sáng tác của mình vào tiến trình hiện
đại hóa văn học. Và muốn làm được những điều nói trên, ta phải thực hiện được những
yêu cầu cơ bản sau. Đầu tiên, phải làm rõ giá trị nội dung và nghệ thuật của quyển tiểu
thuyết Nhắm mắt thấy Paris của Dương Thụy trong đề tài nghiên cứu. Tiếp theo, ta phải
phân tích, và có cái nhìn khách quan về ưu điểm cũng như những hạn chế trong quyển
tiểu thuyết này nhằm giúp độc giả có một hướng tiếp cận tốt hơn về tác phẩm. Đồng thời
cũng nêu lên được vai trò của tác phẩm và những đóng góp của Dương Thụy vào tiến
trình văn học hiện đại Việt Nam.
9. Phạm vi nghiên cứu
Đối với công trình nghiên cứu này, người viết tập trung nghiên cứu vào quyển tiểu
thuyết Nhắm mắt thấy Paris để làm bật lên những giá trị nội dung và giá trị nghệ thuât.
Bên cạnh đó, người viết cũng nghiên cứu về những vấn đề khác có liên quan đến đề tài
nghiên cứu trong phạm vi tư liệu tìm kiếm được và được ghi trong mục tư liệu tham khảo
9
như các vấn đề về tiểu thuyết, đặc điểm của văn học, phong tục văn hóa của Việt Nam so
với các nước phương Tây nhằm liên hệ, so sánh, đối chiếu để làm nổi bật hơn đề tài mà
mình đã chọn.
10.Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài về tiểu thuyết Nhắm mắt thấy Paris của Dương
Thụy, người viết đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau để phục
vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài được rõ ràng và đầy đủ hơn.

Phương pháp thống kê: tập hợp các nguồn tư liệu, những bài viết có liên quan đến
đề tài mà mình đã chọn.
Phương pháp phân tích: chia nhỏ tác phẩm ra thành nhiều loại riêng, làm rõ những
vấn đề về nội dung cũng như nghệ thuật của từng tác phẩm trên từng luận điểm cụ thể.
Phương pháp tổng hợp: tổng hợp lại những gì tìm hiểu được trong quá trình phân
tích, đưa ra những kết luận chung, mang tính khái quát cho những vấn đề cần nghiên cứu
trong đề tài.
Phương pháp so sánh, đối chiếu: so sánh giữa các tác phẩm, nhận ra những điểm
chung và những điểm riêng, những cái hay và nét hạn chế trong tác phẩm, và quá trình so
sánh các nền văn học khác nhau giữa Việt Nam và các nước, so sánh về các phong tục tạp
quán giữa Tây và Ta cũng góp phần làm cho đề tài nghiên cứu được cụ thể và sinh động
hơn.
Cuối cùng, người viết vận dụng kết hợp hai phương pháp diễn dịch và quy
nạp để trình bày kết quả nghiên cứu của mình.
10
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.4. Vài nét về tiểu thuyết
1.4.1. Nguồn gốc và sự phát triển của tiểu thuyết
Để tìm hiểu về khái niệm của tiểu thuyết, trước hết ta phải tìm hiểu sơ lược đôi nét
về nguồn gốc ra đời cũng như lịch sử của tiểu thuyết.
Tiểu thuyết xuất phát từ một thể loại của văn học châu Âu, nảy sinh từ văn học cổ
đại Hy La. Xét về góc độ thời đại, tiểu thuyết bộc lộ rõ nhất trong các sáng tác thuộc đề
tài tiểu thuyết hiệp sĩ như Chuyện Tristan và Iseult. Thời Phục Hưng, tiểu thuyết tiếp tục
có cơ hội phát triển qua nhiều thể khác nhau: thể truyện như các tác phẩm của G.
Boccaccio; thể trường ca của M. Boiardo, L. Ariosto,…; và thể kịch mà đầu tiên là W.
Shakespeare và tiểu thuyết đã thật sự trở thành đích thực vào cuối thời Phục Hưng với tác
phẩm Don Quijote, nhà quý tộc tài ba xứ Mancha của Miguel de Cervantes. Theo xu
hướng phát triển, một loại tiểu thuyết nữa ra đời đó là tiểu thuyết du đãng, khai thác các
đặc điểm trào phúng trong các tác phẩm của F. Rabelais, Era smus,… Thời văn học chủ
nghĩa cổ điển, tiểu thuyết bị coi nhẹ đến cuối thời điểm này mới có sự phát triển về tâm lý

