Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun đũa chó mèo (TOXOCARA SP.) ở trẻ em tiểu học từ 6 đến 11 tuổi tại xã Yên Lạc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 98 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG



PHẠM THỊ THU HOÀI


THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN
NHIỄM GIUN ĐŨA CHÓ/MÈO (TOXOCARA SP.)Ở TRẺ EM
TIỂU HỌC TỪ 6 ĐẾN 11 TUỔI TẠI XÃ YÊN LẠC, HUYỆN
YÊN ĐỊNH, TỈNH THANH HÓA NĂM 2014




LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01






HÀ NỘI, 2015

























BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG




PHẠM THỊ THU HOÀI




THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN
NHIỄM GIUN ĐŨA CHÓ/MÈO (TOXOCARA SP.) Ở TRẺ EM
TIỂU HỌC TỪ 6 ĐẾN 11 TUỔI TẠI XÃ YÊN LẠC HUYỆN
YÊN ĐỊNH TỈNH THANH HÓA NĂM 2014


LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01




TS. NGUYỄN THU HƯƠNG PGS.TS. LÊ XUÂN HÙNG






HÀ NỘI, 2015


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của rất nhiều
người.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thu Hương, PGS.TS.
Lê Xuân Hùng những người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Tôi xin trân trong cảm ơn: Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học và các
thầy cô giáo các bộ môn của trường Đại học Y tế công cộng đã tạo điều kiện thuận lợi

cho tôi hoàn thành mục tiêu học tập và đề tài của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm Phòng chống sốt rét – Ký sinh trùng –
Côn trùng Tỉnh Thanh Hóa, Trung tâm Y tế Huyện Yên Định, UBND, Trạm Y tế xã Yên
Lạc, các cộng tác viện y tế thôn bản xã Yên Lạc đã cộng tác và ủng hộ tôi nhiệt tình
trong quá trình thu thập số liệu nghiên cứu đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Lãnh đạo và cán bộ viên chức Khoa
Ký sinh trùng, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành đề tài.
Tôi rất xúc động và vô cùng biết ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm
động viên, chia sẻ và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày 17 tháng 03 năm 2015
PHẠM THỊ THU HOÀI




i


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU viii
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
Chương 1 4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Lịch sử bệnh giun đũa chó/mèo 4
1.2. Một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh giun đũa chó/mèo 4
1.2.1. Tác nhân gây bệnh 4

1.2.2. Các đặc điểm sinh học Toxocara sp. 5
1.2.3. Chu kỳ phát triển 7
1.2.4. Quá trình truyền nhiễm 10
1.2.5. Thể lâm sàng của bệnh giun đũa chó/mèo 11
1.2.6. Dịch tễ học 12
1.2.7. Chẩn đoán 13
1.2.8. Điều trị 14
1.2.9. Dự phòng 14
1.3. Tình hình nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo ở người trên Thế giới và Việt Nam . 15
1.3.1. Tình hình nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo ở người trên Thế giới 15
1.3.2. Tình hình nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo ở người tại Việt Nam 17
1.4. Các yếu tố liên quan đến nhiễm giun đũa chó/mèo ở người 18
1.4.1. Hành vi cá nhân 18
1.4.2. Thói quen ăn uống 19
1.4.3. Tiếp xúc với chó/mèo 20
1.5. Khung lý thuyết 23
ii


1.6. Địa điểm nghiên cứu 24
Chương 2 25
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1. Đối tượng nghiên cứu 25
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 25
2.3. Thiết kế nghiên cứu 25
2.4. Cỡ mẫu 25
2.5. Phương pháp thu thập số liệu 25
2.6. Thử nghiệm bộ công cụ 26
2.7. Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu 26
2.8. Các biến số của nghiên cứu 28

2.9. Phương pháp quản lý và phân tích số liệu 31
2.9.1. Quản lý số liệu 31
2.9.2. Phân tích số liệu 32
2.10. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 32
2.11. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số 33
Chương 3 35
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 35
3.1.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo các làng 35
3.1.2. Tuổi của đối tượng nghiên cứu 35
3.1.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới 36
3.1.4. Thực trạng nuôi chó/mèo tại gia đình các đối tượng nghiên cứu 36
3.2. Thực trạng nhiễm giun đũa chó/mèo ở đối tượng nghiên cứu 38
3.2.1. Kết quả xét nghiệm ELISA của đối tượng nghiên cứu 38
3.2.2. Kết quả xét nghiệm bạch cầu ái toan ở đối tượng nghiên cứu 40
3.3. Phân tích các yếu tố liên quan đến nhiễm giun đũa chó/mèoở đối tượng nghiên cứu
42
iii


3.3.1. Liên quan giữa giới với nhiễm giun đũa chó/mèo 42
3.3.2. Liên quan giữa tiếp xúc chó/mèo với nhiễm giun đũa chó/mèo ở người 42
3.3.3. Liên quan giữa vệ sinh môi trường với nhiễm giun đũa chó/mèo ở người 45
3.3.4. Liên quan giữa các hành vi cá nhân của đối tượng nghiên cứu với nhiễm giun
đũa chó/mèo 46
3.3.5. Mối liên quan giữa thói quen ăn uống của trẻ với ELISA (+) 49
3.4. Kết quả phân tích đa biến: một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun đũa chó/mèo ở
trẻ em tại Trường tiểu học Yên Lạc 49
Chương 4 52
BÀN LUẬN 52

