Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Các công trình kiến trúc chùa tiêu biểu ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.31 MB, 45 trang )

PHỤ LỤC :
PHỤ LỤC : 1
1.CHÙA DÂU ( BẮC NINH )_Ngôi chùa cổ nhất Việt Nam : 2
2.CHÙA BÁI ĐÍNH ( NINH BÌNH ) _ Ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á : 5
3.CHÙA MỘT CỘT ( HÀ NỘI )_Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam : 10
4.CHÙA HƯƠNG ( HÀ NỘI )_Quần thể văn hóa – tôn giáo Việt Nam : 15
5.CHÙA BA VÀNG (Bảo Quang tự)- Quảng Ninh _ Ngôi chùa có chính điện lớn kỷ lục
Việt Nam : 19
6.CHÙA THIÊN MỤ ( HUẾ ): 21
7.CHÙA SÙNG NGHIÊM (chùa Mía)_ ngôi chùa lưu giữ nhiều pho tượng nghệ thuật
nhất: 25
8.CHÙA CẦU_Hội An : 28
9.CHÙA LINH TIÊN ( GIA LÂM – HÀ NỘI ) _chùa có ngôi tháp tôn trí tượng Phật
bằng đồng nhiều nhất : 29
10.CHÙA TÂY PHƯƠNG ( HÀ NỘI )_ có bộ tượng La Hán điển hình nhất của nghệ
thuật điêu khắc Việt Nam thế kỷ 18 : 31
11.CHÙA TRẤN QUỐC ( HÀ NỘI )_ nơi phát xuất thiền phái Thảo Đường ở Việt
Nam : 33
12.CHÙA YÊN PHÚ ( HÀ NỘI )_có Địa tạng vương Bồ tát bằng đồng lớn nhất và là
ngôi chùa có CLB nghệ thuật có số buổi biểu diễn nghệ thuật phục vụ các chùa nhiều
nhất : 35
13.CHÙA ĐẬU_ ngôi chùa cổ gần 2000 năm: 36
14.CHÙA THẦY_có bệ đá kép thờ Phật bằng đá xưa nhất Việt Nam: 38
15.Chùa NGŨ XÁ_có pho tượng Đức Phật A Di đà bằng đồng đầu tiên ở Việt Nam: 41
16.CHÙA HOẲNG PHÁP (Hóc Môn- TP.HCM) : 42
1
1.CHÙA DÂU ( BẮC NINH )_Ngôi chùa cổ nhất Việt Nam :
Chùa Dâu, còn có tên là Diên Ứng (延應寺), Pháp Vân (法雲寺), hay Cổ Châu, là
một ngôi chùa nằm ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách
Hà Nội khoảng 30 km. Đây là trung tâm cổ xưa nhất của Phật giáo Việt Nam.
Chùa còn được người dân gọi với những tên gọi khác nhau như chùa Cả, Cổ Châu


tự, Diên ứng tự. Đây là ngôi chùa được coi là có lịch sử hình thành sớm nhất Việt
Nam mặc dù các dấu tích vật chất không còn, nó đã được xây dựng lại. Chùa là
một danh lam bậc nhất của xứ kinh Bắc xưa nay. Đây cũng là một di tích quốc gia
đặc biệt của Việt Nam được xếp hạng đợt 4.
Tiền diện chùa Dâu nhìn từ sân ngoài
Chùa nằm ở vùng Dâu, thời thuộc Hán gọi là Luy Lâu. Tại vùng Dâu có năm ngôi
chùa cổ: chùa Dâu thờ Pháp Vân (法雲寺, "thần mây"), chùa Đậu thờ Pháp Vũ
(法雨寺, "thần mưa"), chùa Tướng thờ Pháp Lôi (法雷寺, "thần sấm"), chùa Dàn
thờ Pháp Điện (法電報寺 "thần chớp") và chùa Tổ thờ Man Nương là mẹ của Tứ
Pháp. Năm chùa này ngoài thờ Phật còn thờ các nữ thần.
Chùa Đậu tại vùng Dâu đã bị phá hủy trong chiến tranh nên pho tượng Bà Đậu
được thờ chung trong chùa Dâu.
2
Lịch sử :
Chùa được xây dựng vào buổi đầu Công Nguyên. Các nhà sư Ấn Độ đầu tiên đã
từng đến đây. Vào cuối thế kỷ 6, nhà sư Tì-ni-đa-lưu-chi từ Trung Quốc đến chùa
này, lập nên một phái Thiền ở Việt Nam. Chùa được khởi công xây dựng năm 187
và hoàn thành năm 226, là ngôi chùa lâu đời nhất và gắn liền với lịch sử văn hóa,
Phật giáo Việt Nam, được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử ngày 28 tháng 4 năm
1962.
Chùa Dâu gắn liền với sự tích Phật Mẫu Man Nương thờ tại chùa Tổ ở làng Mèn,
Mãn Xá cách chùa Dâu 1 km.
Chùa được xây dựng lại vào năm 1313 và trùng tu nhiều lần qua các thế kỷ tiếp
theo. Vua Trần Anh Tông đã sai trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi về kiến thiết lại chùa
Dâu thành chùa trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp.Hiện nay, ở tòa thượng
điện, chỉ còn sót lại vài mảng chạm khắc thời nhà Trần và thời nhà Lê.
Kiến trúc:
Cũng như nhiều chùa chiền trên đất Việt Nam, chùa Dâu được xây dựng theo kiểu
"nội công ngoại quốc". Bốn dãy nhà liên thông hình chữ nhật bao quanh ba ngôi
nhà chính: tiền đường, thiêu hương và thượng điện. Tiền đường của chùa Dâu đặt

