Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

đánh giá các yếu tố nguy cơ trên bệnh viêm vú bò sữa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG





NGUYỄN QUAN KHẢI


ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ TRÊN
BỆNH VIÊM VÚ BÒ SỮA






Luận văn tốt nghiệp
Ngành: THÚ Y






Cần Thơ, 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG




Luận văn tốt nghiệp
Ngành: THÚ Y


Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ TRÊN
BỆNH VIÊM VÚ BÒ SỮA




Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiên:
PGS. TS. TRẦN NGỌC BÍCH NGUYỄN QUAN KHẢI
MSSV: 3096880
Lớp: Thú Y K35A

Cần Thơ, 2013

i

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y


Đề tài: Đánh giá các yếu tố nguy cơ trên bệnh viêm vú bò sữa
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Quan Khải thực hiện tại Hợp tác xã bò sữa
Long Hòa từ tháng 03/2013 đến tháng 10/2013.






Cần Thơ, ngày tháng năm 2013 Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
Duyệt Bộ môn Duyệt Giáo viên hướng dẫn






Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này tôi xin chân thành gửi lời tri ơn đến gia đình, nơi tôi được
sinh ra và khôn lớn. Tôi sẽ không bao giờ quên sự hướng dẫn tận tình của thầy Trần
Ngọc Bích và sự ưu ái mà các cô, bác tại Hợp tác xã bò sữa Long Hòa, Quận Bình
Thủy, TP Cần Thơ. Tôi xin ghi nhớ công ơn thầy cô trường Đại học Cần Thơ, đặc
biệt là quý thầy cô khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng và hơn nữa là quý
thầy cô bộ môn Thú Y đã cho tôi kiến thức và những chuẩn mực để tôi lấy đó làm
hành trang, tiếp thêm sự tự tin bước vào đời. Tập thể lớp Thú Y K35A luôn ở trong
tim tôi.
iii

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii
TÓM LƯỢC viii
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2
2.1 Lịch sử nghiên cứu bệnh viêm vú bò sữa 2
2.1.1 Các nghiên cứu ngoài nước 2
2.1.2 Các nghiên cứu trong nước 3
2.2 Khái quát về bệnh viêm vú bò sữa 5
2.2.1 Định nghĩa và phân loại 5
2.2.2 Nguyên nhân 6
2.2.3 Dịch tể 7
2.2.4 Triệu chứng 8
2.2.5 Chẩn đoán 10
2.2.6 Thiệt hại của bệnh viêm vú bò sữa 12
2.2.7 Phòng và điều trị 14
2.3 Cấu tạo và chức năng sinh lý của tuyến vú bò sữa 16
2.3.1 Cấu tạo 16
2.3.2 Sinh lý tiết sữa 19
2.4 Giới thiệu phần mền Win Episcope 23
2.4.1 Lịch sử phát triển 23
2.4.2 Ứng dụng của Win Episcope 24
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 25
3.1 Nội dung nghiên cứu 25
3.2 Phương tiện nghiên cứu 25
iv

3.2.1 Thời gian và địa điểm thực hiện nghiên cứu 25
3.2.2 Đối tượng nghiên cứu 25
3.3 Phương pháp nghiên cứu 25

3.3.1 Phương pháp khảo sát tình hình chăn nuôi tại Hợp tác xã 25
3.3.2 Phương pháp thu thập mẫu 25
3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu 27
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28
4.1 Tình hình chăn nuôi và bệnh viêm vú trên bò sữa tại Hợp tác xã Long
Hòa, thành phố Cần Thơ 28
4.1.1 Tổng quan tình hình chăn nuôi 28
a) Cơ cấu đàn 28
b)Phương thức chăn nuôi 28
4.1.2 Tình bệnh viêm vú tại Hợp tác xã 30
4.2 Đánh giá các yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm vú cận lâm sàng bằng phần
mềm Win Episcope 2.0 31
4.2.1 Kiểm tra viêm vú cận lâm sàng bằng phương pháp CMT 31
4.2.2 Đánh giá yếu tố hình thức vắt sữa và bệnh viêm vú tiềm ẩn 32
4.2.3 Đánh giá yếu tố quy mô đàn và bệnh viêm vú tiềm ẩn 32
4.2.4 Đánh giá yếu tố nhóm máu lai và bệnh viêm vú tiềm ẩn 34
4.2.5 Đánh giá yếu tố sản lượng sữa và bệnh viêm vú tiềm ẩn 35
4.2.6 Đánh giá yếu tố lứa đẻ với bệnh viêm vú tiềm ẩn 37
4.2.7 Đánh giá yếu tố tháng cho sữa với bệnh viêm vú tiềm ẩn 38
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
PHỤ CHƯƠNG 45
1. PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ 45


v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
ACTH Adreno Corticotropin

BA Blood Agar
BAP Baird Parker
CMT California Mastitis Test
ctv Cộng tác viên
ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long
E. coli Echerichia coli
GSH Growth-Stimulating Hormone
OR Odds Ratio
MC MacConkey
vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
2.1 Đánh giá kết quả CMT 11
2.2 Giải thích kết quả CMT 12
2.3 Ước tính thiệt hại của bệnh viêm vú trên đàn bò sữa tại Mỹ 13
2.4 Ước tính hiệu quả kinh tế của chương trình kiểm soát bệnh viêm vú
trên mỗi con bòđang cho sữatại Mỹ (1996) 15
4.1 Tỷ lệ bò viêm vú thể lâm sàng và cận lâm sàng tại Hợp tác xã (n= 72) 29
4.2 Kết quả thử mẫu sữa bằng CMT 30
4.3 Kết quả phân tích yếu tố hình thức vắt sữa 31
4.4 Kết quả phân tích yếu tố quy mô đàn 32
4.5 Kết quả phân tích yếu tố nhóm máu lai 34
4.6 Kết quả phân tích yếu tố sản lượng sữa 35
4.7 Kết quả phân tích yếu tố lứa đẻ 37
4.8 Kết quả phân tích yếu tố tháng cho sữa 38

