Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

ảnh hưởng của thời gian tồn trữ lên mức độ nhiễm vi sinh vật và thành phần hóa học của một số loại thức ăn chăn nuôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (420.46 KB, 59 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
TRẦN NGỌC THÔNG
ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI GIAN TỒN TRỮ
LÊN MỨC ĐỘ NHIỄM VI SINH VẬT VÀ
THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA MỘT
SỐ LOẠI THỨC ĂN CHĂN NUÔI
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: THÚ Y
Cần Thơ, 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: THÚ Y
ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI GIAN TỒN TRỮ
LÊN MỨC ĐỘ NHIỄM VI SINH VẬT VÀ
THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA MỘT
SỐ LOẠI THỨC ĂN CHĂN NUÔI
Giáo viên hướng dẫn:
PGS. TS. LƯU HỮU MÃNH
PGS. TS. NGUYỄN NHỰT XUÂN DUNG
HUỲNH NGỌC TRANG
Sinh viên thực hiện:
TRẦN NGỌC THÔNG
MSSV: 3092693
Lớp: Thú Y – K35
Cần Thơ, 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y
Đề tài: “Ảnh hưởng của thời gian tồn trữ lên mức độ nhiễm vi sinh vật và


thành phần hóa học của một số loại thức ăn chăn nuôi”, được thực hiện bởi
sinh viên Trần Ngọc Thông tại phòng thí nghiệm Vệ Sinh Thực Phẩm, Bộ Môn
Thú Y và phòng thí nghiệm Dinh Dưỡng Thức Ăn, Bộ Môn Chăn Nuôi, Khoa
Nông Nghiệp và SHƯD, trường Đại học Cần Thơ từ tháng 08 năm 2013 đến 12
năm 2013.
Cần Thơ, ngày….tháng… năm 2013.
Duyệt Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013
Duyệt Bộ Môn
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013
Duyệt Giáo viên hướng dẫn
Lưu Hữu Mãnh Nguyễn Nhựt Xuân Dung
i
LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cha Mẹ - người đã sinh ra tôi, vất
vã nuôi dưỡng, dạy dỗ, chịu nhiều gian khó, luôn động viên và tạo điều kiện
tốt nhất cho tôi thực hiện và hoàn thành đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn Thầy Lưu Hữu Mãnh, Cô Nguyễn Nhựt Xuân Dung,
Thầy Nguyễn Thanh Lãm đã hết lòng hướng dẫn, quan tâm và truyền đạt
những kinh nghiệm quý báu để tôi hoàn thành tốt đề tài này. Thầy Cô luôn là
tấm gương sáng, là nguồn động lực rất lớn cho tôi phấn đấu, học hỏi và noi
theo để trở thành người có ích cho xã hội.
Xin chân thành cảm ơn Cô cố vấn học tập Nguyễn Thị Bé Mười cùng Quý
Thầy Cô Bộ môn Thú y và Bộ môn Chăn nuôi đã truyền đạt những kiến thức
và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong những năm học vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn anh Nguyễn Thanh Phi Long, Tạ Trung Linh, Trần
Thanh Hải, Nguyễn Thanh Duy, Nguyễn Văn Thịnh và chị Ngô Thị Minh
Sương cùng các anh em ở công ty TNHH Nhất A đã tạo điều kiện thật tốt để
tôi hoàn thành đề tài.
Chân thành cám ơn các Bạn lớp Thú y K35 và các Em lớp Chăn nuôi – Thú y

K37 đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian tiến hành thí nghiệm.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Hội Đồng Giám Khảo đã dành thời gian
đọc và xem xét đề tài tốt nghiệp này
ii
TÓM LƯỢC
Đề tài: “Ảnh hưởng của thời gian tồn trữ lên mức độ nhiễm vi sinh vật
và thành phần hóa học của một số loại thức ăn chăn nuôi” được tiến hành
với mục tiêu khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian lên mức độ nhiễm vi sinh và
thành phần hóa học của 7 loại mẫu bao gồm: bắp (An Giang), bắp (Đắc Lắc),
cám gạo, bã khoai mì, bánh dầu đậu nành, bột xương thịt (Đức), bột xương
thịt (Cộng Hòa Séc) được tiến hành phân lập vi sinh vật và phân tích thành
phần hóa học ở 3 thời điểm tồn trữ mẫu: ngày 0, ngày 15 và ngày 30. Kết quả
nghiên cứu như sau:
Tất cả các mẫu đều nhiễm VKHK với mức độ tăng dần theo thời gian.
Trong đó, mẫu bánh dầu đậu nành nhiễm VKHK với mật độ cao nhất (ở ngày
0 là 1200x10
2
CFU/g, sau đó tăng lên 1600x10
2
, 2114x10
2
CFU/g tương ứng ở
ngày 15 và 30); mẫu bột xương thịt (Đức) nhiễm VKHK với mật độ thấp nhất
(ở ngày 0 là 2,60x10
2
, sau đó tăng lên 9,30x10
2
, 17,2x10
2
CFU/g tương ứng ở

ngày 15 và 30). Mẫu bắp (Đắc Lắc) và bã khoai mì nhiễm Coliforms với mật
độ rất thấp và tăng dần theo thời gian tồn trữ. Vi khuẩn E. coli không nhiễm
vào các mẫu thí nghiệm.
Về dưỡng chất: mẫu bắp (An Giang) bị ảnh hưởng bởi thời gian tồn trữ
như DM (P<0,01), ở ngày 0 hàm lượng DM là 87,58 sau đó tăng lên 88,15%
ở ngày 30; CP (P<0,01), hàm lượng CP ở ngày 0 là 6,65 đến ngày 30 tăng lên
7,04%. Bột xương thịt (Đức) cũng bị ảnh hưởng bởi thời gian tồn trữ như CP
(P<0,01), ở ngày 0, hàm lượng CP là 36,22 sau đó giảm xuống 36,17% ở
ngày 30; Ca (P<0,01), ở ngày 0, hàm lượng Ca là 12,99 sau đó giảm xuống
11,47 và 10,98 ở ngày thứ 15 và 30; Phospho (P<0,01), ở ngày 0 hàm lượng
phospho là 10,26 và tăng lên 11,70% ở ngày 15. Bột xương thịt (Cộng Hòa
Séc) có hàm lượng phospho bị ảnh hưởng bởi thời gian tồn trữ (P=0,04), ở
ngày 0, hàm lượng phospho là 9,95 sau đó tăng lên 10,73 và 11,34% ở ngày
15 và 30.
Từ khóa: thực liệu thức ăn chăn nuôi, mức độ nhiễm vi sinh, thành phần
hóa học, thời gian tồn trữ.
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Tất cả các số
liệu, kết quả được trình bày trong thí nghiệm hoàn toàn trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ tạp chí khoa học hay luận văn khác.
Nếu có gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Khoa và Bộ Môn.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013
Sinh viên thực hiện
Trần Ngọc Thông
iv
MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ i
TÓM LƯỢC ii
LỜI CAM ĐOAN iii