4.1. Địa điểm và đối tượng nghiên cứu 52
4.1.1. Địa điểm nghiên cứu 52
4.1.2. Đối tượng nghiên cứu 52
4.2. Tỷ lệ nhiễm giun đũa chó/mèo ở trẻ em từ 6 – 11 tuổi tại điểm nghiên cứu 53
4.3. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun đũa chó/mèo ở trẻ em tại điểm nghiên cứu
57
4.3.1. Yếu tố liên quan về đặc điểm của ĐTNC 57
4.3.2. Một số yếu tố liên quan về tiếp xúc với chó, mèo của ĐTNC 58
4.3.3. Liên quan về vệ sinh môi trường với nhiễm giun đũa chó/mèo 61
4.3.4. Liên quan về hành vi cá nhân với nhiễm giun đũa chó/mèo 62
4.3.5. Liên quan giữa thói quen ăn uống với nhiễm giun đũa chó/mèo 63
KẾT LUẬN 64
5.1. Thực trạng nhiễm giun đũa chó/mèo ở trẻ em 6 – 10 tuổi tại điểm nghiên cứu 64
5.2. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở trẻ em từ 6 – 10 tuổi tại
điểm nghiên cứu 64
KHUYẾN NGHỊ 66
PHỤ LỤC 73
Phụ lục 1: Bộ câu hỏi dành cho trẻ em là đối tượng nghiên cứu 73
iv


Phụ lục 2: Bộ câu hỏi dành cho người chăm sóc trẻ 76
Phụ lục 3: Phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu 79
Phụ lục 4: Kỹ thuật đếm phân loại bạch cầu 81
Phụ lục 5: Kỹ thuật ELISA tìm kháng thể Toxocara trong máu 84
Phụ lục 6: Biên bản giải trình chỉnh sửa sau bảo vệ luận văn 86









v



DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1.Một đoạn ruột non của chó với Toxocara canis trưởng thành …………… 5
Hình 1.2. Hình ảnh trứng Toxocara canis …………………………………………… 6
Hình 1.3. Chu kỳ phát triển của Toxocara sp. …………………………………… 7
Hình 1.4. Bản đồ hành chính xã Yên Lạc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa ……….24
Hình 3.1. Đối tượng nghiên cứu theo giới ……………………………………………36
Hình 3.2. Tỷ lệ dương tính với ELISA theo tuổi của ĐTNC ……………………… 39





























vi



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCAT Bạch cầu ái toan
ĐTNC Đối tượng nghiên cứu
ELISA Enzyme – Linked Immunosorbent Assay
(Kỹ thuật miễn dịch gắn men)
HGĐ Hộ gia đình














vii



TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo – Toxocariasis là một trong những bệnh lây
nhiễm từ động vật sang người hay còn gọi là bệnh ấu trùng di chuyển nội tạng.Nguyên
nhân do Toxocara canis hoặc Toxocara cati gây nên. Bệnh do ấu trùng giun đũa chó
mèo gây ra gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng gặp nhiều ở trẻ em, do trẻ em thường hiếu động,
thích chơi đùa, bồng bế chó, mèo, chơi những trò chơi tiếp xúc với đất và bụi bẩn, ý
thức vệ sinh của trẻ còn kém.
Nghiên cứu cắt ngang tiến hành trên 243 trẻ em tiểu học từ 6-11 tuổi tại xã Yên
Lạc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Mục đích nghiên cứu nhằm tìm hiểu mối liên
quan giữa tập quán nuôi chó, mèo tại gia đình có trẻ em và một số hành vi nguy cơ với
tình trạng nhiễm giun đũa chó/mèo ở trẻ em tiểu học. Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật
ELISA xác định tình trạng nhiễm và bộ câu hỏi phỏng vấn để tìm hiểu tập quán, cũng
như các yếu tố nguy cơ.
Kết quả cho thấy tỷ lệ trẻ dương tính với xét nghiệm ELISA là 74,9%. Tỷ lệ xét
nghiệm ELISA dương tính ở trẻ em các hộ nuôi chó là 78,1%; tỷ lệ xét nghiệm ELISA
dương tính ở trẻ em các hộ nuôi mèo là 87,3%. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra có mối
liên quan giữa nuôi chó với nhiễm giun đũa chó/mèo (OR = 2,9; p < 0,05), có mối liên
quan giữa tẩy giun cho chó với nhiễm giun đũa chó/mèo (OR = 8; p < 0,001), có mối
liên quan giữ xử lý phân chó/mèo với nhiễm giun đũa chó/mèo (OR = 8,4; p < 0,001).

