Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

khảo sát và thực nghiệm nuôi cá trê vàng (clarias macrocephalus gunther, 1864) trong ao đất ở huyện vũng liêm tỉnh vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.23 MB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN





ĐINH THỊ NGỌC TUYỀN





KHẢO SÁT VÀ THỰC NGHIỆM NUÔI CÁ TRÊ VÀNG
(Clarias macrocephalus Gunther, 1864) TRONG AO ĐẤT
Ở HUYỆN VŨNG LIÊM TỈNH VĨNH LONG







LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN





2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN





ĐINH THỊ NGỌC TUYỀN





KHẢO SÁT VÀ THỰC NGHIỆM NUÔI CÁ TRÊ VÀNG
(Clarias macrocephalus Gunther, 1864) TRONG AO ĐẤT
Ở HUYỆN VŨNG LIÊM TỈNH VĨNH LONG




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGs. Ts. DƯƠNG NHỰT LONG
Ths. NGUYỄN HOÀNG THANH


2013

i

LỜI CẢM TẠ
Trước tiên tôi xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu trường Đại học Cần Thơ,
Ban chủ nhiệm khoa Thủy sản, phòng đào tạo Trường Đại học Cần Thơ đã tạo điều
kiện cho tôi học tập và hoàn thành tốt đề tài. Bên cạnh đó tôi xin gửi lời cám ơn
chân thành đến gia đình tôi. Đặc biệt là mẹ, người mà luôn động viên và ủng hộ tôi
trong suốt thời gian tôi học tập tại trường.
Tôi xin chân thành gửi lời biết ơn đến thầy Dương Nhựt Long, anh Nguyễn
Hoàng Thanh và anh Phạm Huỳnh Tấn đã tận tình chỉ dạy, quan tâm, giúp đỡ và
tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn cán bộ các xã của Huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long và các
cô chú chủ của các ao nuôi thực nghiệm đã hợp tác cùng tôi trong suốt thời gian
qua.
Cuối cùng tôi xin cám ơn các bạn trong lớp NTTS k36 đã đoàn kết, gắn bó với
tôi trong quá trình học tâp.
Chân thành cám ơn!
Sinh viên thực hiện
Đinh Thị Ngọc Tuyền
ii

TÓM TẮT
Đề tài “Thực nghiệm nuôi cá trê vàng (Clarias macrocephalus Gunther, 1864)
trong ao đất ở tỉnh Vĩnh Long” được thực hiện ở xã Trung Hiếu huyện Vũng Liêm,
tỉnh Vĩnh Long. Thời gian thực hiện từ 4/2013 – 11/2013. Nhằm khảo sát hiện
trạng nuôi thủy sản, thực nghiệm và ứng dụng mô hình nuôi cá trê vàng trong ao
đất ở huyện Vũng Liêm – tỉnh Vĩnh Long.
Kết quả khảo sát cho thấy cá trê vàng chưa được các hộ nuôi thủy sản quan tâm.
Các loài cá được nuôi thường là cá Trê Lai, Trê Phi, Tra, Sặc Rằn, cá Lóc được
mua từ trại sản xuất giống. Mật độ trung bình 48,5 ± 75,55 con/m

2
, nguồn thức ăn
tự chế hay công nghiệp tùy vào sự chọn lựa của hộ nuôi. Lợi nhuận dao động từ
5.789,9 ± 16.461,6 (1.000 đ/hộ) và tỷ suất lợi nhuận 16,25 %. Mô hình nuôi cá tra
trong ao đất có lợi nhuận 30.600.000đ/vụ đạt mức cao nhất trong 30 hộ nuôi được
khảo sát. Thực nghiệm nuôi cá trê vàng trong ao đất được tiến hành trong 3 ao đất
có cùng diện tích 100 m
2
với mật độ 20 con/m
2
. Các môi trường nước trong ao như:
nhiệt độ, pH, Oxy, N-NH
4
+
, P-PO
4
3-
không ảnh hưởng bất lợi cho sự phát triển của
cá trê vàng trong ao nuôi. Sau thời gian nuôi 6 tháng, khối lượng bình quân của cá
nuôi ở ao 2 lớn nhất là 70 ± 3,94 (g/con), ao 3 thấp hơn 69,30 ± 3,84 (g/con) và ao
1 thấp nhất 69,09 ± 3,96 (g/con). Sản lượng cá nuôi ao 3 cao nhất đạt 108,23 kg có
mức lợi nhuận 1.523.000đ, đứng thứ hai là cá nuôi ở ao 2 (sản lượng 105 kg, lợi
nhuận 1.500.000đ) và ao 1 sản lượng thấp nhất 98,11 kg, lợi nhuận 1.216.600đ. Tỷ
lệ sống của cá trê ở 3 ao có sự chênh lệch, cụ thể ở ao 1 là 71 %, ao 2 cao hơn đạt
75 % và cuối cùng ao 3 cao nhất được 78 %.
Mô hình nuôi cá trê vàng trong ao đất mang lại lợi nhuận nên cần tiếp tục thực
hiện với nhiều mật độ khác nhau để nâng cao hiệu quả thu nhập cũng như áp dụng
đại trà cho vùng nuôi tại địa phương. Công tác khuyến ngư ở các xã trong huyện
Vũng Liêm cần quan tâm và hộ trợ về kỹ thuật, thực hiện mô hình nuôi cá trê vàng
trong ao đất giúp mô hình phát triển hơn.

iii

MỤC LỤC
CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Giới thiệu 1
1.2 Mục tiêu 1
1.3 Nội dung nghiên cứu 1
1.4 Thời gian thực hiện đề tài 2
CHƯƠNG II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 3
2.1.1 Sơ lược đặc điểm sinh học 3
2.1.2 Vị trí phân loại 3
2.1.3 Hình dạng 3
2.1.4 Phân bố 4
2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng 4
2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng 5
2.1.7 Đặc điểm sinh sản 6
2.2 Tình hình phát triển cá trê trên thế giới và trong nước 6
2.2.1 Trên thế giới 6
2.2.2 Ở Việt Nam 7
2.3 Các yếu tố môi trường 7
2.3.1 Nhiệt độ 7
2.3.2 pH nước 8
2.3.3 Hàm lượng Oxy hòa tan trong nước 8
2.3.4 Hàm lượng đạm tổng 8
2.3.5 Nitrite (NO
2
) 9
2.4 Các mô hình nuôi cá trê hiện nay 9
2.4.1 Nuôi đơn 9

