Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

so sánh bệnh tích mủ tử cung và bệnh viêm tử cung bằng cách chẩn đoán dựa vào thời gian phát bệnh, triệu chứng và bệnh tích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 55 trang )





PHAN NGỌC THIÊN THƯ



SO SÁNH BỆNH TÍCH MỦ TỬ CUNG VÀ BỆNH
VIÊM TỬ CUNG BẰNG CÁCH CHẨN ĐOÁN
DỰA VÀO THỜI GIAN PHÁT BỆNH,
TRIỆU CHỨNG VÀ BỆNH TÍCH


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH THÚ Y










TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Cần Thơ, 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG






LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH THÚ Y



Tên đề tài:
SO SÁNH BỆNH TÍCH MỦ TỬ CUNG VÀ BỆNH
VIÊM TỬ CUNG BẰNG CÁCH CHẨN ĐOÁN
DỰA VÀO THỜI GIAN PHÁT BỆNH,
TRIỆU CHỨNG VÀ BỆNH TÍCH



Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
ThS. Nguyễn Văn Biện Phan Ngọc Thiên Thư
MSSV: 3092642
Lớp: Thú y 35




Cần Thơ, 2013
i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Luận văn kèm theo đây, với tên đề tài là “SO SÁNH BỆNH TÍCH MỦ
TỬ CUNG VÀ BỆNH VIÊM TỬ CUNG BẰNG CÁCH CHẨN ĐOÁN DỰA
VÀO THỜI GIAN PHÁT BỆNH, TRIỆU CHỨNG VÀ BỆNH TÍCH” do sinh
viên Phan Ngọc Thiên Thư, lớp Thú Y K35 thực hiện và báo cáo được Hội
đồng chấm luận văn thông qua.



Cần Thơ, ngày… tháng….năm… Cần Thơ, ngày….tháng….năm….
Duyệt Bộ môn Duyệt cán bộ hướng dẫn











Cần Thơ, ngày….tháng….năm….
Duyệt khoa Nông Nghiệp & SHƯD




ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu,
kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.


Tác giả luận văn



Phan Ngọc Thiên Thư
iii

LỜI CẢM ƠN

Qua hơn 4 năm học tập trên giảng đường và 3 tháng thực hiện đề tài tốt
nghiệp đã cho tôi những trải nghiệm và cảm xúc quý giá mà gia đình, thầy cô,
bạn bè đem đến. Nếu không có sự ủng hộ từ phía gia đình, sự giúp đỡ tận tình
từ quý thầy cô và những sẻ chia của bạn bè trang lứa tôi không có được bài
luận văn tốt nghiệp này cũng như tôi của ngày hôm nay.
Đầu tiên tôi gửi lời biết ơn sâu nặng đến cha mẹ là người đã đem tôi đến
cuộc đời này và nuôi dưỡng tôi bằng những tình cảm gia đình ngọt ngào nhất.
Và tôi xin trân trọng gửi lời cám ơn đến:
Thầy Nguyễn Văn Biện đã hết lòng hướng dẫn, truyền đạt kiến thức để
tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.
Thầy Nguyễn Văn Khanh đã tận tình chỉ dạy tôi trong quá trình thực hiện
đề tài này.

Các quý thầy cô đã dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời
gian học tại giảng đường đại học.
Chị Trần Thị Thảo, anh Trương Phúc Vinh, anh Diệp Trường Khang
cùng các anh chị em làm việc tại Bệnh xá Thú Y trường Đại Học Cần Thơ đã
nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi có thể hoàn thành tốt công
việc học tập của mình.
Những người bạn của tôi đã luôn luôn chia sẻ, động viên, giúp đỡ tôi
những khi tôi gặp khó khăn trong học tập và trong cuộc sống.
Xin chân thành biết ơn và kính chúc cha mẹ, quý thầy cô và bạn bè được
dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và đạt được thật nhiều thành công trong cuộc
sống.


iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ii
LỜI CẢM ƠN iii
MỤC LỤC iv
DANH SÁCH HÌNH vi
DANH SÁCH BẢNG vii
TÓM TẮT viii
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2
2.1 CẤU TẠO CƠ QUAN SINH DỤC CH CÁI 2
2.1.1 Cấu tạo đại thể 2
2.1.2 Cấu tạo mô học 3
2.1.3 Một số hình thái nội mạc sừng tử cung 5
2.2 CHU KỲ ĐỘNG DỤC CỦA CHÓ CÁI 7
2.3 BỆNH VIÊM TỬ CUNG CẤP TÍNH 8

2.3.1 Nguyên nhân 9
2.3.2 Triệu chứng 9
2.3.3 Chẩn đoán 9
2.3.4 Điều trị 9
2.4 BỆNH TÍCH MỦ TỬ CUNG 10
2.4.1 Nguyên nhân 10
2.4.2 Sinh bệnh học 10
2.4.3 Bệnh tích 11
2.4.4 Triệu chứng 11
2.4.5 Chẩn đoán 12
2.4.6 Điều trị 12
2.5 BỆNH VIÊM ÂM ĐẠO 13
2.5.1 Nguyên nhân 13
2.5.2 Triệu chứng 13
v

2.5.3 Chẩn đoán 13
2.5.4 Điều trị 13
2.6 MỘT SỐ TÌNH TRẠNG SINH SẢN BẤT THƯỜNG 13
2.6.1 Mất thai và sẩy thai sớm 13
2.6.2 Đẻ khó 14
2.6.3 Sót nhau và thai chết lưu 14
Chương 3: NỘI DUNG – PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN VÀ PHƯƠNG
PHÁP TIẾN HÀNH 15
3.1. Nội dung 15
3.2. Phương tiện thực hiện 15
3.3. Phương pháp tiến hành 16
3.4. Các chỉ tiêu phân loại bệnh tích 17
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 18
4.1. Mẫu tử cung chó khoẻ: 19