Một số các hành vi nguy cơ có liên quan đến nhiễm giun đũa chó/mèo là chơi đùa với
chó/mèo (OR = 3,28; p < 0,001); không rửa tay sau khi chơi với chó/mèo (OR = 18,2;
p < 0,001); không vệ sinh sau khi tiếp xúc đất (OR = 4,2; p < 0,001); không rửa tay
trước khi ăn (OR = 4,5; p < 0,001).
Khuyến nghị: Cần có chương trình giáo dục truyền thông cung cấp đầy đủ thông
tin và lời khuyên phòng chống Toxocariasis kết hợp giữa thú y và các cơ quan y tế
nhằm bảo vệ sức khỏe cho người dân, đặc biệt là trẻ em trong xã.
viii
1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo – Toxocariasisthuộc nhóm bệnh lây nhiễm từ
động vật sang người hay còn gọi là bệnh ấu trùng di chuyển nội tạng.Bệnh
do Toxocara canis (ở chó) hay Toxocara cati (ở mèo) gây ra. Loài giun tròn này
thường được gọi chung là giun đũa chó/mèo (Toxocara sp.) do chu kỳ phát triển, đặc
điểm lâm sàng và chẩn đoán giống nhau.Trong nhiều năm nhiễm ấu trùng giun đũa
chó/mèo ở người được xem là bệnh ít gặp.Với những tiến bộ của y học về huyết thanh
chẩn đoán người ta thấy tỷ lệ người dương tính với kỹ thuật miễn dịch gắn men –
Enzyme Linked Immunoserbent Assay (ELISA) phát hiện kháng thể kháng Toxocara
sp. ngày càng nhiều.Hiện nay bệnh này được xem là bệnh ký sinh trùng mới nổi.
Đất là nơi dễ phát tán trứng giun do đặc tính phóng uế bừa bãi của
chó/mèo.Chó/mèo là những động vật nuôi rất gần gũi với người, nên bệnh phân bố
khắp thế giới[
31
, 38]. Tuy nhiên bệnh xuất hiện với tỷ lệ cao hơn ở những vùng nuôi
nhiều chó và dân trí thấp gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Đây là một vấn
đề đáng quan tâm cho sức khỏe cộng đồng [39].Một số khảo sát trên thế giới cho thấy,
huyết thanh người tại một số nước phương Tây có tỷ lệ dương tính với Toxocara sp. từ
2-5% ở vùng thành thị đến 14,2-37% ở vùng nông thôn. Ở vùng nhiệt đới, tỷ lệ huyết

thanh dương tính là 63,2% ở Bali, 86% ở đảo Saint-Lucia, 92,8% ở đảo La Réunion
[31].


Tại Việt Nam trong những năm gần đây bệnh đã xuất hiện ở nhiều nơi và có xu
hướng gia tăng nhanh [6].Một điều tra khảo sát tình hình nhiễm ấu trùng giun đũa chó
ở xã Thạnh Tân, thị xã Tây Ninh năm 2009 cho thấy tỷ lệ huyết thanh dương tính
với Toxocara canis là 20,6%[1].Điều tra ở xã An Phú (huyện Củ Chi, thành phố Hồ
Chí Minh) có đến 38% người dân bị nhiễm Toxocara canis[3]. Tỷ lệ nhiễm trên cán bộ
Quân khu 9 nhiễm Toxocara canis chiếm 67,1% [13].
2


Tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về bệnh này trong cộng đồng, một phần
vì các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu, một phần vì việc xét nghiệm phân không
có khả năng phát hiện bệnh do trứng giun không đào thải ra ngoài theo phân ở người bị
nhiễm.Những năm gần đây đã có một số nghiên cứu nhỏ điều tra về huyết thanh học
trong cộng đồng, chủ yếu sử dụng kỹ thuật ELISA và số mẫu chưa nhiều nên các số
liệu chưa phản ánh hết tình hình nhiễm chung giun đũa chó/ mèo trong cả nước và theo
khu vực[14].Mặt khác chưa có nhiều số liệu nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ lây
nhiễm trứng giun đũa chó, mèo sang người, trong khi đó tập quán nuôi chó, mèo thả
rông ở nông thôn phổ biến và công tác quản lý nguồn chất thải động vật còn nhiều hạn
chế.
Xã Yên Lạc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa là một xã thuần nông, 80% hộ
gia đình trong xã nuôi chó, mèo. Chó, mèo thường được thả rông, công tác thu gom, xử
lý phân chó mèo chưa được quan tâm, do đó nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh và bị
nhiễm bệnh cao. Trẻ em là đối tượng có nguy cơ nhiễm cao hơn người lớn do trẻ có
thói quen chơi đùa, bồng bế chó mèo và thói quen sinh hoạt không hợp vệ sinh. Tại đây
chưa có điều tra và nghiên cứu nào về thực trạng nhiễm bệnh giun đũa chó/mèo, vì vậy
để có thêm thông tin về thực trạng nhiễm bệnh giun đũa chó/mèo và để đưa ra các

khuyến cáo người dân về việc phòng tránh bệnh chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực
trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun đũa chó/mèo (Toxocara sp.) ở trẻ
em tiểu học từ 6 – 11 tuổi tại xã Yên Lạc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa năm
2014”.

