Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

khảo sát tình hình xuất hiện một số bệnh truyền nhiễm trên cá bóp rachycentron canadum (linaeus, 1766) ở quần đảo nam du, huyện kiên hải, tỉnh kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 59 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN






LA QUỐC TRIỆU




KHẢO SÁT TÌNH HÌNH XUẤT HIỆN MỘT SỐ BỆNH TRUYỀN
NHIỄM TRÊN CÁ BÓP Rachycentron canadum (Linaeus, 1766)
Ở QUẦN ĐẢO NAM DU, HUYỆN KIÊN HẢI, TỈNH KIÊN GIANG






LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN






CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


TS.TỪ THANH DUNG
PGS.TS TRẦN NGỌC HẢI



2013

i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN






LA QUỐC TRIỆU




KHẢO SÁT TÌNH HÌNH XUẤT HIỆN MỘT SỐ BỆNH TRUYỀN
NHIỄM TRÊN CÁ BÓP Rachycentron canadum (Linaeus, 1766) Ở
QUẦN ĐẢO NAM DU, HUYỆN KIÊN HẢI, TỈNH KIÊN GIANG





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN





CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS.TỪ THANH DUNG
PGS.TS TRẦN NGỌC HẢI





2013

ii

LỜI CẢM TẠ

Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành đến:
Cô Từ Thanh Dung đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi trong suốt
quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp.
Thầy Trần Ngọc Hải, Thầy Lý Văn Khánh đã tận tình giúp đỡ tạo điều kiện
giúp tôi thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp.
Thầy cô và các anh chị bộ môn Sinh học và Bệnh học, khoa Thủy sản, trường
Đại học Cần Thơ đã truyền đạt những kinh nghiệm, kiến thức quý báu trong
thời gian tôi học tập và thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp.
Anh Nguyễn Bảo Trung, chị Nguyễn Thị Thúy An đã đã nhiệt tình hỗ trợ và
truyền đạt những kinh nghiệm giúp tôi hoàn thành tốt đề tài này.

Chi Cục Nuôi Thủy Sản, Cục Thú Y, Trung Tâm Khuyến Nông, tỉnh Kiên
Giang và bà con ngư dân xã Nam Du đã tận tình giúp tôi thực hiện đề tài này.
Các bạn lớp Bệnh học Thủy Sản khóa 36 trường Đại học Cần Thơ đã hết lòng
giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này.

Người viết

` ` La Quốc Triệu

iii

TÓM TẮT
Đề tài được thực hiện nhằm xác định tình hình xuất hiện và kiểm tra một số
bệnh truyền nhiễm xuất hiện trên cá bóp nhằm hạn chế thiệt hại, nâng cao hiệu
quả phòng và trị bệnh cho người nuôi. Qua 3 đợt khảo sát từ tháng 9 đến tháng
11 năm 2013, kết quả điều tra cho thấy: Mật độ nuôi trung bình khi thả cá 8-10
con/m
3
, kích cở cá giống từ 20-30 cm, thể tích nuôi từ 150-250 m
3
chiếm tỷ lệ
cao nhất, thời gian nuôi trung bình từ 9-11 tháng/vụ. Bệnh xuất hiện quanh
năm nhưng tập trung từ tháng 4 đến tháng 5 và tháng 7 đến tháng 9 dương
lịch, đỉnh điểm vào tháng 8. Các bệnh xuất hiện gồm có: lở loét chiếm 72%,
xuất huyết 64%, mù mắt 100%, còn lại là bệnh do ký sinh trùng. Bệnh gây
thiệt hại khác nhau, gây thiệt hại lớn nhất là bệnh lở loét với tỷ lệ chết 20-
25%, có thể chết 90% nếu không phát hiện kịp thời. Trong quá trình nuôi
người nuôi không sử dụng thuốc khử trùng và diệt tạp, một số kháng sinh
được sử dụng để trị bệnh là tetracycline, streptomycin, rifamicin,
oxytetracyclin. Qua 3 đợt khảo sát tiến hành thu 15 mẫu cá bệnh và 5 mẫu cá

khỏe, kết quả kết quả phân tích ký sinh trùng tìm thấy 3 nhóm ký sinh trùng là:
Gyrodactylus spp., Trichodina spp., Cryptocaryon spp., Gyrodactylus spp.có
tần số xuất hiện nhiều nhất. Kết quả phân tích 20 mẫu thu được 15 chủng vi
khuẩn trong đó định danh được 10 chủng Vibrio sp. và 5 chủng Streptococcus
sp. Các mẫu phân tích cá khỏe không tìm thấy vi khuẩn. Nghiên cứu chỉ định
danh vi khuẩn đến giống nên cần có những nghiên cứu chuyên sâu, định danh
vi khuẩn và ký sinh trùng phân lập được đến loài nhằm xác định rõ hơn tác
nhân gây bệnh trên cá bóp nuôi lồng bè ở quần đảo Nam Du.

iv
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan :
1 Những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn trực tiếp của Cô Từ Thanh Dung.
2 Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng
tên tác giả, tên công trình, thời gian, địa điểm công bố.
3 Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian
trá, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.


Sinh viên


La Quốc Triệu

v
MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ ii
TÓM TẮT iii
LỜI CAM ĐOAN iv

MỤC LỤC v
DANH SÁCH BẢNG vii
DANH SÁCH HÌNH viii
PHẦN I: GIỚI THIỆU 1
1.1. Mục tiêu của đề tài 2
1.2. Nội dung của đề tài 2
PHẦN II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
2.1. Vài nét chung về cá bóp 3
2.1.1. Vị trí phân loại 3
2.1.2. Phân bố 3
2.1.3. Môi trường sống 4
2.1.4. Đặc điểm hình thái 4
2.1.5. Đặc điểm sinh trưởng, dinh dưỡng 4
2.2. Tình hình sản xuất giống và nuôi cá bóp 4
2.2.1. Tình hình sản xuất giống và nuôi cá bóp trên thế giới 5
2.2.2. Tình hình sản xuất giống và nuôi cá bóp trong nước 5
2.3. Tổng quan về quần đảo Nam Du huyện Kiên Hải tỉnh Kiên Giang 6
2.4. Tình hình nghiên cứu bệnh trên cá bóp 6
2.4.1. Bệnh do ký sinh trùng 6
2.4.2. Bệnh do vi khuẩn 8
2.4.3. Bệnh do vi nấm 9
2.4.4. Bệnh do virus 10
2.4.5. Tình hình bệnh ở Việt Nam 11
PHẦN III: HƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 12
3.2. Vật liệu nghiên cứu 12
3.2.1. Dụng cụ sử dụng trong nghiên cứu 12

