Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Nghiên cứu ký sinh trùng và một số bệnh gây ra trên cá hông mỹ (sciaenops ocellatus) nuôi lồng tại cát bà hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (829.89 KB, 58 trang )


B GIO DC V O TO
TRNG I HC NễNG NGHIP H NI
-------------o0o-------------





Phạm xuân vợng




Nghiên cứu ký sinh trùng và một số bệnh gây
ra trên cá hồng mỹ
(Sciaenops ocellatus)
nuôI
lồng tại cát bà - hảI phòng





LUN VN THC S NễNG NGHIP





Chuyờn ngnh : Nuụi trng thy sn


Mó s: 60 62 70


Ngi hng dn khoa hc: TS. Bựi Quang T





H NI - 2011
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

i
LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan rằng, kết quả luận văn là toàn bộ công trình do chính
tôi nghiên cứu, số liệu trong luận văn là trung thực và chưa ñược sử dụng ñể
bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn ñã ñược
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ nguồn gốc.

Hà nội, ngày…. Tháng….. năm 2011
Tác giả luận văn


Phạm Xuân Vượng
















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

ii

LỜI CẢM ƠN

Lời ñầu tiên, tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh ñạo Viện
Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản I, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, ñã
tạo ñiều kiện cho tôi hoàn thành khoá học này. Nhân ñây tôi gửi lời cảm ơn
tới các cô trong Phòng ðào tạo và Hợp tác Quốc tế Viện Nghiên Cứu Nuôi
Trồng Thủy Sản 1 ñã giúp ñỡ tôi trong thời gian học.
Lời cảm ơn sâu sắc tôi muốn gửi tới TS. Bùi Quang Tề, người ñã tận
tình hướng dẫn, giúp ñỡ, ñịnh hướng nghiên cứu và tạo mọi ñiều kiện thuận
lợi ñể tôi hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn ñến TS. Lê Văn Khoa, người ñã tạo mọi ñiều
kiện thuận lợi, giúp ñỡ tôi trong quá nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn các anh, chị trong phòng thí nghiệm viện Nghiên Cứu
Nuôi Trồng Thủy Sản 1. Các anh, chị trong phòng thí nghiệm Trường Cao
ðẳng Thủy Sản – Từ Sơn – Bắc Ninh

Tôi xin chân thành cảm ơn gia ñình, bạn bè ñồng nghiệp ñã ñộng viên
khích lệ giúp tôi hoàn thành ñề tài này. Tôi xin trân trọng cám ơn những tình
cảm cao quí ñó!
Hà nội, ngày…. Tháng….. năm 2011

Tác giả luận văn


Phạm Xuân Vượng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

iii
MỤC LỤC
Lời cam ñoan……………………………………………………………….…i
Lời cảm ơn……………………………………………………………………ii
Mục lục……………………………………………………………………....iii
Danh mục viết tắt…………………………………………………………….v
Danh mục bảng………………………………………………………………vi
Danh mục hình………………………………………………………………vii
PHẦN 1. MỞ ðẦU...................................................................................... 1

1.1 Mục tiêu của ñề tài...........................................................................2

1.2 Nội dung nghiên cứu........................................................................2

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................. 3

2.1. Vài nét về ñặc ñiểm sinh học của cá Hồng mỹ .................................3

2.1.1. Vị trí phân loại.................................................................................3


2.1.2. ðặc ñiểm hình thái, phân bố.............................................................3

2.1.3. ðặc ñiểm dinh dưỡng, sinh trưởng...................................................4

2.1.4. ðặc ñiểm sinh sản của cá hồng mỹ...................................................5

2.2. Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng cá trên thế giới. ........................5

2.3 Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng cá ở Việt Nam..........................7

2.4. Tình hình nghiên cứu bệnh trên cá hồng mỹ ..................................10

PHẦN 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................ 13

3.1. Thời gian, ñịa ñiểm, ñối tượng nghiên cứu.....................................13

3.1.1. Thời gian nghiên cứu .....................................................................13

3.1.2. ðịa ñiểm thu mẫu và cách thu mẫu ................................................13

3.1.3. ðối tượng thu mẫu và nghiên cứu..................................................13

3.2. Số lượng mẫu cá nghiên cứu..........................................................13

3.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................14

3.3.1. Phương pháp thu mẫu ....................................................................14

3.3.2. Phương pháp quan sát mẫu tươi .....................................................15


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

iv
3.3.3. Cố ñịnh, bảo quản và làm tiêu bản ký sinh trùng............................16

3.3.4. Phân loại........................................................................................17

3.4. Phương pháp xử lý số liệu..............................................................18

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 19

4.1 Số lượng mẫu ñã nghiên cứu..........................................................19

4.2 Thành phần giống, loài KST ký sinh trên cá hồng mỹ nuôi lồng tại
Cát Bà-Hải Phòng
..........................................................................20

4.3 Vị trí phân loại và ñặc ñiểm hình thái các giống loài ký sinh trùng 20

4.3.1. Loài Cryptocaryon irritans Brown, 1951.......................................20

4.3.2. Loài Ambiphrya sp........................................................................21

4.3.3. Loài Trichodina jadranica Raabe, 1958.........................................22

4.3.4. Loài Haliotrema shenzhenense Wang, Liu, Zhou, 2003.................23

4.3.5. Loài Neobedenia melleni (MacCallum 1927) Yamaguti 1963........25


4.3.6. Loài Prosochis acanthuri Kurochkin, Paruchin et Korotaeva 1971 26

4.3.7. Loài Transversotrema licilum Manter, 1970 .................................. 27

4.4. Mức ñộ nhiễm ký sinh trùng ..........................................................28

4.5. Mức ñộ nhiễm ký sinh trùng trên cá hồng mỹ qua các tháng..........30

4.6. So sánh sự khác nhau về thành phần loài, tỷ lệ nhiễm và cường ñộ
nhiễm KST của cá nuôi bằng TACN và nuôi bằng cá tạp
…………35

4.7 Một số bệnh trên cá hồng mỹ nuôi lồng . .......................................35

4.8 Một số biện pháp phòng trị bệnh ký sinh trùng cho cá hồng mỹ nuôi
lồng................................................................................................35

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 37

5.1 Kết luận .........................................................................................37

5.2. Kiến nghị .......................................................................................38

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 39

PHỤ LỤC…………………………………………………………………..49

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Nghiên cứu ký sinh trùng trên cá hồng mỹ (Sciaenops ocellatus)....12