4.2 Mẫu tử cung chó có thai 20
4.3 Một số ca bệnh 21
4.4 Kết quả tỉ lệ khảo sát 25
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
PHỤ CHƯƠNG I 31
PHỤ CHƯƠNG II: MỘT SỐ HÌNH ẢNH 43
PHỤ CHƯƠNG III: PHIẾU ĐIỀU TRA BỆNH 44
vi

DANH SÁCH HÌNH

Hình 2.1: Cấu tạo đại thể tử cung chó 3
Hình 2.2 : Mô tả cấu trúc mô học tử cung giai đoạn trước động dục 4
Hình 2.3: Vi thể sừng tử cung chó giai đoạn trước động dục 6
Hình 2.4: Vi thể sừng tử cung chó giai đoạn động dục 6
Hình 2.5: Vi thể sừng tử cung chó giai đoạn sau động dục 7
Hình 2.6: Vi thể sừng tử cung chó giai đoạn không động dục 7
Hình 4.1: Đại thể tử cung bình thường 20
Hình 4.2: Biểu mô phủ nội mạc tử cung chó bình thường 20
Hình 4.3: Sừng tử cung chó có thai 20
Hình 4.4: Tuyến tử cung chó có thai 21
Hình 4.5: Bệnh tích tử cung chó bị viêm, chứa thai chết lưu 21
Hình 4.6: Biểu mô phủ nội mạc tử cung hư thai 21
Hình 4.7: Tử cung bị viêm 22
Hình 4.8: Biểu mô tuyến hình trụ vuông 22
Hình 4.9: Tử cung tích mủ 23
Hình 4.10:Tăng sinh lớp biều mô và có bạch cầu trong lớp đệm 23
Hình 4.11: Tử cung tích mủ 23
Hình 4.12: Biểu mô tuyến thoát hoá dẹt, tích tương dịch 24

Hình 4.13: Bệnh tích đại thể viêm và tích mủ 24
Hình 4.14: Bạch cầu trong mạch máu 25
Hình 4.15: Bạch cầu nằm trong áo cơ 25



B
C
vii

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 4.1 Tỉ lệ các trường hợp chẩn đoán lâm sàng 18
Bảng 4.2 Tỉ lệ các bệnh tích đại thể 18
Bảng 4.3 Tỉ lệ chó bị bệnh theo lứa tuổi 26
Bảng 4.4 Tỉ lệ chó bị bệnh theo lứa đẻ 26
Bảng 4.5 Tỉ lệ chó bị bệnh theo tiêm ngừa thai 27






viii

TÓM TẮT

Bệnh sinh sản ở chó cái rất phổ biến và thường thấy nhất là bệnh tích mủ
tử cung và bệnh viêm tử cung, hai bệnh này có nhiều yếu tố giống nhau nhưng
thực tế có thể phân biệt và nên tìm ra cách phân biệt để có phương pháp điều

trị phù hợp, từ mục đích đó chúng tôi thực hiện đề tài “So sánh bệnh tích mủ
tử cung và bệnh viêm mủ tử cung trên chó bằng cách chẩn đoán dựa vào
thời gian phát bệnh, triệu chứng lâm sàng và bệnh tích” được thực hiện từ
tháng 8/2013 đến 11/2013 tại Bệnh xá Thú Y trường Đại học Cần Thơ.Để
phân biệt hai bệnh này đầu tiên chó được khảo sát phải xác định được thời
điểm phát bệnh sau khi lên giống hay sau khi đẻ, xảy thai, sót nhau, thai chết
lưu, phối giống nhiều lần… sau đó quan sát những triệu chứng lâm sàng chung
như: bụng to, tiết dịch đường sinh dục, sốt, ói mửa, mệt mỏi, khát nước…cuối
cùng là quan sát bệnh tích đại thể và vi thể của hai bệnh này. Trong 31 mẫu
khảo sát thì có 20 mẫu bệnh gồm: 6 mẫu trường hợp chó bị tích mủ tử cung
với tử cung tích đầy mủ, thành mỏng, mạch máu trên thành hiện rõ; 7 mẫu chó
bị viêm tử cung thì thành tử cung dày và không thấy mạch máu; bên cạnh đó
còn 7 trường hợp mẫu tích mủ có viêm với bệnh tích thành dày tương đối,
mạch máu không rõ, lòng tử cung chứa đầy mủ, những phân biệt này cũng
được kiểm chứng qua thời điểm phát bệnh và vi thể.

1

Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh viêm tử cung và tích mủ tử cung là những bệnh sinh sản gây tác hại
không nhỏ đối với chó. Nhưng hai bệnh này giống nhau trên nhiều phương
diện nhất là triệu chứng bệnh, tuy nhiên theo lý thuyết thời điểm phát bệnh
khác nhau thì bệnh tích trên tử cung cũng khác nhau, từ đó chúng tôi thực hiện
so sánh hai bệnh này trên các mặt thời gian phát bệnh, triệu chứng lâm sàng,
bệnh tích đại thể và vi thể. Đề tài "So sánh bệnh tích mủ tử cung và bệnh
viêm mủ tử cung trên chó bằng cách chẩn đoán dựa vào thời gian phát
bệnh, triệu chứng lâm sàng và bệnh tích".
Với mục tiêu nhằm để phân biệt được bệnh tích mủ tử cung và viêm tử
cung thì dựa vào cách chẩn đoán nào cho kết quả chính xác và thực tế nhất.


