Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

ảnh hưởng của tinh dầu thiết yếu lên sự tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm chân trắng (litopenaeus vannamei) trong điều kiện nuôi trong bể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (767.67 KB, 56 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN







HỒ VĂN TUẤN







ẢNH HƢỞNG CỦA TINH DẦU THIẾT YẾU LÊN SỰ TĂNG
TRƢỞNG VÀ TỈ LỆ SỐNG CỦA TÔM CHÂN TRẮNG
(Litopenaeus vannamei) TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI TRONG
BỂ







LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN















Cần Thơ, 2013
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN






HỒ VĂN TUẤN






ẢNH HƢỞNG CỦA TINH DẦU THIẾT YẾU LÊN SỰ TĂNG

TRƢỞNG VÀ TỈ LỆ SỐNG CỦA TÔM CHÂN TRẮNG
(Litopenaeus vannamei) TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI TRONG
BỂ







LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN




CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
HUỲNH TRƢỜNG GIANG






Cần Thơ, 2013

i
LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên tôi xin cảm ơn đến Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy sản và Bộ
môn Thủy sinh học ứng dụng - Trường Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện cho

tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp này.
Chân thành cảm ơn đến Ba, Mẹ và hai chị đã ủng hộ tôi về mặt tinh
thần, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian theo học tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Huỳnh Trường Giang đã tận
tình hướng dẫn, chỉ dạy tôi những kiến thức quý báu, chia sẽ những kinh
nghiệm thực tế và tận tâm giúp đỡ tôi, tạo cho tôi có điều kiện tốt nhất để hoàn
thành luận văn tốt nghiệp này.
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi cũng nhận được sự giúp đỡ của anh
Âu Văn Hóa, anh Trần Trung Giang và chị Phan Thị Cẩm Tú đã tận tình
hướng dẫn tôi phân tích mẫu chất lượng nước trong suốt thời gian thực hiện
luận văn tốt nghiệp.
Vô cùng biết ơn đến tất cả Quý Thầy/Cô Khoa Thủy sản đã cho tôi
những kiến thức quý báu trong học tập cũng như trong thực tiễn.
Tôi cũng gửi lời cảm ơn đến em Lê Kiều Xuyên lớp Bệnh học thủy sản
Khóa 37 và tập thể lớp Nuôi trồng thủy sản A1 - Khóa 36 đã giúp đỡ, động
viên tôi trong thời gian qua.
Chân thành cảm ơn cố vấn học tập Thầy Châu Tài Tảo đã tận tình dạy
bảo, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian theo học tại trường.
Cuối cùng, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến sự giúp đỡ
quý báu đó.
Xin chân thành cảm ơn.

Hồ Văn Tuấn

ii
TÓM TẮT
Nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của tinh dầu thiết yếu MO lên sự tăng
trưởng và tỉ lệ sống của tôm chân trắng (Litopenaeus vanamei) nuôi trong bể
thì đề tài đã được thực hiện tại Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. Thí
nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm

thức được lặp lại 3 lần với cùng mật độ 100PL/ bể 500L và sục khí liên tục
trong suốt quá trình thí nghiệm. Nghiệm thức 0% là nghiệm thức đối chứng
(ĐC) không bổ sung tinh dầu MO, nghiệm thức 0,02; 0,04 và 0,06% bổ sung
tinh dầu MO với hàm lượng tương ứng. Một số chỉ tiêu chất lượng nước như:
nhiệt độ, pH, DO, COD, độ cứng, độ kiềm, TSS, TAN, NO
2
-
, PO
4
3-
được theo
dõi 2 tuần/lần. Tăng trưởng, tỉ lệ sống và chất lượng thịt tôm được đánh giá
sau khi kết thúc thí nghiệm cho từng bể riêng biệt. Kết quả sau 60 ngày nuôi
thí nghiệm cho thấy, các chỉ tiêu chất lượng nước được duy trì ở các bể nuôi
và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p >0,05). Tăng trưởng của tôm nuôi
cao nhất ở nghiệm thức 0,04% và 0,06%. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng theo
chiều dài nghiệm thức 0,04% và 0,06% đạt giá trị 6,15±0,07 và 6,1±0,165
cm/tôm tương ứng. Tốc độ tăng trưởng theo khối lượng nghiệm thức 0,04%
đạt 2,83±0,16 g/tôm và nghiệm thức 0,06% đạt 2,84±0,16 g/tôm. Tuy nhiên, tỉ
lệ sống và chất lượng thịt tôm trong hệ thống thí nghiệm thể hiện các giá trị
khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p >0,05). Tỉ lệ sống cao nhất ở nghiệm
thức ĐC và 0,06% (đạt 98,3%), trong khi đó protein dao động từ 24,2-26,4%
và cao nhất là nghiệm thức có bổ sung tinh dầu thiết yếu MO ở nồng độ
0,06%.

iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ i
TÓM TẮT ii

MỤC LỤC iii
DANH SÁCH HÌNH v
DANH SÁCH BẢNG vi
CHƢƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1. Giới thiệu 1
1.2. Mục tiêu đề tài 2
1.3. Nội dung đề tài 2
CHƢƠNG II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Đặc điểm sinh học của tôm chân trắng (Litopenaeus vanamei) 3
2.1.1. Phân loại 3
2.1.2. Phân bố 3
2.1.3. Dinh dưỡng 4
2.1.4. Sinh trưởng 5
2.2. Tình hình nuôi tôm chân trắng 6
2.2.1. Trên thế giới 6
2.2.2. Việt Nam 9
2.2.3. Đồng bằng sông Cửu Long 11
2.3. Yêu cầu về chất lượng nước đối với tôm chân trắng (L. vanamei) 11
2.4. Tình hình nghiên cứu về tinh dầu thiết yếu 14
2.4.1. Sơ lược về thành phần hóa học, hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm và
hoạt tính chống oxy hóa của tinh dầu thiết yếu 14
2.4.2. Ứng dụng của tinh dầu thiết yếu vào nuôi trồng thủy sản 19
CHƢƠNG III: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 22
3.2. Vật liệu nghiên cứu 22
3.2.1. Dụng cụ 22
3.2.2. Hóa chất 22
3.2.3. Tôm giống thí nghiệm 22
3.2.4. Tinh dầu thiết yếu MO 22
3.2.5. Thức ăn 22

3.2.6. Nguồn nước thí nghiệm 23

iv
3.3. Bố trí thí nghiệm 23
3.4. Chăm sóc cho ăn 24
3.5. Theo dõi môi trường nước 24
3.6. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu tăng trưởng và tỉ lệ sống 25
3.6.1. Tăng trưởng trọng lượng 25
3.6.2. Tăng trưởng chiều dài 25
3.6.3. Tỉ lệ sống SR (Surviral Rate) 26
3.7. Phương pháp thu và phân tích thành phần hóa học của tôm 26
3.8. Phương pháp xử lý số liệu 26
CHƢƠNG IV: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 27
4.1. Chất lượng nước trong hệ thống thí nghiệm 27
4.1.1. Nhiệt độ 27
4.1.2. pH 27
4.1.3. Oxy hòa tan-DO 28
4.1.4. Nhu cầu Oxy hóa học-COD 29
4.1.5. Độ cứng tổng cộng 30
4.1.6. Độ kiềm tổng cộng 31
4.1.7. Tổng chất rắn lơ lửng-TSS 32
4.1.8. Tổng đạm Ammoni-TAN 33
4.1.9. Nitrite-NO
2
-
33
4.1.10. Lân hòa tan-PO
4
3-
34