vi
3.2.2. Hóa chất và môi trường trong nghiên cứu 12

3.3. Thu thập thông tin 13
3.4. Phương pháp thu mẫu 13
3.5. Phương pháp kính phết và nhuộm tiêu bản 13
3.6. Phương pháp nghiên cứu ký sinh trùng 14
3.7. Phương pháp phân lập và định danh vi khuẩn 14
Phương pháp phân lập vi khuẩn 14
3.8. Phương pháp xử lý số liệu 15
PHẦN IV: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 16
4.1. Khảo sát tình hình bệnh trên cá bóp ở quần đảo Nam Du huyện Kiên Hải
tỉnh Kiên Giang 16
4.1.1. Thông tin chung về địa điểm điều tra 16
4.1.2. Thông tin nông hộ 16
4.1.3. Một số kỹ thuật nuôi 18
4.1.3.1. Con giống 18
4.1.3.2. Thức ăn 19
4.1.3.3. Biện pháp quản lý lồng bè 19
4.1.4. Tình hình bệnh 20
4.2. Thuốc và hóa chất sử dụng 24
4.3. Những thuận lợi và khó khăn của nghề nuôi 25
4.4. Định hướng và chính sách của nhà nước để phát triền nghê nuôi cá bóp ở
quần đảo Nam Du, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang. 26
4.5. Kết quả phân tích mẫu 26
4.5.1. Mẫu cá bệnh 26
4.5.2. Kết quả phân tích ký sinh trùng 27
4.5.3. Kết quả phân tích vi khuẩn 27
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 31
5.1. Kết luận 31
5.2. Đề xuất 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO 32
PHỤ LỤC 36


vii
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 4.1: Kích cở cá giống 18
Bảng 4.2: Thời gian thay mới lồng nuôi 19
Bảng 4.3: Một số bệnh trên cá bóp nuôi lồng bè 20
Bảng 4.4: Tình hình sử dụng các loại kháng sinh trên cá bóp 24

Trang

viii

DANH SÁCH HÌNH


Hình 2.1: Cá bóp 3
Hình 2.2: Cá bóp bị nhiễm ký sinh trùng trên cầu mắt, xuất huyết dưới da và
viêm giác mạc 7
Hình 2.3: Cá bóp bị nhiễm Photobacterium damselae subsp piscicida xuất
hiện những nốt màu trắng trong gan (A) và thận (B) 9
Hình 3.1: Bản đồ tỉnh Kiên Giang 12
Hình 3.2: Sơ đồ phương pháp nghiên cứu vi khuẩn từ cá bệnh 15
Hình 4.1: Mô hình nuôi cá bóp lồng bè ở Quần đảo Nam Du, huyện Kiên Hải
tỉnh Kiên Giang. 16
Hình 4.2: Thời gian thả cá giống 17
Hình 4.3: Kinh nghiệm nuôi của nông hộ 17
Hình 4.4: Thể Tích lồng nuôi (m
3
) 17
Hình 4.5: Tỷ lệ xuất hiện bệnh trên cá bóp ở Nam Du. 21

Hình 4.6: (A) Cá bóp bị mù mắt; (B) Nội quan trương to (gan). 27
Hình 4.7: Ký sinh trùng trên cá bóp 27
Hình 4.8: Tiêu bản phết thận phát hiện sự xuất hiện của nhóm cầu
khuẩn Gram (+). 28
Hình 4.9: Nhuộm Gram và kiểm tra O/F vi khuẩn Vibrio sp 29
Hình 4.10: Nhuộm gram và kiểm tra O/F vi khuẩn Streptococcus sp. 29

Trang
1
PHẦN I
GIỚI THIỆU

Theo Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO), sản lượng nuôi thủy sản của thế
giới liên tục tăng trong đó có nghề nuôi cá biển, tuy lịch sử phát triển còn khá
mới so với các nhóm đối tượng nuôi khác nhưng sản lượng cá biển nuôi không
ngừng tăng và Việt Nam là một trong số 20 nước dẫn đầu về thủy sản, đứng
thứ 3 về sản lượng nuôi trồng thủy sản (sau Trung Quốc và Ấn Độ) và đứng
thứ 8 về xuất khẩu các sản phẩm thủy sản. Với lợi thế to lớn về diện tích mặt
nước biển, trên 1 triệu km
2
vùng đặc quyền kinh tế trên Biển Đông, chiều dài
đường bờ biển 3260 km, diện tích mặt nước ngọt và lợ lớn, Việt Nam có tiềm
năng không nhỏ để phát triển nghề nuôi cá biển.
Cùng với sự phát triển của nghề nuôi cá biển trên thế giới, nghề nuôi cá biển ở
Việt Nam có những bước tiến quan trọng và góp phần không nhỏ vào sản
lượng cá xuất khẩu, giúp cải thiện đời sống ngư dân ven biển. Các loại cá biển
được nuôi chính như cá mú (Epinephelus), cá chẽm (Lates calcarifer), cá bóp
(Rachycentron canadum), cá tráp đen (Rhabdosargus sarba), cá đù đỏ
(Sciaenops ocellatus), Trong đó, cá bóp (Rachycentron canadum) xác định là
một trong những đối tượng nuôi quan trọng và hiệu quả trong nuôi cá biển

