Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

khóa luận tốt nghiệp thực trạng và giải pháp nhằm cải tiến chuỗi giá trị cá nước ngọt trên địa bàn huyện hương thuỷ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.65 KB, 18 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Điều kiện tự nhiên tạo thuận lợi và cơ hội phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản trên địa
bàn huyện Hương Thuỷ.
Việc nuôi trồng thuỷ sản không tuân theo những kĩ thuật nhất định đã ảnh hưởng
nghiêm trọng đến môi trường.
Những khó khăn còn tồn tại: thiếu vốn đầu tư, việc chăm sóc cá không được quan tâm
đúng mức, người dân phần lớn phụ thuộc vào đối tượng thu mua cá…
Chi phí, doanh thu và giá trị gia tăng giữa những hộ nuôi cá có sự chênh lệch khá lớn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
1. Mô tả chuỗi giá trị cá nước ngọt trên địa bàn huyện Hương Thuỷ
2. Phân tích, đánh giá những đối tác tham gia chuỗi giá trị cá nước ngọt Hương
Thuỷ
3. Phân tích doanh thu, chi phí và giá trị gia tăng được tạo ra trong các trung gian của
chuỗi.
4. Phân tích các cơ chế hoạt động của chuỗi
5. Đưa ra giải pháp và kiến nghị nhằm cải thiện chuỗi giá trị, nhằm nâng cao
hiệu quả nuôi trồng và tiêu thụ cá nước ngọt.
3. Câu hỏi nghiên cứu
1. Đối tác tham gia chuỗi giá trị gồm những ai ?
2. Sự khác biệt về giá trị gia tăng của các đối tác trong chuỗi như thế nào ?
3. Các trở ngại đối với các đối tác tam gia trong chuỗi là gì ?
4. Các giải pháp gì để cải thiện chuỗi giá trị nhằm tăng cường hiệu quả hoạt
động nuôi cá nước ngọt ?
4. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp so sánh
2.Phương pháp định tính
3. Phương pháp tiếp cận chuỗi thị trường
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu


1. Nội dung nghiên cứu: Phân tích chuỗi giá trị cá nước ngọt trên địa bàn huyện
Hương Thuỷ
2. Phạm vi không gian : các địa bàn nuôi cá nước ngọt Hương Thuỷ, các chợ
đầu mối trên địa bàn huyện Hương Thuỷ, thành phố Huế, huyện Phú Vang.
SVTH: Ngô Thị Lành Trang
1
Khóa luận tốt nghiệp

3. Phạm vi thời gian: từ 18/01/2010 đến 08/05/2010.
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Khái niệm chuỗi giá trị
“Chuỗi giá trị nói đến cả loạt những hoạt động cần thiết để chế biến một sản phẩm từ
lúc còn khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau, đến khi phân phối tới người
tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng”. (Kaplinsky 1999, trang 121; Kaplinsky
và Morris 2001, trang 4).
1.1.2 Tại sao phải phân tích chuỗi giá trị?
 Xác định hoạt động chính của công ty và vai trò của nó trong chiến lược cạnh tranh.
 Kiểm soát được sự tương tác giữa những người tham gia khác nhau trong chuỗi.
 Đo lường hiệu quả chung của sản phẩm, xác định được mức đóng góp cụ thể của
từng nhân tố nằm trong chuỗi để có cơ sở đưa ra những quyết định phù hợp.
● Xác định sự phân phối lợi ích của những người tham gia trong chuỗi
● Tạo lập chính sách có nguồn thông tin cần thiết để có những giải pháp phù hợp và
không ngừng hoàn thiện chính sách vĩ mô.
1.1.3 Công cụ phân tích chuỗi giá trị
Phân tích chuỗi giá trị (theo cách tiếp cận của GTZ) gồm bốn bước chính:
Bước 1: Lập sơ đồ chuỗi giá trị
Bước 2: Lượng hóa và mô tả chi tiết chuỗi giá trị
Bước 3: Phân tích kinh tế chuỗi giá trị

Bước 4: Tính giá trị tăng thêm
1.1.4 Người nghèo và chuỗi giá trị
1.1.4.1 Thực trạng chuỗi giá trị trong nông nghiệp hiện nay
a) Sự tham gia của người nghèo trong chuỗi giá trị
Tăng cường quan hệ hợp tác trong chuỗi giá trị giúp ích cho người nghèo nhiều cách.
Thứ nhất, liên kết giữa các nhà sản xuất nâng cao khả năng đàm phán của các nhà sản
xuất nghèo.
Thứ hai, sự phát triển của khu vực tư nhân tạo ra các mối liên kết quan trọng gắn kết
người nghèo và khắc phục những trở ngại trong sản xuất.
b) Bất lợi và giá trị gia tăng của người nghèo trong chuỗi giá trị
SVTH: Ngô Thị Lành Trang
2
Khóa luận tốt nghiệp