MỤC LỤC iv
DANH SÁCH HÌNH vi
DANH SÁCH SƠ ĐỒ vii
DANH SÁCH BẢNG viii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ix
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2
2.1 Một số vi sinh vật nhiễm vào thực liệu thức ăn chăn nuôi 2
2.1.1 Tổng số vi sinh vật hiếu khí (VKHK) 2
2.1.2 Coliforms 2
2.1.3 Vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) 2
2.2 Tình hình thực liệu thức ăn bị vấy nhiễm vi khuẩn E. coli 4
2.4 Một số loại thực liệu thức ăn dùng trong chăn nuôi 5
2.4.1 Bắp 5
2.4.2 Tấm gạo 5
2.4.3 Cám gạo 6
2.4.4 Bã khoai mì 6
2.4.5 Bột xương thịt 7
2.4.6 Bột cá 7
2.4.7 Đậu nành và bánh dầu đậu nành 8
2.4.8 Khô dầu dừa 8
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
3.1 Phương tiện nghiên cứu 10
3.1.1 Thời gian thực hiện 10
3.1.2 Địa điểm thực hiện 10
3.1.3 Đối tượng nghiên cứu 10
3.1.4 Dụng cụ và trang thiết bị 10
3.1.5 Hóa chất và môi trường 10
3.2 Phương pháp tiến hành thí nghiệm 11
3.2.1 Phương pháp lấy mẫu 11

v
3.2.2 Phương pháp phân tích thành phần hóa học của thực liệu thức ăn. 11
3.2.5 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu vi sinh vật 13
3.3 Xử lý thống kê 19
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 20
4.1 Ảnh hưởng của thời gian tồn trữ lên mức độ nhiễm vi sinh của thực liệu
thức ăn chăn nuôi 20
4.1.1 Bắp 20
4.1.2 Cám gạo 23
4.1.3 Bã khoai mì 23
4.1.4 Bánh dầu đậu nành 23
4.1.5 Bột xương thịt 24
4.2 Ảnh hưởng của thời gian tồn trữ lên thành phần hóa học của thực liệu
thức ăn chăn nuôi 24
4.2.1 Bắp 24
4.2.2 Cám gạo 27
4.2.3 Bã khoai mì 28
4.2.4 Bánh dầu đậu nành 29
4.2.4 Bột xương thịt 30
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 33
5.1 Kết luận 33
5.2 Đề nghị 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
PHỤ CHƯƠNG
vi
DANH SÁCH HÌNH
Hình 4.1 So sánh mức độ nhiễm VKHK và Coliforms của 2 loại bắp qua các
thời gian tồn trữ 20
Hình 4.2 So sánh mức độ nhiễm VKHK giữa các loại thức ăn năng lượng qua
các thời gian tồn trữ 23

Hình 4.3 So sánh sự ảnh hưởng của thời gian lên mức độ nhiễm VKHK của 2
loại bột thịt xương qua các thời gian tồn trữ 24
Hình 4.4 So sánh sự thay đổi của DM và CP của hai loại bắp theo thời gian
tồn trữ 26
Hình 4.5 So sánh năng lượng giữa các loại thức ăn qua các thời gian tồn trữ 29
Hình 4.6 Ảnh hưởng của thời gian tồn trữ lên hàm lượng DM và CP của hai
loại bột thịt xương qua các thời gian tồn trữ 30
Hình 4.7 So sánh hàm lượng CP giữa các loại thức ăn qua thời gian tồn trữ 31
vii
DANH SÁCH SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1 Cách pha loãng mẫu 13
Sơ đồ 3.2 Quy trình định lượng tổng số vi khuẩn hiếu khí 14
Sơ đồ 3.3 Quy trình định lượng Coliforms 15
Sơ đồ 3.4 Quy trình định lượng vi khuẩn E. coli 17
viii
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 4.1 Tình hình nhiễm VKHK, Coliforms và E. coli trong nguyên liệu thức
ăn chăn nuôi theo thời gian tồn trữ. 21
Bảng 4.2 Mật độ VKHK và Coliforms trong thực liệu thức ăn chăn nuôi theo
thời gian tồn trữ. 22
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của thời gian dự trữ lên thành phần hóa học (%) và năng
lượng của bắp 25
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của thời gian dự trữ lên thành phần hóa học (%) và năng
lượng của cám gạo 27
Bảng 4.5 Ảnh hưởng của thời gian dự trữ lên thành phần hóa học (%) và năng
lượng của bã khoai mì 28
Bảng 4.6 Ảnh hưởng của thời gian dự trữ lên thành phần hóa học (%) và năng
lượng của bánh dầu đậu nành 29
Bảng 4.7 Ảnh hưởng của thời gian dự trữ lên thành phần hóa học (%) và năng
lượng của bột xương thịt 32

ix
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
BDĐN Bánh dầu đậu nành
BGBL Brilliant Green Lactose Bile Salt
Ca Canxi
CF Xơ thô
CFU Đơn vị hình thành khuẩn lạc
CN
-
Cyanide
CP Protein thô
ctv Cộng tác viên
DM Vật chất khô
E. coli Escherichia coli
EE Béo thô
EMB Eosin methyl blue
EPEC Enteropathogenic E. coli
HCN Acid cyanhydric
KIA Kligler Iron Agar
MC MacConkey Agar
ME Năng lượng trao đổi
MR Methyl Red
NA Nutrient Agar
NFE Dẫn xuất không đạm
P Phospho
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TSA Tripticase Soy Agar
VKHK Tổng số vi khuẩn hiếu khí
VP Voges – proskauer
VRBL Violet Red Bile Agar