2

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 CẤU TẠO CƠ QUAN SINH DỤC CHÓ CÁI
2.1.1 Cu to đi th
Cấu tạo cơ quan sinh dục chó gồm có noãn sào, ống dẫn noãn, tử cung,
âm đạo, tiền đình và âm hộ.
a. Noãn sào: Noãn sào chó có hình bầu dục, dài và dẹt, dài khoảng 2 cm. Mỗi
noãn sào thường ở sau hay tiếp xúc với cực sau của thận tương ứng và như thế
nằm đối diện với đốt sống hông 3,4. Cắt ngang noãn sào ta thấy ngoài cùng là
miền vỏ, có nhiều noãn bào phát triển ở các giai đoạn khác nhau, bên trong là
miền tuỷ có chứa nhiều mạch máu và dây thần kinh. Noãn bào sẽ rụng khi
chín và được phần loa kèn hứng lấy, chỗ noãn rụng sẽ biến thành hoàng thể có
chức năng nội tiết.
b. Ống dẫn trứng: ống dẫn trứng của chó nhỏ, dài khoảng 5-8 cm.
c. Tử cung: Nằm trong xoang chậu, phía dưới trực tràng và phía trên bàng
quang. Tử cung thông với ống dẫn noãn về phía trước và với âm đạo về phía
sau, tử cung gồm các phần:
- Sừng tử cung: dài khoảng 12-15cm. Các sừng có đường kính đồng đều
và gần như thẳng. Từ thân chúng rẽ ra thành hình chữ V hướng về mỗi thận.
Hình dáng kích thước sừng tử cung thay đổi theo tuổi và tuỳ thời kỳ sinh dục.
- Thân tử cung: dài khoảng 2-3 cm, có hình ống, phía trước thông với
đầu sừng tử cung, phía sau thông với âm đạo qua cổ tử cung.
- Cổ tử cung: cổ tử cung chó ngắn, thành cổ tử cung dầy.
d. Âm đạo: âm đạo chó tương đối dài và hẹp ở phần trước.
e. Âm hộ: là cửa sau của cơ quan sinh dục cái, thông ra ngoài bởi một khe
thẳng đứng, nằm dưới hậu môn, được giới hạn bởi 2 mép dầy ở 2 bên và chụm
lại bằng 1 chóp nhọn ở phía dưới. Thành âm hộ có các tuyến nhờn. Ngoài ra, ở

mép dưới cũng có một cơ cấu đặc biệt là âm vật, nằm trong một hố nhỏ (Lăng
Ngọc Huỳnh, 2007).
3


Hình 2.1 Cấu tạo đại thể tử cung chó cái.
Nguồn:
2.1.2 Cu to mô học
Về cấu trúc thành vách, mỗi phần của đường sinh dục có 4 lớp:
- Lớp ngoài cùng là màng tương nối kết với màng phúc mạc của mặt trong
thành bụng.
- Lớp cơ trơn gồm: cơ dọc và cơ vòng.
- Lớp dưới màng nhầy chứa mạch máu thần kinh và mạch bạch huyết.
Lớp màng nhầy lót mặt trong đường sinh dục gồm một lớp tế bào biểu
mô có khả năng phân tiết. Lớp màng nhầy và lớp dưới màng nhầy gọi là nội
mạc (Trần Thị Dân và Dương Nguyên Khang, 2006).
Cơ tử cung: gồm nhiều lớp cơ trơn ngăn bởi mô liên kết, xếp theo 4 lớp
không phân định rõ rệt. Lớp trong cùng và lớp ngoài cùng chủ yếu gồm lớp cơ
vòng dày, lớp cơ dọc mỏng hơn, 2 lớp giữa có nhiều mạch máu lớn. Trong
thời kỳ mang thai, tử cung phát triển mạnh, tăng về số lượng, nhờ phân chia
các tế bào cơ trơn cũng như sự trương to của từng tế bào cơ. Sau giai đoạn
mang thai, một số tế bào cơ trơn tiêu đi và các tế bào cơ khác giảm kích thước.
Lớp cơ trơn ở thành tử cung có đặc tính co thắt, trương lực càng cao khi có
Buồng
trứng
Động mạch
và tĩnh mạch
buồng trứng
Sừng
tử cung

Thân
tử cung
Bàng
quang
Trực
tràng
Niệu
quản
4

nhiều estrogen trong máu và trương lực co giảm khi có nhiều progesterone
trong máu (Trần Thị Dân và Dương Nguyên Khang, 2006). Vai trò của tử
cung cũng góp phần cho sự di chuyển của tinh trùng và chất nhầy trong tử
cung, đồng thời đẩy thai ra ngoài khi sinh đẻ.
Nội mạc tử cung: gồm lớp biểu mô và lớp đệm. Lớp nội mạc tử cung có
nhiệm vụ tiết chất vào lòng tử cung để giúp phôi phát triển và duy trì sự sống
của tinh trùng.
Lp biu mô: phủ lên lớp niêm mạc của thân tử cung là biểu mô đơn,
cấu tạo bởi 3 loại tế bào: tế bào trụ có lông và tế bào trụ không lông là chủ
yếu, ngoài ra còn có tế bào trung gian. Một số chỗ lớp biểu mô đã phủ sâu
xuống lớp đệm và tạo ra các tuyến của niêm mạc thân tử cung.
Lp đệm: là lớp có rất nhiều tế bào liên kết, lớp đệm có chứa nhiều
tuyến của lớp niêm mạc thân tử cung. Trong lớp đệm còn có các tế bào
Lympho có vai trò trong các phản ứng miễn dịch có liên quan đến khả năng
sinh sản. Trong lớp đệm còn có nhiều mạch (động mạch, tĩnh mạch, mao mạch
máu và mạch bạch huyết), trừ vùng giáp với cổ tử cung.