vii

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang
2.1 Bầu vú sưng đỏ 8
2.2 Một khoang vú bị biến dạng 9
2.3 Bầu vú bị hoại tử 13
2.4 Cấu tạo tuyến sữa 16
2.5 Cấu tạo tuyến bào 17
2.6 Diễn tiến năng suất sữa trong chu kỳ tiết sữa của bò 21
2.7 Sơ đồ cung phản xạ tiết sữa 22
2.8 Giao diện phần mềm Win Espicope 2.0 23
4.1 Bò đang cho sữa và bê cái 27
4.2 Chuồng nuôi bò và máng ăn 28
4.3 Thức ăn hỗn hợp và nguồn nước sử dụng trong chăn nuôi 28
4.4 Máy vắt sữa và dụng cụ chứa sữa 29
4.5 Kết quả đánh giá yếu tố hình thức vắt sữa bằng Win Episcope 31
4.6 Kết quả đánh giá yếu tố quy mô đàn bằng Win Episcope 33
4.7 Kết quả đánh giá yếu tố máu lai bằng Win Episcope 35
4.8 Kết quả đánh giá yếu tố sản lượng sữa bằng Win Episcope 36
4.9 Kết quả đánh giá yếu tố lứa đẻ bằng Win Episcope 38
4.10 Kết quả đánh giá yếu tố tháng cho sữa bằng Win Episcope 39


viii

TÓM LƯỢC
Nhằm mục tiêu xác định được đâu là yếu tố nguy cơ của bệnh viêm vú bò sữa,
tôi đã tiến hành đánh giá các yếu tố nguy cơ như: hình thức vắt sữa, nhóm máu lai,
quy mô đàn, sản lượng sữa, tháng cho sữa, lứa đẻ. Bằng cách sử dụng phần mềm
thống kê MINITAB và phần mềm Win Espicope 2.0 trong nghiên cứu bệnh chứng
(Case - Control) thông qua phương pháp điều tra hồi cứu đã thu được các kết quả:
vắt sữa bằng máy có nguy cơ gây bệnh viêm vú cao hơn 2 lần so với vắt sữa bằng

tay, bò đẻ từ lứa thứ 3 trở đi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 2 lần so với bò đẻ 2 lứa
đầu tiên. Các yếu tố khác như: quy mô đàn, nhóm máu lai, sản lượng sữa, tháng
cho sữa qua đánh giá có sự chênh lệch nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa
thống kê. Kết quả trên giúp đưa ra những khuyến cáo cho người chăn nuôi và giúp
họ gia tăng lợi ích trong việc chăn nuôi bò sữa.

1

CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích mà sữa, đặc biệt là sữa
bò đối với đời sống con người nói chung và nước Việt Nam nói riêng. Nhà nước có
hẳn một chương phát triển đàn bò sữa đến năm 2020 với tổng đàn đạt 600 ngàn con.
Vì thế chúng ta dễ dàng thấy sự phát triển của đàn bò sữa thông qua sự đa dạng về
sản phẩm sữa trên thị trường như VINAMILK, TH True MILK và gần đây nhất là
Love’in farm. Đây là tín hiệu đáng mừng cho người dân chăn nuôi bò sữa trong việc
định hướng phát triển đàn. Nhưng nói đến việc phát triển đàn bò sữa trong chăn
nuôi nông hộ hay ngay cả những trang trại lớn cũng cần có những hiểu biết nhất
định về những yếu tố ảnh hưởng đến con vật, năng suất sữa và chất lượng sữa đặc
biệt là yếu tố vi sinh vật trong sữa vì đây là yếu tố quyết định giá trị của sữa trong
thu mua. Trong chăn nuôi bò sữa không thể không nhắc đến bệnh viêm vú, bởi vì sự
ảnh hưởng rất lớn của bệnh lên sức sản xuất cũng như chất lượng sữa. Việc đề xuất
những nghiên cứu về bệnh viêm vú bò sữa là cần thiết và cấp thiết nhằm hạn chế
đến mức tối thiểu những tác hại, cũng như có cách phòng bệnh hữu hiệu để nâng
cao giá trị kinh tế mà bò sữa mang lại. Vì thế tôi tiến hành thực hiện đề tài “ Đánh
giá các yếu tố nguy cơ trên bệnh viêm vú bò sữa”.
Mục tiêu của đề tài là xác định được đâu là các yếu tố nguy cơ quan trọng của
bệnh viêm vú bò sữa và đưa ra khuyến cáo cho người chăn nuôi để có biện pháp
phòng chống thích hợp.
2


CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Lịch sử nghiên cứu bệnh viêm vú bò sữa
2.1.1 Các nghiên cứu ngoài nước
Gonzalez et al. (1989) trong chương trình kiểm soát bệnh viêm vú lâm sàng
trên hai đàn bò sữa ở California. Kết quả trong 1654 trường hợp viêm vú lâm sàng
được phát hiện qua phân lập vi khuẩn cho thấy nhóm Coliform chiếm 49%, nhóm
Streptococcus môi trường chiếm 60%. Sự tác động cao nhất của viêm vú lâm sàng
bởi nhóm Coliform và Streptococcus môi trường tại mỗi đàn xuất hiện trong thời
gian lúc giao mùa (đầu mùa mưa, cuối mùa đông).
Gianneechini et al. (2002), kiểm tra 29 trang trại bò sữa thuộc khu vực phía
tây Littoral, Uruguay xác định tỷ lệ viêm vú lâm sàng là 1,20%. Qua phân tích vi
sinh xác định Staphylococcus aureus chiếm tỷ lệ 37,45% và Staphylococcus aureus
là vi khuẩn gây bệnh viêm vú chủ yếu.
Sori et al. (2005), kiểm tra 180 con bò đang cho sữa khu vực trong và xung
quanh vùng Sebeta bằng phương pháp CMT, tỷ lệ viêm vú lâm sàng chiếm 16,11%
và viêm vú tiềm ẩn chiếm 36,67%.
Bradley et al. (2007), Olde Riekerink et al. (2008), ông kết luận rằng
Staphylococcus aureus là nguyên nhân gây viêm vú truyền nhiễm phổ biến nhất ở
nhiều quốc gia, bao gồm cả Canada và Mỹ.
Abdel-Rady et al. (2009), kiểm tra 350 con bò khỏe mạnh đang cho sữa (khác
nhau về giống, lứa tuổi, địa điểm sống nhưng giống nhau về điều kiện chăm sóc,
nuôi dưỡng) tại Assiut Governorate, Ai Cập bằng phương pháp CMT sau đó phân
tích vi sinh các mẫu sữa để xác định tác nhân chính gây viêm vú. Kết quả thu được
như sau: tỷ lệ bệnh viêm vú tiềm ẩn 19,14%, tỷ lệ nhiễm Staphylococcus aureus
(52,50%), Streptococcus agalactiae (31,25% ) và E. coli (26,25%).
Suheyla et al. (2010), tiến hành kiểm tra 244 con bò của 13 trang trại bò sữa
tại Thổ Nhĩ Kỳ kết quả tỷ lệ bò viêm vú lâm sàng chiếm 11,40%; bò viêm vú tiềm
ẩn (kiểm tra bằng phương pháp CMT) chiếm 88,60%.
Erskine (2011) trừ Mycoplasma ssp, có thể lây lan từ những con bò mang bệnh
qua đường khí dung, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thường là Staphylococcus