Bảng 2. Chiều dài và khối lượng cá nghiên cứu............................................19

Bảng 3. Mức ñộ nhiễm ký sinh trùng trên tổng số mẫu nghiên cứu ..............28

Bảng 4. Thành phần giống loài và mức ñộ nhiễm KST ở các tháng thu mẫu........31



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

vi
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1. Hình thái ngoài cá Hồng mỹ (Sciaenops. ocellatus).......................... 3

Hình 2. Loài Cryptocaryon irritans ............................................................ 21

Hình 3. Ambiphrya sp ................................................................................. 22

Hình 4. Loài Trichodina jadranica ............................................................. 23

Hình 5: Loài Haliotrema shenzhenense …………………………………...24

Hình 6: Loài Neobenedenia melleni ............................................................ 25

Hình 7. Loài Prosochis acanthuri ............................................................... 26


Hình 8. Transversotrema licinum ............................................................... 27

Hình 9. Biểu ñồ Tỷ lệ nhiễm KST trên tổng số mẫu thu. ............................. 29
Hình 10. Biểu ñồ Cường ñộ nhiễm trung bình KST trên tổng số mẫu thu.... 29
Hình 11. Biểu ñồ Tỷ lệ nhiễm KST qua các tháng....................................... 33
Hình 12. Biểu ñồ Cường ñộ nhiễm KST qua các tháng ............................... 33
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CðN: Cường ñộ nhiễm
CðNTB: Cường ñộ nhiễm trung bình
CQKS: Cơ quan ký sinh
CTV: Cộng tác viên
FAO: Food and Agriculture Organization
KST: Ký sinh trùng
Max (Maximum): Cường ñộ nhiễm nhiều nhất
Min (Minimum): Cường ñộ nhiễm ít nhất
N: Số cá nhiễm KST
TLN: Tỷ lệ nhiễm
TACN: Thức ăn công nghiệp
TACT Thức ăn cá tạp
TB: Trung bình
TS.: Tiến sỹ
Sum: Tổng số ký sinh trùng ñếm ñược trên lamen
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

1

PHẦN 1. MỞ ðẦU
Cá hồng mỹ (Sciaenops ocellatus) hay còn gọi là cá ðù ñỏ tên tiếng
Anh là Red Drum là loài cá sống rộng muối, rộng nhiệt, phân bố ở vịnh
Mexico và vùng duyên hải Tây Nam nước Mỹ. Cá hồng mỹ ngày càng ñược
người nuôi, người tiêu dùng trên thế giới ưa chuộng bởi cá dễ nuôi, có chất
lượng thịt thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao, cá tăng trưởng nhanh, kích
thước cá lớn.
Trong những năm gần ñây nghề nuôi cá biển ñang trên ñà phát triển
mạnh, trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Sản lượng cá hồng mỹ nuôi trên thế
giới không ngừng gia tăng trong những năm gần ñây, năm 2000 sản lượng cá
hồng mỹ trên thế giới ñạt 2.500 tấn, tới năm 2007 sản lượng ñã là 52.000 tấn
(FAO, 2006). Trong ñó Trung Quốc, Mỹ, Israel là những nước có sản lượng
nuôi lớn nhất. Bên cạnh các loài cá biển nuôi có giá trị như cá song, cá giò thì
cá hồng mỹ cũng là ñối tượng ñược người nuôi chú trọng phát triển. Cá hồng
mỹ là loài cá có giá trị kinh tế, dễ nuôi, thịt thơm ngon, có hàm lượng dinh
dưỡng cao và cũng rất ñược ưa chuộng tại các nhà hàng. Việt Nam lần ñầu
tiên ñã di nhập, ương nuôi ấu trùng cá hồng mỹ từ năm 1999 [7]. ðến nay
chúng ta ñã làm chủ về công nghệ sản xuất giống, ương nuôi thương phẩm cá
Hồng mỹ [13].
Với giá trị kinh tế cao, thích nghi với ñiều kiện nuôi ở Việt Nam, cá có
tốc ñộ tăng trưởng nhanh, ñem lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi. Chính vì
vậy mà diện tích nuôi cá hồng mỹ, số lượng lồng nuôi không ngừng tăng lên
trong thời gian gần ñây. Mật ñộ nuôi cao, khoảng cách giữa các lồng ngắn, ñã
dẫn tới tình trạng môi trường nuôi bị ô nhiễm, dịch bệnh bùng phát, chủ yếu
là các bệnh ro vi khuẩn, virus và các bệnh ro ký sinh trùng (KST) gây ra. Ký
sinh trùng là bệnh thường gặp, bệnh làm cho cá tăng trưởng chậm, ảnh hưởng
tới chất lượng sản phẩm cá nuôi, thậm chí làm cho cá chết hàng loạt. Ngoài ra
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

2

ký sinh trùng còn là tác nhân ban ñầu, tạo ñiều kiện thuận lợi cho các tác nhân
gây bệnh khác như vi khuẩn, virus phát triển.
Ở Việt Nam ñã có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh ký sinh trùng ở
cá biển, chủ yếu trên các ñối tượng cá song, cá giò và một số ñối tượng khác.
Tuy nhiên ñối với cá hồng mỹ tới nay cũng chưa có công bố chính thức, ñầy
ñủ nào về bệnh ký sinh trùng trên cá hồng mỹ nuôi lồng.
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi ñược giao thực hiện ñề tài :
“Nghiên cứu ký sinh trùng và một số bệnh gây ra trên cá hồng mỹ
(Sciaenops ocellatus) nuôi lồng tại Cát Bà-Hải Phòng”.
1.1 Mục tiêu của ñề tài
- Xác ñịnh, ñịnh danh loài ký sinh trùng trên cá hồng mỹ
- ðề xuất một số giải pháp phòng trị
1.2 Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu thành phần giống loài ký sinh trùng trên cá hồng mỹ
- So sánh mức ñộ nhiễm ký sinh trùng trên cá, các tháng trong năm
- ðiều tra một số bệnh do ký sinh trùng thường gặp trên cá hồng mỹ
nuôi lồng









Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

3
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU


2.1. Vài nét về ñặc ñiểm sinh học của cá Hồng mỹ
2.1.1.Vị trí phân loại
Ngành: Chordata
Lớp: Osteichthyes
Bộ : Perciformes
Họ: Sciaenidae
Giống : Sciaenops
Loài: S. ocellatus (Linnaeus 1766).