4.2. Ảnh hưởng của tinh dầu thiết yếu MO lên sự tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm
chân trắng (L. vanamei) 35
4.2.1. Tăng trưởng của tôm 35
4.2.1.1. Tăng trưởng về chiều dài 35
4.2.1.2. Tăng trưởng về trọng lượng 37
4.2.2. Tỉ lệ sống 38
4.3. Thành phần hóa học của tôm 39
CHƢƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 41
5.1. Kết luận 41
5.2. Đề xuất 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
PHỤ LỤC

v
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 1: Hình thái bên ngoài của tôm chân trắng 3
Hình 2: Thống kê sản lượng tôm chân trắng qua các năm (FAO, 2012) 7
Hình 3: Diễn biến sản lượng tôm sú và tôm chân trắng trên thế giới (Bộ NN&PTNT,
2009) 9
Hình 4: Cấu trúc hóa học của các hợp chất được ly trích từ một số loại tinh dầu thiết
yếu khác nhau 16
Hình 5: Biến động về nhiệt độ ở các nghiệm thức 27
Hình 6: Biến động về pH ở các nghiệm thức 28
Hình 7: Biến động về hàm lượng DO ở các nghiệm thức 29
Hình 8: Biến động về COD ở các nghiệm thức 30
Hình 9: Biến động về độ cứng tổng cộng ở các nghiệm thức 30
Hình 10: Biến động về độ kiềm tổng cộng ở các nghiệm thức 32
Hình 11: Biến động về hàm lượng TSS ở các nghiệm thức 32
Hình 12: Biến động về hàm lượng TAN ở các nghiệm thức 33

Hình 13: Biến động về hàm lượng NO
2
-
ở các nghiệm thức 34
Hình 14: Biến động về hàm lượng PO
4
3-
ở các nghiệm thức 35
Hình 15: Tỉ lệ sống tôm chân trắng (L. vanamei) ở các nghiệm thức 39

vi
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 1: Thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn Grobest 23
Bảng 2: Các chỉ tiêu chất lượng nước được đánh giá 24
Bảng 3: Tăng trưởng của tôm về chiều dài sau 60 ngày thí nghiệm 37
Bảng 4: Tăng trưởng của tôm về trọng lượng sau 60 ngày thí nghiệm 38
Bảng 5: Thành phần hóa học của tôm sau khi kết thúc thí nghiệm 40

1
CHƢƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Giới thiệu
Trong những năm gần đây nuôi trồng thủy sản của nước ta ngày càng
phát triển mạnh mẽ theo hướng thâm canh hóa. Riêng diện tích nuôi tôm nước
lợ của Việt Nam năm 2010 đạt trên 639.000 ha, sản lượng đạt gần 470.000
tấn. Đến năm 2012 diện tích nuôi tôm nước lợ không ngừng tăng lên, tổng
diện tích thả nuôi là 657.527 ha và đạt sản lượng là 476.424 tấn. Trong đó tôm
chân trắng chiếm 5,9% về diện tích và 27,3% về sản lượng (Tổng Cục Thủy
Sản, 2012). Tuy nhiên, trong những năm gần đây tình hình dịch bệnh trên tôm
nuôi diễn biến hết sức phức tạp, gây thiệt hại nặng nề cho kim ngạch xuất

khẩu thủy sản của Việt Nam nói chung và người nuôi nói riêng. Theo báo cáo
của Tổng Cục Thủy Sản tính đến thời điểm tháng 10/2012 cả nước có khoảng
106.000 ha diện tích nuôi tôm nước lợ bị thiệt hại. Tôm nuôi bị thiệt hại chủ
yếu trên các mô hình nuôi quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh tại
các tỉnh như Sóc Trăng, Trà Vinh, Long An. Bên cạnh thiệt hại do dịch bệnh,
người nuôi tôm còn đối diện với không ít khó khăn do giá thức ăn thủy sản
liên tục tăng (hoinghecavietnam.org.vn, 2011).
Thông qua tình hình trên, việc sử dụng kháng sinh một cách ồ ạt vào
nuôi trồng thủy sản để kiểm soát các bệnh truyền nhiễm đã tạo ra các dòng vi
khuẩn kháng bệnh và làm ô nhiễm môi trường nước. Mặt khác, lưu lượng
thuốc tồn dư trong thịt tôm, cá làm giảm chất lượng và giá trí xuất khẩu. Bên
cạnh đó, việc sử dụng các chế phẩm vi sinh (Probiotic) vào nuôi trồng thủy
sản thì chi phí quá cao gây trở ngại cho người nuôi. Vì vậy, các nghiên cứu
hiện nay chủ yếu tập trung vào việc sử dụng các hợp chất chống oxy hóa có
nguồn gốc từ tự nhiên để nâng cao chất lượng thịt, gia tăng tốc độ tăng trưởng
và tỉ lệ sống trên động vật nói chung và động vật thủy sản nói riêng. Một ưu
điểm của các hợp chất này là có sẵn trong tự nhiên, chi phí thấp và dễ áp dụng
trên qui mô lớn.
Một số nghiên cứu gần đây trên động vật thủy sản nâng cao hệ miễn
dịch từ các hợp chất được ly trích từ nấm men, rong biển mà bản chất là các
dạng của β-glucan hặc acid ascorbic (Vitamin C) thì một số dạng tinh dầu ly
trích từ thực vật (Essential oil) cũng được quan tâm nghiên cứu về khả năng
kháng khuẩn và hoạt tính chống oxy hóa. Thông qua quá trình nghiên cứu các
loại tinh dầu này đã được đưa vào sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Từ
những thực tiễn vừa nêu trên, đề tài “Ảnh hưởng của tinh dầu thiết yếu (MO)
lên sự tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm chân trắng (Litopenaeus vanamei)
trong điều kiện nuôi trong bể” đã được thực hiện.

2
1.2. Mục tiêu đề tài

Đề tài được nghiên cứu nhằm mục đích xác định sự tăng trưởng và tỉ lệ
sống của tôm chân trắng (L. vanamei) khi được cho ăn thức ăn có bổ sung tinh
dầu thiết yếu MO.
1.3. Nội dung đề tài
- Đánh giá sự ảnh hưởng của tinh dầu thiết yếu MO lên tốc độ tăng
trưởng và tỉ lệ sống của tôm chân trắng (L. vanamei).
- Đánh giá chất lượng thịt tôm sau khi cho ăn thức ăn có bổ sung tinh
dầu thiết yếu MO.


3
CHƢƠNG II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Đặc điểm sinh học của tôm chân trắng (Litopenaeus vanamei)
2.1.1. Phân loại
Phân loại theo tôm chân trắng có khóa phân loại sau:
Giới động vật: Animalia
Ngành chân khớp: Arthropoda
Lớp giáp xác: Crustacea
Bộ mười chân: Decapoda
Bộ phụ bơi lội: Natantia
Họ tôm he: Penaeidae
Giống tôm he: Litopenaeus
Loài: Litopenaeus vannamei, Boone 1931
Tên tiếng Anh: White leg Shrimp
Tên theo FAO: Camaron patiblanco
Tên tiếng Việt: tôm chân trắng, tôm bạc Thái Bình Dương, tôm bạc Tây Châu
Mỹ, tôm chân trắng, tôm he chân trắng (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2003).

