Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

khảo sát yếu tố kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá chẽm (lates calcarifer) trong ao ở tỉnh bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (881.21 KB, 39 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN





LÊ TUẤN KIỆT





KHẢO SÁT YẾU TỐ KỸ THUẬT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
CỦA MÔ HÌNH NUÔI CÁ CHẼM (Lates calcarifer)
TRONG AO Ở TỈNH BẾN TRE






LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN






2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN





LÊ TUẤN KIỆT



KHẢO SÁT YẾU TỐ KỸ THUẬT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
CỦA MÔ HÌNH NUÔI CÁ CHẼM (Lates calcarifer)
TRONG AO Ở TỈNH BẾN TRE




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN





CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. LÝ VĂN KHÁNH





2013
i
LỜI CẢM TẠ

Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn thầy Lý Văn Khánh đã tận tình hướng dẫn và giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài, cảm ơn thầy đã cung cấp và hỗ trợ cho tôi
rất nhiều thông tin.
Tôi xin gởi lời cảm ơn đến các thầy, các cô Khoa Thủy sản đã tận tình giảng dạy và cung
cấp cho tôi những kiến thức vô cùng bổ ích trong suốt quá trình học tập tại trường trong
những năm vừa qua.
Xin cảm ơn bạn Nguyễn Tuấn Cường và anh Hồ Việt Hà đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều
trong chuyến đi khảo sát. Xin cảm ơn các anh, các chị, các cô, các bác và các cán bộ địa
phương tại huyện Bình Đại và huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre đã cung cấp cho tôi những
thông tin cần thiết.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn tất cả các bạn trong lớp Nuôi trồng Thủy sản K36 đã cùng đồng
hành và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian đầu năm nhất tới giờ này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tác giả


Lê Tuấn Kiệt










ii
TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát tình hình kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá chẽm (Lates
calcarifer) trong ao ở tỉnh Bến Tre” đã được tiến hành tại huyện Ba Tri và huyện Bình
Đại tỉnh Bến Tre từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2013. Đề tài được tiến hành phỏng vấn
trực tiếp 10 hộ nuôi cá chẽm về khía cạnh kỹ thuật, hiệu quả kinh tế và nhận thức của
người nuôi về mô hình. Kết quả điều tra cho thấy diện tích nuôi của các mô hình trung
bình 7.180 ± 4.695 m
2
/hộ. Hầu hết các hộ nuôi điều sử dụng 1 ao lắng để cấp nước
và chỉ mới bắt đầu bước vào nuôi thử nghiệm con cá chẽm. Giống cá được lấy từ
các trại giống 100%, mật độ thả trung bình là 7.180 ± 4.695 con/m
2
. Sử dụng thức ăn
công nghiệp là chủ yếu, các mô hình nuôi được thay nước liên tục nên chỉ sử dụng thuốc
hóa chất khi có sự cố. Cá chẽm nuôi đến khi đạt kích cỡ thương phẩm tiến hành thu
hoạch một lần toàn bộ ao, năng suất cá thu được khá cao đạt 15.780 ± 13.083
kg/ha/năm. Tỷ lệ sống của cá chẽm khá cao, trung bình đạt 74 ± 13,2%. Tổng lợi
nhuận thu được từ mô hình là 292,8 ± 270,3 triệu đồng/ha/năm. Tỉ suất lợi nhuận
của mô hình là 1,2±0,2. Cá chẽm không khó nuôi, không phụ thuộc lớn vào điều
kiện môi trường, năng suất đạt được cũng khá cao. Cá chẽm là đối tượng mang lại
hiệu quả kinh tế cao giúp người dân làm giàu nếu cải thiện được giá cá bán ra.
iii
MỤC LỤC
Trang

Chương 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Giới thiệu 1

1.2 Mục tiêu của đề tài 1
1.3 Nội dung nghiên cứu 2
Chương 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
2.1 Đặc điểm sinh học của cá chẽm 3
2.1.1 Vị trí phân loại 3
2.1.2 Phân bố 4
2.1.3 Vòng đời của cá chẽm 4
2.1.4 Tính ăn của cá 5
2.2. Tổng quan về tình hình nuôi cá chẽm ở Việt Nam và trên thế giới 5
2.2.1 Tình hình nuôi cá chẽm trên thế giới 5
2.2.2. Tình hình nuôi cá chẽm ở Việt Nam 7
2.3 Tổng quan về tỉnh Bến Tre 8
2.3.1 Điều kiện tự nhiên 9
2.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội 10
Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu. 11
3.1.1. Thời gian 11
3.1.2. Địa điểm 11
3.2 Vật liệu nghiên cứu 11
3.2.1. Thông tin thứ cấp 11
iv
3.2.2. Thông tin sơ cấp 11
3.3. Phương pháp xử lý số liệu 12
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 13
4.1 Thông tin chung về người nuôi 13
4.1.1 Nguyên nhân chọn con cá chẽm 13
4.1.2 Học vấn, giới tính của người nuôi 13
4.1.3 Kinh nghiệm của người nuôi 13
4.1.4 Nguồn thu nhập, nghề nghiệp và lịch sử ao trước khi nuôi cá 13
4.2 Khía cạnh kỹ thuật 14