Hình 2.2 Mô tả cấu trúc mô học tử cung giai đoạn trước động dục.
Nguồn:

Màng tương
Vùng mao
mạch
Cơ tử cung
Tuyến tử cung
5

2.1.3 Mt s hnh thái ni mc sừng tử cung
2.1.3.1 Giai đon trước khi thnh thc tnh dc
Nội mạc thân tử cung mỏng, các tuyến nằm trong lớp đệm là tuyến giả,
ngắn và thẳng vì mới nảy mầm, chưa phát triển, chưa chế tiết. Nội mạc thân tử
cung không có những biến đổi cấu tạo có tính chu kỳ.
2.1.3.2 Giai đon thnh thc tnh dc
Nội mạc tử cung có những biến đổi cấu tạo có tính chu kỳ theo mùa động
dục và chia làm hai lớp: lớp sâu mỏng, nằm giáp với tầng cơ tử cung, ít có
những biến đổi cấu tạo; lớp nông, gọi là lớp chức năng rất dày, giáp với
khoang tử cung. Chiều dày và cấu tạo lớp này biến đổi rất mạnh theo chu kỳ.
Theo Lâm Thị Thu Hương (2005) sự biến đổi nội mạc sừng tử cung theo
chu kỳ sinh dục như sau:
Thời kỳ trước động dục (khoảng 9 ngày) nội mạc tử cung phù nề, xuất
huyết do tác động của estrogen lên mạch máu nội mạc, biểu mô phủ trụ đơn và
tuyến tử cung.
Thời kỳ động dục (khoảng 9 ngày) rụng trứng xảy ra ngay sau khi bắt
đầu động dục từ khoảng 3-4 ngày, thể vàng thực hiện chức năng nội tiết tác
động lên nội mạc tử cung, làm các tuyến kẽ phát triển, biểu mô tuyến thành
hình trụ cao và các ống tuyến xoắn cuộn lớn.
Thời kỳ sau động dục (khoảng 3 tháng) là giai đoạn hoàng thể tiết
progesterone làm nội mạc thân tử cung tiếp tục dày thêm, chuẩn bị đón trứng
đã thụ tinh, nếu có trứng thụ tinh, bề dày của nội mạc tử cung giảm, các tuyến
ngưng tiết và giảm kích thước.

Thời kỳ không động dục – nghỉ ngơi (khoảng 2 tháng) nếu không có
thai làm tổ, nội mạc tử cung mỏng dần, phủ biểu mô hình vuông, các tuyến
thẳng và teo lại.



6


Hình 2.3 Vi thể sừng tử cung chó giai đoạn trước động dục (x12.5)
Nguồn: William J. Bacha et al, 2012

Hình 2.4 Vi thể sừng tử cung chó giai đoạn động dục (x12.5)
Nguồn: William J. Bacha et al, 2012

4. Tuyến nội mạc

7. Cơ vòng tử cung
9.Vùng mao mạch
máu
8. Cơ dọc tử cung
7


Hình 2.5 Vi thể sừng tử cung chó giai đoạn sau động dục (x12.5)
Nguồn: William J. Bacha et al, 2012

Hình 2.6 Vi thể sừng tử cung chó giai đoạn không động dục (x25)
Nguồn: William J. Bacha et al, 2012
2.2 CHU KỲ ĐỘNG DỤC CHÓ CÁI

Lần động dục đầu tiên thay đổi tùy giống chó. Đối với loài nhỏ con:
động dục lúc 6-8 tháng tuổi, loài lớn con 1,5-2 năm tuổi. Mỗi năm có 2 lần
động dục, mỗi lần cách nhau khoảng 6 tháng. Thời gian động dục từ 5-19
ngày, có trường hợp 17-19 ngày. Thời gian rụng trứng trong 3-4 ngày đầu của
thời kỳ động dục (Nguyễn Thị Kim Đông và Nguyễn Văn Thu, 2009). Chu kỳ
động dục bao gồm 4 giai đoạn:
8

- Thời kỳ trước động đục: FSH do thùy trước tuyến yên tiết ra, kích thích
buồng trứng làm cho nang noãn phát triển và tiết ra nhiều estrogen. Lượng
dịch tiết nhiều sẽ làm cho thể tích của bao noãn tăng lên và nổi lên mặt ngoài
buồng trứng. Estrogen vào máu tuần hoàn khắp cơ thể, tác động lên trung khu
đại não làm hưng phấn sinh dục (thể hiện các triệu chứng động dục bên ngoài
như nhảy lên con khác, nhưng không cho con đực phối) và tác động đến các
cơ quan sinh dục làm biến đổi bộ máy sinh dục (vú nở to, âm hộ sưng, xung
huyết, tử cung dày lên…).
- Thời kỳ động dục: Hàm lượng estrogen trong giai đoạn này đạt nồng độ
cao nhất. Estrogen với nồng độ cao sẽ tác động ngược dương tính lên
Hypothalamus và thuỳ trước tuyến yên làm tiết LH và FSH. LH tác động vào
buồng trứng làm trứng chín do nó có tác dụng hoạt hoá các enzyme để phân
giải protein làm phân giải vách bao noãn, kết hợp với FSH (với tỉ lệ LH/FSH
khoảng 3/1) làm noãn bao vỡ ra, trứng rụng khỏi buồng trứng và rơi vào loa
kèn. Đây là thời kỳ thể hiện tính dục cao nhất của thú cái, chấp nhận cho con
đực phối giống.
- Thời kỳ sau động dục: Thú cái trở nên yên tĩnh, không thích gần đực.
Buồng trứng hình thành thể vàng tiết progesteron tác động lên Hypothalamus
và thuỳ trước tuyến yên (tác động ngược âm tính), ức chế tuyến yên tiết FSH,
LH làm cho quá trình động dục chấm dứt. Progesteron lại tác động vào tử
cung, làm tử cung dày lên tạo điều kiện tốt cho sự làm tổ của hợp tử. Nếu con
vật có thai thì thể vàng tồn tại suốt thời gian mang thai, nó là nhân tố bảo vệ