văn xuôi hình thành tiểu thuyết tâm lý trong đó có tác phẩm La Princesse de Clèves của
bà de La Fayette. Thời đại Khai Sáng, dạng tiểu thuyết và các kiểu kết cấu tiểu thuyết
xuất hiện ngày càng nhiều và có sự kết hợp với nhau, điển hình như Truyện hiệp sĩ Des
Grieus và nàng Manon Lescautcaut của linh mục Prévost, hay S. Richardson với
Pamela hay là đức hạnh được đền bù. Các nhà tiểu thuyết Anh như H. Fielding, T.
Smollett cũng có những đóng góp đáng kể cho nền tiểu thuyết trong việc hình thành kiểu
tiểu thuyết hiện thực chủ nghĩa và việc miêu tả số phận con người trong môi trường xã
hội. Thế kỉ XIX, các tiểu thuyết gia lớn như Balzac, Stendhal, Flaubert,… đã xây dựng
nên một nền tiểu thuyết với quy mô lớn và những thành tựu nổi bật trong tiểu thuyết
hướng tâm và tiểu thuyết toàn cảnh. Song song với sự phát triển của Pháp, nền tiểu thuyết
Nga – sau khi đã hội nhập với các nước châu Âu – cũng đã đạt được trình độ vượt bật. L.
Tolstoi được xem là một bậc thầy về tiểu thuyết trong việc tái hiện đời sống nội tâm của
11
nhân vật và có nghệ thuật trần thuật đạt tới đỉnh cao sánh ngang với tầm vóc của sử thi.
Dostoievski với những kiểu tiểu thuyết đường phố cho đến tiểu thuyết đối thoại, đưa con
người cá nhân, trải nghiệm riêng tư chung với những vấn đề lớn lao của xã hội, những suy
tư về số phận của cả thế giới. Bước vào thế kỉ XX, tiểu thuyết phát triển mạnh mẽ với
chiều hướng đa dạng và đối nghịch với nhau về mọi mặt. Nhiều kiểu tiểu thuyết ra đời
đánh đấu những tên tuổi lỗi lạc, những kiệt tác của nền văn chương thế giới. Một số nhà
văn như M. Proust, J. Joyce,…đã phá vỡ những quy phạm truyền thống của tiểu thuyết,
phát huy những cái mới, cái sáng tạo, trật tự thời gian không gian bị xáo trộn, cái khách
quan lẫn lộn với cái chủ quan,…tạo nên nét độc đáo mới cho tiểu thuyết.
Ở Trung Quốc, khởi thủy, tiểu thuyết có nghĩa là lời bàn góp vụn vặt (Trang Tử
ngoại vật), hay là lời trần thuật (Chính danh). Xuất phát từ việc nhà vua muốn tìm hiểu
dân chúng của mình đã cho ghi chép những giai thoại, những câu chuyện vặt vãnh nơi
thôn xóm. Theo quan niệm thời bấy giờ, do có nguồn gốc bình dân nên tiểu thuyết không
được coi là chính thư, không thể sánh ngang được với thơ ca. Vì thế, tuy xuất hiện từ rất
sớm, manh nha từ thời Ngụy Tấn (thế kỉ III - IV) nhưng phải trải qua một thời gian dài
hàng chục thế kỉ, tiểu thuyết mới được hình thành và phát triển, bước đầu đạt được những
thành tựu đáng kể. Đời Đường thịnh hành loại tiểu thuyết truyền kỳ. Đời Tống phát triển

loại tiểu thuyết “thoại bản”. Từ đời Minh, tiểu thuyết bắt đầu phát triển rực rỡ với những
kiệt tác được sáng tác dưới dạng chương hồi. Tứ đại kỳ thư Trung Hoa lần lượt ra đời với
Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Tây du ký của Ngô Thừa Ân, Thủy hử của
Thi Nại Am và Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần.
Trên nền phát triển của văn học thế giới, văn học Việt Nam cũng bắt đầu có những
biến chuyển. Từ khoảng thế kỷ XIII – XIV trở đi, văn xuôi thành văn đã dần dần ra đời
thay thế cho các loại truyện kể dân gian bằng phương thức truyền miệng như truyện cổ
tích, truyền thuyết, truyện dã sử,…Nhiều tác phẩm đáng chú ý như Lĩnh Nam chích quái
của Trần Thế Pháp, Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên, Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn
Dữ, Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án, với cốt truyện được xây
dựng phong phú, nhân vật được phác họa ngày càng rõ nét hơn là những mầm mống ban
đầu của tiểu thuyết. Đến đầu thế kỷ XIX, Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia Văn phái
xuất hiện với quy mô lớn theo kết cấu chương hồi. Tuy vẫn còn mang đậm chất sử thi,
12
còn vương vấn hình thức thể hiện của loại thể truyện kể, nhưng Hoàng Lê nhất thống chí
đã vượt qua lối sao chép giản đơn vốn là đặc trưng của văn học dân gian trước đó.
Đến đầu thế kỷ XX, hàng loạt tác phẩm được viết bằng chữ quốc ngữ ra đời đã
nâng tiểu thuyết lên thành một thể loại chính thống của văn học Việt Nam và dần đưa tiểu
thuyết Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển. Hồ Biểu Chánh đã cho ra đời rất nhiều
tiểu thuyết, đặc sắc như Ngọn cỏ gió đùa, Cha con nghĩa nặng, Con nhà nghèo, Khóc
thầm,… đã đánh dấu một bước tiến mới cho văn học mở đầu thế kỉ XX. Nối tiếp sau đó,
nhóm Tự lực văn đoàn tiếp tục xuất bản hàng loạt tiểu thuyết mang khuynh hướng lãng
mạn độc đáo như Gánh hàng hoa và Đời mưa gió của hai tác giả Nhất Linh – Khái
Hưng, Đoạn tuyệt của Nhất Linh, Hồn bướm mơ tiên của Khái Hưng, Con đường sáng
của Hoàng Đạo,… Tiểu thuyết những năm sau 1945 đã có một cái nhìn mới về hiện thực
cuốc sống. Các tác phẩm Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, Tắt đèn của Ngô
Tất Tố, rồi Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, Sống mòn của Nam Cao,… đã thể hiện những
quan điểm nghệ thuật khác nhau của tác giả, tạo nên sự phong phú về đề tài cũng như về
phong cách sáng tác. Trong điều kiện công nghệ in ấn bằng máy móc đang phát triển ở
Việt Nam và quá trình hội nhập giao lưu với văn hóa phương Tây, nhiều phong cách mới

