Đề cương môn luật hành chính (phần 3)
Câu 28: Phân biệt trách nhiệm chính trị với trách nhiệm pháp lý. Cho ví dụ
minh họa.
Trách nhiệm pháp lý là trách nhiệm trước pháp luật. Trách nhiệm chính trị là
trách nhiệm trước cử tri. Tất cả mọi công dân ai cũng đều phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật. Tuy nhiên, không phải ai cũng phải chịu trách nhiệm trước cử
tri. Những người không nắm giữ các chức vụ cao cấp của nhà nước thì không
phải chịu loại trách nhiệm này. Trách nhiệm chính trị được xác lập dựa trên sự
tín nhiệm. Và sự bất tín nhiệm là loại chế tài duy nhất ở đây. Tuy nhiên, đây là
loại chế tài mang nặng tính “xa xỉ”: nó chỉ phát huy tác dụng trong một hệ
thống chính trị có lương tâm.
Trách nhiệm chính trị được bảo đảm bằng hai cách: một là thông qua bầu cử;
hai là thông qua hoạt động của cơ quan đại diện cho cử tri.
Qua bầu cử, cử tri thể hiện sự tín nhiệm, cũng như sự bất tín nhiệm của mình
bằng lá phiếu. Những người không nhận đủ phiếu của cử tri thì cũng có nghĩa là
không được cử tri tín nhiệm trong việc điều hành đất nước. Ngược lại, những
người nhận đủ phiếu của cử tri có nghĩa đồng thời nhận được sự uỷ quyền. Một
chính phủ được uỷ quyền là một chính phủ có sự hỗ trợ mạnh mẽ của nhân dân
cho chương trình nghị sự mà chính phủ đó đề ra.
Nhiều quan chức cao cấp của nhà nước không phải do cử tri trực tiếp bầu ra mà
là do Quốc Hội, cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân bầu và
thông qua sự hoạt động của các cơ quan đó.
Hoạt động giám sát của Quốc hội mà quan trọng nhất là chất vấn, nghe báo cáo
và bỏ phiếu tín nhiệm chính là công cụ để bảo đảm trách nhiệm chính trị. Và
trách nhiệm chính trị mới là mối quan tâm của Quốc hội, không phải trách
nhiệm pháp lý (Quốc hội không phải là thiết chế được sinh ra để áp đặt trách
nhiệm pháp lý). Tuy nhiên, đối với các quan chức chính trị, không xử lý được
trách nhiệm chính trị, thì việc xử lý trách nhiệm pháp lý sẽ rất khó khăn.
VD: Phân tích việc xét xử cựu Bộ trưởng Năng lượng Vũ Ngọc Hải để làm rõ
điều này. Do trách nhiệm chính trị đã không được xử lý trước, nên vị cựu bộ
trưởng này đã bị đưa ra xét xử ở Toà án nhân dân tối cao (không thể để Toàn án
quận hoặc thành phố xét xử một bộ trưởng). Lúc đó ở Toà án tối cao chỉ có một
loại thủ tục để áp dụng cho trường hợp này là xét xử sơ thẩm đồng thời chung
thẩm, nghĩa là bị cáo không có quyền kháng án. ông Hải đã không “tâm phục,
khẩu phục” với bản án 3 năm tù (và không chỉ một mình ông Hải), nhưng đã
không thể kháng cáo. Rủi ro lớn nhất ở đây là: một tên tội phạm hình sự vẫn có
quyền kháng cáo, còn một vị bộ trưởng lại không có được quyền này. Nếu trách
nhiệm chính trị của vị bộ trưởng này được xử lý trước ở Quốc hội, sau đó như
một công dân bình thường, bị cáo Vũ Ngọc Hải được đưa ra xét xử ở toàn án
quận, thì điều đáng tiếc nói trên đã không xẩy ra.
Câu 29: Trình bày khái niệm, đặc điểm và căn cứ của trách nhiệm công
chức.
