Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

biến động thành phần loài động vật phiêu sinh trong khu vực tôm lúa ở tân phú đông tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 66 trang )


i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
  







NGUYỄN THANH TRỌNG







BIẾN ĐỘNG THÀNH PHẦN LOÀI ĐỘNG VẬT
PHIÊU SINH TRONG KHU VỰC TÔM LÚA Ở
TÂN PHÚ ĐÔNG - TIỀN GIANG








LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN









2013

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
  






NGUYỄN THANH TRỌNG







BIẾN ĐỘNG THÀNH PHẦN LOÀI ĐỘNG VẬT
PHIÊU SINH TRONG KHU VỰC TÔM LÚA Ở
TÂN PHÚ ĐÔNG - TIỀN GIANG





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN





Cán bộ hướng dẫn:
PGs, Ts VŨ NGỌC ÚT






2013

i


LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình học tập tại trường Đại học Cần Thơ, tôi đã học được rất
nhiều kiến thức quý báu không chỉ trong chuyên ngành của mình mà còn từ
những lĩnh vực khác.
Bài luận văn được hoàn thành là một quá trình làm việc cố gắng của tôi
với sự giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô và các bạn.
Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn tới thầy Vũ Ngọc Út đã trực tiếp
hướng dẫn và giúp đỡ tận tình suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thể quý thầy cô Khoa Thủy Sản –
Đại Học Cần Thơ, đã truyền đạt những kiến thức quý báu, tạo điều kiện giúp
đỡ tôi trong thời gian học tập nghiên cứu cũng như trong quá trình làm đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới thầy cô bộ môn Thủy sinh học
ứng dụng, các hộ nuôi tại các địa điểm thu mẫu cùng toàn thể các bạn lớp nuôi
trồng thủy sản khóa 36 đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu cũng
như hoàn thành bài luận văn này, một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn.
Cần thơ ngày tháng năm 2013
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thanh Trọng


ii

TÓM TẮT
Khảo sát biến động thành phần loài động vật phiêu sinh trong khu vực tôm lúa
ở Tân Phú Đông – Tiền Giang được thực hiện nhằm làm cơ sở cho việc đánh
giá tác động của mô hình tôm-lúa lên môi trường xung quanh. Đề tài được tiến
hành qua việc thu mẫu động vật phiêu sinh và một số chỉ tiêu thủy lý hóa như
nhiệt độ, pH, NO
2

-
, NO
3
-
, DO, COD, TN, TP, trên hệ thống kênh cấp thoát
nước của khu vực tôm-lúa và trên ruộng nuôi. Mẫu được thu hàng tháng tại 3
điểm đầu, giữa, cuối của hệ thống kênh và điểm tương ứng trên ruộng nuôi.
Mẫu động vật phiêu sinh sau khi cố định với 4% formalin được đưa về phân
tích tại Phòng Thủy sinh vật, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ. Tương tự,
mẫu thủy lý hóa được phân tích tại Phòng phân tích chất lượng nước. Kết quả
phân tích đã xác định được tổng cộng 83 loài động vật phiêu sinh thuộc 4
nhóm chính là Protozoa, Rotifera, Cladocera và Copepoda. Trong hệ thống
ruộng nuôi ghi nhận được 64 loài và hệ thống kênh dẫn có 67 loài. Một số loài
thường xuyên xuất hiện trong thủy vực thu mẫu gồm Tintinnopsis sp.,
Brachionus plicatilis, Calanus sp., Balanus amphitrite (ấu trùng chân tơ).
Ngoài ra ấu trùng nauplius (copepoda) và ấu trùng chữ D (hai mảnh vỏ) cũng
thường xuyên xuất hiện với số lượng lớn. Mật độ động vật phiêu sinh trung
bình qua các đợt thu mẫu là 69.565 cá thể/m
3
trong đó ở hệ thống kênh dẫn
mật độ động vật phiêu sinh trung bình là 67.264 cá thể/m
3
và trong ruộng nuôi
là 71.865 cá thể/m
3
. Copepoda là nhóm chiếm tỉ lệ cao nhất trong thành phần
và mật độ loài ở tất cả các đợt thu mẫu, tiếp đến là Rotifera và Protozoa thấp
nhất là Cladocera.



iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN i
TÓM TẮT ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH vii
PHẦN I. GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 2
1.3 Nội dung của đề tài 2
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 3
2.2. Vai trò của động vật Phiêu sinh 4
2.3 Sự phân bố và biến động quần thể động vật phiêu sinh 4
2.4 Một số nghiên cứu khác về biến động thành phần loài động vật phiêu
sinh và quan trắc sinh học 5
PHẦN III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
3.1 Vật liệu nghiên cứu 8
3.1.1 Vật liệu thu mẫu và hóa chất cố định mẫu 8
3.1.2 Vật liệu phân tích mẫu 8
3.2 Phương pháp nghiên cứu 8
3.2.1 Thời gian 8
3.2.2 Chu kì thu mẫu 8
3.2.3 Địa điểm thu mẫu 8
3.3 Phương pháp thu và xử lý mẫu động vật phiêu sinh 9
3.3.1 Phương pháp thu 9
3.3.2 Phương pháp phân tích và xử lý mẫu 11

PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 13
4.1 Môi trường 13
4.1.1 Biến động nhiệt độ khu vực thu mẫu 13
4.1.2 Biến động pH tại khu vực thu mẫu 13
4.1.3 Biến động độ mặn khu vực thu mẫu 14

iv

4.1.4 Biến động COD khu vực thu mẫu 15
4.1.5 Biến động DO khu vực thu mẫu 15
4.2 Thành phần loài và sự biến động của thành phần loài động vật phiêu
sinh ở hệ thống kênh dẫn 16
4.2.1 Thành phần loài động vật phêu sinh ở hệ thống kênh dẫn 16
4.2.2 Biến động thành phần loài động vật phiêu sinh ở kênh dẫn trong các
đợt thu mẫu 17
4.2.3 Biến động thành phần loài động vật phiêu sinh ở kênh theo từng
điểm thu trong các đợt thu 19
4.3 Mật độ động vật phiêu sinh và sự biến động Mật độ động vật phiêu sinh
ở hệ thống kênh dẫn 21
4.3.1 Mật độ động vật phiêu sinh ở hệ thống kênh dẫn 21
4.3.2 Biến động mật độ động vật phiêu sinh ở hệ thống kênh dẫn 23
4.3.3 So sánh mật độ động vật phiêu sinh ở từng điểm thu mẫu trong hệ
thống kênh dẫn 24
4.4 Thành phần loài và sự biến động của thành phần loài động vật phiêu
sinh ở hệ thống ruộng nuôi 25
4.4.1 Thành phần loàiđộng vật phiêu sinh ở hệ thống ruộng nuôi 25
4.4.2 Biến động thành phần loài động vật phiêu sinh ở ruộng nuôi 26
4.4.3 Biến động thành phần loài động vật phiêu sinh ở từng địa điểm
trong ruộng nuôi 27
4.5 Mật độ động vật phiêu sinh và sự biến động Mật độ động vật phiêu sinh

ở ruộng nuôi 29
4.5.1 Mật độ động vật phiêu sinh ở ruộng nuôi 29
4.5.2 Biến động mật độ động vật phiêu sinh trong ruộng nuôi qua các đợt
thu mẫu 30
4.5.3 So sánh mật độ động vật phiêu sinh ở từng điểm thu mẫu trong hệ
thống ruộng nuôi 31
4.6 So sánh thành phần loài động vật phiêu sinh ở kênh dẫn và ruộng nuôi32
4.7 So sánh mật độ động vật phiêu sinh ở kênh dẫn và ruộng nuôi 33
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 34
5.1 Kết luận 34
5.2 Đề xuất 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
PHẦN VI: PHỤ LỤC 37

v

Phụ lục 1: Kết quả phân tích các yếu tố thủy lý hóa qua các đợt thu mẫu từ
tháng 2 đến tháng 9 năm 2013 37
Phụ lục 2: Kết quả định tính tháng 2 38
Phụ lục 3: Kết quả định tính tháng 3 39
Phụ lục 4: Kết quả định tính tháng 4 41
Phụ lục 5: Kết quả định tính tháng 5 41
Phụ lục 6: Kết quả định tính tháng 6 42
Phụ lục 7: Kết quả định tính tháng 7 42
Phụ lục 8: Kết quả định tính tháng 8 43
Phụ lục 9: Kết quả định tính tháng 9 44
Phụ lục 10: Thành phần loài động vật phiêu sinh qua các dợt thu mẫu ở hệ
thống kênh dẫn 45
Phụ lục 11: Biến động thành phần loài động vật phiêu sinh ở hệ thống kênh
dẫn qua các đợt khảo sát 45