tượng Hộ pháp, tám vị Kim Cương; Gian thiêu hương đặt tượng Cửu Long, hai
bên có tượng các vị Diêm Vương, Tam châu Thái tử, Mạc Đĩnh Chi. Thượng điện
để tượng Bà Dâu (Pháp Vân), Bà Đậu (Pháp Vũ), và các hầu cận. Các pho tượng
Bồ tát, Tam thế, Đức ông, Thánh tăng được đặt ở phần hậu điện phía sau chùa
chính.
Một trong những ấn tượng khó có thể quên được ở nơi đây là những pho tượng
thờ. Ở gian giữa chùa có tượng Bà Dâu, hay nữ thần Pháp Vân, uy nghi, trầm mặc,
màu đồng hun, cao gần 2 m được bày ở gian giữa. Tượng có gương mặt đẹp với
nốt ruồi to đậm giữa trán gợi liên tưởng tới những nàng vũ nữ Ấn Độ, tới quê
hương Tây Trúc. Ở hai bên là tượng Kim Đồng và Ngọc Nữ. Phía trước là một
3
hộp gỗ trong đặt Thạch Quang Phật là một khối đá, tương truyền là em út của Tứ
Pháp.
Tượng Bà Dâu (Pháp Vân)
Do chùa Đậu (Bắc Ninh) bị phá huỷ thời kháng chiến chống Pháp, nên tượng Bà
Đậu (Pháp Vũ) cũng được đưa về thờ ở chùa Dâu. Tượng Pháp Vũ với những nét
thuần Việt, đức độ, cao cả. Những tượng này đều có niên đại thế kỷ 18.
Bên trái của thượng điện có pho tượng thiền sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi, tượng được đặt
trên một bệ gỗ hình sư tử đội tòa sen, có thể có niên đại thế kỷ 14.
Giữa sân chùa trải rộng là cây tháp Hòa Phong. Tháp xây bằng loại gạch cỡ lớn
ngày xưa, được nung thủ công tới độ có màu sẫm già của vại sành. Thời gian đã
lấy đi sáu tầng trên của tháp, nay chỉ còn ba tầng dưới, cao khoảng 17 m nhưng
vẫn uy nghi, vững chãi thế đứng ngàn năm. Mặt trước tầng 2 có gắn bảng đá khắc
chữ "Hòa Phong tháp". Chân tháp vuông, mỗi cạnh gần 7 m. Tầng dưới có 4 cửa
vòm. Trong tháp, treo một quả chuông đồng đúc năm 1793 và một chiếc khánh
đúc năm 1817. Có 4 tượng Thiên Vương cao 1,6 m ở bốn góc. Trước tháp, bên
phải có tấm bia vuông dựng năm 1738, bên trái có tượng một con cừu đá dài 1,33
m, cao 0,8 m. Tượng này là dấu vết duy nhất còn sót lại từ thời nhà Hán.
Ngày hội chùa Dâu được tổ chức rất long trọng và quy mô, tuyến hành hương về
nơi đất Phật còn mở rộng tới chùa Phúc Nghiêm - chùa Tổ - nơi thờ Phật Mẫu

Man Nương.
4
2.CHÙA BÁI ĐÍNH ( NINH BÌNH ) _ Ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á
:
Chùa Bái Đính là một quần thể chùa lớn được biết đến với nhiều kỷ lục châu Á và
Việt Nam được xác lập như chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu
Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á,chùa có tượng Di lặc bằng đồng lớn
nhất Đông Nam Á Đây là ngôi chùa lớn nhất và sở hữu nhiều kỷ lục nhất ở Việt
Nam. Các hạng mục xây dựng, mở rộng khu chùa mới được các đại biểu tham dự
đại lễ Phật đản thế giới 2008 làm lễ khánh thành giai đoạn 1, năm 2010 chùa Bái
Đính là nơi tổ chức Đại lễ cung nghinh xá lợi Phật đầu tiên từ Ấn Độ về Việt
Nam. Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc 2014 - Vesak 2014 do Việt Nam đăng cai đã
diễn ra tại chùa Bái Đính trong tháng 3 năm 2014. Chùa nằm ở cửa ngõ phía tây
khu di tích cố đô Hoa Lư, bên quốc lộ 38B, thuộc xã Gia Sinh - Gia Viễn - Ninh
Bình, cách thành phố Ninh Bình 15 km, cách Hà Nội 95 km. Chùa Bái Đính nằm
ở phía bắc của quần thể di sản thế giới Tràng An.
Quần thể chùa Bái Đính hiện có diện tích 539 ha bao gồm 27 ha khu chùa Bái
Đính cổ, 80 ha khu chùa Bái Đính mới, các khu vực như: công viên văn hoá và
học viện Phật giáo, khu đón tiếp và công viên cảnh quan, đường giao thông và bãi
đố xe, khu hồ Đàm Thị, hồ phóng sinh vẫn đang được tiếp tục xây dựng.
5
Toàn cảnh chùa Bái Đính
Lịch sử hình thành:
Hơn 1000 năm về trước, tại Ninh Bình đã có ba triều đại Vua nối tiếp nhau ra đời:
nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý. Ba triều đại phong kiến này đều rất quan tâm
đến đạo Phật và coi đạo Phật là Quốc giáo; cho nên tại Ninh Bình có rất nhiều
chùa cổ, trong đó có chùa Bái Đính, trên dãy núi Tràng An.
Quần thể chùa Bái Đính gồm một khu chùa cổ và một khu chùa mới được xây
dựng từ năm 2003. Chùa nằm trên sườn núi, giữa những thung lũng mênh mông
hồ và núi đá, ở cửa ngõ phía tây vào cố đô Hoa Lư. Kiến trúc chùa mới hoành