aureus, Streptococcus agalactiae, Corynebacterium bovis, tỷ lệ nhiễm thay đổi 15 -
75%.



3

2.1.2 Các nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Điền (1999), khảo sát 87 hộ chăn nuôi bò sữa
tại Quận 12 - Thành Phố Hồ Chí Minh, kết quả cho thấy trong 240 bò đang vắt sữa,
có 102 bò viêm vú tiềm ẩn chiếm 42,50%, số thùy vú viêm chiếm 25%. Tỷ lệ viêm
vú tiềm ẩn thấp nhất vào lứa đẻ thứ 1 (34,51%) và cao nhất ở lứa đẻ thứ >12
(100%). Tỷ lệ này thấp nhất ở tháng cho sữa thứ 2 (13,29%) và cao nhất vào tháng
cho sữa thứ 12 (75%).
Nguyễn Văn Phát (1999), khảo sát 80 hộ chăn nuôi bò sữa trên địa bàn huyện
Bình Chánh - Thành Phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ bò viêm vú tiềm ẩn chiếm
29,26%, tỷ lệ thùy vú viêm tiềm ẩn chiếm 12,53%. Tỷ lệ viêm vú tiềm ẩn thấp nhất
ở lứa đẻ thứ 1 (5,97%) sau đó tăng đến lứa đẻ >4 tỷ lệ này là 13,20%. Tỷ lệ viêm vú
cận lâm sàng thấp nhất vào tháng cho sữa 1 – 3 (4,62%) và cao nhất vào tháng cho
sữa >6 (11,76%).
Lưu Quỳnh Hương và ctv (2004), điều tra các chỉ tiêu vệ sinh trong việc vắt
sữa ở 6 hộ chăn nuôi bò sữa thuộc khu vực ngoại ô Hà Nội cho thấy 100% các mẫu
tăm bông bầu vú, dụng cụ chứa sữa, tay người vắt sữa có coliform, 100% các mẫu
không khí chuồng nuôi bị ô nhiễm vi sinh vật, chuồng cao nhất gấp 7 lần chỉ tiêu
cho phép.
Nguyễn Ngọc Thanh Hà (2004), kiểm tra 683 mẫu sữa của 229 con bò sữa ở
trại chăn nuôi tập trung và hộ gia đình tại Thành Phố Cần Thơ. Kết quả có 269 mẫu
sữa có mức độ CMT từ 1(±) đến 4(+++), chiếm tỷ lệ 42,16%, trong đó CMT 1(±)
chiếm tỷ lệ cao nhất (17,24%), CMT ở mức độ 2(+) đến 4(+++) chiếm tỷ lệ
24,92%.

Nguyễn Thị Hồng Châu (2004), khảo sát bệnh viêm vú trên đàn bò sữa tại thị
xã Tân An, huyện Châu Thành và Thủ Thừa, tỉnh Long An. Qua kết quả thử CMT
cho thấy tỷ lệ viêm vú tiềm ẩn khá cao (49,46%) trên số thùy vú khảo sát bị viêm ở
mức độ từ 2(+) đến 4(+++), tỷ lệ viêm vú lâm sàng là 2,64%. Nhóm máu lai F2 có
tỷ lệ viêm vú cận lâm sàng cao nhất (49,30%) và thấp nhất ở nhóm máu >F3 tỷ lệ
này là (38,16%).
Chung Anh Dũng và ctv (2005), điều tra trên 4280 bò sữa nuôi ở 8 tỉnh thành
có chăn nuôi bò sữa trong 2 năm 2004 và 2005 cho thấy tỷ lệ bò bị viêm vú lâm
sàng là 12,30%.
Theo Nguyễn Quang Vũ (2005), tiến hành khảo sát và phòng trị viêm vú tiềm
ẩn trên đàn bò sữa tại quận 12 - thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả có 163/240 con bò
4

bị viêm vú tiềm ẩn chiếm tỷ lệ 67,97%, thùy vú viêm tiềm ẩn chiếm 42,64%. Quy
mô đàn từ 6 – 10 con/hộ có tỷ lệ viêm vú cận lâm sàng cao nhất với 47,15%. Thấp
nhất là ở quy mô đàn trên 10 con/hộ với tỷ lệ 38,99%. Tỷ lệ viêm vú tiềm ẩn thấp
nhất ở nhóm máu lai F2 (24,38%), cao nhất ở nhóm máu lai F3 (56,38%).
Trần Thanh Xuân (2005), kiểm tra 352 bò đang vắt sữa tại khu vực Xí nghiệp
bò sữa An Phước - Tỉnh Đồng Nai kết quả có 217 bò bị viêm vú tiềm ẩn chiếm
61,65%, tỷ lệ vú bị viêm tiềm ẩn là 36,69%. Tỷ lệ bò bị viêm một thùy vú chiếm
25,81%, viêm 2 thùy vú chiếm 35,02%, viêm 3 thùy vú chiếm 20,74% và viêm 4
thùy vú chiếm 18,43%. Tỷ lệ vú bị viêm tiềm ẩn ở mức độ 4(+++) chiếm 23,06%,
mức độ 3(++) chiếm 30,62%, 2(+) chiếm 46,32%. Tỷ lệ viêm vú cận lâm sàng của
hình thức vắt sữa bằng máy là 41,89%, và vắt sữa bằng tay có tỷ lệ viêm vú cận lâm
sàng 22,11%. Quy mô đàn 1 -5 con có tỷ lệ viêm vú cận lâm sàng là 13,22%, quy
mô trên 10 con là 50%. Tỷ lệ viêm vú tiềm ẩn thấp nhất ở lứa đẻ thứ 1 (23,22%),
cao nhất ở lứa đẻ >7 (62,22%). Tỷ lệ này cao nhất vào tháng cho sữa >7 (53,64%)
thấp nhất vào tháng cho sữa 3 -4 (20,65%).
Nguyễn Quang Tuyên và ctv (2007) khi điều tra 96 bò sữa nuôi tại Thái
Nguyên cho thấy tỷ lệ bò bị viêm vú (31,25%), cao nhất trong vòng một tháng sau

