MỤC LỤC
1
MỘT SỐ BỆNH TRUYỀN NHIỄM THƯỜNG GẶP
TRÊN ĐÀN ONG
A. GIỚI THIỆU
Nuôi ong là một nghề truyền thống có từ lâu đời ở nước ta. Nuôi ong không cần nhiều
đất đai. Nguồn thức ăn của ong chủ yếu dựa vào tự nhiên là mật hoa và phấn hoa. Nuôi
ong vốn đầu tư thấp, thu hồi vốn nhanh nên thu hút được nhiều người nuôi.
Hiện nay người tiêu dùng ưa chuộng các sản phẩm từ tự nhiên trong đó có mật ong
bởi tính vượt trội và hương vị thơm ngon bổ dưỡng của nó. Các sản phẩm từ mật ong như
mật, phấn, sáp, sữa ongchúa,…là nguồn thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm có giá trị. Các
sản phẩm từ ong thật sự là món quà quí giá của thiên nhiên ban tặng. Ngoài việc cung cấp
các sản phẩm quí giá, ong còn giúp thụ phấn cho hoa màu, cây trái. Nhờ vậy mà tỉ lệ đậu
quả cao, năng suất và chất lượng tốt hơn.
Tuy nhiên phát triển nghề ong vẫn còn gặp nhiều khó khăn do biến đổi khí hậu, thảm
thực vật tự nhiên thiếu nguồn thức ăn cho ong, ảnh hưởng của hóa chất trên đồng ruộng,
2
sâu, bệnh tấn công, và quan trọng là khó khăn trong kỹ thuật nuôi ong. Con ong có tập
tính sống thành bầy đàn nên dễ dàng trong phân công lao động, tuy nhiên bầy đàn cũng
là nguyên nhân truyền nhanh các loại bệnh. Bệnh không chỉ ảnh hưởng trong phạm vi
đàn mà còn lây ra nhiều đàn, có khi chết hàng loạt. Điều đó gây thiệt hại không hề nhỏ
cho nhà chăn nuôi. Song song đó trong công tác điều trị bệnh trên đàn ong cũng gặp
không ít khó khăn bởi dư lượng kháng sinh không được vượt quá ngưỡng 20ppm cho
phép có trong mật ong. Vấn đề đặt ra là làm sao quản lý dịch bệnh trên đàn ong tốt đồng
thời các sản phẩm từ ong phải đảm bảo chất lượng thực sự là món quà quí giá từ thiên
nhiên.
Trong chuyên đề“ MỘT SỐ BỆNH TRUYỀN NHIỄM THƯỜNG GẶP TRÊN ĐÀN
ONG” sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Mục tiêu đề tài:
Nắm được nguyên tắc điều trị bệnh trên đàn ong.
Nắm được một số bệnh do vi khuẩn và virus trên đàn ong và phương pháp phòng trị
bệnh.
Nắm được phương pháp điều trị bằng an toàn sinh học.
A. NỘI DUNG
I. NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ BỆNH TRÊN ĐÀN ONG
Khiđiềutrịcầntuânthủcácnguyêntắcsau:
-Điềutrịđúngthuốc, đúngbệnh
-Điềutrịđủliều
-Điềutrịđúngphươngpháp
1. Điềutrịđúngthuốc, đúngbệnh
Cácbệnh do cácvikhuẩngâynêngồmcác vi khuẩn Gram dương hoặc vi khuẩn Gram
âm, mỗimộtloại vi khuẩncóthuốcđặctrịkhác nhau,
nếuđiềutrịkhôngđúngthuốcsẽkhôngkhỏibệnhmàcònlàmhạiđếnsứckhỏecủađànong.
CụthểnhưbệnhthốiấutrùngChâuÂu, mầmbệnhlà vi khuẩn Gram
âmnênkhiđiềutrịphải dung thuốcđặctrịnhư Kanamycin,
StretomycinhoặcErtromycinchứkhôngđược dung thuốc Penicillin
hoặcnhữngthuốcđặctrịcholoại vi khuẩn Gram dươngkhác.