4.2.1 Diện tích ao nuôi, ao lắng và số người lao động trong ao 14
4.2.2 Con giống 15
4.2.3 Quản lý ao nuôi 16
4.2.4 Thức ăn 17
4.2.5 Thu hoạch 19
4.3 Hạch toán kinh tế 20
Chương 5. KẾT LUẬN ĐỀ XUẤT 23
5.1 Kết luận 23
5.2 Đề xuất 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
PHỤ LỤC 25
v
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Sản lượng nuôi cá biển 2012 8
Bảng 3.1: Một số thông tin chính thu thập qua biểu mẫu soạn sẵn 12
Bảng 4.1: Thông tin chung của người nuôi 14
Bảng 4.2: Diện tích và số lao động trong ao 14
Bảng 4.3: Thời điểm thả giống 15
Bảng 4.4: Cỡ giống, mật độ và độ mặn 16
Bảng 4.5: Mức nước và thể tích nước thay 16
Bảng 4.6: Xử lý nước cấp và thoát 16
Bảng 4.7: Giá và hàm lượng đạm của thức ăn công nghiệp 18
Bảng 4.8: Số lần cho ăn trong ngày 18
Bảng 4.9: Tổng lượng thức ăn và hệ số FCR 19
Bảng 4.10: Sản lượng, giá bán và kích cỡ cá khi thu hoạch 19
Bảng 4.11: Chi phí nuôi 21
Bảng 4.12: Tổng thu, chi và lợi nhuận 22
Bảng 4.13: Đánh giá thuận lợi và khó khăn của mô hình 23
vi

DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1: Cá chẽm (Lates calcarifer) 3
Hình 2.2: Vòng đời cá chẽm 4
Hình 2.3: Sản lượng cá chẽm theo nước sản xuất 7
Hình 2.4: Bản đồ hành chính tỉnh Bến Tre 9
Hình 4.1: Loại thức ăn sử dụng 17
Hình 4.2 Cơ cấu chi phí nuôi 20
vii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long
NTTS: Nuôi trồng thủy sản
ĐVT: Đơn vị tính
FCR: Hệ số tiêu tốn thức ăn
1
Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Hiện nay, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đã trở thành thế mạnh kinh tế đặc biệt ở khu
vực Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), biến nơi đây thành một vùng trọng điểm
về nuôi trồng thủy sản của cả nước. Là vùng nuôi thủy sản lớn nhất cả nước với
tổng diện tích thả nuôi là 1.067 nghìn ha, chiếm khoảng 12% diện tích cả nước.
Trong đó diện tích nuôi thủy sản nước lợ là 703 nghìn ha và diện tích nuôi
trồng thủy sản nước ngọt là 364 nghìn ha, cho thấy NTTS ngày càng chiếm vị trí
quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội khu vực ĐBSCL.
Bến Tre là tỉnh thuộc ĐBSCL với tổng diện tích nuôi trồng thủy sản khá lớn, nhiều
loài thủy sản nổi bậc có giá trị kinh tế khá cao đã và đang được nuôi phổ biến như: tôm
sú, tôm thẻ, tôm càng xanh, cá tra, nhuyễn thể,… Nhưng ngày càng lại xuất hiện nhiều
loại mần bệnh khó trị và xuất hiện tràn lan do điều kiện môi trường bị ô nhiễm, đối
tượng nuôi khá phổ biến nên mần bệnh ngày càng khó trị. Hiện nay, những người dân

mới bước vào nuôi thủy sản cũng như những người nuôi thủy sản lâu năm cũng từng
bước chuyển sang các đối tượng nuôi mới dễ nuôi, ít bệnh mà mang lại hiệu quả kinh
tế cao như: cá chẽm, cá kèo, bống tượng, rô phi, Trong đó cá chẽm là đối tượng được
chú ý nhiều nhất do cá dễ nuôi, ít bệnh, lớn nhanh mà thịt cá rất ngon. Tình hình nuôi
cá chẽm hiện nay vẫn chưa được cập nhật . Để biết được tình hình nuôi cá chẽm hiện
nay, tạo cơ sở cho việc phát triển nghề nuôi cá chẽm bền vững và hiệu quả nên đề tài “
Khảo sát tình hình kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá chẽm trong
ao (Lates calcarifer) trong ao ở tỉnh Bến Tre” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu của đề tài nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế và tình hình kỹ thuật của
mô hình nuôi cá chẽm trong ao nhằm góp phần phát triển bền vững và có hiệu
quả nghề nuôi cá chẽm.