khi đẻ (40%) và giảm dần theo các tháng cho sữa tiếp theo. Bò bị viêm vú với tỷ lệ
cao nhất là ở lứa thứ nhất (42,10%) và giảm dần theo các lứa sau, ở lứa thứ hai
(29,03%) và ở lứa thứ ba (18,51%). Tỷ lệ bò bị bệnh viêm vú cao nhất vào mùa hè
(42,85%), tiếp đến là mùa thu (31,83%), mùa xuân là (27,27%) và thấp nhất là mùa
đông (20,83%).
Nguyễn Minh Trí (2008), kiểm tra 36 con bò đang cho sữa tại trại chăn nuôi
bò sữa Trung Tâm Giống Nông Nghiệp Thành Phố Cần Thơ bằng phương pháp
CMT. Kết quả tỷ lệ bò viêm vú tiềm ẩn chiếm 41,67%; tỷ lệ bò viêm vú lâm sàng
chiếm 11,11%; tỷ lệ thùy vú viêm tiềm ẩn là 27,86% .Tỷ lệ viêm vú cận lâm sàng ở
nhóm bò dưới 10kg/ngày (41,27%) và ở nhóm bò cho sữa trên 15kg/ngày là
(18,18%).
Trần Thi Hạnh và ctv (2009), điều tra 145 bò sữa đang khai thác tại trang trại
quy mô trên 300 con, vắt sữa bằng tay, kết quả bò mắc bệnh viêm vú lâm sàng
chiếm 22,07%. Tỷ lệ viêm vú lâm sàng cao nhất ở bò đẻ lứa đầu tiên và giảm ở bò
đẻ các lứa tiếp theo. Tỷ lệ viêm vú lâm sàng cũng cao nhất ở các giai đoạn vắt sữa
dưới 1 tháng và thấp nhất giai đoạn trên 6 tháng. Tỷ lệ bệnh viêm vú lâm sàng cao
nhất vào mùa hè (26,32%) và thấp nhất vào mùa đông (12,66%).
5

Lý Thị Liên Khai (2010), kiểm tra 295 mẫu sữa của 74 con bò đang cho sữa
của các hộ chăn nuôi bò sữa tại Hợp tác xã bò sữa Long Hòa - phường Long Hòa và
một số hộ chăn nuôi ở phường An Bình, phường An Nghiệp, phường Hưng Lợi -
Thành Phố Cần Thơ bằng phương pháp CMT. Kết quả có 144 mẫu dương tính ở các
mức độ CMT từ 1 (±) đến 4 (+++). Trong đó mức độ CMT 1 (±) chiếm 21,69% và
mức độ CMT từ 2 (+) đến 4 (+++) chiếm 27,11%.
Chung Anh Dũng và ctv (2010), điều tra 7454 con bò tại Củ Chi, Hóc Môn,
Đồng Bằng Sông Cửu Long, Bình Dương, Lâm Đồng và các tỉnh phía bắc. Kết quả
tỷ lệ nhiễm viêm vú lâm sàng giao động từ 4,9 – 19,0%.
2.2 Khái quát về bệnh viêm vú bò sữa
2.2.1 Định nghĩa và phân loại

Định nghĩa
Viêm vú là phản ứng phòng vệ của cơ thể chống lại các tác nhân gây tổn
thương mô của bầu vú. Những tổn thương này có thể gây ra do tác động cơ học hay
do các loại vi khuẩn (Emanuelson et al., 1984; Miller et al., 1990 ; Heringstad et
al.,1997).
Theo Quinn et al. (1994), bệnh viêm vú là một bệnh có thể được gây ra bởi tác
nhân vật lý hay hóa học nhưng phần lớn là do nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn.
Viêm vú là tình trạng viêm của tuyến vú, có thể do nhiễm trùng hoặc không
nhiễm trùng (Bradley et al., 2002).
Viêm vú là phản ứng viêm của tuyến vú thường gây ra nhiễm trùng do vi
khuẩn (Zhao et al., 2008).
Bệnh viêm vú là phản ứng viêm của tuyến vú. Bệnh viêm vú làm sữa biến đổi
về lý tính và hóa tính, làm giảm sản lượng và phẩm chất sữa. Thùy vú bị tổn
thương, nếu viêm nặng thì bầu vú teo và mất khả năng tiết sữa, bò sẽ bị đào thải
(Nguyễn Văn Thành, 2010).
Phân loại
Quinn et al. (1994), phân loại bệnh viêm vú theo triệu chứng chia làm 2 thể:
Thể lâm sàng: bò bị bệnh biểu hiện rõ triệu chứng ra bên ngoài (bầu vú sưng,
đỏ, nóng, đau), độ đồng đều của sữa thay đổi như sữa vón cục, kết sợi, màu sắc của
sữa thay đổi như: sữa có máu, có mủ hay có màu nâu đen. Bò có cảm giác đau nên
không cho vắt sữa. Trường hợp nặng có thể có triệu chứng toàn thân như sốt cao, bỏ
ăn, mạch đập nhanh, nhiễm trùng huyết.
Thể tiềm ẩn: viêm vú tiềm ẩn không có dấu hiệu của sự viêm nhưng khi xét
nghiệm sữa phát hiện sự nhiễm trùng của bầu vú, sự gia tăng số lượng bạch cầu và
thay đổi tính chất của sữa.
6