− Khái niệm
Trách nhiệm công chức hay còn gọi là trách nhiệm công vụ là một loại trách
nhiệm pháp lý, là sự phản ứng của cơ quan, cá nhân, cán bộ, công chức đối với
người dân, tổ chức khi thực hiện một hành vi hành chính trong quá trình thực
thực thi công vụ, trái pháp luật hoặc quyết định của cơ quan cấp trên gây thiệt
hại, xâm phạm tới quyền tự do, lội ích hợp pháp của công dân thể hiện ở sự áp
dụng các chế tài pháp luật tương ứng, hậu quả là cơ quan, cá nhân cán bộ, công
chức gánh chịu những hậu quả bất lợi, thiệt hại về vật chất, tinh thần do cơ quan
nhà nước, người có thẩm quyền thực hiện.
− Đặc điểm
Khác với trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính,
trách nhiệm lao động là các loại trách nhiệm thường được quy định rõ trong các
bộ luật, đạo luật, còn trách nhiệm công vụ không được quy định như vậy, được
quy định trong nhiều văn bản thuộc Luật hành chính. Luật hành chính là một
ngành luật gồm tổng thể các quy phạm pháp luật nằm trong nhiều đạo luật và
văn bản pháp quy (xét về số lượng) trên các lĩnh vực quản lý khác nhau, nên
hoạt động của cán bộ, công chức nhà nước trong mỗi lĩnh vực quản lý hành
chính nhà nước rất khác nhau trong hoạt động công vụ. Do đó không thể có một
bộ luật hành chính để quy định chế định pháp luật về trách nhiệm công vụ.
Cơ sở của trách nhiệm công vụ là hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại trực
tiếp về vật chất, quyền tự do, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức xã hội, tổ
chức kinh tế. Còn cơ sở trách nhiệm hình sự là tội phạm, cơ sở của trách nhiệm
kỷ luật là vi phạm nội quy, quy chế, điều lệ kỷ luật
Các biện pháp trách nhiệm công vụ áp dụng theo thủ tục hành chính hoặc tố
tụng hành chính do cơ quan hành chính hoặc Toà án hành chính áp dụng.
Để đảm bảo thực hiện các biện pháp trách nhiệm công vụ không sử dụng bộ
máy cưỡng chế chuyên trách của Nhà nước mà sử dụng các biện pháp hành
chính để tác động buộc thực hiện.
Các biện pháp trách nhiệm công vụ khác với biện pháp trách nhiệm hình sự, dân
sự, kỷ luật và hành chính ở mục đích, đặc điểm và mức độ tác động.
Trách nhiệm công vụ có mục đích chung là loại trừ những vi phạm pháp luật
trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, bảo vệ pháp chế và kỷ luật và trật
tự pháp luật trong quản lý hành chính nhà nước. C.Mác đã chỉ rõ: Một hình phạt
bất kỳ, không là gì khác mà đó là phương tiện tự vệ của xã hội chống lại những
vi phạm đối với điều kiện tồn tại của chúng, bất luận đó là như thế nào. ở nước
ta, các biện pháp trách nhiệm công vụ là phương tiện bảo vệ các quan hệ xã hội
chủ nghĩa trước hành vi trái pháp luật, phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp
luật, góp phần bảo vệ trật tự kỷ cương, nâng cao hiệu quả quản lý hành chính
nhà nước.
− Căn cứ
Trách nhiệm công chức thường căn cứ vào hành vi hành chính.
Hành vi hành chính có rất nhiều loại: Từ hành vi lập quy của các cơ quan có
thẩm quyền đến các quyết định hành chính cá biệt cụ thể; Từ hành vi hành
chính cụ thể của cán bộ, công chức khi thi hành công vụ đến hoạt động chỉ đạo,
điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước. Như vậy, có rất nhiều loại
hành vi hành chính khác nhau, nhưng chỉ những hành vi nào trực tiếp gây thiệt
hại, xâm phạm quyền tự do, lợi ích của công dân, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế
mới là đối tượng khiếu kiện hành chính của công dân và thuộc thẩm quyền phán
xét của cơ quan tài phán hành chính.
Những hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức có thể bị
coi là hành vi chịu trách nhiệm công vụ gồm:
+ Hành vi hành chính trái pháp luật của Nhà nước hoặc các quyết định của cấp
trên;
+ Hành vi hành chính vô quyền;
+ Hành vi hành chính lạm quyền;
+ Hành vi từ chối không thực hiện các dịch vụ hành chính theo quy định của
pháp luật;
+ Hành vi chậm trễ trong công vụ gây thiệt hại cho công dân, tổ chức.
