Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

đánh giá biến động đất đai trên địa bàn huyện lai vung tỉnh đồng tháp giai đoạn 2005-2010 và dự báo biến động đất đai giai đoạn 2010-2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (706.63 KB, 50 trang )

1

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục 1
Danh mục các cụm từ viết tắt 4
MỞ ĐẦU 5
Chương 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1. Đất đai 7
1.1.1. Định nghĩa 7
1.1.2. Vai trò 7
1.2. Biến động đất đai 8
1.2.1. Định nghĩa sử dụng đất đai 8
1.2.2. Biến động đất đai, các trường hợp và nguyên nhân biến động 9
1.3. Thống kê, kiểm kê đất đai 10
1.3.1. Định nghĩa …10
1.3.2. Nội dung thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng
đất… 10
1.3.3. Mục đích thống kê, kiểm kê đất đai 10
1.3.4. Nguyên tắc thống kê, kiểm kê xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng
đất……… 11
1.3.5. Tổng hợp số liệu trong thống kê, kiểm kê đất đai 12
1.3.6. Kết quả thống kê, kiểm kê đất đai 13
3.3.7. Nội dung báo cáo kết quả thống kê, kiểm kê đất đai 13
3.3.8. Lưu trữ quản lý và cung cấp dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai 14
2


1.4. Khái quát vùng nghiên cứu 14
1.4.1. Điều kiện tự nhiên huyện Lai Vung 14
1.4.2. Các nguồn tài nguyên 19
1.4.3.1. Tài nguyên nước 19
1.4.2.2. Tài nguyên đất 20
1.4.2.3. Tài nguyên sinh vật 20
1.3.2.4. Tài nguyên khoáng sản 21
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. Phương tiện 22
2.1.1. Thời gian thực hiện 22
2.1.2. Địa điểm 22
2.1.3. Các trang thiết bị 22
2.1.4. Nguồn dữ liệu 22
2.2. Phương pháp nghiên cứu 23
2.2.1. Công tác chuẩn bị 22
2.2.2. Công tác ngoại nghiệp 23
2.2.3. Công tác nội nghiệp 23
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1. Tình hình phát triển kinh tế-xã hội huyện Lai Vung giai đoạn 2005 - 2010
24
3.1.1. Kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối 2006 – 2010 24
3.1.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 27
3.1.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập 29
3.1.4. Thực trạng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật 30
3

3.1.5. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế-xã hội huyện giai đoạn 2005 -
2010 30

3.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 32
3.2.1. Đất nông nghiệp 32
3.2.2. Đất phi nông nghiệp 34
3.2.3. Đất chưa sử dụng 36
3.3. Biến động đất đai giai đoạn 2006 – 2010 36
3.3.1. Đất nông nghiệp 36
3.3.2. Đất phi nông nghiệp 37
3.3.3. Đất chưa sử dụng 38
3.4. Đánh giá tình hình sử dụng đất đai năm 2010 so với kế hoạch 2006 – 2010
40
3.4.1. Đất nông nghiêp 40
3.4.2. Đất phi nông nghiệp 41
3.5. Dự báo biến động đất đai giai đoạn 2010 – 2015 44
3.5.1. Đất nông nghiệp 44
3.5.2. Đất phi nông nghiệp 45
CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
4.1. KẾT LUẬN 47
4.2. KIẾN NGHỊ 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
PHỤ LỤC




4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

 ĐBSCL: Đồng bằng sông cửu long.

 QSDĐ: Quyền sử dụng đất
 TT – BTNMT: Thông tư - Bộ tài nguyên môi trường.
 VPUBND – NN. PTNT : Văn phòng Uỷ ban nhân dân – Nông nghiệp. Phát
triển nông thôn.
 STNMT – QLĐĐ : Sở tài nguyên môi trường - Quản lý đất đai.
 TT-BTNMT: Thông tư - Bộ tài nguyên môi trường.
 UBND: Uỷ ban nhân dân.
 KH-UBND: Kế hoạch - Uỷ ban nhân dân.
 PNN: Phi nông nghiệp
 HT: Hiện trạng
 KH: Kế hoạch
 GAP: Good Agricultural Practices
 GDP: Gross Domestic Product













5

MỞ ĐẦU
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con

người, đất đai còn là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được, nó có vai trò
quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của đất nước.
Cùng với thời gian và sự tác động của con người, đất đai có thể biến động theo
chiều hướng tốt hoặc xấu. Trong tình hình dân số nước ta tăng nhanh, nền kinh tế
vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, chủ trương công
nghiệp hoá hiện đại hoá trên khắp đất nước, quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ.
Những vấn đề trên đã kéo theo sự gia tăng nhu cầu nhà ở, mở rộng giao thông,
các khu công nghiệp, làm cho giá cả đất đai ở khắp nơi tăng liên tục, tình hình sử
dụng đất đai biến đổi không thể kiểm soát được. Nhất là trong những năm gần đây
với cơ chế thị trường nền kinh tế tỉnh nói chung và huyện Lai Vung nói riêng đã có
những bước phát triển mạnh mẽ, dẫn đến nhu cầu sử dụng đất đai cho các mục đích
khác nhau không ngừng thay đổi, tuy nhiên vấn đề đặt ra là đất đai có hạn.
Để đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước về đất đai, nắm lại hiện trạng sử dụng
đất, tình hình biến động đất đai, phản ánh hiệu quả của hệ thống chính sách pháp
luật về đất đai, làm cơ sở khoa học cho công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất đai trong những năm tới. Chúng ta cần tiến hành thống kê, kiểm kê đất đai
một cách rõ ràng và chính xác nhằm hệ thống lại diện tích đất mà chúng ta đang
quản lý. Từ đó, chúng ta sẽ thấy được sự thay đổi về mục đích sử dụng cũng như
cách thức sử dụng đất của người dân theo chiều phát triển của xã hôi để điều chỉnh
việc sử dụng đất một cách hợp lí nhất nhằm đảm bảo sử dụng đất đai một cách bền
vững trong tương lai.
Từ thực tế cũng như nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của vấn đề, đề tài:
“Đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất đai huyện Lai Vung giai đoạn
2005 - 2010 và dự báo đến năm 2015” thực hiện với mục tiêu:
+ Nắm lại hiện trạng sử dụng đất đai giai đoạn 2005 – 2010.
+ Đánh giá thực trạng biến động đất đai trong 05 năm 2005 – 2010.
+ Xác định nguyên nhân gây biến động.
6

