Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

giám định bệnh hại trên cây huệ trắng (polianthes tuberosa l.) tại huyện lai vung, tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.16 MB, 53 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG




NGUYỄN THỊ THÚY AN





GIÁM ĐỊNH BỆNH HẠI TRÊN CÂY HUỆ TRẮNG
(Polianthes tuberosa L.) TẠI HUYỆN LAI VUNG,
TỈNH ĐỒNG THÁP



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: CÔNG NGHỆ RAU HOA QUẢ VÀ CẢNH QUAN











Cần Thơ, 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: CÔNG NGHỆ RAU HOA QUẢ VÀ CẢNH QUAN



Tên đề tài:

GIÁM ĐỊNH BỆNH HẠI TRÊN CÂY HUỆ TRẮNG
(Polianthes tuberosa L.) TẠI HUYỆN LAI VUNG,
TỈNH ĐỒNG THÁP




Cán bộ hướng dẫn khoa học: Sinh viên thực hiện:
PGS. TS. Trần Thị Thu Thủy Nguyễn Thị Thúy An
MSSV: 3103537
Lớp: TT1079A1 K36







Cần Thơ, 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN SINH LÝ – SINH HÓA

Chứng nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Công nghệ rau hoa quả và
cảnh quan với đề tài:

GIÁM ĐỊNH BỆNH HẠI TRÊN CÂY HUỆ TRẮNG
(Polianthes tuberosa L.) TẠI HUYỆN LAI VUNG,
TỈNH ĐỒNG THÁP


Do sinh viên NGUYỄN THỊ THÚY AN thực hiện và đề nạp.
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.




Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2013
Cán bộ hướng dẫn


PGS. TS. TRẦN THỊ THU THỦY



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN SINH LÝ – SINH HÓA

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư
ngành Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan với đề tài:

GIÁM ĐỊNH BỆNH HẠI TRÊN CÂY HUỆ TRẮNG
(Polianthes tuberosa L.) TẠI HUYỆN LAI VUNG,
TỈNH ĐỒNG THÁP

Do sinh viên Nguyễn Thị Thúy An thực hiện và bảo vệ trước hội đồng
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp…………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức……………………………


DUYỆT KHOA Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2013
Trưởng khoa Nông nghiệp & SHƯD Chủ tịch Hội đồng

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất
kỳ luận văn nào trƣớc đây.



Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thúy An
















ii

TIỂU SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên: Nguyễn Thị Thúy An
Ngày sinh: 29/03/1990
Nơi sinh: Kế Sách – Sóc Trăng
Địa chỉ: 329/4, ấp 9, Trinh Phú, Kế Sách, Sóc Trăng
Quá trình học tập:
1997 – 2001: Trƣờng tiểu học Trinh Phú I

2001 – 2006: Trƣờng trung học cơ sở Thới An Hội
2006 – 2009: Trƣờng trung học phổ thông Thiều Văn Chỏi
2009 – 2013: Trƣờng Đại học Cần Thơ, khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng,
ngành Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan, khóa 36.














iii

LỜI CẢM TẠ
Kính dâng!
Cha mẹ đã suốt đời tận tụy nuôi con nên ngƣời.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến!
Cô Trần Thị Thu Thủy đã gợi ý đề tài, tận tình hƣớng dẫn, quan tâm và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Cô Phạm Thị Phƣơng Thảo, cô Lê Minh Lý, thầy cô trong Bộ môn Sinh Lý –
Sinh hóa và tất cả quý thầy cô Trƣờng Đại học Cần Thơ đã quan tâm, giảng dạy tôi
trong suốt 4 năm học.
Thầy Lê Thanh Toàn, chị Nguyễn Thị Hàn Ni và các anh chị trong Bộ môn

Bảo vệ thực vật đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn.
Thân gửi!
Toàn thể các bạn lớp Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan, khóa 36 đã giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập, xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến các bạn.


Nguyễn Thị Thúy An










iv

MỤC LỤC Trang
LỜI CAM ĐOAN i
TIỂU SỬ CÁ NHÂN ii
LỜI CẢM TẠ iii
MỤC LỤC iv
DANH SÁCH BẢNG vi
DANH SÁCH HÌNH vii
TÓM LƢỢC viii
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
1.1 ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CỦA CÂY HUỆ TRẮNG 2

1.1.1 Đặc điểm thực vật 2
1.1.2 Phân loại hoa Huệ 3
1.1.3 Điều kiện ngoại cảnh 3
1.1.4 Kỹ thuật trồng 3
1.2 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH TRÊN CÂY HUỆ TRẮNG ĐÃ ĐƢỢC
BÁO CÁO 5
1.2.1 Trên thế giới 5
1.2.2 Tại Đồng bằng sông Cửu Long 5
1.2.2.1 Bệnh thán thƣ 6
1.2.2.2 Bệnh cháy lá 6
1.2.2.3 Bệnh đốm vòng 6
1.2.2.4 Bệnh thối hạch 6
1.2.2.5 Bệnh thối vi khuẩn 7
1.2.2.6 Bệnh đốm vi khuẩn 7
1.2.2.7 Bệnh chai bông 7
1.3 PHƢƠNG PHÁP 9
1.3.1 Phƣơng pháp thu mẫu và đánh giá bệnh 9
1.3.2 Quy trình giám định bệnh 10
CHƢƠNG 2 PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP 11
2.1 PHƢƠNG TIỆN 11
2.1.1 Thời gian và địa điểm 11
v

2.1.2 Vật liệu và dụng cụ 11
2.2 PHƢƠNG PHÁP 11
2.2.1 Phƣơng pháp điều tra 11
2.2.2 Phƣơng pháp giám định bệnh trên cây Huệ trắng 12
2.2.3 Lây bệnh nhân tạo 15
2.2.3.1 Lây bệnh nhân tạo vi khuẩn 15
2.2.3.2 Lây bệnh nhân tạo bằng hạch nấm 15