lần lượt ra đời, tiểu thuyết Việt Nam đã thật sự phát triển và ngày càng giữ một vị trí quan
trọng trong nền văn học hiện đại Việt Nam.
Bức tranh sơ lược trên đã cho ta thấy rõ hơn về nguồn gốc, sự ra đời cũng như sự
phát triển của thể loại tiểu thuyết trong tiến trình văn học hiện đại của Việt Nam nói riêng
và của thế giới nói chung. Tiểu thuyết đã thật sự giữ một vai trò quan trọng trong các sáng
tác của nhiều tác giả hiện nay và đã đạt được những thành tựu vượt bậc. Vậy tiểu thuyết là
gì? Ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về khái niệm của tiểu thuyết.
1.4.2. Khái niệm tiểu thuyết
Về mặt tên gọi, tiểu thuyết là một thuật ngữ Hán – Việt. Tiểu là nhỏ nhặt, thuyết là
nói, bàn. Tiểu thuyết nói chung là bàn luận về một số vấn đề nhỏ nhặt. Nhưng trong thực
tế văn học hiện nay cho thấy, tiểu thuyết là một “tác phẩm chứa đựng dung lượng cuộc
sống rộng lớn, nhiều trang (có khi còn gọi là dài hơi) so với các thể loại khác.” [8; tr.20].
13
Vậy phải hiểu thuật ngữ tiểu thuyết như thế nào cho đúng? Đó là vấn đề rất đáng quan
tâm trong tiến trình nghiên cứu văn học hiện đại hiên nay.
Về mặt định nghĩa, cũng có khá nhiều những ý kiến khác nhau về khái niệm tiểu
thuyết và hiện nay vẫn chưa đồng nhất quan điểm giữa các tác giả. Mỗi người đều có
những cái nhìn riêng, có tác giả lý giải tiểu thuyết ở phương diện nội dung, có tác giả lại
lý giải ở phương diện nghệ thuật, có người thì dựa vào dung lượng của tiểu thuyết để
phân chia thành nhiều loại khác nhau. Điển hình trong một số tự điển, một số nghiên cứu
như sau: Theo Tự điển Hán – Việt (Nhà xuất bản Sài Gòn, 1953) thì “Tiểu thuyết là một
thể loại văn xuôi kể một câu chuyện.” [8; tr.29]. Một khái niệm khác trong Từ điển tiếng
Việt (Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2004) định nghĩa tiểu thuyết là “Truyện dài bằng văn xuôi
có dung lượng lớn, với nhiều nhân vật hoạt động trong phạm vi lịch sử, xã hội rộng lớn.”
[8; tr.30]. Còn trong 150 thuật ngữ văn học của tác giả Lại Nguyên Ân, ông lại cho tiểu
thuyết là: “Tác phẩm tự sự, trong đó sự trần thuật tập trung vào số phận một cá nhân
trong quá trình hình thành và phát triển của nó; sự trần thuật ở đây được khai triển trong
không gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền đạt “cơ cấu” của nhân cách.”
[1; tr.313]. Lại có một định nghĩa cụ thể hơn về tiểu thuyết trong quyển Lí luận văn học
của tác giả Phương Lựu, theo Phương Lựu thì “Tiểu thuyết là hình thức tự sự cỡ lớn đặc

biệt phổ biến trong trong thời cận đại và hiện đại. Với những giới hạn rộng rãi trong
hình thức trần thuật, tiểu thuyết có thể chứa đựng lịch sử của nhiều cuộc đời, những bức
tranh phong tục đạo đức xã hội, miêu tả cụ thể các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện
nhiều tính cách đa dạng.” [12; tr.387]. Ngoài ra, tiểu thuyết còn được định nghĩa khá rõ
ràng trong quyển 25 năm – một vùng tiểu thuyết, các tác giả nêu lên “Tiểu thuyết, còn
gọi là truyện dài, là một thể loại văn học bằng văn xuôi, nhiều trang, nhân vật, tình tiết
phức tạp, nhiều tuyến, nhiều tầng, hoạt động trong một không gian, thời gian không hạn
chế.” [8; tr.30]
Qua những định nghĩa trên về tiểu thuyết, ta thấy được, qua thời gian, các định
nghĩa của tiểu thuyết dần được bổ sung và được hiểu một cách chính xác, đầy đủ hơn.
Tìm hiểu qua một loạt những nhận định trên, đồng thời căn cứ vào thực tiễn phát triển
hiện nay của thể loại tiểu thuyết, người viết nhận thấy: Tiểu thuyết (hay còn gọi là truyện
dài), là một thể loại văn xuôi có dung lượng lớn, chứa đựng nhiều tình tiết phức tạp,
14
những bức tranh cụ thể, bao quát về cuộc sống, về một giai đoạn lịch sử, tái hiện những
hình ảnh thực trong đời sông (có thể có hư cấu), có nhiều tính cách, nhiều nhân vật trong
không gian, thời gian không giới hạn.
1.4.3. Đặc điểm của tiểu thuyết
Tiểu thuyết tuy là một thể loại mới hơn so với các thể loại khác nhưng hiện nay lại
là một trong những thể loại quan trọng trong văn học hiện đại Việt Nam cũng như trên thế
giới. Nó cũng có những đặc điểm quan trọng để cấu thành nên một thể loại nhất định để
phân biệt rõ ràng giữa tiểu thuyết với các thể loại khác.
1.4.3.1. Tiểu thuyết là thể loại giàu chất văn xuôi, tức là tái hiện cuộc sống
không thi vị hóa, không lãng mạn hóa, không lý tưởng hóa
Đó là đặc điểm cơ bản nhất để làm cho tiểu thuyết khác với truyện thơ trường ca,
thơ trường thiên hay sử thi. Nói về chất văn xuôi, “có lẽ Hêghen là người đầu tiên nói
một cách khá sâu sắc về tính “văn xuôi” (caractere prosaique) của thể loại tiểu thuyết.
Hêghen sử dụng từ này không phải theo nghĩa hẹp (văn xuôi khác với thơ ca), mà muốn
nói đến một đặc trưng thẩm mĩ của thể loại. Ông cho rằng “tiểu thuyết theo ý nghĩa hiện
đại giả thiết phải có một hiện thực đã làm thành văn xuôi làm tiền đề cho nó” [17;