SCA Simmons Citrate Agar
BPW Buffered Pepton Water
1
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành chăn nuôi nước ta phát triển ngày càng mạnh để đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Theo Cao Đức Phát (2011) tỷ trọng ngành
chăn nuôi trong nông nghiệp năm 2010 đạt từ 27 đến 28%, chăn nuôi heo
chiếm 45 đến 50% và gia cầm chiếm 30 đến 35% trong cơ cấu ngành. Tuy
nhiên ngành chăn nuôi nước ta trong những năm gần đây gặp rất nhiều khó
khăn, nhiều dịch bệnh nguy hiểm xảy ra như heo tai xanh, lở mồm lông móng,
dịch tả, cúm gia cầm, Gumboro, … bên cạnh đó giá các loại nguyên liệu thức
ăn tăng mạnh trong đó chi phí thức ăn chiếm 70% tổng chi phí sản xuất nhưng
giá sản phẩm lại giảm làm người chăn nuôi không có lãi thậm chí bị lổ vốn.
Ngày nay, nhiều quy trình kỹ thuật mới được áp dụng rộng rãi trong chăn
nuôi nhằm rút ngắn thời gian và giảm chi phí sản xuất. Đồng thời để có thể
đứng vững trong tình hình khó khăn hiện nay đòi hỏi nhà chăn nuôi phải có
nhiều chiến lược mới, trong đó việc sử dụng thức ăn tự phối trộn là xu hướng
đang rất được quan tâm đặc biệt là ở các trại chăn nuôi hiện nay nhằm giảm
giá thành sản phẩm. Điều này đã đặt ra cho chúng ta một vấn đề là làm thế nào
để chất lượng thức ăn được tốt cả về mặt vi sinh vật và hàm lượng dưỡng chất
nhằm đảm bảo sức khỏe và khả năng sinh trưởng tốt của vật nuôi.
Các loại nguyên liệu thức ăn có thể bị vấy nhiễm nhiều loại vi sinh vật
gây bệnh đặc biệt là vi khuẩn Escherichia coli, bệnh tiêu chảy do E. coli làm
giảm khả năng chuyển hóa thức ăn, heo chậm lớn và có thể gây chết 100% ở
heo con sơ sinh (Hồ Thị Việt Thu, 2012).
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Ảnh hưởng
của thời gian tồn trữ lên mức độ nhiễm vi sinh vật và thành phần hóa học
của một số loại thức ăn chăn nuôi”
Mục tiêu đề tài:
- Khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian tồn trữ lên mức độ nhiễm vi sinh

vật của thực liệu thức ăn.
- Khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian tồn trữ lên thành phần hóa học của
thực liệu thức ăn.
2
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Một số vi sinh vật nhiễm vào thực liệu thức ăn chăn nuôi
2.1.1 Tổng số vi sinh vật hiếu khí (VKHK)
Vi khuẩn hiếu khí là những vi khuẩn tăng trưởng và hình thành khuẩn lạc
trong điều kiện có sự hiện diện của oxy phân tử. Tổng số vi khuẩn hiếu khí
hiện diện trong thực phẩm chỉ thị ở mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm (Lưu
Hữu Mãnh, 2007).
Vi khuẩn hiếu khí được chia làm 2 nhóm:
Nhóm vi khuẩn ưa nhiệt phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 37
o
C và không
phát triển ở nhiệt độ thấp khoảng 1
o
C.
Nhóm vi khuẩn ưa lạnh có thể phát triển ở nhiệt độ 0
o
C nhưng không
sinh trưởng ở nhiệt độ 20
o
C và nhiệt độ tối ưu đối với vi khuẩn này khoảng từ
0
o
C – 15
o
C.
2.1.2 Coliforms

Coliforms là những trực khuẩn gram âm không sinh bào tử, hiếu khí hoặc
kỵ khí tùy ý. Coliforms hiện diện rộng rãi trong tự nhiên, trong ruột người và
động vật. Nhóm Coliforms gồm có 4 giống là Escherichia coli với một loài
duy nhất là E.coli, Citrobacter, Klebslella và Enterobacter. Coliforms được
xem là nhóm vi sinh vật chỉ thị. Số lượng hiện diện của chúng trong thực
phẩm, nước hay trong các loại mẫu môi trường được dùng để chỉ thị khả năng
hiện diện của các vi sinh vật gây bệnh khác. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng
khi số lượng của Coliforms trong thực phẩm cao thì khả năng hiện diện của vi
sinh vật gây bệnh khác cũng rất cao. Coliforms được chia thành 2 nhóm là
Coliforms chịu nhiệt và Coliforms phân. Coliforms chịu nhiệt là những
Coliforms có khả năng lên men lactose sinh hơi trong vòng 24 giờ khi được ủ
ở 44
o
C trong môi trường Electrical Conductivity Borth. Coliforms phân là
Coliforms chịu nhiệt có khả năng sinh Indole khi được ủ ở 44,5
o
C trong môi
trường canh Trypton. Coliforms phân là một thành phần của hệ vi sinh vật
đường ruột ở người và động vật máu nóng khác. Vì vậy, chúng được sử dụng
để chỉ thị mức độ vệ sinh trong quá trình chế biến, bảo quản, vận chuyển thực
phẩm cũng như chỉ thị sự ô nhiễm phân trong mẫu môi trường (Trần Linh
Thước, 2006).
2.1.3 Vi khuẩn Escherichia coli (E. coli)
2.1.3.1 Đại cương về vi khuẩn Escherichia coli
Escherichia coli được gọi tên là E. coli thuộc họ Enterobacteriaeceae
3
được bác sĩ người Đức là Theodor Esherich phân lập đầu tiên và đưa ra đặc
điểm của vi khuẩn vào năm 1885. E. coli là loài quan trọng được tìm thấy
trong phân. Năm 1940 người ta đã tìm thấy những serotype của E. coli gây ra
một trận dịch tiêu chảy nặng bộc phát ở bệnh viện. Từ đó serotype được xem