2.4.2 Nuôi ghép 9
2.4.4 Nuôi cá gia đình 9
2.4.5 Cách nuôi khác 10
iv

CHƯƠNG II: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
3.1 Đối tượng thực nghiệm 11
3.2 Thời gian và địa điểm thực nghiệm 11
3.3 Vật liệu thực nghiệm 11
3.4 Phương pháp thực nghiệm 12
3.4.1 Khảo sát hiện trạng nuôi cá trê ở huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long
3.4.1.1 Thông tin thứ cấp 12
3.4.1.2 Thông tin sơ cấp 12
3.4.2 Thực nghiệm nuôi cá trê vàng 12
3.4.2.1 Thực nghiệm nuôi 12
3.4.2.2 Các biện pháp kĩ thuật 13
3.5 Theo dõi các yếu tố môi trường nước 14
3.6 Theo dõi sự phát triển của cá trê vàng 14
3.6.1 Tốc độ tăng trưởng 14
3.7 Phương pháp xử lý số liệu 15
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 16
4.1 Kết quả khảo sát hiện trạng mô hình nuôi thủy sản tại các xã của huyện Vũng
Liêm tỉnh Vĩnh Long 16
4.1.1 Thông tin tổng quát về mô hình nuôi 16
4.1.2 Đặc điểm mô hình nuôi 17
4.1.3 Đặc điểm kỹ thuật nuôi 18
4.1.4 Quản lý chất lượng nước 20
4.1.5 Thức ăn dùng trong quá trình nuôi 21
4.1.6 Một số bệnh thường gặp 22
4.1.7 Tổng thu nhập và các chỉ tiêu tài chính cơ bản của mô hình nuôi thủy

sản 23
4.1.8 Ý kiến của các hộ nuôi về những thuận lợi và khó khăn trong quá trình
nuôi thủy sản tại huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long 25
4.2 Thực nghiệm mô hình nuôi cá trê vàng trong ao đất tại huyện Vũng Liêm
tỉnh Vĩnh Long 26
4.2.1 Một số yếu tố môi trường nước trong ao nuôi thực nghiệm 26
4.2.2 Khảo sát sự tăng trưởng, tỷ lệ sống và năng suất của cá nuôi 29
4.2.2.1 Tăng trưởng của cá trê vàng 29
v

4.2.2.2 Tỷ lệ sống, sản lượng và năng suất của cá khi thu hoạch . 31
4.2.3 Hiệu quả lợi nhuận kinh tế mang lại từ mô hình nuôi 31
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 33
5.1 Kết luận 33
5.1.1 Hiện trạng nuôi thủy sản ở huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long 33
5.1.2 Thực nghiệm mô hình nuôi cá trê vàng trong ao đất 33
5.2 Đề xuất 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35

vi

DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Hình cá trê vàng (Clarias macrocephalus Gunther, 1864) 3
Hình 3.1 Ao nuôi thực nghiệm cá trê vàng ở huyện Vũng Liêm 11
Hình 4.1 Nhiệt độ ở các ao nuôi thực nghiệm 26
Hình 4.2 pH ở các ao nuôi thực nghiệm 27
Hình 4.3 DO ở các ao nuôi thực nghiệm 28
Hình 4.4 N-NH
4
+

ở các ao nuôi thực nghiệm 28
Hình 4.5 P-PO
4
3-
ở các ao nuôi thực nghiệm 29
vii

DANH SÁCH BẢNG
Bảng 4.1 Thông tin tổng quát 16
Bảng 4.2 Đặc điểm mô hình nuôi 17
Bảng 4.3 Đặc điểm kỹ thuật nuôi 18
Bảng 4.4 Quản lý chất lượng nước 21
Bảng 4.5 Thức ăn dùng trong quá trình nuôi 22
Bảng 4.6 Một số bệnh thường gặp 23
Bảng 4.7 Tổng thu nhập và các chỉ tiêu tài chính cơ bản của mô hình nuôi thủy
sản 24
Bảng 4.8 Ma trận SWOT và giải pháp phát triển mô hình nuôi thủy sản theo hướng
bền vững 26
Bảng 4.9 Tốc độ tăng trưởng của cá trê vàng trong ao nuôi 29
Bảng 4.10 Tỷ lệ sống, sản lượng và năng suất của mô hình nuôi cá trê vàng trong
ao đất 31
Bảng 4.11 Hiệu quả lợi nhuận từ mô hình nuôi 32
















viii

DANH MỤC VIẾT TẮT
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
DO Oxy hòa tan
TB Trung bình
TSLN Tỷ suất lợi nhuận
TĂCN Thức ăn công nghiệp

1

CHƯƠNG I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Sản lượng khai thác thủy sản trên thế giới đã và đang suy giảm (FAO, 2000
trích dẫn bởi Dương Nhựt Long, 2003) trong khi đó nhu cầu thực phẩm từ thủy sản
ngày càng tăng. Chính vì điều đó ngành nuôi trồng thủy sản được quan tâm phát
triển để đáp ứng nhu cầu cho con người. Sản lượng nuôi thủy sản trên thế giới đã
gia tăng đáng kể khoảng 30,6 triệu tấn vào năm 2000, 37,8 triệu tấn năm 2001 và
41,9 triệu tấn năm 2003 (Trần Ngọc Hải, 2006 trích dẫn bởi Đoàn Bá Nghiệp,
2008). Việt nam là nước có đường bờ biển dài và có hệ thống sông ngòi dày đặt
nên thuận lợi phát triển ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, đặc biệt là đồng
bằng sông Cửu Long có tổng diện tích là 40.548,2 km². Mặc dù diện tích canh tác