tr.100]. Tiểu thuyết phản ánh tất cả những màu sắc của cuộc sống, từ nét đẹp đẽ, kỳ bí
trong truyện cổ tích đến những anh hùng như trong các sử thi anh hùng ca. Tiểu thuyết
chứa đựng tất cả những hỷ, nộ, ái, ố, những cung bậc của cuộc sống và tất cả các phạm trù
của mĩ học. Tất cả những thứ ấy làm nên chất văn xuôi trong tiểu thuyết, hình thành nên
tính chất đặc trưng cho tiểu thuyết: chất văn xuôi. Thời gian đầu trước khi định hình nên
thể loại tiểu thuyết như ngày nay, tiểu thuyết ở phương Tây cũng như phương Đông đều
có thể xuất hiện dưới dạng văn vần chứ không nhất thiết phải là văn xuôi. Tác phẩm Nhị
độ mai, Hoa tiên, …đều được coi là tiểu thuyết bằng thơ, nhưng những tác phẩm trên, do
bị hạn chế bởi sở đoản của thơ trong thể loại văn vần, bị chi phối bởi niêm luật nên các
tác phẩm không thật sự đi sâu vào mọi mặt của đời sống và diễn biến tâm lý nhân vật và
diễn tả nó một cách sâu sắc nhất. Và dĩ nhiên, thể loại tiểu thuyết cũng không thể phát
huy được hết sở trường của mình, cho nên khái niệm tiểu thuyết bằng văn vần chưa kịp
định hình đã bị tiểu thuyết bằng văn xuôi lấn lướt.
15
Các tác giả lớn như Baldaz, L. Tolstoi, Doxtoievski, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao,
Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan,… đã cho ra đời những tác phẩm thể hiện đậm nét chất
văn xuôi. Chẳng hạn như Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, ta thấy được nụ cười trào phúng,
mỉa mai vào cái xã hội mà ai cũng cho mình là thượng lưu, là văn minh, là Âu hóa. Qua
những “số đỏ” mà Xuân tóc đỏ có được: từ một thằng ma cà bông, sống đầu đường xó
chợ, phải nhặt banh sân quần vợt rồi bán thuốc dạo, Xuân bỗng chốc trở thành người có
địa vị, là ông đốc tờ Xuân, là sinh viên trường thuốc, là một cây hy vọng của quần vợt
Bắc kì, một vĩ nhân cứu quốc, một bậc thượng lưu của xã hội,…Vũ Trọng Phụng đã vạch
trần được cái xã hội lúc bấy giờ, tạo nên tiếng cười châm biếm vào cái xã hội tư sản nhố
nhăng.
Tiểu thuyết tái hiện cuộc sống không thi vị hóa, lãng mạn hóa, lí tưởng hóa mà nó
tái hiện lại một cuộc sống rất chân thật. Tiểu thuyết phơi bày những bộ mặt khác nhau của
xã hội, soi chiếu từng góc cạnh của cuộc đời. Như trong tác phẩm Sống mòn của Nam
Cao. Bằng ngòi bút của mình, tác giả đã tái hiện lại bi kịch của người trí thức tiểu tư sản
trong xã hội cũ, cái xã hội tàn nhẫn vùi dập mọi ước mơ, hoài bão, tước đi ý nghĩa sự
sống chân chính của con người, khiến con người sống mòn, chết mòn trong tuyệt vọng.

Trong từng nhân vật, Nam Cao đã phanh phui, bóc trần mọi ngõ ngách sâu kín vốn có
trong lòng dạ con người. Tâm lí nhân vật được thể hiện qua những cảnh cắn rứt hành hạ
lẫn nhau, giữa cái chật hẹp của hạnh phúc và tự làm tình làm tội mình qua một chuỗi ân
hận, dằn vặt, xót xa. Thứ đã nhiều lần nghĩ xấu về Đích, khi thấy Đích bệnh nặng không
qua khỏi một mặt Thứ mong cho hắn chết ngay đi, một mặt lại thấy cảm thương cho Đích.
Hay khi y nghi ngờ vợ, tát vợ một cái để rồi lại tự mình đau khổ. Chính nghèo hèn đã đẩy
nhân vật vào cuộc sống chạy theo cơm áo gạo tiền mà không biết mình đang bị bào mòn
bởi chính cái nghiệt ngã đó. Và từ đây, con người có những hành vi ích kỉ, hẹp hòi, nghi
ngờ lẫn nhau: Thứ nghi ngờ Oanh, Đích lừa công sức bạn bè mình để kiếm tiền, nghi ngờ
cả Oanh ở nhà không chung thủy,… Những cái lẩn quẩn trong sự nghèo khổ, ghen tuông,
ghen ghét, đố kị đã đẩy con người vào bi quan, không lối thoát. Nhờ vào chất văn xuôi mà
tiểu thuyết mới phát huy được mọi ưu thế và phát triển mạnh mẽ, trở thành tiểu thuyết
hiện đại như hiện nay.
16
Tiểu thuyết mang đẫm chất văn xuôi, gần gũi với cuộc sống nhưng tiểu thuyết
không phải là bức tranh chụp lại của hiện thực cuộc sống. Cuộc sống chỉ là chất liệu làm
nên tiểu thuyết. Nhà văn ghi nhận lại những điều “tai nghe mắt thấy”, những cảm nhận
có thật từ cuộc sống, sau đó, qua cảm quan nghệ thuật của mình, nhà văn tiếp tục nhào
nặn và sáng tạo nên tác phẩm nghệ thuật. Bởi thế nên, tiểu thuyết không chỉ phản ánh
cuộc sống mà còn giúp cho ta có cái nhìn tinh tế và hiểu sâu sắc hơn về cuộc sống.
1.4.3.2. Nhân vật trong tiểu thuyết là con người nếm trải
Tiểu thuyết là loại hình tự sự cỡ lớn, tiểu thuyết là thể loại có thể vẽ nên bức chân
dung con người tỉ mỉ và rõ ràng nhất với toàn bộ những diễn biến, sự kiện xoay quanh
nhân vật đó. Nếu như các thể loại khác như sử thi, truyện cổ tích,…nhân vật thường được
định hình những tính cách đặc trưng từ đầu cho đến cuối tác phẩm như trong truyện cổ
tích Thạch Sanh: Nhân vật Thạch Sanh tốt bụng và dũng cảm, còn Lý Thông thì độc ác,
xảo trá trong suốt câu chuyện và không hề thay đổi thì trong tiểu thuyết, con người phải
nếm trải những đau khổ, vui buồn, những biến cố thăng trầm trong cuộc đời. Tính cách
của nhân vật, vì thế, cũng có thể sẽ thay đổi trong từng tình huống, từng bước ngoặt lớn
trong cuộc đời họ. Như trong tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố, chị Dậu vốn mang bản