3


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng nhiễm giun đũa chó/mèo (Toxocara sp.) ở trẻ em từ 6 – 11 tuổi
tại xã Yên Lạc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa năm 2014.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun đũa chó/mèo (Toxocara sp.)ở
đối tượng nghiên cứu tại điểm nghiên cứu năm 2014.
4


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lịch sử bệnh giun đũa chó/mèo
Nhiễm giun sán khá phổ biến ở các nước nhiệt đới đang phát triển, trong đó
nhiễm giun đũa chó/mèo (Toxocara sp.) ở người có tỉ lệ khá cao.Bệnh giun đũa
chó/mèo thuộc nhóm lây truyền từ động vật sang người. Gồm hai loài Toxocara canis
(ở chó) và Toxocara cati (ở mèo). Bệnh do Beaver và cộng sự phát hiện lần đầu năm
1952. Ông đã chứng minh có sự hiện diện của ấu trùng Toxocara canis ở người và gọi
đó là bệnh “ấu trùng di chuyển nội tạng” do sự di chuyển của ấu trùng giun đũa
chó/mèo ở nhiều cơ quan: da, gan, cơ, não, lách, mắt….Trong y văn ghi nhận đây là
hiện tượng “ngõ cụt ký sinh” hoặc “bệnh động vật thật không hoàn chỉnh” [5].
Người không phải vật chủ thích hợp nên giun không phát triển hoàn chỉnh
thành con trưởng thành, không đẻ trứng nên không thể tìm thấy trứng giun trong phân.
Chẩn đoán bệnh dựa vào triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng điển hình. Chẩn đoán

miễn dịch học bằng kỹ thuật ELISA phát hiện kháng thể kháng Toxocara sp. trong
huyết thanh bệnh nhân được sử dụng rộng rãi.Bằng phản ứng miễn dịch học, nhiều tác
giả trên thế giới đã phát hiện nhiều trường hợp bệnh giun đũa chó mèo lạc chủ ở người,
cho thấy bệnh giun đũa chó mèo thật sự là một vấn đề đáng quan tâm cho sức khỏe
cộng đồng.
Y văn đã ghi nhận hai loại giun này có những “dấu ấn” kháng nguyên chung,
không phân biệt hai loại giun bằng các phương pháp chẩn đoán miễn dịch học, biểu
hiện lâm sàng trên người cũng khó phân biệt. Tuy nhiên, khả năng nhiễm Toxocara
canis cao hơn Toxocara cati do thói quen sinh hoạt của chó khiến bệnh dễ lây nhiễm
qua người hơn là mèo [5].
1.2. Một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh giun đũa chó/mèo
1.2.1. Tác nhân gây bệnh
5


Tác nhân gây bệnh giun đũa chó/mèo là Toxocara canis và Toxocara cati, một
loại giun tròn. Các giun này sẽ đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài môi trường và sau 1-
2 tuần lễ các trứng này sẽ hóa phôi (trứng chứa ấu trùng). Đây là giai đoạn có thể gây
bệnh cho người nếu nuốt phải trứng.
1.2.2. Các đặc điểm sinh học Toxocara sp.
Phân loại:
Giun đũa chó/mèo (Toxocara sp.) thuộc ngành Nematoda, nhóm Phasmida, trên
tộc Ascaridoidea, giống Toxocara, loài Toxocara canis và Toxocara cati [5].
Hình thể:
Con trưởng thành: Con đực dài 4 – 6 cm, con cái dài 5 – 10 cm, giun đực có
đuôi cong, giun cái có đuôi thẳng
Trứng: Hình cầu, kích thước 400 x 20 mcm
Ấu trùng: kích thước 400 x 20 mcm

Hình 1.1.Một đoạn ruột non của chó với Toxocara canis trưởng thành.

(Nguồn:
6




Trứng Toxocara canis phát triển Trứng Toxocara canis chứa ấu trùng
Hình 1.2. Hình ảnh trứng Toxocara canis
(Nguồn:














7


1.2.3. Chu kỳ phát triển

Hình 1.3.Chu kỳ phát triển của Toxocara sp.
(Nguồn CDC:


Ở chó mang thai và cho con bú, ấu trùng
có thể hoạt động và gây ra:
- Nhiễm trùng đường ruột ở chó mẹ
- Nhiễm trùng sang chó con
(qua đường rau thai và qua bú sữa)

Di chuyển Phổi  Cuống phổi Cây
phế quản Thực quản

Trứng ra ngoài theo phân

Trứng theo thức ăn vào ruột
Nhiễm nặng, ấu trùng sẽ ra
ngoài theo phân

Ấu trùng di chuyển đến các cơ
quan khác nơi chúng sẽ ký sinh
và phát triển

Sự lưu thông

Chó < 5 tuần tuổi

Ấu trùng
thoát ra khỏi
đường ruột

Chó >5 tuần tuổi
(không có thai)

Ấu trùng thoát ra
khỏi đường ruột
Giun trưởng
thành trong ruột

Môi trường ngoài

Trứng có phôi
với ấu trùng

Trứng
Giai đoạn nhiễm
Con người (và các
vật chủ ký sinh khác)