Theo Hashemi et al. (2011), bệnh viêm vú gồm có hai thể (lâm sàng và tiềm
ẩn). Viêm vú thể lâm sàng, có thể quan sát các dấu hiệu từ bầu vú hoặc sữa. Viêm
vú thể tiềm ẩn, không biểu hiện ra bên ngoài (chỉ phát hiện được nhờ vào các công

cụ chẩn đoán).
Phân loại theo tính chất gây bệnh
Theo Garcia (2004), Thompson et al. (2011), phân loại bệnh viêm vú theo tính
chất gây bệnh chia làm 2 loại:
Viêm vú do lây nhiễm: vi khuẩn truyền lây gây viêm vú từ bò này sang bò
khác trong lúc vắt sữa, thông qua tay người vắt sữa, khăn lau vú, máy vắt sữa bị
nhiễm khuẩn.
Viêm vú do tác nhân môi trường: vi khuẩn từ môi trường bên ngoài như
chuồng trại, chất độn chuồng, phân, nguồn nước, thiết bị chăn nuôi, dụng cụ vắt
sữa có cơ hội tiếp xúc với đầu vú xâm nhập vào bầu vú gây viêm vú.
2.2.2 Nguyên nhân
Quinn et al. (1994), bệnh viêm vú là một bệnh có thể được gây ra bởi tác nhân
vật lý hay hóa học nhưng phần lớn là do nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn. Theo
thống kê có hơn 130 loài vi sinh vật khác nhau được phân lập từ các mẫu sữa bò bị
viêm vú, trong đó Staphylococcus aureus, Streptococcus spp., Enterococcus là
những vi sinh vật gây bệnh chủ yếu.
Viêm vú bò sữa là một bệnh truyền nhiễm vì thế nó hội đủ ba yếu tố: mầm
bệnh, vật chủ và môi trường.
Mầm bệnh: đa số là do vi khuẩn, nấm, Mycoplasma gây ra. Trừ Mycoplasma
có thể xâm nhập qua đường không khí, còn lại đa số các vi sinh vật tồn tại xung
quanh bầu vú là tác nhân gây bệnh.
Vật chủ: nguyên nhân này tùy thuộc vào cá thể bò như bầu vú quá to và dài, lỗ
thông đầu vú to dễ rò rỉ, bò cao sản, bầu vú bị xây sát đều là những điều kiện lý
tưởng cho sự phát triển của vi sinh vật.
Môi trường: các yếu tố như thời tiết khí hậu, chuồng trại, nguồn thức ăn, nước
uống, chăm sóc vắt sữa
Thời tiết khí hậu: nhiệt độ và ẩm độ là hai yếu tố ảnh hưởng lớn đến bệnh
viêm vú, điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của bệnh viêm vú bò sữa là nhiệt độ
cao và ẩm độ cao. Ngoài stress nhiệt ra thì thái độ chăm sóc làm cho bò bị stress
cũng làm tăng tỷ lệ nhiễm bệnh viêm vú do sức đề kháng giảm.

Chuồng trại: tại Úc người ta nhận thấy rằng bò nuôi nhốt hoàn toàn có tỷ lệ
nhiễm bệnh viêm vú cao hơn so với bò được nuôi kết hợp với chăn thả với nuôi
nhốt. Tuy nhiên việc chăn thả không kiểm soát sẽ dẫn tới bầu vú bị thương và đây là
yếu tố làm tăng tỷ lệ nhiễm. Bò sữa có thể dành đến 14 giờ để nằm nghỉ vì thế một
7

chổ nằm ẩm ướt là điều kiện lý tưởng cho sự xâm nhập của vi sinh vật vào bầu vú.
Bãi chăn thả quá dơ hay không sát trùng thường xuyên đều là yếu tố nguy cơ.
Nguồn thức ăn, nước uống: người ta nhận thấy mối quan hệ giữa khẩu phần ăn
và bệnh viêm vú trong đó chú ý đến cân bằng dưỡng chất và sự thay đổi khẩu phần
quá nhanh. Tại Đức một nghiên cứu cho kết quả là việc sử dụng urê trong khẩu
phần bò sữa làm tăng tỷ lệ bệnh viêm vú lên 16%. Khẩu phần vượt quá
180g/con/ngày làm suy giảm hệ thống miễn dịch rõ rệt. Cũng tại Đức, người ta thí
nghiệm về sự liên quan giữa khẩu phần nhiều thức ăn tinh và bệnh viêm vú kết quả
khẩu phần 40% thức ăn tinh có tỷ lệ bệnh viêm vú là 36% so với 7% của khẩu phần
25%. Ngoài ra thức ăn, nước uống nhiễm vi khuẩn, nấm mốc sẽ theo hệ tiêu hóa
vào hệ tuần hoàn và đến bầu vú, độc tố do vi khuẩn, nấm mốc cũng làm giảm sức đề
kháng.
Chăm sóc, vắt sữa: phương pháp vắt sữa, kỹ thuật vắt sữa không đúng, thời
gian và số lần vắt, áp lực vắt không đảm bảo các yếu tố này dễ gây ảnh hưởng đến
bầu vú. Người vắt sữa mang trùng cũng có thể lây nhiễm cho bò trong quá trình vắt
sữa (Vương Ngọc Long, 2007).
2.2.3 Dịch tễ
Phân bố
Phạm Sỹ Lăng (2006) bệnh viêm vú là một bệnh thường gặp và gây thiệt hại
kinh tế lớn cho bò sữa. Bệnh xảy ra ở tất cả các nước có nuôi bò sữa trên thế giới.
Tỷ lệ mắc
Theo Bergei (1989); Smith (1990) tỷ lệ mắc bệnh từ 5 – 10%.
Thường có 1/3 số bò sữa của mỗi đàn có một hay nhiều khoang vú bị một
dạng viêm nào đó (Philpot et al., 1999).