Năng lực sản xuất kém kéo theo rất nhiều bất lợi mà những người sản xuất nghèo phải
chịu như: nguồn đầu vào không tốt, chất lượng sản phẩm không cao, đơn giá bán và giá trị
gia tăng nhận được là rất thấp.Hơn nữa, việc tiếp nhận thông tin, kỹ thuật còn kém.
1.1.4.2 Chuỗi giá trị toàn cầu
Trong chuỗi giá trị toàn cầu, có nhiều quốc gia tham gia để tạo ra sản phẩm cuối cùng.
Mỗi khâu sẽ có một quốc gia đảm nhiệm như khâu thiết kế sản phẩm, khâu cung cấp
nguyên vật liệu chính, khâu cung cấp nguyên vật liệu phụ, khâu sản xuất sản phẩm cuối
cùng, khâu thương mại. Mỗi khâu chịu những khoản chi phí khác nhau và lợi nhuận nhận
được cũng khác nhau.
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Tổng quan tình hình nuôi trồng cá nước ngọt ở Việt Nam
Sự thành công trong nuôi trồng và tiêu thụ cá nước ngọt, nhất là 2 loại cá basa và cá
tra, mang lại cho Việt Nam thu nhập ngoại tệ đáng kể. Tuy nhiên, trong 2 năm trở lại đây,
đã có nhiều dấu hiệu bất ổn xuất hiện trong quá trình nuôi và tiêu thụ cá tra. Trong năm
2009, tổng diện tích nuôi cá tra tính từ Nam Trung Bộ trở vào chỉ đạt 6.788ha, đạt 97% so
với kế hoạch, năng suất bình quân 230 tấn/ha, thấp hơn năng suất năm 2008 (260tấn/ha).

Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1,34 tỷ USD, giảm 5.2% về khối lượng và giảm 7,5 %
về giá trị so với năm 2008.
Hướng đi sắp tới cho ngành nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam là chú trọng nuôi trồng
thuỷ sản sinh thái, đảm bảo thu nhập cho người dân, phát triển bền vững đi đôi với bảo vệ
môi trường.
1.2.2 Tình hình nuôi cá nước ngọt tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế có 6 con sông chính và nhiều ao hồ tự nhiên, khoảng 5000 ha, rất
thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản. Diện tích và sản lượng nuôi trồng
thuỷ sản ở Thừa Thiên Huế có sự biến động rõ rệt qua các năm. Cụ thể, từ 1334,6 ha (2006)
lên 1494,7 ha (2007) và 1590,9 ha (2008). Theo đó, sản lượng cũng thay đổi theo, từ năm
2006 đến 2007, sản lượng cá tăng từ 3189 tấn đến 3808,8 tấn. Tuy nhiên, đến năm 2008 do
lũ lớn và kéo dài nên sản lượng cá đã bị mất đáng kể, so với năm 2007 thì sản lượng cá
giảm 227,3 tấn.
CHƯƠNG II
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HUYỆN HƯƠNG THUỶ
VÀ TÌNH HÌNH NUÔI CÁ NƯỚC NGỌT TRÊN ĐỊA BÀN
2.1 Giới thiệu chung
SVTH: Ngô Thị Lành Trang
3
Khóa luận tốt nghiệp

Hương Thuỷ là huyện nằm ở cửa ngõ phía Nam của thành phố Huế, diện tích tự nhiên
458,175 km
2
, dân số năm 2008 có 97,000 người. Toàn huyện có 12 đơn vị hành chính,
trong đó có 11 xã và 1 thị trấn.
Vị trí địa lý kinh tế, điều kiện giao thông thuận lợi cho phép huyện mở rộng giao lưu
kinh tế với các huyện trong tỉnh, với các tỉnh trong cả nước và hợp tác với khu vực, quốc tế.
2.2 Thông tin chung
2.2.1 Huyện Hương Thuỷ

2.2.1.1 Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
- Huyện Hương Thuỷ nằm ở phía Nam tỉnh Thừa Thiên Huế, liền kề thành phố Huế.
Lãnh thổ huyện chạy dài từ 16
0
30’ đến 17
0
30’vĩ Bắc và từ 107
0
30’ đến 107
0
45’ kinh Đông.
b) Tài nguyên thiên nhiên
Đến năm 2008, tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 45.817,5 ha, gồm đất nông
nghiệp và đất phi nông nghiệp chia thành 2 vùng tự nhiên với các đặc điểm thổ nhưỡng
khác nhau: vùng đồi núi và vùng đồng bằng.
Nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm khá dồi dào, được cung cấp bởi hệ thống các
sông: sông Hương, sông Lợi Nông, Đại Giang, Như Ý, Phú Bài, sông Vực và các hồ: Châu
Sơn, Phú Bài, Ba Cửa
Khí hậu Hương Thuỷ bị ảnh hưởng bởi khí hậu gió mùa rõ rệt, mùa đông gặp gió mùa
Đông Bắc mưa rét , mùa hạ có gió mùa Tây Nam khô nóng.
c) Khoáng sản
Trên địa bàn huyện có một số khoáng sản chủ yếu là sét, cát, cuội, sỏi. Một số
khoáng sản khác như vàng sa khoáng, sắt.
d) Tài nguyên du lịch
Trên địa bàn huyện Hương Thuỷ có 26 di tích lịch sử văn hoá có tiềm năng du lịch ,
bao gồm hệ thống lăng tẩm của các vua triều Nguyễn; Hệ thống các chùa chiền, cơ sở thờ
tự của các dòng họ trên địa bàn huyện khá nhiều, một số công trình có kiến trúc đẹp có giá
trị; Khu vui chơi giải trí v.v
2.2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

a) Dân số
Theo số liệu thống kê, dân số trung bình toàn huyện năm 2008 là 96.525 người với
22.185 hộ gia đình, bình quân có 4,5 người/hộ. Dân số phân bố không đều, mật độ dân số
chung toàn huyện là 211 người/km
2
.
SVTH: Ngô Thị Lành Trang
4
Khóa luận tốt nghiệp