2. Điềutrịđủliều
3
Khiđiềutrịphảichú ý dung liềucaongaytừđầu, đồngthời dung
đủliệutrìnhtheochỉdẫnđểđạthiệu quả caonhấtvàtránhđượcsựquenthuốc.
Hiện nay
ngườinuôiongđiềutrịbệnhthốiấutrùngkhôngphảibằngcáchphavàosirôđườngchoănmàhọ
dung cáchhòa tan thuốcvàphuntrựctiếpvàolỗtổ. Nhưngnênchú ý
rằngphươngphápnàychỉcóhiệu quả khithuốcđượcphunvớiliềulượnggấp 2 lần so
vớiliềuchoăn.
3. Điềutrịđúngphươngpháp
Tùytừngbệnhmàcóphươngphápđiềutrịthíchhợpđểnângcaohiệuquả.
VídụnhưbệnhthốiấutrùngChâuÂu,
trướcđâyđiềutrịbằngphươngphápchoănnướcsirôđườnghòavớithuốckhángsinh, nhưngngày
nay bằngphươngphápphuntrựctiếpvàobánhtổ.
Điềutrịbằngphươngphápnàyvừagiảiquyếtđượcbệnh nhanh vừa giảm ảnh hưởng của thuốc
khángsinhđếnchấtlượngmậtong. Song cáchphathuốccũngphảiđượcchú ý:
cóloạithuốcchỉđượcphabằngnướcnguội, nếuphabằngnướcnóngthuốcsẽbịphânhủy,
thuốckhôngcòntácdụngđiềutrị.
II. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH
Đàn ong sống trong một quần thể bầy đàn nên khả năng nhiễm và lây lan bệnh rất
cao. Khi bệnh phát ra, nó không chỉ tiêu diệt từng cá thể con ong mà thường tiêu diệt
cả đàn ong, thậm chí còn tiêu diệt cả một trại ong trong một thời gian ngắn.
Cũng như con người và các loại vật khác, con ong cũng chịu sự tàn phá của các loài vi
khuẩn, vi rút và các loại ký sinh trùng do đó việc phòng bệnh cho ong là hết sức cần
thiết, nên lưu ý một số điểm chính sau:
Chọn điểm đặt:
Chọn nơi thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.
-Thùng ong phải kín đáo, không bị dột nát.
-Thường xuyên làm vệ sinh đàn ong.
-Đặt ong gần nguồn nước sạch
Việc phát hiện bệnh sớm và có biện pháp tròng trừ kịp thời là yếu tố quyết định nuôi
ong đạt hiệu quả kinh tế cao.
Hình 1: Đặt các tổ ong tại nơi mát để tránh nóng
4
III. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN ONG
1. BệnhthốiấutrùngChâuÂu(European Foulbrood)
Bệnh được phát hiện lần đầu tiên tại châu Âu nên có tên là bệnh thối ấu
trùng châu Âu, hiện nay bệnh này có mặt ở tất cả các nước nuôi đàn ong
châu Âu (A. meliifera) và một số nươc nuôi ong nội địa, ong châu Á (A.
cerana) như Việt Nam, Trung Quốc, Nê Pan,… Bệnh thối ấu trùng châu Âu
còn được gọi bằng các tên Bệnh thối ấu trùng tuổi nhỏ, thối ấu trùng mở
nắp hay thối ấu trùng chua.
a. Tác nhân gây bệnh
Do một loại vi khuẩn có tên là Melissoccocus pluston gây nên.Ngoài ra còn
có các vi khuẩn thứ cấp như Bacillus alvei, B. opheus, Streptococcus apis.
Tuy nhiên tác nhân gây bệnh chính là M. pluston.