nông nghiệp và thủy sản chưa tới 30 % của cả nước nhưng miền Tây đóng góp
71 % diện tích nuôi trồng thủy sản và 54 % sản lượng thủy sản của cả nước.
Ngành thủy sản phát triển mạnh mẽ gia tăng không ngừng cả về số lượng và
chất lượng, đã và đang được mở rộng ở các tỉnh ĐBSCL trong đó có tỉnh Vĩnh
Long. Với nhiều đối tượng nuôi khác nhau: cá tra, cá rô phi đỏ, cá lóc, rô đồng, cá
trê vàng, cá trê lai,… Trong đó tôm sú và cá tra được nuôi nhiều nhất nhưng các đối
tượng khác cũng được nuôi phổ biến để tạo ra nhiều sản phẩm cá khác nhau để
người tiêu dùng chọn lựa. Do cá trê phân bố khá rộng, sống được nhiều loại hình
thủy vực khác nhau kể cả môi trường giàu chất dinh dưỡng nên cũng được nuôi phổ
biến . Trong nhóm cá trê thì cá trê vàng là loài có giá trị kinh tế nhất, có chất lượng
thịt ngon và thịt có màu vàng nghệ nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Nhưng so
với các loài cá trê khác thì cá trê vàng có tốc độ tăng trưởng chậm hơn nên người
nuôi có xu hướng nuôi các loài khác trong nhóm cá trê nhiều hơn. Để đáp ứng nhu
cầu của thị trường và thấy được hiệu quả lợi nhuận từ việc nuôi cá trê vàng nên đề
tài “Khảo sát và thực nghiệm nuôi cá trê vàng (Clarias macrocephalus Gunther,
1864) trong ao đất ở tỉnh Vĩnh Long” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là khảo sát hiện trạng nuôi cá trê và sự tăng
trưởng, tỷ lệ sống, năng suất cùng hiệu quả lợi nhuận mang lại từ mô hình, góp
phần làm cơ sở lý luận, bổ sung dẫn liệu khoa học để xây dựng qui trình kĩ thuật
nuôi cá trê vàng ở tỉnh Vĩnh Long.
1.3 Nội dung nghiên cứu
* Khảo sát hiện trạng nuôi cá trê ở huyện Vũng Liêm – tỉnh Vĩnh Long.
2

* Thực nghiệm và ứng dụng mô hình nuôi cá trê vàng trong ao đất ở huyện
Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long.
* Phân tích hiệu quả lợi nhuận mang lai mô hình nuôi.
1.4 Thời gian thực hiện đề tài
Từ tháng 4/2013 đến tháng 11/2013.



















3

CHƯƠNG II
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1.1 Sơ lược đặc điểm sinh học
Cá trê vàng (Clarias macrocephalus Gunther, 1864) thuộc họ Clariidae nằm
trong bộ Siluriformes, là một trong những bộ có số lượng phong phú chủ yếu sống
ở nước ngọt. Họ Clariidae gồm nhiều loài có giá trị kinh tế đang được nuôi ở nhiều
nước trên thế giới như: cá trê vàng, trê phi, trê trắng,…
2.1.2 Vị trí phân loại
Cá trê vàng có tên khoa học là Clarias macrocephalus Gunther, 1864 (Nguyễn

Bạch Loan, 2003) với vị trí phân loại như sau:
Ngành: Chordate
Ngành phụ: Verebrata
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Siluriformes
Họ: Clariidae
Giống: Clarias
Loài: Clarias macrocephalus Gunther, 1864

Hình 2.1 Hình cá trê vàng (Clarias macrocephalus Gunther, 1864)
2.1.3 Hình dạng
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) cá trê vàng có những
đặc điểm sau:
Đầu rộng dẹp bằng, da đầu ở sọ não mỏng, xương sọ nổi lên rõ ràng, thân hình
trụ, dẹp phía đuôi. Miệng cận dưới, không co duỗi được. Có 4 râu khá phát triển: 1
4

đôi râu mũi, 1 đôi râu mép và 2 đôi râu cằm dưới. Râu mép to và dài hơn các râu
khác. Mấu xương chẩm tròn, chiều rộng gốc mấu xương chẩm tương đương 3 – 5
lần chiều cao của nó. U lồi xương chẩm có hình vòng cung. Thân dài, phần trước
tròn, phần sau mỏng, dẹp bên, cuống đuôi ngắn. Đường bên hoàn toàn chạy từ mép
trên của lỗ mang và chấm dứt ở điểm giữa gốc vi đuôi, phần trước lệch xuống mặt
bụng và phần sau nằm trên trục giữa của thân. Vi đuôi tròn không chẻ hai, vi hậu
môn rất dài, phần cuối gần chạm gốc vi đuôi. Cơ gốc vi phát triển, phủ lên gần tới
ngọn các tia vi. Gai vi ngực cứng, nhọn, cả 2 đầu đều có răng cưa hướng xuống gốc,
xương đai vi ngực lộ hẳn ra ngoài. Mặt lưng của thân và đầu có màu xám đến nâu
đen và nhạt dần xuống bụng. Bụng và mặt dưới của đầu có màu vàng, trên thân mỗi
bên có khoảng 10 hàng chấm nhỏ màu trắng nằm vắt ngang thân.
Để nhận dạng cá trê vàng với loài cá trê khác ta dựa vào: cá trê vàng xương
chẩm hình vòng cung và chiều rộng gốc mấu xương chẩm lớn hởn lần chiều cao

chính của nó, trê trắng xương chẩm hình chữ V, trê phi xương chẩm hình chữ M,
trê đen xương chẩm tương tự như cá trê trắng nhưng gốc của xương chẩm hơi tù
hơn (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993).
2.1.4 Phân bố
Cá trê vàng phân bố rộng trên thế giới, đặc biệt là vùng Á nhiệt đới và nhiệt đới.
Chúng có khả năng sống tốt ở vùng nước thiếu oxy và giàu chất hữu cơ. Cá trê
vàng sống ở nước ngọt, phân bố ở Philipin, Thái Lan, Lào, Campuchia và ĐBSCL
Việt Nam (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993).
2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng
Đặc trưng dinh dưỡng của cá khác nhau theo loài, trạng thái sinh lý cơ thể và
theo điều kiện sống (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2008). Cá trê là loài
cá ăn tạp thiên về động vật đáy, cá thích ăn xác động vật đang thối rửa. Trong tự
nhiên cá trê còn ăn côn trùng, giun, ốc, tôm, cua, cá,… Ngoài ra, trong điều kiện ao
nuôi cá trê còn có thể ăn các phụ phẩm từ trại chăn nuôi, nhà máy chế biến thủy sản,
chất thải từ lò mổ (Dương Nhật Long, 2003). Khả năng sử dụng thức ăn chế biến
của cá cũng rất cao (Nguyễn Văn Kiểm, 2004).
* Giai đoạn cá con
Dinh dưỡng cá trê thay đổi theo ngày tuổi và kích thước cơ thể. Cá mới nở từ
trứng do có túi noãn hoàng nên không ăn thức ăn bên ngoài. Sau khi nở 48 giờ cá
mới tiêu thụ hết noãn hoàng. Do đó trong giai đoạn này không cần cho cá ăn bất cứ
thức ăn gì (Bạch Thị Quỳnh Mai, 2004). Cá bột từ ngày thứ 3 trở đi ăn được bo bo
hay còn gọi là trứng nước (moina), Rotifera, giáp xác nhỏ, Phytoplankton, ấu trùng
muỗi,…nếu thả nuôi trong ao chúng cũng ăn được các loại giáp xác nhỏ sống trong
5