Hình 1. Hình thái ngoài cá Hồng mỹ (S. ocellatus)
2.1.2. ðặc ñiểm hình thái, phân bố
Cơ thể có hình thon dài thân hơi tròn lưng có gồ cao lên, vẩy lược lớn
vừa và nhỏ. Vùng da nằm trên khoảng cách giữa mắt và ñầu không có vẩy, bộ
phận ñầu trừ mõm, xương trước mắt và xương dưới mắt ra ñều có vẩy. Vây lẻ
không có vẩy hoặc vẩy bẹ thấp, ñường bên hoàn toàn, ñi ra sau theo vành ngoài
của bộ phận lưng. Mắt trung bình, miệng rộng ở phía trước hơi thấp và hơi lệch
phía dưới, môi mỏng có thể co duỗi ñược, chúng có từ 4-6 răng nanh nhọn sắc,
một số ít là răng cắt ở phía trước hàm và ở ñằng trước của mỗi hàm, tiếp ñó là
nhiều hàng răng chóp hoặc răng tròn phía sau thì nở rộng thành răng cấm sau
này sẽ to dần lên như răng hàm và trải ra thành từ hai ñến bốn hàng mà hàng
ngoài là răng rất chắc khoẻ. Vây lưng liên tục, không có khía lõm, bộ phận gai
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

4
và tia vây cũng rất nở nang, gai vây lưng to khoẻ, chúng có khoảng 10-13 tia gai
cứng, từ 9-17 tia vây mềm, vây hậu môn có 3 tia gai. .[35]
Cá hồng mỹ thuộc họ cá ðù (Sciaenidae) là loài cá có ñặc ñiểm rộng
muối, rộng nhiệt phân bố ở vịnh Mêhicô và vùng duyên hải Tây Nam nước
Mỹ. Trong những năm gần ñây ñối tượng này ñã ñược di nhập vào các nước

trong khu vực như: ðài loan, Trung Quốc, Việt Nam.... và nhanh chóng trở
thành một ñối tượng nuôi có giá trị kinh tế khá quan trọng trong khu vực. Họ
cá này cũng ñược tìm thấy ở các vùng nước ñại dương ôn ñới và nhiệt ñới.
Chúng sống ñáy vùng ven bờ, vùng ñá ngầm ven bờ, nơi có dòng nước ấm.
Cũng có thể thấy chúng sống ở các vùng ñáy cát, ñá cứng, vùng hỗn hợp bùn
cát hoặc vùng ñá san hô chết. Phân bố ngang thì chúng sống từ ñáy ven bờ
cho ñến các rạn ñá hoặc bãi san hô chết ở ñộ sâu tới 50-60m nước. Cũng có
loài, ban ñầu ở các vùng cửa sông, phát triển lớn hơn chuyển ra các vùng
nước sâu hơn, có khi tới ñộ sâu 150m nước.[7][13]
2.1.3. ðặc ñiểm dinh dưỡng, sinh trưởng
Các loài trong họ cá ðù ñều là cá dữ, ăn ñáy, chúng chủ yếu dinh
dưỡng bằng các loại ñộng vật không xương sống như thân mềm (Mollusca),
giáp xác (Crustacea), Giun nhiều tơ (Polychaeter), kể cả cá nhỏ....Cá hồng mỹ
cũng như hầu hết các loài cá biển khác, trong giai ñoạn ấu trùng thức ăn ñầu
tiên của chúng ñều là ñộng vật phù du như: luân trùng (Brachionus plicatilis),
chân chèo biển (Copepoda). Khi ấu trùng ñạt chiều dài cơ thể lớn hơn 4 mm
thức ăn ưa thích là Rotifer và tiếp tục ñến sau 30 ngày kể từ khi nở. Khi ấu
trùng có chiều dài ñạt 12mm thường ăn Copepoda như: Tigriopus, Arcatia,
Oithoina, Paracalanus... [7]
Tốc ñộ tăng trưởng của cá hồng mỹ phụ thuộc rất lớn vào khu vực nuôi.
Tại các trang trại ở Florida và vịnh Mexico cá hồng mỹ có thể ñạt 1-2 kg
trong thời gian 14 - 22 tháng, nhưng nếu như nuôi trong khu vực nhiệt ñới thì
tốc ñộ tăng trưởng của nó sẽ tăng lên rất nhiều.Tốc ñộ tăng trưởng của cá còn
phụ thuộc vào mật ñộ nuôi, thời gian nuôi, loại thức ăn, cỡ cá thả ban ñầu.[35]
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

5
2.1.4. ðặc ñiểm sinh sản của cá hồng mỹ
Cá Hồng mỹ sống thành ñàn, phân bố phạm vi rộng, khi trưởng thành
thường ñi ñến những vùng cửa sông và vùng biển cạn ñể sinh sản. Nhiệt ñộ

thích hợp là từ 10-30
0
C, thích hợp nhất là từ 18-25
0
C. Cá Hồng mỹ có thể
sinh sống ở cả nước ngọt, nước lợ và nước mặn.
Cá Hồng mỹ thường thành thục ở tuổi 3
+
- 4
+
. Tuy nhiên cũng ñã có
nghiên cứu cho thấy chúng có thể thành thục sớm hơn. Gần ñến giai ñoạn
thành thục, chúng thường không ăn hàng ngày mà chỉ ăn 3 lần/tuần. Mỗi cá
cái có thể thành thục hơn một lần /năm, một số báo cáo còn cho biết một số
trang trại sản xuất cá giống ở bang Texas ñã bắt gặp một con cá cái có thể ñẻ
7 lần trong 26 ngày. Sức sinh sản của loài cá này cũng rất lớn, một cá cái 11 -
14kg có thể ñẻ 0,5 triệu trứng/lần và ñạt 1-3 triệu trứng/ năm. Cá Hồng mỹ
thường ñẻ vào mùa thu và phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố môi trường như:
nhiệt ñộ nước, tốc ñộ dòng chảy và thuỷ triều….[35][7]
2.2.Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng cá trên thế giới.
Nghiên cứu ký sinh trùng cá ñã ñược nghiên cứu từ rất lâu, ở một số
nước trên thế giới. Các nhà khoa học ñều có những nghiên cứu về ký sinh
trùng và khu hệ ký sinh trùng trên cá trong các thủy vực, trên các ñối tượng
với các mức ñộ nghiên cứu khác nhau.
Ở Châu Âu (Liên Xô cũ) V.A.Dogiel (1882 - 1956) ñã ñặt nền móng
cho nghiên cứu ký sinh trùng cá. Viện sỹ Bychowsky và các cộng sự năm
1962 ñã xuất bản cuốn sách bảng phân loại ký sinh trùng cá nước ngọt Liên
Xô[Trích 3]
Theo Gussev(1976) khi nghiên cứu 37 loài cá nước ngọt ở Ấn ðộ ñã
phát hiện 57 loài sán lá ñơn chủ, trong ñó có 40 loài mới ñối với khoa học.