+ Nghiên cứu chiều hướng của sự biến động.

+ Đề xuất giải pháp và định hướng cho việc sử dụng và quản lý đất đai.


























7

CHƯƠNG 1

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1. Đất đai
1.1.1. Định nghĩa
“Đất đai là một diện tích khoanh vẽ của bề mặt của trái đất, chứa đựng tất
cả các đặc trưng của sinh khí quyển ngay bên trên và bên dưới của lớp mặt này,
bao gồm khí hậu gần mặt đất và dạng địa hình, nước mặt (bao gồm những hồ cạn,
sông, đầm trũng và đầm lầy). Lớp trầm tích gần mặt và kết hợp với dự trữ nước
ngầm, tập đoàn thực vật và động vật, mẫu hình định cư của con người và những kết
quả về tự nhiên của những hoạt động con người trong thời gian qua và hiện tại
(làm ruộng bậc thang, cấu trúc hệ thống trữ nước và thoát nước, đường xá, nhà
cửa…)”. (Lê Quang Trí, 2001).
1.1.2. Vai trò
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá. Đất là giá đỡ cho toàn bộ sự sống của
con người và là tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành nông nghiệp. Đặc điểm đất đai
ảnh hưởng lớn đến quy mô, cơ cấu và phân phối của ngành nông nghiệp. Vai trò
của đất đai càng lớn hơn khi dân số ngày càng đông, nhu cầu dùng đất làm nơi cư
trú, làm tư liệu sản xuất… ngày càng tăng và nông nghiệp phát triển, trở thành
ngành kinh tế chủ đạo. Vì vậy phải nghiên cứu, tìm hiểu quy mô, đặc điểm đất đai
để bố trí cơ cấu cây trồng thích hợp nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao
đời sống nhân dân.
Đất đai là sản phẩm của sự tác động đồng thời của nhiều yếu tố tự nhiên và
kinh tế-xã hội. Địa hình đa dạng, khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa mang tính chất
chuyển tiếp, mạng lưới sông ngòi, nguồn nước ngầm khá phong phú, thảm thực vật
khá đa dạng, phong phú, dân số đông, lực lượng lao động dồi dào, tình hình kinh tế,
xã hội ổn định đã có nhiều thuận lợi và cũng gây ra không ít khó khăn cho đất đai.
Đất trung du miền núi gồm các loại chính: đất vàng nhạt trên đá cát, đất đỏ
vàng trên đá sét và đá biến chất, đất vàng đỏ trên đá macma axit, các loại đất mùn,
8


đất đỏ nâu trên đá macma trung tính và basic Đất đồng bằng gồm đất phù sa
không bồi hàng năm, đất phù sa bồi hàng năm Các loại đất này có đặc điểm, tính
chất vật lý, hoá học khác nhau.
Mỗi loại đất phù hợp với những loại cây trồng, cơ cấu mùa vụ khác nhau. Vì
vậy, cần nắm được đặc điểm của từng loại đất để đề ra phương hướng, giải pháp và
mô hình sử dụng đất đai phù hợp.
Trong đó một số loại đất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nhưng cũng có
những loại đất cần được cải tạo. Cho nên, cần nắm vững đặc điểm từng loại đất, lựa
chọn cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ thích hợp nhất để nâng cao hiệu quả kinh tế
trong quá trình sử dụng đất.
Đất phù sa phù hợp với các loại cây trồng ngắn ngày chủ yếu là lúa nước.
Trung du và miền núi chủ yếu tập trung đất badan và feralit, phù sa cổ phù hợp với
các loại cây công nghiệp như: chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều… và sự phân bố của
các loại cây này còn phụ thuộc vào khí hậu mà chủ yếu là độ cao.
Ngoài diện tích đất bề mặt, nước ta còn có một bộ phận lớn đất ngập nước: các
đầm lầy, sông ngòi, kênh rạch, rừng ngập mặn, các vũng, vịnh ven biển, hồ nước
nhân tạo…. với nhiều vai trò quan trọng khác nhau. Đây là nơi cung cấp nhiên liệu,
thức ăn, giải trí, nuôi trồng thủy sản, lưu trữ các nguồn gen quý hiếm… ngoài ra nó
cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lọc nước thải, điều hoà dòng chảy (giảm lũ
lụt và hạn hán), sản xuất nông nghiệp và thủy sản, điều hòa khí hậu địa phương,
chống xói lở ở bờ biển, ổn định mạch nước ngầm cho nguồn sản xuất nông nghiệp,
tích lũy nước ngầm, cư trú của chim, giải trí, du lịch…. Nhiều nơi đã tăng hiệu quả
sử dụng đất ngập nước trong nuôi trồng thủy hải sản: nuôi tôm quảng canh, quảng
canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh công nghiệp như đồng bằng sông Cửu
Long, Cà Mau, Bạc Liêu, Bến Tre, An Giang…. (Nguyễn Tấn Nghĩa, 2010).
1.2. Biến động đất đai
1.2.1. Định nghĩa sử dụng đất đai
Sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp nhằm điều hoà mối quan hệ người -
đất trong tổ hợp các nguồn tài nguyên khác và môi trường căn cứ vào nhu cầu của
9