b) Nguồn lao động
Số người trong độ tuổi lao động toàn huyện năm 2008 có 52.209 người, chiếm
54,09%, bình quân mỗi năm nguồn lao động tăng thêm khoảng 1.000- 1.100 người bước
vào tuổi lao động. Đây là nguồn bổ sung lực lượng lao động trẻ khoẻ cho huyện.
c) Đặc điểm văn hoá, nhân văn
Người dân nơi đây mang phong thái của người dân cố đô hiếu học, cần cù, ham học
hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh những kiến thức khoa học kỹ thuật mới. Hiện nay đã có
những đội nghề nề, mộc, vận tải làm ăn khắp miền đất nước với tay nghề cao.
d) Tình hình tăng trưởng kinh tế của huyện giai đoạn 2005-2008
Trong 3 năm 2006-2008, tập trung đầu tư phát triển khu vực dịch vụ, do đó nền kinh
tế đạt được những bước tăng trưởng nhanh, đạt 17.85%, cao hơn so với thời kì trước, trong
đó khu vực dịch vụ có bước tăng trưởng vượt bậc, đạt 25.65/năm, đang vươn lên trở thành
ngành kinh tế chủ đạo của nền kinh tế huyện.
e) Tình hình xuất nhập khẩu của huyện
Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt 51,7 triệu USD, chủ yếu là sản phẩm của
các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Phú Bài. Thị trường chưa mở rộng, khả năng cạnh
tranh yếu, chưa tạo được thương hiệu.
2.2.2 Tình hình nuôi trồng thuỷ sản ở huyện Hương Thuỷ
Ngành thủy sản của huyện Hương Thuỷ chủ yếu là nuôi cá nước ngọt, huyện không
có mặt nước mặn, lợ; Khả năng khai thác thuỷ sản tự nhiên không đáng kể.

2.2.2.1 Diện tích
Hình thức nuôi trồng thuỷ sản của huyện rất đa dạng, trong diện tích 488 ha thì diện
tích nuôi chuyên cá : 269,52ha; 1 vụ cá 1 vụ lúa : 68,9 ha; cá lúa xen canh: 109 ha; cá+ sen:
16,6 ha; cá giống: 24 ha.
2.2.2.2 Sản lượng
Trong những năm qua, diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng làm cho sản lượng cũng
tăng theo.Năm 2005, sản lượng thuỷ sản đạt 790,2 tấn, năm 2006 diện tích thủy sản tăng
thêm 25 ha, sản lượng thuỷ sản năm này cũng đạt mức 1.063,8, đây là khoảng thời gian khá
thành công trong nuôi trồng thuỷ sản.
2.2.2.2 Tình hình tiêu thụ
Sản phẩm thuỷ sản nói chung và cá nước ngọt nói riêng mới chỉ là sản xuất chủ yếu
để phục vụ nhu cầu trong huyện. Mong muốn đưa cá nước ngọt của huyện đến thị trường
xa hơn vẫn còn là ước mơ của người dân nơi đây.
SVTH: Ngô Thị Lành Trang
5
Khóa luận tốt nghiệp

2.2.3 Khó khăn tồn tại và nguyên nhân
2.2.3.1 Những khó khăn tồn tại
- Việc phát triển diện tích nuôi trồng thuỷ sản không đồng đều và chưa thật sự hiệu
quả;
- Công tác đầu tư chuyển đổi còn chậm và chưa có kế hoạch tổng thể phát triển nuôi
trồng thuỷ sản
- Thị trường tiêu thụ còn mang tính tự phát
- Việc chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân chậm, công tác thú y thuỷ sản còn yếu;
- Nguồn cá giống và nguồn thức ăn cho cá chưa chủ động trên địa bàn huyện, tỉnh.
- Diện tích ươm nuôi cá giống trên địa bàn huyện chưa đủ cung cấp con giống cho
diện tích nuôi cá thương phẩm.
2.2.3.2 Nguyên nhân
- Còn nhiều yếu kém trong công tác quản lí cũng như đầu tư và kĩ thuật nuôi trồng

- Mạng lưới Khuyến Ngư cấp huyện chưa hoạt động mạnh;
- Các mô hình điểm trình diễn kỹ thuật để người dân học tập, nhân rộng chưa đầy đủ;
2.2.3.3 Tiềm năng và mục tiêu cụ thể
a) Tiềm năng thuỷ sản của huyện
Diện tích đất trồng lúa toàn huyện là 3.492 ha, trong đó vùng ruộng sâu trũng trên
1.500 ha, có khả năng sử dụng một phần diện tích kém hiệu quả để phát triển nuôi trồng
thủy sản trong những năm đến trên 500 ha.
b) Mục tiêu
Đến năm 2013 phấn đấu đạt 21,8 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 12.9% cơ cấu ngành nông
lâm ngư nghiệp, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 26%/năm giai đoạn 2008 – 2013 (giai
đoạn 2005 - 2007 là 29%).
Tăng cường đầu tư thâm canh, đưa năng suất cá bình quân trên toàn bộ diện tích nuôi
trồng thuỷ sản từ 2,2 tấn/ha hiện nay lên 2,7 tấn /ha/năm vào năm 2013.
SVTH: Ngô Thị Lành Trang
6
Khóa luận tốt nghiệp

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH
CHUỖI GIÁ TRỊ CÁ NƯỚC NGỌT
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG THUỶ
3.1 Hệ thống kênh phân phối sản phẩm cá nước ngọt huyện Hương Thủy
Sơ đồ 2 : Hệ thống kênh phân phối cá nước ngọt
3.1.1 Mô tả sơ lược hoạt động của hệ thống phân phối
3.1.1.1 Nông dân
Cá được đưa từ người nông dân đến với người tiêu dùng thông qua 3 kênh phân phối
khác nhau. Cụ thể là có các kênh như sau:
Kênh phân phối cấp 1: Nông dân => Bán lẻ
Kênh phân phối cấp 2: Nông dân => Bán buôn => Bán lẻ
Kênh phân phối cấp 3: Nông dân => Thu gom => Bán buôn => Bán lẻ
3.1.1.2 Mô tả sơ lược hoạt động của từng kênh phân phối