2
1.3 Nội dung nghiên cứu
Khảo sát tình hình kỹ thuật của mô hình nuôi cá chẽm trong ao ở huyện Ba Tri
và huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá chẽm trong ao ở huyện Ba Tri
và huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.
3
Chương 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của cá chẽm
2.1.1 Vị trí phân loại
Cá chẽm có tên khoa học là Lates calcarifer (Bloch, 1790) còn gọi là cá vược, có
tên tiếng anh là Sea bass, barramundi, có đặc điểm phân loại như sau:
Ngành: Chordata
Lớp: Pisces
Bộ: Perciformes

Họ: Centropomidae
Giống: Lates
Loài: Lates calcarifer Bloch, 1790

Hình 2.1: Cá chẽm (Lates calcarifer)
(nguồn
Cá chẽm có thân hình thoi, dẹt bên, cuống đuôi khuyết sâu. Chiều dài thân bằng 2,7 -
3,6 lần chiều cao, thông thường thì từ 19 - 25 cm. Đầu to, mõm nhọn, chiều dài hàm
trên kéo dài đến ngang giữa mắt. Vây lưng liền nhau gồm có 2 vi: vi trước có 7 - 9 gai
cứng và vi sau có 10 - 11 tia mềm, lõm giữa. Vây đuôi tròn lồi và có hình quạt. Khi cá
còn nhỏ, mặt trên thân màu xám, bụng trắng bạc hoặc màu nâu vàng tùy vào môi
trường sống. Khi cá ở giai đoạn trưởng thành sẽ có màu xanh lục hay vàng nhạt trên
4
lưng và màu vàng bạc ở mặt bụng (theo đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ lên
tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790).
2.1.2 Phân bố
Cá chẽm phân bố rộng ở các vùng Nhiệt đới và Cận nhiệt đới thuộc Tây Thái Bình
Dương và Ấn Độ Dương, giữa kinh tuyến 500 Đông-1.600 Tây; vĩ tuyến 260 Bắc-250
Nam. Ở nước ta, cá chẽm phân bố ở dọc bờ biển, gần cửa sông từ bắc đến nam. Cá
chẽm rất rộng muối có thể sống ở độ mặn từ 2-32‰ và có tính di cư xuôi dòng, cá lớn
lên chủ yếu ở vùng nước ngọt như sông, hồ. Khi thành thục từ 3-4 năm tuổi, cá sẽ di
cư ra vùng cửa sông, ven biển nơi có độ mặn thích hợp từ 30-32‰ để sinh sản. Ấu
trùng cá chẽm sau khi nở ra sẽ theo dòng nước trôi vào vùng cửa sông, ven bờ và lớn
lên. Cá con sẽ dần dần di cư vào các thủy vực nước ngọt nơi có nhiệt độ từ 15-28
o
C,
độ sâu từ 5-20 m để sinh sống và phát triển thành cá thể trưởng thành (Hòa Phạm,
2010. Kỹ thuật nuôi cá chẽm).
2.1.3 Vòng đời của cá chẽm
Cá chẽm trải qua phần lớn thời gian sinh trưởng trong các thủy vực nước ngọt như

sông, hồ từ 2-3 năm. Cá có tốc độ tăng trưởng nhanh, thường đạt cỡ 3-5 kg sau 2-3
năm. Cá trưởng thành từ 3-4 năm tuổi sẽ di cư từ vùng nước ngọt về vùng cửa sông và
ra biển, nơi có độ mặn thích hợp từ 30-32‰ để phát triển tuyến sinh dục và đẻ trứng
sau đó.

Hình 2.2: Vòng đời cá chẽm
(nguồn
5
Cá đẻ đồng thời với thủy triều lên và theo chu kỳ trăng. Điều này giúp trứng và ấu
trùng trôi vào vùng cửa sông. Nơi đó, ấu trùng sẽ phát triển và di chuyển ngược dòng
để lớn. Cá đẻ quanh năm, mùa đẻ rộ từ tháng 3-5 và tháng 7-8. Thời gian ấp nở 18 giờ
trong điều kiện nhiệt độ từ 28-30
0
C và 12-17 giờ trong điều kiện nhiệt độ 29-32
o
C, độ
mặn từ 30-32‰.
2.1.4 Tính ăn của cá
Cá chẽm là loài cá dữ rất điển hình. Khi cá còn nhỏ, tuy chúng có thể ăn các loài phiêu
sinh thực vật (20%) mà chủ yếu là tảo khuê, nhưng thức ăn chủ yếu vẫn là cá, tôm nhỏ
(80%). Khi cá lớn hơn 20 cm, 100% thức ăn là động vật bao gồm giáp xác khoảng
70% và cá nhỏ 30%. Cá chẽm bắt mồi rất dữ và có thể bắt con mồi có kích cỡ bằng cơ
thể của chúng. Cá chẽm chỉ bắt mồi sống và di động.
Do cá chẽm là loài cá dữ ăn thịt nên chúng có thể ăn lẫn nhau, nhất là khi còn nhỏ. Vì
vậy, cần phải thường xuyên san bớt cá vào các lồng hay ao để nuôi với các chế độ
khác nhau. Thông thường mật độ nuôi cá vào khoảng 40 đến 50 ngàn con/ha.
2.2. Tổng quan về tình hình nuôi cá chẽm ở Việt Nam và trên thế giới
2.2.1 Tình hình nuôi cá chẽm trên thế giới
Cá chẽm (Lates calcarifer) là loài cá có khả năng thích nghi cao, rất rộng muối và sinh
trưởng nhanh. Cá chẽm đã được bắt đầu nuôi từ những năm 1970 ở Thái Lan và sau đó