chất hiền lành, nhút nhát và cam chịu, nhưng khi anh Dậu bị bọn cai lệ đánh đập thừa
sống thiếu chết, tức nước vỡ bờ, với sức mạnh của người đàn bà lực điền, chị đã vùng
dậy, chống lại bọn chúng để bảo vệ chồng mình. Rồi trong đoạn cuối tác phẩm, sau những
ức hiếp, chị đã vùng chạy đi trong đêm tối, tự tìm lối thoát cho bản thân mình.
Tất cả những nhân vật trong tiểu thuyết, họ phải nếm trải, đương đầu với thực tại
của cuộc sống. Và cuộc sống sẽ làm họ thay đổi tiến bộ hơn, nhưng đôi khi lại biến họ
sống tiêu cực hơn qua những va vấp, chướng ngại của cuộc đời.
1.4.3.3. Trong tiểu thuyết có yếu tố thừa
Tiểu thuyết không chỉ so với thơ ca mà ngay cả so với các thể loại khác như truyện
ngắn hay truyện vừa cũng hơn hẳn về khả năng thể hiện cuộc sống không giới hạn, bởi
trong tiểu thuyết còn dung nạp những yếu tố thừa như những suy tư của nhân vật về thế
giới và cuộc đời, sự phân tích chi tiết hơn những diễn biến tình cảm của nhân vật, sự trình
bày tường tận về tiền sử của nhân vật, hay các đoạn trữ tình ngoại đề. Tuy gọi là yếu tố
thừa, là những cái bên ngoài nhưng đó lại là một trong những phần quan trọng làm nên
17
chất tiểu thuyết. Nó góp phần làm cho tiểu thuyết có dung lượng lớn hơn các thể loại
khác, nó làm rõ hơn về nhân vật, giúp nhà văn lồng vào tiểu thuyết những tư tưởng,
những suy nghĩ của mình vào trong tác phẩm. Đọc những tác phẩm của các tác giả lớn
như Victor Hugo hay Đôxtôiepki, chúng ta sẽ thấy rất nhiều những đoạn miêu tả tâm
trạng, phân tích những suy nghĩ, diễn biến tâm lí nhân vật về cuộc đời, về số phận, và cả
những lời bình luận của chính tác giả, những suy tư của chính bản thân mình.
Lấy ví dụ trong tiểu thuyết Oxford thương yêu của Dương Thụy có đoạn “Kim
bực mình nghĩ lỗi này do các phương tiện truyền thông chỉ đua nhau ca ngợi những
gương mặt Việt Nam thành công ở nước ngoài, rồi báo chí hè nhau hoan hô các học sinh
- sinh viên đoạt giải thưởng và các huy chương quốc tế. Nhưng những trường hợp đặc
biệt này chiếm bao nhiêu phần trăm? Còn bao nhiêu du học sinh học hành lẹt đẹt, ngoại
ngữ lõm bõm, cày ngày cày đêm cũng chỉ mong vượt qua được ngưỡng không bị điểm liệt
sao họ không đưa tin? Rồi chịu khó lên mạng Internet mà xem, ở khắp nơi trên thế giới
còn bao nhiêu sinh viên Việt Nam bế tắc đến nỗi phải vào bệnh viện tâm thần hay thương
tâm nhất là tự hủy mình, sao báo chí không lên tiếng? Kim căm ghét cái thói sĩ diện và

hay ca ngợi của dân mình. Hay là càng tự ti nên mới càng tự tôn, dạng như Thúy Hà,
giáo viên Đại học đó? [4; tr.19] Cách phân tích tâm lí nhân vật Kim chi tiết hơn và những
thông tin mà Dương Thụy đưa vào tác phẩm làm cho hình tượng nhân vật sâu sắc hơn và
thể hiện được cái nhìn hiện thực của tác giả.
Bởi thế nên, có tên gọi là yếu tố thừa nhưng thực chất đó lại là yếu tố không thể
thiếu trong tiểu thuyết. Tất cả những yếu tố kể trên đã làm nên một thể loại mang tên tiểu
thuyết, một thể loại có sức phản ánh tỉ mỉ nhất, trọn vẹn nhất, sâu sắc nhất và đầy đủ nhất.
1.4.3.4. Tiểu thuyết có khả năng tổng hợp nhiều nhất các khả năng nghệ
thuật của các loại văn học khác
Tiểu thuyết có thể tổng hợp những phong cách nghệ thuật của các thể loại văn học
khác. Những rung động tinh tế trong thơ ca, tính hiện thực thời sự của kí, những xung đột
giằng co của kịch,… tất cả đều được các tác giả đưa vào trong tác phẩm tiểu thuyết của
mình. Tiểu thuyết vận dụng màu sắc của hội họa, âm thanh trong âm nhạc, những lát cắt
khác nhau trong điện ảnh, cả những bộ môn khoa học khác như tâm lí học, đạo đức học,
khoa học tự nhiên, khoa học viễn tưởng một cách linh hoạt, làm cho tiểu thuyết trở nên
18
hấp dẫn hơn và có giá trị hơn. Đọc một loạt tác phẩm tiểu thuyết như Mật mã Da Vinci,
Biểu tượng thất truyền, Lâu đài số, Thiên thần và ác quỷ của tác giả Dan Brown, ta thấy
trong đó là sự kết hợp của nhiều lĩnh vực khác nhau: tôn giáo, hội họa, kiến trúc, điêu
khắc, và cả yếu tố khoa học viễn tưởng. Tất cả hòa với nhau tạo nên những tác phẩm tiểu
thuyết gây rất nhiều sự tranh cãi cho các nhà bình luận văn học về giá trị của nó. Hay chất
huyền thoại pha chút viễn tưởng, khoa học trong Trăm năm cô đơn của G. Marquez, yếu
tố sử thi và tính trữ tình trong Chuông nguyện hồn ai của Hêmingguây,…
1.5. Sơ lược đôi nét về tình hình sáng tác ở Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Cùng với nền văn học thế giới, văn học Việt Nam đang có sự chuyển mình cùng
với quá trình đổi mới của đất nước. Trong xu thế chung của thời đại, xu thế đổi mới của
đất nước, văn học Việt Nam cũng có những hiện tượng thu hút với công chúng, có những
tác phẩm lôi cuốn độc giả và có nhiều ý kiến tranh luận của các nhà nghiên cứu phê
bình…Những tác phẩm thể hiện phương pháp sáng tác của chủ nghĩa tượng trưng, chủ
nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa hiện thực kỳ ảo, chủ nghĩa hiện sinh kết hợp trong mỗi tác