8


Ở chó
Chu kỳ của Toxocara canis tương tự chu kỳ sinh học của giun đũa
người Ascaris lumbricoides. Một điểm khác biệt là vật chủ cuối cùng phân bố trong
phạm vi rộng hơn. Vật chủ cuối cùng là những động vật ăn thịt, chó của gia đình nuôi,
trong khi đó vật chủ ăn thịt các họ khác, bao gồm người thì chưa rõ. Những điểm đặc
biệt là con đường di chuyển trong cơ thể chó có khác nhau tùy thuộc độ tuổi, giới tính
và khả năng dung nạp của chó.
Khi chó mẹ nuốt phải trứng có phôi, trứng nở trong dạ dày và ruột non, phóng
thích ấu trùng giai đoạn 2 xâm nhập vào thành ruột rồi theo đường máu di chuyển khắp
nơi trong cơ thể. Một tuần sau tất cả ấu trùng giai đoạn 2 hiện diện trong mô gan, phổi,
thận, não.Ấu trùng tồn tại trong các mô của chó mẹ hàng tháng hay hàng năm mà
không phát triển thêm nữa. Nếu chó cái có thai ấu trùng di chuyển qua bánh rau, tới mô

gan và phổi của thai. Lúc sinh ra, ấu trùng giai đoạn 3 được tìm thấy chủ yếu trong mô
phổi của chó con. Từ đó ấu trùng di chuyển đến khí quản, lọt vào thực quản đến dạ
dày, phát triển thành ấu trùng giai đoạn 4 vào khoảng 3 ngày tuổi của chó con, từ ngày
tuổi thứ 11 đến 21 số giun trưởng thành tăng trong ruột non chó con và sau 3 tuần
trứng bắt đầu xuất hiện trong phân chó con. Lúc này, chó mẹ có thể nuốt phân chó con,
nếu trứng chưa có phôi thì chính chó mẹ lại thải cơ học một lượng lớn trứng trong
phân. Khi tiếp xúc với không khí, với môi trường ngoài trứng phát triển đến ấu trùng
giai đoạn 1, tiếp đó là ấu trùng giai đoạn 2 nằm trong vỏ trứng (thời gian này khoảng
12 ngày, tùy điều kiện môi sinh). Ở giai đoạn phát triển đủ độ, thời gian trứng có khả
năng gây nhiễm kéo dài hàng năm. Chó con có thể nuốt phải trứng có phôi trong 3 tuần
đầu sau sinh, sẽ cho ra giun trưởng thành trong ruột non.
Ấu trùng giai đoạn 2 có thể tìm thấy trong mô của chó con và chó ở mọi lúa
tuổi, cũng có trong mô của chuột và những loài khác được coi là ký chủ tương đồng.

9


Ở mèo
Chu kỳ phát triển Toxocara cati khác với Toxocara canis ở nhiều phương cách.
Nhiễm từ phôi không xảy ra và nhiễm chỉ do nuốt trứng có phôi hay nuốt phải những
động vật có chứa ấu trùng giun trong mô của chúng.
Sau khi mèo nuốt trứng có phôi, ấu trùng trong dạ dày và ruột non di chuyển
qua các mô của cơ thể (trong vách dạ dày, gan, phổi, khí quản, mô cơ) và ấu trùng giai
đoạn 3 lại xuất hiện trong da dày 2 tuần sau. Giun trưởng thành hiện diện trong dạ dày
và ruột non khoảng 4 tuần sau khi nhiễm. Nếu mèo nuốt trứng có phôi do ăn phải
những động vật bị nhiễm chứa trứng, sự di chuyển của ấu trùng chỉ giới hạn chủ yếu ở
thành đường tiêu hóa và giun trưởng thành có thể thấy trong ruột khoảng 3 tuần sau khi
nhiễm. Ấu trùng Toxocara cati còn được tìm thấy trong mô của giun đất, gián, loài
gặm nhấn, chó và cừu.
Ở người

Người là vật chủ ngẫu nhiên tình cờ nhiễm do nuốt trứng có ấu trùng của
Toxocara sp Ấu trùng thoát khỏi vỏ trứng, xâm nhập thành ruột và được chuyên chở
theo đường tĩnh mạch của đến gan, rồi vào phổi và những cơ quan khác. Ở những cơ
quan này, ấu trùng di chuyển lang thang hàng tuần hay hàng tháng hoặc nằm im, thành
những tác nhân gây viêm và kích thích tạo u hạt thâm nhiễm bạch cầu toan tính.
Ngoài người, những thú vật khác như loài gặm nhấm, cừu, chim, côn trùng, và
ngay cả giun đất cũng có thể nhiễm ấu trùng của Toxocara sp Tất cả những vật ký chủ
này được gọi là vật chủ ngẫu nhiên, ký sinh trùng không bao giờ phát triển đến giai
đoạn trưởng thành.Không trưởng thành được, không sinh sản được. Đây là lý do không
bao giờ thấy trứng trong phân người.
Sự tồn tại của ấu trùng và chất tiết của chúng trong cơ thể người sẽ gây tổn
thương thành mạch, mô mềm, hoại tử và xuất huyết.Cơ thể sẽ đáp ứng lại bằng cách
tạo phản ứng miễn dịch và các phản ứng bệnh lý.Mức độ bệnh không chỉ phụ thuộc
10