là phương pháp tốt nhất để xác định E. coli gây bệnh, những E. coli này được
gọi là Enteropathogenic E. coli (EPEC) (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).
E. coli thường xuất hiện rất sớm bên trong đường ruột của người và động vật
sơ sinh (sau đẻ 2 giờ) chúng thường ở phần sau của ruột, ít ở dạ dày hay ruột
non. Trong nhiều trường hợp chúng được tìm thấy ở niêm mạc của nhiều bộ
phận khác nhau trong cơ thể (Nguyễn Như Thanh, 1997). Trong các vi khuẩn
đường ruột loài Escherichia coli là loài phổ biến nhất, chúng sinh sống bình
thường trong đường ruột của người và động vật. Khi sức đề kháng của con vật
suy yếu do thời tiết, thức ăn thay đổi hay điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc và vệ
sinh thú y kém thì E. coli trở nên cường độc và có khả năng gây bệnh.
2.1.3.2 Đặc điểm hình thái cấu tạo
E. coli là trực khuẩn có hình gậy ngắn, kích thước 2 – 3

m x 0,6

m.
Phần lớn E. coli di động do có lông ở xung quanh, một số không di động. Vi
khuẩn không xin nha bào, có thể có giáp mô. Thân được bao phủ bởi protein
có chức năng bám dính và giúp cơ thể di động E. coli bắt màu gram âm, có thể
bắt màu đều hoặc xẫm ở hai đầu, khoảng giữa nhạt. Nếu cố định bằng acid
osmic rồi quan sát dưới kính hiển vi thấy tế bào E. coli có nhân, đó là một
khối tối nằm trong nguyên sinh chất màu sáng (Nguyễn Như Thanh, 1997).
2.1.3.3 Đặc điểm nuôi cấy
E. coli phát triển dễ dàng trên các môi trường nuôi cấy thông thường,
một số còn phát triển ở môi trường tổng hợp đơn giản. E. coli là trực khuẩn
hiếu khí và yếm khí tùy tiện, có thể sống được ở nhiệt độ từ 5 – 40
o
C, nhiệt độ
thích hợp là 37
o

C, pH thích hợp là 7,2 – 7,4; phát triển được ở pH 5,5 – 8,0
(Lưu Hữu Mãnh, 2009).
Môi trường nước thịt vi khuẩn phát triển tốt, môi trường rất đục, có cặn
màu tro lắng xuống đáy, đôi khi có màu xám nhạt trên mặt môi trường, môi
trường có mùi phân thối (Nguyễn Như Thanh, 1997).
Trong những điều kiện thích hợp E. coli phát triển rất nhanh. Trên môi
trường NA (Nutrient Agar), TSA (Tripticase Soy Agar) qua 18 – 24 giờ ủ ở
37
o
C hình thành những khuẩn lạc tròn ướt, màu trắng nhạt, mặt khuẩn lạc hơi
lồi, đường kính 2 – 3mm (Nguyễn Vĩnh Phước, 1970).
4
Trên môi trường MC (MacConkey agar) vi khuẩn hình thành khuẩn lạc
to, tròn, đều, màu hồng cánh sen hoặc hồng đậm đến đỏ, mặt khuẩn lạc hơi lồi,
kích thước 2 – 3mm.
Trên môi trường EMB (Eosin methyl blue) khuẩn lạc E. coli to, tròn, hơi
lồi, bóng, màu thẫm tím, có ánh kim.
Một số hóa chất ức chế sự phát triển của E. coli như chlorine và dẫn xuất
của nó, muối mật.
2.1.3.4 Đặc điểm sinh hóa
E. coli lên men có sinh hơi glucose, galactose, lactose, maltose,
aribinose, xylose, mannitol, fructose,… không sinh H
2
S, hoàn nguyên nitrate
thành nitrite, không sử dụng urea, không sử dụng citrate làm nguồn cung cấp
carbon. Tất cả vi khuẩn E. coli đều lên men đường lactose nhanh và lên men
glucose sinh hơi, đây là một đặc điểm quan trọng, người ta dựa vào đó để phân
biệt E. coli và Salmonella (Nguyễn Như Thanh, 1997).
Dùng các phản ứng IMViC (Indole – Methyl red – Voges proskauer –
Citrate) để phân biệt E. coli với các vi khuẩn đường ruột khác.

- Phản ứng Indole dương tính. (+)
- Phản ứng MR (Methyl red) dương tính. (+)
- Phản ứng VP (Voges – proskauer) âm tín. (–)
- Phản ứng Citrate âm tính. (–)
2.2 Tình hình thực liệu thức ăn bị vấy nhiễm vi khuẩn E. coli
Theo Nguyễn Thúy Nga (2006) tỷ lệ nhiễm E. coli trên thức ăn gia súc là
18,69%. Trong đó tỷ lệ nhiễm trên bột cá là cao nhất (37,50%) kế đó thức ăn
đậm đặc 25% và thức ăn hỗn hợp 15,19%. Trương Phước Đức (2010) tỷ lệ
nhiễm E. coli trên thức ăn trên máng ăn của gà là 53,33%. Nguyễn Văn Hiệp
(2000) tỷ lệ nhiễm E. coli trên thức ăn gà công nghiệp là 11,11%.
Theo Costa et al. (2007) tỷ lệ nhiễm E. coli trên thức ăn gà là 50% và
trên nguyên liệu thức ăn gà là 32%. Beilei (2013) tỷ lệ nhiễm E. coli trên
nguyên liệu thức ăn gà là 39,3%. Dargatz et al. (2005) tỷ lệ nhiễm E. coli trên
nguyên liệu thức ăn là 48,2%. Lynn et al. (1998) tỷ lệ nhiễm E. coli trong thức
ăn gia súc là 30%.
Theo Stotzky (1997) nguyên liệu thức ăn có nguồn gốc thực vật bị nhiễm
vi sinh vật từ bụi do gió, mưa to và đất bị xáo trộn bởi máy móc trong suốt
thời gian thu hoạch. Đất bị xáo trộn là môi trường sống cho cả vi sinh vật hiếu
5
khí và kị khí. Bakken (1997 ) cho rằng vi sinh vật chiếm ưu thế trong đất là vi
khuẩn gram âm. Multon (1988) côn trùng đặc biệt là động vật chân đốt và ve
Arachnid gieo rắc vi sinh vật trên bề mặt ngũ cốc trước khi thu hoạch và trong
khi lưu trữ. Ruồi và gián là nguồn chứa mầm bệnh trong môi trường có thể
gây nhiễm vi sinh vật cho thức ăn (Maciorowski et al., 2004).
Một số loại vi sinh vật gây bệnh có thể tồn tại trong thức ăn. Chúng làm
giảm pH của thức ăn (thức ăn dự trữ, thức ăn ủ chua) hoặc làm khô thức ăn
(ngủ cốc, bột thịt), vì vậy có thể kéo dài thời gian lưu trữ thức ăn
(Maciorowski et al., 2006).
2.4 Một số loại thực liệu thức ăn dùng trong chăn nuôi
2.4.1 Bắp