tráng, đồ sộ nhưng mang đậm bản sắc truyền thống phù hợp với tâm lý hiếu kỳ, tò
mò của người Việt Nam thời nay.Chính vì vậy mà nơi đây sớm trở thành một
điểm đến nổi tiếng. Khu chùa Bái Đính mới được các báo giới tôn vinh là một
quần thể chùa lớn nhất Đông Nam Á.
Ngay cả khi đang xây dựng, chùa Bái Đính đã thu hút rất đông du khách về tham
quan.
Khu Chùa Bái Đính cổ:
Chùa Bái Đính cổ (Bái Đính cổ tự) nằm cách điện Tam Thế của khu chùa mới
khoảng 800 m về phía nam. Khu chùa này quay hướng chính tây, nằm gần trên
đỉnh của một vùng rừng núi khá yên tĩnh, gồm có một nhà tiền đường ở giữa, rẽ
sang bên phải là hang sáng thờ Phật, rồi đến đền thờ thần Cao Sơn ở sát cuối cửa
sau của hang sáng; rẽ sang bên trái là đền thờ thánh Nguyễn rồi đến động tối thờ
mẫu và tiên. Nơi đây nằm ở vùng đất hội tụ đầy đủ yếu tố nhân kiệt theo quan
niệm dân gian Việt Nam, đó là đất sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần.Năm 1997
chùa được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa - cách mạng cấp quốc gia.Mặc dù
khu chùa có lịch sử hình thành từ thời Đinh với đền thờ Cao Sơn trấn tây Hoa Lư
6
tứ trấn nhưng chùa Bái Đính cổ có nhiều chi tiết kiến trúc và cổ vật mang dấu ấn
đậm nét của thời Lý.
Khu Chùa Bái Đính mới:
Chủ trì thiết kế kiến trúc chùa Bái Đính là Giáo sư, Kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính
- Phó Chủ tịch Hội kiến trúc sư Việt Nam, nguyên Giám đốc Trung tâm thiết kế và
tu bổ di tích Trung ương (Viện Bảo tồn di tích Việt Nam). Chùa Bái Đính mới
(Bái Đính tân tự) có diện tích rộng 80 ha, nằm phía bên kia núi so với chùa cổ và ở
phía tây cố đô Hoa Lư. Đây là một công trình lớn gồm nhiều hạng mục, kiến trúc
chính: điện Tam Thế, điện Pháp Chủ, điện Quan Âm, Bảo Tháp, Tháp Chuông,
Tượng phật Di Lặc và các công trình hạ tầng, phụ trợ, khu học viện Phật giáo, khu
đón tiếp, Tam quan ngoại, Tam quan nội được xây dựng trong nhiều giai đoạn
khác nhau.
Kiến trúc khu chùa mới nổi bật với những hình khối lớn, hoành tráng mang đậm

dấu ấn kiến trúc Việt Nam như sử dụng nguyên vật liệu chính ở địa phương (đá
xanh Ninh Bình, gỗ tứ thiết), ngói men Bát Tràng màu nâu sẫm Điều khác biệt
nhất ở kiến trúc chùa Bái Đính thể hiện ở vòm mái màu nâu sẫm cong vút hình
đuôi chim phượng, nó không giống với nét thẳng thô của chùa Trung Quốc. Các
chi tiết trang chí kiến trúc chùa cũng mang đậm dấu ấn của các làng nghề truyền
thống nổi tiếng ở Việt Nam. Chùa Bái Đính khi xây dựng được gọi là "đại công
trường" với 500 nghệ nhân gồm rất nhiều tổ thợ đến từ những làng nghề nổi tiếng
như mộc Phúc Lộc, trạm khắc đá Ninh Vân, đúc đồng Ý Yên, thêu ren Văn Lâm,
sơn mài Cát Đằng, trạm bạc Đồng Xâm các nghệ nhân này được sử dụng các vật
liệu địa phương như gỗ lim, đá xanh Ninh Bình, ngói men Bát Tràng để tạo ra
nét thuần Việt trong kiến trúc chùa Bái Đính.
Điều đặc biệt ở công trường xây dựng chùa Bái Đính là không gian nơi đây luôn
mở. Ngay từ khi xây dựng với đại tượng Phật còn đặt ở ngoài trời đã thu hút rất
đông các đoàn người hành hương chiêm bái. Du khách có thể đi bất cứ nơi nào để
quan sát các bộ phận công trình đang hình thành.
Những kỷ lục:
Chùa Bái Đính được báo giới ca ngợi là một ngôi chùa nổi tiếng với những kỷ lục
châu Á và khu vực. Tính đến ngày 6/6/2009 ngôi chùa này đã có 6 kỷ lục được
công nhận. Ngày 28/2/2012 chùa có thêm 2 kỷ lục chùa lớn nhất châu Á được xác
lập. Những kỷ lục của chùa Bái Đính được xác lập gồm:
7
Tượng phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á.: Tượng đồng 100 tấn ở trong
điện Pháp Chủ
Tượng Phật Quan Âm bằng đồng nặng 90 tấn
Tượng phật Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á: tượng phật Di lặc 100 tấn
ngoài trời. Bức tượng tạo hình Phật bằng đồng, an vị trên ngọn đồi của chùa Bái
Đính được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam - Vietkings công nhận là tượng Di
Lặc lớn nhất nước. Đây là một trong 5 kỷ lục mới của chùa Bái Đính.
Đại tượng Phật bằng đồng ngoài trời nặng 100 tấn kỷ lục Việt Nam
Chuông đồng lớn nhất Việt Nam: Đại hồng chung nặng 36 tấn trong Tháp

Chuông.
Khu chùa rộng nhất Việt Nam: tổng 539 ha (riêng chùa cổ 27 ha, chùa mới 80 ha)
Khu chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á: hành lang La Hán dài gần 3 km.
8
Hành lang với 500 La Hán bằng đá xanh
Khu chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam: 500 vị bằng đá xanh cao khoảng
2m.
Khu chùa có giếng ngọc lớn nhất Việt Nam.
Khu chùa có số cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam: 100 cây bồ đề được chiết từ cây
bồ đề Ấn Độ
Phía ngoài điện Pháp Chủ là nơi lưu giữ 500 cây bồ đề có nguồn gốc Ấn Độ, toàn
bộ 500 cây này đều có biển đá gắn tên 1 vị lãnh đạo Trung ương trồng lưu niệm tại
chùa.
9
Một trong những nét độc đáo của Bái Đính chính là hành lang La Hán có tổng
chiều dài 1,8 km chạy dọc hai bên từ cổng Tam quan đến điện Pháp Chủ. 500 pho
tượng La Hán làm bằng đá xanh Thanh Hóa sinh động hiện lên dưới bàn tay tài
hoa của các nghệ nhân làng nghề Ninh Vân (Ninh Bình).
3.CHÙA MỘT CỘT ( HÀ NỘI )_Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất
Việt Nam :
Chùa Một Cột hay Chùa Mật (gọi theo Hán-Việt là Nhất Trụ tháp 一柱塔), còn có
tên khác là Diên Hựu tự (延祐寺) hoặc Liên Hoa Đài (蓮花臺, "đài hoa sen"), là
một ngôi chùa nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội. Đây là ngôi chùa có kiến trúc độc
đáo ở Việt Nam.
Lịch sử:
Chùa Một Cột nhìn từ phía sau
Chùa Diên Hựu được vua Lý Thái Tông cho khởi công xây dựng vào mùa đông
tháng mười (âm lịch) năm Kỷ Sửu 1049, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo thứ nhất.
10
Chùa Một Cột năm 1896.