Đinh Văn Cải, Đoàn Đức Vũ và Nguyễn Ngọc Tấn (2005) tỷ lệ nhiễm từ 10 –
90%, trung bình là 50%.
Ở nước ta tỷ lệ bệnh thường từ 20 – 50% (Phạm Sỹ Lăng, 2006).
Theo Trần Thị Hạnh, Nguyễn Thị Loan và Ngô Chung Thủy (2009) kiểm tra
145 con trên tổng đàn hơn 300 con bò sữa có kết quả tỷ lệ viêm vú lâm sàng
22,07%. Tỷ lệ này cao nhất vào mùa hè 26,32% và thấp nhất và mùa đông 12,66%.
Tỷ lệ nhiễm trung bình trong cuộc điều tra cùng Đông Nam Bộ, ĐBSCL, và
một số tỉnh phía bắc là 12,3% với tổng số con kiểm tra là 7454 con (Chung Anh
Dũng và ctv, 2010).
8

Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh viêm vú
Yếu tố di truyền: có những giống bồ mẫn cảm hơn đối với bệnh viêm vú (ví
dụ: giống bò Pie đỏ mẫn cảm hơn giống bò Pie đen).
Cấu tạo bầu vú và núm vú: những dây chằng nâng đỡ bầu vú không vững
chắc, các núm vú phình căng, gây khó khăn cho việc vắt sữa, lỗ mở của núm vú bị
đẩy vào trong là những yếu tố làm cho bầu vú dễ bị viêm.
Tuổi của gia súc: với tuổi càng cao sức đề kháng của gia súc càng giảm.
Thời kỳ tiết sữa: trong hai tuần đầu sau đẻ, bầu vú rất mẫn cảm với viêm
nhiễm. Trong thời kỳ cạn sữa, bầu vú cũng mẫn cảm với vi khuẩn hơn, so với trong
thời kỳ tiết sữa.
Các vết thương: bản thân các vết thương tạo thành cửa xâm nhập của vi khuẩn
vào tuyến vú, đồng thời chúng làm giảm sức đề kháng tự nhiên của gia súc đối với
tất cả các trường hợp viêm nhiễm.
Sức đề kháng của bản thân bầu vú: bao gồm toàn bộ các thành phần, yếu tố
ngăn cản việc xâm nhập và phát triển của các mầm bệnh trong tuyến vú (Nguyễn
Xuân Trạch, 2006).
2.2.4 Triệu chứng
Biểu hiện của bệnh viêm vú rất đa dạng. Tùy thuộc vào mức độ viêm nhiễm có
trầm trọng hay không mà bệnh viêm vú có những biểu hiện trên các mặt như sau:

Về mặt hình thái

Hình 2.1 Bầu vú sưng đỏ
(www.valleyveterinarygroup.com)
Thay đổi nhiệt độ và màu da của bầu vú.
9


Hình 2.2 Một khoang vú bị biến dạng
()
Thay đổi hình dạng của cả bầu vú hay của một khoang vú.
Bò có cảm giác đau khi sờ vào bầu vú.
Tấy sưng các hạch lâm ba ở phía trên tuyến vú.
Triêu chứng bệnh toàn thân (sốt, ăn ít).
Bên cạnh các thay đổi hình thái, nhận thấy có những thay đổi trong thành phần
của sữa, sữa có các hạt lổn nhổn hoặc các vết máu, đôi khi có các vết mủ và sữa có
thể có dạng rất lỏng.
Thành phần sinh hoá học
Tăng số lượng tế bào soma, thay đổi độ axít của sữa, tăng tỷ lệ albumin, tăng
hoạt tính của các enzym trong sữa.
Viêm vú trên cấp tính
Thường xuất hiện trong hai đến ba tuần sau khi đẻ. Con vật trông rất ốm yếu,
chán ăn, thân nhiệt tăng, gia súc có vẻ buồn ngủ, tần số hô hấp và nhịp đập của tim
tăng. Khoang vú bị bệnh có tất cả các triệu chứng của chứng viêm như: nóng, đỏ,
sưng, đau. Các hạch lâm ba vùng bị sưng phồng. Các khớp xương và các bao dây
chằng cũng có thể bị tấy đỏ.
Sữa mất đi nhanh chóng những đặc tính của sữa bình thường: hình thành các
hạt lổn nhổn, tiết chất lỏng màu vàng nhạt, có các vết mủ và máu.
10


Viêm vú cấp tính
Dạng viêm vú này có thể phát triển từ một lần nhiễm bệnh mới hoặc tái phát
từ một dạng viêm vú cũ. Các triệu chứng thường rất khác nhau, nhìn chung thì
giống với bệnh viêm vú trên cấp tính nhưng kém rõ nét hơn.
Viêm vú không rõ triệu chứng
Thông thường thì ở những gia súc mắc bệnh, không phát hiện ra một dấu hiệu
nào, triệu chứng nào. Khi sờ nắn bầu vú, đôi khi thấy cảm giác cứng trong mô
tuyến, cũng như trong các bể chứa sữa. Sữa trông bình thường và cũng không chứa
các vết máu. Tuy nhiên, người ta thấy có hiện tượng gia tăng số lượng tế bào soma
và giảm sản lượng sữa. Dạng viêm vú không có triệu chứng có thể chuyển thành
dạng viêm vú cấp hoặc có thể tiến triển thành dạng viêm vú mãn tính. Chính dạng
bệnh này gây thiệt hại lớn nhất cho ngành chăn nuôi bò sữa.
Viêm vú mãn tính
Viêm vú mãn tính là hậu quả của các dạng viêm vú khác. Ban đầu người ta
không phát hiện ra một triệu chứng, chỉ thấy có sự gia tăng số lượng tế bào soma
lên một ít. Sau một vài năm thấy có hiện tượng xơ cứng phát tán rộng trong khoang
vú và các cục cứng trong các bể chứa sữa cùng với những biến đổi thành phần sữa.
Các gia súc này là nguồn lây nhiễm cho các gia súc khác.
Viêm vú áp-xe
Dạng viêm vú này có đặc trưng là có áp-xe trong tuyến vú. Sữa có mùi đặc
trưng, thường chứa máu, mủ và các mảnh mô tế bào bị hoại tử. Các khớp xương và
các bao dây chằng có thể bị phồng lên do có độc tố vi khuẩn bài tiết vào tuần hoàn
máu. Các độc tố này tham gia vào việc làm tăng tính thấm của các mạch máu
(Nguyễn Xuân Trạch, 2006).
2.2.5 Chẩn đoán
Đối với các trường hợp viêm vú trên cấp tính và cấp tính, việc chẩn đoán bệnh
rất dễ dàng và không thể nhầm lẫn được. Chẩn đoán viêm vú không có triệu chứng
lâm sàng và mãn tính khó khăn hơn và chủ yếu dựa vào số lượng tế bào soma ở
trong sữa. Sữa bình thường chứa các tế bào biểu mô và các bạch cầu (gọi chung là
tế bào soma), trong đó bạch cầu (đa số là trung tính) chiếm 98% - 99% tổng số. Các