nước. Sau vài ngày chúng đã ăn được trùng chỉ. Thông thường nếu ương cá bột trên
bể xi măng hay bể bạt thì trùng chỉ sẽ là thức ăn chủ yếu trong quá trình ương đến
khi cá bột đạt cỡ 4 - 6 cm thì cá ăn được thức ăn công nghiệp cỡ nhỏ và các loại
thức ăn chế biến: tôm, tép, cá nhỏ và phụ phế phẩm như đầu tôm, đầu cá,…
* Giai đoạn trưởng thành

Từ cỡ này trở đi cá có thể ăn được ruốc, tép, côn trùng, các phụ phẩm như đầu
vỏ tôm, ruột sò điệp và các thức ăn tinh khác như: cám, bắp, bột cá, cá phân (xay).
Thức ăn viên công nghiệp cũng được sử dụng trong quá trình ương nuôi và nuôi cá
thịt, nhưng với cá thịt rất hạn chế vì giá cả cao chi phí đầu tư lớn (Đoàn Khắc Độ,
2008). Trong quá trình ương và nuôi cá thịt để cá tăng trọng nhanh và cho năng
suất cao đòi hỏi thức ăn phải đầy đủ về chất và lượng. Đối với cá giống đòi hỏi hàm
lượng đạm trong thức ăn từ 20 – 30 %, còn đối với cá thịt từ 10 – 15 % (Đoàn Khắc
Độ, 2008). Khi nuôi cá thịt có thể nuôi ghép cá trê với các loài cá khác như: cá rô
phi, cá chép, trắm cỏ, cá trôi. Các loài cá này sẽ ăn hết thức ăn dư thừa trong ao
giúp cải thiện môi trường nước (Đoàn Khắc Độ, 2008).
Nhu cầu dinh dưỡng của cá trê cũng rất khác nhau tùy theo loài, tùy theo giai
đoạn phát triển của cơ thể. Nghiên cứu về nhu cầu Protein của cá trê tiền trưởng
thành cá có nhu cầu là 30 – 35 % tối đa là 40 % trong đó nhu cầu acid tự do mà chủ
yếu Lysin là 2,08 % và ở giai đoạn trưởng thành 2,8 % (Balagun, 1994; Aruna
Chalam, 1994 trích dẫn bởi Cao Châu Minh Thư, 1999).
2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng
Cá trê vàng là một loài sống đáy, có tính chịu đựng cao với môi trường khắc
nghiệt, chúng có khả năng lấy oxy từ không khí nhờ cơ quan hô hấp phụ hình hoa
khế ở da và mang. Nên cá trê sống được môi trường chật hẹp, có hàm lượng oxy
thấp (1 - 2 mg/l). Chúng chịu được phạm vi nhiệt độ từ 11 - 39
0
C, pH từ 3,5 - 10,5
(Đoàn Khắc Độ, 2008). Cá trê sống được trong môi trường nước hơi phèn và trong
điều kiện nước hơi lợ (độ mặn < 5
0
/
00
). Cá phát triển tốt trong môi trường có độ pH
khoảng 5,5 - 8,0 (Bạch Thị Quỳnh Mai, 2004).
Cá trê vàng 1 năm tuổi có thân dài 20,5 cm nặng 70g. Cỡ cá lớn 2 tuổi thân dài

35 cm nặng 250g. Cỡ cá lớn nhất đợt điều tra ở ĐBSCL dài 45 cm, nặng 495g. Cá
trê vàng chậm lớn, thịt thơm ngon, khi nuôi cá phá bờ và trèo đi lúc trời mưa (Ngô
Trọng Lư và Lê Đăng Khuyến, 2000). Sự tăng trưởng của cá trê vàng phụ thuộc rất
nhiều vào mật độ thả và loại thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng khác nhau. Một
tháng cá trê vàng có khả năng tăng trọng 8 – 8,3 g/con với mật độ nuôi 50 con/m
2
,
sau một năm cá đạt 180 – 200 g/con (Phạm Cao Hoạt và Đặng Đình Viên, trích dẫn
bởi Mã Đình Thái, 2001).
6

Tốc độ tăng trưởng của cá trê vàng ở mức trung bình. Ở giai đoạn cá bột lên cá
giống thì cá tăng nhanh về chiều dài. Khi đạt kích cỡ từ 15 cm trở lên thì trọng
lượng của cá tăng nhanh hơn (Đoàn Khắc Độ, 2008). Giai đoạn từ 1 - 15 ngày tuổi
thức ăn là trùng chỉ, cá tăng trọng lượng trung bình 36,85 mg/ngày. Đối với thức ăn
cám, bột cá tăng trọng trung bình 22,3 mg/ngày (Mã Đình Thái, 2001).
2.1.7 Đặc điểm sinh sản
Sinh sản là đặc tính rất quan trọng đối với tất cả các loài vật nhằm tái sản xuất
và bảo vệ loài. Tuổi và kích thước thành thục của cá là đặc điểm thích nghi với điều
kiện sinh sản (Mai Đình Yên, 1979). Mỗi loài cá đều có tuổi thành thục khác nhau
và thay đổi theo nhiều điều kiện. Tuổi thành thục của cá có thể thay đổi khi môi
trường sống thay đổi. Thông thường những loài cá sống ở vĩ độ thấp có nhiệt độ
trung bình năm cao thì tuổi thành thục thấp hơn so với các cá cùng loài nhưng sống
ở vĩ độ cao nhiệt độ thấp. Những nơi có đầy đủ dinh dưỡng cá thành thục sinh dục
nhanh hơn, khối lượng cá lớn hơn và hệ số thành thục cao hơn (Nguyễn Văn Kiểm,
2008). Mùa vụ sinh sản của cá trê bắt đầu từ mùa mưa từ tháng 4 - 9 nhưng tập
trung chủ yếu vào tháng 5 - 7. Trong điều kiện nuôi cá có thể sinh sản nhiều lần
trong năm (4 - 6 lần). Nhiệt độ cho cá sinh sản từ 25 – 32
0
C . Sau khi cá sinh sản