hiện nay với những đặc điểm nỗi bật như: lớn nhanh (đạt 5-8 kg sau 1 năm
nuôi), kích cỡ lớn (tối đa đạt 2 m, 60 kg), chất lượng thịt rất cao, kháng bệnh
tốt có thể nuôi ở nhiều hệ thống nuôi khác nhau, sử dụng thức ăn nhân tạo tốt,
có thể sinh sản nhân tạo hay tự nhiên với sức sinh sản cao, cá bột có thể ương
trong nhà hay ngoài trời, lớn nhanh, tỷ lệ sống cao hơn so với nhiều loài cá
biển khác (Nguyễn Vân Thanh, 2013). Ngoài ra cá bóp có giá trị kinh tế khá
cao trung bình khoảng 5,5 USD/kg cá nguyên con (FAO, 2009). Hiện nay cá
bóp được nuôi ở nhiều tỉnh như Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tỉnh,
Huế, Phú Yên, Khánh Hòa, Vũng Tàu, Kiên Giang với hình thức nuôi chủ
yếu là nuôi lồng bè trên biển.
Đi đôi với việc phát triển nghề nuôi cá bóp hiện nay đã đặt ra nhiều vấn đề
phát sinh như nhu cầu con giống, kỹ thuật nuôi và nhất là vấn đề dịch bệnh
truyền nhiễm đã gây những ảnh hưởng không nhỏ cho người nuôi. Theo John
W. Machen (2008), một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với nghành công
nghành công nghiệp nuôi trồng thủy sản chính là bệnh truyền nhiễm. Tuy trên
thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh trên cá bóp nhưng ở Việt
Nam con số này là quá ít và chưa được công bố rộng rãi. Nhằm góp phần nâng
cao trình độ nhận biết cho người nuôi, giúp hiểu rõ hơn về những thiệt hại mà
2
dịch bệnh gây ra và đưa ra những phương pháp phòng trị hiệu quả hơn, nhận
thức được tầm quan trọng của vấn đề, đề tài: “Khảo sát tình hình xuất hiện
một số bệnh truyền nhiễm trên cá bóp (Rachycentron canadum Linaeus,
1766) ở quần đảo Nam Du, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang” đã được
thực hiện.
1.1. Mục tiêu của đề tài
Đề tài được thực hiện nhằm xác định tình hình xuất hiện và kiểm tra một số
bệnh truyền nhiễm xuất hiện trên cá bóp nuôi lồng bè, làm cơ sở cho các
nghiên cứu nâng cao sau này.
1.2. Nội dung của đề tài
Khảo sát tình hình bệnh trên cá bóp nuôi lồng bè ở quần đảo Nam Du

Xác định sự hiện diện của một số tác nhân gây bệnh trên cá bóp nuôi lồng bè ở
quần đảo Nam Du
3
PHẦN II
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. Vài nét chung về cá bóp
2.1.1. Vị trí phân loại
Theo phân loại của FAO (1974), cá bóp có hệ thống phân loại như sau:
Ngành: Chordata
Lớp: Pices
Bộ: Perciformes
Họ: Rachycentridae
Giống: Rachycentron
Loài: Ranchycentron canadum

Hình 2.1: Cá bóp (Nguồn: />gio.jpg)
Tên thường gọi

Tên tiếng Anh: Black king fish, Cobia
Tên khoa học: Rachycentron canadum
Tên Việt Nam: cá bóp, cá giò
2.1.2. Phân bố
Cá bóp (bớp) hay còn gọi là cá giò, tên tiếng Anh là Cobia (Ranchycentron
canadum), phân bố rộng trên toàn thế giới cả ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới
(Liao et al., 2004; Holt et al., 2007 và Nguyen et al., 2008). Ở phía Tây Đại
Tây Dương, cá bóp phân bố từ Bermuda tới Argentina bao gồm cả vịnh
Mexico. Ở phía Đông Đại Tây Dương cá bóp phân bố từ bờ biển Marốc tới
Nam Phi (Monod 1973, Smith 1965). Ở vùng biển Ấn Độ-Tây Thái Bình
4
Dương, cá bóp phân bố từ Hokkaido (Nhật Bản) tới Austraylia và Đông Ấn

Độ (Shaffer, R.V. and E.L. Nakamura, 1989). Cá bóp được tìm thấy trên phần
thềm lục địa cũng như xung quanh các rạn đá ngoài khơi vùng biển nhiệt đới
và vùng biển nước ấm. Cá bóp còn được tìm thấy ở vùng gần bờ như vịnh, cửa
sông và rừng ngập mặn (Kaiser and Holt, 2005).
2.1.3. Môi trường sống
Cá sống được ở nhiều nơi khác nhau như đáy bùn, cát sỏi, rạn san hô hay rừng
ngập mặn. Cá bóp thường sống gần các rạn san hô nông, cá có khả năng thích
nghi lớn với độ mặn, độ mặn thích hợp nhất là từ 22-34‰. Theo Boyd (1998),
nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển của cá từ 26-30
0
C và pH thích hợp khoảng
6,5-9,0.
2.1.4. Đặc điểm hình thái
Cá bóp có thân thuôn dài (Hình 2.1), gần như hình ống, phần đỉnh đầu gần như
bằng phẳng, miệng rộng, hàm dưới nhô dài hơn hàm trên, răng nhung mọc
thành đai ở cả hai hàm, xương lá mía, lưỡi và xương khẩu cái. Cá có 2 vây
lưng, vây lưng thứ nhất có 7-9 tia vây cứng ngắn và khoẻ, giữa các tia không
có màng liên kết; vây lưng thứ hai dài, có màng liên kết giữa các tia mềm. Vây
ngực nhọn dài. Vây hậu môn tương tự vây lưng thứ hai nhưng ngắn hơn. Lưng
và hai sườn màu nâu sẫm, dọc thân có hai dải màu trắng bạc, bụng màu trắng
sữa hoặc vàng nhạt.
2.1.5. Đặc điểm sinh trưởng, dinh dưỡng
Cá bóp là loài cá dữ, bắt mồi chủ động, ăn thịt và rất phàm ăn. Thức ăn tự
nhiên là cua, ghẹ, tôm, mực, cá, Cá bóp thường sống đơn độc, bắt mồi sát
đáy, tuy nhiên chúng cũng bắt mồi trên tầng mặt, khi săn mồi chúng thường
dìm con mồi xuống sâu, săn mồi trong khi di cư ở vùng nước nông dọc theo
bờ biển, đôi khi chúng tụ tập thành nhóm ở các rạn san hô, xác tàu, ốc đảo,
Nhiệt độ thấp cá bắt mồi kém (Vaught and Nakamura, 1989).
Nghiên cứu của Trần Ngọc Hải (2012), cá bóp lớn nhanh, có thể đạt 5-8 kg
sau một năm nuôi. Theo Svennevig (2001), cá sinh trưởng nhanh trong điều