Bắp là nguồn cung cấp thức ăn năng lượng chủ yếu trong chăn nuôi ở
nước ta. Theo Dương Thanh Liêm và ctv. (2002) nguyên nhân giúp bắp có giá
trị năng lượng cao là do ngô có hàm lượng chất béo khoảng 4% trong khi hầu
hết các loại hạt cốc khác có hàm lượng béo thấp. Dầu bắp chứa nhiều acid béo
chưa no thiết yếu. Các acid này quan trọng trong trao đổi chất của động vật và
được tiết ra trong các nang lông nên giúp thú nhất là heo có lớp da bóng và
lông mướt.
Theo Lã Văn Kính (2003) vật chất khô của bắp là 87,30%, protein thô
8,4%, chất béo 3,98%, xơ thô 2,34%, canxi 0,1%, phospho 0,3% và năng
lượng trao đổi dao động từ 3.296 – 3.404 kcal/kg.
Bắp vàng có nhiều xantophyll (1kg ngô chứa 13,67mg xantophyll) là sắc
tố nhuộm màu chủ yếu của lòng đỏ trứng gà, mỡ và da gà. Ngoài ra bắp còn
chứa nhiều acid linoleic đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến kích thước
trứng của gà mái đẻ (Tôn Thất Sơn, 2005).
Trong khẩu phần cho heo, gà bắp thường được dùng với tỷ lệ 60 – 70%.
Tuy nhiên, do chất béo trong bắp chứa nhiều acid béo không no nên làm mỡ
mềm, nên cần cho ăn ở mức thấp hơn ở cuối kì vỗ béo.
2.4.2 Tấm gạo
Tấm gạo là những mảnh gạo nhỏ vỡ ra từ hạt gạo nguyên trong quá trình
xay xát. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng củ tấm gần tương đương
gạo, giàu năng lượng (3.340 kcal ME/kg), ít xơ (0,9%). Hàm lượng protein
của tấm gạo dao động trong khoảng 6,73 – 12,49%, nhưng mức trung bình
thường là 9 – 10%. Nếu chỉ sử dụng tấm gạo là nguồn cung cấp năng lượng
chính trong khẩu phần cho gà đẻ sẽ dễ dẫn đến hiện tượng lòng đỏ trứng và da
6
gà bị trắng nhợt nhạt, vậy cần bổ sung sắc tố tạo màu hoặc thưc ăn giàu
carotene như bột cỏ, bột lá sắn (Lã Văn Kính, 2003).
2.4.3 Cám gạo
Cám gạo là phụ phẩm của lúa khi xay xát. Lượng cám thu được bình
quân là 10% khối lượng lúa. Tùy theo lượng trấu còn lẫn trong cám ít hay

nhiều mà cám được phân làm cám loại I và loại II. Ngoài ra còn có cám lau là
phụ phẩm của việc lau bóng gạo cho xuất khẩu nhưng cám lau khó sử dụng
trong thức ăn công nghiệp do độ ẩm cao, rất mau đóng vón, ôi và làm hư hỏng
các dưỡng chất khác trong thức ăn (Dương Thanh Liêm và ctv., 2002).
Cám gạo là một loại thức ăn giàu vitamin nhóm B. Tỷ lệ protein trong
cám gạo mịn từ 12 – 14%, chất béo 12 – 14% (các acid béo trong dầu cám chủ
yếu là không no, nên dễ bị oxy hóa, làm giảm giá trị dinh dưỡng và tính ngon
miệng của gia súc, do vậy không nên dự trữ cám quá 15 ngày), xơ thô khoảng
7 – 8% và giá trị năng lượng có thể đạt 2600 – 2700 kcal ME/kg.
Theo Lã Văn Kính (2003) vật chất khô của cám gạo là 88,91%, protein
thô 11,90%, béo thô là 11,68%, dẫn xuất không đạm 48,93%, xơ thô 8,36%,
canxi 0,27%, phospho 1,20% và ME dao động từ 2.481 – 2.501 kcal/kg.
Trong cám gạo có chứa 5,1% acid phytic. Trong khẩu phần ăn có nhiều
cám gạo thì dễ gây cho gia súc bị bệnh parakeratosis do acid phytic kết hợp
với kẽm tạo thành phytat kẽm không hấp thu được và thải ra ngoài làm cho gia
súc thiếu kẽm (Tôn Thất Sơn, 2005). Theo Dương Thanh Liêm và ctv. (2002)
cám gạo chứa nhiều phospho dưới dạng phytin cao sẽ ức chế tiêu hóa các
dưỡng chất như protein, acid amin và các loại vi khoáng như kẽm.
Tỷ lệ dùng cho gà 25% khẩu phần, cho heo 30 – 40% khẩu phần.
2.4.4 Bã khoai mì
Củ khoai mì thường được dùng để sản xuất tinh bột chất lượng cao, dù
vậy củ vẫn được sử dụng cho bò, heo và gia cầm ăn dưới dạng khô hoặc tươi.
Thường dùng nhất là ở dạng xắt lát hoặc khúc phơi khô, khi dùng đem nghiền
thành bột.
Theo Dương Thanh Liêm và ctv. (2002) bột khoai mì có hàm lượng
protein rất thấp (2,5%) nên thường chỉ dùng trong thức ăn heo thịt nhưng hạn
chế dùng cho heo ở giai đoạn cuối vì heo sẽ tích lũy nhiều mỡ, quày thịt có
màu đỏ nhạt làm giảm giá trị thương phẩm của thịt heo.
7
Theo Lã Văn Kính (2003) vật chất khô của bã khoai mì là 86,34%,