lan rộng ra nhiều nước ở Đông Nam Á do giá trị kinh tế và nhu cầu thị trường cao
(FAO, 2012). Cá chẽm đã được nuôi hơn 20 năm qua ở vùng Đông Nam Châu Á và
Châu Úc, nhưng vẫn chưa phổ biến trên qui mô sản xuất thương mại. Hiện nay, việc
nuôi cá chẽm trong ao nước lợ ở một số quốc gia đã cho thấy có tiềm năng lớn về thị
trường và khả năng lợi nhuận cao. Các nước có sản lượng lớn cá chẽm trong khu vực
như Thái Lan, Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Phillipines, Singapore, Đài
Loan, Việt Nam và Australia.
Theo FAO (2012), sản lượng cá chẽm ở Malaysia năm 2008 là 11.705 tấn và 20.022
tấn trong năm 2010. Sản lượng cá chẽm nuôi thế giới đạt trên 70.000 tấn năm 2010. Cá
chẽm nuôi được bán trên thị trường có kích cỡ vào khoảng 500-800 g. Hiện nay, các
nước trên thế giới đã có thế mạnh trong việc nuôi con cá chẽm, vì họ đã sản xuất nhân
6
tạo thành công về con giống, mô hình nuôi phù hợp với điều kiện môi trường, điều
kiện kinh tế đã mang lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định.
Ở Australia cá chẽm được nuôi ở hầu hết các bang của Australia ngoại trừ bang
Tasmania, nhưng sản lượng cá chẽm tập trung chủ yếu ở Queensland được nuôi phần
lớn ở nước ngọt, Northern Territory nuôi lồng biển và nuôi ao nước lợ, Nam Australia
nuôi nước ngọt. Cá chẽm được nuôi công nghiệp bắt đầu từ những năm 1980, hiện nay
có khoảng 100 trang trại được cấp phép nuôi. Theo dữ liệu của FAO năm 2004 (trích
dẫn bởi Halwart M., 2007), sản lượng cá chẽm khoảng 1.600 tấn, giá trị đạt 9,9 triệu
USD. Theo báo cáo của O’Sullivan và ctv năm 2005 (trích dẫn bởi Halwart , 2007),
niên vụ 2003/2004 sản lượng cá chẽm khoảng 2.800 tấn, đạt giá trị 17,6 triệu USD.
Niên vụ 2008/2009 sản lượng cá chẽm cả nước ước khoảng 6.000 tấn và sẽ tăng lên
7.000 tấn trong niên vụ 2009/2010.
Sản lượng cá chẽm của thế giới đã tăng từ vài tấn năm 1986 lên đến 65.000 tấn năm
2010. Tuy nhiên, theo số liệu của FAO cũng trong thời gian đó giá cá trung bình đã
giảm hơn một nửa xuống còn khoảng 8 đôla Úc. Đài Loan, Malaixia, Thái Lan và
Indonexia là những nước sản xuất cá chẽm lớn nhất thế giới. Nhưng hiện nay chỉ có
Đài Loan và Indonexia là có số liệu ước tính cho năm 2011-2013, theo đó sản lượng
của Đài Loan dự kiến sẽ tăng từ 24.000 tấn năm 2011 lên khoảng 29.000 tấn năm 2013

trong khi đó Indonexia vẫn giữ ở mức 4.000 tấn.
Ở Malaysia cá chẽm là loài được nuôi truyền thống, đến năm 2007 vẫn là loài nuôi dẫn
đầu trong nghề nuôi cá lồng ở Malaysia. Theo thống kê của FAO năm 2006 thì sản
lượng cá chẽm của Malaysia năm 2002 là 3.900 tấn, năm 2003 là 4.000 tấn, năm 2004
là 4.000 tấn, năm 2007 là 8.000 tấn và năm 2010 là 20.500 tấn.
Ở Indonesia là quốc gia có sản lượng cá có vảy biển lớn nhất trong khu vực Đông
Nam Á. Trong đó cá chẽm cũng là một trong những loài nuôi chính của nước này với
sản lượng năm 2004 vào khoảng 2.900 tấn, năm 2007 vào khoảng 6.000 tấn, năm 2010
vào khoảng 11.000 tấn.
7