vào số lượng ấu trùng nhiễm vào cơ thể mà còn phụ thuộc vào mức độ các phản ứng dị
ứng. Kết quả các biểu hiện bệnh lý trên lâm sàng là sự viêm nhiễm gây ra bởi các phản
ứng miễn dịch trực tiếp chống lại các kháng nguyên bài tiết của ấu trùng [28].
1.2.4. Quá trình truyền nhiễm
a. Nguồn truyền bệnh giun đũa chó/mèo
Ổ chứa
Chó/ mèo là ổ chứa của Toxocara sp., đất, nước bị nhiễm phân chó/mèo là ổ
chứa của trứng giun. Người bị nhiễm giun đũa chó/mèo là do ăn phải thức ăn, nước
uống có chứa trứng giun hoặc khi chăm sóc chó như: chơi với chó/ mèo, ngủ với chó/
mèo, dọn vệ sinh cho chó/mèo…Bệnh nhân nhiễm Toxocara sp. không phải là nguồn
lây vì trong cơ thề người quá trình phát triển của giun không diễn ra hoàn toàn [
32
].
Thời gian ủ bệnh

Từ vài tuần đến vài tháng phụ thuộc và mức độ nhiễm số lượng nhiều hay ít ấu
trúng và tính nhạy cảm của người bệnh. Người nuốt phải trứng của Toxocara sp. khi
đến ruột non trứng nở giải phóng ấu trùng, ấu trùng chui qua thành ruột và di chuyển
đến gan.Từ gan ấu trùng qua hệ tuần hoàn và bạch huyết đi đến các tổ chức khác như
phổi, nội tạng, mắt….gây ra các tổn thương. Ấu trùng có thể tồn tại trong các tổ chức
nhiều năm nếu không được điều trị [32].
Thời kỳ lây truyền
Chó con bị nhiễm bệnh từ chó mẹ qua rau thai hoặc qua bú sữa mẹ. Khoảng 3
tuần tuổi chúng đã có thể thải trứng giun ra ngoại cảnh.
b. Phương thức lây nhiễm
Đường ăn uống: người, chó, mèo
Đường nhau thai (chu sinh) và đường sữa mẹ: chỉ có ở chó
11


c. Khối cảm thụ
Chó, mèo
Tất cả mọi người đều có thể nhiễm Toxocara sp., trẻ em là đối tượng có nguy cơ
nhiễm cao hơn người lớn.
1.2.5. Thể lâm sàng của bệnh giun đũa chó/mèo
Tùy theo tác giả, các thể lâm sàng của bệnh Toxocara sp. được phân thành các
loại. Phân loại theo tác giả Liu (1999) có 3 thể bệnh như sau:
Bệnh Toxocara sp. nội tạng
Bệnh ấu trùng di chuyển nội tạng thường gặp ở trẻ từ 1 – 4 tuổi, khởi phát từ
từ. Bệnh nhân sốt nhẹ, thoáng qua, ăn ít, gầy yếu, tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa, đau cơ
và khớp. Ho khạc ra đàm có bạch cầu toan tính. Khó thở, gan to, bề mặt nhẵn, không
đau, đôi khi lách hơi to.Bệnh có thể tự khỏi sau nhiều tuần lễ (khi ấu trùng chết).
Ở người lớn, đôi khi không có triệu chứng, đôi khi sốt nhẹ, mệt, nổi mẩn đỏ,
ngứa, khó thở dạng suyễn, có thể giảm thị lực một bên, soi đáy mắt thấy viên hạt ở
võng mạc, viêm nội nhãn cầu mạn tính. Gan là cơ quan bị xâm nhiễm nặng nhất và gan

to là biểu hiện thường gặp mặc dù bất kỳ cơ quan nào cũng có thể bị xâm nhiễm. Tổn
thương ở gan giống như một khối u dễ lầm với ung thư di căn.
Bạch cầu trong máu tăng 20.000 – 100.000/mm
3
, trong đó bạch cầu toan tính
chiếm 50 – 80%. Một người có bạch cầu toan tính cao kéo dài nhiều tháng và có tiếp
xúc với chó/mèo nên nghĩ ngay đến bệnh ấu trùng di chuyển nội tạng (trừ thể ở mắt
bạch cầu toan tính không tăng).
Bệnh Toxocara sp. ở mắt
Bệnh ở mắt do giun đũa chó/mèo gây ra gây ra có tên gọi là hội chứng ấu trùng
di chuyển ở mắt. Bệnh gặp ở trẻ em tuổi lớn, không có bệnh ly Toxocara nội tạng.Ở
mắt, ấu trùng tình cờ bị giữ lại, tạo một khối viêm thâm nhiễm bạch cầu toan tính.
12