phẩm tạo nên dư luận với những ý kiến đánh giá khác nhau. Hàng loạt tác phẩm như Tự
sự 265 ngày, Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái, Nỗi buồn chiến tranh
của Bảo Ninh, Nằm nghiêng của Phan Huyền Thư; đặc biệt là Tuyển tập truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp, mặc dù cho đến bây giờ, ý kiến về nhà văn này vẫn rất khác
nhau. Tập truyện ngắn mới của Nguyễn Thị Thu Huệ Nào, ta cùng lãng quên, vừa mới
xuất bản, cũng được hào hứng đón đọc. Có những cây viết trẻ, vừa mới xuất hiện tác
phẩm đầu tay, như Nguyễn Ngọc Thuần với Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, Một thiên
nằm mộng, Nguyễn Ngọc Tư tiêu biểu với truyện ngắn Cánh đồng bất tận và Phương
Trinh với Mây bay ngang rồi mây bay qua, Quả táo, là những truyện ngắn khá tinh tế,
hứa hẹn mới lạ… cũng đã được người đọc chú ý ngay.
Yếu tố kỳ ảo được nhiều nhà văn trẻ thể hiện trong Thiên thần sám hối của Tạ
Duy Anh, Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái, Bóng đè của Đỗ Hoàng
Diệu, Giấc ngủ nơi trần thế của Nguyễn Thị Ấm, Hồn trinh nữ của Võ Thị Hảo, Cứu
tinh của Hồ Anh Thái, Thợ may của Phạm Hải Vân… Cái ác qua yếu tố kỳ ảo được thể
hiện dưới nhiều hình thức hết sức đa dạng. Có khi nó là sự thể hiện mặc cảm phụ bạc và
19
con người tâm linh sám hối như trong Hoa đại trắng của Đức Ban. Cũng có khi đó là thói
nghiện ngập, đam mê thái quá đến mức bệnh hoạn như trong Điếu cày của Phạm Hải
Vân. Như vậy, bằng việc hữu hình hóa cái ác qua yếu tố kỳ ảo, các cây bút viết truyện
ngắn sau 1975 đã thể hiện nỗi lo âu khắc khoải về sự suy mòn của nhân tính, của đạo lý
truyền thống. Giữa lúc giá trị đạo đức bị tấn công từ nhiều phía, ở hiền chưa chắc đã gặp
lành, con người tìm đến yếu tố kỳ ảo để tìm đến một giải pháp thăng bằng tâm linh giữa
xã hội đầy biến động. Bên cạnh đó, nhu cầu đào sâu tìm hiểu con người cá nhân, con
người bản thể đang trở thành tâm điểm chú ý của nền văn học. Vì thế, dễ nhận thấy, văn
học đương đại đang quan tâm nhiều đến sự giải phóng cái tôi cá nhân, con người cá nhân
tự do và hiện sinh. Chủ đề giới tính xuất hiện ngày càng nhiều trong văn học với rất nhiều
tên tuổi như Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Ngọc Thuần, Nguyễn Ngọc Tư… Đây
thực sự là vấn đề lớn cần nhiều thời gian xem xét và có sức vẫy gọi rất lớn với những ai
tâm huyết muốn tìm hiểu.
Thơ ca Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI đang có dấu hiệu của sự chuyển

động và đang tạo ra được diện mạo mới. Nổi lên như một hiện tượng, nhà thơ Vi Thùy
Linh có những cách tân thể hiện được nhiều người chú ý và một số nhà thơ trẻ khác như:
Nguyễn Hữu Hồng Minh, Ngô Tự Lập, Lê Thu Thủy, Phan Huyền Thư, Văn Cầm Hải,
Nguyễn Quyến, Nguyễn Vĩnh Tiến, Ly Hoàng Ly, Dạ Thảo Phương, Nguyễn Danh
Lam… đã tạo được cho mình tiếng nói riêng ở trên thi đàn.
Văn học Việt Nam những năm đầu của thế kỉ XXI đã có những chuyển biến rõ rệt.
Tồn tại song song cùng những giá trị truyền thống có từ xưa đến nay, thì văn học được
các tác giả cách tân không mệt mỏi. Các tác giả của đủ mọi tầng lớp, đặc biệt là các tác
giả nữ dần ra đời với số lượng đông đảo. Nhà văn có cái nhìn sống hơn về thực trạng của
đời sống. Những vấn đề mới còn rất nhạy cảm như tâm linh, như sex đều được nghiên
cứu và phơi bày ra dưới con mắt của văn chương. Những kết cấu và nội dung lạ đang
được khai thác và hứa hẹn sẽ có những tác phẩm văn chương để đời cho nền văn học của
tuổi trẻ trong thế kỉ đổi mới hiện nay.
1.6. Vài nét về tác giả và tác phẩm
1.6.1. Tác giả
20
1.6.1.1. Cuộc đời
Dương Thụy tên thật là Dương Thụy Phương Khanh, sinh năm 1975 tại Sài Gòn.
Tốt nghiệp Cử nhân văn chương Pháp của trường Khoa học Xã hội và Nhân văn thành
phố Hồ Chí Minh năm 1997.
Năm 1999, chị tốt nghiệp bằng MBA (quản trị kinh doanh). Sau khi tốt nghiệp,
Dương Thụy dấn thân vào con đường báo chí, chị làm phóng viên cho tờ báo Hoa học trò.
Năm 2005, Dương Thụy lập gia đình và có được hai đứa con một trai một gái.
Tốt nghiệp Cử nhân văn chương Pháp cộng với bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh
của Đại Học Liège - Vương Quốc Bỉ năm 2002 và những khóa tu nghiệp ở nước nhiều
nước châu Âu đã góp một phần vốn sống không nhỏ vào sự nghiệp sáng tác của Dương
Thụy.
Những phong cảnh, những phong tục tập quán thật sự qua cảm nhận của tác giả khi
ở trời Tây đã làm nên những đặc sắc cho hầu hết những tác phẩm của Dương Thụy. Thậm
chí, có thể nói, chính những kinh nghiệm sống của bản thân trong suốt thời du học và tu