kiện nuôi dưỡng. Ở Trung Quốc, nuôi lồng biển sau 1 năm đạt 5-6 kg, sau hơn
2 năm có thể đạt 8-10 kg. Ở Đài Loan, sau 15 tháng, nuôi cá bóp trong lồng 80
m
3
, sử dụng cá tạp làm thức ăn, đạt 7-9 kg, nuôi trên 2 năm tuổi có thể đạt 10-
23 kg.
2.2. Tình hình sản xuất giống và nuôi cá bóp
5
2.2.1. Tình hình sản xuất giống và nuôi cá bóp trên thế giới
Theo báo cáo của FAO (2012), sản lượng nuôi cá bóp của thế giới năm 2010
trên 40.000 tấn, trong đó Đài Loan và Trung Quốc chiếm trên 80%. Cá bóp
được nuôi từ năm 1990, đến năm 1992 sinh sản nhân tạo cá bóp lần đầu tiên,
kỹ thuật sản xuất giống cá bóp nhân tạo và bán nhân tạo được áp dụng rộng rãi
ở Mỹ từ năm 1996. Theo Sveanevig (2001), Mỹ tiến hành nuôi cá bóp thương
phẩm từ năm 2002 và ngày càng phát triển nghề nuôi.
Trung Quốc tiến hành nuôi cá bóp từ năm 1992 đến nay, từ năm 1997 kỹ thuật
sản xuất giống phát triển với số lượng lớn vì vậy cá bóp nhanh chóng chiếm
ưu thế và trở thành loài nuôi công nghiệp trong hệ thống lồng xa bờ. Nhật Bản
đã nhập con giống từ Trung Quốc và tiến hành nuôi lồng ở khu vực đảo
Okinawa.
Đài Loan bắt đầu nuôi cá bóp vào đầu những năm 1990 (Yeh, 2000; Liao et
al., 2004) và được xem là nước dẫn đầu trong sản xuất giống nhân tạo và nuôi
cá bóp. Nuôi cá thịt năm 1998 đã sản xuất được 2.673 tấn, tăng gấp hai mươi
lần so với năm 1990 là 103 tấn. Sản lượng năm 2003 đạt 2.500 tấn. Với chi
phí sản xuất tương đối thấp (khoảng 2,4 USD/kg cá thương phẩm) giá bán
sang Nhật Bản từ 5-6 USD/kg cá bóp nhanh chóng trở thành đối tượng nuôi
phổ biến ở Đài Loan, chiếm 80% số lồng nuôi trên biển và được xem là một
trong những đối tượng nuôi quan trọng của nước này (Su et al., 2000).
2.2.2. Tình hình sản xuất giống và nuôi cá bóp trong nước
Việt Nam nằm trong khu vực phân bố tự nhiên của cá bóp, chúng được nuôi ở

nhiều vùng biển nước ta như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Huế, Phú Yên, Khánh Hòa, Vùng Tàu, Kiên Giang với hình thức nuôi chủ yếu
là nuôi lồng trên biển.
Sản lượng cá biển nuôi ở nước ta năm 2001 đạt 2.150 tấn, năm 2005 đạt 5.010
tấn, đến năm 2007 tăng lên 15.000 tấn. Đối với khu vực đồng bằng sông Cửu
Long đặt biệt là tỉnh Kiên Giang cũng xuất hiện hình thức nuôi cá biển trong
lồng như cá mú, cá bóp, số lượng lồng nuôi cũng gia tăng từ 131 lồng đạt sản
lượng 90 tấn năm 2007 lên gần 900 lồng, đạt sản lượng hơn 500 tấn 2010 (Cao
Lệ Quyên, 2011).
Năm 2012, khoa Thủy sản, trường Đại học Cần Thơ đã thành công cho sinh
sản nhân tạo và ương nuôi cá bóp tại tỉnh Kiên Giang với đề tài nghiên cứu
của Trần Ngọc Hải. Cá bột sau 2 tuần nuôi có thể đạt tỉ lệ sống 10-14%, dài từ
3-4 cm năng suất đạt khoảng 700-1400 con/m
3
nước ương.
6
2.3. Tổng quan về quần đảo Nam Du huyện Kiên Hải tỉnh Kiên Giang
Quần đảo Nam Du gồm 21 đảo lớn nhỏ khác nhau trong đó có 2 xã đảo gồm
xã Nam Du và An Sơn. Vùng biển quần đảo Nam Du thường có chế độ gió
mùa Đông Bắc và Tây Nam; Có biển ven bờ nông nên có độ cao của sống
ngoài khơi chỉ đạt trung bình 1-2 m; Có chế độ nhật triều với biên độ triều dao
động từ 0,8-1m; Độ mặn nước biển quanh năm ổn định từ 31-33‰. Nhìn
chung, vùng biển quần đảo Nam Du có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để đẩy
mạnh các ngành kinh tế liên quan đến biển, đặc biệt là khai thác và nuôi trồng
hải sản.
2.4. Tình hình nghiên cứu bệnh trên cá bóp
Mặc dù cá bóp là loài cá khá khỏe mạnh nhưng cũng nhạy cảm với các tác
nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, và ký sinh trùng (Kaiser and Holt, 2005).
Các bệnh do virus như Lymphocystis và do ký sinh trùng như Myxosporidia,
Trichodina, Neobenedenia và Amyloodinium spp. cũng ảnh hưởng đến cá bóp