thị trường sẽ phát triển, quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử dụng hợp
lý nhất nguồn tài nguyên đất đai, phát huy tối đa công dụng của đất đai nhằm đạt tới
hiệu quả lợi ích sinh thái, kinh tế và xã hội cao nhất.
Theo quy định tại điều 11 luật Đất đai 2003, việc sử dụng đất phải bảo đảm
các nguyên tắc sau đây:
- Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.
- Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích
chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.
- Người sử dụng đất thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử
dụng đất theo quy định của luật Đất đai 2003 và các quy định khác của pháp luật có
liên quan.
1.2.2. Biến động đất đai, các trường hợp và nguyên nhân của biến động
 Các trường hợp biến động đất đai
- Được nhà nước giao đất, cho thuê đất.
- Được nhà nước thu hồi đất, mất đất do thiên tai.
- Trường hợp đất bồi, đất cồn….
- Thay đổi mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng, hình thể sử dụng.
- Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp hoặc chia tách
quyền sử dụng đất.
 Nguyên nhân của biến động đất đai
- Do nhà nước: nhà nước thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất đối với các tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy hoạch và kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
- Do người sử dụng đất: nhu cầu chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê, thừa
kế, thế chấp theo quy định của pháp luật về các quyền của người sử dụng đất.
- Do tự nhiên gây ra: do thiên tai (bão, lũ lụt, xói mòn, sụp lở…) hay do đất
bồi….
10


- Do cấp lại, đổi mới giấy chứng nhận QSDĐ do mất giấy, thay đổi tên chủ
hộ….
1.3. Thống kê, kiểm kê đất đai
1.3.1. Định nghĩa
 Thống kê
Thống kê đất đai là việc Nhà nước tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính về
hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thống kê và tình hình biến động đất đai giữa hai
lần thống kê. (Khoản 21- Điều 4/Luật đất đai 2003).
 Kiểm kê đất đai
Kiểm kê đất đai là việc Nhà nước tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính và
trên thực địa về hiện trạng sử dụng đất đai tại thời điểm kiểm kê và tình hình biến
động đất đai giữa hai lần kiểm kê. (Khoản 22 - Điều 4/Luật đất đai 2003).
1.3.2. Nội dung thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng
đất
- Thu thập số liệu về diện tích đất đai theo mục đích sử dụng và theo đối tượng
sử dụng, số liệu về đối tượng sử dụng đất trên địa bàn từng đơn vị hành chính.
- Xử lý, tổng hợp, phân tích các số liệu thu thập để rút ra kết luận đánh giá về
tình trạng sử dụng đất, tình hình và nguyên nhân biến động đất đai giữa các kỳ
thống kê, kiểm kê đất đai; đề xuất kiến nghị các giải pháp, chính sách quản lý sử
dụng đất đai cho phù hợp với thực tiễn.
- Lập báo cáo thống kê, kiểm kê đất đai.
- Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất để thể hiện hiện trạng sử dụng đất vào các
mục đích tại thời điểm kiểm kê đất đai.
1.3.3. Mục đích thống kê, kiểm kê đất đai
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất
- Làm tài liệu điều tra cơ bản về tài nguyên đất phục vụ cho việc xây dựng và
đánh giá tình hình thực hiện chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã
11


hội, quốc phòng, an ninh của cả nước, của các ngành, các địa phương; tình hình
thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 05 năm và hàng năm của Nhà nước.
- Đề xuất việc điều chỉnh chính sách, pháp luật về đất đai
1.3.4. Nguyên tắc thống kê, kiểm kê xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng
đất
- Diện tích đất trong các biểu thống kê, kiểm kê đất đai được xác định theo
mục đích hiện trạng sử dụng. Trường hợp đất đã có quyết định giao đất, cho thuê
đất, chuyển mục đích sử dụng đất hoặc đã đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất
nhưng tại thời điểm thống kê, kiểm kê chưa sử dụng đất theo mục đích mới thì
thống kê, kiểm kê theo mục đích sử dụng đất mà Nhà nước đã giao, đã cho thuê, đã
cho phép chuyển mục đích sử dụng hoặc đã đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất
nhưng chưa sử dụng đất theo mục đích mới đó.
- Trường hợp đất đang sử dụng vào nhiều mục đích đã được ghi trên hồ sơ địa
chính thì ngoài việc kiểm kê theo mục đích sử dụng chính còn được kiểm kê theo
các mục đích phụ (vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và
sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp).
- Số liệu thống kê đất đai của cấp xã được thu thập, tổng hợp trực tiếp từ hồ sơ
địa chính; trường hợp chưa có hồ sơ địa chính thì thu thập, tổng hợp từ các hồ sơ
giao đất hoặc cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, giải quyết tranh chấp đất
đai và các hồ sơ khác có liên quan trên địa bàn; trường hợp được Nhà nước giao đất,
cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất mà còn một phần diện tích
chưa thực hiện theo mục đích mới thì đối chiếu với thực địa để thống kê phần diện
tích chưa thực hiện.
- Số liệu kiểm kê đất đai của cấp xã được thu thập, tổng hợp trực tiếp từ thực
địa, có đối chiếu với hồ sơ địa chính, hồ sơ giao đất hoặc cho thuê đất chuyển mục
đích sử dụng đất, giải quyết tranh chấp đất đai và các hồ sơ khác có liên quan trên
địa bàn.
- Số liệu thống kê, kiểm kê đất đai của cấp huyện, cấp tỉnh và cả nước được
tổng hợp từ số liệu thống kê, kiểm kê đất đai của các đơn vị hành chính trực thuộc;
12