Hình 1: Hình thái bên ngoài của tôm chân trắng
2.1.2. Phân bố

Tôm chân trắng (L. vannamei) là tôm nhiệt đới, loài bản địa ở vùng
biển xích đạo Đông Thái Bình Dương từ Sonora ở Mexico đến miền Nam
Peru, nhiều nhất ở vùng biển Ecuador. Tôm chân trắng phân bố ở vùng biển có
nền đáy cát bùn với độ sâu nhỏ 72 m và có khả năng thích nghi với phạm vi
biến đổi độ mặn rộng từ 0,5-45‰, tăng trưởng tối ưu ở độ mặn thấp từ 10-

4
15‰ và phạm vi nhiệt độ thích hợp từ 23-30
o
C. Điều này giúp mở rộng được
vùng nuôi từ ven biển đến nội địa (Trần Viết Mỹ, 2009).
2.1.3. Dinh dưỡng
Tôm chân trắng là loài ăn tạp thiên về động vật. Giống như các loài tôm
he khác, thức ăn của chúng cũng cần các thành phần protein, lipid, glucid,
vitamin và khoáng. Thiếu hay không cân đối sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của
tôm. Khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm chân trắng rất cao, trong điều kiện
nuôi lớn bình thường, lượng cho ăn chỉ cần bằng 5% trọng lượng thân của
tôm. Ngoài tự nhiên, tôm tích cực bắt mồi vào ban đêm và mồi lơ lững trong
cột nước khi lúc thủy triều lên. Tính ăn của tôm thay đổi theo từng giai đoạn
phát triển. Tôm chân trắng là loài ít ăn nhau khi đến giai đoạn lột xác do đó có
thể nuôi tôm với mật độ cao. Đối với nuôi ao có thể nuôi ở mật độ 150-200
con/m
2
, thậm chí cao hơn 400 con/m
2
trong bể tuần hoàn mô hình nhà kín.
Tuy nhiên, trong điều kiện nuôi thâm canh hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR)
chỉ dao động trong khoảng từ 1,1-1,4 (Trần Viết Mỹ, 2009).
Protein
Chất protein (đạm) là chất dinh dưỡng quan trọng để tạo sự sinh trưởng

và duy trì sự sống. Chất đạm là những chuổi dài amino acid. Thông thường 1
phân tử protein chỉ chứa khoảng 20 amino acid. Ngoài việc giúp tăng trưởng,
chất đạm còn cần thiết cho hoạt động của các enzymes và hormones. Chất
đạm tôm sử dụng sẽ được tiêu hóa và hấp thu trong các cơ quan tiêu hóa, các
amino acid được phân giải rồi phối hợp để tạo thành các cơ thể tôm. Nhu cầu
về chất đạm thay đổi tùy theo giai đoạn tăng trưởng và tùy theo môi trường.
Trong thời kỳ ấu trùng, tôm cần nhiều chất đạm hơn là giai đoạn trưởng thành.
Lượng chất đạm cho tôm nuôi dao động từ 35-50% là thích hợp. Tôm chân
trắng là loài có nhu cầu đạm thấp, thấp hơn so với tôm sú, tôm chỉ cần 35%
protein trong khi đó tôm sú cần đến 40% protein, tôm he Nhật Bản cần 60%
protein (Vũ Thế Trụ, 2003).
Lipid
Thành phần lipid (chất béo) có trong thức ăn khoảng 6-7,5%. Không
vượt quá 10% vì sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm. Thành
phần lipid có trong thức ăn giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp các acid
béo và năng lượng cho tôm nuôi hơn chất đường bột (Lê Văn An và Nguyễn
Trung Nghĩa, 2002).



5
Carbohydrat
Tôm chân trắng có khả năng dùng carbohydrate để sản xuất năng
lượng. So với chất đạm thì carbohydrate có giá trị kinh tế thấp hơn. Nếu
carbohydrate dư trong cơ thể thì chúng có khả năng tự phân giải thành chất
béo và dự trữ trong khối gan tụy. Lượng carbohydrate trong thức ăn chỉ cần
khoảng 20-30% (Vũ Thế Trụ, 2003).
Vitamin
Theo Vũ Thế Trụ (2003) vitamin giữ vai trò đồng xúc tác trong việc
biến dưỡng để tôm chân trắng tăng trưởng. Nếu thiếu vitamin tôm sẽ giảm khả

năng tăng trưởng, màu sắc, hình dạng sẽ không bình thường và có thể trở nên
bệnh tật do thiếu khả năng đề kháng. Vitamin chính cho tôm là: A, D, E, Q, K,
B1, B6, B12… Nhu cầu vitamin ở tôm tùy thuộc vào kích cỡ, tốc độ sinh
trưởng và điều kiện dinh dưỡng. Vì vậy, trong thức ăn lượng vitamin bổ sung
thường nhiều hơn nhu cầu thực tế nhằm bù đắp lượng mất đi do hòa tan trong
nước và phân hủy trong quá trình hấp thụ.
Chất khoáng
Giống như các động vật thủy sản khác, tôm chân trắng có thể hấp thụ
và bài tiết chất khoáng trực tiếp từ môi trường nước thông qua mang và bề mặt
cơ thể . Vì vậy, nhu cầu chất khoáng ở tôm chân trắng phụ thuộc nhiều vào
hàm lượng chất khoáng có trong môi trường sống (Vũ Thế Trụ, 2003).
2.1.4. Sinh trưởng
Theo Nguyễn Trọng Nho & ctv (2006), sinh trưởng của tôm chân trắng
bắt đầu từ khi trứng được thụ tinh cho đến khi tôm chết bao gồm nhiều thời kỳ
như: thời kỳ phôi, thời kỳ ấu trùng, thời kỳ ấu niên, thời kỳ thiếu niên, thời kỳ
sắp trưởng thành và thời kỳ trưởng thành. Chúng có khả năng tham gia sinh
sản, di cư và sống ở vùng biển sâu nơi có độ mặn cao và ổn định. Vòng đời
của tôm chân trắng khép kín liên tục từ lúc trứng đến lúc tham gia sinh sản và
đẻ trứng.
Theo Vũ Thế Trụ (2003) cho biết tôm chân trắng có thể đạt kích cỡ
thương phẩm sau 80-90 ngày nuôi và tôm cái thường lớn nhanh hơn tôm đực.
Về tốc độ tăng trưởng, tôm chân trắng có tốc độ tăng trưởng lên đến 3g/tuần
trong giai đoạn đầu đến khi đạt cỡ 20g trong điều kiện nuôi thâm canh (150
con/m
2
). Sau đó tốc độ tăng trưởng có thể chậm lại (1g/tuần) khi đạt kích cỡ
20g trở lên (đặc biệt đối với con đực). Trong điều kiện sinh thái tự nhiên, nhiệt
độ từ 30-32
o
C, độ mặn 20-40‰ từ tôm bột đến thu hoạch mất 180 ngày, cỡ

tôm thu trung bình 40g, chiều dài lên đến 14cm (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng

6
Lư, 2003). Mô hình nuôi tôm chân trắng công nghiệp với mật độ 90 con/m
2
độ
sâu 2m, độ mặn 20‰, đến tháng thứ 3 độ mặn hạ xuống 10-15‰, hàm lượng
oxy luôn giữ ở mức 5 ppm, nuôi 3-4 tháng đạt trọng lượng 30-40 con/kg. Nuôi
mật độ 100-150 con/m
2
với thức ăn công nghiệp 40-45% protein đến 100 ngày
sẽ đạt kích cỡ thương phẩm 40-60 con/kg (Nguyễn Khắc Hường, 2003).
2.2. Tình hình nuôi tôm chân trắng
2.2.1. Trên thế giới
Tôm chân trắng xuất hiện đầu tiên ở Florida vào năm 1973. Sau khi
được thử nghiệm thành công đã đưa vào nuôi thương mại chính thức ở
Panama (1976) và Nam-Trung Mỹ. Sau đó phát triển ở mức độ thâm canh ở
Hawaii, Hoa Kỳ, Trung và Nam Mỹ vào đầu những năm 1980. Từ thời gian
này, việc sản xuất kinh doanh ở Mỹ Latinh cho thấy một xu hướng tăng
nhanh. Do tình hình dịch bệnh, sản lượng tôm chân trắng từ 193.000 tấn năm
1998 giảm còn 143.000 tấn vào năm 2000 nhưng sau đó đã phục hồi và tăng
lên 270.000 tấn năm 2004. Tại Châu Á tôm chân trắng phát triển nhất ở Trung
Quốc, Đài Loan, Thái Lan với sản lượng lên đến 1.116.000 tấn năm 2004. Tuy
nhiên, do lo ngại về tình hình dịch bệnh nên một số quốc gia vẫn hạn chế việc
phát triển nuôi tôm chân trắng như Campuchia, Ấn Độ, Malaysia, Myanmar và
Philippines. Mặt dù Thái Lan và Indonesia đã cho phép tự do thương mại
nhưng cũng có những hạn chế. Tính đến thời điểm năm 2006, các nước đang
sản xuất tôm chân trắng chính là Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Brazil,
Ecuadorr, Mexico, Venezuela, Honduras, Guatemala, Nicaragua, Belize, Việt
Nam, Malaysia, Tawian PC, Thái Bình Dương hải đảo, Peru, Colombia, Costa