Câu 30: Các hình thức trách nhiệm pháp lý đối với CBCC theo PL hiện
hành.
*** Điều 78 luật CBCC quy định về: Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ:
1. Cán bộ vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp
luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong
những hình thức kỷ luật sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Cách chức;
d) Bãi nhiệm.
2. Việc cách chức chỉ áp dụng đối với cán bộ được phê chuẩn giữ chức vụ
theo nhiệm kỳ.
3. Cán bộ phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm;
trường hợp bị Tòa án phạt tù mà không được hưởng án treo thì đương nhiên bị
thôi việc.
4. Việc áp dụng các hình thức kỷ luật, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật
cán bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật, điều lệ của Đảng Cộng sản
Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền.
***Điều 79 luật CBCC quy định về Các hình thức kỷ luật đối với công chức:
1. Công chức vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của
pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một
trong những hình thức kỷ luật sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Hạ bậc lương;
d) Giáng chức;
đ) Cách chức;
e) Buộc thôi việc.
2. Việc giáng chức, cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ
lãnh đạo, quản lý.
3. Công chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo thì đương
nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; công
chức lãnh đạo, quản lý phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu
lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm.
4. Chính phủ quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục và
thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức.
Câu 33. Khái niệm và đặc điểm của phương pháp quản lý hành chính nhà
nước? Có mấy loại phương pháp quản lý hành chính nhà nước? Nội dung
các phương pháp quản lý hành chính nhà nước.
- Khái niệm: Phương pháp quản lý hành chính nhà nước là cách thức, biện pháp
mà các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền sử dụng để tác động lên
khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu, mục đích của hoạt động quản lý đã
đặt ra từ trước kể cả trong nội bộ của một cơ quan nhà nước.
- Đặc điểm:
+ Thể hiện phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước;
+ Được áp dụng trong hoạt động chấp hành và điều hành, tức là một loại
hoạt động có tính nhà nước chứ không phải là hoạt động có tính chất xã hội của
các tổ chức xã hội;
+ Thể hiện ý chí của Nhà nước;
+ Nội dung của các phương pháp được xem xét thể hiện thẩm quyền của
các cơ quan hành chính nhà nước;
+ Được thể hiện dưới những hình thức pháp lý nhất định;
+ Thể hiện mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể quản lý, nhằm tác động
lên khách thể quản lý;
- Phân loại:
Các phương pháp quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước rất đa
dạng, được phân loại dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau.
Hai phương pháp chung nhất có tính đặc trưng tổng hợp của hoạt động
chấp hành và điều hành là phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế.
+ Phương pháp thuyết phục:
Thuyết phục là làm cho người quản lý hiểu rõ sự cần thiết và tự giác thực
hiện những hành vi nhất định hoặc tránh thực hiện những hành vi nhất định.
Thông qua phương pháp thuyết phục, các chủ thể quản lý hành chính nhà nước
(chủ yếu là các cơ quan hành chính nhà nước) giáo dục mọi công dân nhận thức
đúng đắn về kỉ cương xã hội, kỉ luật nhà nước, động viên họ tự giác thực hiện
nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội.
Phương pháp thuyết phục thể hiện trong việc sử dụng những biện pháp
khác nhau như: giải thích, nhắc nhở , tổ chức, giáo dục, kêu gọi, cung cấp thông
tin, tuyên truyền, phát triển các hình thức tự quản xã hội, tổ chức thi đua, phổ
biến kinh nghiệm,
+ Phương pháp cưỡng chế:
Cưỡng chế là biện pháp bắt buộc bằng bạo lực của các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền đối với những cá nhân hoặc tổ chức nhất định trong những
trường hợp pháp luật quy định, về mặt vật chất hay tinh thần nhằm buộc cá nhân
hay tổ chức đó phải thực hiện hoặc không thực hiện những hành vi nhất định
hoặc phải phục tùng những hạn chế nhất định đối với tài sản của cá nhân hay tổ
chức hoặc tự do thân thể của các cá nhân.
Phương pháp cưỡng chế trong quản lý hành chính nhà nước thể hiện
trong việc áp dụng những quyết định bắt buộc đơn phương đối với đối tượng
quản lý.