số liệu thống kê, kiểm kê đất đai của các vùng địa lí tự nhiên – kinh tế được tổng
hợp từ số liệu thống kê, kiểm kê đất đai của các tỉnh thuộc vùng địa lý tự nhiên –
kinh tế đó.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã được lập trên cơ sở bản đồ địa chính,
bản đồ địa chính cơ sở có đối soát với thực địa và số liệu kiểm kê đất đai; trường
hợp chưa có bản đồ địa chính thì sử dụng ảnh chụp từ máy bay hoặc ảnh vệ tinh có
độ phân giải cao được nắn chỉnh thành sản phẩm ảnh trực giao hoặc bản đồ giải
thửa có đối soát với thực địa và số liệu kiểm kê đất đai để lập bản đồ hiện trạng;
trường hợp không có các loại bản đồ trên thì sử dụng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
kỳ trước có đối soát với thực địa và số liệu kiểm kê đất đai.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện và cấp tỉnh được lập trên cơ sở tổng
hợp từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các đơn vị hành chính trực thuộc; bản đồ
hiện trạng sử dụng đất của vùng địa lý tự nhiên – kinh tế được lập trên cơ sở tổng
hợp từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các tỉnh thuộc vùng địa lý tự nhiên – kinh
tế đó; bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cả nước được lập trên cơ sở tổng hợp từ
bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các vùng địa lý tự nhiên – kinh t
ế.
- Tổng diện tích các loại đất thống kê, kiểm kê đất đai phải bằng tổng diện tích
tự nhiên của đơn vị hành chính; trường hợp tổng diện tích tự nhiên của kỳ thống kê,
kiểm kê khác với diện tích tự nhiên đã công bố thì phải giải trình rõ nguyên nhân và
đề xuất biện pháp giải quyết.
- Số liệu thống kê, kiểm kê đất đai phải phản ánh đầy đủ tình trạng sử dụng đất
thể hiện trong hồ sơ địa chính và hiện trạng sử dụng; diện tích đất đai không được
tính trùng, không được bỏ sót trong số liệu thống kê, kiểm kê đất đai.
1.3.5. Tổng hợp số liệu trong thống kê, kiểm kê đất đai
- Số liệu thu thập trong thống kê, kiểm kê đất đai của cấp xã được xử lý, tổng
hợp và ghi hoặc in trên các mẫu biểu qui định (gọi chung là số liệu trên giấy).
- Số liệu tổng hợp trong thống kê, kiểm kê đất đai của cấp xã được chuyển lên
cấp huyện để nhập số liệu vào máy tính điện tử (gọi là số liệu dạng số) để tổng hợp

thành số liệu thống kê, kiểm kê đất đai của cấp huyện.
13

- Số liệu thống kê, kiểm kê đất đai của cấp huyện được chuyển lên cấp tỉnh để
tổng hợp thành số liệu thống kê, kiểm kê đất đai cấp tỉnh; Số liệu thống kê, kiểm kê
đất đai của cấp tỉnh được chuyển về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp
thành số liệu thống kê, kiểm kê đất đai của các vùng địa lí tự nhiên - kinh tế và cả
nước.
- Số liệu tổng hợp trong thống kê, kiểm kê đất đai của cấp huyện, cấp tỉnh, các
vùng địa lý tự nhiên - kinh tế và cả nước được tính toán trên máy tính điện tử bằng
phần mềm thống nhất; được in ra trên giấy theo các mẫu biểu qui định.
1.3.6. Kết quả thống kê, kiểm kê đất đai
- Kết quả thống kê đất đai của cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh, vùng địa lý tự
nhiên - kinh tế và cả nước gồm:
+ Biểu số liệu thống kê đất đai;
+ Báo cáo kết quả thống kê đất đai.
- Kết quả kiểm kê đất đai của cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh, vùng địa lý tự nhiên
- kinh tế và cả nước gồm:
+ Biểu số liệu kiểm kê đất đai;
+ Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai;
+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
1.3.7. Nội dung báo cáo kết quả thống kê, kiểm kê đất đai
- Báo cáo kết quả thống kê đất đai bao gồm các nội dung sau:
+ Tình hình tổ chức thực hiện, phương pháp thu thập số liệu thống kê đất đai,
nguồn gốc số liệu thu thập tại cấp xã, độ tin cậy của số liệu thu thập và số liệu tổng
hợp, các thông tin khác có liên quan đến số liệu;
+ Thuyết minh kết quả thống kê đất đai gồm việc đánh giá hiện trạng sử dụng
đất; đánh giá tình hình biến động và phân tích nguyên nhân biến động về sử dụng
đất từ kỳ thống kê gần nhất và từ kỳ kiểm kê gần nhất đến kỳ thống kê này; tình
hình tranh chấp địa giới hành chính và số liệu thống kê đối với phần diện tích đất