Rica, Panama, El Salvador, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Philippines, Campuchia,
Suriname, Saint Kitts, Jamaica, Cuba, Cộng hòa Dominican, Bahamas. Do đó,
về mặt sản lượng tôm chân trắng ngày càng chiếm thị phần rất lớn trong tổng
sản lượng nuôi tôm. Các quốc gia Châu Mỹ như Ecuador, Mexico,
Panama….là những nước có nghề nuôi tôm chân trắng từ lâu đời, trong đó
Ecuador là nước đứng đầu về sản lượng (FAO, 2006).
Trước đây, thông tin về tình hình dịch bệnh đặc biệt là hội chứng Taura
gây giảm sút về sản lượng nghiêm trọng ở các quốc gia Châu Mỹ đã tạo tâm lý
lo ngại cho các nhà quản lý ở các quốc gia có ý định nhập nội thử nghiệm và
phát triển nghề nuôi tôm chân trắng. Tuy nhiên những thành công của các
công trình nghiên cứu tạo đàn tôm sạch bệnh và cải thiện chất lượng di truyền
ở các quốc gia Châu Mỹ đã mở ra hy vọng cho việc duy trì và phát triển nghề
nuôi tôm chân trắng nói riêng và nghề nuôi tôm biển nói chung ở các vùng
sinh thái trên thế giới. Trung Quốc, Đài Loan, Indonesia, Philippines,

7
Malaysia đã tiến hành nhập và thuần hóa loài tôm chân trắng. Đi đầu là Trung
Quốc, họ đã nhập về nuôi tại tỉnh Sơn Đông. Năm 1998 sản xuất được 150
triệu giống thuần chủng, sạch bệnh. Năng suất nuôi bình quân 2 tấn/ha/vụ và
sẵn sàng chuyển giao công nghệ cho bất cứ quốc gia nào muốn nhập nuôi đối
tượng này (Bộ Thủy sản, 2008).
Trước năm 2003, các nước có sản lượng tôm nuôi lớn nhất thế giới như
Thái Lan, Trung Quốc, Inđônêxia, Ấn Độ chủ yếu nuôi tôm sú hay tôm bản
địa, nhưng sau đó đã tập trung phát triển mạnh đối tượng tôm chân trắng. Cụ
thể, sản lượng tôm chân trắng của Trung Quốc năm 2003 đạt 600 nghìn tấn
chiếm 76% tổng sản lượng tôm. Đến năm 2008 tôm chân trắng đạt sản lượng
1,2 triệu tấn trong tổng số 1,6 triệu tấn tôm nuôi. Inđônêxia nhập tôm chân
trắng về nuôi từ năm 2002 và năm 2005 đạt 40.000 tấn, năm 2007 là 120.000
tấn trong tổng sản lượng 320.000 tấn. Vào năm 2004, tôm chân trắng dẫn đầu
về sản lượng tôm nuôi, đóng góp trên 50% tổng sản lượng tôm nuôi trên thế

giới. Năm 2007, tôm chân trắng chiếm 75% tổng sản lượng tôm nuôi toàn cầu
và là đối tượng nuôi chính ở 3 nước châu Á (Trung Quốc, Inđônêxia, Thái
Lan). Ba nước này cũng chính là những quốc gia dẫn đầu thế giới về sản
lượng tôm chân trắng đặc biệt là Trung Quốc (Bộ NN&PTNT, 2013).
Nhìn chung sản lượng nuôi tôm chân trắng đã không ngừng tăng kể từ
năm 2000. Theo thống kê FAO, tổng sản lượng tôm chân trắng năm 2006 đạt
2,13 triệu tấn, tăng 15 lần so với năm 2000. Tôm chân trắng chiếm 31% tổng
sản lượng khai thác và nuôi trồng trên thế giới. Theo dự báo, sản lượng sẽ tiếp
tục tăng trong những năm tới do gần đây có nhiều nước đang đẩy mạnh phát
triển đối tượng nuôi mới này.
Hình 2: Thống kê sản lƣợng tôm chân trắng qua các năm (FAO, 2012)
Theo Bộ NN&PTNT (2009), tình hình nuôi tôm chân trắng trên thế giới
phát triển mạnh từ giai đoạn 1999-2006. Cụ thể ở các quốc gia như:

8
Trung Quốc là quốc gia có sản lượng tôm nuôi lớn nhất thế giới, chủ
yếu là tôm chân trắng. Năm 2006, sản lượng tôm chân trắng của nước này đạt
trên 1 triệu tấn chiếm gần 50% tổng sản lượng tôm thẻ chân trắng của thế
giới. Trong đó có đến 80% được tiêu thụ nội địa. Nhiều chuyên gia cho rằng,
trong 10-20 năm nữa, Trung Quốc có thể không cần xuất khẩu thủy sản mà
chuyển sang nhập khẩu thủy sản để đáp ứng nhu cầu trong nước.
Inđônêxia có 27 tỉnh nuôi tôm với tổng diện tích 150.500 ha. Trong đó,
nuôi tôm sú khoảng 93.500 ha và tôm chân trắng 57.000 ha. Năm 2006, sản
lượng tôm nuôi đạt 389.516 tấn và tôm chân trắng chiếm 2/3 tổng sản lượng.
Tôm là một trong 10 mặt hàng chủ lực thuộc chương trình xúc tiến xuất khẩu
của quốc gia này đến năm 2010. Để đạt mục tiêu trên chính phủ Inđônêxia đã
thực hiện một số biện pháp như cấp chứng nhận cho các trại ương, nuôi và xử
lý tôm sau thu hoạch đáp ứng quy chuẩn ứng xử nghề cá có trách nhiệm của
FAO.
Mặt hàng tôm chân trắng của Thái Lan đã chiếm ưu thế hơn so với tôm