Vi khuẩn có dạng hình cầu, hai đầu kéo dài thành hình giáo nhọn, kích
thước từ 0,5 – 1,5 um. Liên cầu khuẩn bắt màu Gram dương, đứng riêng lẻ
hoặc từng cặp, chuỗi. Vi khuẩn có thể tồn tại trong bánh tổ 12 tháng, bị tiêu
diệt sau phơi nắng 3h, trong mật sau 40h.
Nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng đặc biệt ở 35
0
C, pH 6,6 sau 24 –
48h xuất hiện khuẩn lạc màu trắng, đường kính 1 – 1,6mm.
Vi khuẩn có khả năng lên men đường glucose, fructose.
b.Tác hại
Bệnh gây chết cho ấu trùng tuổi nhỏ 3-5 ngày tuổi dẫn đến làm ít hoặc
không có ong non ra đời làm thế đàn suy giảm.
Ong nội khi bị bệnh ít có khả năng tự khỏi, năng suất giảm 20-80%.Đối với
ong Ý tác hại của bệnh không lớn, giống ong này có khả năng vệ sinh cao
nên có thể tự khỏi.
Do bệnh gây trên ấu trùng tuổi nhỏ nên chậm hoặc khó phát hiện dẫn đến
gây tác hại khá lớn đối với nghề nuôi ong nội địa.
c. Con đường lây truyền nguồn bệnh trong đàn ong
Bệnh lây lan từ ấu trùng bệnh sang ấu trùng khỏe thong qua ong dọn vệ
sinh và ong nuôi dưỡng.
Lây từ đàn bệnh sang đàn khỏe qua dụng cụ nuôi ong không được khử
trùng sạch hoặc do ong ăn cướp mật.
Bệnh lây từ vùng này sang vùng khác qua việc di chuyển ong đi lấy mật tới
vùng bị nhiễm bệnh.
d.Triệu chứng
5
Ấu trùng khô, thay đổi tư thế, không nằm con như bình thường mà doãng
rộng ra.
Màu sắc chuyển từ màu trắng ngà sang màu vàng, rồi nâu sẫm
Ấu trùng chết có mùi chua.
Khi đàn ong bị bệnh nặng hoặc bệnh lâu thì ong thưa quân, không dọn thối
rữa, tụt xuống đáy lỗ tổ.
Ít hoặc không có nhộng vít nắp.
Ong thợ già, đen dokhông có lớp ong non kế tiếp.
Ong bốc bay sau 2 – 3 tháng bị bệnh này.
Hình 2: Ấu trùng chuyển từ màu trắng ngà sang nâu vàng, rồi sẫm
e. Phòng bệnh
Luôn cho ong ăn đủ (có mật vịt nắp), luôn giữ cho đàn ong được ấm áp,
quân phủ kín cầu ong.
f. Điều trị
Phương pháp cho ăn
Có thể sử dụng 1 trong những loại thuốc kháng sinh sau:
- Pha 1 gam (1 lọ) Streptomycin trong 2 lít nước đường cho 20 cầu ong/tối,
cho ăn 3 tối liên tục.
- Pha 1 triệu đơn vị Eromycin trong 2 lít nước đường cho 20 cầu ong/tối,
cho ăn 3 tối liên tục.
- Pha 1 triệu đơn vị Kanamycin trong 2 lít nước đường cho 20 cầu ong/tối,
cho ăn 3 tối liên tục.
- Pha hỗn hợp Streptomycin (1gam) với 1 triệu đơn vị Penicilin trong 3 lít
6
nước đường cho 30 cầu ong/tối, cho ăn 3 tối liên tục.
Có thể dùng cách phun ở dạng hạt nhỏ.Cứ 2 ngày phun 1 lần để tránh gây
xáo động, ong dễ bốc bay.Chú ý phun chéo mặt cầu ong, phun lên ong thợ
là chính.Trước khi điều trị nên loại bớt cầu bệnh thì điều trị mới hiệu quả và
kết hợp thay mủ chúa từ đàn khỏe.