an toàn cho thai phát triển. Nếu không có thai, thể vàng tồn tại khoảng 10-16
ngày (tùy từng giống) sau đó teo dần đi. Hàm lượng progesteron cũng từ đó
mà giảm, giảm đến mức độ nhất định nó lại cùng với các nhân tố khác kích
thích vỏ đại não, Hypothalamus tuyến yên tăng cường phân tiết FSH, chu kỳ
mới lại tiếp tục hình thành.
- Thời kỳ yên tĩnh: sự yên tĩnh của cơ thể trở lại hoàn toàn. Thể vàng tiêu
biến, nang noãn mới lại phát triển dần, một chu kỳ mới lại bắt đầu (Phan Vũ
Hải, 2006).
2.3 BỆNH VIÊM TỬ CUNG CẤP TÍNH (METRITIS)
Bệnh thường xảy ra đối với trường hợp xảy thai, thai chết lưu, sót nhau,
đẻ khó. Viêm tử cung không đồng nghĩa với tích mủ tử cung – tăng sản nội
mạc tử cung kết hợp với nhiễm trùng thứ cấp (Rhea V. Morgan, 1988). Đặc
điểm của bệnh là quá trình viêm làm phá hủy tế bào ở các lớp của tử cung làm
ảnh hưởng đến sức khỏe của vật nuôi, gây hiện tượng rối loạn sinh sản thậm
chí mất khả năng sinh sản.
9

2.3.1 Nguyên nhân
Do gieo tinh nhân tạo hay phối giống tự nhiên trong thời kỳ lên giống
(Larry P. Tilley and Francis W.K. Smith, 1997). Đẻ khó, thao tác sản khoa và
kéo thai lúc đẻ khó, thai chết lưu hoặc sót nhau và nhiễm trùng xảy ra từ
những ca đẻ bình thường trong điều kiện kém vệ sinh (C. L. Forsberg, 1999).
Những nguyên nhân trên tạo điều kiện cho vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập
vào tử cung, vào những vết trầy xước trên niêm mạc và phát triển gây bệnh.
Sinh bệnh học: viêm tử cung là một dạng viêm cấp tính xảy ra trên nội
mạc tử cung và có sự tấn công của vi khuẩn xâm nhập từ ngoài vào. Theo M.L
Magne (2005) các nhóm vi khuẩn gram âm được phân lập từ tử cung bị viêm
như Escherichia coli và Proteus, ngoài ra còn có Staphylococcus và
Streptococcus.
2.3.2 Triệu chứng

Chó bị viêm tử cung cấp tính thường sốt, suy nhược, biếng ăn, ói mửa,
đôi khi xao lãng việc nuôi con và có dịch tiết bất thường từ âm đạo. Dịch tiết
âm đạo của chó ở bệnh viêm tử cung thường có mùi hôi, lẫn mủ hoặc máu.
Viêm tử cung cấp tính thường tiến triển nhanh gây nhiễm độc huyết và nhiễm
trùng huyết làm cho con vật suy yếu, bệnh có thể trở nên mãn tính và gây vô
sinh ở vật nuôi.
2.3.3 Chẩn đoán
Dựa vào lịch sử bệnh lý, dấu hiệu lâm sàng như có triệu chứng bệnh toàn
thân sau khi đẻ, dịch tiết bất thường chảy ra từ âm đạo. Khi sờ nắn vùng bụng
cảm giác tử cung phình to.
Chẩn đoán bằng X-quang và siêu âm để xác định xem tình trạng tử cung,
thành tử cung dày lên, có thể chứa dịch bên trong.
Đếm tế bào máu ta có thể thấy sự tăng bạch cầu chưa trưởng thành.
Lấy dịch tiết đem nhuộm có thể thấy tế bào biểu mô, sự thoái hóa của
bạch cầu và vi khuẩn.
2.3.4 Điều trị
Truyền dịch trong trường hợp con vật bị mất nước hoặc bị sốc.
Dùng kháng sinh có hoạt phổ rộng, nhất là những kháng sinh có khuynh
hướng chống lại E.coli như:
- Cephalosporin với liều 20-40 mg/kg ngày 2-3 lần cho uống hoặc tiêm.
10

- Enrofloxacin với liều 5-15 mg/kg ngày uống hai lần hoặc 5mg/kg ngày
một lần tiêm dưới da trong năm ngày.
- Prostaglandin F2α liều 0,25 mg/kg ngày 2 lần, tiêm dưới da, trong 2-3
ngày hoặc Oxytocin 5-20 đơn vị tiêm bắp một lần để đẩy những chất chứa
trong tử cung ra.
Giải phẫu: biện pháp cắt bỏ buồng trứng và tử cung trong trường hợp chó
có biểu hiện bệnh trầm trọng và chó không cần sinh đẻ nữa (Nguyễn Văn
Biện, 2000).