protein thô 1,98%, béo thô 1,02%, xơ thô 8,06%, dẫn xuất không đạm 73,52%,
canxi 0,32%, phospho 0,06% và năng lượng trao đổi từ 1.967 – 2.544 kcal/kg.
Một số giống khoai mì cao sản có chứa hàm lượng HCN (acid
cyanhydric) rất cao trong lá và củ khoai mì. HCN trong khoai mì dưới dạng
glycoside, khi tiêu hóa các glycoside bị enzyme phân hủy tạo thành gốc CN
-
(cyanide) tự do rất độc với sự hô hấp tế bào. Các biện pháp xử lý như ngâm
nước, phơi nắng, sấy sẽ làm gốc CN
-
bay hơi, giảm bớt độc tính (Dương
Thanh Liêm và ctv., 2002).
Tỷ lệ dùng 30% khẩu phần.
2.4.5 Bột xương thịt
Bột xương thịt là sản phẩm phụ từ lò mổ gia súc bao gồm tất cả phần còn
lại của động vật không dùng làm thức ăn cho người như: phổi, ruột già, gân
móng, lông, xương khi lọc thịt còn lại xương có dính thịt, tủy xương, …Bột
xương thịt tuy protein không cao lắm nhưng là nguồn cung cấp phospho và
canxi dễ tiêu hóa rất tốt. Một số thành phần nguyên liệu sản xuất bột xương
thịt có giá trị sinh học của protein không cao như collagen trong gân, lông,
sừng móng chứa keratin rất khó tiêu hóa (Nguyễn Duy Hoan, 2010).
Bột xương thịt Mông Cổ: protein thô 27 – 28%, canxi 4%, phot pho 2%,
2000 – 2200 kcal ME/kg.
Theo Lã Văn Kính (2003) vật chất khô của bột xương thịt là 95,36%,
protein thô 55,18%, béo thô 10,05%, canxi 9,60%, phospho 4,65% và năng
lượng trao đổi từ 2.749 - 3040 kcal/kg.
Theo Viện Chăn nuôi (1998) vật chất khô của bột xương thịt là 91,68%,
protein thô 42,71%, béo thô 2,69%, tro 39,76%, canxi 14,04%, phospho
6,53% và ME 2.133 kcal/kg.
Bột xương thịt cũng như các sản phẩm được chế biến từ động vật phải
được xử lý nhiệt hợp lý để tránh mầm bệnh còn hiện diện. Trước đây mầm

bệnh được quan tâm nhiều là Salmonella nhưng ngày nay bệnh bò điên là mối
quan tâm hang đầu vì nó rất dễ lây lan qua các sản phẩm động vật. Vì vậy hiện
nay xu hướng các nước Châu Âu hạn chế hoặc ngừng hẳn việc sử dụng bột
xương thịt trong khẩu phần ăn động vật (Nguyễn Duy Hoan, 2010).
2.4.6 Bột cá
Bột cá là nguồn thức ăn protein động vật có chất lượng rất tốt được dùng
rộng rãi cho gia cầm trên toàn thế giới. Protein bột cá có chất lượng cao vì rất
8
giàu lysine, methionine, tryptophan và các acid amin không thay thế khác (Lã
Văn Kính, 2003).
Thành phần dinh dưỡng của bột cá phụ thuộc vào loại cá, công nghệ chế
biến và hãng sản xuất. Nhưng nói chung bột cá tốt có hàm lượng protein thô từ
55 – 65%, lysine 4,8 – 5,2%, methionine 1,6 – 1,8%, canxi 5%, phospho tổng
số hấp thụ 2,5%, béo 6 – 7%, độ ẩm 9%. Bột cá dễ hút ẩm, dễ nhiễm khuẩn
đặc biệt là E. coli và Salmonella gây bệnh tiêu hóa nguy hiểm. Bột cá có mùi
tanh, nên khi gia cầm ăn thức ăn hỗn hợp chúa nhiều bột cá sẽ gây mùi tanh
của cá trong trứng, thịt làm giảm chất lượng. Vì vậy không nên cho tỷ lệ bột
cá quá cao trong khẩu phần (không quá 15%) và trước khi giết thịt 3 – 5 ngày
không nên cho gia cầm ăn bột cá (Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận, 1999).
2.4.7 Đậu nành và bánh dầu đậu nành
Đậu nành và bánh dầu đậu nành là loại thức ăn cung cấp đạm được xếp
vào loại hạng nhất trong các loại thức ăn cung cấp đạm thực vật trên thế giới
cũng như trong nước.
Thành phần dinh dưỡng của đậu nành hạt: protein thô 36 – 39%, chất béo
14% (trong chất béo này có nhiều acid béo thiết yếu acid linoleic, acid
linolenic), xơ 3,7%, canxi 0,3%, phospho hữu dụng 0,21%, năng lượng trao
đổi 3.380 – 3.400 kcal/kg (Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận, 1999). Hàm lượng
lysine trong đậu nành rất cao vì vậy giá trị sinh học của đậu nành cũng cao.
Đậu nành tương đối nghèo methionine, một số tài liệu cho rằng nó có chứa
chất kháng giáp trạng thiocianat gây ảnh hưởng đến hoạt động của các