Nghiên cứu cho thấy, thành phần loài và sự tiến hóa của họ Dactylogyridae,
Ancylodiscoididadae, Diplozoonidae có liên hệ mật thiết với ký chủ của
chúng. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các loài sán lá ñơn chủ thuộc họ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

6
Dactylogydae, Tetraochidae có tính ñặc hữu cao, mỗi loài cá chỉ bị một vài
loài sán lá ñơn chủ ký sinh.[24]
Ở Tiệp Khắc, năm 1992, Jiri Lom và Iva Dykova ñã xuất bản cuốn “Ký
sinh trùng ñơn bào (Protozoa) của cá”. Các tác giả này thống kê có khoảng
2.420 loài ký sinh trùng ñơn bào ở cá, trong ñó có nhiều loài gây nguy hiểm
cho cá nuôi nước ngọt và cá nuôi nước biển.[36]
Theo tổng kết các công trình nghiên cứu ký sinh trùng cá nước ngọt ở
Bắc Mỹ của Hoffman G.L (1998) nghiên cứu trên 416 loài cá ñã xác ñịnh
ñược 19 ngành thuộc 4 giới: sinh vật nhân nguyên thủy, ñộng vật nguyên
sinh, nấm, ñộng vật ña bào [26]
Trung Quốc là một trong những nước có khá nhiều nhà khoa học, cũng
như các nghiên cứu về ký sinh trùng trên cá. ðiển hình là Chen Chih-Leu
(1955). Năm 1973 ông nghiên cứu và xuất bản cuốn sách ký sinh trùng cá
nước ngọt tỉnh Hồ Bắc. ðiều tra 50 loài cá nước ngọt và phân loại ñược 375
loài ký sinh trùng.[19] . Theo Yu Yi và Wu Huisheng (1989) khi nghiên cứu
khu hệ giun ñầu gai của 72 loài cá ở sông Trường Giang ñã phân loại ñược 10
loài ký sinh trùng, trong ñó có 02 loài mới.[43]
Ở Nhật Bản, công trình nghiên cứu lớn nhất của nhà ký sinh trùng học
Yamaguti S. từ năm 1958 tới năm 1971 ñã tổng kết các kết quả nghiên cứu ký
sinh trùng trên ñộng vật và người trên thế giới, xuất bản thành nhiều tập. [43].
Năm 1989, Nagasawa K. Awakura T. và Urawa S. ñã tổng kết các công trình
nghiên cứu ký sinh trùng trên cá nước ngọt ở Hokkaido - Nhật Bản và ñã xác
ñịnh ñược 96 loài ký sinh trùng.[38]
Năm 1975 Carmen C.Velasquez ñã nghiên cứu và xuất bản cuốn sách

Sán lá song chủ Trematoda trên cá ở Philippines trong ñó ñã mô tả 73 loài
thuộc 50 giống 21 họ sán lá song chủ ký sinh trên 27 loài cá của
Philippines.[18] Arthur, J.R. khi tổng kết các nghiên cứu ký sinh trùng trên
cá ở Philippines ñã ñiều tra xác ñịnh ñược 201 loài ký sinh trùng ở 172 loài cá
gồm: Apicomplexa 1 loài, Ciliophora 16 loài, Mastigophora 2 loài,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

7
Microspora 1 loài, Myxozoa 9 loài, Trematoda 90 loài, Monogenea 22 loài,
Cestoda 6 loài, Nematoda 20 loài, Acanthocephala 5 loài, Mollusca 1 loài,
Branchiura 2 loài, Copepoda 21 loài và Isopoda 5 loài[17]
Nhà nghiên cứu ký sinh trùng Paiboon- Yutisri, Apirum- Thuhanruksa
(1985) khi ñiều tra khu hệ ký sinh trùng của một số loài cá tự nhiên ở Thái
Lan ñã phát hiện 16 loài ký sinh trùng trong ñó ñã xác ñịnh ñược 3 loài ngoại
ký sinh trùng và 13 loài nội ký sinh trùng trên cá bống tượng (Oxyeleotris
marmoratus). [39]
Nghiên cứu của Leong Tak Seng từ 1978 tới 1991 ñã nghiên cứu ký
sinh trùng trên cá biển ở Malaysia [31]. Susan Lim Lee-Hong và Futado từ
(1983 - 1997) ñã nghiên cứu hệ thống phân loại sán lá ñơn chủ trên cá nước
ngọt ở Malaysia và ñã phát hiện ra 54 loài sán lá ñơn chủ [32][33][34]
Ngoài ra ở một số nước khác cũng có những nghiên cứu ký sinh trùng
trên cá, tuy nhiên những nghiên cứu này chưa nghiên cứu ñầy ñủ, toàn diện
mà chủ yếu nghiên cứu trên từng loài cá riêng rẽ hoặc nghiên cứu theo nhóm
ký sinh trùng.
2.3 Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng cá ở Việt Nam
Việc nghiên cứu ký sinh trùng trên cá ở Việt Nam ñã ñược nghiên cứu
từ khá lâu, và ñã nghiên cứu tương ñối hoàn thiện ký sinh trùng trên cá nước
ngọt ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, nhà khoa học trong nước ñầu tiên nghiên cứu ký sinh
trùng và khu hệ ký sinh trùng trên cá một cách bài bản, ñầy ñủ và toàn diện

nhất là Hà Ký (1968, 1971), khi ñiều tra ký sinh trùng ở 16 loài cá kinh tế ở
Miền Bắc, ñã xác ñịnh ñược 120 loài ký sinh trùng thuộc 48 giống, 37 họ, 26
bộ và 10 lớp, ông ñã mô tả ñược 01 họ, 01 giống, và 42 loài mới.[45]
Theo công bố của Nguyễn Thị Muội và ðỗ Thị Hoà (1981, 1985), khi
nghiên cứu khu hệ ký sinh trùng cá nước ngọt ở Miền Trung và Tây Nguyên
ñã phát hiện và phân loại ñược 117 loài ký sinh trùng, trong ñó lớp sán lá ñơn
chủ chiếm số lượng loài lớn.[10]
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