Thể hiện qua: các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp
ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính, các
biện pháp khắc phục hậu quả của vi phạm hành chính, các biện pháp cưỡng chế
thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính,
Quan hệ tối ưu giữa thuyết phục và cưỡng chế tạo ra cơ sở để thực hiện
tất cả các phương pháp quản lý hành chính nhà nước khác như:
− Căn cứ vào bản chất của sự tác động, các phương pháp quản lý của các cơ
quan hành chính nhà nước được chia thành: phương pháp hành chính và
phương pháp kinh tế.
+ Phương pháp hành chính là những phương thức tác động tới các cá
nhân, tổ chức thuộc đối tượng quản lý thông qua quy định trực tiếp nghĩa vụ của
họ, qua những mệnh lệnh dựa trên quyền lực nhà nước và phục tùng.
+Phương pháp kinh tế là những phương thức tác động gián tiếp đến hành
vi của các cá nhân, tổ chức thuộc đối tượng quản lý bằng việc sử dụng những
đòn bẩy kinh tế. áp dụng phương pháp này có nghĩa là tạo ra những điều kiện
vật chất, nhằm khơi dậy lòng nhiệt tình hăng say của con người để họ thực hiện
tốt các quy định của Nhà nước. Những đòn bẩy kinh tế được sử dụng như: giá
cả, tiền thưởng, lãi suất tín dụng v.v
− Trên cơ sở mức độ của sự tác động, những phương pháp quản lý của các
cơ quan hành chính nhà nước được chia thành: phương pháp điều chỉnh,
phương pháp lãnh đạo chung và phương pháp quản lý trực tiếp.
+Phương pháp điều chỉnh là xác định đường lối chung trong việc phát
triển ngành, lĩnh vực. Phương pháp điều chỉnh được thể hiện bằng việc ban
hành các quyết định quy phạm mang tính tích cực.
+Phương pháp lãnh đạo chung thể hiện ở việc đưa những đường lối
chung trong việc phát triển ngành, lĩnh vực quản lý vào thực tiễn, vạch ra những
nhiệm vụ có tính chất định hướng cho những cá nhân, tổ chức thuộc khách thể.
Phương pháp này thường được thực hiện thông qua việc ban hành các quyết
định, chính sách.
+Phương pháp quản lý trực tiếp là sự tác động trực tiếp, thường xuyên lên
các hành vi của cá nhân hoạt động của tổ chức thuộc đối tượng bị quản lý nhằm
đạt được những mục tiêu đã đề ra, nó còn được gọi là phương pháp quản lý tác
nghiệp mang tính liên tục. Phương pháp này thường được áp dụng ở các cơ
quan hành chính cấp thấp, các tổ chức cơ sở, các xí nghiệp, công ty, thông qua
việc ban hành các quyết định cá biệt cụ thể hoặc hoạt động chỉ đạo, tổ chức trực
tiếp.
− Xuất phát từ mục đích được chỉ ra, những phương pháp quản lý của các
cơ quan hành chính nhà nước được chia thành: phương pháp lập chương
trình mục tiêu, phương pháp phân tích đánh giá những kết quả nhận được.
Câu 34: Phân tích phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế trong
quản lý hành chính nhà nước và phân biệt hai phương pháp đó.
− Phương pháp hành chính:
+ Bản chất là những phương thức tác động tới các cá nhân, tổ chức thuộc đối
tượng quản lý thông qua quy định trực tiếp nghĩa vụ của họ, qua những mệnh
lệnh dựa trên quyền lực nhà nước và phục tùng.
+ Hình thức là:
- Đưa ra các quy tắc xử sự chung trong quản lý hành chính nhà nước
- Quyết định quyền và nghĩa vụ cho chủ thể quản lí hành chính nhà
nước
- Kiểm tra việc chấp hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ của đối tượng
quản lý
+ Ưu điểm: tác dụng nhanh, hiệu lực tức thì, bảo đảm kỉ luật, trật tự tổ chức
+ Nhược điểm: cứng nhắc; hạn chế tính sáng tạo, linh hoạt; hiệu quả đôi khi k
đảm bảo
Ví dụ: khoản 1, điều 23, luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định:
“ Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000 đồng đến
1.000.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng
đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 24 của Luật này.