đang tranh chấp (nếu có); kiến nghị biện pháp tăng cường quản lý sử dụng đất đai.
- Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai bao gồm các nội dung sau:
14

+ Tình hình tổ chức thực hiện, phương pháp thu thập số liệu thống kê đất đai,
nguồn gốc số liệu thu thập tại cấp xã, độ tin cậy của số liệu thu thập và số liệu tổng
hợp, các thông tin khác có liên quan đến số liệu; phân tích sự khác nhau của số liệu
trong hồ sơ địa chính và số liệu thu thập trên thực địa; nguồn tài liệu và phương
pháp xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
+ Thuyết minh kết quả kiểm kê đất đai gồm đánh giá hiện trạng sử dụng đất;
đánh giá tình hình biến động và phân tích nguyên nhân biến động về sử dụng đất từ
kỳ kiểm kê của 10 năm trước và kỳ kiểm kê của 05 năm trước đến kỳ kiểm kê này;
đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất giữa các kỳ
kiểm kê; tình hình tranh chấp địa giới hành chính và số liệu kiểm kê đối với phần
diện tích đất đang tranh chấp (nếu có); kiến nghị biện pháp tăng cường quản lý sử
dụng đất đai.
1.3.8. Lưu trữ, quản lý và cung cấp dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai
- Kết quả thống kê, kiểm kê đất đai của xã được lưu tại Uỷ ban nhân dân xã và
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường.
- Kết quả thống kê, kiểm kê đất đai in trên giấy của cấp huyện được lưu tại
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cùng cấp và Văn phòng đăng ký quyền sử
dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; kết quả thống kê, kiểm kê đất đai
dạng số của cấp huyện được lưu tại Văn phòng đăng ký cùng cấp, Văn phòng đăng
ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài nguyên và Môi
trường.
- Kết quả thống kê, kiểm kê đất đai của cấp tỉnh được lưu tại Văn phòng đăng
ký quyền sử dụng đất cùng cấp và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Kết quả thống kê, kiểm kê đất đai của các vùng địa lý tự nhiên – kinh tế và
cả nước được lưu tại Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Việc quản lý và cung cấp dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai và bản đồ hiện

trạng sử dụng đất được thực hiện như quy định về quản lý và cung cấp dữ liệu hồ sơ
địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1.4. Khái quát vùng nghiên cứu
15

1.4.1. Điều kiện tự nhiên huyện Lai Vung
 Vi trí địa lý
Lai Vung là một huyện nằm trong một tỉnh thuần nông nên mang đặc trưng
của một đô thị hành chính - dịch vụ hơn là một trung tâm kinh tế. Huyện Lai Vung
nằm ở phía Nam tỉnh Đồng Tháp, có diện tích 23.844,45 ha, chiếm 6,79% diện tích
toàn tỉnh Đồng Tháp và chiếm 0,07% diện tích toàn quốc. (Phòng Tài nguyên và
Môi trường huyện Lai Vung, 2010).
Huyện Lai Vung với tứ cận như sau:
- Phía Bắc giáp: huyện Lấp Vò
- Phía Nam giáp: huyện Bình Minh (tỉnh Vĩnh Long)
- Phía Đông giáp: thị xã Sa Đéc và huyện Châu Thành
- Phía Tây là con Sông Hậu giáp: thành phố Cần Thơ
Địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, hơi trũng, cao ở vùng ven sông
Tiền và sông Hậu. Thủy văn của huyện chịu tác động của 3 yếu tố như lũ, mưa nội
đồng và thủy triều biến động. Hàng năm hình thành 2 mùa rõ rệt: mùa lũ trùng hợp
với mùa mưa và mùa kiệt trùng với mùa khô.


16

Hình 1.1. Bản đồ hành chính huyện Lai Vung
(Văn Phòng Đăng Ký Quyền Sử Dụng Đất huyện Lai Vung, 2010).
17

Bảng 1.1. Diện tích đất nông nghịêp và phi nông nghiệp năm 2010.

Mục đích sử dụng Diện tích (ha) Tỉ lệ (%)
(1) (2) (3)
Diện tích đất nông nghiệp 19.496,04 81,76
Diện tích đất phi nông nghiệp 4.348,41 18,24
Tổng diện tích tự nhiên 23.844,45 100
(Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lai Vung, 2010)
Huyện có diện tích sông rạch khá nhiều là 1.551,17 ha chiếm 7,06% diện tích
tự nhiên toàn huyện. Nguồn nước ngọt dồi dào nhưng một số nơi bị nhiễm phèn.
Ngoài ra huyện cũng gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
 Thuận lợi:
- Nổi bật là ngành kinh tế nông nghiệp với cơ cấu lúa là chủ lực, là sản phẩm
nông nghiệp chủ yếu của đại bộ phận nhân dân trong huyện, được sản xuất từ đất
nông nghiệp vừa là nguồn lương thực, vừa là nguồn hàng hoá tạo ra thu nhập cho
người nông dân.
- Bên cạnh đó, huyện còn phát huy thế mạnh về cây ăn trái đặc sản của huyện,
trước hết là cây quýt hồng, một loại trái cây mà không phải nơi nào cũng trồng được
(do điều kiện thổ nhưỡng chỉ phù hợp với đất đai của huyện Lai Vung). Hiện trên
thị trường giá cả còn bấp bênh. Tuy nhiên, là loại trái cây quý hiếm nên về lâu dài
sẽ có thị trường ổn định, cho nên cần khắc phục nhược điểm để biến loại đặc sản
này thành một loại hàng hoá đặc trưng vùng Nam Bộ, vừa tiêu thụ nội địa vừa vươn
ra thị trường xuất khẩu.
- Riêng về cây bưởi Năm Roi, sản phẩm nổi tiếng từ lâu, đoạt Huy chương
vàng triển lãm cây ăn trái trong nước cũng là thế mạnh về sản xuất nông nghiệp.
- Ngoài ra, với những mặt hàng truyền thống của huyện như: nem Lai Vung,
ghe, xuồng, lờ, lợp là những sản phẩm có thị trường ổn định, góp phần phát triển
kinh tế của huyện, tạo công ăn việc làm cho một số lao động của địa phương.
- Lai Vung còn có vị trí quan trọng về mặt giao thông và hoạt động giao
thương thương mại thông qua đường sông với tỉnh Cần Thơ.
18