Khối lượng cá người nông dân bán cho mỗi đối tượng buôn bán là khác nhau. Cụ thể là,
43 % khối lượng cá nông dân bán cho người thu gom, 25 % khối lượng cá được bán cho
người bán buôn và 32 % khối lượng cá được bán cho những người bán lẻ.
Kênh phân phối cấp 3
Trong kênh này, nhiệm vụ của người thu gom là thu mua cá của nông dân và vận
chuyển đến chợ đầu mối để tiêu thụ. Đối tượng mua cá của những người thu gom bao gồm
cả những người trong tỉnh và ngoài tỉnh. Trong đó, có đến 72,8 % khối lượng cá được bán
SVTH: Ngô Thị Lành Trang
Nông dân
Bán lẻ
NTD
Thu gom
Bán buôn
Bán buôn
Bán lẻ
Bán lẻ
32%
25 %
43%
27,2 %
72,8
%
6%
94%
7
Khóa luận tốt nghiệp

cho những người bán buôn, họ đến từ nhiều vùng khác nhau như huyện Phú Vang, huyện
Phong Điền, huyện A Lưới, tỉnh Quảng Trị và thành phố Huế. Và 27,2 % khối lượng cá thu
gom bán trực tiếp cho người bán lẻ.

Người bán lẻ trong kênh này gồm có 2 nhóm, một nhóm mua cá từ thu gom và một
nhóm mua cá từ những người bán buôn. Khối lượng mua bán của những đối tượng này khá
nhỏ, trung bình mỗi ngày khoảng 15 kg cá các loại.
Kênh phân phối cấp 2
Cá được vận chuyển từ hộ nông dân đến người tiêu dùng qua 2 trung gian là người bán
buôn và người bán lẻ. Trong đó, có khoảng 94 % khối lượng cá hàng ngày người bán buôn
bán cho những người bán lẻ ở các chợ hay các địa điểm bán nhỏ lẻ ở nhiều vùng khác nhau,
và 6 % bán trực tiếp cho người tiêu dùng.
Kênh phân phối cấp 1
Đối với kênh phân phối này, người bán lẻ mua cá trực tiếp của hộ nông dân, sau đó bán
lại cho người tiêu dùng.
3.1.2.1 Sự cạnh tranh giữa những người nuôi cá
Sự cạnh tranh giữa những người nuôi cá thể hiện ở những vấn đề khác nhau, trong đó
có 2 vấn đề nổi bật nhất, đó là năng lực và sự tiếp cận thông tin, kiến thức của mỗi hộ nông
dân.
3.1.2.1 Sự cạnh tranh giữa những người buôn cá
Sự cạnh tranh giữa những người buôn cá với nhau cũng khá phức tạp, nó diễn ra ở
nhiều phương diện khác nhau như: vị trí, khoảng cách vận chuyển, mối quan hệ.
3.1.2.1 Sự cạnh tranh giữa hộ nuôi cá và người buôn cá
Sự cạnh trang giữa người buôn cá và hộ nông dân thể hiện ở việc người buôn cá
thường chèn ép nông dân về giá và phẩm cấp sản phẩm. Trong đó, nhóm hộ bị tổn thương
nhiều nhất là nhóm hộ TB, năng lực thấp.
3.2 Chi phí của những người tham gia trong chuỗi giá trị
3.2.1 Hộ nông dân
3.2.1.1 Chi phí của những hộ nuôi cá theo những phương thức nuôi khác nhau
Các phương thức nuôi được phân loại dựa vào 2 tiêu chí: chủng loại cá nuôi trong 1 hồ
và tỉ lệ % giữa các loại thức ăn (thức ăn CN, thức ăn tươi). Trong đó:
Chi phí ở mỗi phương thức nuôi trong một vụ nuôi cụ thể như sau: phương thức 1 có
CPTB/sào là 3,113 triệu đồng; Phương thức 2 có CPTB/sào là 4,207 triệu đồng; Phương
SVTH: Ngô Thị Lành Trang

8
Khóa luận tốt nghiệp

thức 3 có CPTB/sào là 1,859 triệu đồng. Lí do của sự khác biệt đó là do chủng loại cá nuôi
và loại thức ăn mà hộ nông dân trong mỗi phương thức lựa chọn.
3.2.1.2 Chi phí nuôi cá của các loại hộ loại hộ
Bảng 4 : Chi phí nuôi cá của các loại hộ
ĐVT: 1000 đ/sào/vụ
Nhân tố Loại hộ
Giàu Khá TB
Diện tích BQ (sào) 40 6 3,5
Thuế đất 228,0 228,0 162,9
CP cải tạo hồ 166,7 370,0 250,0
Giống 141,7 285,0 490,0
Thức ăn 3704,1 2410,0 2138,9
Lao động 127 52,5 0
CP khác (vôi, dầu máy) 126,79 97,48 86,25
Tổng CP 4367,3 3390,5 3128,1
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Có sự khác biệt rất lớn về diện tích, cá giống, thức ăn cho cá, và thời gian nuôi,
do vậy mà chi phí của các loại hộ cũng có sự khác nhau. Chi phí cụ thể trong mỗi vụ
nuôi của các hộ như sau: hộ giàu: 4.367.300đ/sào; hộ khá: 3.390.500đ/sào; hộ TB:
3.128.100đ/sào. Trong đó, sự khác nhau lớn nhất là chi phí cá giống, lớn nhất là hộ TB
khoảng 490.000đ/sào/vụ. Sự khác nhau đó chủ yếu là vì năng lực sản xuất của các hộ.
3.2.2 Chi phí của các trung gian
3.2.2.1 Kênh phân phối cấp 3
Trong kênh phân phối cấp 3, chi phí buôn bán của từng thành viên trong kênh có sự
khác nhau do 2 yếu tố chính: khối lượng, đơn giá, khoảng cách vận chuyển. Trong đó, thu
gom có tổng CP buôn cá hàng ngày lần lượt là: thu gom 4.474.357 đ/ngày, bán buôn
1.852.360 đ/ngày, bán lẻ: 344.732 đ/ngày