Đối với khu vực nội thành của thành phố trực thuộc trung ương thì
mức phạt tiền có thể cao hơn, nhưng tối đa không quá 02 lần mức phạt chung áp
dụng đối với cùng hành vi vi phạm trong các lĩnh vực giao thông đường bộ; bảo
vệ môi trường; an ninh trật tự, an toàn xã hội.”
− Phương pháp kinh tế:
+ Bản chất là những phương thức tác động gián tiếp đến hành vi của các cá
nhân, tổ chức thuộc đối tượng quản lý bằng việc sử dụng những đòn bẩy kinh
tế. áp dụng phương pháp này có nghĩa là tạo ra những điều kiện vật chất, nhằm
khơi dậy lòng nhiệt tình hăng say của con người để họ thực hiện tốt các quy
định của Nhà nước.
+ Những đòn bẩy kinh tế được sử dụng như: giá cả, tiền thưởng, lãi suất tín
dụng, thuế, v.v
+ Ưu điểm: nhanh, phát huy hiệu quả.
+ Nhược điểm: làm cho người ta dễ phụ thuộc vào kinh tế, lâu dài mất khả năng
sáng tạo, tính chủ động và tính xã hội( chỉ chăm vào tiền và lợi nhuận, k quan
tâm đến yếu tố khác),
Ví dụ: nhằm nhạn chế việc tiêu dùng các sản phẩm như rượu, bia thuốc lá ->
đánh thuế mạnh vào các mặt hàng này.
− Các tiêu chí phân biệt: bản chất; cơ sở; tính hiệu quả - hiệu lực.
Câu 35. Cho ví dụ và phân tích để làm rõ mối quan hệ giữa phương pháp
hành chính và phương pháp kinh tế trong quản ký hành chính nhà nước.
Ví dụ: Nhằm giảm lượng tiêu thụ đối với các sản phẩm thuốc lá, rượu, bia =>
tăng thuế đối với các sản phẩm trên qua từng giai đoạn cụ thể được quy định tại
điều 7, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008.
ST
T
Hàng hoá, dịch vụ Thuế suất (%)
I Hàng hoá
1 Thuốc lá điếu, xì gà và các chế phẩm khác từ cây thuốc lá 65
2 Rượu
a) Rượu từ 20 độ trở lên
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 đến hết ngày 31 tháng 12
năm 2012
45
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 50
b) Rượu dưới 20 độ 25
3 Bia
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 đến hết ngày 31 tháng 12
năm 2012
45
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 50
Trong ví dụ trên đã sử dụng pp kinh tế và pp hành chính, cụ thể:
- PP hành chính là việc ban hành mức thuế suất cho các mặt hàng thuốc lá,
rượu, bia.
- PP kinh tế là sử dụng công cụ thuế nhằm hạn chế lượng tiêu dùng các mặt
hàng trên( tức là đánh thuế cao và tăng qua các giai đoạn).
Mối quan hệ giữa 2 pp:
- Hai phương pháp hành chính và kinh tế có quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Phương pháp hành chính là phương tiện để đưa phương pháp kinh tế
vào cuộc sống, vì một chính sách đòn bẩy kinh tế chỉ có thể được áp
dụng dưới hình thức văn bản pháp luật hành chính. Như ví dụ trên,
việc sử dụng thuế nhằm hạn chế tiêu dùng thuốc lá, rượu, bia chỉ có
thể được áp dụng và thực hiện chỉ khi đã được quy định trong các văn
bản cụ thể mà ở đây là tai điều 7, luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008.
Từ mối quan hệ giữa 2 pp việc sử dụng kết hợp linh hoạt 2 pp này sẽ đem lại
hiệu quả cao trong việc áp dụng pp qlhcnn cũng như đem lại hiệu quả cho việc
qlhcnn
Câu 36. Tại sao phải kết hợp phương pháp hành chính và phương pháp
kinh tế trong quản lý hành chính nhà nước.
Phải kết hợp phương pháp hành chính và phương pháp kinh tế trong quản
lý hành chính nhà nước vì:
− Mỗi phương pháp quản lí hành chính nhà nước đều có những ưu và
nhược điểm riêng, cụ thể :
Phương pháp hành chính:
+ Ưu điểm: tác dụng nhanh, hiệu lực tức thì, bảo đảm kỉ luật, trật tự tổ
chức
+ Nhược điểm: cứng nhắc; hạn chế tính sáng tạo, linh hoạt; hiệu quả đôi
khi k đảm bảo
Phương pháp kinh tế:
+ Ưu điểm: nhanh, phát huy hiệu quả.