xong ta nuôi vỗ tái phát dục khoảng 30 ngày thì cá có thể tham gia sinh sản trở lại
(Dương Nhựt Long, 2003).
Cá trê vàng không tự sinh sản cần phải tiêm kích dục tố để kích thích sự sinh
sản của chúng. Cá trê vàng đẻ trứng tương đối nhiều, trung bình từ 30.000 - 50.000
trứng/1kg cá cái (Đoàn Khắc Độ, 2008). Thân cá dài 37 cm có 35.770 trứng, thân
cá dài 19 cm có 10.640 trứng (Ngô Trọng Lư và Lê Đăng Khuyến, 2000).
2.2 Tình hình phát triển cá trê trên thế giới và trong nước
2.2.1 Trên thế giới
Nguồn lợi thủy sản mang lại từ các hoạt động nuôi trồng, bảo vệ và khai thác
hợp lý từ con người đã đóng góp tích cực vào sự an toàn thực phẩm cho con người
trên khắp các châu lục. Tổng sản phẩm thủy sản trên thế giới năm 2001 ước đạt
128,8 triệu tấn. Trong đó nuôi trồng là 37,5 triệu tấn. Năm 2002, tổng sản lượng
thủy sản trên thế giới là 133 triệu tấn trong đó sản lượng nuôi trồng chiếm 51,4
triệu tấn (Lowther, 2004, trích bởi Lê Văn Liêm, 2007).
Trong 3 loài cá trê: cá trê trắng (Clarias batrachus), cá trê vàng (Clarias
macrocephalus) và cá trê phi (Clarias gariepinus) thì cá trê trắng là loài được nuôi
rộng rãi nhất, đặc biệt nhiều nhất ở Thái Lan do cá tăng trưởng nhanh, dễ sinh sản
và thịt không quá mềm. Các nghiên cứu về công nghệ nuôi (bao gồm cả sản xuất
giống, nuôi, chăm sóc sức khỏe, quản lý ao nuôi), công thức thức ăn, sản xuất thức
ăn đã và đang được quan tâm. Nghề nuôi cá trê được phát triển mạnh mẽ và rộng
7

rãi đặc biệt là các nước vùng Đông Nam Á. Nhưng trong thực tế, nghề nuôi phải
đối mặt với nhiều thách thức: đầu ra của sản phẩm, nguồn gốc con giống, thị trường
tiêu thụ bấp bênh, giá thức ăn tăng, giá cá tạp cũng tăng, dịch bệnh phát triển ngày
càng nhiều,
Theo tạp chí thủy sản (nuôi cá da trơn ở Đông Nam Á, The SEAFDEC Asian
Aquaculture, dịch bời Lê Hà, 2001) nuôi cá trê ở Thái Lan bắt đầu vào cuối những
năm 1950, lúc đầu ở khu vực Bangkok và sau đó phát triển nhiều ở miền trung Thái
Lan. Hầu hết các loài cá thuộc họ cá trê được nuôi trong ao, chỉ khoảng 5 % sản

lượng cá trê nuôi trong ruộng lúa và mương. Nuôi tăng sản cá trê ở Thái Lan được
coi là mô hình nuôi mẫu cho các nước Đông Nam Á. Nuôi cá trê cho thu thập hàng
năm cao hơn so với các dạng canh tác khác trong nông nghiệp. Tuy nhiên, do quá
trình công nghiệp hóa nên môi trường sống tự nhiên của chúng bị phá hủy và hiệu
quả nuôi giảm sút nhanh chóng.
2.2.2 Ở Việt Nam
Cá trê lai thường được nuôi ở quy mô hộ gia đình. Tổng lượng thức ăn sử dụng
bình quân khoảng 919,2 tấn/ha/vụ và loại thức ăn tự chế được 71 hộ nuôi cá sử
dụng chủ yếu với hệ số tiêu tốn thức ăn khá cao là 3,3 (±0,88). Năng suất cá thu
hoạch đạt 267,6 tấn/ha/vụ. Tổng chi phí bình quân cho nuôi cá là 4.240,4 triệu
đồng/ha/vụ, mang lại lợi nhuận khoảng 270,2 triệu đồng/ha/vụ. Sự biến động lớn về
lợi nhuận/ha/vụ và 22,2 % số hộ bị lỗ thể hiện mức độ rủi ro cao trong nuôi cá Trê
lai. Những hộ bị lỗ có xu hướng nghỉ nuôi hoặc chuyển sang nuôi đối tượng khác
(Trương Thị Lệ Thảo và Lê Xuân Sinh, 2010).
2.3 Các yếu tố môi trường
2.3.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ của nước ao nuôi thay đổi theo vị trí địa lí của thủy vực, theo mùa,
theo thời tiết và theo ngày đêm. Trong thủy vực nhiệt độ thấp nhất vào buổi sáng
lúc 2 - 5 giờ, cao nhất vào buổi chiều 14 - 16 giờ. Lúc 10 giờ nhiệt độ nước trong
thủy vực gần đạt tới nhiệt độ trung bình ngày đêm. Nhiệt độ là yếu tố môi trường
có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hoạt động sống như: sinh trưởng, dinh dưỡng, sinh
sản và di cư của thủy sinh vật. Đặc biệt đối với cá thì cá là động vật biến nhiệt
(Nour, 1994 trích dẫn bởi Đoàn Bá Nghiệp, 2008). Khi nhiệt độ môi trường gia
tăng cá sẽ tăng cường trao đổi chất, tăng cường hô hấp, tuyến sinh dục chín nhanh,
phôi phát triển nhanh và gây nhiều dị hình (Nguyễn Văn Bé, 1995). Mỗi loài cá có
khả năng thích ứng với khoảng nhiệt độ khác nhau. Đối với cá trê có khả năng thích
ứng với biến đổi rộng của nhiệt độ. Ở giai đoạn cá giống có thể sống trong khoảng
nhiệt độ 10,5 - 39
0
C, ngưỡng chịu nhiệt cao của cá trê vàng là 39