Hình 2.3: Sản lượng cá chẽm theo nước sản xuất
(nguồn />20122013.htm)
2.2.2. Tình hình nuôi cá chẽm ở Việt Nam
Biển Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên cá biển Việt Nam rất phong
phú, đa dạng về thành phần loài và rất đặc trưng cho cá biển nhiệt đới về những đặc
điểm sinh học. Việt Nam là nơi có nhiều tiềm năng để phát triển NTTS ở khắp mọi
miền đất nước cả về nuôi cá nước mặn, nước lợ và nước ngọt. Sản lượng nuôi cá biển
năm 2012 ở Bến Tre đạt đến 2.000 tấn (Bảng 2.1).
Theo tổng cục thủy sản, 2013 ở Việt Nam người dân đã bắt đầu nuôi cá chẽm từ những
năm 1990 với quy mô nhỏ do thiếu con giống. Cá chẽm được xem là đối tượng nuôi
thay thế cho diện tích nuôi tôm không hiệu quả ở một số địa phương ven biển ở nước
ta. Năm 2012, huyện Quãng Điền-Thừa Thiên Huế đã tiến hành thả nuôi 14 ha cá
chẽm với 50 hộ tham gia nuôi. Hình thức nuôi cá chẽm theo kiểu gối vụ, thả nuôi
quanh năm. Sản lượng thu hoạch trung bình trên 11 tấn/ha/năm, lợi nhuận trên 18 tỷ
đồng/năm. Một số tỉnh ở ĐBSCL cũng đã bắt đầu nuôi cá chẽm trong những năm qua.
Năm 2008, tỉnh Trà Vinh có một số hộ đã tiến hành nuôi thí nghiệm cá chẽm bằng
giống sinh sản nhân tạo.
Hiện nay chưa có số liệu thống kê cụ thể về sản lượng cũng như diện tích nuôi cá
chẽm ở nước ta. Tuy vậy, các loại bệnh và sự ô nhiễm môi trường đã ảnh hưởng đến

8
các loài cá nuôi. Cá nuôi lồng sẽ trở nên dễ mắc bệnh khi mà các thông số môi trường
như nhiệt độ, độ mặn, nồng độ oxy hòa tan và các chất lơ lửng thay đổi nhiều hoặc
đột ngột. Việc xác định sớm sự thay đổi hoạt động và dấu hiệu của bệnh ở cá nuôi là
rất quan trọng để chuẩn đoán bệnh. Một số bệnh thường gặp ở cá biển như: bệnh do
virus, bệnh do vi khuẩn, bệnh do ký sinh trùng… đối với các bệnh hiện nay hầu hết chỉ
mới đề xuất được một số biện pháp phòng bệnh, chưa có thuốc hay các biện pháp chữa
bệnh hiệu quả.
Bảng 2.1: Sản lượng nuôi cá biển 2012 (nguồn Bộ Nông Nghiêp và Phát Triển Nông thôn,
2013)

Tỉnh
Loài nuôi
Hình thức nuôi
Sản lượng (tấn)
Kiên Giang
Cá vược
Ao
1.000
Bạc Liêu
Cá vược
Ao
1.000
Sóc Trăng
Cá vược
Ao
1.000
Cà Mau
Cá vược
Ao

1.500
Bến Tre
Cá vược
Ao
2.000
Tiền Giang
Cá vược
Ao
1.000
Bà Rịa – Vũng Tàu
Cá vược, cá Giò, cá Hồng, cá Song,
cá Chim vây vàng
Ao và lồng
3.000
Khánh Hòa
Cá vược, cá Giò, cá Hồng, cá Song,
cá Chim vây vàng
Ao và lồng
9.000
Phú Yên
Cá vược
Ao và lồng
3.000
Bình Định
Cá vược
Ao
500
Quảng Ngãi
Cá vược
Ao

1.000
Thừa Thiên Huế
Cá vược
Ao và lồng
1.500
Từ Quảng Trị - Quảng Ninh
Cá vược, cá Giò, cá Hồng, cá Song,
cá Chim vây vàng
Ao và lồng
7.000

2.3 Tổng quan về tỉnh Bến Tre
Ở Bến Tre, mô hình nuôi cá chẽm thâm canh bằng thức ăn công nghiệp có hiệu quả
cao hơn khi dùng thức ăn tươi sống (nguồn: ).
Theo sở khoa học và công nghệ tỉnh Bến Tre (2009), với diện tích 5.000 m
2
thì nuôi
được 7.500 con cá chẽm giống với kích cỡ 8 cm, cho cá ăn hoàn toàn bằng thức ăn
công nghiệp. Cá nuôi 6 tháng đạt trọng lượng từ 0,4 đến 0,7 kg/con, tỷ lệ sống đạt trên
80%. Năm 2011 mô hình nuôi cá chẽm thâm canh của công ty cổ phần Vĩnh Hoàn tại
Ba Tri, tỉnh Bến Tre gồm 22 ao nuôi với tổng diện tích trên 11 ha mặt nước. Cá nuôi 8
9
tháng thu hoạch đạt trọng lượng trung bình 1 kg/con, năng suất đạt trên 40 tấn/ha (theo
báo Đồng Khởi, 06/2011).
2.3.1 Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: Bến Tre là tỉnh thuộc vùng ĐBSCL, có diện tích tự nhiên là 2.360 km
2
,
được hợp thành bởi cù lao An Hóa, cù lao Bảo, cù lao Minh và do phù sa của 4 nhánh
sông Cửu Long bồi tụ thành là sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông, sông Cổ

Chiên. Bến Tre cách thành phố Hồ Chí Minh 86 km, cách thành phố Cần Thơ 120 km,
phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà
Vinh, phía Đông giáp biển Đông.