Nhưng theo cuốn Hà Nội-di tích lịch sử và danh thắng, nhóm các nhà sử học Đinh
Xuân Lâm, Doãn Đoan Trinh, Dương Trung Quốc, Nguyễn Quang Ân, Nguyễn
Thanh Mai, Đàm Tái Hưng tiến hành nghiên cứu văn bia dựng tại chùa năm Cảnh
Trị thứ 3 (1665), đời vua Lê Huyền Tông, do Tỳ Khưu Lê Tất Đạt khắc ghi, thì
thấy rằng: tại vị trí chùa Một Cột ngày nay, vào thời nhà Đường (năm Hàm Thống
thứ nhất) một cột đá trên có ngôi lầu ngọc (với tượng Phật Quan Âm ở trong) đã
được dựng giữa một hồ nước vuông. Vua Lý Thái Tông thường đến cầu nguyện,
được hoàng tử nối dõi, liền tu sửa lại thành chùa, xây thêm một ngôi chùa bên
cạnh chùa Một Cột (cách 10 m về phía Tây Nam) và đặt tên cả quần thể chùa này
là Diên Hựu tự (với nghĩa là "phúc lành dài lâu" hay "Phước bền dài lâu").
Năm 1954, quân đội Viễn chinh Pháp trước khi rút khỏi Hà Nội đã cho đặt mìn để
phá chùa Một Cột. Báo Tia sáng ngày 10-9-1954 đưa tin " , chùa Một Cột di tích
liệt hạng của Hà Thành đã sụp đổ sau một tiếng nổ long trời lở đất " Sau khi tiếp
quản thủ đô, Bộ Văn hóa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tiến hành trùng tu lớn
chùa Một Cột (chùa Diên Hựu), xây dựng lại chùa Một Cột theo kiến trúc cũ.
Chùa Một Cột chỉ có một gian nằm trên một cột đá ở giữa hồ Linh Chiểu nhỏ có
trồng hoa sen. Truyền thuyết kể lại rằng, chùa được xây dựng theo giấc mơ của
vua Lý Thái Tông (1028-1054) và theo gợi ý thiết kế của nhà sư Thiền Tuệ. Vào
năm 1049, vua đã mơ thấy được Phật bà Quan Âm ngồi trên tòa sen dắt vua lên
toà. Khi tỉnh dậy, nhà vua kể chuyện đó lại với bày tôi và được nhà sư Thiền Tuệ
khuyên dựng chùa, dựng cột đá như trong chiêm bao, làm toà sen của Phật bà
Quan Âm đặt trên cột như đã thấy trong mộng và cho các nhà sư đi vòng xung
quanh tụng kinh cầu kéo dài sự phù hộ, vì thế chùa mang tên Diên Hựu.
Hằng năm cứ đến ngày 8 tháng 4 Âm lịch, vua lại tới chùa làm lễ tắm Phật. Các
nhà sư và nhân dân khắp Kinh thành Thăng Long cùng dự lễ. Sau lễ tắm Phật là lễ
phóng sinh, vua đứng trên một đài cao trước chùa thả một con chim bay đi, rồi
nhân dân cùng tung chim bay theo trong tiếng reo vui của một ngày hội lớn.
Đến năm 1105, vua Lý Nhân Tông cho sửa ngôi chùa và cho dựng trước sân hai
tháp lợp sứ trắng. Năm 1108, Nguyên phi Ỷ Lan sai bày tôi đúc một cái chuông
rất to, nặng den một vạn hai nghìn cân, đặt tên là "Giác thế chung" (Quả chuông

thức tỉnh người đời). Đây được xem là một trong tứ đại khí - bốn công trình lớn
của Việt Nam thời đó - là: tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, vạc Phổ Minh và
tượng Quỳnh Lâm. "Giác thế chung" đúc xong nặng quá không treo lên được, để
dưới mặt đất thì đánh không kêu. Người ta đành bỏ chuông xuống một thửa ruộng
11
sâu bên chùa Nhất Trụ, ruộng này có nhiều rùa, do đó có tên la Quy Điền chuông
(chuông ruộng rùa). Đến thế kỷ 15, giặc Minh xâm lược, chiếm thành Đông Quan
(Hà Nội). Năm 1426 Lê Lợi đem nghĩa quân Lam Sơn ra đánh, vây thành rất gấp.
Quân Minh thiếu thốn vũ khí đạn dược, tướng Minh là Vương Thông bèn sai
người đem phá chuông Quy Điền lấy đồng. Quân Minh thua trận, nhưng chuông
Quy Điền thì không còn nữa.
Cổng chùa
Văn bia tháp Sùng thiện diên linh (chùa Đọi, Hà Nam), năm 1121 viết: "Do lòng
sùng kính đức Phật và dốc lòng mộ đạo nhân quả (đạo Phật) nên hướng về vườn
Tây Cấm nổi danh (Ngôi vườn ở phía tây cấm thành Thăng Long đời Lý) mà xây
ngôi chùa sáng Diên Hựu theo dấu vết chế độ cũ, cùng với ý mưu mới của nhà vua
(ý nói: theo dấu vết lề lối xây dựng chùa đời Lý Thánh Tông, có thêm ý mới của
Lý Nhân Tông mà chữa lại chùa đẹp hơn trước)".
Đến thời nhà Trần, chùa đã không phải là ngôi chùa nhà Lý nữa vì sách cũ đã ghi:
Năm 1249, " mùa xuân, tháng giêng, sửa lại chùa Diên Hựu, xuống chiếu vẫn
làm ở nền cũ ".
Chùa Một Cột được trùng tu vào khoảng những năm 1840-1850 và vào năm 1922.
Đài Liên Hoa chúng ta thấy hiện nay được sửa chữa lại năm 1955 do kiến trúc sư
Nguyễn Bá Lăng đảm nhiệm, sau khi bị đặt mìn giật sập bởi toán lính công giáo
của linh mục Lê Hữu Từ và Hoàng Quỳnh vào ngày 10 tháng 9 năm 1954.
Cạnh chùa Một Cột ngày nay còn có một ngôi chùa có cổng tam quan, với bức
hoành phi ba chữ "Diên hựu tự", nguyên là công trình được dựng lần đầu tiên năm
1049, để mở rộng quy mô cho chùa Một Cột trong việc thờ cúng, tụng kinh Phật
và sinh hoạt của các tăng ni (trong quần thể chùa Diên Hựu lúc đó). Kiến trúc còn
lưu đến hiện nay của công trình này có niên đại khoảng nửa đầu thế kỷ 18(đợt