0
C (Nguyễn Tuần
và Trần Huỳnh Gia Tâm, 1990 trích dẫn bởi Lê Tuyết Minh, 1997). Nhiệt độ tối ưu
8

để nuôi cá trê từ 29 – 32
0
C (Nguyễn Duy Quỳnh Trâm, 2004 trích dẫn bởi Đoàn Bá
Nghiệp, 2008).
2.3.2 pH nước
pH là một trong những yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến đời sống sinh vật.
Tác dụng chủ yếu của pH khi quá cao hay quá thấp là làm ảnh hưởng đến sự thẩm
thấu của màng tế bào, làm rối loạn quá trình trao đổi muối - nước giữa cơ thể và
môi trường ngoài. Do đó, pH là yếu tố giới hạn phân bố của các loài thủy sinh vật.
pH có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển phôi, quá trình dinh dưỡng, sinh
trưởng và sinh sản của cá. Cá sống trong môi trường có pH thấp hoặc quá cao sẽ
chậm phát dục, nếu pH quá thấp gây đẻ ít và không đẻ (Trương Quốc Phú, 2005).
pH trong ao nuôi cá thường biến động không lớn, thường là khoảng 7 - 7,6
(Nguyễn Duy Khoát, 1997 trích dẫn bởi Lê Tuyết Minh, 1997).
2.3.3 Hàm lượng oxy hòa tan trong nước
Oxy là một chất khí quan trọng đối với đời sống sinh vật, đặc biệt là đối với
thủy sinh vật vì hệ số khuyếch tán của không khí. Oxy thấp nhất vào lúc sáng sớm
(6 giờ) và cao nhất vào lúc buổi chiều (14 giờ) (Trương Quốc Phú, 2005). Những
ao quá giàu dinh dưỡng thì hàm lượng oxy vào lúc sáng sớm có thể giảm đến 0
mg/l và đạt mức bão hòa 200 % vào giữa trưa (Trương Quốc Phú, 2005). Nồng độ
oxy thích hợp cho nuôi cá từ 6 - 8 mg/l; oxy hòa tan có hàm lượng từ 1 - 5 mg/l cá
sống nhưng phát triển chậm, từ 0,3 - 1 mg/l cá có thể chết nếu nhiệt độ cao (Trương
Quốc Phú, 2005). Đối với cá trê chúng có thể sống trong điều kiện oxy thấp thậm
chí bằng 0 nhưng chúng có thể chết nhanh khi cơ quan hô hấp phụ của cá không
phát huy được tác dụng (Trần Thanh Xuân, 1997 trích dẫn bởi Lê Tuyết Minh,

1997).
2.3.4 Hàm lượng đạm tổng
Đạm trong nước là nguồn dinh dưỡng cho thực vật, là một trong những chất
dinh dưỡng quan trọng đối với đời sống thủy sinh vật. Trong các thủy vực đạm
được liên kết trong các protein. Nếu nồng độ đạm trong thủy vực cao, gây ảnh
hưởng đến động vật thủy sinh.
Ammoniac (NH
3
) là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ sống, sinh
trưởng của thủy sinh vật. NH
3
là khí độc đối với đời sống thủy sinh vật. Còn
ammonium (NH
4
+
) không độc và nồng độ N-NH
3
gây độc đối với cá là 0,6 - 2 mg/l
(Dowing và Markins, 1975 trích dẫn bởi Trương Quốc Phú, 2005). NH
4
+
trong
nước rất cần thiết cho sự phát triển của thủy sinh vật, làm thức ăn tự nhiên, nhưng
nếu hàm lượng NH
4
+
quá cao sẽ làm thực vật phù du phát triển quá mức nên không
9

có lợi cho cá. Theo Boyd (1990) (trích dẫn bởi Trương Quốc Phú, 2005) hàm lượng

NH
4
+
thích hợp cho ao nuôi thủy sản là 0,2 - 2 mg/l.
2.3.5 Nitrite (NO
2
)
Nitrite có trong thủy vực là sản phẩm của quá trình nitrat hóa, hay phản nitrat
hóa, là dạng đạm ảnh hưởng độc đối với thủy sinh vật. Tác dụng độc của nó đối với
cá là chúng kết hợp với Hemoglobine của máu hình thành Methemoglobine (làm
cho máu có màu chocolate) ngăn cản việc oxy kết hợp với Hemoglobine hình thành
Oxyhemoglobine, làm cá chết ngạt (Trương Quốc Phú, 2005). Những nhân tố sau
đây có ảnh hưởng đến độ độc của nitrite: hàm lượng chloride, pH, kích cỡ cá, tình
trạng dinh dưỡng, sự nhiễm bệnh, hàm lượng oxy hòa tan,… Do đó, không thể xác
định được nồng độ an toàn của nitrite trong nuôi trồng thủy sản.
2.4 Các mô hình nuôi cá trê hiện nay
2.4.1 Nuôi đơn
Dùng ao nuôi cá mè, trôi, trắm, chép để nuôi cá trê. Sản lượng có thể đạt: 3000
kg/1000 m
2
. Tức 1,5 – 2 tấn/666 m
2
. Cao nhất năng suất đạt 15 tấn/ha. Diện tích ao
nuôi cá thịt từ 330 – 2000 m
2
. Mực nước sâu 1,5 – 2 m, đáy ao cứng và bờ không
có hang hốc, nước cấp sạch. Thường thả cá vào tháng 6, có thể thu tỉa vào tháng 9,
sau đó đánh tỉa liên tục. Bắt những cá lớn và giữ các con nhỏ lại tiếp tục nuôi, cuối
cùng tháo cạn bắt hết. Diện tích ao nuôi 1,81 mẫu, nước sâu 2 m. Thả nuôi 24/5 đến
10/6, cỡ cá giống 3 – 4 cm, số lượng 40.000 con, mật độ 20.442 con/ mẫu. Thu