nghiệp đã tạo cảm hứng cho những tác phẩm của chị.
Thời gian “dấn thân” vào sự nghiệp báo chị lại góp thêm một phần vào bút lực
của Dương Thụy. Nhanh nhạy hơn với lối viết tốc kí phổ biến trong báo chí xen cùng tình
cảm đối với văn chương, Dương Thụy có thể sáng tác theo kiểu tranh thủ thời gian và cho
ra đời những tác phẩm đặc sắc lôi cuốn hàng triệu người đọc.
1.6.1.2. Sự nghiệp sáng tác
Tác phẩm đầu tay vào năm lớp mười với tựa đề Búp bê băng giá được đăng làm
nền cho một loạt những tác phẩm tiếp theo ra đời với động lực lớn nhất cho thời sinh viên
là tiền nhuận bút. Nhưng các tác phẩm trên chưa nói lên được tên tuổi của Dương Thụy.
Mãi đến năm 1997, các tác phẩm của Dương Thụy được xuất bản đều dặn và dần được
đón nhận nhiều hơn. Cái tên Dương Thụy được nhắc đến qua khá nhiều truyện ngắn: Dấu
lặng trong điệp khúc (1997, NXB Văn Nghệ), Người thổi kèn (1999, NXB Kim Đồng),
Hai người đến từ phương xa (2002, NXB Kim Đồng), Cô gái Sài Gòn (NXB Trẻ, 2003),
Cắt đuôi (NXB Kim Đồng, 2004), Bồ câu chung mái vòm (NXB Trẻ, 2004), Hành trình
của những người trẻ (NXB Trẻ, 2005).
21
Trên đà sung sức, bút lực dồi dào, Dương Thụy lấn sân sang lĩnh vực tiểu thuyết và
thành công vang dội với Oxford thương yêu (2007)– “best seller” [23] trong một năm
đầu xuất bản, tái bản 14 lần, gần 55000 bản đã được bán ra. Tiếp theo đó, hàng loạt tác
phẩm cả truyện ngắn lẫn tiểu thuyết lại được ra đời và được độc giả đón nhận nồng nhiệt.
Các tác phẩm được tái bản liên tục như Cáo già, gái già và tiểu thuyết diễm tình (2008),
tái bản tổng cộng 6 lần, trong đó đã tái bản lần thứ nhất với 3000 cuốn sau chưa đầy một
tháng phát hành; Venise và những cuộc tình Gondola (2009), quyển này hiện tái bản lần
6; Nhắm mắt thấy Paris – “Best seller”, chỉ 4 ngày đã in tái bản 5.000 cuốn, nay sách
này đã tái bản lần 6; Hè của cô bé mất gốc (2010) ; Trả lại nụ hôn (2011), vừa in ra chỉ
một tuần đã tái bản lần 1, in 3000 cuốn và sau đó lại tái bản lần 2 in 5000 cuốn, tổng cộng
11000 cuốn đã được bán ra thị trường. Và gần đây nhất là tiểu thuyết Cung đường vàng
nắng (2012), trở thành hiện tượng trong hội sách TP.HCM, chỉ trong 3 ngày đầu hội sách,
quyển sách này đã được bán ra 10000 bản, sau đó nhanh chóng tái bản thêm lần hai.
Không những thế, vào tháng 10 năm 2011, quyển Oxford thương yêu đã có phiên bản

tiếng Anh do NXB Trẻ ấn hành với tựa đề Believe Oxford. Và tháng 9 năm 2013, tác
phẩm Nhắm mắt thấy Paris được phát hành phiên bản tiếng Anh với tên goi Paris
Through Closed Eyes.
Với những tác phẩm của mình, Dương Thụy cũng đã dành được một số các giải
thưởng văn học: Năm 1999, chị đạt giải hai “Hương Đầu Mùa” của báo Sinh viên Việt
Nam – Hoa Học Trò. Năm 2004, Dương Thụy nhận giải hai “Truyện ngắn hay 2004” của
báo Tiếp Thị Gia Đình và năm 2005, chị nhận giải ba “Văn học Tuổi Hai Mươi” của NXB
Trẻ.
Với những tác phẩm được ra đời liên tục và được độc giả đón nhận, Dương Thụy
ngày càng được người đọc biết đến và dành nhiều tình cảm yêu quý nhiều hơn. Và với
những nhiệt huyết và niềm say mê của mình, với vị trí là một nhà văn trẻ, chị sẽ còn cho
ra đời nhiều những tác phẩm thú vị hơn nữa.
1.6.2. Tác phẩm Nhắm mắt thấy Paris
Nhắm mắt thấy Paris xuất bản năm 2010, là một quyển sách “best seller” [23],
chỉ bốn ngày đã in tái bản 5000 cuốn, và hiện đã được tái bản lần thứ 6. Tiếp nối sự thành
22
công, Nhắm mắt thấy Paris vừa cho phát hành bản tiếng Anh với tên gọi Paris Through
Closed Eyes vào tháng 9 năm 2013.
“Tôi đã viết truyện này vào tháng 5 – 2008 với tựa đề “Rạng đông trời Paris”.
Bối cảnh truyện diễn ra phần lớn ở Paris, và những nhân vật chính đều làm việc trong
Tập đoàn mỹ phẩm L’Aurore (trong tiếng Pháp nghĩa là Rạng Đông)…Mãi một năm
rưỡi, vào tháng 10 -2009, tôi mới hoàn tất tiểu thuyết này sau rất nhiều khoảng dừng, do
tôi luôn phải viết trong hoàn cảnh tranh thủ tối đa thời gian rãnh. Khi đọc lại tác phẩm,
tôi thấy tựa cũ có vẻ “hô khẩu hiệu” và quyết định chọn tựa “Nhắm mắt thấy Paris”. Khi
nhắm mắt, là khi người ta không còn thấy gì nữa hết. Nhưng đó cũng là lúc hiện lên
những khoảnh khắc hoài ghi dấu trong cuộc đời mình… “Nhắm mắt thấy Paris”, Paris
của quá khứ đã qua hay Paris của tương lai đầy hứa hẹn. Tất cả những nhân vật trong
tiểu thuyết này đều có một lí do riêng để nhớ về Paris và hẹn gặp lại tại đây. Bản thân tôi
cũng thường nhắm mắt thấy Paris và Paris từ lâu đã là chốn đi về đầy yêu thương. Riêng
đối với độc giả, tôi tự thuyết phục mình rằng sau khi đọc xong cuốn sách này, mọi người