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 16
3.1 TÌNH HÌNH BỆNH HẠI 16
3.2 KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH BỆNH 20
3.2.1 Bệnh thán thƣ (Colletotrichum sp.) 20
3.2.1 Bệnh thối nhũng hoa (Choanephora sp.) 22
3.2.3 Bệnh đốm vòng (Alternaria sp.) 24
3.2.4 Bệnh thối hạch (Sclerotium rolfsii) 26
3.2.5 Bệnh đốm vi khuẩn (Pseudomonas sp.) 30
3.2.6 Bệnh sọc lá vi khuẩn (Xanthomonas sp.) 33
3.2.7 Bệnh chai bông (tuyến trùng Aphelenchoides besseyi) 36
CHƢƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 38
4.1 KẾT LUẬN 38
4.2 ĐỀ NGHỊ 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
PHỤ CHƢƠNG 41








vi

DANH SÁCH BẢNG
Bảng
Tên bảng
Trang
2.1

Phân cấp mức độ bệnh (Bộ môn Bảo vệ thực vật, trƣờng Đại học Cần Thơ)
10
3.1
Mức độ bệnh hại trên cây Huệ trắng qua các tháng điều tra trong năm 2013
18





















vii

DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình
Trang
1.1
Đặc điểm thực vật cây Huệ trắng
2
1.2
Đặc điểm tuyến trùng Aphelenchoides besseyi
9
3.1
Triệu chứng và đặc điểm nấm Colletotrichum sp. gây bệnh thán thƣ
trên cây Huệ trắng
21
3.2
Triệu chứng và nấm Choanephora sp. gây bệnh thối nhũng hoa trên
cây Huệ trắng
23
3.3
Triệu chứng và nấm Alternaria sp. gây bệnh đốm vòng trên cây Huệ
trắng
25
3.4
Triệu chứng và nấm Sclerotium rolfsii gây bệnh thối hạch trên cây
Huệ trắng
27
3.5
Đặc điểm nấm Sclerotium rolfsii gây bệnh thối hạch trên cây Huệ
trắng
28
3.6
Triệu chứng bệnh thối hạch (Sclerotium rolfsii) sau khi lây bệnh

nhân tạo
29
3.7
Triệu chứng và vi khuẩn Pseudomonas sp. gây bệnh đốm vi khuẩn
trên cây Huệ trắng
31
3.8
Triệu chứng bệnh đốm vi khuẩn (Pseudomonas sp.) sau khi lây
bệnh nhân tạo
32
3.9
Triệu chứng và vi khuẩn Xanthomonas sp. gây bệnh sọc lá vi khuẩn
trên cây Huệ trắng
34
3.10
Triệu chứng bệnh sọc lá vi khuẩn (Xanthomonas sp.) sau khi lây
bệnh nhân tạo
35
3.11
Triệu chứng và tuyến trùng Aphelenchoides besseyi gây bệnh chai
bông trên cây Huệ trắng
37







viii


NGUYỄN THỊ THÚY AN. 2013. Giám định bệnh hại trên cây Huệ trắng
(Polianthes tuberosa L.) tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Luận văn tốt nghiệp
đại học, khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng. Trƣờng Đại học Cần Thơ.
Cán bộ hƣớng dẫn: PGS. TS. Trần Thị Thu Thủy

TÓM LƯỢC
Đề tài : “Giám định bệnh hại trên cây Huệ trắng (Polianthes tuberosa L.) tại
huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp” đƣợc thực hiện từ tháng 4 đến tháng 10 năm
2013 tại Bộ môn Bảo vệ thực vật, khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, trƣờng
Đại học Cần Thơ, nhằm xác định thành phần bệnh hại và mức độ bệnh trên cây Huệ
trắng tại tỉnh Đồng Tháp.
Kết quả điều tra, giám định bệnh cho thấy trên cây Huệ trắng có 7 bệnh, gồm
4 bệnh do nấm là bệnh thán thƣ (Colletotrichum sp.), thối nhũng hoa (Choanephora
sp.), đốm vòng (Alternaria sp.) và thối hạch (Sclerotium rolfsii); 2 bệnh do vi khuẩn
là bệnh đốm vi khuẩn (Pseudomonas sp.) và bệnh sọc lá vi khuẩn (Xanthomonas
sp.) và 1 bệnh do tuyến trùng là bệnh chai bông (Aphelenchoides besseyi). Đặc biệt,
bệnh thán thƣ và bệnh đốm vi khuẩn gây hại rất nặng (+++) trong tháng 10.


1

MỞ ĐẦU
Hoa là loại cây đặc biệt không chỉ mang đến cho con ngƣời những sản phẩm
mang tính nghệ thuật, thẩm mỹ cao mà còn mang lại giá trị kinh tế cao hơn gấp
nhiều lần so với các loại cây trồng khác (Nguyễn Bảo Toàn, 2013).
Nghề trồng hoa ở nƣớc ta đã có từ lâu đời nhƣng trong khoảng vài thập niên
gần đây, do điều kiện kinh tế xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, nhu cầu thƣởng
thức hoa trong ngƣời dân tăng cao nên nghề trồng hoa có sự khởi sắc và có bƣớc
tiến đáng kể. Thị trƣờng hoa cắt cành tại Việt Nam là một thị trƣờng có nhiều tiềm

năng phát triển. Hiện tại, nhu cầu hoa tập trung chủ yếu vào các dịp lễ hội, ngày
rằm, ngày giỗ, tăng cao (Nguyễn Bảo Toàn, 2013). Trong số các loại hoa cắt cành
thì hoa Huệ là loại chiếm ƣu thế vì hoa Huệ tƣợng trƣng cho sự thanh khiết, vẽ đẹp
thanh cao và hƣơng thơm ngát thích hợp trong nghi thức cúng, lễ. Tuy nhiên, trở
ngại cho hầu hết nhà ruộng trồng Huệ là sâu, bệnh hại làm giảm năng suất và phẩm
chất hoa.
Vì vậy, đề tài: “Giám định bệnh hại trên cây Huệ trắng (Polianthes
tuberosa L.) tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp” đƣợc thực hiện với mục tiêu
xác định thành phần bệnh hại và mức độ bệnh trên cây Huệ trắng tại tỉnh Đồng
Tháp.





