2.4 BỆNH TÍCH MỦ TỬ CUNG (PYOMETRA)
2.4.1 Nguyên nhân
Những rối loạn về nội tiết tố estrogen, progesterone hay sự lên giống dẫn
đến những bất thường ở nội mạc tử cung. Trong hoạt động sinh dục, khi mức
độ progesterone trong máu tăng lên thì lớp nội mạc tử cung phát triển, trong
khi các hoạt động của cơ tử cung giảm. Tiếp đó có sự tăng sinh các tuyến ở
nội mạc tử cung và dẫn đến sự tiết dịch tử cung tăng lên. Dịch tiết từ các tuyến
tử cung là môi trường rất tốt cho vi khuẩn phát triển.
2.4.2 Sinh bệnh học
Theo Kustritz (2005), sinh bệnh học của tích mủ tử cung gồm 2 bước:
- Bước 1 là sự phát triển quá trình tăng sản nội mạc tử cung do sự rối
loạn nội tiết từ các chu kỳ động dục trên chó cái. Trong đó progesteron là tác
nhân quan trọng, đặc biệt bệnh sẽ phát nhanh nếu progesteron xuất hiện sau
tác động của estrogen. Loại hormone khác có liên quan là IGF-I, nhân tố phát
triển, nằm bên trong và quanh các biểu mô nội mạc tử cung có thể đóng vai trò
quan trọng trong sự phát triển của bệnh (De Cock et al, 2002). Một số
hormone ngoại sinh estrogen ( diethylstilbestrol – DES, estradiol cypionate –
ECP), progestin (megestrol acetate, medroxyprogesterone acetate) cũng có thể
gây tích mủ.
Dưới tác động của progesteron, tuyến nội mạc tử cung phát triển và tăng
tiết, cơ tử cung hạn chế co bóp, bên cạnh đó các phản ứng bạch cầu cũng bị ức
chế do progesteron.
- Bước 2 là sự xâm nhiễm của hệ vi khuẩn từ âm đạo, có thể các vi khuẩn
này xâm nhập lúc cổ tử cung dãn nở ở thời kỳ tiền lên giống. Ngoài ra vi
khuẩn đường tiết niệu và vi khuẩn đường huyết cũng là nguồn bệnh đáng kể.
11

2.4.3 Bệnh tích
Về mặt vi thể, theo Dow (1958) (trích Fransson, 2003) bệnh tích mủ tử
cung có thể chia làm 4 giai đoạn phát triển:

- Giai đoạn 1 nội mạc tử cung có lớp dày các nang không đều, đường
kính từ 4-10 nm bao phủ bề mặt nội mạc. Về mặt mô học, đây là sự tăng lượng
dịch trong các tuyến trên nội mạc với kích cỡ và hình dáng khác nhau. Dấu
hiệu lâm sàng là tiết dịch âm đạo trong giai đoạn trước động dục.
- Giai đoạn 2 là giai đoạn tăng sản nội mạc tử cung với sự tăng các tuyến
và xâm nhập tuơng bào. Dấu hiệu lâm sàng thường là sự tiết dịch âm đạo giữa
40-70 ngày sau động dục.
- Giai đoạn 3 là tăng sản nội mạc và viêm nội mạc cấp tính. Các khu vực
xuất huyết và loét nội mạc mở rộng, biến đổi màu dịch trong tử cung từ nâu đỏ
đến xanh vàng. Tác động viêm cấp được đặc trưng bởi sự sung huyết, phù và
sự thấm bạch cầu trung tính từ bề mặt đến phần sâu trong nội mạc, cơ tử cung.
- Giai đoạn 4 là viêm nội mạc mãn tính. Nếu cổ tử cung mở, dịch tử cung
thoát ra, sừng tử cung sẽ hẹp tiết diện do thành càng dày, giảm tiết dịch. Nội
mạc tử cung bị teo và xâm nhiễm các tế bào plasma và lympho bào. Nếu cổ tử
cung đóng, thành tử cung phình to và hoá sợi.
2.4.4 Triệu chứng
Tùy theo tình trong viêm ở bên trong tử cung có chảy ra ngoài qua
đường âm đạo hay không mà người ta chia viêm tử cung làm hai dạng là viêm
mủ tử cung thể kín và viêm mủ tử cung thể hở.
Viêm mủ tử cung th h
Ở chó bị viêm mủ tử cung thể hở, dịch viêm bên trong tử cung sẽ tràn ra
ngoài âm đạo. Khi đó sẽ thấy dịch viêm ở âm hộ hoặc dính vào vùng lông
dưới đuôi. Dịch viêm có mủ hoặc lẫn máu, xuất hiện sau khi lên giống 4-8
tuần (Nelson and Feldman, 1987). Con vật lừ đừ, suy nhược, tiểu nhiều, khát
nước, biếng ăn và ói mửa.
Khám lâm sàng vùng bụng thấy tử cung căng to. Con vật có thể sốt hoặc
không, nếu có sốc thì thấy tim đập yếu, nhanh.
Viêm mủ tử cung th kín
Viêm mủ tử cung thể kín có biểu hiện triệu chứng bên ngoài trầm trọng
hơn viêm mủ tử cung thể hở. Vì cổ tử cung đóng không cho phép dịch bài tiết