Chú ý:
Nếu điều trị 3 tối không khỏi nên thay thuốc khác và loại cầu tiếp.
Hôm sau nếu thấy ong ăn chưa hết phải rút máng và rữa sạch.
Để mật ong không có dư lượng phải dừng cho ăn thuốc trước vụ mật 3
tuần. Tuyệt đối không dung thuốc Chloramphenycol để chữa bệnh.
Phương pháp phun thuốc
Khi ong bị bệnh nhẹ hoặc gần sát vụ mật nên dung biện pháp phun thuốc.
Cách pha thuốc : sử dụng một trong các kháng sinh kể trên pha với liều gấp
đôi liều cho ăn.
Cách phun: Nhấc cầu ong lên phun đều 2 mặt cầu, lên cả cơ thể con ong.
Cách 2 ngày phun một lần, không nên phun quá nhiều lần làm đàn ong xáo
trộn dễ bốc bay.
Nên hạn chế dung kháng sinh, chỉ dung khi đàn ong bị bệnh, dung đúng
liều, đúng cách, tuyệt đối không cho ong ăn kháng sinh để phòng bệnh.
Hiện nay các nước nhập khẩu mật ong đều yêu cầu mật và các sản phẩm
ong khác không có dư lượng kháng sinh.
2. Bệnh thối ấu trùng châu Mỹ (American Foulbrood)
Là bệnh ác tính xảy ra ở ấu trùng tuổi lớn.
a. Tác nhân gây bệnh
Bệnh gây ra bởi vi khuẩn Bacillus alvei.
B. alvei là trực khuẩn, sinh nha bào,có khả năng chống chịu cao.
B. alvei là vi khuẩn hiếu khí, phát triển tốt ở nhiệt độ trong đàn ong,
35 – 38
0
C.Sức chịu đựng của B. alvei rất lớn, chỉ bị tiêu diệt khi bị
ánh sang mặt trời chiếu sang liên tục 40h.Khi ấu trùng chết phóng
7
thích ra hàng tỷ nha bào.Nha bào của chúng tồn tại hàng chục năm ở
đất, vài năm ở bánh tổ, thùng ong.Nha bào trong mật, bánh tổ, sáp
ong có tính chống chịu rất cao, chịu được nhiệt độ 140 – 170
0
C.
b. Tác hại
Bệnh làm chết ấu trùng tuổi lớn, ấu trùng 5-6 ngày tuổi, ở giai đoạn
vít nắp chết rất nhanh.
c. Con đường lây lan
Bệnh lây lan từ ấu trùng bệnh sang ấu trùng khỏe thong qua ong dọn vệ sinh và
ong nuôi dưỡng.
Lây từ đàn bệnh sang đàn khỏe qua dụng cụ nuôi ong không được khử trùng
sạch hoặc do ong ăn cướp mật.
Bệnh lây từ vùng này sang vùng khác qua việc di chuyển ong đi lấy mật tới
vùng bị nhiễm bệnh.
d. Triệu chứng
Ấu trùng bị bệnh có hai dạng: dang ẩn và dạng rõ. Dạng ẩn là khi ấu
trùng mắc bệnh nhưng chưa có triệu chứng lâm sàng. Dạng rõ là khi
ấu trùng đã bị nhiễm một lượng vi khuẩn đủ để gây bệnh và biểu
hiện ra các triệu chứng sau:
Ấu trùng bị bệnh chuyển từ màu sáng sang đục, không còn nếp nhăn.
Ấu trùng chết nằm dọc theo chiều sâu lỗ tổ, dung pen gắp thì thấy có
khối sinh chất kéo dài thành sợi.
Da màu trắng xám sang nâu xám, nâu sẫm, da bị rách.
Ấu trùng bị bệnh lúc đầu không mùi, khi chết có màu sẫm, có mùi
thối.