Ước tính mỗi ngày thông qua người thu gom, có khoảng từ 2-2,5 tấn cá từ được đưa
từ huyện Hương Thuỷ đến chợ Bãi Dâu, chợ đầu mối của tỉnh.
3.2.2.2 Kênh phân phối cấp 2
Cũng như kênh phân phối cấp 3, sự khác biệt chủ yếu giữa những mắc xích trong chuỗi
chính là khối lượng và đơn gía mua vào,khoảng cách vận chuyển. Tổng CP của người bán
buôn là lớn nhất: 1.100.520đ/ngày, bán lẻ: 177.650 đ/ngày.
SVTH: Ngô Thị Lành Trang
9
Khóa luận tốt nghiệp

3.2.2.3 Kênh phân phối cấp 1
Người buôn lẻ kênh này gặp thuận lợi đó là sống trên địa bàn huyện, lấy cá trực tiếp từ
hộ nông dân với giá rẻ, đơn giá bình quân chỉ là 18.500 đ/kg, khối lượng giao dịch TB hàng
ngày là 23 kg.
3.3 Doanh thu của những đối tác trong chuỗi giá trị
3.3.1 Hộ nuôi cá
Theo thông tin từ phỏng vấn các hộ nuôi cá thì sản lượng cá thu được của mỗi hộ nông
dân phụ thuộc vào những yếu tố sau: khối lượng và kích cỡ cá giống ban đầu; Thức ăn cho
cá; Chủng loại cá giống; Thời gian chăm sóc cá và quản lí hồ nuôi; Tỉ lệ hao hụt.
Tuy nhiên, ảnh hưởng của mỗi yếu tố đến sản lượng có sự khác nhau giữa các phương
thức nuôi và các loại hộ.
3.3.1.1 Doanh thu của những hộ nuôi cá theo các phương thức nuôi
DT giữa các phương thức có sự khác nhau rất lớn. DT của phương thức 1 là cao nhất,
10.205.800 đ/sào; Tiếp đến là DT của phương thức 2 với 9,4773 triệu đồng/sào/vụ; DT
phương thức 3 nhận được là thấp nhất, 4,367 triệu đồng/sào/vụ. Nguyên nhân của sự khác
biệt đó là do 2 yếu tố sản lượng và giá bán và tỉ lệ hao hụt
3.3.1.2 Doanh thu nuôi cá theo các loại hộ
Hộ giàu đạt được DT/ sào lớn nhất, 6,5216 triệu đồng; tiếp đến là hộ khá, 4,4719 triệu
đồng/sào; hộ TB đạt DT/sào thấp nhất, 3,9214 triệu đồng. Lí do của sự khác biệt là do sự
khác nhau về chủng loại cá giống , thức ăn, thời gian nuôi và chăm sóc

Ngoài sự khác biệt về doanh thu, giữa các hộ nuôi có sự khác biệt lớn chính là giá cá
bình quân mỗi hộ bán ra khoảng 2000đ/kg – 4000đ/kg.
3.3.2 Nhà buôn cá
3.3.2.1 Kênh phân phối cấp 3
Doanh thu TB trung bình trong một ngày của những người buôn cá phụ thuộc vào khối
lượng và đơn giá bán. Cụ thể, trung bình DT /ngày của thu gom là 5.028.050 đ, bán buôn là
2.023.680 đ, của bán lẻ là 435070 đ.
3.3.2.2 Kênh phân phối cấp 2
Khối lượng cá mua bán hàng ngày phụ thuộc vào khả năng tài chính và số lượng khách
hàng mà những người bán buôn có được, đồng thời nó còn phụ thuộc vào nhu cầu của thị
trường. Cụ thể, người bán buôn mỗi ngày có doanh thu từ buôn cá là 1.287.800 đ, người
bán lẻ chỉ có 207.940 đ do khối lượng buôn nhỏ.
3.3.2.3 Kênh phân phối cấp 1
SVTH: Ngô Thị Lành Trang
10
Khóa luận tốt nghiệp

Trong kênh này, người bán lẻ lấy hàng trực tiếp từ người dân, nên khi giá bán ra mềm
hơn nhiều so với nơi khác, cụ thể giá trung bình cho tất cả các loại cá là 27.000đ/kg với
khối lượng buôn trung bình hàng ngày từ 20-30 kg.
3.4 Giá trị gia tăng của những người tham gia trong chuỗi giá trị
3.4.1 Hộ nuôi cá
3.4.1.1 Giá trị gia tăng của các hộ theo các phương thức khác nhau
Giá trị gia tăng (VA) phản ánh phần thu nhập mà mỗi hộ nhận được từ việc nuôi cá
nước ngọt. Nó là khoảng tiền chênh lệch giữa doanh thu với giá mua và chi phí trung gian.
VA phụ thuộc rất lớn vào loại thức ăn cho cá, nếu như nhiều hộ không có nguồn thức ăn
khác mà chỉ cho cá ăn thức ăn công nghiệp không thì VA thu được là rất thấp, thậm chí
thua lỗ.
Bảng 15: Chi phí, doanh thu, VA của các hộ theo các phương thức nuôi cá
ĐVT: 1000đ/sào