2

CHƢƠNG 1
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CỦA CÂY HUỆ TRẮNG
1.1.1 Đặc điểm thực vật
Cây Huệ trắng (Polianthes tuberosa L.)
Ngành ngọc lan: Magnoliophyta
Lớp hành: Liliopsida
Bộ Thủy tiên: Amaryllidales
Họ Thùa: Agavaceae
Chi: Polianthes
Loài: Cây Huệ trắng (Polianthes tuberosa L.)
Cây Huệ trắng là cây thân cỏ có gốc rễ phù to thành củ hình quả lê, mọc thành
bụi. Lá hình bản dài, không cuống, gân song song, mọc thành vòng hình nhị hoa.
Hoa mọc thành từng cụm thƣờng là 2 hoa ở nách lá bắc và tập hợp thành chùm trên
một trục dài 15-20 cm, hoa màu trắng và thơm (Hình 1.1). Cây có nguồn gốc từ
Mehico (Đặng Minh Quân, 2010).


Hình 1.1 Đặc điểm thực vật cây Huệ trắng
A: Bụi Huệ trắng
B: Thân cây Huệ trắng
C: Hoa Huệ trắng
1.1.2 Phân loại hoa Huệ
Theo Đặng Phƣơng Trâm (2005), có hai loại hoa Huệ:

A
B
C

3

Huệ đơn hay Huệ ta, cây thấp mảnh khảnh, cành hoa nhỏ nhắn bông hoa chỉ
có một lớp cánh nhƣng có mùi thơm đậm hơn so với Huệ kép.
Huệ kép còn gọi Huệ tàu, Huệ trâu hay Huệ tứ diện, cây cao, hoa to và nhiều
nhƣng kém thơm. Huệ kép phổ biến hơn Huệ đơn vì cây mọc khỏe hơn lại cho bông
lớn lâu tàn và bán có giá hơn Huệ đơn.
1.1.3 Điều kiện ngoại cảnh
 Ánh sáng
Cây Huệ trắng là cây ƣa nắng, nắng càng nhiều hoa càng tốt, có thể ra hoa cả
bốn mùa, yêu cầu ánh sáng trực xạ (Đào Mạnh Khuyến, 1996; Lê Xuân Vinh, 1997
và Phạm Văn Duệ, 2005). Khi trồng ở vùng nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm, cho hoa
quanh năm (Đặng Phƣơng Trâm, 2005).
 Nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp: 17-21
o
C (Nguyễn Xuân Linh, 1998 và Phạm Văn Duệ,
2005). Nhƣng có khả năng chịu đƣợc nhiệt độ từ 18-34
o
C (Lê Xuân Vinh, 1997).
Nếu dƣới 10
o
C thì ít hoa vì Huệ kém chịu rét, do đó không trồng Huệ vào mùa rét
cũng không trồng Huệ vào mùa hè vì lá sẽ nhỏ và xoắn.
 Đất
Cây Huệ trắng thích hợp với đất sét pha ẩm nhƣng không trũng.
 pH
Cây Huệ trắng yêu cầu pH 6-7 nên không trồng Huệ ở nơi đất chua.
1.1.4 Kỹ thuật trồng
 Chuẩn bị giống

Huệ trồng bằng củ. Khi cây có nhiều lá vàng úa thì bới củ để lấy làm giống.
Tách nhẹ nhàng lấy những củ to, nguyên vẹn không bị xây xát hay có triệu chứng
mang nấm bệnh, cắt bỏ rễ và lá. Không lấy các củ đã cho hoa và nên phân loại củ
Huệ làm ba dạng theo kích thƣớc củ:
 Củ lớn đƣờng kính củ khoảng 3 cm
 Củ vừa đƣờng kính củ từ 2-2,5 cm
 Củ nhỏ đƣờng kính củ nhỏ hơn hoặc bằng 2 cm
Xử lý củ giống: Phơi củ vài ngày cho lá héo rồi đem cất vào nơi thoáng mát
cao ráo, để khoảng 2-3 tháng có thể đem ra trồng. Do củ Huệ là dạng hành có chứa
nhiều chất dinh dƣỡng nên có sức sống rất cao. Huệ có thể trồng quanh năm, nhƣng
nên tránh thời điểm nắng quá thì cây mọc chậm, lá nhỏ. Trồng Huệ vào đầu mùa
mƣa có nhiều lợi thế là cây mau bén rễ, đỡ công tƣới, nếu dự tính theo kích thƣớc
củ giống đồng loạt sẽ có lứa hoa tập trung vào dịp Tết nguyên đán (Đặng Phƣơng
Trâm, 2005).