Triệu chứng điểm hình bao gồm giảm thị lực một bên, đau mắt, đồng tử trắng, lé
mắt kéo dài nhiều tuần. Thường gặp nhất là u võng mạc cựu sau, dễ nhầm với ung thư
võng mạc. Trên thực tế, lần đầu tiên nhiều bênh nhân bị viêm nội nhãn, bị múc mắt vì
chẩn đoán nhầm ung thư võng mô, đã tìm thấy nhiều ấu trùng giun ống, đa số các giun
ống này được chẩn đoán là Toxocara sp. Thường một mắt bị bệnh hiếm khi cả hai mắt
cùng bị bệnh. Bệnh ở mắt thường không thấy tăng bạch cầu toan tính, gan to hay các
triệu chứng khác mà bệnh ấu trùng di chuyển nội tạng thường gặp, cũng như tiền căn
nghịch đát hay chơi với chó, mèo.
Bệnh Toxocara sp. không điển hình
Các triệu chứng riêng lẻ thì đặc thù, nhưng khi gộp lại thì tạo thành một hội
chứng có thể gọi là “bệnh Toxocara sp. không điển hình”. Ở trẻ em biểu hiện lâm sàng
như gan to, đau bụng, ho, rối loạn giấc ngủ, kém phát triển về thể lực, đau đầu có liên
quan đáng kể với hiệu giá kháng thể cao đối với Toxocara sp., tăng bạch cầu toan tính
chỉ gặp trong 50 – 75% các trường hợp. Các triệu chứng ít phổ biến hơn bao gồm ăn
uống kém, khò khè, sốt và viêm hạch cổ.

Trong vùng dịch, một nghiên cứu ở người lớn cho thấy có hiện tượng yếu ớt,
ngứa, nổi mẩn đỏ, đau bụng, kèm dị ứng, tăng bạch cầu toan tính, tăng nhẹ đến vừa
kèm huyết thanh chẩn đoán Toxocara sp. dương tính. Triệu chứng thường kém ồ ạt và
kém nặng nề so với bệnh Toxocara sp. nội tạng, có lẽ do số lượng ấu trùng ít hơn, hay
do giảm đáp ứng viêm của ký chủ. Đau bụng tái đi tái lại là triệu chứng hay gặp nhất
mặc dù giun đũa chó/mèo không trưởng thành trong ruột người.
1.2.6. Dịch tễ học
Bệnh do giun đũa chó/mèo gây ra có thể xuất hiện khắp mọi nơi trên thế giới,
không phụ thuộc nông thôn hay thành thị, ngay cả những nước tiên tiến vẫn có khả
năng nhiễm và thậm chí nhiễm nhiều hơn ở một số vùng so với các quốc gia đang phát
13


triển. Do vậy, một số quốc gia có các bác sĩ chuyên chăm sóc cho con vật cảnh, vật
cưng, thú nuôi trong nhà như Nhật Bản, Mỹ, Úc, Pháp, Chi Lê, Na Uy,….[16].
Về mặt phân bố địa lý, Toxocara sp. được tìm thấy khắp nơi trong đất trên thế
giới. Các trứng của các loài này phát hiện từ 2 - 88% trong các mẫu đất thu thập tại
các quốc gia khác nhau và vùng khác nhau [16].
Tỷ lệ huyết thanh dương tính Toxocara sp. ở trẻ em từ 1 – 11 tuổi ở Mỹ thay đổi
từ 4% đến 8%.Tỷ lệ cao hơn ở Pueto Rico và ở Đông Nam nước Mỹ. Tỷ suất nhiễm
cao hơn nữa ở trẻ em tuổi học sinh ở Châu Âu. Trẻ em nghịch đất và tiếp xúc với chó
con là lứa tuổi đặc biệt dễ bị nhiễm [5].
Tỷ lệ nhiễm Toxocara sp. ở người sống trong vùng nhiệt đới chưa được báo cáo
nhiều, nhưng vấn đề nhiễm bệnh có thể phổ biến và rộng khắp. Quần thể chó nhiễm
Toxocara canis rất cao, nhất là chó thả rông, ít có sự quan tâm của thú y [5].
Các nghiên cứu cho thấy những quần thể người có tỷ lệ huyết thanh dương tính
cao thường là ở những nơi có nhiều chó bị nhiễm giun, môi trường bị ô nhiễm trứng
nhiều, trẻ em có thói quen chơi đùa với chó, mèo và nghịch đất [5].
1.2.7. Chẩn đoán
Chẩn đoán Toxocara sp. chủ yếu dựa vào:

Tiền sử: có tiếp xúc trực tiếp với chó hoặc mèo hay gián tiếp do nghịch đất, mút
tay… ăn rau sống hay trái cây không rửa kỹ, thức ăn nấu không chín có chứa ấu trùng
giun Toxocara sp
Biểu hiện lâm sàng: các tiêu chuẩn chẩn đoán về lâm sàng tùy theo thể lâm
sàng, cơ quan bị tổn thương như đề cập ở phần biểu hiện lâm sàng.
Xét nghiệm cận lâm sàng: tăng gamma globulin, tăng bạch cầu ái toan hoặc
không tăng. Tốc độ lắng máu tăng khi có phản ứng viên toàn thân.Vi thể, có thể tìm
thấy dấu vết của ấu trùng ở trung tâm các u hạt viêm, tế bào khổng lồ và mô sợi (hiếm
14