Hình 2.4: Bản đồ hành chính tỉnh Bến Tre
(nguồn
Khí hậu: Bến Tre nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với hai
mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4.
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.000 đến 2.300 mm, nhiệt độ trung bình hàng
năm từ 26
o
C-27
o
C. Với vị trí nằm tiếp giáp biển Đông nhưng Bến Tre ít chịu ảnh
hưởng của bão lũ, khí hậu ôn hòa, mát mẻ quanh năm… Đây là điều kiện thuận lợi cho
việc đầu tư, sản xuất thủy sản.
Tài nguyên đất: Bến Tre là tỉnh có nguồn tài nguyên đất phong phú, với nhiều loại
đất như: đất cát, đất phù sa, đất phèn, đất mặn. Sản xuất nông nghiệp của tỉnh ngày
10
càng mở rộng, nhu cầu thâm canh, tăng vụ ngày càng được chú trọng. Hơn 20 năm
qua, bằng những nổ lực của mình, nhân dân Bến Tre cũng như cả vùng đồng bằng
Nam Bộ đã tiến hành nhiều công trình tháu chua rửa mặn, cải tạo đất đai nhằm khai
thác và sử dụng nguồn tài nguyên này có hiệu quả hơn.
Tài nguyên nước: tỉnh Bến Tre có 4 con sông lớn chảy qua là: Mỹ Tho, Ba Lai, Hàm
Luông và Cổ Chiên. Những con sông này giữ một vai trò quan trọng trong đời sống
kinh tế, văn hóa của nhân dân trong tỉnh như: cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt, nông
nghiệp và thủy sản góp phần đẩy mạnh sản xuất. Hệ thống sông, rạch trong tỉnh còn là
điều kiện thuận lợi cho Bến Tre phát triển thủy sản (nguồn: ).
2.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Bến Tre là tỉnh có nhiều lợi thế về nguồn lợi thủy sản, với 65 km chiều dài bờ biển nên

thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, tạo ra nguồn tài nguyên biển
phong phú với các loại tôm, cua, cá, mực, nhuyễn thể… Đây còn là vùng đất phù sa
trù phú, sản sinh ra vựa lúa lớn của đồng bằng sông Cửu Long và nhiều loại nông sản
mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Bến Tre có tổng diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 41.864 ha, trong đó diện tích
nước mặn lợ là 36.154 ha, diện tích nước ngọt là 5.710 ha. Tổng sản lượng thủy sản
năm 2007 là 175.757 tấn, trong đó sản lượng nuôi đạt 99.531 tấn, sản lượng khai thác
đạt 76.226 tấn. Tổng giá trị sản xuất thủy sản khoảng 4,2 tỷ đồng chủ yếu từ nuôi
trồng (Lê Xinh Nhân, 2010).


11
Chương 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu.
3.1.1. Thời gian
Đề tài được thực hiện từ: 9/2013 - 12/2013.
3.1.2. Địa điểm
Khảo sát, thu thập thông tin kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá chẽm
trong ao đất ở tỉnh Bến Tre.
3.2 Vật liệu nghiên cứu
3.2.1. Thông tin thứ cấp
Được thu thập qua các tài liệu có liên quan được xuất bản, các nghiên cứu trước đây
trong và ngoài nước, các báo cáo tổng kết của các cơ quan chuyên ngành của các tỉnh,
các thông tin trên website, các bài báo chuyên ngành có liên quan đến chủ đề nghiên
cứu.
3.2.2. Thông tin sơ cấp
Sử dụng bảng phỏng vấn đã được soạn sẵn để tiến hành thu thập thông tin trực tiếp từ
người nuôi trong khu vực nghiên cứu.
Số mẫu phỏng vấn: Phỏng vấn 10 hộ nuôi cá chẽm ở tỉnh Bến Tre bằng biểu mẫu soạn

sẵn.
12
Bảng 3.1: Một số thông tin chính thu thập qua biểu mẫu soạn sẵn
STT
Biến chủ yếu
Biến đơn
1
Thông tin hộ nuôi
- Họ tên,
- Lao động,
- Nguồn thông tin kinh tế-kỹ thuật
- Lý do gia nhập ngành nghề,
2
Thông tin kỹ thuật
- Diện tích
- Độ sâu
- Mật độ
- Quy trình nuôi áp dụng
- Mùa vụ
- Năng suất
- Tốc độ tăng trưởng
- Thời gian nuôi
- Cỡ giống thả
- Cỡ cá thu hoạch
- Loại thức ăn sử dụng
- Hệ số thức ăn
3
Thông tin kinh tế
- Chi phí xây dựng, cải tạo ao
- Chi phí con giống

- Chi phí thức ăn
- Chi phí nhân công
- Chi phí khác
- Tổng thu
- Lợi nhuận
4
Quản lý dịch bệnh
- Thời điểm xảy ra dịch bệnh
- Diễn biến bệnh dịch
- Ảnh hưởng của bệnh dịch
- Biện pháp xử lý
- Hiệu quả