bạch cầu (trung tính) có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ bầu vú chống lại sự
viêm nhiễm. Số lượng bạch cầu trung tính và tế bào lympho trong sữa tăng lên là
đáp ứng của cơ thể đối với tổn thương hoặc chứng viêm, trong khi đó sự gia tăng số
lượng tế bào biểu mô là hậu quả của chính tổn thương hoặc chứng viêm đó.
Số lượng tế bào soma tăng sinh lý vào hai tuần đầu cũng như vào cuối thời kỳ
tiết sữa. Vào giai đoạn đầu tiết sữa, việc tăng lên là do các tế bào biểu mô tăng, còn
về cuối giai đoạn tiết sữa là do tăng các bạch cầu. Số lượng tế bào soma trong sữa
cũng tăng tuỳ thuộc vào số lần tiết sữa. Ở đây không còn phải là hiện tượng tăng
11

sinh lý nữa mà là do tăng mức độ nhiễm khuẩn do số lứa đẻ tăng. Những tia sữa đầu
tiên cũng chứa nhiều tế bào soma hơn bình thường.
Sữa thường chứa khoảng 100.000-300.000 tế bào soma/ml. Khi số lượng này
tăng lên trên 500.000 tế bào/ml sữa thì được xem là tăng bệnh lý. Trên con số này
thì sữa có những biến đổi. Tuy nhiên, có thể tồn tại hiện tượng viêm tuyến vú trong
khi sữa chứa ít hơn 500.000 tế bào soma/ml sữa.
Xét nghiệm được sử dụng nhiều nhất để xác định số lượng tế soma là
California Mastitis Test (CMT). Nguyên lý của xét nghiệm này dựa trên tác động
phá huỷ màng tế bào của các loại thuốc tẩy, sau đó thuốc tẩy gắn với axit
deoxyribonucleic được giải phóng ra và làm biến đổi trạng thái ban đầu của sữa, sữa
trở thành một hỗn hợp nhớt (khi trong sữa có trên 500.000 tế bào soma/ml). Như
vậy, xét nghiệm được xem là dương tính khi trong 1 ml sữa có trên 500.000 tế bào.
Cách tiến hành xét nghiệm rất đơn giản: trộn lẫn vài ml sữa với lượng tương đương
một loại thuốc tẩy (ví dụ: laurylsulfate sodium). Xét nghiệm này bảo đảm độ chính
xác cao, có thể dễ dàng áp dụng trong diều kiện sản xuất và ít tốn kém.
Bảng 2.1 Đánh giá kết quả CMT (Lý Thị Liên Khai,1999)
Độ đồng nhất
Màu sắc
Kết quả
Chẩn đoán

Không lợn cợn
Màu xám
(-)
Bình thường
Hơi lợn cợn, độ đặc
quánh rất ít, tan
Màu xám hơi
ngã tím
(+)
Nghi ngờ, có nguy cơ nhiễm
Vón cục, độ đặc
quánh ít, không tan
Màu xám tím
(++)
Viêm vú cận lâm sàng
Đóng vón dày,
thành từng đám nhớt
Màu tím
(+++)
Viêm vú cận lâm sàng
Đóng vón dày giống
lòng trắng trứng
Màu tím đậm
(++++)
Trầm trọng, ranh giới giữa viêm
vú cận lâm sàng và lâm sàng

12

Bảng 2.2 Giải thích kết quả CMT ( Lý Thị Liên Khai, 1999)

Điểm số

Mức độ nhiễm
Số lượng tế bào/ml sữa
0 (-)
1 (1+)
2 (2+)
3 (3+)
4 (4+)
Không
Có nguy cơ nhiễm với số lượng ít
Viêm vú cận lâm sàng
Viêm vú cận lâm sàng
Ranh giới giữa viêm vú cận lâm sàng và lâm sàng
100000
300000
900000
2700000
8100000
Cũng có thể đếm trực tiếp số lượng tế bào soma nhưng đòi hỏi có thiết bị tinh
vi và chi phí lớn hơn.
Số vi khuẩn trong 1 ml sữa là một chỉ số khác về tình trạng sức khoẻ của bầu
vú. Tuy nhiên, người ta nhận thấy rằng, quần thể vi sinh vật trong sữa chủ yếu đến
từ da bầu vú và các núm vú, cũng như từ các dụng cụ vắt sữa không được sát trùng
cẩn thận. Sữa từ một bầu vú bình thường chứa dưới 10.000 vi khuẩn trong 1 ml
(Nguyễn Xuân Trạch, 2006).
2.2.6 Thiệt hại của bệnh viêm vú bò sữa
Không bán được sữa trong thời gian điều trị và thời gian chờ sau khi kết thúc
điều trị vì sự có mặt của kháng sinh trong sữa, giảm sản lượng sữa sau khi điều trị
bệnh, tốn tiền trong việc chi phí điều trị bệnh, hư hỏng thùy vú, trường hợp nặng có

thể phải loại thải bò.
Các trường hợp biến chứng của viêm vú
Teo vú: Do quá trình viêm tế bào vú tuyến vú bị tổn thương, cơ năng tiết sữa
không hồi phục lại được. Thể tích thùy vú bị mắc bệnh nhỏ hơn các thùy vú khác
dẫn đến khả năng tiết sữa giảm. Có thể phục hồi ở chu kỳ tiết sữa sau.
Bầu vú bị xơ cứng: Trong quá trình viêm tổ chức liên kết tăng sinh và trở
thành rắn.Trong khi đó các tuyến vú thì teo đi, sờ không thấy nóng đau mà chỉ thấy
rắn. Thường là do thứ phát của viêm vú nặng hoặc viêm vú lặp đi lặp lại nhiều lần.
Trong trường hợp này việc điều trị thường không đem lại kết quả. Tuy nhiên, thùy
vú đó có thể phục hồi ở chu kỳ cho sữa sau.
Bầu vú bị hoại tử: Đặc trưng là các tổ chức của bầu vú thối loét và phân hủy.
Nguyên nhân là trong quá trình viêm có sự xâm nhập của vi khuẩn gây hoại tử
(Đinh Văn Cải, Đoàn Đức Vũ và Nguyễn Ngọc Tấn, 2005).
13