sú về sản lượng kể từ năm 2004. Đến năm 2005, sản lượng tôm chân trắng ở
Thái Lan đạt 299.000 tấn trong khi tôm sú giảm mạnh chỉ còn 75.000 tấn. Đến
năm 2007, xuất khẩu tôm của Thái Lan đạt 2,15 tỉ USD. Do nguồn cung tăng
mạnh nên giá giảm đã khiến nhiều hộ nuôi qui mô nhỏ phá sản. Cục Nghề cá
Thái Lan đã lập kế hoạch cân đối sản lượng tôm chân trắng và tôm sú đến năm
2010 với tỉ trọng: tôm sú chiếm 30% và tôm chân trắng chiếm 70%.
Ấn Độ cũng giống như nhiều nước nuôi tôm sú khác đang chịu nhiều
khó khăn do phải cạnh tranh với tôm chân trắng. Sản lượng tôm sú nuôi của
nước này năm 2006 đạt 143.000 tấn, giá trị xuất khẩu trên 1,0 tỉ USD, chiếm
tới 55% tổng giá trị xuất khẩu. Ấn Độ đặt mục tiêu đạt 4 tỉ USD xuất khẩu
thủy sản vào năm 2010 và 6 tỉ USD vào năm 2015. Để đạt được mục tiêu trên
chính phủ Ấn Độ đã thúc đẩy các hoạt động nuôi trồng thủy sản đặc biệt là ưu
tiên cho nuôi ven biển và tôm là đối tượng quan trọng hàng đầu. Hiện nay,
tôm chiếm hầu hết tổng sản lượng nuôi ven biển và có đến 84% tổng xuất
khẩu tôm của quốc gia này là tôm nuôi.
Nguồn cung tôm cho thị trường thế giới trong thời gian tới vẫn tập
trung chủ yếu ở những nước trên bởi những nước này đều đã có những kế
hoạch cụ thể gia tăng sản lượng tôm nuôi. Sự chuyển dịch từ tôm sú sang tôm
chân trắng vẫn tiếp tục diễn ra nhất là ở Philippines, Ấn Độ và kể cả Việt
Nam. Tuy nhiên, các nước cũng có xu hướng đảm bảo một tỉ lệ hợp lý giữa
tôm sú và tôm chân trắng để loại bớt nguy cơ rủi ro bởi tôm sú được đánh giá
là có sự ổn định hơn so với tôm chân trắng.

9

Hình 3: Diễn biến sản lƣợng tôm sú và tôm chân trắng trên thế giới (Bộ NN&PTNT,
2009)
2.2.2. Việt Nam
Đầu những năm 2000, Việt Nam đã hạn chế phát triển loài tôm chân
trắng. Năm 2006, ngành thuỷ sản đã cho phép nuôi bổ sung tôm chân trắng tại

các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Thuận nhưng vẫn cấm nuôi tại khu vực đồng
bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đến đầu năm 2008, nhận thấy thị trường thế
giới đang có xu hướng tiêu thụ mạnh mặt hàng tôm chân trắng của Thái Lan,
Trung Quốc… dẫn đến sản phẩm tôm sú của Việt Nam bị cạnh tranh mạnh,
hiệu quả sản xuất thấp. Từ đó, Bộ NN&PTNT đã ban hành chỉ thị số 228/CT-
BNN&PTNT cho phép nuôi tôm chân trắng tại vùng ĐBSCL nhằm đa dạng
hoá sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu, giảm áp lực cạnh tranh, đáp ứng được nhu
cầu tiêu dùng trong và ngoài nước (Bộ NN&PTNT, 2009).
Từ khi đưa vào nuôi, sản lượng tôm chân trắng không ngừng gia tăng.
Trong năm 2003 Việt Nam đã sản xuất được 15.000 tấn đến năm 2005 Việt
Nam sản xuất được hơn 100.000 tấn tôm chân trắng. Theo số liệu năm 2006,
sản lượng tôm chân trắng đạt 150.000 tấn. Năm 2008, tổng diện tích nuôi tôm
nước lợ của 24 tỉnh ven biển đạt 369.094 ha với sản lượng thu hoạch 90.688
tấn. Trong khi đó, diện tích nuôi tôm chân trắng là 12.411 ha với tổng sản
lượng là 12.324 tấn. Do tôm chân trắng có nhiều ưu điểm hơn tôm sú là thời
gian nuôi ngắn, ít xảy ra rủi ro do vấn đề dịch bệnh trong khi lợi nhuận trên
1kg tôm hai loại là tương đương nhau nên người nuôi có xu hướng chuyển từ
đối tượng tôm sú sang tôm chân trắng. Trong khi đó, một phần lớn diện tích
nuôi tôm sú kém hiệu quả. Khánh Hòa là tỉnh có tốc độ tăng diện tích nuôi

10
tôm chân trắng nhanh nhất. Năm 2008, diện tích nuôi tôm chân trắng ở đây chỉ
có 900 ha thì sang năm 2009 đã tăng đến 3.100 ha. Tại thành phố Đà Nẵng
tôm chân trắng cũng đã nhanh chóng chiếm lĩnh hầu hết diện tích nuôi. Nếu
như năm 2008, trên địa bàn Đà Nẵng có 120 ha nuôi tôm sú thì sang năm 2009
diện tích nuôi tôm sú chỉ còn 17 ha. Trong khi đó diện tích nuôi tôm chân
trắng của năm 2008 chỉ có 25 ha và đã tăng vụt đến 151 ha trong năm 2009
(FAO, 2012).
Cuối năm 2012, cả nước có 185 cơ sở sản xuất giống tôm chân trắng,
sản xuất được gần 30 tỷ con. Tính đến tháng 5 năm 2013 cả nước có 103 cơ sở

sản xuất giống tôm chân trắng và cung cấp cho thị trường 3,5 tỷ con. Số trại
sản xuất tôm chân trắng và tôm sú chủ yếu tập trung tại các tỉnh Nam Trung
Bộ. Trong đó các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hoà và Phú Yên
chiếm khoảng 40% trong tổng số trại sản xuất giống tôm của cả nước (tương
đương với 623 trại). Bên cạnh đó, các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang
cũng là những địa phương sản xuất tôm chân trắng cung cấp lượng lớn tôm
giống cho thị trường. Tuy nhiên, chất lượng tôm giống hiện nay không mang
lại hiệu quả cao. Tại những cơ sở có uy tín, con giống được tiêu thụ tốt, giá
cao. Nửa đầu năm 2013, giá tôm giống nhìn chung ổn định tại các tỉnh phía
Nam. Song, tại các tỉnh phía Bắc như Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định do
chi phí vận chuyển tăng cao dẫn đến giá tôm giống cũng tăng lên. Giá giống
tôm chân trắng dao động trong khoảng 80-90 đồng/con. Từ một số mô hình
nuôi thành công, tôm chân trắng đang ngày càng được các hộ nuôi trồng thuỷ
sản quan tâm phát triển. Năm 2012, trong khi diện tích thả giống tôm sú đạt
619.400 ha giảm 7,1% so với năm 2011 và sản lượng thu hoạch 298.600 tấn,
giảm 6,5% so với năm 2011 thì diện tích thả giống tôm chân trắng tăng 15,5%
(xấp xỉ 38.200 ha) và sản lượng thu hoạch tăng 3,2%, đạt 177.800 tấn. Tình
hình diễn ra tương tự với 7 tháng đầu năm 2013 trong khi diện tích thả giống
tôm sú giảm chỉ đạt 560.000 ha bằng 94,4% mức cùng kỳ năm ngoái và sản
lượng thu hoạch là 85.000 tấn bằng 80% mức cùng kỳ năm ngoái thì diện tích
thả giống tôm chân trắng tăng đạt xấp xỉ 24.000 ha bằng 116% so với cùng kỳ
năm ngoái, sản lượng thu hoạch là 30.000 tấn gần bằng 142% mức cùng kỳ
năm 2012 (Bộ NN&PTNT, 2013).
Tuy nhiên tính đến giai đoạn hiện nay thì tình hình nuôi tôm nước lợ
gặp nhiều khó khăn. Nhiều loại bệnh lạ xuất hiện như: hội chứng Taura, hội
chứng chết sớm (IMS), hoại tử gan tụy cấp tính, đầu vàng, đốm trắng và lây
lan trên diện tích rộng gây thiệt hại rất lớn cho quá trình sản xuất. Năm 2012,
cả nước có đến 106.000 ha diện tích nuôi tôm nước lợ bị thiệt hại. Đến tháng 7
năm 2013, cả nước có khoảng 100.776 ha diện tích thả nuôi tôm nước lợ bị