3.3. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu sau khi thu thập được kiểm tra, phân tích và mã hoá trước khi được nhập vào
máy tính. Sử dụng phần mềm Excel để nhập số liệu vào máy tính, kiểm tra và hoàn
chỉnh bổ sung cũng như tính toán trước khi xử lý và phân tích các biến. Phần mềm
Words được dùng kết hợp với Excel để viết báo cáo.
Phương pháp phân tích theo thống kê mô tả sử dụng để mô tả thực trạng sản xuất của
nghề nuôi dưới dạng sử dụng các giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ
lệch chuẩn, tần suất và phần trăm của các biến nghiên cứu. Phương pháp so sánh được
sử dụng để phân tích ảnh hưởng của quy mô sản xuất, tác động của các biện pháp quản
lý tới hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi.
13
Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thông tin chung về người nuôi
4.1.1 Nguyên nhân chọn con cá chẽm
Theo thông tin khảo sát được, người dân nuôi tôm gặp quá nhiều khó khăn trong vấn
đề dịch bệnh, nhiều loại bệnh phát tán khắp nơi, khả năng gặp rủi ro là khá cao. Người

nuôi cũng muốn chuyển đổi đối tượng nuôi để cải tạo môi trường sống.
4.1.2 Học vấn, giới tính của người nuôi
Theo thông tin điều tra cho thấy 100% người dân tham gia nuôi cá điều là Nam thể
hiện rõ ở Bảng 4.2, nguyên nhân chính là vì việc nuôi cá phải tốn nhiều công sức và
phải chịu khó.
Trình độ học vấn của người nuôi tương đối cao, có tới 70% hộ nuôi học trên trình độ
cấp III, còn 30% hộ còn lại mù chữ. Trình độ của người nuôi là khá cao nên ít gặp khó
khăn trong vấn đề kỹ thuật, đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thủy sản.
4.1.3 Kinh nghiệm của người nuôi
Cá chẽm là đối tượng nuôi hoàn toàn mới nên số người mới bắt đầu nuôi chiếm 100%
(Bảng 4.1). Tuy không có kinh nghiệm trong nuôi cá chẽm nhưng kinh nghiệm trong
lĩnh vực NTTS là khá cao, chủ yếu từ mô hình nuôi tôm nên người nuôi không gặp
khó khăn lớn trong vấn đề kỹ thuật.
4.1.4 Nguồn thu nhập, nghề nghiệp và lịch sử ao trước khi nuôi cá
Đa số hộ nuôi có nguồn thu nhập chính là từ thủy sản chiếm 80% (Bảng 4.1), ngoài
việc nuôi cá thì người nuôi có thể nuôi song song với tôm, cá khác. Có 20% hộ nuôi có
nguồn thu nhập chính từ phía khác không phụ thuộc hoàn toàn vào NTTS, chỉ nuôi thử
nghiệm ở diện tích nhỏ. Vì nguồn thu nhập chính của người nuôi đa phần là từ thủy
sản nên năm vừa qua người nuôi gặp không ít khó khăn về con cá chẽm, khó khăn về
đầu ra và giá cá.
Trong 10 hộ nuôi điều tra được thì chỉ có 1 hộ trước khi nuôi cá không làm thủy sản
chỉ làm kinh doanh nhưng thấy được con cá chẽm có tiềm năng vào năm 2011 và 2012
nên tiến hành nuôi. Có đến 90% hộ trước khi nuôi cá đã có nuôi một số đối tượng khác
trong lĩnh vực NTTS, chủ yếu là nuôi tôm.
14
Theo thông tin thu thập được thì có 100% các ao nuôi cá được tận dụng từ ao nuôi tôm
chuyển sang, chi phí xây dựng ao ban đầu là không có.
Bảng 4.1: Thông tin chung của người nuôi
Nội dung
Thông số

Số người nuôi (người)
Tỷ lệ (%)
Giới tính
Nam
10
100
Nữ
-
-
Học vấn
Mù chữ
3
30
Trên cấp III
7
70
Kinh nghiệm nuôi (năm)
1
10
100
Trên 1 năm
-
-
Nguồn thu nhập chính của
gia đình
Thủy sản
8
80
Khác
2

20
Nghề nghiệp trước khi
nuôi cá
Nuôi trồng TS
9
90
Khác
1
10
Lịch sử ao
Ao mới
-
-
Từ ao nuôi tôm
10
100

4.2 Khía cạnh kỹ thuật
4.2.1 Diện tích ao nuôi, ao lắng và số người lao động trong ao
Diện tích nuôi cá nông hộ trung bình đạt 7.180 ± 4.695 m
2
/hộ (bảng 4.2), diện tích hộ
nuôi lớn nhất là 16.000 m
2
và diện tích nhỏ nhất là 1.000 m
2
.
Số lượng ao nuôi trung bình là 2,7 ± 2,26 ao, với hộ nuôi có số ao lớn nhất là 8 ao và
hộ nuôi có số ao nhỏ nhất là 1 ao. Hộ nuôi 1 ao chiếm đa số.
Số lao động tham gia thủy sản trung bình 2,7 ± 1,83 người, với hộ nuôi có số lao động

cao nhất là 6 và hộ có số lao động thấp nhất là 1 chiếm tỷ lệ cao nhất.
Bảng 4.2: Diện tích và số lao động trong ao
Nội dung
Trung bình
Lớn nhất
Nhỏ nhất
Diện tích ao nuôi (m
2
/hộ)
7.180 ± 4.695
16.000
1000
Số ao lắng (ao)
0,5 ± 0,53
1
0
Số lao động tham gia thủy sản (người)
2,7 ± 1,83
6
1