trùng tu năm 1847), phụ vào với chùa Một Cột.
12
Chùa Một Cột ngày nay cùng chùa Diên Hựu hiện đại (tức là quần thể chùa Diên
Hựu xưa) được công nhận là Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia đợt đầu tiên năm
1962
Ngày 4 tháng 5 năm 2006, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã xác lập chùa là "Kỷ lục
Việt Nam" và đề cử đến Tổ chức Kỷ lục châu Á. Sau thời gian thẩm định để xác
lập, ngày 10 tháng 10 năm 2012, tại Faridabad (Ấn Độ), Tổ chức Kỷ lục châu Á
đã xác lập kỷ lục châu Á: "Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất" cho chùa Một Cột
Kiến trúc:
Hình Xi Vẫn trang trí mái đầu đao.
Hình Lưỡng long triều nguyệt (hai rồng chầu Mặt Trăng) trang trí nóc mái.
13
Bậc thang dẫn lên chính điện.
Theo tài liệu lịch sử, lối kiến trúc một cột có từ trước đời nhà Lý. Ở Hoa Lư, Ninh
Bình trong ngôi chùa Nhất Trụ mà con gái vua Đinh Tiên Hoàng tu hành, có một
cây cột đá cao, tám cạnh, khắc bài kinh Lăng Nghiêm, đề niên hiệu thời Lê Hoàn
(981–1005). Phía trên cột là tòa sen chạm. Năm Long Thụy Thái Bình thứ năm
đời Lý Thánh Tông (1058) có xây điện Linh Quang ở Thăng Long, phía trước điện
dựng lầu chuông, một cột tám cạnh hình bông sen. Như vậy, trước khi xây chùa
Một Cột, lối kiến trúc đó đã là một thực tế nghệ thuật cổ truyền.
Ngôi chùa có kết cấu bằng gỗ, trong chùa đặt tượng Phật bà Quan Âm để thờ.
Năm 1105, vua Lý Nhân Tông cho mở rộng kiến trúc khu chùa có thêm hồ Linh
Chiểu. Về sau, quy mô chùa Một Cột chỉ còn lại ngôi chùa nhỏ trên cột đá như
hình ảnh hiện nay. Thực dân Pháp trước khi rút khỏi Hà Nội đã cho nổ mìn phá
chùa. Tuy nhiên, chùa đã được trùng tu cơ bản như trước. Chùa Một Cột hiện nay
bao gồm đài Liên Hoa hình vuông, chiều dài mỗi cạnh 3 m, mái cong, dựng trên
cột cao 4 m (không kể phần chìm dưới đất), đường kính 1,20 m có cột đá là 2 khúc
chồng lên nhau thành một khối. Tầng trên của cột là hệ thống những đòn gỗ làm
giá đỡ cho ngôi đài ở trên. Đài Liên Hoa có mái ngói, bốn góc uốn cong, trên có

Lưỡng long chầu nguyệt. Trong quan niệm người Việt, rồng luôn là con vật linh
thiêng, biểu tượng cho quyền uy, sức mạnh. Và hình ảnh "Lưỡng long chầu
nguyệt" trên các mái đình đền, chùa chiền, không chỉ biểu tượng cho sức mạnh
thần thánh mà còn ẩn trong đó những giá trị nhân văn, phản chiếu trí tuệ, ước vọng
của con người và nền văn minh cổ xưa. Ngày nay không có những cánh sen trên
cột đá như đã nói đến trong bia văn thời nhà Lý, nhưng ngôi chùa dựng trên cột
vươn lên khỏi mặt nước vẫn là kiến trúc độc đáo, gợi hình tượng một bông sen
vươn thẳng lên khu ao hình vuông được bao bọc bởi hàng lan can làm bằng những
14
viên gạch sành tráng men xanh. Kiến trúc chùa xây dựng gần với kiến trúc nhà
Hậu Lê.
Trong vườn chùa hiện có một cây bồ đề sum xuê từ đất Phật, do tổng thống
Rajendra Prasad tặng nhân dịp Chủ tịch Hồ Chí Minh qua thăm Ấn Độ năm 1958.
Ngày này, chùa Một Cột là một trong những điểm tham quan du lịch được rất
nhiều du khách ghé thăm khi đặt chân đến Hà Nội.
Biểu tượng chùa Một Cột:
Chùa Một Cột đã được chọn làm một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội,
ngoài ra biểu tượng chùa Một Cột còn được thấy ở mặt sau đồng tiền kim loại
5000 đồng của Việt Nam. Tại quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh cũng có
một phiên bản chùa Một Cột. Ngoài ra, tại thủ đô Moskva của Nga cũng có một
phiên bản chùa Một Cột được xây lắp tại Tổ hợp Trung tâm Văn Hóa - Thương
mại và Khách Sạn "Hà Nội - Matxcova", là công trình lớn nhất của người Việt
Nam tại nước ngoài hiện nay.
4.CHÙA HƯƠNG ( HÀ NỘI )_Quần thể văn hóa – tôn giáo Việt
Nam :
Chùa Hương là cách nói trong dân gian, trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn
là cả một quần thể văn hóa - tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ
Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Trung tâm
chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, nằm ven bờ phải sông
Đáy. Trung tâm của cụm đền chùa tại vùng này chính là chùa Hương nằm trong