- Trung tâm huyện là thị trấn Lai Vung nằm trên Quốc Lộ 80 và cách thị xã Sa
Đéc 10km về hướng Đông và phà Vàm Cống khoảng 25km về hướng Tây.
- Dân số của huyện chủ yêu là dân số trẻ nên nguồn lao động rất dồi dào.
- Dự án xây dựng khu công nghiệp sông Hậu đã hoàn thành và đưa vào sử
dụng năm 2005 đã tạo điều kiện cho huyện đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá.
- Khi các dự án trên đi vào hoạt động thì sẽ mở ra hướng phát triển mới cho
toàn huyện thu hút mạnh vốn đầu tư trong và ngoài nước.
- Mạng lưới giao thông thủy bộ rất thuận lơi, đường huyện dài trên 100km đã
được trải nhựa, các tỉnh lộ 851, 852, 853 nối liền với quốc lộ 54 và 80.
- Huyện nằm giữa sông Tiền và sông Hậu; liền kề với khu công nghiệp Sa
Đéc, ngang khu công nghiệp Trà Nóc (thành phố Cần Thơ) và tiếp giáp với các
trung tâm đô thị lớn của vùng như thành phố Cần Thơ, thành phố Long Xuyên (tỉnh
An Giang). (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lai Vung, 2010).
 Khó khăn
- Dân số của một huyện nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp với mật độ
735 người/km
2
(năm 2010) là cao hơn so với các huyện phía Bắc (thuộc địa phận
Đồng Tháp Mười) cho thấy đất hẹp, người đông, đất sản xuất không đáp ứng được
là một trở ngại cho việc công nghiệp hoá và hiện đại hoá trong quá trình sản xuất
nông nghiệp. (Phòng Thống kê huyện Lai Vung, 2010).
- Thực trạng về vấn đề tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong huyện nhiều năm
còn bế tắc ở đầu ra. Phổ biến do giá cả, thị trường không ổn định theo hướng mất
giá, gây khó khăn trong việc tiêu thụ và gây thất vọng, kiềm hãm nền sản xuất đối
với nông dân.
- Ngành dịch vụ, thương mại hiện nay còn lệ thuộc vào hiện trạng của nền
kinh tế địa phương, chưa phát huy được sức mạnh để làm cho cơ cấu kinh tế về lĩnh
vực này được phát triển.
- Trình độ dân trí thấp.
- Sản xuất chủ yếu nông nghiệp.

- Hàng năm chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của lũ lụt.
19

- Chưa có nhiều dự án đầu tư để khai thác thế mạnh của vùng.
1.4.2. Các nguồn tài nguyên
1.4.2.1. Tài nguyên nước
 Nguồn nước mặt
Huyện có nguồn nước ngọt dồi dào được cung cấp bởi sông Hậu. Tuy nhiên
lượng nước phân bố không đều trong năm, mùa kiệt mực nước thấp nên hầu hết
diện tích canh tác phải bơm tưới; mùa lũ quá nhiều nước gây ngập lụt nghiêm trọng
ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân. Ngoài ra, huyện còn có sông Hậu và
hệ thống kênh rạch chằng chịt chảy qua phân phối nguồn nước trong toàn huyện.
Đồng thời, hệ thống sông ngòi, kênh rạch giúp cho việc tháo chua, rửa phèn.
 Lượng phù sa
Nước lũ hàng năm mang về một lượng phù sa tương đối lớn bồi đắp cho đồng
ruộng, tiết kiệm phân bón, tăng độ phì của đất, thực tế chứng minh nhiều nơi sản
xuất 03 vụ lúa năng suất vẫn ổn định. Phân bố phù sa tập trung hàm lượng lớn ven
sông Hậu và các sông, rạch nhỏ, các trục kênh chính đưa sâu vào nội đồng. (Phòng
Tài nguyên và Môi trường huyện Lai Vung, 2010).
 Tài nguyên nước ngầm
Huyện Lai Vung cũng như tỉnh Đồng Tháp hạn chế trữ lượng nước ngầm so
với các tỉnh ĐBSCL… Nước ngầm tầng sâu (100 – 300m) tương đối dồi dào nhưng
một số nơi bị nhiễm phèn. (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lai Vung,
2010).
Những giếng khoan nước ngầm phục vụ sinh hoạt tại địa bàn xã chất lượng
tương đối tốt.
 Chế độ thủy văn
Chịu tác động của ba yếu tố: Lũ, mưa nội đồng và thủy triều biển Đông. Hàng
năm hình thành 02 mùa rõ rệt: Mùa lũ trùng hợp với mùa mưa và mùa kiệt trùng với
mùa khô.