xuất ra ngoài nên bệnh trở nên âm ỉ bên trong, chủ nuôi khó phát hiện. Con vật
suy nhược, bỏ ăn, bụng căng, tử cung nở lớn, tiểu nhiều, khát nước, ói mửa và
12

tiêu chảy. i thường xảy ra do nhiễm độc huyết và rối loạn chức năng thận.
Những triệu chứng trên có thể diễn biến nhanh làm cho con vật hạ nhiệt, mất
nước nghiêm trọng, sốc hôn mê và chết.
2.4.5 Chẩn đoán
Chẩn đoán xác định bệnh tích mủ tử cung từ bệnh sử của con vật, khám
lâm sàng, kết hợp một số biện pháp cận lâm sàng cần thiết như X-quang vùng
bụng, siêu âm, nội soi âm đạo, mổ ổ bụng.
2.4.5.1 Chn đoán lâm sng
Hỏi bệnh nghi ngờ ở những chó già trên 6 năm trong gian đoạn sau động
dục, hoặc những chó gần đây có điều trị bằng hormone (Rhea V. Morgan,
2008). Trong tích mủ tử cung dạng hở, thấy tiết dịch âm hộ, sờ nắn vùng bụng
có thể phát hiện sừng tử cung sưng và cứng chắc, còn ở dạng kín thì có thế
thấy vùng bụng lớn bất thường.
2.4.5.2 Chn đoán cn lâm sng
Chụp X- quang bụng có thể thấy khối chất lỏng chiếm diện tích phần
đuôi bụng đẩy ruột lên phần lưng và bụng trước.
Đếm tế bào máu có thể phát hiện sự tăng bạch cầu đa nhân trong tích mủ
dạng kín, bạch cầu đơn nhân trong tích mủ dạng hở. Xét nghiệm tế bào học
dịch tiết âm đạo thấy các tế bào đa nhân trung tính thoái hoá, vi khuẩn và tế
bào biểu mô trung gian (S. P. Shukla, N. K. Bajaj and M. K. Shukla. 2012).
Siêu âm có thể thấy do vùng thành tử cung tăng âm tạo nên một viền
trắng sáng hình vòng cung cho thấy thành tử cung dày lên, vùng trong lòng tử
cung giảm hồi âm tạo nên vùng màu đen đậm cho thấy vùng này chứa nhiều
dịch viêm, nếu dịch trong tử cung loãng như nước thì giảm âm tăng, ảnh siêu
âm có vùng đen rõ ràng, nếu dịch trong tử cung đặc thì giảm âm không nhiều,
ảnh chỉ có vung hơi đen, khoảng cách giữa vùng giảm âm cho biết độ lớn của

tử cung tích dịch (Nguyễn Văn Dương, 2010).
2.4.6 Điều trị
- Phương pháp giải phẫu: cắt bỏ buồng trứng và tử cung là phương pháp
điều trị hiệu quả triệt để, tuy nhiên phải thận trọng với những con vật có vấn
đề về sức khoẻ. Điều trị tích cực bằng cách truyền dịch và dung kháng sinh
hoạt phổ rộng chờ cho con vật tạm ổn thì tiến hành phẫu thuật, tiếp tục điều trị
kháng sinh từ 7-10 ngày.
- Phương pháp dùng Prostaglandin F2 : nhằm gây co thắt tử cung, dãn
nở tử cung và tống chất chứa tử cung ra, ngoài ra thuốc còn làm tiêu hoàng thể
13

và ngăn trở chức năng của nó từ đó làm giảm nồng độ progesterone huyết
tương. Liều lượng: 0,25 mg/kg thể trọng tiêm dưới da mỗi ngày một lần trong
5 ngày. Trong điều trị kết hợp với truyền dịch khi con vật bị mất nước và sốc.
Sử dụng kháng sinh có hoạt phổ rộng trong 7-10 ngày.
2.5 BỆNH VIÊM ÂM ĐẠO (VAGINITIS)
2.5.1 Nguyên nhân
Viêm âm đạo ở chó cái do nhiễm trùng là nguyên nhân phổ biến. Một số
vi khuẩn như E. coli, Brucella canis… có thể do nhiễm trùng thứ phát từ
những điều kiện bất thường, ngoại vật, khối u, tăng sinh trong âm đạo, nhiễm
trùng đường tiểu
2.5.2 Triệu chứng
Dấu hiệu rõ nhất là là tiết dịch âm đạo gồm huyết thanh, lẫn máu hoặc
dịch nhầy lẫn mủ. Dấu hiệu toàn thân không biểu lộ rõ.
2.5.3 Chẩn đoán
Chẩn đoán phân biệt với viêm tử cung mở bằng cách khám bằng tay,
chụp X – quang để đánh giá tình trạng của tử cung, có thể lấy chất chứa phân
lập vi khuẩn.
2.5.4 Điều trị
Theo nguyên tắc loại trừ nguyên nhân và khống chế nhiễm trùng. Nên

thụt rửa ngày 2 lần nước pha nitrofurazone. Sử dụng kháng sinh phổ rộng cho
trường hợp viêm lâu dài và con vật có triệu chứng toàn thân.
2.6 MỘT SỐ TÌNH TRẠNG SINH SẢN BẤT THƯỜNG
Thời gian mang thai trung bình ở chó là 63 ngày, với giá trị trung bình là
tù 56-72 ngày tính từ lần giao phối đầu tiên, chiều dài của thai kỳ còn do ảnh
hưởng của ổ đẻ, giống…
2.6.1 Mt thai và sẩy thai sm (early fetal loss and abortion)
Mất thai và sẩy thai xảy ra trước 45 ngày, nếu chết thai và sẩy thai tự
nhiên trước 35 ngày có thể khó nhận biết được vì có sự tái hấp thu thai xảy ra.
Tuy nhiên nếu chẩn đoán thai sớm bằng phương pháp siêu âm có thể phát hiện
các trường hợp tái hấp thu thai thường xuyên xảy ra trên chó mang thai (C. L.
Forsberg, 1994).
Nguyên nhân không truyền nhiễm chủ yếu là do thể vàng sản xuất không
đủ progesterone để duy trì thai.
14