cũng tìm được cho mình một lí do để “thấy Paris”. Tôi hoàn toàn tin tưởng vào điều đó!”
[19; tr.6]. Đó là khái quát của Lời nói đầu trong quyển tiểu thuyết Nhắm mắt thấy Paris.
Dương Thụy đã giải thích việc đặt nhan đề và ý nghĩa của nhan đề mình đặt ra giúp người
đọc tiếp cận dễ dàng hơn khi tìm hiểu sáng tác của mình.
Truyện kể về nhân vật chính là Mai, một cô gái trẻ đầy nhiệt huyết và luôn ra sức
khẳng định chính mình. Trong một lần dự hội nghị ở Hồng Kông của tập đoàn mỹ phẩm
L’Aurore, Mai gặp được Louis – kĩ sư Hóa học người Pháp và Daniel Ng – sếp vùng khu
vực châu Á đến từ Singapo. Cả hai người đều có ấn tượng với Mai sau khi gặp gỡ và tiếp
xúc với cô. Louis chưa hết vui mừng vì được làm việc tại Việt Nam và được gần Mai thì
nghe được tin cô đã nhận thông báo sang Pháp tu nghiệp trong vòng một năm nhờ tiến cử
ngầm của Daniel. Tại Pháp, bằng tất cả năng lực và sự phấn đấu của mình, Mai dần được
công nhận và được công ty đưa vào danh sách những manager cao cấp đầy tiềm năng, cô
sẽ có cơ hội học hỏi và làm việc trong môi trường đa quốc gia, được bổ nhiệm vào trong
những vị trí cấp cao sau khi về nước. Trong thời gian Mai ở Pháp thì Tuyết Hường – có
biệt danh là Pink Lady – phó phòng nhân sự của L’Aurore tại Việt Nam đã dùng “nhất cự
li, nhì tốc độ” để cướp mất Louis. Bằng scandal tình dục, Tuyết Hường đã lấy được một
23
món tiền khổng lồ sau khi làm cho tổng giám đốc Jean-Paul tại Việt Nam thân bại danh
liệt: bị đuổi việc và vợ đòi li dị. Louis cũng bị buộc thôi việc, phẫn uất vì bị lừa gạt đến
mức phải tự tử. Daniel bị buộc phải chủ động xin thôi việc. Mai đau khổ gạt đi mối tình
đầu trong nước mắt.
Tiểu thuyết có một kết thúc có hậu. Sau ba năm, những người ngày cũ lại gặp lại
nhau. Ai cũng có những hướng đi riêng cho mình. Mai cũng thanh thản hơn trong mối
quan hệ với Louis qua phép thử của Daniel. Và mối tình của cô với Daniel đang có những
tiến triển tốt đẹp.
Khép lại Nhắm mắt thấy Paris, độc giả vẫn còn thích thú với những khung cảnh
xinh đẹp của những vùng đất mới lạ, đặc biệt là Paris. Tác phẩm như thôi thúc thêm khát
khao được chinh phục những cái mới để khẳng định được chính mình. Đọc xong tác
phẩm, người đọc cảm giác tin tưởng hơn vào tương lai với những con người trẻ trung và
đầy nhiệt huyết, và hiểu hơn về những góc cạnh cuộc sống trong giai đoạn hội nhập hiện

nay.
24
CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ NỘI DUNG TRONG TIỂU THUYẾT
NHẮM MẮT THẤY PARIS CỦA DƯƠNG THỤY
Văn học là sự phản ánh hiện thực. Các tác giả khi cho ra đời một tác phẩm đều
muốn gửi gắm vào đó một phần thực trạng của cuộc sống. Bởi vốn dĩ hiện thực chính là
nguồn tư liệu chân thực, sống động nhất để tác giả khai thác tác phẩm của mình. Nhà văn
– với tư cách là một người thư kí – ghi chép lại đời sống hiện thực, sau đó, trong vai trò là
một người thợ xây tài ba, nhà văn tiếp tục nhào nặn và sáng tạo nên tác phẩm nghệ thuật
mang dấu ấn của tác giả đó. Hiện thực cuộc sống trong tác phẩm, hay nói cách khác là
cảm quan nghệ thuật của tác giả, là cái nhìn qua lăng kính của tác giả với thế giới bên
ngoài. Vì thế, để có một tác phẩm đi vào lòng người đọc, tác giả đó phải có những cảm
nhận trung thực, khách quan, những cái tốt, cái xấu, cái bi, cái hài đều được phản ánh rõ
nét, đúng với những gì đã và đang được diễn ra trong cuộc sống. Và một trong những cái
hay của Dương Thụy chính là đem được cuộc sống hiện thực vào trong tác phẩm của
mình, tạo nên một thế giới nghệ thuật đặc sắc.
2.6. Nhắm mắt thấy Paris – những người trẻ tuổi trên con đường lập nghiệp
Nhắm mắt thấy Paris đã xây dựng nên những hình tượng nhân vật với khát khao
khẳng định định bản thân mình. Trên bước đường tìm kiếm sự thành công, họ sẽ phải trải
qua rất nhiều khó khăn thử thách. Những nhân vật trong Nhắm mắt thấy Paris có những
xuất phát điểm khác nhau, cách nghĩ, cách tư suy khác nhau,… nhưng họ đều chung một
mục tiêu được chinh phục sự thành công và khao khát khẳng định năng lực của mình.
2.1.1 Khó khăn của những người trẻ tuổi trên con đường lập nghiệp
Trên con đường vươn tới tương lai, khó khăn là điều đầu tiên mà không ai tránh
khỏi được. Mai - một cô gái trẻ đầy nhiệt huyết và không ngừng phấn đấu thể hiện năng
lực của mình. Xuất thân từ một gia đình có giáo dục và sống trong sự thương yêu, ít va
chạm với cuộc sống khắc nghiệt, Mai hồn nhiên, nhân hậu và tin tưởng vào những điều
tốt đẹp hơn trong tương lai. Nhưng Mai đâu biết rằng, trong cuộc sống hiện tại của cô còn
lắm những thủ đoạn gian ngoa của rất nhiều người, việc nhận diện ra những bộ mặt khác
25

×