15
Đa phần các hộ nuôi cá chỉ là lần đầu tiên với mục đích chính là cải hiện môi trường
nuôi, chuyển đổi đối tượng mới có tiềm năng và là thử nghiệm nên không tiến hành
nuôi quy mô lớn.
4.2.2 Con giống
Theo nguồn thông tin từ các hộ nuôi thì 100% giống nhân tạo được lấy từ các trại
giống gần khu vực nuôi hoặc lấy từ trại giống ở Nha Trang. Con giống từ các trại
giống đảm bảo được yêu cầu của người nuôi về số lượng và chất lượng. Nguồn giống
tự nhiên rất ít, không đảm bảo kích cỡ và chất lượng nên các hộ nuôi không sử dụng.

Thời gian thả giống từ tháng 1 đến tháng 6 của các hộ nuôi chiếm 30%, còn 70% các
hộ nuôi thả giống vào mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 12.
Bảng 4.3: Thời điểm thả giống
Tháng thả giống
Số người nuôi ( người )
Tỷ lệ (%)
1-6
3
30
7-12
7
70

Đối với cá chẽm kích cỡ giống thả và giai đoạn chăm sóc lúc mới thả quyết định năng
suất cá sau này, theo số liệu điều tra thì giai đoạn cá từ 3-10 cm cá phân cỡ rất nhanh
và ăn nhau rất giữ nên cần phải phân cỡ thường xuyên trong giai đoạn này. Cỡ cá
giống thả nuôi trung bình là 9,1 ± 2,02 cm, cỡ giống 10 cm được người nuôi chọn
nhiều nhất, cỡ cá giống nhỏ nhất thả nuôi là 4 cm và lớn nhất là 10 cm.
Mật độ thả giống trung bình của các hộ nuôi là 3,6 ± 0,97 con/m
2
, mật độ thả giống
thấp nhất là 2 con/m
2
và cao nhất là 5 con/m
2
. Mật độ thả cá cũng rất quan trọng, nếu
thả cá với mật độ cao thì hiện tượng hao hụt sẽ không tránh khỏi, với mật độ thấp cá sẽ
lớn rất nhanh và ít bị hao hụt nhưng năng suất đạt được không cao.
Cá chẽm là loài rộng muối nên vấn đề độ mặn không ảnh hưởng nhiều đến cá. Độ mặn
vào thời điểm thả giống của các hộ nuôi trung bình 11,4 ± 7,26‰, độ mặn thấp nhất

vào thời điểm thả giống của các hộ nuôi là 4‰ và độ mặn cao nhất là 30‰ . Độ mặn
trung bình trong thời gian nuôi là 12,6 ± 3,24‰, độ mặn thấp nhất trong thời gian nuôi
là 5‰ và độ mặn cao nhất là 15‰.
16
Bảng 4.4: Cỡ giống, mật độ và độ mặn
Nội dung
Trung bình
Lớn nhất
Nhỏ nhất
Cỡ giống (cm)
9,1 ± 2,02
10
4
Mật độ (con/m
2
)
3,6 ± 0,97
5
2
Độ mặn khi thả giống (‰)
11,4 ± 7,26
30
4
Độ mặn trong thời gian nuôi (‰)
12,6 ± 3,24
15
5

4.2.3 Quản lý ao nuôi
Mức nước nuôi được người nuôi sử dụng hiện tại dao động từ 1,2-2,0 m, mức nước

trung bình là 1,3±0,11 m. Thể tích nước thay cho từng ao dao động từ 20-50%, thể tích
nước thay trung bình là 40±13,33%.
Bảng 4.5: Mức nước và thể tích nước thay
Nội dung
Trung bình
Lớn nhất
Nhỏ nhất
Mức nước trong ao (m)
1,3 ± 0,11
2,0
1,2
Thể tích nước thay (%)
40 ± 13,33
50
20
Do người nuôi có thể chủ động được địa hình nên 100% hộ nuôi điều lấy nước từ sông
chính vào ao lắng sau đó bơm nước vào ao nếu cần, như vậy sẽ chủ động được nguồn
nước cấp vào ao khi cần thiết.
Theo kết quả điều tra, các nguồn nước cấp từ song chính ít chịu sự ảnh hưởng của môi
trường nên nguồn nước cấp vào ao nuôi hay thải ra cũng ít được người nuôi xử lý. Có
2 hộ nuôi khi bơm nước vào ao có xử lý chiếm 20%, 8 hộ còn lại không cần xử lý
nước chiếm 80%. Có 1 hộ nuôi khi thải nước ra có thông qua xử lý, chiếm 10% và 9
hộ còn lại chiếm 90% thải trược tiếp ra ngoài.
Bảng 4.6: Xử lý nước cấp và thoát
Nội dung

Không
Số người
%
Số người

%
Xử lý nước cấp
2
20
8
80
Xử lý nước thoát
1
10
9
90

×