động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong.
Lịch sử:
Ngôi chùa được xây dựng với quy mô chính vào khoảng cuối thế kỷ 17, sau đó bị
huỷ hoại trong kháng chiến chống pháp năm 1947, sau đó được phục dựng lại năm
15
1988 do Thượng Toạ Thích Viên Thành dưới sự chỉ dạy của cố Hoà thượng Thích
thanh Chân. Chùa Hương gắn liền với tín ngưỡng dân gian thờ Bà Chúa Ba. Theo
truyền thuyết thì ở vùng “Linh sơn phúc địa này “ vào thế kỷ đầu tiên đã có công
chúa Diệu Thiện tục gọi là chúa Ba ứng thân của Bồ Tát Quán Thế Âm đã vào tu
hành 9 năm đắc đạo thành phật đi cứu độ chúng sinh. ( Ngày Phật Đản là ngày 19
tháng Hai hàng năm theo Âm lịch ). Đây cũng là giữa mùa xuân, mùa của trăm
hoa đua nở, cây cỏ xanh tươi khí trời mát mẻ. Người xưa có câu “ Xuân du
phương thảo địa “. Mùa xuân đến nơi đất có hoa cỏ đẹp. Hoặc quan niệm “tháng
Giêng là tháng ăn chơi”, nên các tao nhân mặc khách thường lui tới những nơi có
danh thắng đẹp thưởng ngoạn, chính vì thế Chùa Hương là nơi hội tụ của bao
người. Vào tháng 3 năm Canh Dần (1770) Chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm tuần
du Trấn Sơn Nam với cả quân dưới trướng. Nhà Chúa đã vào động Hương Tích
thắp hương vãn cảnh và đề lên vách đá cửa động năm chữ “Nam Thiên Đệ Nhất
Động”. Động Hương Tích đã là nơi linh địa, lại được Nhà Chúa ca ngợi “Nam
Thiên Đệ Nhất Động” thì lại càng đắc địa với lòng người. Vì lẽ động Hương Tích
thờ Phật Bà Quán Thế Âm, là chỗ dựa tinh thần của lòng dân để cầu bình an và
mọi điều tốt lành. Có thể nói, Chúa Trịnh Sâm là người đưa vị thế động Hương
Tích trở thành một di tích lớn, và cũng là đặt nền móng cho sự phát triển lễ hội
Chùa Hương về sau và cho tới bây giời, cũng từ đó hàng năm khi mùa xuân đến,
dần dần du khách đến với lễ hội ngày một đông vui. Nhưng phải mãi đến năm
1896 niên hiệu Thành thái năm thứ 8 mới chính thức mở hội lớn. Xưa hội Chùa
Hương thường được mở sau ngày lễ hội khai sơn của làng Yến Vỹ vào ngày mùng
06 tháng Giêng.
Lễ hội Chùa Hương
Làng Yến Vỹ làm lễ khai sơn tại Đền Trình ( Ngũ Nhạc Linh Từ ) thờ sơn thần là

ông Hổ một tín ngưỡng thờ vật thiêng của cư dân làm nghề khai thác lâm sản, mà
nay ta thường thấy dưới hạ ban trong đền, điện, phủ có thờ quan ngũ dinh. Trải
16
qua các lớp thời gian, Đền Ngũ Nhạc từ tín ngưỡng thờ vật thiêng Đã cấy vào thờ
một vị thần tướng có công đánh giặc Ân dưới cờ Đức Thánh Phù Đổng cứu nước
Văn Lang thời Vua Hùng Huy Vương thứ VI. Lễ khai sơn vốn là nghi lễ của
người việt cổ tạ ơn thần núi, Chúa Sơn Lâm và cầu mong trong năm mới làm ăn
may mắn tránh được tai ương, tà ma thú giữ. Trong ngày lễ này, sau những nghi
thức cúng lễ dân làng cử một vị bô Lão có uy tín trong làng, gia đình song toàn,
nhà không có tang… Thay mặt dân làng cầm dao đi ra phía sau Đền chặt một số
cành cây, giây leo “làm phép”. Kể từ ngày hôm đó người dân mới chính thức vào
rừng. Kể từ khi Vua Lê Thánh Tông niên hiệu Quang Thuận ( 1460 – 1469 ) khai
phá ra vùng đất Hương Sơn đến nay, đã trải qua 13 đời Sư tổ, để có được danh
thắng Chùa Hương như ngày nay. Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội, lễ
hội Chùa Hương đã trở thành một lễ hội lớn thu hút hàng triệu lượt du khách về
tham quan chiêm bái. Ban tổ chức lễ hội cũng lấy ngày mùng 6 tháng Giêng Âm
lịch hàng năm là ngày khai hội Chùa Hương. Và mỗi độ xuân về du khách thập
phương lại nô nức trẩy hội, tạo nên một lễ hội tâm linh vui bậc nhất cỗi trời Nam,
có thời gian diễn ra lâu nhất và có lượng du khách về trẩy hội đông nhất. Giờ đây
lễ hội Chùa Hương đã trở thành một nét văn hoá tâm linh của người dân Việt
Nam. Và rồi đất nước lại báo một mùa Xuân nữa đến, khắp bốn phương du khách
lại nô nức trẩy hội mong thắp một nén tâm hương trước đấng tối linh thỉnh một lời
nguyện cầu.
Đun Gạo trong chùa Hương
Kiến trúc:
Quần thể chùa Hương có nhiều công trình kiến trúc rải rác trong thung lũng suối
Yến. Khu vực chính là chùa Ngoài, còn gọi là chùa Trò, tên chữ là chùa Thiên Trù
(tọa độ: 20°37′5″B 105°44′49″Đ). Chùa nằm không xa bến Trò nơi khách hành
hương đi ngược suối Yến từ bến Đục vào chùa thì xuống đò ở đấy mà lên bộ. Tam
17

quan chùa được cất trên ba khoảng sân rộng lát gạch. Sân thứ ba dựng tháp
chuông với ba tầng mái. Đây là một công trình cổ, dáng dấp độc đáo vì lộ hai đầu
hồi tam giác trên tầng cao nhất. Tháp chuông này nguyên thủy thuộc chùa làng
Cao Mật, tỉnh Hà Đông, năm 1980 được di chuyển về chùa Hương làm tháp
chuông.
Tháp Chuông trong Chùa Hương
Chùa Chính, tức chùa Trong không phải là một công trình nhân tạo mà là một động đá
thiên nhiên (tọa độ: 20°36′47″B 105°44′4″Đ). Ở lối xuống hang có cổng lớn, trán cổng
ghi 4 chữ Hương Tích động môn. Qua cổng là con dốc dài, lối đi xây thành 120 bậc lát
đá. Vách động có năm chữ Hán 南天第一峝 (Nam thiên đệ nhất động) khắc năm 1770,
là bút tích của Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm (1739-1782). Ngoài ra động còn có một số bia
và thi văn tạc trên vách đá.