Nguyên nhân truyền nhiễm với tác động của độc tố vi khuẩn lên nhau
thai. Một số bệnh gây sẩy thai:
- Brucella canis: bệnh gây sẩy thai ở khoảng 45-55 ngày của thai kỳ với
dấu hiệu tiết dịch âm đạo màu xanh xám kéo dài 1-6 tuần.
- Toxoplasma gondii và Neospora canium: chó cái nhiễm không có triệu
chứng lâm sàng nhưng gây ảnh hưởng đến thai, thường hiếm gặp. Bệnh có các
trường hợp sinh non, thai chết lưu, thai yếu.
- Herpesvirus: Bệnh gây tác động phụ thuộc vào giai đoạn mang thai.
Nếu nhiễm bệnh trong giai đoạn đầu gây chết thai và thai khô, trong giai đoạn
giữa cũng sẩy thai và trong giai đoạn sau gây sinh non, thực tế nếu nhiễm bệnh
chó cái có thể sinh chó con khoẻ mạnh nhưng chó con có thể bị bệnh trong 1-2
tuần đầu, nếu sống sót thường bị mù, điếc, rối loạn vận động…
2.6.2 Đẻ khó (dystocia)
Theo Sille VM. (1983) (trích dẫn Trần Thị Hằng Nga, 2008) quá trình đẻ

kéo dài gọi là đẻ khó. Có nhiều nguyên nhân gây đẻ khó, có thể do khiếm
khuyết của cơ tử cung, bất thường biến dưỡng, hạ calci huyết, đường sinh sản
bị trở ngại do xoang chậu hẹp, thiếu dãn nở, thiếu hormone thai, thai quá lớn,
thai chết, tư thế thai bất thường… thông thường đẻ khó đến từ nguyên nhân
của chó mẹ ở lần lứa sinh sản đầu tiên do cơ thể chưa hoàn chỉnh về cấu trúc
và sinh lý (Larry P. Tilley and et al, 1997).
2.6.3 Sót nhau và thai chết lưu (retained placentas and fetuses)
Sót nhau và thai chết lưu gây nghiêm trọng cho chó cái, đặc biệt nếu có
kết hợp với sự nhiễm khuẩn. Dấu hiệu lâm sàng của sót nhau gồm tiết dịch âm
đạo xám đen, xanh đen, có thể sờ thấy nhau sót trong tử cung qua thành bụng.
Điều trị bằng 1-5 IU oxytocin tiêm SQ hoặc IM 2-4 lần mỗi ngày trong 3
ngày để trục xuất thai và nhau lưu, kết hợp điều trị kháng sinh cho chó (C. L.
Forsberg).


15

Chương 3: NỘI DUNG – PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN VÀ
PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
3.1. Ni dung
Điều tra thời điểm phát bệnh, quan sát triệu chứng, bệnh tích đại thể, xét
nghiệm vi thể tế bào bệnh tích mủ tử cung và viêm tử cung của chó trong giai
đoạn bình thường, viêm tử cung sau khi đẻ và bệnh tích mủ tử cung được
mang đến điều trị tại Bệnh Xá Thú Y Đại học Cần Thơ, Phòng mạch Thú Y
Chi Cục Cần Thơ và Phòng mạch Thú Y trạm Thú Y Ninh Kiều.
3.2. Phương tiện thực hiện
3.2.1. Thời gian và địa đim thực hiện
Thời gian thực hiện: từ tháng 08/2013 - 11/2013
Địa điểm lấy mẫu:
- Bệnh xá Thú Y trường Đại Học Cần Thơ, đường 3/2, P. Xuân Khánh,

Q. Ninh Kiều, TPCT.
- Phòng mạch Thú Y chi cục Thú Y Cần Thơ, đường 30/4, P.Xuân
Khánh, Q.Ninh Kiều, TPCT.
- Phòng mạch Thú Y trạm Thú Y Ninh Kiều, đường Nguyễn Trãi, P.Cái
Khế, Q.Ninh Kiều, TPCT.
Địa điểm cắt mẫu: Phòng xét nghiệm tế bào học bệnh viện 121, 30/4,
P.An Cư, Q.Ninh Kiều, TPCT.
Địa điểm chẩn đoán mẫu vi thể: Phòng xét nghiệm mô học Bệnh viện
Thú Y, trường Đại học Nông Lâm, TPHCM.
3.2.2. Đi tượng nghiên cứu
Chó cái được phẫu thuật cắt bỏ tử cung do yêu cầu thiến, bệnh tích mủ tử
cung, viêm tử cung sau khi đẻ, không phân biệt giống, độ tuổi.
3.2.3. Dụng cụ
Bộ dụng cụ phòng mổ gồm một số dụng cụ thông thường ở phòng thí
nghiệm như: Dao, kéo, cân, lọ đựng mẫu, găng tay.
3.2.4. Thiết bị
Máy cắt vi mẫu (Microtome), kính hiển vi, máy chụp ảnh.
3.2.5. Hóa cht
Formol 10%.

×