làm cá giảm hoạt động, gây thiếu oxy, (Kaiser and Holt, 2005).
Các nghiên cứu về bệnh do vi khuẩn trên cá bóp bao gồm Mycobacteriosis,
Vibriosis, Photobacteriosis và Streptoccosis, được gây ra bởi các tác nhân gây
bệnh bao gồm: Mycobacterium marinum, Vibrio anguillarum, Vibrio ordalii,
Pasteurella piscida và Streptococcus spp. (Liao et al., 2004; Lowery and
Smith, 2006)
2.4.1. Bệnh do ký sinh trùng
Ký sinh trùng không những là tác nhân chính gây nhiều bệnh nguy hiểm mà còn
là tác nhân mở đường tạo điều kiện cho các tác nhân khác xâm nhập vào cơ thể
ký chủ như nấm, vi khuẩn, virus (Nguyễn Trường Phúc, 2011).
Bệnh ký sinh trùng đơn bào do Amyloodinium ocellatum là tác nhân chính gây
chết cá bóp giai đoạn giống, có thể gây chết trong ngày nếu không điều trị kịp
thời. Cá khó hô hấp, bơi lội không định hướng, chán ăn, bung nắp mang, mang
xuất hiện những chấm đen. Licmophora sp. là nhóm ngoại ký sinh trùng, gây
bệnh ở cá bóp sau một tháng thả giống, cá bị bệnh có những dấu hiệu như da
cá có màu vàng hoặc màu gỉ sét. Trùng bánh xe Trichodina được tìm thấy trên
da và mang của cá bóp ở giai đoạn ương giống làm cá chán ăn và nhiễm trùng
thứ cấp. Trùng loa kèn Epistilis làm cá có những dấu hiệu như xuất hiện các
khối màu trắng hoặc đỏ trên da/vây, mang hoặc trong miệng ở giai đoạn ấu
niên (Gomez et al., 2011).
7
Bệnh đốm trắng do nhóm ký sinh trùng Cryptocariosis gây ra: nhóm ký sinh
trùng đơn bào trùng lông (Cryptocaryon iritans) được tìm thấy trên cá bóp,
đây là tác nhân gây bệnh đốm trắng ở cá nước mặn. Cá bị bệnh có dấu hiệu
đặc trưng như: Nổi trái trên thân, vây, cá chán ăn, chậm lớn. Bệnh xảy ra ở cá
giống (Theo B. Williams and Williams, 2006) và các tác giả này cũng báo cáo
về một loài kí sinh trùng khác là Rooklynella hostilis là nguyên nhân gây
chết hơn 30.000 con cá bóp giống bị stress tại Peuerto Rico. Cá bệnh có các
dấu hiệu đặc trưng như màu da nhợt nhạt, bỏ ăn.
Bệnh do sán lá đơn chủ (Monogeneansis) gây hại trên cá bóp nuôi thương

phẩm bao gồm Bendedinia spp., Benedinia hoshinia, Neobenedenia spp.,
Diplectamun spp., thường ký sinh trên da, mang và vây cá. Một số loài có thể
được tìm thấy trong khoang ruột và hệ thống mạch máu. Chúng kết dính với
vật chủ thông qua một hoặc nhiều móc nằm ở cuối cơ thể (Hargis, 1955,
Bunkley-Williams and Williams, 2006, Bullard et al., 2000; McLean et al.,
2008).
Theo Chen et al. (2001), thích bào tử trùng Myxosporidia là nguyên nhân
chính gây chết hàng loạt cá cỡ 45-80 g khoảng 90% trong vòng 1 tháng. Cá bị
nhiễm bệnh có dấu hiệu như sậm màu, thiếu máu và thận xuất hiện các nốt sần
hình cầu màu kem.

Hình 2.2: Cá bóp bị nhiễm ký sinh trùng trên cầu mắt, xuất huyết dưới da và
viêm giác mạc (Nguồn: Kerber, C.E. et al., 2011)
8
2.4.2. Bệnh do vi khuẩn
Bệnh Vibriosis:
Vibriosis là bệnh gây ra bởi các vi khuẩn thuộc giống Vibrio với các tác nhân
chủ yếu như: Vibrio anguillarum (V. anguillarium), Vibrio alginolyticus
(V. alginolyticus), Vibrio vulnificus (V. vulnificus), Vibrio parahaemoluticus
(V. parahaemoluticus), Vibrio ordalii (V. ordalii),…
Vibrio thuộc họ Vibrionaceae là vi khuẩn Gram âm (-), hình que thẳng hoặc
hơi cong, oxidase dương tính, kích thước 0,3-0,5 x 1,4-2,6 µm và không hình
thành bào tử (Kaysner and Angelo, 1998). Các dấu hiệu chung khi cá bóp bị
nhiễm Vibrio sp. như: Cá lờ đờ, da sậm màu, chướng bụng, mù mắt và loét da.
Tỷ lệ tử vong cao, với 100% cá bệnh (Red and Francis-Floyd, 2002) và tỷ lệ tử
vong thường trên 80% (Liu et al., 2004), cá dưới 4 tháng tuổi (<500 g) dễ bị
nhiễm và tỉ lệ chết cao (Lin et al., 2005).
Theo nghiên cứu của Leaño et al. (2008), bệnh do V. anguillarum gây ra trên
cá bóp ở cả giai đoạn cá giống và cả cá lớn phát triển bùng nổ từ tháng 4-10
khi nhiệt độ nước khoảng từ 24-26

0
C với các dấu hiệu đặc trưng như lồi mắt,
tổn thương trên các gốc vây ngực, tuyến sinh dục xuất huyết. Nghiên cứu đầu
tiên về Vibriosis (Vibrio alginolyticus) trên cá bóp vào năm 2001 tại Đài Loan
Vibrio sp. là mầm bệnh gây ảnh hưởng đến các loài cá biển, tôm he, cũng như
bào ngư (Liu et al., 2004).
Theo Liu et al. (2004), xác định V. alginolyticus gây bệnh trên cá bóp từ
100-120 g, cũng như trên cá bóp 8-12 g, từ hai đợt dịch khác nhau tại Đài
Loan trong mùa hè. Đến năm 2006, V. vulnificus được Liu et al. xác định là
tác nhân gây bệnh trên cá bóp. Cá bị nhiễm V. vulnificus, bệnh lý thường gặp
xuất huyết bên ngoài cơ thể như ở mang, đầu, bụng và vây cá, đặc biệt là các
vây ngực và cũng có thể xuất huyết nội quan gồm gan và ruột. Các triệu chứng
bao gồm vết loét trên vây lưng và bụng, hoại tử cơ thể, ở vùng đầu cũng như
các chấm xuất huyết trên mang và vây.
Một nghiên cứu khác của Liu et al. (2004), xác định Vibrio haveyi (V.
carchariae) là tác nhân gây bệnh viêm dạ dày và ruột ở cá bóp. Cá bệnh có
dấu hiệu như: bụng trương to, bên trong có chứa dịch màu vàng trong suốt.
Liều gây chết LD
50
là 7,48x10
4
CFU/g trọng lượng cá. Theo Rajan et al.
(2001), kết quả cảm nhiễm Vibrio alginolyticus gây xuất huyết trên gan, thận
cá bóp có LD
50
là 4,8 – 6,0x10
5
CFU/g cá.
Bệnh Mycobacteriois: Bệnh thường xuất hiện giai đoạn cá giống (15-20 cm),
cá lờ đờ, xuất hiện vết loét trên da, giảm sắc tố (Leaño et al., 2008).