4

 Chuẩn bị đất và cách trồng
Cây Huệ trắng cần trồng nơi trảng nắng vì trồng nơi thiếu ánh sáng cây sẽ ít
cho hoa, hoa ngắn kém bông và cong queo (Đặng Phƣơng Trâm, 2005).
Mặc dù có thể trồng Huệ trên bất cứ loại đất nào nhƣng cây chỉ sinh trƣởng tốt
trên một loại đất nhất định. Để Huệ có nhiều bông và bông dài đẹp nên chọn loại đất
sét trắng do loại đất này có cấu trúc mịn giữ đƣợc độ ẩm, dù vậy Huệ không thích
hợp nơi đất quá trũng hay đất chua, chớm bóng. Do nhiều nguyên nhân, Huệ rất kén
đất, thƣờng không trồng Huệ đƣợc lƣu niên mà chỉ khai thác tối đa đƣợc vài ba năm
là phải đổi chỗ trồng (Đặng Phƣơng Trâm, 2005).
Chuẩn bị ruộng trồng: Đào liếp sâu xuống 0,5 m, lấy lớp đất mặt bỏ phía dƣới,
lớp đất sét để lên trên. Liếp rộng khoảng 1,5 m, rãnh 0,5 m. Rãnh thƣờng đào sâu để
giữ nƣớc lấp xấp chân liếp trồng (Đặng Phƣơng Trâm, 2005).

Bón phân lót: Theo tập quán, nông dân thƣờng bón phân cho Huệ bằng phân
hóa học. Theo thời gian canh tác, đất sẽ bị thoái hóa và làm giảm phẩm chất năng
suất của hoa. Bón phân chuồng có tác dụng nhiều mặt trên kỹ thuật canh tác Huệ do
có thể cung cấp chất vi lƣợng giúp điều hòa môi trƣờng đất cho cây sinh trƣởng tốt.
Dùng phân hữu cơ (phân chuồng hoai, phân rác mục) bón lót theo định mức 3
m
3
/1000 m
2
kết hợp với 10 kg phân lân, 80-100 kg vôi rải đều. Cần bố trí rải phân
trƣớc khi trồng 10 ngày, trộn đều khi đặt củ (Đặng Phƣơng Trâm, 2005).
Luống trồng tốt nhất nên bố trí dọc theo hƣớng mặt trời để cây nhận đƣợc
nắng tốt hơn, đặt củ thành từng bụi 2-3 củ theo khoảng cách 30 cm x 30 cm, mỗi
bụi có đủ ba kích thƣớc củ nhƣ đã phân loại, lấp đất vừa đủ không quá sâu ngập
ngọn củ. Tƣới nƣớc ngay sau khi trồng để củ sớm có sự phục hồi sinh trƣởng, mọc
đều (Đặng Phƣơng Trâm, 2005).
 Chăm sóc
Sau khi trồng, cứ vài ngày tƣới để cây bén rễ. Khi cây đã bắt đầu phát triển lá
có dấu hiệu sinh trƣởng tốt sẽ tƣới đẫm, hàng tháng phải xới đất làm cỏ cho cây.
Trong canh tác hoa Huệ, nƣớc rất quan trọng, đủ nƣớc thì cây Huệ mới phát triển
mạnh và cho bông đủ dài, bông nở trọn vẹn. Thiếu nƣớc hoa nhỏ, cánh không phát
triển hoàn hảo, bông ngắn. Sau một đợt mƣa dầm nếu trời nắng to kéo dài mà không
tƣới đủ nƣớc thì hoa sẽ bị cong làm giảm giá trị hoa. Cành hoa Huệ bị cong thƣờng
khó bán, nhất là hoa xuất khẩu (Đặng Phƣơng Trâm, 2005).
Bón phân bổ sung cho cây thƣờng dùng hỗn hợp urea, lân và kali hòa nƣớc
tƣới cho cây định kỳ 20 ngày/lần cho đến lúc cây có hoa. Chú ý, khi tƣới phân
không để đọng lại nơi kẽ lá, cây dễ bị bệnh (Đặng Phƣơng Trâm, 2005).
Nếu trồng lại trên đất cũ cần bón lót nhiều phân chuồng, tro trấu, phân vi sinh
hữu cơ và bón phân NPK cân đối, đất cần đƣợc phơi kỹ và rãi vôi 80-100 kg/1000
5


m
2
để giảm bớt ảnh hƣởng từ mầm bệnh trƣớc khi làm liếp trồng (Đặng Phƣơng
Trâm, 2005).
 Sâu bệnh và cách xử lý
Trên cây Huệ, phổ biến bị bệnh thối củ do nấm gây ra, các loại côn trùng
chính gồm rệp sáp, nhện đỏ. Biện pháp xử lý: Nên chủ động phòng bằng cách phun
thuốc định kỳ hai tuần một lần (Nguyễn Bảo Toàn, 2013).
Bệnh do tuyến trùng là nguyên nhân làm cho hoa và cả phát hoa cây Huệ bị
thoái hóa. Tuyến trùng cũng rất khó kiểm soát, các biện pháp canh tác hợp lý giúp
giảm thiểu tác hại của bệnh (Đặng Phƣơng Trâm, 2005).
 Thu hoạch
Từ khi trồng cho đến khi Huệ cho lứa hoa đầu tiên khoảng 100 ngày. Thời
điểm thu hoạch tốt nhất khi trên giò hoa có chừng một vài chùm hoa hé nở, chuyển
màu trắng. Không nên thu hoạch hoa quá sớm khi các nụ vẫn còn búp xanh sẫm,
nhất là với Huệ kép, bông sẽ không nở tiếp đƣợc. Nếu dùng dao chặt gốc bông có
thể để lại một ống rỗng ngay nơi cuống bông còn lại trên cây, đây sẽ là nơi nấm
bệnh xâm nhập gây bệnh thối củ. Nên tiến hành thu hoạch vào buổi chiều mát, bằng
cách nắm cành hoa giật mạnh ngang mặt đất trong khi dẫm chân để giữ cho gốc
không bị bật lên theo, bó bông thành từng bó, bao bên ngoài bằng lá chuối hay giấy
báo cho thẳng. Hoa đƣợc giao cho nơi tiêu thụ ngay trong đêm hoặc sáng sớm hôm
sau (Đặng Phƣơng Trâm, 2005).
1.2 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH TRÊN CÂY HUỆ TRẮNG ĐÃ ĐƢỢC
BÁO CÁO
1.2.1 Trên thế giới
Bệnh khảm TuMMV (Pearson and Horner, 1986) trên cây Huệ trắng đƣợc báo
cáo ở New Zealand, Đài Loan (Chen and Chang, 1998; Chen et al. 2002), Trung
Quốc (Lin et al. 2004) và Ấn Độ (Kulshrestha et al. 2005; Krishnareddy et al.
2007).