11
thiệt hại, trong đó diện tích thả nuôi tôm chân trắng chiếm 17% về diện tích
(Bộ NN&PTNT, 2013).
Theo hướng phát triển của thế giới với tốc độ tăng trưởng bình quân
sản lượng tôm trên thế giới giai đoạn 1990-2006 là 21%, tôm sú là 30% thì
tôm chân trắng tăng mạnh 42%. Từ năm 2006 trở đi hầu hết các nước trên thế
giới chuyển sang nuôi tôm chân trắng cho thấy rằng hiện nuôi tôm chân trắng
ở các quốc gia trên thế giới rất mạnh. Theo Tổng cục thủy sản (2012) thống kê
Việt Nam đã trở thành một trong những nước có sản lượng tôm nuôi lớn nhất
thế giới. Những loài tôm được nuôi chính và có giá trị kinh tế ở Việt Nam hiện
nay là tôm sú, tôm chân trắng và tôm càng xanh.
2.2.3. Đồng bằng sông Cửu Long
Theo Trương Hoàng Minh (2010) đồng bằng sông Cửu Long có tổng
diện tích mặt nước đạt trên 1.366.340 ha. Trong đó, diện tích nuôi trồng thủy
sản nước lợ là 886.249 ha chiếm 80% tổng diện tích nuôi và sản lượng nuôi
trồng thủy sản và đứng hàng thứ 3 trên thế giới chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ.
Bên cạnh đó, nơi đây còn được xem là vùng nuôi tôm nước lợ chủ yếu
của cả nước với tổng diện tích thả nuôi là 595.723 ha đạt sản lượng 358.477
tấn (chiếm 90,61% diện tích và 75,2% sản lượng nuôi tôm cả nước). Trong đó
diện tích nuôi tôm sú là 579.997 ha với sản lượng 280.647 tấn (chiếm 93,6%
diện tích, 94% sản lượng tôm sú cả nước) và diện tích nuôi tôm chân trắng là
15.727 ha sản lượng đạt 77.830 tấn (chiếm 41,2% diện tích, 42% sản lương
tôm chân trắng nuôi cả nước) (Tổng cục Thủy Sản, 2012).
Đầu năm 2008, nhận được chỉ thị cho phép đồng bằng sông Cửu Long
được nhập nuôi và sản xuất giống tôm chân trắng. Với những tiềm năng về khí
hậu, cơ sở hạ tầng, truyền thống nuôi tôm sú thâm canh cùng diện tích ao nuôi
tôm sú bị suy thoái kém hiệu quả được cải tạo lại để nuôi tôm chân trắng. Cho
đến hiện tại, nghề nuôi tôm chân trắng đang phát triển mạnh mẽ ở các tỉnh
thành như Cà Mau, Bạc Liêu, Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang…(Bộ
NN&PTNT, 2013).

2.3. Yêu cầu về chất lƣợng nƣớc đối với tôm chân trắng (L. vanamei)
Nhiệt độ
Nhiệt độ chính làm cho các thủy vực nóng lên chủ yếu là từ năng lượng
ánh sáng mặt trời và ngoài ra cũng từ quá trình oxy hóa các vật chất hữu cơ có
trong thủy vực nhưng phần nhiệt này sinh ra không đáng kể vì không có khả
năng làm cho thủy vực nóng lên. Theo Trương Quốc Phú (2006) khoảng chịu
đựng nhiệt độ của thủy sinh vật nhiệt đới từ 20-35
o
C, nhiệt độ tối ưu cho sinh

12
trưởng là 25-30
o
C. Đối với tôm chân trắng chúng có khả năng thích ứng trong
khoảng nhiệt độ dao động từ 18-37
o
C và phát triển tốt trong khoảng 23-30
o
C
(Trần Viết Mỹ, 2009).
pH
pH là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sinh lý sinh trưởng của sinh vật.
pH tốt nhất cho sinh vật là 6-9 nếu pH nằm ngoài khoảng này sẽ làm cho sinh
vật chậm tăng trưởng, không sinh sản hoặc chết (Boyd et al., 2001). Theo
Trương Quốc Phú (2006) thì khoảng pH thích hợp cho nuôi thủy sản từ 6,5-9
thấp hơn hoặc cao hơn ngưỡng này đều không có lợi cho đời sống của sinh
vật. Theo Chanratchakool et al. (1995) pH dao động trong khoảng 7,5-8,5 là
thích hợp cho sự phát triển của tôm. Đối với các loài tôm biển thì khoảng pH
thích hợp là 7-9 (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004). pH trong
khoảng 8,0±0,3 và dao động giữa ngày và đêm không quá 1 đơn vị là thích

hợp cho ương nuôi tôm chân trắng (Trung tâm khuyến nông Thành phố Hồ
Chí Minh, 2009).
Oxy hòa tan (DO)
Oxy (O
2
) là chất khí rất cần thiết cho quá trình hô hấp của thủy sinh vật.
Khi nhiệt độ càng cao thì hàm lượng oxy bão hòa càng giảm. Bên cạnh đó nó
được xem là yếu tố giới hạn đầu tiên của môi trường ao nuôi thủy sản. Hàm
lượng oxy hòa tan trong ao có đến 70% tiêu hao cho hô hấp của sinh vật đáy
và sự oxy hóa các hợp chất hữu cơ. Lượng oxy tiêu tốn cho quá trình hô hấp
của tôm chỉ có 20% (Wang et al., 2000). Theo Trương Quốc Phú (2006) khả
năng thích ứng của sinh vật trong khoảng O
2
dao động từ 4-8 mg/L. Đối với
tôm chân trắng khoảng DO thích ứng nhất từ 5-6 mg/L (Boyd, 2003).
Nhu cầu oxy hóa học (COD-Chemiacal oxygen Demand)
Hàm lượng COD trong ao nuôi thủy sản nói chung tốt nhất từ 0-50
mg/L. Hàm lượng COD vượt trên ngưỡng này không thuận lợi cho các đối
tượng thủy sản vì ao giàu dinh dưỡng, tảo phát triển mạnh (Trương Quốc Phú,
2006). Theo tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia năm 2008 về chất lượng nước biển
ven bờ của vùng nuôi thủy sản thì hàm lượng COD tối đa là 3 mg/L. Trong
quá trình nghiên cứu về sự biến động COD khi nuôi ở mật độ cao (35 com/m
2
)
có hàm ượng cao gấp 3,6 lần so với mật độ 25 con/m
2
do thức ăn dư thừa và
chất thải của tôm trong suốt thời gian nuôi (Nguyễn Văn Mạnh và Bùi Thị
Nga, 2011). Theo Phạm Thị Tuyết Ngân (2010) hàm lượng COD và DO tương
quan nghịch với nhau, COD càng cao thì DO càng giảm. Vì vậy, trong ao nuôi

tôm nên khống chế hàm lượng COD dưới 20 mg/L (Boyd et al., 2001).

13
Độ cứng tổng cộng
Độ cứng trong nước là số đo chỉ hàm lượng các chất khoáng hòa tan
trong nước chủ yếu là các muối có chứa Ca
2+
và Mg
2+
. Theo Trương Quốc
Phú (2006) trong ao nuôi độ cứng thích hợp cho cá trong khoảng từ 20-150
mg/L, đối với tôm độ cứng thích hợp từ 800-2000 mg/L. Độ cứng quá cao
(trên 3000 mg/L) sẽ làm cho tôm khó lột vỏ giảm sự tăng trưởng của tôm nuôi.
Độ kiềm tổng cộng
Theo Chanratchakool et al., (1995) độ kiềm của nước là số đo tổng của
Carbonate (CO
3
) và Bicarbonat (HCO
3
), chúng có vai trò quan trọng trong
nước thông qua việc làm giảm sự biến động của pH. Theo Ong Mộc Quý và
ctv (2010) độ kiềm từ 40 mgCaCO
3
/L trở lên không ảnh hưởng đến quá trình
tăng trưởng như chiều dài, khối lượng, tốc độ tăng trưởng hằng ngày và tỷ lệ
sống của tôm chân trắng trong môi trường nước có độ mặn 4‰. Đối với các
loài tôm biển, chúng sống tốt trong nước có độ kiềm cao từ 80-140
mgCaCO
3
/L (Theo Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004).