hocmon do tuyến giáp trạng tiết ra. Đậu nành khi rang, xử lý nhiệt có mùi
thơm kích thích tính thèm ăn của gia cầm. Gia cầm ăn ngô và đậu tương thì
chất lượng thịt thơm ngon hơn ăn những loại thức ăn khác. Trong hạt đậu
tương sống có chất kháng men tiêu hóa (antitrypsine) và men urease, chúng
đều bị tiêu hủy ở 105 – 110
o
C trong 10 – 30 phút.
Bánh dầu đậu nành là loại thức ăn cung cấp đạm phổ biến hiện nay, nó
chứa hàm lượng protein cao từ 42 – 45% đồng thời nó đảm bảo acid amin và
năng lượng có giá trị sinh học cao và cân đối. Theo Bùi Đức Lũng và Lê Hồng
Mận (1999) thành phần dinh dưỡng của khô dầu đậu tương: protein thô từ 44
đến 47%, béo thô 1,1 – 2%, xơ thô 5 – 6%, canxi 0,3%, phospho hữu dụng
0,29 – 0,3%, 2.250 – 2.850 kcal ME/kg.
Tỷ lệ dùng: gà con và gà nuôi thịt 15 – 20% khẩu phần.
2.4.8 Khô dầu dừa
Cùi dừa là phần thịt dừa khô được lấy ra sau khi đã bỏ vỏ và gáo dừa, có
9
chứa khoảng 65% dầu. Cùi dừa gồm 2 phần: phần thịt và phần vỏ bọc. Phần
vỏ bên ngoài cùi dừa thường khá cứng, màu nâu, bề mặt thô, ráp; còn phần thịt
cùi dừa màu trắng đục, nhiều dầu. Sau khi được ép dầu phần còn lại của cùi
dừa là khô dầu dừa, thường có màu nâu nhạt hoặc nâu sậm, gồm các mãnh
không đều, khô, dầy, giòn, mùi khét. Khô dầu dừa loại tốt thường có: protein
thô 17 – 18%, béo 9%, xơ 14 – 15%. Tỷ lệ khô dầu dừa không nên vượt quá
5% trong khẩu phần gà đẻ (Lã Văn Kính, 2003).
10
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương tiện nghiên cứu
3.1.1 Thời gian thực hiện
Đề tài được thực hiện từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 12 năm 2013.
3.1.2 Địa điểm thực hiện

Địa điểm lấy mẫu: tại Công Ty TNHH Nhất A, ấp 1, xã Thường Tân,
huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Địa điểm phân tích mẫu: phòng thí nghiệm Vệ Sinh Thực Phẩm, Bộ Môn
Thú Y và phòng thí nghiệm Dinh Dưỡng Gia Súc, Bộ Môn Chăn Nuôi, Khoa
Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ.
3.1.3 Đối tượng nghiên cứu
Mẫu thực liệu thức ăn chăn nuôi đươc lấy tại Công Ty TNHH Nhất A,
huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai bao gồm 7 loại mẫu: bắp (An Giang), bắp
(Đắc Lắc), cám gạo (Sóc Trăng), bã khoai mì (Trảng Bom), bánh dầu đậu
nành (Argentina), bột xương thịt (Đức) và bột xương thịt (Cộng Hòa Séc).
3.1.4 Dụng cụ và trang thiết bị
Nồi khử trùng ướt (Autoclave), nồi hấp cách thủy, Vortex, tủ sấy vô
trùng, buồng cấy vô trùng, tủ ấm, tủ lạnh, tủ hút khí độc, tủ nung.
Bình tam giác, bình hút chân không, bình Kjeldahl, bình định mức, bình
tia, bình hút ẩm, đá hút ẩm, chai thủy tinh, chén sứ.
Máy chưng cất đạm, máy đo quang phổ, bộ Soxhlet.
Cân điện tử, ống nghiệm, đĩa petri, ống hút, ống đong, cốc thủy tinh, ống
nhỏ giọt, phểu, kẹp, dao, kéo, que cấy, đèn cồn, bếp điện, bếp chưng cách
thủy, túi nylon, giấy lọc.
3.1.5 Hóa chất và môi trường
3.1.5.1 Hóa chất
Nước cất, Natri Chlorua, cồn 96
o
, cồn 90
o
, cồn 70
o
, H
2
O

2
30%, ether,
thuốc thử Methyl Red (MR), Bromocresol Green, thuốc thử Kovac’s, Voges
Proskauer, phenolphthalein 0,1%, dihydroxylamin HCl 5%, fluorexone và
Trilon B.
- Acid boric 2%, acid ascorbic, H
2
SO
4
98%, H
2
SO
4
0,765N, H
2
SO
4
0,1N.
- NaOH 40%, NaOH 33%, NaOH 25%, NaOH 15%, KOH 20%.
11
- Hexaamonium heptamolybdate tetrahydrate (NH
4
)
6
MO
7
O
24
.4H
2

O),
Kaliumantimon (III) oxid – tartrat hemihydrate reinst psstasium antimong III
(K(SbO)C
4
H
4
O
6
.0.5H
2
O).
3.1.5.2 Môi trường nuôi cấy vi sinh vật
Nutrient Agar (NA), Brilliant – green 2% – Bile Broth (BGBL), Violet
Red Bile Agar (VRBL), MR – VP Broth, Voges Proskauer Semisolid Medium
(VP), Simmons Citrate Agar (SCA), Buffered Pepton Water (BPW), MC
(MacConkey Agar), KIA (Kligler Iron Agar).
3.2 Phương pháp tiến hành thí nghiệm
3.2.1 Phương pháp lấy mẫu
Mẫu được chứa trong bao, lấy mẫu ở 3% số bao của lô hàng. Tại mỗi bao
được chỉ định lấy mẫu tiến hành lấy mẫu ở giữa bao. Dùng ống xông (sende)
đặt lòng máng úp xuống dưới và ấn vào bao, sau đó quay ngược ống xông lên
và rút ra. Để cho thực liệu không trào ra ở vị trí ấn ống xông, dùng mũi ống
xông tải đều sợi đan bao lại.
Mẫu được kiểm tra vi sinh vật gồm: tổng số vi khuẩn hiếu khí, Coliforms
và E. coli. Ở 3 thời điểm là: ngày 0 (ngày lấy mẫu), ngày 15 và ngày 30 (thời
gian trữ mẫu ở nhiệt độ phòng thí nghiệm sau 15 và 30 ngày).
Mẫu được phân tích hàm lượng dưỡng chất gồm: vật chất khô (DM),
protein thô (CP), béo thô (EE), xơ thô (CF), tro, canxi (Ca) và phospho (P)
cũng ở 3 thời điểm như trên.
3.2.2 Phương pháp phân tích thành phần hóa học của thực liệu thức