Bệnh thối củ (Fusarium oxysporum) (Mahinpoo et al. 2013).
Bệnh thối nhờn trên lá (tuyến trùng Aphelenchoides besseyi), bệnh nốt sần ở rễ
(Meloidogyne sp.) và bệnh thối thân (Sclerotium rolfsii) là ba bệnh gây hại quan
trọng ở Hawaii. Ngoài ra, còn bệnh thối nụ hoa (Erwinia sp.) và bệnh rỉ hoa do bọ
trĩ gây ra (Trujillo, 1968).
1.2.2 Tại Đồng bằng sông Cửu Long
Trên cây Huệ trắng ghi nhận có 7 bệnh, gồm 4 bệnh do nấm là bệnh thán thƣ
(Colletotrichum sp.) (Hà Thị Kim Duyên, 2007), đốm vòng (Alternaria sp.) (Trần
Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ Hằng, 2005, Hà Thị Kim Duyên, 2007), bệnh cháy lá
(Choanephora sp.) (Hà Thị Kim Duyên, 2007) và thối hạch (Sclerotium sp.) (Trần
Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ Hằng, 2005); 2 bệnh do vi khuẩn là đốm vi khuẩn
6

(Pseudomonas sp.) và thối vi khuẩn (Xanthomonas sp.) (Hà Thị Kim Duyên, 2007)
và bệnh chai bông (tuyến trùng Aphelenchoides besseyi) (Nguyễn Minh Chƣơng và
Võ Xuân Tân, 2005).
1.2.2.1 Bệnh thán thư
Bệnh thƣờng gây hại ở hai bên mép lá, chót lá hoặc giữa phiến lá. Lúc đầu, vết
bệnh là những chấm tròn nhỏ màu nâu xám hoặc nâu vàng có hình đồng tâm, hơi
lõm xuống, có viền màu nâu nhạt. Sau đó, vết bệnh lan rộng ra và liên kết làm lá
cháy khô thành từng mảng, bề mặt vết bệnh có những chấm nhỏ li ti màu đen gọi là
đĩa đài (Hà Thị Kim Duyên, 2007).
Tác nhân gây bệnh: Nấm Colletotrichum sp. gây ra. Sợi nấm đa bào có vách
ngăn, không màu, bào tử có dạng hình trụ, kích thƣớc từ 13,25 – 16,5 x 3,72 – 4,15
µm (Hà Thị Kim Duyên, 2007).
1.2.2.2 Bệnh cháy lá
Bệnh thƣờng gây hại trên lá và hoa. Phần mô lá hay hoa bị nhiễm bệnh có màu
xám đen hay đen, bệnh nặng làm lá bị cháy khô. Trong điều kiện ẩm độ cao, quan
sát trên cây của phần mô bị chết có những tơ nấm màu trắng, trên cùng của sợi nấm
có đính túi bào tử màu đen (Hà Thị Kim Duyên, 2007).

Tác nhân gây bệnh: Nấm Choanephora sp. gây ra. Bào tử có dạng thể bầu dục
hay hình trứng đƣợc chứa trong túi bào tử và túi bào tử đƣợc đính kèm trên cuống
túi bào tử (Hà Thị Kim Duyên, 2007).
1.2.2.3 Bệnh đốm vòng
Bệnh thƣờng gây hại trên lá, hoa. Lúc đầu, vết bệnh có hình bầu dục, tròn hoặc
bất dạng. Vết bệnh có màu nâu vàng hoặc nâu đen, xung quanh vết bệnh có quầng
màu vàng, kích thƣớc vết bệnh từ 2 – 6 mm. Sau đó, vết bệnh liên kết làm cháy cả
lá thành từng mảng, trên hoa làm hoa bị cháy khô, biến dạng và bề mặt mô bệnh có
những chấm nhỏ li ti màu đen (Trần Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ Hằng, 2005).
Tác nhân gây bệnh: Nấm Alternaria sp. gây ra. Bào tử có vách ngăn ngang ở
giữa, kích thƣớc bào tử 30,58 x 13,9 µm (Trần Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ Hằng,
2005).
1.2.2.4 Bệnh thối hạch
Bệnh thƣờng gây hại ở thân, gốc và củ. Lúc đầu, dƣới mô cây bị thối có màu
nâu đen, quan sát dƣới gốc cây có những sợi nấm màu trắng và có nhiều hạch nấm
tròn, láng màu trắng hoặc màu vàng nâu (Trần Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ Hằng,
2005).
Tác nhân gây bệnh: Nấm Sclerotium sp. gây ra. Kích thƣớc hạch nấm 0,6 – 1,5
mm (Trần Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ Hằng, 2005).