Tổng chất rắn lơ lửng (TSS-Total Suspended Solids)
Theo Lawson (1995) hàm lượng TSS thích hợp trong ao nuôi thủy sản
là phải nhỏ hơn 80 mg/L. Tuy nhiên, Boyd và Gautier (được trích dẫn bởi
Ferreia, 2009) cho rằng hàm lượng vật chất lơ lửng trong ao nuôi các loài tôm
biển ở mức tối đa là 100 mg/L. Kết quả nghiên cứu của Võ Thành Toàn và
Nguyên Thanh Long (2008) báo cáo rằng hàm lượng TSS trong ao nuôi tôm
sú thâm canh dao động trong khoảng 110,8-611,5 mg/L và tác giả củng cho
rằng hàm lượng vật chất lơ lửng biến động không theo quy luật nào mà nó phụ
thuộc vào điều kiện thời tiết. Hàm lượng TSS tối ưu cho sinh vật phát triển
trong khoảng 25-100 mg/L, thấp hơn hoặc cao hơn ngưỡng này đều không
thích hợp cho ao nuôi. Theo Phan Thị Cẩm Tú (2012) nghiên cứu về hiệu quả
sử dụng chế phẩm vi sinh lên tôm chân trắng (Litopenaeus vanamei) trong ao
nuôi thâm canh cho thấy hàm lượng TSS dao động từ 71,7-206 mg/L trung
bình đạt ở mức 139±44,3 mg/L.
Nitrite (NO
2
-
)
Trong thủy vực NO
2
-
được tạo ra từ quá trình nitrate hóa hay phản
nitrate hóa nhờ vào hoạt động của nhóm vi khuẩn nitrosomonat và nitrobacter
(Trương Quốc Phú, 2006). NO
2
-
là dạng đạm gây độc đối với hầu hết các loài
động vật thủy sinh. Tính độc của NO
2
-

trong thủy vực giảm khi nhiệt độ và O
2

trong thủy vực cao vì NO
2
-
sẽ chuyển thành NO
3
-
là dạng đạm không độc.
Theo Schwedler (1985) được trích dẫn bởi Trương Quốc Phú (2006) một số

14
nhân tố sau đây sẽ ảnh hưởng tới độ độc của NO
2
-
như: hàm lượng Chloride,
pH, kích cỡ cá, tình trạng dinh dưỡng, sự nhiễm bệnh hàm lượng O
2
hòa
tan…vì thế mà khó có thể xác định được nồng độ gây chết hay nồng độ an
toàn của NO
2
-
trong nuôi trồng thủy sản. Theo Chen và Chin (1998) giới hạn
NO
2
-
không gây độc đối với tôm sú là nhỏ hơn 4 mg/L. Trong bể nuôi tôm sú
hàm lượng NO

2
-
dao động trong khoảng 0,08-2,4 mg/L (Phạm Thị Tuyết Ngân
và Trương Quốc Phú, 2010).
Tổng đạm Ammonia (TAN-Total Ammonia Nitrogen)
TAN là tham số bao gồm khí NH
3
và ion NH
4
+
, trong nước NH
3
là chất
khí cực độc đối với thủy sinh vật. Tuy nhiên, NH
3
dễ bay hơi theo quạt nước
hay bong khí và chuyển thành NH
4
+
(không độc) khi có nguồn oxy hòa tan dồi
dào (Charanchakool et al., 1995). Theo Hargreaves và Tucker (trích dẫn bởi
Tăng Minh Khoa, 2008) TAN chỉ có NH
3
gây độc cho ấu trùng tôm khi pH và
nhiệt độ cao. Trong điều kiện pH dao động từ 7,5-8 và nhiệt độ từ 26-29
o
C thì
hàm lượng NH
3
chưa chiếm đến 8% TAN. Hàm lượng TAN chỉ gây độc cho

thủy sinh vật khi pH lớn hơn 8,5 và nhiệt độ trên 28
o
C. Theo Boyd et al.
(2002) thì TAN trong ao nuôi tôm phải lớn hơn 3 mg/L. Trong bể nuôi tôm sú
thâm canh TAN dao động trong khoảng 0,01-5,89 mg/L (Phạm Thị Tuyết
Ngân và Trương Quốc Phú, 2010).
Lân hòa tan (PO
4
3-
)
Lân là yếu tố dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển của thủy sinh
vật. Trong nước không có lân thì thực vật bậc cao và nguyên sinh động vật sẽ
không phát triển. Boyd et al. (1998) cho rằng trong ao nuôi khi cho động vật
thủy sản sử dụng thức ăn có chứa lân sẽ giúp tăng sức sản xuất của thực vật
thủy sinh và hàm lượng PO
4
3-
thích hợp cho ao nuôi dao động từ 0,005-0,02
mg/L. Nguyễn Đức Hội (2000) cho rằng hàm lượng lân hòa tan thích hợp cho
ao nuôi tôm là 0,5 mg/L. Đối với thủy sinh vật hàm lượng PO
4
3-
thích hợp là
từ 1-3 mg/L, thấp hơn hoặc cao hơn ngưỡng này sẽ không có lợi cho thực vật
thủy sinh (Trương Quốc Phú, 2006).
2.4. Tình hình nghiên cứu về tinh dầu thiết yếu
2.4.1. Sơ lược về thành phần hóa học, hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm và
hoạt tính chống oxy hóa của tinh dầu thiết yếu
Với sự phát triển vượt bậc của khoa học và công nghệ thì từ lâu con
người đã biết đến và tìm hiểu về tinh dầu thiết yếu đồng thời áp dụng các loại

tinh dầu thiết yếu này vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống như: y
học, hóa học, dược phẩm, mỹ phẩm,…. nhằm mục đích chống lại quá trình

15
oxy hóa. Mặt dù các chất phụ gia này chưa được đánh giá cao về mức độ an
toàn khi sử dụng tuy nhiên con người đã trang bị sẵn những hiểu biết và kiến
thức cơ bản về các chất chống oxy hóa. Với những đóng góp về quá trình
nghiên cứu, người ta đã từng bước bào chế ra được các hợp chất chống oxy
hóa có nguồn gốc từ tự nhiên tiện lợi và an toàn hơn để phục vụ cho nhu cầu
xã hội phát triển như hiện nay. Trên cơ sở lý thuyết về mặt sinh học và y học
cho biết các gốc tự do ở các phản ứng oxy hóa trong cơ thể người nói chung
và động vật nói riêng có liên quan đến một số bệnh như: tim mạch, ung thư,
thoái hóa dây thần kinh,… Bắt nguồn từ các nghiên cứu về các chất tự do nói
trên, các nhà khoa học đã xác nhận rằng một số loại thực phẩm giàu chất
chống oxy hóa như: các loại trái cây, rau xanh, ngũ cốc và các loại thảo
mộc,… và đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc ngăn ngừa các bệnh có
nguồn gốc từ quá trình oxy hóa trong cơ thể.
Những đánh giá hiện nay cho thấy việc sử dụng các loại tinh dầu thiết
yếu vào trong cuộc sống ngày càng trở nên phổ biến. Cho đến những năm gần
đây một số nhà khoa học đã bắt đầu nghiên cứu về các hoạt tính của tinh dầu
mà chủ yếu là hương vị và hương thơm hóa học của chúng trên các mặt hàng
thực phẩm hương liệu, đồ uống và một số hàng hóa khác. Một vài nghiên cứu
cá nhân của các nhà khoa học khác nhau cũng công bố về hoạt động chống
oxy hóa của các loại tinh dầu thiết yếu nhưng những đánh giá và so sánh
không toàn diện. Từ đó cho thấy, hoạt động chống oxy hóa của các loại tinh
dầu từ các loại thực vật khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau và có thể tìm thấy
trong các tài liệu khoa học. Một nghiên cứu được tiến hành nhằm so sánh đánh
giá các đặc tính chống oxy hóa trong tổng số 248 loại tinh dầu thiết yếu bằng
phương pháp loại bỏ gốc khử tự do sắc ký khí/khối lượng phổ. Kết quả 7%
của các thử nghiệm về tinh dầu thiết yếu đã tìm thấy có chất chống oxy hóa