Động Hương Tích Pho tượng Bồ tát Quán Thế Âm trong động Hương Tích bằng đá
xanh liền khối, cao 1,12m, được tạc vào thời Tây Sơn, nổi tiếng linh thiêng
18
5.CHÙA BA VÀNG (Bảo Quang tự)- Quảng Ninh _ Ngôi chùa có chính
điện lớn kỷ lục Việt Nam :
Chùa Ba Vàng đang giữ hai kỷ lục gồm ngôi chùa có chiếc trống độc mộc bằng gỗ
đỏ nguyên khối lớn nhất và ngôi chùa trên núi có tòa chính điện lớn nhất. Chùa Ba
Vàng còn có tên là Bảo Quang Tự, được xây dựng vào năm Ất Dậu, triều vua Lê
Dụ Tông tức năm 1676. Còn theo một nguồn gốc khác, chùa Ba Vang được xấy
dựng xuất phát từ năm 1706 do Đại Thiền sư Tuệ Bích, nhằm nối lại dòng thiền
Trúc Lâm Yên Tử sau 300 năm gián đoạn, có tên chữ là Bảo Quang Tự. Chùa nằm
ở độ cao 340m, so với mặt nước biển, trên một vị thế hết sức đẹp của TP Uông Bí.
Chùa Ba Vàng được phát hiện và xây dựng lại vào năm 1987. Chùa Ba Vàng
chính thức tọa lạc trên núi Thành Đẳng, thuộc xã Thượng Mộ Công, Bí Giàng,
huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Yên; nay thuộc địa phận tổ 17B, khu 5 phường
Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Chùa Ba Vàng có mạch
phong thủy dẫn nguồn từ chùa Đồng trên núi Yên Tử ở độ cao 1.080m, cũng như

có địa hình hạ đoạn tạo thành thế thanh long, bạch hổ. Như vậy, chùa Ba Vàng đã
tạo cho mình một thế cực kỳ đẹp.
Theo tác giả Khải Đăng, “năm 1987, một lão nông địa phương đã phát hiện ra
những phế tích còn lại của ngôi chùa. Các nhà nghiên cứu, khảo cổ đã vào cuộc và
thu thập được những hiện vật lịch sử có giá trị như: Cây hương đá (thiên đài trụ)
được tạc bằng đá nguyên khối. Cây hương hình chữ nhật với kích thước cao 1m45,
rộng 0.29m, dày 0.25m. Trên đỉnh cây hương là hình bát sen; Bia đá được làm vào
thời Lê Dụ Tông (1706); kích thước 0.70m, rộng 0.45m, dày 0.14m dựng trên đế
rùa cao 0.40m, dày 0.94m, rộng 0.70m. Đây là lần trùng tu thứ hai. Sau khi xác
định đây là ngôi chùa mang dấu ấn lịch sử đời Trần, Thị ủy, UBND, HĐND thị xã
Uông Bí thể theo nguyện vọng của nhân dân (1988) đã cho phép trùng tu lại bằng
gỗ”.
19
Bên trong nhà thờ.
Tính đến nay, chùa Ba Vàng đã qua 3 lần trùng tu, với chính giữa tiền đường treo
bảo cái bằng vải; bên trái tiền đường treo một chuông có trọng lượng 20kg; có ban
thờ chính hướng Nam ghé Tây với 4 cấp: cấp cao nhất 2m20, cấp thấp nhất 1m.
Cấp 1 là nơi thờ Tam Thế Phật; Cấp 2 thờ Di Đà Tam Tôn; Cấp 3 là nơi thờ Ngọc
Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu; Cấp 4 là nơi thờ tòa Cửu long.
Để phát huy giá trị của địa linh Phật giáo này, chùa Ba Vàng đã liên tiếp được đầu
tư tôn tạo. Vào năm 1988, chùa được trùng tu lại bằng gỗ và đến năm 1993 thì
được xây dựng lại bằng xi măng. Chùa có bố cục chữ Đinh, gồm ba gian tiền
đường và một gian thượng điện, ngoài ra còn có Nhà thờ Mẫu, Miếu Sơn Thần,
đặc biệt là giếng nước cổ có từ lâu đời.
Nhà Mẫu nằm cạnh Thượng Điện, hướng Nam với diện tích 8.32m2; Giếng Thần
có độ sâu 2.50m, đường kính 1.78m với mức nước 1m Ngoài ta còn có các công
trình phụ khác: nhà ở, trai đường lợp bằng ngói xi măng, xung quanh bao bằng cót
ép rộng khoản 20m2. Tổng diện tích công trình: 94.97m2. Như vậy, tính đến nay,
chùa Ba Vàng đã tạo cho riêng mình một kiến trúc độc đáo, cộng với phong thuỷ
đẹp, trải qua nhiều thời gian đã trở thành một ngôi chùa hết sức độc đáo của Việt

Nam.
20
6.CHÙA THIÊN MỤ ( HUẾ ):
Chùa Thiên Mụ ((((((((((((( (天姥) hay còn gọi là chùa Linh Mụ là một ngôi chùa cổ nằm trên
đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế (Việt Nam)
khoảng 5 km về phía tây. Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu
(1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng -vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong.
Cổng chùa Thiên Mụ và Tháp Phước duyên nhìn từ trong ra.
Lịch sử:
Bốn trụ biểu và các bậc thang dẫn lên chùa Thiên Mụ
Trước thời điểm khởi lập chùa, trên đồi Hà Khê có ngôi chùa cũng mang tên
Thiên Mỗ hoặc Thiên Mẫu, là một ngôi chùa của người Chăm.
Truyền thuyết kể rằng, khi chúa Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa
kiêm trấn thủ Quảng Nam, ông đã đích thân đi xem xét địa thế ở đây nhằm chuẩn
bị cho mưu đồ mở mang cơ nghiệp, xây dựng giang sơn cho dòng họ Nguyễn sau
này. Trong một lần rong ruổi vó ngựa dọc bờ sông Hương ngược lên đầu nguồn,
ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng nước trong xanh uốn khúc, thế đất
như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại, ngọn đồi này có tên là đồi Hà Khê.
21
Người dân địa phương cho biết, nơi đây ban đêm thường có một bà lão mặc áo đỏ
quần lục xuất hiện trên đồi, nói với mọi người: "Rồi đây sẽ có một vị chân chúa
đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh". Vì
thế, nơi đây còn được gọi là Thiên Mụ Sơn 2.
Tư tưởng lớn của chúa Nguyễn Hoàng dường như cùng bắt nhịp được với ý
nguyện của dân chúng. Nguyễn Hoàng cả mừng, vào năm 1601 đã cho dựng một
ngôi chùa trên đồi, ngoảnh mặt ra sông Hương, đặt tên là "Thiên Mụ".
Chiếc trống bằng gỗ mít nguyên khối trong chùa Thiên Mụ.
Tên gọi:
Dựa theo huyền thoại, đồng thời căn cứ hình dạng Hán tự từng ghi trên bao tài liệu
cấu tạo bằng nhiều chất liệu, đủ khẳng định rằng trong tên Thiên Mụ, ngữ tố