7

1.2.2.5 Bệnh thối vi khuẩn
Bệnh thƣờng gây hại trên lá, vết bệnh là những chấm màu nâu sậm, nhũng
nƣớc. Sau đó, vết bệnh lan rộng ra liên kết tạo thành những sọc màu nâu đen chạy
dọc các gân lá làm lá bị nhũng nƣớc, bệnh nặng làm thối cả lá (Trần Bá Sơn và
Nhan Thị Mỹ Hằng, 2005).
Tác nhân gây bệnh: Vi khuẩn Xanthomonas sp. gây ra. Khuẩn lạc màu vàng.
Vi khuẩn hình que, Gram âm, có 1 roi ở đỉnh, kích thƣớc 2,0 x 1,0 µm (Trần Bá

Sơn và Nhan Thị Mỹ Hằng, 2005).
1.2.2.6 Bệnh đốm vi khuẩn
Bệnh thƣờng gây hại trên thân, lá và bông. Lúc đầu, vết bệnh chỉ là những
chấm tròn nhỏ, nhũng nƣớc, màu vàng nhạt, không có viền rõ rệt. Sau đó, vết bệnh
lan rộng ra liên kết nhau tạo thành những đốm màu vàng nâu hay nâu sậm, bệnh
làm nhũng lá. Bệnh nặng làm lá bị cháy khô, khi gặp thời tiết ẩm ƣớt cây bị héo và
nhũng nƣớc (Hà Thị Kim Duyên, 2007).
Tác nhân gây bệnh: Vi khuẩn Pseudomonas sp. gây ra. Khuẩn lạc màu trắng
sữa, nhẵn trơn. Vi khuẩn hình que, Gram âm và có nhiều roi ở đỉnh (Hà Thị Kim
Duyên, 2007).
1.2.2.7 Bệnh chai bông
Bệnh chai bông có thể gây hại trong suốt các giai đoạn của cây, từ giai đoạn
cây con đến khi cây trổ bông và thể hiện rõ trên thân, lá và hoa (Nguyễn Minh
Chƣơng và Võ Xuân Tân, 2005). Triệu chứng đƣợc ghi nhận nhƣ sau:
 Giai đoạn trước khi ra bông
Bệnh có thể bắt đầu xuất hiện khi củ Huệ đã trồng ra những lá đầu tiên và gây
hại nặng dần. Nếu bệnh nhẹ có thể để lại trên một số lá những đƣờng gân sọc màu
nâu đỏ kéo dài từ bẹ lá đến chót lá. Nếu bệnh nặng có thể làm cho tất cả các lá quăn
queo và đọt xoăn lại, trên lá phủ đầy những đƣờng gân sọc màu nâu đỏ ở dạng nứt
đủ hƣớng. Nếu tách phần đọt xoăn ra quan sát bên trong, ta sẽ thấy phần lá non và
đặc biệt là đỉnh sinh trƣởng hầu nhƣ bị hƣ hại, có màu nâu đỏ hoặc đen. Những cây
bị xoăn nếu để lâu, trên phần lá và đọt xoăn sẽ xuất hiện những đƣờng nứt theo
chiều ngang làm cho lá và đọt rất giòn, khi chạm đến rất dễ gãy.
Trong điều kiện ẩm ƣớt liên tục, bệnh có thể làm cho phần mô bẹ lá bị hƣ có
màu nâu đen, những lá ở phần gốc có thể bị chết ở dạng nông nƣớc màu vàng nâu.
Trong một bụi Huệ, có thể có cây có triệu chứng và có cây không có triệu chứng và
có cây bệnh nặng có cây bệnh nhẹ.
Triệu chứng bệnh chỉ biểu hiện trên thân lá, nhƣng khi nhổ phần rễ lên quan
sát thì rễ vẫn trắng nhƣ bình thƣờng. Tuy nhiên, trên những cây bị xoăn đọt, số
lƣợng rễ ít hơn cây bình thƣờng và cây có thể chết đi do cây có sức đề kháng yếu

với những tác nhân gây hại khác (Nguyễn Minh Chƣơng và Võ Xuân Tân, 2005).
8

 Giai đoạn cây ra bông
Khi cây bị bệnh nặng làm cho bông không trổ lên đƣợc giống nhƣ lúa ngẹn
đồng. Phát bông thấp hơn lá, trên bông bị thui đen và khô đi, làm cho phát bông ở
dạng búp màu vàng nâu, bông không thể tách ra để nở và khô đen dần. Trên bẹ lá
hầu nhƣ bị thâm màu nâu đỏ, phần bẹ lá sát thân bị hƣ có màu nâu đen, thân bị lùn
đi và trên vỏ thân bị biến dạng với những nốt gai sần dầy đặc có màu nâu hoặc
xanh.
Khi bệnh nhẹ hơn, bông trổ cao hơn chiều cao của lá và triệu chứng trên thân
và bẹ lá có thể ít hơn, trên phát bông mặc dù các bông tách ra đƣợc và không còn
dạng búp nhƣng vẫn không nở đƣợc do các cánh hoa bên trong bị chai với những
vết sọc vàng nâu từ những cánh hoa bên trong ra cánh hoa bên ngoài, nhụy bên
trong bị khô đen và dần dần bông sẽ bị khô đi. Những bông bị bệnh thƣờng bị teo
hoặc không phát triển nên bông không thon dài nhƣ bông bình thƣờng
Tác nhân gây bệnh: Tuyến trùng Aphelenchoides besseyi (Nguyễn Minh
Chƣơng và Võ Xuân Tân, 2005), Nguyễn Thị Thu Cúc (2011) (Hình 1.2).