hoạt động rất mạnh. Trong đó có 60 loại tinh dầu thiết yếu được kích hoạt với
nồng độ 100mg/L, 27 loại tinh dầu thiết yếu hoạt động ở nồng độ 25mg/L và
17 loại tinh dầu thiết yếu hoạt động ở nồng độ 5mg/L. Tuy nhiên, hoạt động
chống oxy hóa diễn ra mạnh khi chúng được liên kết với các loại hóa chất nhất
định (Saleh et al., 2010).

16


Hình 4: Cấu trúc hóa học của các hợp chất đƣợc ly trích từ một số loại tinh dầu thiết
yếu khác nhau
Một số loại tinh dầu thiết yếu từ các loài thực vật Colombia được thu
bằng cách Hydrodistillation (chưng cất hydro) hoặc Hydrodistillation hỗ trợ lò
vi sống của tổng thân, lá và hoa được phân tích bằng kỹ thuật quang phổ sắc
ký khối lượng. Khả năng gây độc của các loại tinh dầu thiết yếu được đánh giá
bằng cách sử dụng thực nghiệm khảo sát tôm ngâm nước muối và hoạt động
chống oxy hóa được đo lường dựa vào mức độ các chất acid có phản ứng
Thiobarbituric trên gan chuột gây ra bởi Fe
2+
/H
2
O
2
. Chất chống oxy hóa của 5
tinh dầu cho thấy khả năng gây độc cao (LC
50
<10 μg/mL) ở thực nghiệm tôm
ngâm nước muối. Các tinh dầu Ocotea sp, Tagetes Lucida và Lippia alba
(Geranial chemotype) cho thấy khả năng chống oxy hóa cao nhất có ý nghĩa là
nồng độ hiệu quả (EC

50
) với các giá trị tương ứng là 31,1; 37,9 và 94,9
μg/mL. Các thành phần chính tương ứng trong những loại tinh dầu này là α-
pinen (42%), estragole (95,7%) và geranial (30,4%). Tinh dầu Elettaria
cardamomun và Lippia alba (Carvone chemotype – từ Tolima) cho thấy các
hoạt động chống oxy hóa trung bình. EC
50
với các giá trị tương ứng là 130,5
và 174,4 μg/mL. Tinh dầu từ Minthostachys Mollis, Lippia alba (Carvone
chemotype – từ Cundinamarca) và Piper sanctifelisis không cho thấy hoạt tính
chống oxy hóa (EC
50
>100 μg/mL) (Olivero-Verbel et al., 2009).
Bên cạnh đó Phenolic là chất chống oxy hóa tự nhiên được biết đến là
hợp chất quan trọng trong việc ổn định và chống lại quá trình oxy hóa.
Phenolic được phân loại thành các nhóm như: nhóm lipophilic, tocopherols;

17
nhóm ưa nước bao gồm cả phenolics đơn giản, axit phenolic, anthocyanins,
flavonoids và tannin. Trong đó, tinh dầu từ trái ô liu (Olea Europea L.) là loại
dầu cung cấp nguồn phenolic thiên nhiên phong phú bao gồm tocopherols và
các hợp chất phenolic khác. Nó không chỉ giúp chống lại quá trình oxy hóa mà
còn góp phần vào việc sản xuất hương liệu (dầu hương). Hiện nay, nghiên cứu
về tiềm năng chống lại quá trình oxy hóa của các hợp chất phenolic ô liu đã
được phân tích rộng rãi (Maestri et al., 2005). Lượng phenolics trong dầu ô liu
nguyên chất nằm trong khoảng từ 150-700 mg/kg tùy thuộc nhiều vào các điều
kiện như: sự trưởng thành, trái cây, môi trường, điều kiện và phương pháp
khai thác. Ngoài ra, phenolics trong trái ô liu được đặc trưng bởi sự hiện diện
của một số secoiridoid hợp chất có nguồn gốc từ hydroxyphenylethanol-p (p-
HPEA, hoặc tyrosol) và 3-4 dihydroxyphenylethanol (3,4-DHPEA, hoặc

hydroxytyrosol). Tầm quan trọng của 3,4-DHPEA và các dẫn xuất (3,4-
DHPEA-EA và 3,4-DHPEA-EDA) là các hợp chất chống oxy hóa tích cực
nhất trong các loại dầu ô liu đã được chứng minh bởi các tác giả khác nhau.
Bên cạnh đó các hợp chất phenolics còn có trong các loại hạt như: Walnut
(Juglans regia L.) hay còn gọi là hạt óc chó. Chúng chứa khoảng 70% lượng
dầu không bão hòa là các axit béo không no Linoleic và Linolenic. Điều này
chứng tỏ rằng lượng dầu không bão hòa nói trên có khả năng chống lại quá
trình oxy hóa. Bên cạnh đó hàm lượng tocopherols trong hạt óc chó thấp hơn
ngược lại thì hàm lượng polyphenolic cao hơn trong vỏ hạt và da lót của hạt
(Li et al., 2007).
Bên cạnh đó, tinh dầu được chiết xuất từ Mentha longifolia (L.
Hudson). Loài cây này có nguồn gốc từ Châu Âu, Trung Á và Úc. Nó được sử
dụng như thuốc tống hơi, thuốc dễ tiêu, thuốc kích thích và làm hương liệu.
Thành phần hóa học của tinh dầu được xác định bằng phương pháp GC và
GC-MS. Các hợp chất chính trong dầu bao gồm: Stran-dihydrocarvone
(23,64%), Cis-dihydrocarvone (15,68%) và piperitone (17,33%). Nồng độ ức
chế tối thiểu (MIC) và nồng độ diệt nấm tối thiểu (MFC) được ghi lại bằng
cách sử dụng phương pháp pha loãng. Ở nồng độ 10μl/mL cho thấy hoạt động
diệt nấm chống lại loài Asperillus Fusarium, Penicillium funiculosum và
Trichoderma viride. Nồng độ 5μl/mL chống lại hiệu quả với loài
Trychophyton menthagrophytes và men Candida albicans. Nhất là
micromycetes nhạy cảm như: Cladosporium fulvum, C. Cladoporium
cladoporioides và Penicillium ochrochloron với nồng độ là 2,5μl/mL và gây
tử vong cao. Các hoạt động chống oxy hóa của tinh dầu được đánh giá bằng
phương pháp loại bỏ gốc tự do 2,2-diphenyl-picrylhydrazyl (DPPH
*
). Tinh
dầu của M. Longifolia có thể làm giảm các gốc tự do DPPH
*
thành DPPH

*
-H,

×