gặp). Rất khó hoặc không thể tìm được ấu trùng giun trong mô. CT não có thể thấy
những nốt giảm âm trong nhu mô não, gan…, chỉ có tính chất gợi ý. Với sự phát triển
không ngừng của miễn dịch học, trong đó phải kể đến kỹ thuật ELISA có độ tin cậy
cao, đã góp phần tích cực trong việc chẩn đoán các bệnh nhiễn trùng nội tạng nói
chung và bệnh do do ký sinh trùng nói riêng.
1.2.8. Điều trị
Điều trị thuốc đặc hiệu như albendazole, thiabendazole, mebendazole,
diethylcarbamazine có phối hợp với corticoids
Riêng với bệnh ở mắt ngoài điều trị đặc hiệu, trong những trường hợp đặc biệt
cần phối hợp ngoại khoa và điều trị tại chỗ.
1.2.9. Dự phòng
Dự phòng nhiễm Toxocara sp. ở người phụ thuộc vào phòng, chống bệnh
Toxocara trên động vật, kết hợp xử lý phân động vật trước khi thải ra môi trường.Đồng
thời giáo dục cộng đồng toàn diện về vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường sóng.Để
giảm phơi nhiễm ở người, chó con và mèo con nên được tẩy giun định kỳ. Phân chó
nên dọn sạch khỏi các nơi mà trẻ em hay chơi đùa trước khi trứng trong phân chuyển
thành giai đoạn ấu trùng.Phân nên đốt bỏ, đào lỗ chôn hay bỏ vào trong các nơi thích
hợp.Tại các nơi công cộng cần kiểm soát nghiêm ngặt đối với nguồn phân chó và
mèo.Chủ nuôi của chó, mèo phải xử lý nguồn chất thải phân hợp lý và cho vật nuôi

uống thuốc tẩy giun định kỳ. Chó con từ 3 tuần tuổi đến 3 tháng đào thải một lượng lớn
trứng của Toxocara canis và đây là nguy cơ lớn nhất đối với con người, đặc biệt là trẻ
em. Vì vậy, hạn chế cho chó con tiếp cận với các sân chơi của trẻ.
Thói quen vệ sinh có thể giúp ngăn ngừa lây nhiễm hay nhiễm bệnh nặng
hơn. Tuyên truyền giáo dục trẻ và người dân có thói quen rửa tay sạch trước khi ăn,
hạn chế hoặc không ăn các loại thực phẩm tươi sống. Rau sống phải rửa sạch theo đúng
quy trình trước khi đưa vào chế biến hoặc sử dụng. Trẻ em nên được dạy không ăn
15


thức ăn rơi trên đất, rửa sạch tay cho trẻ sau khi chơi đùa với các vật cưng, thú nuôi và
các hoạt động ngoài trời. Không cho trẻ chơi ở những nơi có nguồn chất thải phân của
động vật. Các gia đình nên cân nhắc việc chăm sóc thú vật trong giai đoạn trẻ còn đang
bé (lứa tuổi tập đi).
Các biện pháp cụ thể:
Hạn chế tối đa tiếp xúc các vật chủ nhạy cảm, các chó mèo bị nhiễm và môi
trường nghi ngờ có bệnh; kiểm tra phân của những chó con hàng tuần và tẩy giun định
kỳ nếu có điều kiện;có quy trình xét nghiệm phân định kỳ hàng năm và có kế hoạch
điều trị cần thiết; cấm chó chạy trong khu vườn chơi trẻ con, công viên hoặc đặt các
hộp cát tông tạm thời cho chó vệ sinh; nhanh chóng loại bỏ các thùng chứa phân chó;
kiểm soát chặt chẽ và buộc dây xích, hay có luật nuôi chó rõ ràng.
Giáo dục sức khỏe bởi các nhà thú y, các thầy thuốc, các nhà hoạt động xã hội
và chủ của vật nuôi để góp phần vào công tác dự phòng và phòng chống bệnh.Rửa tay
cho trẻ con sau khi chơi ở nơi có cát và vật nuôi; trẻ em nên được dạy không nên có
thói quen ăn đất, nghịch đất, bồng bế chó, mèo; giáo dục sức khỏe cho cha mẹ hiểu biết
các yếu tố nguy cơ lây nhiễm bệnh cho trẻ em.
1.3. Tình hình nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo ở người trên Thế giới và Việt
Nam
1.3.1. Tình hình nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo ở người trên Thế giới
Huyết thanh người tại một số nước phương Tây năm 2001 có tỷ lệ dương tính

với Toxocara sp. từ 2 – 5% ở vùng thành thị đến 14,2 – 37% ở vùng nông thôn. Ở vùng
nhiệt đới, tỷ lệ huyết thanh dương tính là 63,2% ở Bali, 86% ở đảo Saint-Lucia, 92,8%
ở đảo La Réunion [31].
Huyết thanh Toxocara dương tính tại Sri Lanka là 43% ở vùng nông thôn
(Iddawela et al, 2003) và 20% ở vùng thành thị (Fernando et al, 2007) [36].

×