Phương thức 1 Phương thức 2 Phương thức 3
Chi phí 3.113 4.207 1.859
Doanh thu 10.205,8 9.477,3 4.367,55
VA 7.092,8 5.270,3 2.508,55
VA/ tháng 1.773,2 1.171,2 358,4
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Nhìn vào bảng 15, ta thấy tổng VA của phương thức 1 là cao nhất, 7.092.800 đ, tiếp đến
là phương thức 2, có 5.270.300 đ , thấp nhất là phương thức 3, có 2.508.550 đ. Nguyên
nhân của sự khác nhau đó là do sự khác nhau về doanh thu và chi phí đã phân tích trong các
mục trên. Ngoài ra còn có một lí do nữa là VA mà mỗi phương thức nhận được trong một
tháng, hay nói cách khác, VA/tháng trong trường hợp này chính là công lao động.
3.4.1.2 Giá trị gia tăng của các loai hộ
Dựa vào bảng số liệu 16, có sự khác biệt lớn về tổng VA từ hoạt động nuôi cá giữa các
loại hộ. Hộ giàu: 86,172 triệu đồng/vụ; hộ khá: 6,4882 triệu đồng/vụ; hộ TB: 2,7767 triệu
đồng/vụ. Sự khác biệt đó là do sự khác nhau về diện tích và chi phí đầu tư.
SVTH: Ngô Thị Lành Trang
11
Khóa luận tốt nghiệp

Bảng 16 : Chi phí, doanh thu, giá trị gia tăng phân theo các loại hộ
Giàu Khá TB
Diện tích (sào) 40 6 3,5
Chi phí (1000đ/sào) 4367,3 3390,5 3128,1
Doanh thu (1000đ/sào) 6521,6 4471,9 3921,4
Thời gian nuôi (tháng) 6 4.5 7
Lao động gia đình (người) 3 1 1
VA (1000đ/sào) 2154,3 1081,4 793,3
Tổng VA (1000đ) 86172,0 6488,2 2776,7
VA/ lao động/tháng (1000đ) 4787,3 1441,8 396,7
(Nguồn: Số liệu điều tra)

3.4.2 Giá trị gia tăng của các đối tác trong chuỗi giá trị
3.4.2.1 Kênh phân phối cấp 3
% Chi phí
%VA
VA 5.500đ/kg 1.250đ/kg 1.510 đ/kg 5.580 đ/kg
Sơ đồ 3: Phân bổ chi phí, VA vào các trung gian trong chuỗi
Dựa vào sơ đồ 3, ta nhận thấy, người nông dân chịu chi phí cao nhất, nhưng VA nhận
được thì lại sau người bán lẻ. Trong khi đó, thu gom chịu mức chi phí đến 18,2 % nhưng
VA nhận được chỉ có 9,0%. Điều này chứng tỏ rằng chi phí và lợi nhuận không được chia
sẻ đồng đều trong chuỗi.
Hiện tại có khoảng 930 lao động có nguồn thu nhập chính từ nuôi trồng thủy sản nước
ngọt. Như vậy, tổng thu nhập của toàn huyện trong nuôi trồng thủy sản = 2,790 *12 tháng *
930 lao động = 31.136.400.000 đồng.
3.4.2.2 Kênh phân phối cấp 2
Dựa vào sơ đồ 4: Chi phí và VA phân bổ trong chuỗi này không đồng đều. Cụ thể, nông
dân chịu chi phí cao nhất, lên tới 92,6 % tương đương với giá trị tuyệt đối là 13,740 đ/kg cá.
Trong kênh này, phần giá trị gia tăng được phân phối đồng đều hơn giữa người bán buôn và
SVTH: Ngô Thị Lành Trang
12
18,2 %
Thu gom
9,0%
6,1 %
Bán buôn
10,9%
5,2 %
Bán lẻ
40,3%
70,5 %
Nông dân

39,8 %
Khóa luận tốt nghiệp

bán lẻ. Người bán buôn nhận được 28,8 % tổng VA trong chuỗi, tương đương 3.820 đ/kg,
và người bán lẻ nhận được 29,8 % tổng VA, giá trị tuyệt đối là 3.950 đ/kg.
% Chi phí
% VA
VA 5.500 đ/kg 3.820 đ/kg 3.950 đ/kg
Sơ đồ 4: Phân bổ chi phí, VA vào mỗi trung gian trong chuỗi ở kênh phân phối cấp 2
3.4.2.3 Kênh phân phối cấp 1
Dựa vào sơ đồ 5 bên dưới ta thấy, trong kênh này, người nông dân cũng phải chịu mức
chi phí rất cao, là 95,8 % nhưng VA nhận được chiếm 37,4 % tổng VA trong kênh, tương
đương 4.600 đ/kg. Với lợi thế địa điểm sống gần hộ nông dân, mua cá với giá rẻ và khoảng
cách vận chuyển gần. Do đó, VA trên mỗi đơn vị mà người bán lẻ trong kênh này nhận
được là 7.690 đ/kg.
%Chi phí
% VA
VA 4.600đ/kg 7.690 đ/kg
Sơ đồ 5: Phân bổ chi phí, VA vào mỗi trung gian trong chuỗi ở kênh phân phối cấp 1
3. 5 Khó khăn và mong muốn của các đối tác tham gia chuỗi giá trị
3.5.1 Nông dân
3.5.1.1 Khó khăn
- Người dân gặp nhiều khó khăn về vốn đầu tư, cá giống và đầu ra, nhất là hộ TB
- Thời tiết thất thường, không ổn định.
- Thiếu thông tin về giá cá cũng như chất lượng cá.
- Sử dụng phân gia súc gia cầm làm thức ăn cho cá gây ô nhiễm môi trường.
- Không xác định được xu hướng nuôi trồng và xu hướng giá cá trong tương lai.
SVTH: Ngô Thị Lành Trang
13
92,6 %