hoạch ngày 12/10, số ngày nuôi là 190 ngày. Tổng sản lượng 9.678 kg, bình quân
5,3 tấn/mẫu. Hệ số thức ăn 2,57 và thức ăn dùng cho quá trình nuôi là cá tạp, nhộng
tằm, cám gạo, bột cá.
2.4.2 Nuôi ghép
Cách nuôi này không thay đổi tập quán nuôi các loài cá truyền thống như: mè,
trôi, chép, trắm và cũng không cho ăn thêm thức ăn. Nếu ghép thích hợp một số
loài cá trê có thể làm tăng sản lượng khoảng 50 kg/mẫu, nhờ đó nâng cao hiệu quả
kinh tế, thường mỗi ao thả thêm 200 – 450 con (cỡ 5 – 10 cm), cuối năm thu hoạch
toàn bộ.
2.4.3 Nuôi cá gia đình
Thường tận dụng những mảnh đất sau nhà hoặc góc vườn, xây bể xi măng, đào
ao đất từ vài m
2
đến vài chục m
2
, dùng những ao chưa ngâm đay để nuôi cá trê. Cỡ
cá thả 3 – 5 cm, mật độ 50 – 100 con/m
2
. Thức ăn là phân gà, lợn, bột nhộng tằm,
cá chết, phế thải các lò mổ, xác chết động vật, rau, nước gạo cơm thừa các nhà ăn
nhà hàng. Mỗi lần cho ăn từ 4 – 10 % trọng lượng cá. Vì nuôi ở ao nhỏ nên nước
10

rất dễ bị thối bẩn vì vậy phải thường xuyên thay nước, giữ cho nước sạch. Cách
nuôi này có thể đạt năng suất 10 – 12 kg/m
2
, có khi tới 30 kg/m
2
.
2.4.4 Cách nuôi khác

Nuôi trong đầm sen, ruộng lúa, mương rãnh,…một năm nuôi hai đợt cá trê.
Diện tích 204,6 m
2
, thời gian thả cá đợt 1 vào 26/3, số lượng thả 4388, cỡ cá 20
g/con đến 18/7 thu hoạch. Sản lượng thu được 464,15 kg, tỷ lệ sống 93,2 %. Đợt 2
thả trong thời gian 8/7, số lượng cá thả cao hơn đợt 1 (9080 con), cỡ cá thả 18,3
g/con. Thu hoạch vào 10/11, số lượng thu 7364 g, sản lượng đạt 680,60 kg và tỷ lệ
sống 81,1 % (Ngô Trọng Lư và Lê Đăng Khuyến, 2002).























11

CHƯƠNG III
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM
3.1 Đối tượng thực nghiệm
Đối tượng nghiên cứu: cá trê vàng (Clarias macrocephalus Gunther, 1864).
3.2 Thời gian và địa điểm thực nghiệm
Đề tài được thực hiện tại 3 ao đất có diện 100 m
2
/ao tại huyện Vũng Liêm tỉnh
Vĩnh Long từ tháng 4/2013 đến tháng 11/2013.

Hình 3.1 Ao nuôi thực nghiệm cá trê vàng ở huyện Vũng Liêm
3.3 Vật liệu thực nghiệm
Những vật liệu cần thiết trong quá trình thực hiện đề tài là:
- Rễ cây thuốc cá để thuốc các loại cá tạp, cá dữ.
- Vôi (Cao, CaCO
3
) để cải tạo ao và ổn định pH.
- Cá trê giống.
- Thức ăn: thức ăn công nghiệp từ 25 – 40 % đạm.
- Cân số.
- Thước kẻ ô ly.
- Dụng cụ kiểm tra môi trường: nhiệt kế, test pH, test NH
4
+
, test oxy, test P-
PO
4
3-

,…
- Thuốc và hóa chất: vitamin C, men tiêu hóa, Vime – Iodine.
12

3.4 Phương pháp thực nghiệm
3.4.1 Khảo sát hiện trạng nuôi cá trê ở huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long
Thực hiện điều tra bằng các phiếu điều tra đã chuẩn bị. Nội dung biểu mẫu điều
tra bao gồm nhiều câu hỏi nhằm thu thập thông tin liên quan đến kỹ thuật, năng
suất nuôi và những trở ngại trong nuôi cá trê vàng tại các xã ở huyện Vũng Liêm
tỉnh Vĩnh Long.
3.4.1.1 Thông tin thứ cấp
Thông tin thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tổng kết hằng năm của ban
ngành có liên quan đến vùng nghiên cứu phòng nông nghiệp và phát triển nông
thôn huyện, tỉnh Vĩnh Long. Bên cạnh đó còn tham khảo tài liệu nghiên cứu trước
đây về tình hình chung nuôi thủy sản (diện tích, sản lượng và các mô hình nuôi cá
trê vàng hiện có: điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình nuôi cá trê vàng nói
riêng, về nuôi trồng thủy sản của tỉnh nói chung).
3.4.1.2 Thông tin sơ cấp
Thu thập bằng cách phỏng vấn ngẫu nhiên 30 hộ nuôi cá ở huyện Vũng Liêm
bằng phiếu phỏng vấn đã chuẩn bị sẵn, nội dung câu hỏi gồm nhiều câu hỏi nhằm
thu thập thông tin về tình hình nuôi thủy sản ở huyện Vũng Liêm có liên quan đến
các vấn đề sau:
- Một số thông tin chung về nông hộ như: họ tên nông hộ, địa chỉ, số năm kinh
nghiệm, đối tượng nuôi, số vụ nuôi, nguồn cung cấp kĩ thuật.
- Các thông số về kinh nghiệm canh tác, thông số kĩ thuật: đặc điểm ao nuôi, cải
tạo ao, mùa vụ nuôi. Nguồn gốc giống, kích cỡ giống, giá giống, mật độ nuôi, số
lần thả giống, thời gian nuôi. Nguồn thức ăn, cách chăm sóc quản lý, thuốc và hóa
chất sử dụng trong quá trình nuôi, các bệnh thường gặp.
- Các thông tin liên quan đến hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi như: chi phí
xây dựng công trình, tỷ lệ sống, tổng sản lượng thu hoạch, khối lượng lúc thu hoạch,

giá sản phẩm, tổng chi phí và tổng thu nhập từ mô hình để xác định hiệu quả đồng
vốn đầu tư cho mô hình.
- Những thuận lợi, khó khăn của mô hình nuôi.
3.4.2 Thực nghiệm nuôi cá trê vàng
3.4.2.1 Thực nghiệm nuôi
Nguồn giống cá trê vàng được lấy từ trại sản xuất giống ở Tỉnh Hậu Giang. Các
ao mương có diện tích 100 m
2
, tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch, mực nước ao 1
13