Khi bệnh nhẹ trên bánh tổ có những lỗ trống xen kẽ do ong vệ sinh
tha ấu trùng đi.
Khi bệnh nặng sinh ra chất khô quánh trong lỗ tổ.Điều này làm ong
khó dọn vệ sinh, đàn ong tiếp tục nhiễm bệnh, không có ong non ra
đời, cuối cùng là đàn ong bị tiêu diệt.
Tuy nhiên các nhà khoa học vẫn chưa xác định được căn bệnh này ở
Việt Nam.
8
Hình 3: Tiến triển của bệnh thối ấu trùng châu Âu
(a) Điểm của nhiễm trùng
( b ) Phát triển ấu trùng đến giai đoạn tiền nhộng
( c ) Di động giảm và đóng nắp được kéo vào bên trong hoặc bị đâm thủng
( d ) Di động trở thành nếp
( e ) Xác ấu trùng dính vào đáy của tế bào
Phân biệt hai bệnh thối ấu trùng châu Âu và thối ấu trùng châu Mỹ:
9
Hình 4: Phân biệt hai bệnh thối ấu trùng châu Âu và châu Mỹ
Bệnh thối ấu trùng châu Âu Bệnh thối ấu trùng châu Mỹ
Ấu trùng chết dùng pen gắp ra dễ
dàng.
Gắp ấu trùng chết có khối sinh chất
kéo dài thành sợi.
3. Bệnh ấu trùng túi (sacbrood)
Hay còn gọi là bệnh nhọn đầu, là bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất trên đàn
ong nội nước ta.
a. Tác nhân gây bệnh
Do 1 loại virus tên là Morator aeatulae Holmes gây ra, gồm 2 chủng:
- Chủng virus Thái Lan: gây bệnh cho đàn ong nội phía Nam.
- Chủng virus Trung Quốc: gây bệnh cho đàn ong nội phía Bắc.
Khả năng lây nhiễm của virus này rất lớn. 1 mg virus trong dịch ấu trùng có
thể lây cho toàn bộ ấu trùng ong thợ của 1000 đàn khỏe.
Virus mất khả năng gây bệnh ở nhiệt độ 59
0
C trong 10 phút.Ở nhiệt độ thường
virus tồn tại được 3 tuần.
b. Tác hại
Khi bị bệnh năng suất mật giảm 20-80%.
10
Bệnh rất dễ lây lan, một ấu trùng bệnh có thể lây cho toàn bộ ấu trùng của
1000 đàn khỏe. Dịch bệnh làm chết 90% dân số.
Đàn suy yếu do chết ấu trùng tuổi lớn, ấu trùng từ 6 ngày tuổi trở lên do virus
xâm nhập vào ấu trùng 2 ngày tuổi nhân lên cho tới khi ấu trùng 6 ngày tuổi
hoặc sang giai đoạn tiền nhộng mới phát bệnh.
c. Con đường lây lan
Bênh lây lan từ đàn bệnh sang đàn khỏe qua ong cướp mật, ong nhầm tổ,
lầy chung nguồn thức ăn và thong qua sử dụng công cụ không khử trùng
sạch.
d. Triệu chứng
Đàn ong thưa quân, ítong đi làm.
Ấu trùng (6 ngàytuổi tới tiền nhộng) nhô đầu nhọn lên khỏi lỗ tổ.
Phần cuối bụng ấu trùng có túi nước nhỏ trong suốt hoặc màu vàng.Có khi cả
cơ thể ấu trùng bị bệnh giống như một túi nước.
Da ấu trùng dày, vạch phân đốt không rõ ràng.
Ấu trùng chết ở giai đoạn mới mở nắp vít và tiền nhộng.Nặng thì chết cả ấu
trùng chuẩn bị vít nắp, ấu trùng ong thợ đến ấu trùng ong đực.