9
Vi khuẩn Mycobacterium là vi khuẩn hiếu khí, hình que, sinh trưởng chậm
trong môi trường nuôi cấy, 2-3 tuần vi khuẩn mới sinh trưởng và phát triển, ở
nhiệt độ 25
o
C. Khuẩn lạc sinh trưởng trong tối không sinh sắc tố nhưng sinh
trưởng trong ánh sáng thì sinh sắc tố màu vàng chanh đến vàng cam (Bùi
Quang Tề, 2008).
Bệnh do Photobacteriois: tác nhân chủ yếu do vi khuẩn Photobacterium
damsellae, vi khuẩn được biết đến với khả năng gây chết rất cao (Kubota et
al., 1972; Nahano et al., 2009). Theo Liu et al. (2003), bệnh xuất hiện ở Đài
Loan vào tháng 7 năm 2000 với các dấu hiệu lâm sàng bao gồm lở loét trên da
và xuất hiện các nốt trắng trên gan, thận, tỳ tạng với kích thước từ 0,5-2 mm,
bệnh này thường gặp ở cá giống khi nhiệt độ nước giảm. Sự khác biệt về độc
lực của vi khuẩn phụ thuộc vào nguồn phân lập. Ngoài ra sự nhạy cảm của
bệnh còn phụ thuộc vào độ tuổi và kích cở của cá.


Hình 2.3: Cá bóp bị nhiễm Photobacterium damselae subsp piscicida xuất
hiện những nốt màu trắng trong gan (A) và thận (B). (Nguồn: Moraes et al.,
2009).
Bệnh do Streptococcus: tác nhân chính gây bênh là Streptococcus iniae, cá bị
bệnh còn có thể bị mù mắt và chán ăn (Liao et al., 2004). Streptoccocus là vi
khuẩn gram dương, hình cầu hoặc hình ovan, đường kính nhỏ hơn 2 µm,
không di động, thường dính với nhau thành chuổi. Trong trường hợp cấp tính,
cá có thể sắp chết hoặc chết với dấu hiệu bên ngoài và bên trong nội tạng.
Trường hợp cá nhiễm nhẹ có thể bơi nhấp nhô gần mặt nước, mắt có thể bị
mù, xuất huyết ở da, vây, mắt bị lồi và xuất huyết bên trong mắt, mang bị
xung huyết (Leaño et al., 2008).
2.4.3. Bệnh do vi nấm

Những giống nấm thường gặp gồm: Lagenidium, Sirolpidium, Haliphthoros,
Atkinsiella, Fusarium. Nấm sinh sản vô tính bằng bào tử kín: Lagenidium,
A
B
10
Sirolpidium, Haliphthoros, Atkinsiella. Sinh sản bằng bào tử đính: Fusarium
(Bùi Quang Tề, 2008).
Bệnh nấm da: do nấm Saprolegnia sp., Achlya sp. gây ra. Bệnh thường làm
cho cá nổi trái phát triển thành dạng như múi bông trên da và vây. Bệnh
thường xảy ra khi nhiệt độ thấp, cá bị tổn thương trên da.
Bệnh do nấm Branchiomyces sp. và Achlya sp. gây ra trên cá bóp với các dấu
hiệu như: cá bơi nổi trên mặt nước, nắp mang đóng mở liên tục, có các vết đỏ
và trắng ở mang. Bệnh xuất hiện khi nhiệt độ nước thấp, chất hữu cơ trong
môi trường nuôi nhiều (Viên Đại Phúc, 2008).

2.4.4. Bệnh do virus
Bệnh do virus là một trở ngại lớn đối với ngành thủy sản nói chung, nghề nuôi
lồng biển nói riêng vì thiệt hại do chúng gây ra, bệnh virus ở cá biển nuôi lồng
đã được báo cáo ở Đông Á từ những năm 1980 và các nước Đông Nam Á từ
những năm 1990 (Viên Đại Phúc, 2011) với các bệnh sau:
Bệnh khối u tế bào Lympho:
Theo nghiên cứu Leaño et al. (2008), Lymphocytics là tác nhân gây hại cho cá
bóp ở giai đoạn cá giống, gây thiệt hại lớn, cá bệnh thường xuất hiện khối u ở
vây ngực, quản lý thức ăn sẻ giảm tỷ lệ chết cho cá.
Lymphocytics do Iridovirus lớn nhất trong giống này gây ra. Iridovirus có acid
nhân là AND sợi kép, phía ngoài thể virus có cấu trúc hình khối đa diện đều
(20 mặt) (A Siwicki et al., 2001). Iridovirus có lõi đặc biệt, nhân của thể virus
thấy rõ các ống giống như vòng nhẫn và trên bề mặi của thể virus có các
Capsis giống như các mấu (Madeley et al., 1978).
Theo Bùi Quang Tề (2008), bệnh gây ra các dấu hiệu bên trong như: Xuất hiện