– 1,2 m. Đáy ao dốc về phía bọng thoát nước, ao nuôi gần nguồn nước cấp thuận
lợi cho việc cấp cũng như dễ thay nước khi cần thay nước và thu hoạch.
3.4.2.2 Các biện pháp kĩ thuật
* Cải tạo ao nuôi
Sau một vụ nuôi cần phải cải tạo ao để diệt mầm bệnh, được thực hiện qua các
bước: vệ sinh làm cỏ quanh bờ, rút hết nước và diệt cá tạp bằng dây thuốc cá 1
kg/100 m
2
. Sên vét bùn đáy ao và lắp hang hốc, lỗ mọi. Phơi đáy ao 3 – 5 ngày, sau
đó tiến hành rãi vôi bột để diệt khuẩn liều lượng 10 – 15/100 m
2
, cho nước vào ao
20 – 30 cm, nước cấp được lọc qua lưới. Bón phân tạo thức ăn tự nhiên: dùng phân
lân NPK liều lượng 3 – 5 kg/1000 m
2
. Khoảng 3 – 4 ngày sau nước lên màu xanh,
cấp đầy nước qua lưới lọc đạt độ sâu 1 – 1,2 m và sau đó tiến hành thả cá.
* Mật độ thả nuôi
Mật độ nuôi 20 con/m

2
, cá giống có khối lượng trung bình 6,25 g. Chọn cá thả
nuôi là cá khỏe mạnh, cùng kích thước, đồng đều, không dị hình, không mang mầm
bệnh, bơi lội nhanh nhẹn, màu sáng. Trước khi thả cần cân bằng nhiệt độ để tránh
cá bị sốc và thả vào lúc sáng sớm.
* Quản lý và chăm sóc ao nuôi
Trong quá trình nuôi cần duy trì mực nước ổn định. Khi nước quá dơ, có mùi
hôi thối phải thay nước ngay cho đến khi nước tốt trở lại. Mỗi lần thay 1/3 nước
trong ao sau đó cấp nước vào cho đủ. Thay nước định kì 3 – 4 lần/tháng.
Thức ăn cho cá sử dụng trong thực nghiệm là thức ăn viên công nghiệp AFIEX,
tháng đầu thức ăn có 38 độ đạm sau đó giảm ở các tháng tiếp theo. Theo dõi hoạt
động của cá thường xuyên để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp sao cho vừa đủ.
Thông thường khẩu phần ăn dao động từ 5 – 7 % khối lượng cá nuôi/ngày. Cho cá
ăn 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều mát. Thường xuyên theo dõi hoạt động của cá
và phòng ngừa bệnh cho cá. Thường xuyên kiểm tra bờ, cống cẩn thận để đề phòng
sự thất thoát nhất vào mùa lũ.
* Phòng bệnh
Thức ăn cho cá không bị mốc, định kì bổ sung vitamin C (60 - 100 mg/kg thức
ăn).
* Thu hoạch
Khi thu hoạch cần ngưng cho cá ăn và ngưng sử dụng thuốc kháng sinh trước
thời điểm thu hoạch. Thu hoạch vào buổi sáng, tháo bớt nước rồi dùng lưới kéo hết
cá và cho vào dụng cụ trữ cá.
14

3.5 Theo dõi các yếu tố môi trường nước
Các chỉ tiêu môi trường được đo trực tiếp tại địa điểm thu mẫu, kiểm tra mỗi
tháng một lần: nhiệt dộ đo bằng nhiệt kế, pH sử dụng bộ test, hàm lượng DO, N-
NH
4

+
sử dụng bộ test DO và N-NH
4
+
, P-PO
4
3-
sử dụng bộ test P-PO
4
3-
.
3.6 Theo dõi sự phát triển của cá trê vàng
Theo dõi định kì 1 tháng/lần tiến hành thu mẫu bằng cách chài cá và chọn ngẫu
nhiên từ 30 con và tiến hành cân trọng lượng từng cá thể trong tổng số mẫu. Sử
dụng cân số lẻ để xác định khối lượng của cá ở các thời điểm khác nhau.
 Phương pháp tính toán các chỉ tiêu
* Tốc độ tăng trưởng
Tốc độ tăng trưởng khối lượng theo ngày (Daily Weight Gain).
DWG (g/ngày) = (W
1
– W
0
)/ ∆t.
Trong đó: W
1
: khối lượng cuối (g).
W
0
: khối lượng ban đầu (g).
∆t: thời gian giữa 2 lần cân (ngày).

* Tỷ lệ sống
Tiến hành đếm số lượng cá thể lúc ban đầu và số lượng cá thể thu hoạch được.
Sau đó tính toán tỷ lệ sống bằng công thức:
TLS (%) = (số cá còn sống tại thời điểm thu hoạch / tổng số cá thả ban đầu) x
100.
* Năng suất nuôi (NSN)
NSN (kg/m
2
) = tổng trọng lượng cá thu hoạch/ tổng diện tích nuôi.
* Hệ số tiêu tốn thức ăn (HSTTTĂ)
HSTTTĂ = lượng thức ăn sử dụng (khối lượng khô, tươi)/ trọng lượng cá gia
tăng.
* Tính hiệu quả kinh tế
Tổng chi :
- Cải tạo ao.
- Con giống.
- Thức ăn.
- Thuốc và hóa chất.
- Các khoảng chi khác.
15

Tổng thu = sản lượng cá (kg) x giá cá (VNĐ).
Lợi nhuận = tổng thu – tổng chi.
Tỷ suất lợi nhuận (%) = (lợi nhuận/ tổng chi) x 100.
3.7 Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu về tỷ lệ sống, sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn được tính theo
giá trị trung bình, sai số chuẩn bằng chương trình Excell.

×