Đặc biệt là ấu trùng chết không có mùi, khi khô thành vẩy cứng nhẵng, dễ lấy
ra khỏi tổ.
e.Điều trị
Các thuốc kháng sinh đều không có hiệu lực tiêu diệt virus gây bệnh thối ấu
trùng túi.Nếu mắc bệnh nhẹ và quân đông thì dung kháng sinh phun hoặc cho
ăn có tác dụng kích thích đàn ong dọn sạch ấu trùng chết nên đàn ong có thể
khỏi. Có thể điều trị bằng phương pháp sinh học, cụ thể như sau:
- Thay chúa cũ bằng chúa tơ hoặc chúa từ đàn khỏe hoặc nhốt chúa đàn bệnh
7-10 ngày, nhằm làm gián đoạn sản sinh ấu trùng ong, cắt nguồn dinh dưỡng
cho virus, mầm bệnh trong ấu trùng khô mất khả năng lây lan.
11
- Rũ bớt cầu ong bệnh, để ong phủ dầy các mặt cầu. Nếu đàn ong yếu quá, thì
nhập các đàn yếu lại với nhau.
- Cho ăn liên tục 3-4 ngày, hoặc chuyển đàn ong bị bệnh đến nguồn hoa mới.
Loại cầu ong và cho ong ăn thêm để ong tích cực dọn vệ sinh vứt xác ấu trùng
bệnh khỏi tổ.
f.Phòng bệnh
Luôn duy trì chúa đẻ khỏe, đàn ong khỏe, quân bám đầy cầu.
4. Bệnh tiêu chảy lây lan ở ong
Bệnh ỉa chảy là bệnh của ong trưởng thành do một loại nguyên sinh động vật
gây ra. Bình thường bệnh phát sinh ra trong hoặc sau thời kỳ mưa rét kéo dài,
thùng ong bẩn, bị đọng nước trong thùng.
a. Tác nhân gây bệnh
Bệnh do một loại nguyên sinh động vật tên là Nosema apis gây ra. Bệnh xuất hiện
nhiều trên đàn ong vào tháng 8-11.
b. Con đường lây lan
Phân của những con ong bệnh rơi vào cây cỏ, ao hồ, hoa, nguồn nước,… ong mật
lầy mật, nước mắc phải bệnh và lây cho tổ.
c. Triệu chứng
Ong bò dưới đất gần nơi đặt thùng, bụng chướng.
Phát hiện nhiều dấu phân ong màu vàng sẫm hoặc đen trước cửa tổ, trên nắp thùng, lá
cây, quanh thùng ong.
Ítong đi làm, dự trữ mật ít.
12
Hình 5: phân ong màu đen trước cửa tổ
d. Điều trị
Thay chúa bằng chúa mới.
Cho ong ăn thuốc fumagilin với liều lượng 10-15mg thuốc cho 20 cầu/tối (trong mùa
không khai thác mật).
Nếu không có Fumagilin có thể cho ong ăn sirô pha nước gừng tươi (10 g gừng tưới/1
lít sirô cho 10 cấu/tối)
Thay chúa bệnh bằng chúa mới, giúp ngăn cản bệnh lây truyền do di truyền.
Giữ điều kiện vệ sinh cho trại ong, thay thùng, loại bớt cầu bệnh, ủ ấm cho đàn ong.
e. Phòng bệnh
Dọn vệ sinh thùng, lau khô thùng ong và tìm cách giữ cho thùng ong không bịẩm ướt.