9


Hình 1.2 Đặc điểm tuyến trùng Aphelenchoides besseyi (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2011)
A: Con đực
B: Phần đầu
C: Con cái
1.3 PHƢƠNG PHÁP
1.3.1 Phƣơng pháp thu mẫu và đánh giá bệnh
Sau khi quan sát, ghi nhận mức độ nhiễm bệnh, tiến hành lấy mẫu đem về
phân tích. Mẫu bệnh thu thập phải tƣơi có vết bệnh còn mới và phần tiếp giáp giữa
mô bệnh và mô không bệnh phải rõ ràng. Mỗi loại triệu chứng bệnh thu thập ở
nhiều mức độ. Mẫu thu cho vào bọc nylon với bông gòn tẩm nƣớc, ghi lại các chi
tiết về tên mẫu, ruộng thu mẫu, ngày thu mẫu, mức độ bệnh và mô tả triệu chứng
bệnh.
Bệnh ở lá: Thu lá bệnh ở nhiều mức độ khác nhau, mỗi mức độ 5 lá.
Bệnh ở thân: Thu cả thân hoặc vạt lấy vết bệnh.
Ngoài ra, chụp hình cây bệnh: Toàn cây bị bệnh, bệnh ở thân, lá và hoa ở các
mức độ bệnh nhẹ, trung bình và nặng.
Đánh giá mức độ bệnh: Đối với mỗi bệnh, phải quan sát tổng quát diện tích
cây Huệ nhiễm bệnh để đánh giá mức độ nhiễm bệnh theo 5 cấp từ không có bệnh
đến rất nặng theo thang đánh giá của Bộ môn Bảo vệ Thực vật, trƣờng Đại học Cần
Thơ (Bảng 2.1)

Thành trùng con đực

10


Bảng 2.1 Phân cấp mức độ bệnh (Bộ môn Bảo vệ Thực vật, trƣờng Đại học Cần Thơ)

Mức độ bệnh
Mô tả
(-)
(±)
(+)
(++)
(+++)
Không có bệnh.
Bệnh nhẹ, xuất hiện lẻ tẻ, chú ý tìm mới thấy đƣợc vài lá bị bệnh.
Bệnh trung bình, số cây bị bệnh ít và có nhiều lá bị bệnh.
Bệnh nặng, số cây bị bệnh bằng 1/3 số lƣợng cây trong ruộng.
Bệnh rất nặng, số cây bị bệnh lớn hơn 1/3 số lƣợng cây trong ruộng.
1.3.2 Quy trình giám định bệnh
Khi giám định tùy từng trƣờng hợp mà áp dụng một số bƣớc hoặc tất cả các
bƣớc của quy tắc Koch (Burgess et al. 2009).
Bƣớc 1: Mô tả triệu chứng và tìm mầm bệnh trong mô bệnh.
Bƣớc 2: Phân lập tách ròng và định danh bệnh.
Bƣớc 3: Tiêm chủng mầm bệnh đã phân lập vào cây mạnh. Quan sát lại triệu
chứng bệnh xuất hiện.
Bƣớc 4: Tái phân lập mầm bệnh từ vết bệnh đƣợc tiêm chủng. So sánh với
mầm bệnh ban đầu.






















11

CHƢƠNG 2
PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP
2.1 PHƢƠNG TIỆN
2.1.1 Thời gian và địa điểm
- Thời gian: Bắt đầu từ tháng 04 đến tháng 10 năm 2013.
- Địa điểm điều tra: Xã Phong Hòa, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.
- Địa điểm thí nghiệm: Phòng thí nghiệm và nhà lƣới bộ môn Bảo vệ Thực vật,
khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trƣờng Đại học Cần Thơ.
2.1.2 Vật liệu và dụng cụ
- Vật liệu, dụng cụ và thiết bị:
 Mẫu bệnh trên hoa Huệ trắng
 Đĩa petri, kéo, kẹp, kim mũi giáo, giấy thấm,
 Kính hiển vi, kính lúp, tủ cấy, tủ thanh trùng khô, tủ thanh trùng ƣớt,
- Các loại môi trƣờng sử dụng trong nuôi cấy và phân lập gồm: môi trƣờng PDA,
môi trƣờng thạch agar và môi trƣờng King’s B.
Công thức các loại môi trƣờng sử dụng để phân lập và nuôi cấy:

Môi trƣờng nƣớc trích khoai tây - PDA (Shurfleff & Averre, 1997)
Khoai tây 200 g
Đƣờng Dextrose 20 g
Agar 15-20 g
Nƣớc cất 1000 ml
pH 6,5-6,8
Môi trƣờng thạch agar (WA) (Atlas, 2004)
Agar 15-20 g
Nƣớc cất 1000 ml
Môi trƣờng King’s B (Shurfleff & Averre, 1997)
Proteose peptone 20 g
Glycerol 15 ml
K
2
HPO
4
1,5 g
MgSO
4
.7H
2
O 1,5 g
Agar 15-20 g
pH 7,2-7,4
2.2 PHƢƠNG PHÁP
2.2.1 Phƣơng pháp điều tra
Địa điểm: Điều tra tại 8 ruộng trong huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.
Thời gian: Từ tháng 4/2013 đến tháng 10/2013.
Định kỳ: 1 tháng/1 lần.
12