"Thiên" có nghĩa là "trời".
Năm 1862, dưới thời vua Tự Đức, để cầu mong có con nối dõi, nhà vua sợ chữ
"Thiên" phạm đến Trời nên cho đổi từ "Thiên Mụ" thành "Linh Mụ" (hay "Bà mụ
linh thiêng").
Vấn đề kiêng cữ như đã nêu chỉ diễn tiến từ năm Nhâm Tuất (1862) cho tới năm
Kỷ Tỵ (1869). Sau đó, người dân thoải mái gọi hai tên: chùa Thiên Mụ và chùa
Linh Mụ.
Vì rằng từ "Linh" đồng nghĩa với "Thiêng", âm người Huế khi nói "Thiên" nghe
tựa "Thiêng" nên khi người Huế nói "Linh Mụ", "Thiên Mụ" hay "Thiêng Mụ" thì
người nghe đều hiểu là muốn nhắc đến ngôi chùa này.
Một số người còn đặt tên cho chùa là Tiên Mụ (hay "Bà mụ thần tiên"). Cách gọi
này không được giới nghiên cứu chấp nhận.
Kiến trúc:
22
Chính điện
Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên - Nguyễn
Hoàng.
Dưới thời chúa Quốc -Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) theo đà phát triển và hưng
thịnh của Phật giáo xứ Đàng Trong, chùa được xây dựng lại quy mô hơn. Năm
1710, chúa Quốc cho đúc một chiếc chuông lớn,nặng tới trên hai tấn, gọi là Đại
Hồng Chung, có khắc một bài minh trên đó. Đến năm 1714, chúa Quốc lại cho đại
trùng tu chùa với hàng chục công trình kiến trúc hết sức quy mô như điện Thiên
Vương, điện Đại Hùng, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh, phòng Tăng, nhà
Thiền mà nhiều công trình trong số đó ngày nay không còn nữa. Chúa Quốc còn
đích thân viết bài văn,khắc vào bia lớn (cao 2m60,rộng 1m2) nói về việc xây dựng
các công trình kiến trúc ở đây,việc cho người sang Trung Quốc mua hơn 1000 bộ
kinh Phật đưa về đặt tại lầu Tàng Kinh, ca tụng triết lý của đạo Phật, ghi rõ sự tích
Hòa thượng Thạch Liêm - người có công lớn trong việc giúp chúa Nguyễn chấn
hưng Phật giáo ở Đàng Trong. Bia được đặt trên lưng một con rùa đá rất lớn, trang
trí đơn sơ nhưng tuyệt đẹp.

Với cảnh đẹp tự nhiên và quy mô được mở rộng ngay từ thời đó, chùa Thiên Mụ
đã trở thành ngôi chùa đẹp nhất xứ Đàng Trong. Trải qua bao biến cố lịch sử, chùa
Thiên Mụ đã từng được dùng làm đàn Tế Đất dưới triều Tây Sơn (khoảng năm
1788), rồi được trùng tu tái thiết nhiều lần dưới triều các vua nhà Nguyễn.
Năm 1844, nhân dịp mừng lễ "bát thọ" của bà Thuận Thiên Cao Hoàng hậu (vợ
vua Gia Long, bà nội của vua Thiệu Trị), vua Thiệu Trị kiến trúc lại ngôi chùa một
cách quy mô hơn: xây thêm một ngôi tháp bát giác gọi là Từ Nhân (sau đổi là
Phước Duyên), đình Hương Nguyện và dựng 2 tấm bia ghi lại việc dựng tháp,
đình và các bài thơ văn của nhà vua.
Tháp Phước Duyên:
23
Tháp Phước Duyên
Tháp Phước Duyên là một biểu tượng nổi tiếng gắn liền với chùa Thiên Mụ. Tháp
cao 21 m, gồm 7 tầng, được xây dựng ở phía trước chùa vào năm 1844. Mỗi tầng
tháp đều có thờ tượng Phật. Bên trong có cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng trên
cùng, nơi trước đây có thờ tượng Phật bằng vàng. Phía trước tháp là đình Hương
Nguyện, trên nóc đặt Pháp luân (bánh xe Phật pháp, biểu tượng Phật giáo.Pháp
luân đặt trên đình Hương Nguyện quay khi gió thổi).
Bia đá nói về tháp Phước Duyên trong chùa Thiên Mụ.
Trận bão năm 1904 đã tàn phá chùa nặng nề. Nhiều công trình bị hư hỏng, trong
đó đình Hương Nguyện bị sụp đổ hoàn toàn (nay vẫn còn dấu tích). Năm 1907,
vua Thành Thái cho xây dựng lại, nhưng chùa không còn được to lớn như trước
nữa. Hai bên tháp có hai nhà tứ giác, đặt hai tấm bia đời Thiệu Trị. Sâu vào bên
trong là hai nhà lục giác, một nhà để bia và một nhà để quả chuông đúc đời chúa
Nguyễn Phúc Chu.
24
Chùa Thiên Mụ được xếp vào 20 thắng cảnh đất Thần Kinh với bài thơ Thiên Mụ
chung thanh do đích thân vua Thiệu Trị sáng tác và được ghi vào bia đá dựng gần
cổng chùa.
7.CHÙA SÙNG NGHIÊM (chùa Mía)_ ngôi chùa lưu giữ nhiều pho

tượng nghệ thuật nhất:
Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh là một ngôi chùa cổ có từ trước thời Lý và được
xếp hạng di tích quốc gia; chùa thuộc địa phận thôn Duy Tinh, xã Văn Lộc, huyện
Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Chùa cũng là nơi thờ đại tướng Trần Hưng Đạo.
Lịch sử hình thành:
Cổng chào trước chùa
Hồ sen và cây cầu dẫn vào chùa
25

×