IV. ĐIỀU TRỊ BẰNG AN TOÀN SINH HỌC
Ngày nay dư lượng trong các sản phẩm của nghành chăn nuôi nói chung và
chăn nuôi ong nói riêng đang là vấn đề bức thiết. Dư lượng kháng sinh trong
các sản phẩm chăn nuôi ảnh hướng xấu tới sức khỏe người tiêu dung do thuốc
còn tồn dư gây độc cho cơ thể và gây ra hiện tượng nhờn thuốc trong cộng
đồng. Dư lượng kháng sinh cho phép là 20ppm (20mg kháng sinh
trong một tấn mật).Chỉ cần hàm lượng cỡ 1 viên kháng sinh lẫn
vào 25 tấn mật đã vượt quá tiêu chuẩn và không thể xuất khẩu
được. Lượng kháng sinh trong các sản phẩm của ong mật xuất
phát từ nguồn thức ăn bổ sung cho ong và thuốc chữa bệnh. Cần
thời gian 3 tuần để lượng kháng sinh trong cơ thể thú, gia cầm
phân hủy hoàn toàn.Nhưng đối với ong, chỉ một phần nhỏ kháng
sinh đi vào cơ thể, còn phần lớn đi vào mật ong, tổ ong và phải
mất nhiều tháng hoặc cả năm mới phân hủy hết. Ngay nay để trị
bệnh cho ong, người ta hay dung sữa chua phun lên tổ vừa trị
bệnh, hỗ trợ trị bệnh mà còn đảm bảo chất lượng của các sản
phẩm từ ong. Dùng sữa chua giúp đưa vi sinh vật có lợi vào để
khống chế vi sinh vật có hại gây bệnh cho ong. Khi dùng sữa chua
còn sản sinh ra axít lactic (chất này làm tăng sức đề kháng cho
ong). Khi phun trực tiếp vào đàn ong làm pH giảm xuống còn 5,
đây là môi trường không thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.Ở môi
13
trường này vi sinh vật có lợi phát triển tốt nhờ đó mà sức đề
kháng đàn ong tăng lên, tăng khả năng chống chọi với bênh tật.
Cách làm sữa chua
Lấy sữa bò tươi về đun sôi, sau đó pha thêm ít nước (cứ 10 lít
sữa bò tươi/4 lít nước), trộn thêm 5 hủ sữa chua, để ở nhiệt độ từ
30
0
C - 33
0
C trong khoảng 2 - 3 ngày là có thể đưa ra sử dụng.
Cách phun
Cho sữa chua vào bình rồi phun trực tiếp sữa chua vào đàn ong
bằng bình phun sương.
Ngoài ra trong quá trình điều trị, người chăn nuôi phải bố sung
thức ăn như: bột đậu nành, phấn hoa, đường trắng, sữa tươi, bột
tăng trưởng,… cho đàn ong
V. KẾT LUẬN
Nuôi ong là một ngành vẫn còn khá mới mẻ với người chăn nuôi nhưng vẫn
thu hút được ngiều người. Tuy nhiên để đạt được năng suất cao, chất lượng tốt
và đảm bảo kinh tế, nhà chăn nuôi cần phải nắm rõ những bệnh thường gặp ở
đàn ong. Người chăn nuôi cần phải chú ý đến điều kiện ngoại cảnh của đan
ong, thời tiết, mùa hoa,… để có biện pháp phòng và trị bệnh kịp thời. Tránh
lạm dụng kháng sinh trong công tác phòng bệnh, tuân thủ nguyên tắc điều trị
bệnh trên đàn ong, phải ngừng sử dụng kháng sinh trước vụ mật để đảm bảo
chất lượng các sản phẩm của ong.Thay vào đó, nên sử dụng các sản phẩm sinh
học trong quá trình phòng và trị bệnh trên đàn ong vừa hiệu quả khinh tế mà
các sản phẩm ong sạch hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
KS. Ngô Đắc Thắng. Kỹ thuật nuôi ong. NXB Nông Nghiệp, trang 85 – 93.
KS. Ngô Đắc Thắng (2000).Kinh tế - Kỹ thuật nuôi ong, NXB Thanh Hóa, trang 168 – 173.
ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung (2010). Giáo trình Chăn nuôi ong.NXB Đại học Cần Thơ, trang 63 – 67.
/>ong.html
/>14