8
Từ năm 1984- 1996 Bùi Quang Tề ñã ñiều tra, nghiên cứu trên 41 loài
cá nước ngọt, có giá trị kinh tế ở ðồng bằng sông Cửu Long, ñã xác ñịnh
ñược 157 loài ký sinh trùng và phát hiện mới 121 loài mới, lần ñầu tiên xuất
hiện tại Việt Nam. ðây là một trong những ñóng góp ñáng kể nhất trong lĩnh
vực nghiên cứu ký sinh trùng và khu hệ ký sinh trùng trên cá ở Việt Nam.
Cùng với những nghiên cứu trước ñây của Hà Ký và một số nhà nghiên cứu
khác, ñã bổ sung và hoàn thiện các nghiên cứu ký sinh trùng và khu hệ ký
sinh trùng ở cá tại Việt Nam.[2]
Khi nghiên cứu ký sinh trùng trên cá nước ngọt miền Bắc Việt Nam
Moravec F và O.Sey (1986 - 1991) ñã xác ñịnh ñược 16 loài sán lá song chủ
(Trematoda), 21 loài giun tròn (Nematoda), 7 loài giun ñầu gai
(Acanthocephala), trong ñó ñã mô tả 16 loài, 2 giống mới ñối với khoa học [37].
Kết quả nghiên cứu 3 loài cá song nuôi lồng ở Vịnh Hạ Long của (Bùi
Quang Tề và ctv1996-1998), ñã xác ñịnh ñược 13 loài ký sinh trùng, thuộc 12
giống, 11 họ, 7 bộ, 4 lớp, 3 ngành. Kết quả cho thấy nhóm sán lá ñơn chủ
Pseudorhabdosynochus epinepheli, Cycloplectanumcumpatum, Diplectanum
hargisi, Haliotrema sp ký sinh ở mang với tỷ lệ nhiễm rất cao từ 71,4 -
93,8%, tiếp ñến sán lá song chủ Prosorhynchus epinepheli, Helicometra
fasciata, Magnacetabulum selari tỷ lệ nhiễm 26 – 46%.[1]
Nguyễn Thị Hằng và ctv khi nghiên cứu, xác ñịnh tác nhân gây bệnh

mò trên cá biển nuôi lồng. ðã phát hiện và xác ñịnh giống Benedenia Diesing
1858, loài Benedenia sp. Loài này ký sinh với mật ñộ cao trên cá là nguyên
nhân gây bệnh chính.[8]
Theo Phan Thị Vân, 2006 khi nghiên cứu tác nhân gây bệnh phổ biến
ñối với cá song, cá giò nuôi và ñề xuất giải pháp phòng trị, ñã xác ñịnh ñược
Pseudorhabdosynochus epinepheli ký sinh trên mang cá giò tại Quảng Ninh
và Hải Phòng, với cường ñộ nhiễm khá cao từ 5 - 50 sán trên mang. Cá mú, cá
giò ở Cát Bà, Nghệ An, Quảng Ninh cũng thấy sự ký sinh của Trichodina sp,
cá giò ở Nghệ An thấy Crytocarion irritan ký sinh.[12].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

9
Bùi Quang Tề và J. Richard Arthur, 2006 ñã giới thiệu những loài ký
sinh trùng phát hiện trên họ cá ðù (Sciaenidae) xuất hiện ở Việt Nam gồm
những loài Erilepturus sp, Metadena eurystoma, Pleorchis sciaenae,
Pycnadenoides pagrosomi, Rhipidocotyle sp, Stephanostomum sp.[16]
Hà Ký và Bùi Quang Tề (2007) ñã tổng kết nghiên cứu trên 112 loài
cá nước ngọt và nước lợ Việt Nam; mô tả 381 loài ký sinh trùng thuộc 133
giống 83 họ, 18 lớp, trong ñó ñã phân loại 78 loài, 1 giống và 1 họ mới ñối
khoa học [6]
Một số nghiên cứu về bệnh trên cá biển cho thấy Cá Hồng mỹ nuôi ở
Việt Nam bị nhiễm ký sinh trùng Trichodina spp. Các loài ký sinh trùng này
không gây thành dịch bệnh nguy hiểm nhưng chúng thường là nguyên nhân
làm cho cá bị xây sát và nhiễm bệnh thứ cấp với các vi khuẩn trong nước.
Trichodina spp. Thường nhiễm trên các mang, thân cá. Một số loài sán lá ñơn
chủ như Pseudorhabdosynochus sp, Megalocotyloides spp và Diplectanum sp
cũng hay gặp trên mang và da của nhiều loài cá biển nuôi lồng ở Việt Nam.
Theo ðỗ Thị Hòa và ctv 2008. Khi nghiên cứu một số bệnh thường gặp
trên cá biển nuôi ở Khánh Hòa thì thấy 4 loài sán lá ñơn chủ là Neobenedenia
melleni, Neobenedenia girellae, Neobenedenia epinepheli¸ Neobenedenia sp

là tác nhân chính gây bệnh sán lá da hay còn gọi là bệnh mè cá. ðồng thời
nhiều loài sán lá ñơn chủ khác như : Pseudorhabdosynochus ssp,
Diplectanum spp, Haliotrema spp ký sinh với cường ñộ cao từ 40 - 350
trùng/phiến mang, là nguyên nhân chính gây nên bệnh mủ mang trên cá biển
nuôi ở Khánh Hòa [3].
Nguyễn Thị Lệ Quyên (2008) nghiên cứu ký sinh trùng trên cá hồng ñỏ
ñã phát hiện 8 giống loài ký sinh trùng[9]. Phạm Thị Yến (2008) nghiên cứu
ký sinh trùng ngoại ký sinh cá giò giống ñã phát hiện 10 giống loài ký sinh
trùng.[11]
Võ Văn Dũng, 2010 nghiên cứu KST ở cá song (Epinephelus spp) rất
phong phú, ñã phát hiện 55 loài thuộc 38 giống, 29 họ, 17 bộ, 9 lớp, của 6
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