Nông dân
41,14 %
5,7 %
Bán buôn
28,8%
1,7 %
Bán lẻ
29,8%
95,8 %
Nông dân
37,4 %
4,2 %
Bán lẻ
62,6%
Khóa luận tốt nghiệp

3.5.1.2 Mong muốn
- Thị trường ổn định.
- Giá cá được thông tin mỗi ngày thông qua các phương tiện truyền thông.
- Có nhiều chương trình tập huấn về phương pháp nuôi trồng cá, chăm sóc cá.
- Cần sự hỗ trợ của chính quyền, cơ quan các ban ngành để người nông dân có thể
bán cá với giá cao hơn.
3.5.2 Thu gom
3.5.2.1 Khó khăn
- Thị trường không ổn định
- Chất lượng cá không đồng đều
- Thiếu sự tin tưởng và trung thành của hộ nông dân.
- Khối lượng cá mua bán mỗi ngày không ổn định.
3.5.2.2 Mong muốn
Mong muốn của người thu gom là thị trường cá ổn định, tạo được mối quan hệ lâu

dài, chắc chắn với cả hộ nông dân và người thu gom.
3.5.3 Nhà bán buôn
- Thị trường thường xuyên biến động
- Thiếu sự hợp tác của người mua
- Mong muốn tạo được nhiều mối quan hệ, nâng cao tiềm lực tài chính.
3.5.4 Người bán lẻ
3.5.4.1 Khó khăn
- Tự tìm nguồn cá mỗi ngày.
3.5.4.2 Mong muốn
- Nhu cầu cá nước ngọt tăng lên
- Thị trường ổn định
3.6 Tình hình tiêu thụ cá nước ngọt của người tiêu dùng
Cá nước ngọt là một loại thức ăn hàng tuần của một số gia đình. Có đến 70,0% người
nội trợ được phỏng vấn chọn mua cá nước ngọt mỗi tuần từ 1-2 lần.
Yêu cầu cá tươi sống nên người mua thường chọn mua các loại cá nước ngọt ở chợ là
chủ yếu nên có 76,7 % người tiêu dùng mua cá tại các chợ.
Trở ngại và mong muốn
Thị trường thường xuyên biến động
Người tiêu dùng không rõ, đó là giá của thị trường hay do người bán lẻ đưa ra.
SVTH: Ngô Thị Lành Trang
14
Khóa luận tốt nghiệp

Mong muốn của người tiêu dùng là được mua cá chất lượng ngon với giá rẻ.
3.7 Những bất cập trong chuỗi giá trị cá nước ngọt Hương Thủy
Hai bất cập lớn nhất trong chuỗi hiện nay:
- Khoảng chênh lệch rất lớn về giá bán của hộ nông dân và giá mua của người tiêu
dùng.
- Thiếu sự hợp tác giữa các đối tác trong chuỗi
CHƯƠNG IV

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI TIẾN CHUỖI GIÁ TRỊ CÁ NƯỚC NGỌT
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG THUỶ
4.1 Định hướng của huyện
Đẩy mạnh sản xuất ngành thuỷ sản sang sản xuất hàng hoá, tăng hiệu quả sản xuất và
tiêu thụ.
Phát triển thuỷ sản đi đôi bảo vệ môi trường
Chuyển đổi những vùng đất lúa sâu trũng sản xuất kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ
sản.
Khai thác, tận dụng các diện tích hoang hoá, diện tích vùng đồi ven khe suối, diện tích
đất màu kém hiệu quả để nuôi trồng thuỷ sản.
4.2 Các giải pháp chủ yếu
4.2.1 Hộ nông dân
- Xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất điều kiện áp dụng đồng bộ các kĩ thuật nuôi
trồng, phân phối và tiêu thụ cá
- Việc thành lập nhóm sản xuất giúp các hộ trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm để có
hướng đi đúng đắn nhất.
- Mỗi hộ tham gia nuôi cá phải có mục đích rõ ràng và dự tính doanh thu đạt được.
- Đầu tư diện tích nuôi cá và số lượng ao hồ để nuôi các chủng loại cá riêng lẻ, không
nên nuôi nhiều loại cá trong cùng một hồ .
- Lựa chọn chủng loại giống cá phù hợp với khả năng nuôi trồng và chăm sóc của
mình.
- Tự tìm kiếm nguồn thức ăn có thể thay thế thức ăn công nghiệp nhằm giảm chi phí,
nâng cao lợi nhuận.
- Tự tạo nhiều mối quan hệ với người buôn cá, tránh chỉ phụ thuộc vào một đối tượng
mua sẽ có thể bị ép giá.
SVTH: Ngô Thị Lành Trang
15
Khóa luận tốt nghiệp

- Hăng hái tham gia các đợt tập huấn do chính quyền địa phương , các ban ngành tổ