Phụ lục 12: Biến động thành phần loài động vật phiêu sinh ở kênh 1 45
Phụ lục 13: Biến động thành phần loài động vật phiêu sinh ở kênh 2 46
Phụ lục 14: Biến động thành phần loài động vật phiêu sinh ở kênh 3 46
Phụ lục 15: Thành phần loài động vật phiêu sinh trong ruộng nuôi 46
Phụ lục 16: Biến động thành phần loài động vật phiêu sinh trong ruộng nuôi
47
Phụ lục 17: Biến động thành phần loài động vật phiêu sinh ở điểm ruộng 1
47
Phụ lục 18: Biến động thành phần loài động vật phiêu sinh ở điểm ruộng 2
47
Phụ lục 19: Biến động thành phần loài động vật phiêu sinh ở điểm ruộng 3
48
Phụ lục 20: Kết quả định lượng tháng 2 49
Phụ lục 21: Kết quả định lượng tháng 3 49
Phụ lục 22: Kết quả định lượng tháng 4 50
Phụ lục 23: Kết quả định lượng tháng 5 50
Phụ lục 24: Kết quả định lượng tháng 6 51
Phụ lục 25: Kết quả định lượng tháng 7 51
Phụ lục 26: Kết quả định lượng tháng 8 52
Phụ lục 27: Kết quả định lượng tháng 9 52
Phụ lục 28: Thành phần loài động vật phiêu qua các đợt thu mẫu 53

vi

Phụ lục 29: Mật độ động vật phiêu sinh ở từng kênh dẫn qua từng đợt thu
mẫu 53
Phụ lục 30: Mật độ động vật phiêu sinh ở từng ruộng nuôi qua từng đợt thu
mẫu 54
Phụ lục 31: Kết quả định lượng động vật phiêu sinh qua các đợt thu mẫu ở
hệ thống kênh 55

Phụ lục 32: Kết quả định lượng động vật phiêu sinh qua các đợt thu mẫu ở
ruộng nuôi 55
Phụ lục 33: Biến động mật độ động vật phiêu sinh qua các đợt thu mẫu ở hệ
thống kênh dẫn 55
Phụ lục 34: Biến động mật độ động vật phiêu sinh qua các đợt thu mẫu ở
ruộng nuôi 56
Phụ lục 35: So sánh thành phần loài động vật phiêu sinh kênh dẫn và ruộng
nuôi 56
Phụ lục 36: So sánh về mật độ động vật phiêu sinh kênh dẫn và ruộng nuôi
56


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Mật độ động vật phiêu sinh trung bình ở hệ thống kênh dẫn 22
Bảng 4.2: Mật độ động vật phiêu sinh trung bình ở hệ thống ruộng nuôi 29
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Sơ đồ địa điểm thu mẫu tại xã Phú Tân huyện Tân Phú Đông tỉnh
Tiền Giang 9
Hình 3.2: Phương pháp thu định tính động vật phiêu sinh 10
Hình 3.3: Phương pháp thu định lượng động vật phiêu sinh 10
Hình 4.1 Biến động nhiệt độ khu vực nuôi tôm – lúa 13
Hình 4.2 Biến động pH khu vực nuôi tôm – lúa 14
Hình 4.3 Biến động độ mặn khu vực nuôi tôm – lúa 14
Hình 4.4 Biến động COD khu vực nuôi tôm – lúa 15
Hình 4.5 Biến động DO khu vực nuôi tôm – lúa 16
Hình 4.6: Biểu đồ thành phần loài động vật phiêu sinh ở hệ thống kênh dẫn
qua thời gian thu mẫu 16
Hình 4.7: Biến động thành phần loài động vật phiêu sinh của kênh dẫn qua