10
ngành bao gồm cả các KST ñơn bào như trùng bánh xe, sán ñơn chủ, sán song
chủ, sán dây, giun tròn, giáp xác và ñỉa.[15]
2.4. Tình hình nghiên cứu bệnh trên cá hồng mỹ
Khi nghiên cứu bệnh trên cá hồng mỹ ngoài tự nhiên, ở vùng biển
Florida Mỹ năm 1963 Iversen và ctv ñã phát hiện và mô tả một loài ký sinh
trùng mới là Myxosporidian ký sinh ở ruột cá hồng mỹ.[28]
Năm 1989 D. Gallet de Saint Aurin và cộng tác viên khi nghiên cứu
bệnh trên cá SeaBass, Red Drum ở Pháp và Tây Ấn cho thấy sự có mặt
Neobenedenia melleni, Brooklynella hostilis, Cryptocaryon irritans thực sự là
mối lo ngại cho người nuôi. Nghiên cứu cho thấy những lồng nuôi với mật ñộ
cao, mắt lưới nhỏ thì tỷ lệ nhiễm bệnh càng cao. Amyloodinium ocellatum có
ảnh hưởng tới nhiều loài cá, trong ñó ấu trùng cá hồng mỹ ñược ghi nhận là
mẫn cảm với tác nhân này.[23]
Trong hội nghị nuôi trồng thủy sản mở rộng tại Louisiana Mỹ năm
1991, Hawke và Plumb công bố nghiên cứu tổng quan về bệnh trên cá hồng
mỹ. Nghiên cứu chỉ ra những nguyên nhân gây bệnh trên cá hồng mỹ từ năm

1988 ñến 1990. Các loài ký sinh trùng thường gặp bao gồm: Amyloodinium
ocellatum, Trichodina, Ambiphrya, Cryptocaron… [25][40].
Năm 1993, Jan H. Landsberg nghiên cứu và quan sát các giai ñoạn phát
triển và trưởng thành của bào tử 2 loài ký sinh trùng thuộc nhóm
Myxosporean là Henneguya ocellata và Parvicapsula renalis. sp. Ký sinh
trên cá hồng mỹ. [29].
Năm 1997, Diamant chứng minh cá hồng mỹ mẫn cảm với
Myxidium leei. Cá hồng mỹ ñược cho sống chung với cá tráp biển bệnh
hay gây nhiễm từ chất tiết cá cùng loại. Sau 43 ngày khi gây nhiễm, bào tử
sợi và bào tử ñược phát hiện là M. leei phát triển ở ruột sau. Giai ñoạn nhiễm
ñầu tiên và phát triển của ký sinh trùng xảy ra trên lớp biểu mô nhày của
ruột cá hồng mỹ, giống với những quan sát trước ñây trên cá tráp biển. M.
leei có ñộ ñặc trưng loài thấp nên ñược coi là mối nguy tiềm năng không chỉ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

11
cho các loài của Sparidae mà còn cả loài cá nước ấm khác ở ðịa Trung
Hải.[20]
Năm 1998 cá hồng mỹ ở các ao nuôi tại Hồng Kông bị dịch bệnh với
những biểu hiện cá lờ ñờ, bỏ ăn, trên bề mặt cơ thể cá có những biểu hiện tổn
thương không rõ ràng. Khi kiểm tra mang các con cá bệnh cho thấy sự hiện
diện của Saprolegnia diclina. Nghiên cứu sâu hơn về sự phát triển của
Saprolegnia diclina cho thấy chúng có thể phát triển tốt ở ñiều kiện ñộ mặn 5-
10‰, nhiệt ñộ 20 - 30
0
C .[21]
Năm 1999, Eldar và ctv lần ñầu tiên phân lập ñược Streptococcus inia
gây nhiễm kế phát trên cá hồng mỹ bị bệnh. Dấu hiệu bệnh lý trên cá hồng
mỹ bơi lờ ñờ, không ñịnh hướng và lồi mắt, tổn thương ở da, hoại tử niêm
mạc, mô bệnh học cho thấy việc lây nhiễm S. iniae trên cá hồng mỹ gây

ra một bệnh mãn tính ñặc trưng là các ñiểm hoại tử [22].
Năm 2002 Julian, Marc D và ctv khi nghiên cứu ký sinh trùng trên cá
Sciaenops ocellatus trên vịnh Tampa Florida Mỹ ở cá tự nhiên và cá nuôi bắt
gặp một số loài ký sinh trùng như: Amloodinium ocellatum; Ambiphrya sp;
Ergasilus sp; Trichodina sp; Trichodinellaepizootica; Ceratomyxia sp;
Scolex polymorphus. Kết quả cho thấy sự khác biệt rõ rệt giữa cá tự nhiên
và cá nuôi, trong ñó cá nuôi trong lồng có tỷ lệ nhiễm ít hơn rất nhiều so với
cá tự nhiên [30].
Theo Wang Wen Bin và ctv năm 2003 khi nghiên cứu ký sinh trùng
trên cá Lethrinus nebulosus và Sciaenops Ocellatus ở ShenZhen-Quảng
ðông- Trung Quốc ñã công bố 4 loài sán lá ñơn chủ mới thuộc giống
Haliotrema trong ñó có 2 loài Haliotrema brachyflagellocirrus, Haliotrema
shenzhenensis ñược tìm thấy trên cá hồng mỹ Sciaenops ocellatus, các loài
này chủ yếu ký sinh ở mang.[41].


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

12
Bảng 1: Nghiên cứu ký sinh trùng trên cá hồng mỹ (Sciaenops ocellatus)
STT Tên ký sinh trùng
Cơ quan
ký sinh
Tác giả

Ký sinh ñơn bào

1 Amloodinium ocellatu Julian, Marc D, 2002
2 Ambiphrya sp Jan H. Landsberg, 1993
3 Trichodinella epizootica Jan H. Landsberg, 1993

4 Trichodina sp Jan H. Landsberg, 1993
5 Cryptocaryon irritans D. Gallet de Saint Aurin et al 1989

6 Brooklynella hostilis D. Gallet de Saint Aurin et al 1989
7 Ceratomyxa sp Julian, Marc D, 2002
8 Henneguya ocellata Thận Iversen và Yokel, 1963
9 Parvicapsula renalis Thận Iversen và Yokel, 1963
10 Epieimeria ocellata Ruột Jan H. Landsberg, 1993
11 Goussia floridana Ruột Jan H. Landsberg, 1993

Sán lá ñơn chủ

12 Haliotrema
brachyflagellocirrus
Mang Wang Wen Bin, 2003
13 Haliotrema
shenzhenensis
Mang Wang Wen Bin, 2003
14 Neobenedenia melleni, Da D. Gallet de Saint Aurin et al 1989