một số tế bào lympho nhiễm trong cơ, màng bụng và trên bề mặt các cơ quan
nội tạng. Dấu hiệu mô học: Duy nhất chỉ có các tế bào Lympho của cá trương
to, kích thước tế bào điển hình là 100 µm hoặc lớn nhất là 1mm và chúng tăng
từ 50.000 đến 100.000 lần về thể tích. Điểm đặc biệt của tế bào là màng tế bào
mỏng trong suốt, ở trung tâm có nhân trương lớn thấy rõ ADN. Tế bào hình
ovan hoặc dạng amip. Các thể vùi tế bào chất bắt màu tím là nơi chứa các thể
virus.
Bệnh hoại tử thần kinh trên cá biển VNN (Viral Nervous Necrosis):
11
Theo Roy P. E. Yanong, VMD, (2010), bệnh hoại tử thần kinh do Viral
nervous necrosis virus gây ra, thuộc nhóm Betanodavirus, kích thước 25-30
nm hình đa diện với vật chất di truyền là ARN, sợi đơn, có vỏ capsis bao bọc.
Biều hiện của bệnh: Cá bơi không định hướng, mất thăng bằng, thân sậm màu,
virus phát triển ở mắt, não tạo ra những không bào khi kiểm tra mô bệnh học.
Ngoài ra loại virus này gây tổn hai hệ thống thần kinh trung ương và thường
ảnh hưởng đến giai đoạn cá giống với tỷ lệ chết từ 15-100%. (Roy P. E.
Yanong, VMD, 2010)
2.4.5. Tình hình bệnh ở Việt Nam
Theo một nghiên cứu của Nguyễn Đức Bình và ctv (2011), các bệnh thường
xuất hiện trên cá biển nuôi lồng bè ở Hải Phòng do nhóm vi khuẩn Vibrio (hơn
90%), Streptococcus (6,6%), ngoài ra cá còn nhiễm nhẹ nhóm ký sinh trùng
Trichodina và sán lá.
Theo một báo cáo về các loại bệnh thường gặp trên cá biển nuôi tại Khánh
Hòa của Đỗ Thị Hòa và ctv (2008), cá bóp nuôi tại Khánh Hòa thường bị mắc
một số bệnh sau: Bệnh hoại tử thần kinh, bệnh lymphocystic, bệnh sán lá da
do Neobenedenia sp., bệnh rận cá do Parapetalus sp., bệnh đốm trắng
Photobacterium damsela. Hiện nay bệnh mù mắt đang gây thiệt hại nghiêm
trọng ở Khánh Hòa, Vũng Tàu,…
12



PHẦN III
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm tiến hành thu mẫu và nghiên cứu: Quần đảo Nam Du, huyện Kiên
Hải, tỉnh Kiên Giang

Hình 3.1: Bản đồ tỉnh Kiên Giang, Quần đảo Nam Du (khoanh tròn màu đỏ) là
địa điểm tiến hành nghiên cứu.
Thời gian tiến hành từ tháng 8/2013-12/2013
3.2. Vật liệu nghiên cứu
3.2.1. Dụng cụ sử dụng trong nghiên cứu
Dụng cụ gồm tủ cấy, tủ ấm, tủ sấy, tủ đông, máy tiệt trùng, máy vortex, bộ
tiểu phẫu, que cấy vi sinh, đèn cồn, đĩa petri, ống nghiệm, kính hiển vi, kính
lúp, cân điện tử, máy chụp ảnh, lame, lamelle, bình xịt cồn, găng tay, khẩu
trang, khay nhựa và một số dụng cụ khác.
3.2.2. Hóa chất và môi trường trong nghiên cứu
Hóa chất: nước muối sinh lý 0,85%, nước cất, cồn tuyệt đối, cồn 70%, bộ hóa
13
chất nhuộm Gram, thuốc thử oxidase, thuốc thử catalase, môi trường O/F,
glucose, parafin,…
Môi trường nuôi cấy vi khuẩn Thiosulfate Citrate Bile Salts agar (TCBS).
Môi trường nuôi vi khuẩn Brain-Heart-Infusion agar (BHIA) và Brain Heart-
Infusion broth (BHIB) (bổ sung 1.5% NaCl), môi trường nuôi cấy nấm PGYA.
3.3. Thu thập thông tin
Điều tra tình hình bệnh trên cá bóp của nông hộ qua số liệu thứ cấp và số liệu
sơ cấp:
Số liệu thứ cấp: Thu thập thông tin từ các báo cáo của Ủy ban nhân dân
(UBND), Chi Cục Nuôi Trồng Thủy Sản, Cục Thú Y, tỉnh Kiên Giang, qua
các báo cáo của địa phương về tình hình nuôi trồng, tình hình bệnh, những

thuận lợi và khó khăn của người nuôi trong quá trình sản xuất.
Số liệu sơ cấp: Thu thập thông tin từ 25 hộ nuôi với hình thức phỏng vấn trực
tiếp bằng phiếu điều tra được soạn sẵn (phụ lục 1), các thông tin thu thập bao
gồm: Kích cở lồng nuôi, con giống (tự nhiên, nhân tạo), mùa vụ, bệnh thường
gặp, cách trị bệnh, thuận lợi và khó khăn của nghề nuôi,…
3.4. Phương pháp thu mẫu
Mẫu cá được thu trong 4 lồng, thu cá có dấu hiệu bệnh và cá khỏe đối chứng.
Tiến hành thu mẫu liên tục trong 3 tháng, 1 lần/tháng, cụ thể như sau:
Lần 1 (Ngày 20/9): Thu 2 mẫu cá khỏe và 5 mẫu cá bệnh
Lần 2 (Ngày 24/10): Thu 1 mẫu cá khỏe và 5 mẫu cá bệnh
Lần 3 (Ngày 25/11): Thu 2 mẫu cá khỏe và 5 mẫu cá bệnh
Mẫu thu có dấu hiệu bệnh rõ ràng và còn sống được tiến hành phân tích ký
sinh trùng, cấy vi sinh và phết tiêu bản tươi tại hiện trường.
Tiến hành các nghiên cứu, định danh vi khuẩn trong phòng thí nghiệm bộ môn
Bệnh học Thủy sản, khoa Thủy sản, trường Đại học Cần Thơ.
3.5. Phương pháp kính phết và nhuộm tiêu bản
Dùng kéo cắt một phần nhỏ mô gan, thận, tỳ tạng và não cá phết nhẹ lên lame.
Để khô mẫu tự nhiên sau đó cố định làm bằng dung dich methanol trong 1-2
phút. Cho lame mẫu vào dung dịch Wright tong 3-5 phút, chuyển mẫu sang
dung dịch pH 6,2-6,5 tử 5-6 phút. Kế đến cho mẫu phết vào dung dịch Giemsa
trong 20-30 phút. Cho mẫu vào tiếp dung dịch pH 6,2 trong 15-30 phút. Rửa
sạch mẫu bằng nước cất và để khô tự nhiên. Đọc kết quả dưới kính hiển vi
14
100X có giọt dầu.
3.6. Phương pháp nghiên cứu ký sinh trùng
Phương pháp định danh ký sinh trùng (KST) dựa vào đặc điểm hình thái và
cấu tạo của KST theo phương pháp nghiên cứu KST trên cá của Đỗ Thị Hòa
và ctv (2004), Hà Ký và Bùi Quang Tề (2007).
Phương pháp nghiên cứu ngoại ký sinh: Dùng dao cạo thật nhẹ lớp nhớt trên
da và vây. Quan sát dưới kính hiển vi quang học. Ở mang cắt toàn bộ cung