Hình 2.3 Bầu vú bị hoại tử
()
Tại Mỹ, các nghiên cứu khoa học cho thấy rằng thiệt hại của bệnh viêm vú bò
sữa là vào khoảng 185 – 200 USD/bò/năm (Vương Ngọc Long, 2007).
Bảng 2.3 Ước tính thiệt hại của bệnh viêm vú trên đàn bò sữa tại Mỹ
Thiệt hại

Chi phí hao tốn (USD/bò)
Tỷ lệ (%)
Sản lượng sữa bị giảm
121.00
66.0
Lọai thải bò
41.73
22.6
Loại bỏ sữa
10.45
5.7
Xử lý và dịch vụ thú y
10.08
5.6
Tốn kém công lao động chăm sóc
1.14
0.1
Tổng cộng
185.40
100
(www.milkproduction.com)
14

2.2.7 Phòng và điều trị
Phòng bệnh
Khi mua bò cần chọn những con có hình dạng bầu vú và núm vú đẹp, cân đối.
Không chọn những con vú quá chảy xệ, núm vú nhỏ và thụt sâu vào bên trong.
Mỗi khi vắt sữa, chú ý kiểm tra các tia sữa đầu tiên xem có gì bất thường
không, có máu, có mủ, sữa vón cục. Tốt nhất là thu những tia sữa đầu tiên vào trong
một dụng cụ riêng để không làm phát tán mầm bệnh trong chuồng nuôi.

Tuân thủ vệ sinh nghiêm ngặt việc vắt sữa: tay người vắt sữa, dụng cụ vắt sữa,
các vật tư liên quan cần được tẩy rửa sạch sẽ, cẩn thận (các nghiên cứu chỉ ra rằng,
tay người vắt sữa truyền số lượng mầm bệnh lớn nhất, từ con bò cái này sang con
bò cái khác).
Ổ rơm lót chuồng phải sạch sẽ và khô ráo.
Khi bầu vú hoặc núm vú bị tổn thương phải điều trị kịp thời.
Nếu bầu vú và núm vú bị bẩn thì phải rửa với nhiều nước (dùng vòi phun), sau
đó dùng mảnh vải mềm sạch hoặc tốt nhất là dùng khăn lau bằng giấy (loại dùng
một lần) lau khô toàn bộ. Nếu bầu vú không quá bẩn thì tốt nhất chỉ cần rửa núm vú
mà không cần phải rửa cả bầu vú. Cần lưu ý: một bầu vú bẩn mà khô còn hơn là
một bầu vú sạch nhưng ẩm uớt.
Trong đàn có những con bị bệnh và mắc bệnh viêm vú thì vắt sữa sau cùng.
Ngay sau khi vắt sữa, cần sát trùng núm vú bằng cách nhúng núm vú vào
một cốc nhựa có dung dịch sát trùng. Tốt nhất là dùng dung dịch Iodamam, vì dung
dịch này có khả năng kết bám trên bề mặt da núm vú và lỗ ống núm vú rất tốt, tạo
thành lớp màng bảo vệ núm vú. Cũng có thể dùng dung dịch hypochloride,
chlorhexidine, iodophore.
Phải tuân thủ kỹ thuật vắt sữa, vắt sữa nhẹ nhàng, không vắt bầu vú trống
rỗng.
Chuồng nuôi cần phải thông thoáng tốt, đảm bảo đủ diện tích cho mỗi đầu gia
súc, điều đó tránh cho bầu vú không bị xây sát và núm vú không bị kẹt.
Trong khả năng có thể, cần tránh nhốt cùng một nơi những bò cái đã cạn sữa
và những con đang tiết sữa.
Có các biện pháp chống côn trùng (ruồi, muỗi ) hữu hiệu.
Bảo đảm chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh cho bầu vú bị dính bẩn do phân quá
lỏng.
Hàng tháng tiến hành kiểm tra bằng Caliphomia Mastitis Test, với việc sử
dụng dung dịch Teepol (3% laurylsulfate sodium).
Điều trị các bệnh viêm vú lâm sàng theo các quy tắc và các bệnh viêm vú
không có triệu chứng lâm sàng vào thời điểm cạn sữa.

15

Sau khi cho bò cạn sữa, bơm thuốc mỡ kháng sinh (nên dùng loại Mastijet
Fort) trực tiếp vào tất cả các ống núm vú (Nguyễn Xuân Trạch, 2006).
Điều trị
Bò bị viêm vú phải được phát hiện sớm để điều trị kịp thời.
Điều trị tại chỗ
Massage bầu vú (nóng, lạnh).
Sát trùng núm vú bằng cồn Iod.
Dùng Mastijet Fort (Tetracycline 200mg, neomycin 250mg, Bacitracin
2000IU, prednisolone 10mg) hoặc bơm trực tiếp vào thùy vú viêm, sau mỗi lần vắt
sữa, sau đó vuốt nhẹ cho thuốc lan tỏa trong vú. Liệu trình 1-2 ngày.
Sử dụng thuốc chống viêm Bio-Dexa (5-15ml/con), tiêm bắp hay tiêm tĩnh
mạch (13 ngày). Giảm đau, hạ sốt, dùng Analgine + Vitamin C tiêm bắp (liều
20ml/con).
Điều trị toàn thân
Có triệu chứng toàn thân, ngoài phần điều trị trên bầu vú, cần điều trị toàn
thân (sử dụng một trong các loại kháng sinh norfloxacin, cephalexin, gentamycin)
kết hợp với thuốc trợ sức (Nguyễn Văn Thành, 2010).
Hiệu quả trong việc kiểm soát viêm vú bò sữa giúp người chăn nuôi tiết kiệm
được một khoảng chi phí lớn, qua đó tăng hiệu quả kinh tế.
Bảng 2.4 Ước tính hiệu quả kinh tế của chương trình kiểm soát bệnh viêm vú
trên mỗi con bò cho sữa tại Mỹ năm 1996
Công việc
Chi phí (USD/con/năm)
Chi phí kiểm soát bệnh viêm vú
Thuốc sát trùng nhúng núm vú
Thuốc kháng sinh bơm bầu vú
Giấy lau bầu vú
Tổng


10
4
10
24
Kết quả thu được từ chương trình
Giá trị của lượng sữa tăng

125.26
Lợi nhuận chênh lệch
101.26
(www.ag .ndsu.edu)

×