Phƣơng pháp thu mẫu bệnh và đánh giá bệnh áp dụng theo phƣơng pháp
chung của Bộ môn Bảo vệ Thực vật, trƣờng Đại học Cần Thơ.
2.2.2 Phƣơng pháp giám định
 Qui trình giám định
Áp dụng theo quy tắc Koch (Burgess et al. 2009).
Đối với bệnh thán thƣ (Colletotrichum sp.), thối nhũng hoa (Choanephora
sp.), đốm vòng (Alternaria sp.), và chai bông (Aphelenchoides besseyi) chỉ áp dụng
bƣớc 1 và 2. Bệnh đốm vi khuẩn (Pseudomonas sp.), sọc lá vi khuẩn (Xanthomonas
sp.) và thối hạch (Sclerotium rolfsii) thì áp dụng cả 4 bƣớc của quy tắc Koch.
 Phương pháp áp dụng khi giám định
 Đối với tác nhân gây bệnh là nấm
 Bệnh thán thƣ
Quan sát vết bệnh dƣới kính lúp để tìm các bộ phận của nấm ở mặt dƣới hoặc
mặt trên. Cạo và quan sát dƣới kính hiển vi để tìm bào tử và ổ nấm. Phƣơng pháp ủ
bệnh đƣợc thực hiện trong đĩa Petri có lót giấy ẩm, cắt mẫu bệnh thành từng đoạn
nhỏ (0,5 cm) thanh trùng mặt ngoài với cồn 70
0
(30 giây), rửa lại bằng nƣớc cất vô
trùng (3 lần), ủ mẫu ở nhiệt độ phòng và quan sát khi nấm xuất hiện. Nấm cần quan
sát đặc điểm tản nấm và gai cứng nên nuôi cấy trên môi trƣờng PDA, tách ròng và
quan sát dƣới kính hiển vi khi bào tử xuất hiện.
 Bệnh thối nhũng hoa
Mẫu bệnh thu về chƣa xuất hiện những tơ nấm màu trắng và mang nhiều túi
bào tử màu đen thì để mẫu bệnh khô tự nhiên ở nhiệt độ phòng, khi nào thấy xuất
hiện túi bào tử thì quan sát dƣới kính lúp và kính hiển vi. Nếu thu mẫu có sẵn những
tơ nấm màu trắng và mang nhiều túi bào tử màu đen thì đem về quan sát dƣới kính
lúp và kính hiển vi. Nấm cần quan sát đặc điểm tản nấm và thời gian xuất hiện túi
bào tử nên nuôi cấy trên môi trƣờng PDA, tách ròng và quan sát dƣới kính hiển vi
khi túi bào tử xuất hiện.

 Bệnh đốm vòng
Mẫu bệnh đƣợc quan sát dƣới kính lúp để tìm các bộ phận của nấm ở mặt
dƣới hoặc mặt trên. Cạo và quan sát dƣới kính hiển vi để tìm bào tử và đính bào đài.
 Bệnh thối hạch
Quan sát dƣới kính lúp đặc điểm hạch nấm. Cạo và quan sát đặc điểm sợi
nấm dƣới kính hiển vi. Nấm cần lây bệnh nhân tạo và khảo sát đặc điểm tản nấm,
thời gian tạo hạch nên nuôi cấy trên môi trƣờng PDA.
Các đặc điểm quan sát của những nấm trên đƣợc so sánh với khóa phân loại
của Barnett và Hunter (1998).
 Đối với tác nhân gây bệnh là vi khuẩn
13

Bệnh đốm vi khuẩn (Pseudomonas sp.) và sọc lá vi khuẩn (Xanthomonas
sp.) đƣợc giám định bằng cách:
 Cắt mẫu bệnh thành từng đoạn nhỏ (3-10 mm), nơi có tiếp giáp giữa mô bệnh
và mô khỏe. Sau đó, dùng dao cắt thành từng lát mỏng (1 mm) cho vào lame có chứa
giọt nƣớc cất, dùng lamelle đậy lại và quan sát nhanh dƣới kính hiển vi. Nếu bệnh do
vi khuẩn gây ra sẽ tìm thấy dịch vi khuẩn tuôn ra từ lát cắt.
 Phân lập vi khuẩn: Cắt mẫu bệnh thành những đoạn nhỏ (5 mm), thanh trùng
mặt ngoài bằng cồn 70
0
rửa lại nhiều lần bằng nƣớc cất vô trùng. Sau đó, nuôi cấy
trong môi trƣờng King’s B. Vi khuẩn sẽ phát triển xung quanh mô bệnh, tiến hành
phân lập vi khuẩn. Dùng đũa cấy vi khuẩn để phân lập vi khuẩn và vạch theo đƣờng
zíc-zắc lên đĩa Petri có chứa môi trƣờng King’s B.
Quan sát đặc điểm của khuẩn lạc nhƣ hình dạng (tròn, dẹt…), màu sắc (vàng,
trắng kem sữa…), đặc điểm bề mặt khuẩn lạc (trơn, nhẵn, bóng…), đƣờng rìa xung
quanh (gợn sóng, thẳng…), độ nổi của khuẩn lạc (phẳng, nhô…).
Quan sát hình dạng vi khuẩn bằng phƣơng pháp nhuộm đơn. Mẫu vi khuẩn
đƣợc nuôi cấy 1-2 ngày, nhuộm với Crystal violet (1-5 phút), rửa nƣớc, để khô và

quan sát dƣới kính hiển vi có độ phóng đại X100.
Khảo sát đặc tính Gram của vi khuẩn bằng phƣơng pháp nhuộm Gram. Vi
khuẩn đƣợc nuôi cấy trong thời gian từ 18-24 giờ. Các bƣớc thực hiện nhƣ sau: pha
loãng vi khuẩn với nƣớc cất vô trùng. Dùng lame sạch, nhỏ một giọt huyền phù vi
khuẩn và trải đều trên lame, cố định vi khuẩn bằng cách hơ khô trên ngọn lửa đèn
cồn. Sau đó, vi khuẩn đƣợc nhuộm với dung dịch A (1-2 phút), nhuộm tiếp với
lugol (1 phút), tẩy màu với alcol 95
0
( cho đến khi màu tím tan hết), rửa nƣớc và để
khô tự nhiên trong không khí, nhuộm với Carbon fuchsine (15 giây), rửa nƣớc, để
khô và quan sát ở độ phóng đại X100. Vi khuẩn Gram âm có màu đỏ, vi khuẩn
Gram dƣơng có màu tím xanh.
Công thức thuốc nhuộm Gram:
- Dung dịch A
 Crystal violet 0,5 g
 Nƣớc cất 100 ml
- Dung dịch lugol
 Iodine 1 g
 Potassium iodide 2 g
 Nƣớc cất 100 ml
- Dung dịch Carbon fuchsine
 Basic fuchsine 1 g
 Absolute ethanol 10 ml
 Phenol 5 g
 Nƣớc cất 1600 ml

×