chức.
4.2.2 Người buôn cá
- Thành lập hiệp hội buôn cá để nâng cao tính ổn định trong kinh doanh.
- Đầu tư tạo dựng mối quan hệ với hộ nông dân, và các đối tác trong chuỗi với nhau
để tăng cường tính liên kết trong chuỗi.
4.3 Nhiệm vụ của các cơ quan ban ngành có liên quan đối với nuôi trồng và tiêu
thụ thuỷ sản của huyện
+ Phòng Nông nghiệp có nhiệm vụ đôn đốc, hướng dẫn quy trình nuôi trồng và chế
biến, tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản, triển khai thực hiện đề án và tổng hợp tình hình báo cáo
UBND huyện.
+ Phòng Tài chính - Kế hoạch: Tính toán cân đối, rà soát, xây dựng kế hoạch hỗ trợ,
đầu tư phát triển thuỷ sản hàng năm, lập dự trù kinh phí phục vụ chương trình khuyến ngư.
+ Phòng Tài nguyên - Môi trường hướng dẫn thủ tục lập hồ sơ về đất và theo dõi
trong thời gian thực hiện.
+ Các ngành: Ngân hàng NN - PTNT, Ngân hàng Chính sách Xã hội, các tổ chức tín
dụng tạo điều kiện cho nông dân vay vốn phát triển thuỷ sản.
+ Các tổ chức đoàn thể xã hội: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội
Cựu chiến binh và các ngành liên quan cùng phối hợp chỉ đạo phát triển thuỷ sản.
+ UBND các xã, thị trấn có trách nhiệm tổ chức, thực hiện chương trình thủy sản của
đề án trên địa phương mình quản lý.
+ Các HTXNN có kế hoạch đầu tư mở rộng dịch vụ đối với công tác nuôi trồng thủy
sản, như dịch vụ con giống, thức ăn, thuốc thú y, xây dựng và tạo điều kiện cho mạng lưới
khuyến ngư hoạt động.
+ Kết hợp với Sở Thuỷ sản củng cố, thành lập mạng lưới khuyến ngư trên địa bàn
huyện, xã.
+ Đối với hộ chăn nuôi thủy sản ngoài chính sách hỗ trợ đầu tư của nhà nước, từng hộ
phải huy động vốn để đầu tư phát triển thuỷ sản nhằm nâng cao sản lượng, giá trị sản phẩm.
+ Hàng năm sơ kết, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm - xây dựng kế hoạch và biện
pháp cho những năm sau. Đặc biệt là tổng kết các điển hình, mô hình để nhân rộng và có
chế độ động viên khen thưởng, biểu dương…

SVTH: Ngô Thị Lành Trang
16
Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua quá trình phân tích tình hình nuôi trồng cá nước ngọt tại địa bàn huyện Hương
Thuỷ, cùng với những quan sát, phỏng vấn thực tế trong thời gian qua, tôi đã rút ra được
một số kết luận như sau:
- Hầu hết các thành viên trong chuỗi cho biết trong vài năm vừa qua, nhu cầu cá nước
ngọt tăng mạnh, giá tăng và tiềm năng phát triển lớn.
- Quy mô nuôi trồng thuỷ sản nói chung và cá nước ngọt nói riêng của mỗi hộ vẫn
còn nhỏ lẻ, quy mô chưa lớn.
- Huyện Hương Thủy chỉ mới vẫn chưa phân phối cá trên quy mô lớn, nguồn cung
không đồng nhất do mỗi hộ nuôi mỗi loại cá khác nhau, việc xuất khẩu tời thị trường
chất lượng cao sẽ rất khó khăn.
- Ngoại trừ cá basa, các loại cá khác vẫn chưa xây dựng được thương hiệu.
- Thông tin về kĩ thuật nuôi trồng mà các hộ nhận được vẫn còn hạn chế
- Nguồn cá giống chưa phong phú gây ra sự độc quyền.
- Giá thức ăn cao
- Sự dao động khối lượng cá và giá cá trên thị trường thường xuyên gây khó khăn cho
hộ nông dân trong việc điều chỉnh phương pháp quản lí.
- Dòng thông tin trong chuỗi chưa được chú trọng: chất lượng cá, nhu cầu về khối
lượng cá gây ra mâu thuẫn giữa nguồn cung cấp và nhu cầu cần đáp ứng.
- Sự cạnh tranh và chèn ép giữa các trung gian đối với hộ nuôi cá ngày càng tăng
Kết luận cũng đưa ra một số giải pháp cho các tác nhân và kiến nghị lên các bên có
liên quan nhừm góp phần nâng cao hiệu quả nuôi trồng và tiêu thụ cá nước ngọt ở Hương
Thuỷ.
2. Kiến nghị

Đối với Nhà Nước và các cơ quan ban ngành có liên quan
- Hỗ trợ vốn đầu tư cho nông dân, cho nông dân vay vốn với lãi suất thấp, nhất là
những hộ TB
- Thành lập một tổ chức quản lí mức giá cá trên thị trường, thông báo hàng ngày cho
hộ nông dân và người tiêu dùng. Tìm cách nâng giá bán ra cho hộ nông dân, giảm gía thức
SVTH: Ngô Thị Lành Trang
17
Khóa luận tốt nghiệp

ăn và tăng số lượng nguồn cá giống để bà con thu được lợi nhuận từ nuôi cá nhiều hơn và
mở rộng qui mô nuôi trồng.
- Hỗ trợ kĩ thuật, xây dựng mô hình ươm cá trước khi nuôi cá thành cá thương phẩm
để chất lượng cá đồng đều hơn
- Đầu tư vào công nghệ để chế biến thức ăn cho cá với giá rẻ nhưng vẫn đảm bảo
hàm lượng cần thiết cho cá.
Đối với chính quyền địa phương
- Phổ biến sâu hơn, kĩ hơn cho bá con về kĩ thuật nuôi trồng và chăm sóc cá nước
ngọt
- Hỗ trợ vốn để mở rộng qui mô và chủng loại cá nuôi
- Tìm kiếm nhiêu nguồn đầu ra để nông dân không bị ép giá khi bán cá.
- Tổ chức các cuộc thi nông dân sản xuất cá giỏi hàng năm.
- Thường xuyên thăm nom, động viên hộ nuôi cá để làm tăng động lực nuôi trồng cá.
- Cần có sự hợp tác giữa nông dân/HTX với các trung tâm khuyến nông, trung tâm
chuyển giao tiến bộ kĩ thuật nông nghiệp, và các ban nganh liên quan trong việc khuyến
khích hộ nông dân nuôi trồng cá theo hướng bảo vệ môi trường sinh thâí, chống ô nhiễm.
SVTH: Ngô Thị Lành Trang
18

×