+ Chế độ thủy văn mùa kiệt:
20

Mùa kiệt nối tiếp sau mùa lũ từ tháng 12 đến tháng 06. Chế độ thủy văn trong
sông, kênh chịu tác động trực tiếp của thủy triều biển Đông, mực nước giảm dần
đến tháng 01 và 02 trở đi bắt đầu thấp hơn mặt ruộng, trừ một số khu vực có thể lợi
dụng thủy triều khai thác tưới tự chảy. (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lai
Vung, 2010).
+ Chế độ thủy văn mùa lũ:
Theo số liệu thống kê trong vòng 50 năm nay, lũ năm 1961 được xem là lũ lớn
nhất sau đến lũ năm 2000. Nghiên cứu về lũ nhằm kiểm soát lũ, né tránh, lợi dụng
và chung sống với lũ phục vụ sản xuất và ổn định đời sống nhân dân vùng lũ. Đối
với trồng trọt, về cây lúa cần xem xét thời vụ, giống lúa để có biện pháp xây dựng
các công trình để bảo vệ an toàn lúa Hè Thu, Đông Xuân và vườn cây ăn trái.
(Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lai Vung, 2010).
Lũ về theo 2 hướng sông Tiền và sông Hậu theo các trục kênh rạch chính chảy
vào xã. Dòng chảy lũ trong kênh rạch thời kỳ đầu tập trung trong lòng dẫn, sau đó
vượt qua bờ bao tràn đồng.
1.4.2.2. Tài nguyên đất
Huyện Lai Vung có 2 nhóm đất:
- Đất phù sa: 11.333,27ha chiếm 47,53% diện tích tự nhiên toàn huyện.
- Đất phèn: 12.511,18ha chiếm 45,41% diện tích tự nhiên toàn huyện.
Huyện có diện tích sông rạch khá nhiều là 1.551,17ha chiếm 7,06% diện tích
tự nhiên toàn huyện. (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lai Vung, 2010).
1.4.2.3. Tài nguyên sinh vật
+ Tài nguyên thực vật: Có trên 130 loài trong đó 14 loài thân gỗ, 02 loài thân
bụi, 05 loài dây leo và 109 loài thân thảo. (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện
Lai Vung, 2010).
+ Các loại cây trồng: Phong phú và đa dạng chủ yếu là các loại giống lúa ngắn
ngày năng suất cao, các loại cây màu và cây công nghiệp, cây ăn trái các loại thích

hợp với vùng đất ĐBSCL. (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lai Vung,
2010).
21

+ Tài nguyên thủy sản: Theo điều tra của Phân viện thủy sản, Đồng Tháp có
trên 217 loài thủy sản trong đó có khoảng 50 loài có giá trị kinh tế. (Phòng Tài
nguyên và Môi trường huyện Lai Vung, 2010).
1.3.2.4. Tài nguyên khoáng sản
Lai Vung là huyện nghèo khoáng sản, chỉ có ít đất sét làm gạch ngói phục vụ
xây dựng. Sông hậu có một lượng cát rất lớn, là nguồn nguyên vật liệu xây dựng,
vật liệu làm đường,… Tuy vậy, khi khai thác cần chú ý bảo vệ để tránh tình trạng
khai thác quá mức làm ảnh hưởng đến môi trường ven sông.






















22

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

2.1. Phương tiện
2.1.1. Thời gian thực hiện: Ngày 01 - 12 - 2010 đến ngày 28 - 02 - 2011
2.1.2. Địa điểm: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lai Vung và Trung
tâm Phát triển Quỹ đất huyện Lai Vung.
2.1.3. Các trang thiết bị:
+ Bản đồ hành chính huyện Lai Vung
+ Bản đồ hiện trạng huyện Lai Vung năm 2005 và năm 2010
+ Bản đồ quy hoạch huyện Lai Vung năm 2010
+ Máy tính cá nhân và máy vi tính sử dụng trong quá trình tính toán và thống
kê và đánh giá số liệu.
2.1.4. Nguồn dữ liệu
- Luật đất đai năm 2003.
- Kế hoạch số 63/KH-UBND ngày 30 tháng 9 năm 2009 của UBND tỉnh Đồng
Tháp về thực hiện công tác kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng
đất tỉnh Đồng Tháp năm 2010.
- Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT, ngày 02 tháng 08 năm 2007 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và
xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Công văn số 1539/TCQLĐĐ-CĐKTK ngày 26 tháng 10 năm 2009 của Tổng
cục Quản lý đất đai về việc hướng dẫn nghiệp vụ kiểm kê đất đai và xây dựng bản
đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010.
- Quyết định số 23/2007/QB-BTNMT ngày 17 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài

nguyên và Môi trường về việc ban hành quy định về ký hiệu bản đồ hiện trạng sử
dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
23

- Quyết định số 22/2007/QĐ-BTNMT ngày 7 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc ban hành quy định về thành lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất.
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
2.2.1. Công tác chuẩn bị
 Con người: nhóm nghiên cứu gồm 02 thành viên.
 Lập kế hoạch:
Từ ngày 01/02/2011 – 05/02/2011: Liên hệ với Phòng Tài nguyên và Môi
trường huyện Lai Vung để thu thập bản đồ hiện trạng và thu thập số liệu.
Từ ngày 06/02/2011 – 10/02/2011: Phân tích nội nghiệp.
Từ ngày 11/02/2011 – 20/02/2011: Viết và hoàn thành đề tài nghiên cứu.
2.2.2. Công tác ngoại nghiệp
- Điều tra cơ bản: Khảo sát thực tế tình hình sử dụng đất hiện tại ở các xã
như: Long Thắng, Tân Thành, Phong Hoà, Hoà Thành, Vĩnh Thới, Long Hậu và
Thị trấn Lai Vung.
- Thu thập số liệu thứ cấp: Liên hệ với Phòng Tài nguyên và Môi trường
huyện Lai Vung, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Lai Vung, Trung
tâm Phát triển Quỹ đất huyện Lai Vung và các cơ quan khác để thu thập số liệu.
2.2.3. Công tác nội nghiệp
- Phân tích dữ liệu thu thập được như: các nguồn tài nguyên, số liệu về dân
số, lao động, việc làm để từ đó có đánh giá khái quát về tình hình phát triển huyện.
- Thống kê số liệu về diện tích các loại đất qua các năm từ 2006 đến 2010 để
lập bảng so sánh nhằm thấy được sự biến động và thay đổi diện tích đất theo các
năm để đối chiếu với kế hoạch sử dụng đất của huyện trong giai đoạn 2006 – 2010.