mang cho vào đĩa lồng có chứa nước muối sinh lý, quan sát dưới kính lúp tìm
KST có kích thước lớn, hoặc cạo nhớt trên cung mang ép tiêu bản quan sát
dưới kính hiển vi tìm KST kích thước nhỏ.
Phương pháp nghiên cứu nội ký sinh: Cá sau khi mổ được tách rời các cơ
quan, quan sát ký sinh trùng trong ruột, gan, thận, tỳ tạng,…
Muốn biết mức độ nhiễm KST cần phải xác định số lượng KST đã kiểm tra.
Mức độ nhiễm KST được đặc trưng bằng 2 đại lượng: Tỷ lệ nhiễm (TLN) và
cường độ nhiễm (CĐN) (Hà Ký và Bùi Quang Tề, 2007).
Xác định tỷ lệ nhiễm:
Tỷ lệ nhiễm =
Xác định cường độ nhiễm (CĐN):
CĐN (số trùng/lame) =
3.7. Phương pháp phân lập và định danh vi khuẩn
Phương pháp phân lập vi khuẩn
Trước khi giải phẫu cá phải được giết chết bằng cách hủy não. Đặt cá trên
khay sạch và cân trọng lượng. Quan sát bằng mắt thường, ghi nhận lại các dấu
hiệu như vết thương, điểm xuất huyết, mùi và các triệu chứng của cá bệnh.
Phân lập vi khuẩn từ vết thương: sử dụng cồn 70% sát trùng mặt ngoài của cá
và lau sạch, dùng dao đã tiệt trùng vạch một đường ở vết thương. Sau đó dùng
que cấy lấy mẫu bệnh phẩm từ điểm vừa rạch và cấy trên môi trường BHIA
(bổ sung 1,5% NaCl) và TCBS.
Phân lập vi khuẩn từ gan, thận, tỳ tạng: Dùng dao kéo đã tiệt trùng để mổ cá.
Khi mổ cá tránh làm vỡ các cơ quan nội tạng, lấy dao mổ rạch một đường trên
gan, dùng que cấy để lấy mẫu bệnh phẩm và cấy trên môi trường TCBS và
BHIA (Bổ sung 1,5% NaCl). Lấy mẫu bệnh phẩm trên não, thận, tỳ tạng cũng
Số lượng cá nhiễm KST
Tổng số cá kiểm tra
X 100
Tổng số trùng trong 3 lame kiểm tra
3

15
tương tự.
Ủ đĩa trong tủ ấm ở nhiệt độ 28
o
C. Sau 24-48 giờ thì ghi nhận màu sắc, hình
dạng khuẩn lạc, tiến hành tách ròng cho đến khi đạt đĩa cấy thuần.
Phương pháp định danh vi khuẩn
Định danh vi khuẩn dựa theo các đặc điểm về hình thái, sinh-hóa của vi khuẩn
được xác định bằng cách kiểm tra các chỉ tiêu cơ bản, test O/F, phân loại vi
khuẩn đến giống.

























3.8. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được kiểm tra mã hóa. Các số liệu thu thập được tính toán bằng phần
mềm excel và word.
Mẫu bệnh phẩm
(não, gan, thận, tỳ tạng)
Nuôi cấy phân lập trên các loại
môi trường (BHIA, TCBS)
Phết mô và nhuộm
Wright-Giemsa

Kiểm tra đặc điểm hình thái, tiến hành tách ròng, nuôi cây thuần chủng
và lưu trữ.
Nhuộm Gram, quan sát tính di
động
Kiểm tra các chỉ tiêu cơ bản:
Catalase, Oxydase, OF, tính di
động
Định danh vi khuẩn dựa vào hệ thống phân loại và các nghiên cứu trước
Hình 3.2: Sơ đồ phương pháp nghiên cứu vi khuẩn từ cá bệnh
Ủ 28
0
C sau 24-48h
16

PHẦN IV
KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.1. Khảo sát tình hình bệnh trên cá bóp ở quần đảo Nam Du huyện Kiên
Hải tỉnh Kiên Giang

Hình 4.1: Mô hình nuôi cá bóp lồng bè ở Quần đảo Nam Du, huyện Kiên Hải
tỉnh Kiên Giang.
4.1.1. Thông tin chung về địa điểm điều tra
Quần đảo Nam Du có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nghề nuôi cá bóp phát
triển, diện tích mặt nước rộng, nguồn cá giống và thức ăn sẵn có, người nuôi
có nhiều kinh nghiệm trong nuôi trồng thủy sản, có cán bộ kỹ thuật địa
phương. Diện tích nuôi ngày càng được mở rộng với quy mô lớn và thâm canh
hơn.
4.1.2. Thông tin nông hộ
4.1.2.1. Mùa vụ
Theo kết quả điều tra, nguồn giống cá bóp được cung cấp quanh năm từ các
tàu đánh bắt tự nhiên, vì vậy mùa vụ nuôi thường không xác định cụ thể. Cá
bóp thường được tập trung thả nuôi nhiều nhất vào tháng 7 đến tháng 9 dương
lịch vì đây là thời điểm cá bóp giống thu được ngoài tự nhiên nhiều nhất. Qua
khảo sát cho thấy có 40% hộ nuôi thả cá từ tháng 7-9, 8% hộ nuôi thả cá từ
tháng 1-2 và 52% hộ nuôi chưa xác định cụ thể thời gian cụ thể, chỉ tiến hành
thả giống khi có nguồn cá đánh bắt ngoài tự nhiên.

×