ăn
Các phương pháp dưới đây được tham khảo theo tài liệu của Lưu Hữu
Mãnh và Nguyễn Nhựt Xuân Dung, năm 2008.
3.2.4.1 Phương pháp xác định hàm lượng nước ở trạng thái gần khô
Dùng sức nóng để làm bay hết hơi trong mẫu. Cân trọng lượng mẫu
trước và sau khi sấy khô, từ đó tính ra phần trăm nước có trong mẫu.
Hàm lượng nước được tính bằng cách lấy trọng lượng mẫu trước khi sấy
trừ trọng lượng mẫu sau sấy.
3.2.4.2 Phương pháp xác định hàm lượng khoáng tổng số
Mẫu thức ăn sau khi thiêu cháy ở nhiệt độ cao 550 – 600
o
C chất hữu cơ
sẽ bị hủy hết, chất còn lại là tro thô (khoáng tổng số).
12
Hàm lượng tro được xác định bằng cách lấy trọng lượng mẫu trước khi
nung trừ cho trọng lượng mẫu sau nung.
3.2.4.3 Phương pháp xác định hàm lượng protein thô (CP)
Phương pháp Kjeldahl là phương pháp tiêu chuẩn dùng để xác định hàm
lượng nitrogen. Phương pháp gồm 3 bước:
Mẫu được vô cơ hóa bằng acid đậm đặc (H
2
SO
4
98%) đun nóng với sự
có mặt của chất xúc tác (H
2
O
2
30%) để gia tăng vận tốc phản ứng, nitrogen
trong protein bị phân giải thành NH

3.
NH
3
lập tức biến thành (NH
4
)
2
SO
4.
Tác dụng với base mạnh (NaOH 33%), NH
3
lại được giải phóng khỏi
dung dịch acid. Căn cứ vào lượng acid đã tiêu hao để trung hòa NH
3
, ta sẽ tính
được lượng NH
3
từ đó tính được lượng nitrogen tổng số và suy ra lượng
protein thô.
Hàm lượng protein thô được xác định như sau:
25.6%% NxCP 
3.2.4.4 Phương pháp xác định hàm lượng canxi (Ca)
Phương pháp xác định complexon của Ca với chất chỉ thị fluorexone
dựa vào sự hình thành trong môi trường kiềm một phức hợp của ion và trilon
B (Na
2
– KDTA: muối dinatri của acid ethylene diamintetracetic complexon
III). Chất chỉ thị kim loại fluorexone có màu hồng, trong môi trường base
mạnh (pH = 13) cùng với các ion Ca
++

nó tạo ra phức chất fluorexon hóa (màu
lục huỳnh quang), trilon B có thể loại Ca
++
ra khỏi phức hợp với fluorexon làm
mất màu lục khi chuẩn độ.
3.2.4.5 Phương pháp xác định hàm lượng phospho (P)
Dùng phương pháp so màu cho kết quả nhanh và độ chính xác cao.
Trong môi trường acid ascorbic phản ứng với ammonium phosphate cho ra
phức hợp có màu xanh dương, phản ứng hoàn tất nhanh và tương đối bền. So
màu sau 5 phút ở bước sóng 720nm.
3.2.4.6 Phương pháp xác định hàm lượng béo thô (EE)
Chất béo bị hòa tan trong dung môi hữu cơ (ether ethylic). Ngoài chất
béo hòa tan, trong dung môi còn có các chất tương tự như sáp, hắc ín,
phosphatid, các sắc tố, … cho nên chất béo nhận được gọi là “béo thô”.
Cả ether và mẫu phải khô để tránh sự kết hợp giữa nước và các thành
phần khác trong mẫu như carbohydrate, urea, lactic acid, glycerol, …
13
9ml
10
-1
10
-5
9ml
10
-2
10
-4
10
-3
1ml

1ml
9ml
9ml
1ml
1ml
Sơ đồ 3.1 Cách pha loãng mẫu
9ml
1g mẫu
9ml
Đặc điểm ether ethylic: nhiệt độ sôi thấp (30 – 40
o
C). Có khả năng hòa
tan 8% nước và một số chất khác khi ta xác định hàm lượng chất béo.
Hàm lượng béo thô được xác định bằng cách lấy trọng lượng mẫu trước
chiết xuất trừ cho trọng lượng mẫu sau chiết xuất.
3.2.4.7 Phương pháp xác định hàm lượng xơ thô (CF)
Mẫu được xử lý lần lượt bằng H
2
SO
4
và base loãng được đun nóng. Sau
đó rửa bằng cồn
H
2
SO
4
thủy phân các chất hòa tan trong acid như carbohydrate, biến nó
thành đường đơn, ngoài ra một phần protein cũng bị hòa tan.
Base thủy phân chất béo biến thành xà phòng và glycerin, hòa tan toàn
bộ protein.

Acid và base có thể hòa tan được một phần chất khoáng.
Cồn hòa tan những chất hữu cơ tan trong dung môi và chất béo còn lại.
Hàm lượng xơ thô được xác định bằng cách lấy trọng lượng trước khi
nung trừ cho trọng lượng sau nung.
3.2.5 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu vi sinh vật
3.2.5.1 Phương pháp đồng nhất và pha loãng mẫu
Cân chính xác 1 gram mẫu cho vào ống nghiệm chứa 9ml nước muối
sinh lý vô trùng đã chuẩn bị trước, đồng nhất mẫu ta sẽ được dung dịch huyền
phù có độ pha loãng là 10
-1
so với ban đầu. Dung dich mẫu đồng nhất tiếp tục
được pha loãng theo dãy thập phân.
Tiếp tục hút 1ml ở ống nghiệm thứ nhất cho vào ống nghiệm thứ hai có
chứa sẵn 9ml nước muối sinh lý vô trùng, trộn đều bằng Vortex. Độ pha loãng
của mẫu lúc này là 10
-2
. Cứ tiếp tục như vậy để có mẫu ở các độ pha loãng
10
-3
, 10
-4
, 10
-5

×