24

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1. Tình hình phát triển kinh tế-xã hội huyện Lai Vung giai đoạn 2005-2010
3.1.1. Kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối 2006 - 2010 huyện Lai Vung
3.1.1.1. Đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp năm 2006 là 19.722,31ha đến năm 2008 là 19.722,31ha giảm
0,34ha và giảm so với năm 2010 là 260,20ha đất nông nghiệp giảm chủ yếu do
chính sách của Nhà nước thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp và các khu
dân cư nhằm phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
- Đất trồng cây hàng năm năm 2010 sẽ là 14.176,97ha giảm so với năm 2006
là 1.272,74ha. Trong đó đất trồng lúa giảm 773,58ha và đất trồng cây hàng năm
khác giảm 492,32ha.
- Đất trồng cây lâu năm năm 2010 là 5.108,7340 ha, chủ yếu là các vườn cây
ăn quả và cây lấy gỗ vì Lai Vung là vùng đất có đất đai màu mở và thích hợp với
việc trồng cây ăn quả. Long Hậu là xã có diện tích trồng quýt lớn nhất huyện và là
nơi sản xuất ra loại quýt hồng đặc sản của huyện nói riêng và của tỉnh Đồng Tháp
nói chung. Ngoài ra là vùng sông nước nên việc trồng cây lấy gỗ cũng là thế mạnh
của vùng.
- Đất nuôi trồng thủy sản năm 2008 là 81,29ha so với năm 2006 nhìn chung
thì không chênh lệch lắm nhưng sẽ đẩy mạnh trong các năm tiếp theo để sản xuất ra
nguồn nguyên liệu phục vụ cho các khu công nghiệp nên trong năm 2010 cần tăng
diện tích nuôi thủy sản lên 205,14ha. Trong đó, tập trung chủ yếu ở hai địa bàn là xã
Tân Thành và Phong Hoà vì hai xã này nằm dọc theo Sông Hậu nên rất thuận lợi,
ngoài ra còn có các ao hầm nuôi cá nhưng việc nuôi trồng không ổn định, phụ thuộc
nhiều vào vốn đầu tư và thị trường tiêu thụ nên không xác định được chính xác diện

tích đất này.

25

3.1.1.2. Đất phi nông nghiệp
Đất phi nông nghiệp năm 2006 là 4.071,23ha đến năm 2010 là 4.348,41ha tăng
277,17ha đất phi nông nghiệp tăng do tăng đất giao thông và thủy lợi là chủ yếu:
- Đất ở diện tích năm 2008 là 975,29ha đến năm 2010 là 1.143,80ha tăng
168,51ha. Trong đó đất ở nông thôn tăng 145,42ha và đất ở đô thị tăng 22,75ha. Đất
ở tăng đều mỗi năm theo nhịp độ dân số hàng năm và trong những năm qua trên địa
bàn huyện hình thành nhiều tuyến dân cư vượt lũ (Khu dân cư Cán Cờ của xã Long
Hậu, khu dân cư Long Định của xã Long Thắng, khu dân cư Lai Vung của thị trấn
Lai Vung) cộng với một phần đất ở gắn liền với vườn cây ăn trái được tách ra làm
cho diện tích đất ở giảm xuống. Đối với đất ở đô thị giảm do huyện Lai Vung đã rà
soát lại diện tích đất ở và cấp lại giấy chứng nhận theo đúng diện tích.
- Đất chuyên dùng năm 2006 diện tích 735,66ha đến năm 2010 sẽ là
1.900,88ha tăng 1.165,21ha đất chuyên dùng tăng chủ yếu là đất giao thông và thủy
lợi. Tuy đất giao thông thủy lợi có tăng nhưng chất lượng chưa đảm bảo. Trong
tương lai cần cải thiện chất lượng đường, mở rộng mặt đường, trải nhựa để đáp ứng
kịp nhu cầu phát triển của kinh tế xã hội. Còn nhóm đất chuyên dùng còn lại gia
tăng không đáng kể chứng tỏ kinh tế xã hội ở đây chưa phát triển, trình độ dân trí
còn thấp khoa học kỹ thuật chưa được áp dụng, chưa tương xứng với vị trí địa lý
của huyện là một huyện biên giới rất có tiềm năng về kinh tế trao đổi buôn bán hàng
hóa trong và ngoài nước.
- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng năm 2006 là 1.267,58ha đến 2010 là
2.329,75ha tăng 1.062,17ha. Do sự sạt lở và tăng diện tích ao nuôi.
3.1.1.3. Đất chưa sử dụng
- Đất chưa sử dụng: Đến năm 2006 được khai thác và đưa vào sử dụng hết chủ
yếu là chuyển sang đất nông nghiêp.





×