Sán dây

15 Scolex polymorphus Julian, Marc D, 2002

Giáp xác

16 Ergasilus sp Julian, Marc D, 2002
17 Caligus elongatus Da Landsberg et al, 1981
18 Caligus praetextus Da Roger Cressey, 1991



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

13
PHẦN 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Thời gian, ñịa ñiểm, ñối tượng nghiên cứu
3.1.1. Thời gian nghiên cứu
- Thời gian thu và phân tích mẫu : Từ tháng 05/2010 tới tháng 11 /2010.
- Thời gian xử lý số liệu và viết báo cáo : Từ tháng 11/2010 – 04/2011.
3.1.2. ðịa ñiểm thu mẫu và cách thu mẫu
ðịa ñiểm thu mẫu :
- Mẫu ñược thu tại các lồng nuôi tại Cát Bà - Hải Phòng
Cách thu mẫu :
- Mẫu ñược thu ñịnh kỳ mỗi tháng một lần
- Thu mẫu ngẫu nhiên 04 lần trong vụ tập trung vào thời ñiểm giao mùa
là xuân hè và hè thu
- Vị trí thu, mẫu thu ở các vị trí nuôi khác nhau trong vùng nuôi bao
gồm các lồng ở ven bờ, và các lồng nuôi ở xa bờ
- Cá ñược thu ngẫu nhiên từ 3-5 con/lồng ở các lồng nuôi khác nhau,
ở các vị trí nuôi khác nhau trong vùng nuôi
- Thu mẫu cá ở các lồng nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp và cá tạp
ðịa ñiểm phân tích mẫu :
Phòng thí nghiệm: - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1
- Trường Cao ðẳng Thủy Sản–Từ Sơn–Bắc Ninh
3.1.3. ðối tượng thu mẫu và nghiên cứu
- ðối tượng thu mẫu : Cá Hồng mỹ nuôi lồng sử dụng thức ăn công
nghiệp và cá tạp
- ðối tượng nghiên cứu : Ký sinh trùng trên mang, da, ruột cá hồng mỹ

nuôi lồng ở các cỡ khác nhau
3.2. Số lượng mẫu cá nghiên cứu
- 06 lần ñịnh kỳ x 2 vị trí x 15 mẫu/lần = 180 mẫu
- 04 lần thu mẫu bất chợt x 2 vị trí x 15 mẫu/lần = 120 mẫu
Tổng số mẫu thu là : 180 + 120 = 300 mẫu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

14
3.3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu ký sinh trùng dựa theo phương pháp nghiên cứu ký sinh
trùng của V.A.Dogiel, có sự bổ sung, hoàn thiện của Hà Ký và Bùi Quang Tề,
2007.
Sơ ñồ các bước nghiên cứu ký sinh trùng
Thu mẫu

Quan sát

Soi mẫu tươi

Làm tiêu bản

Phân loại

Xác ñịnh giống loài
3.3.1. Phương pháp thu mẫu
Dụng cụ và hóa chất dùng ñể giải phẫu và nghiên cứu ký sinh trùng
Dụng cụ gồm :
- Kính lúp, kính giải phẫu, thị kính: x 7, x 10, vật kính: x 2, x 4, x 10,
kính hiển vi, thị kính: x 7, x 10, x 15, vật kính: x 10, x 20, x 40, x 100.
- Bộ ñồ giải phẫu bao gồm : Dao liền cán cỡ vừa ñể cạo nhớt, dao cán

dời ñể rạch cơ, pinxet các loại(có răng và thẳng), dùi nhọn giải phẫu (cán gỗ
hoặc cán sắt), kéo các loại (mũi nhọn, mũi cong, mũi bằng).
- Ống hút các loại( gồm cả những ống hút rất nhỏ ñể hút ký sinh trùng
có kích thước nhỏ như sán lá ñơn chủ).
- Các dụng cụ khác như : ðĩa petri, khay, cốc thủy tinh, ống thủy tinh,
ñĩa mặt ñồng hồ…
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

15
Hóa chất chất gồm : Cồn 50%, 70%, 90%, 96%, 100%, formol 4%,
10%, xilen, nhựa canada, hematocylin, AgNO
3
2%, acid HCl, Carmin,
Fericsulfat amonium 3% …
* Thu mẫu ngoại ký sinh trùng
- Quan sát toàn bộ cơ thể cá bằng mắt thương nhằm phát hiện những
biểu hiện khác thường như sự biến ñổi mầu sắc, lở loét, những ñốm trắng của
trùng quả dưa, thích bào tử trùng…
- Cạo lấy nhớt ở các phần khác nhau trên thân cá. (da, mang, vây, ñuôi).
Quan sát kỹ vẩy, da, có thể phát hiện các loài KST bám như giáp xác, ñỉa…
- Nghiên cứu KST ở mang cá, ta dùng kéo cắt nắp mang cá và các cung
mang, lấy các lá mang cho ra ñĩa lồng hoặc tấm kính. Dùng kim giải phẫu
kiểm tra các tơ mang dưới kính giải phẫu.
* Thu mẫu ký sinh trùng ở ruột
Cắt thành ruột thành từng ñoạn, mổ dọc ñể quan sát. Tất cả các KST có
thể thấy bằng mắt thường thì dùng Pinxet hoặc kim nhọn lấy ra cho vào nước
lạnh hoặc nước muối sinh lý. Sau ñó lấy nội chất ép giữa hai miếng kính ñể
quan sát dưới kính lúp, có thể tìm thấy sán lá, sán dây giun tròn… Cạo nhớt
trong thành ruột ñể nghiên cứu, ép thành ruột ñể quan sát dưới kính lúp.
3.3.2. Phương pháp quan sát mẫu tươi

Các bước tiến hành.
- Cân khối lượng cá, ño kích thước từng cá thể cá và ghi chép.
- Quan sát bằng mắt thường toàn bộ cơ thể bên ngoài của cá nhằm phát
hiện các biểu hiện khác thường của cá
- Cạo lấy nhớt ở các phần khác nhau trên cơ thể cá(da, mang, vây,
ñuôi) ñối với ngoại ký sinh trùng. Sau ñó ñưa nhớt lên lam kính, nhỏ 1 giọt
nước muối sinh lý, ñặt lamen và quan sát dưới kính hiển vi với ñộ phóng ñại
từ nhỏ tới lớn (4 x 10 ; 10 x 10 ; 10 x 40 ; 10 x 100 ).
- ðối với ký sinh trùng ở ruột, cắt ruột thành những ñoạn nhỏ sau ñó
cạo lấy nhớt trong thành ruột, sau ñó ñưa nhớt lên lam kính, nhỏ một giọt
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