+ Nhược điểm: làm cho người ta dễ phụ thuộc vào kinh tế, lâu dài mất
khả năng sáng tạo, tính chủ động và tính xã hội( chỉ chăm vào tiền và lợi nhuận,
k quan tâm đến yếu tố khác),
Việc kết hợp linh hoạt hai pp sẽ hạn chế nhược điểm cũng như phát huy cao
nhất ưu điểm của mỗi pp, làm nâng cao hiệu quả việc áp dung các pp quản lý.
− Việc quản lý HCNN bao gồm nhiều ngành, trên nhiều lĩnh vực và các
phương diện khác nhau. Do đó việc kết hợp hiệu quả các pp quản lý sẽ
giúp phù hợp với từng trường hợp và nâng cao hiệu quả trong quá trình
quản lý.
Ví dụ: Tương tự câu 35
Câu 37. Phân tích phương pháp thuyết phục trong quản lý hành chính nhà
nước.
- Bản chất là làm cho người quản lý hiểu rõ sự cần thiết và tự giác thực hiện
những hành vi nhất định hoặc tránh thực hiện những hành vi nhất định. Thông
qua phương pháp thuyết phục, các chủ thể quản lý hành chính nhà nước ( chủ
yếu là các cơ quan hành chính nhà nước) giáo dục mọi công dân nhận thức
đúng đắn về kỉ cương xã hội, kỉ luật nhà nước, động viên họ tự giác thực hiện
nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội.
- Cơ sở: xuất phát từ bản chất nhà nước và tính nhân văn nhân đạo.
- Phương pháp thuyết phục thể hiện trong việc sử dụng những biện pháp khác
nhau như: giải thích, nhắc nhở , tổ chức, giáo dục, kêu gọi, cung cấp thông tin,
tuyên truyền, phát triển các hình thức tự quản xã hội, tổ chức thi đua, phổ biến
kinh nghiệm,
- Ưu điểm: Tính nhân văn cao, hiệu quả cao, tác dụng lâu dài.
- Nhược điểm: Tác động chậm, yêu cầu cao đối với chủ thể, tốn kém, cầu
kì.
Ví dụ: Tương tự câu 38
Câu 38. Tại sao ở nước ta thực hiện phương pháp thuyết phục là chủ yếu
trong quản lý hành chính nhà nước? Cho một ví dụ phương pháp này
Nước ta thực hiện phương pháp thuyết phục là chủ yếu trong quản lý
hành chính nhà nước vì:
+ Xuất phát từ bản chất Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân, nhân dân chính là những người chủ của đất nước do đó yêu cầu đạt ra
đó chính là làm cho nhân dân biết, nhân dân hiểu và làm theo những quy định
của pháp luật, những chính sách quản lý nhà nước đặc biệt những chính sách về
quản lý hành chính nhà nước.
+ Xuất phát từ tính nhân đạo thể hiện sự tôn trọng của nhà nước đến mỗi cá
nhân, công dân, tổ chức quản lí nhà nước bằng pháp luật nhưng cũng dựa trên
tính nhân đạo.
Ví dụ: Luật Giao thông đường bộ quy định người điều khiển, người ngồi trên xe
mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai
đúng quy cách. Tại Điểm k, Khoản 3, Điều 6, Nghị định 171/2013/NĐ-CP
(Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ và đường sắt) quy định xử phạt hành chính người điều khiển xe mô
tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe
tương tự xe gắn máy thực hiện hành vi vi phạm: Chở người ngồi trên xe không
đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho
người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở
người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm
pháp luật.
Để dảm bảo việc thực hiện quy định này các cơ quan chức năng đã tuyên
truyền giáo dục cho người dân qua một số hoạt động như: cho dán khẩu hiệu
hình ảnh như “ đội mũ cho con trọn tình cha mẹ” tại cổng trường học, điểm
dừng xe buýt, các điểm công cộng khác. Trong thời gian đầu, cảnh sát giao
thông thường xuyên nhắc nhở các bậc phụ huynh đội mũ bảo hiểm đùn cách cho
trẻ em từ 6 tuổi trở lên