16
nước muối sinh lý, ñặt lamen và quan sát dưới kính hiển vi với ñộ phóng ñại
từ nhỏ tới lớn (4 x 10 ; 10 x 10 ; 10 x 40 ; 10 x 100).
3.3.3. Cố ñịnh, bảo quản và làm tiêu bản ký sinh trùng
* Cố ñịnh và bảo quản mẫu
ðối với ký sinh trùng ñơn bào, cố ñịnh mẫu bằng cách phết kính : Dùng
lamen ñặt lên trên kính ở vị trí có mẫu, kéo ngược lamen về phía sau sao cho
nhớt có thể dàn ñều một lớp mỏng rồi ñể khô tự nhiên trong không khí xếp
mẫu trong hộp có lót giấy bảo quản.
Ký sinh trùng thuộc lớp sán lá : ðịnh hình bằng cách ñè ép giữa hai
phiến kính, rót cồn 70% vào giữa hai phiến kính, giữ sán ở vị trí ñó trong thời
gian từ 5 – 10 phút tùy theo kích thước và ñộ dày của sán, có thể sử dụng
nước ấm ñể làm cho sán không hoạt ñộng, sau ñó dùng cồn ñể cố ñịnh. Ngoài
ra có thể dùng formol 4% hoặc 10% ñể cố ñịnh. Bảo quản trong cồn hoặc
formol. ðối với sán lá ñơn chủ có thể dùng amoniac 1% ñể cố ñịnh và làm rõ
các móc bám, sau ñó nhuộm mầu và làm tiêu bản ký sinh trùng. Tùy theo
từng loại ký sinh trùng khác nhau mà có các phương pháp nhuộm khác nhau.
* Nhuộm mầu và làm tiêu bản

- ðối với ký sinh trùng ñơn bào như : trùng bánh xe, trùng loa kèn
nhuộm AgNO
3
2%, hoặc nhuộm bằng Hematoxylin.
- Dùng AgNO
3
2%,: Các lamen có mẫu ñã khô, ñặt vào ñĩa peptri, mặt
có trùng ngửa lên trên. Dùng pipet nhỏ 2-3 giọt dung dịch AgNO
3
2% lên
chỗ phết mẫu, ñậy nắp ñĩa peptri lại và ñể nơi tối trong thời gian từ 8 – 10
phút, sau ñó lấy ra rửa bằng nước cất 4 lần. Tất cả cá mẫu sau khi ñược rửa
ñược chuyển sang ñĩa nước cất mới, mặt có trùng hướng lên trên, ñem phơi
dưới ánh nắng mặt trời trong thời gian từ 15 – 30 phút hoặc hơn (phụ thuộc
cường ñộ ánh sáng). Trong quá trình nhuộm, phải kiểm tra sự bắt mầu của
tiêu bản nhuộm. Rửa lại mẫu trong nước cất 3 – 4 lần, ñể khô tự nhiên trong
không khí, gắn tiêu bản bằng nhựa canada và ghi nhãn cho mỗi mẫu.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

17
- Nhuộm mẫu bằng Hematoxylin : Lấy những mẫu ñã cố ñịnh trong
cồn 70%, chuyển qua cồn 50%, 30%, 15%(mỗi nồng ñộ cồn 5 phút ), rửa qua
nước cất từ 2 – 3 phút, cho mẫu vào dung dịch Fericsulfat amonium 3% từ 12
– 24 giờ cho mẫu gắn chặt vào kính. Tiếp tục rửa qua nước cất 3 – 5 phút rồi
cho vào thuốc nhuộm Hematoxylin trong khoảng 12 giờ ñể nhuộm mầu, rửa
tiêu bản qua vòi nước chảy. Kính phết nhuộm mầu tốt sẽ có mầu xanh lơ thẫm
hoặc gần như ñen, cho phết kính nhuộm vào phân biệt trong dung dịch
Fericsulfat amonium 1,5%. Kiểm tra mẫu nhuộm dưới kính hiển vi cho tới khi
thấy rõ các cơ quan của trùng, rửa trong nước cất 1 – 2 lần. Lần lượt cho qua
các nồng ñộ cồn 50%, 70%, 90% ,96%, xylen trong thời gian 3 – 5 phút gắn

tiêu bản bằng nhựa canada.
- ðối với sán lá song chủ : Sán ñược lấy ra khỏi chất cố ñịnh, chuyển
qua cồn 50
0
, 30
0
, 15
0
(mỗi nồng ñộ cồn 5 phút), rửa trong nước cất cho tới khi
hết chất cố ñịnh, ñể trong nước từ 30 phút ñến 2 giờ, sau ñó cho mẫu ñã rửa
vào dung dịch Carmin, thời gian nhuộm từ 10 – 60 phút tùy thuộc vào kích
thước của sán và ñộ dày của lớp vỏ. Sán ñược nhuộm tốt sẽ ñược rửa nước và
axit HCl kiểm tra mức ñộ phân ly rõ của các cơ quan dưới kính hiển vi. Lần
lượt cho các mẫu ñã nhuộm qua cồn nồng ñộ 50
0
, 70
0
, 90
0
,96
0
. Làm trong
mẫu bằng xylen, gắn tiêu bản bằng nhựa canada.
- ðối với sán lá ñơn chủ : Có thể làm tiêu bản tươi bằng cách, ñể trùng
lên lam sau ñó nhỏ dung dịch amoniac 1% ñể ñịnh hình, rút nước bằng giấy
thấm, gắn tiêu bản bằng gelatin-glycerin hoặc nhựa Canada. Với những sán có
kích thước lớn nhuộm mầu giống như sán lá song chủ.
- ðối với ấu trùng giun tròn Nematoda : Giun ñược cố ñịnh trong cồn
70
0

ñun nóng và bảo quản trong cồn 70
0
, không cần nhuộm mầu mà làm mẫu
bằng Axit lactic, có thể gắn tiêu bản bằng Gelatin – glycerin.
3.3.4. Phân loại
Dựa vào hình thái, cấu tạo ký sinh trùng, quan sát trùng sống và trùng ñã
cố ñịnh, nhuộm mầu, vẽ và chụp ảnh. Từ ñó so sánh phân loại theo các tài liệu
phân loại ký sinh trùng ñã có.

×