thời gian thu mẫu 18
Hình 4.8: Biến động thành phần loài động vật phiêu sinh ở kênh 1 qua các đợt
thu mẫu 19
Hình 4.9: Biến động thành phần loài động vật phiêu sinh ở kênh 2 qua các đợt
thu mẫu 20
Hình 4.10: Biến động thành phần loài động vật phiêu sinh ở kênh 2 qua các
đợt thu mẫu 21
Hình 4.11: Biến động mật độ động vật phiêu sinh trung bình ở hệ thống kênh
dẫn qua các đợt thu mẫu 23
Hình 4.12: Mật độ động vật phiêu sinh trung bình của 3 điểm thu mẫu trong hệ
thống kênh dẫn 24
Hình 4.13: Thành phần loài động vật phiêu sinh ở hệ thống ruộng nuôi 25
Hình 4.14: Biến động thành phần loài động vật phiêu sinh ở ruộng nuôi 26
Hình 4.15: Biến động thành phần loài động vật phiêu sinh ở điểm ruộng 1 27
Hình 4.16: Biến động thành phần loài động vật phiêu sinh ở điểm ruộng 2 28
Hình 4.17: Biến động thành phần loài động vật phiêu sinh ở điểm ruộng 3 28
Hình 4.18: Biến động mật độ động vật phiêu sinh trung bình ở hệ thống ruộng
nuôi qua các đợt thu mẫu 30

viii

Hình 4.19: Mật độ động vật phiêu sinh trung bình của 3 điểm thu mẫu trong hệ
thống ruộng nuôi 31
Hình 4.20: So sánh thành phần loài động vật phiêu sinh ở hệ thống kênh dẫn
và ruộng nuôi 32
Hình 4.21: So sánh mật độ động vật phiêu sinh trung bình ở kênh dẫn và ruộng
nuôi 33

1


PHẦN I. GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề
Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) với diện tích khoảng 4,060 triệu ha,
trong đó đất nông nghiệp chiếm hơn một nửa diện tích đất canh tác, cùng với
khoảng 762.000 ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản đã đem lại lợi thế
rất lớn cho sự phát triển kinh tế của vùng. Năm 2011 sản lượng thủy sản đạt
2,192 triệu tấn chiếm 75% sản lượng cả nước, trong đó sản lượng tôm đạt gần
300,000 tấn chiếm 80% sản lượng của cả nước (Theo TTXVN/Vietnam,2011).
Nghề nuôi tôm ở khu vực ĐBSCL rất đa dạng với nhiều hình thức và mức độ
phát triển khác nhau tùy theo điều kiện sinh thái và điều kiện xã hội của từng
vùng như nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến, thâm canh, Trong đó
mô hình tôm-lúa kết hợp đang đem lại lợi nhuận khá cao cho người dân và
được xem là một trong những mô hình bền vững ở ĐBSCL.
Tại Tiền Giang, diện tích phát triển mô hình tôm-lúa tập trung ở dự án nuôi ở
huyện Tân Phú Đông. Năm 2006, mô hình nuôi tôm - lúa được bắt đầu với
diện tích trên 8 ha với sản lượng tôm trung bình khoảng 300-500kg/ha. Hiện
nay, diện tích nuôi kết hợp tôm-lúa phát triển lên khoảng hơn 40 ha, sản lượng
tôm cũng được nâng lên 700-1000kg/ha. Trung bình mỗi hecta sản xuất theo
mô hình kết hợp lúa tôm, người dân nơi đây thu được lợi nhuận trung bình từ
20-25 triệu đồng (,2006).
Kết quả nuôi tôm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố môi trường có
ảnh hưởng rất lớn, quyết định sự phát triển bền vững. Trong mô hình tôm-lúa,
sau vụ tôm các chất thải hữu cơ có thể được hấp thụ, xử lý bởi cây lúa giúp
cho môi trường sạch hơn, tôm nuôi trong hệ thống này có thể khỏe và phát
triển tốt hơn.
Hiện nay, việc đánh giá các yếu tố môi trường ngoài việc dựa trên các yếu tố
thủy lý hóa còn dựa vào các nhóm thủy sinh vật. Phương pháp dựa vào các
nhóm sinh vật chỉ thị này gọi là phương pháp quan trắc sinh học, trong đó các
sinh vật chỉ thị đóng vai trò như giám sát viên liên tục, có thể trả lời những câu

hỏi mang tính gián đoạn mà nhiều khi những phân tích lý học, hóa học không
phát hiện được (Nguyễn Dương Thạo và ctv, 2007). Sinh vật chỉ thị trong môi
trường nước bao gồm nhiều loại khác nhau, tuy nhiên, động vật phiêu sinh
(zooplankton) là nhóm chịu sự tác động trực tiếp, điển hình từ những biến đổi
của các yếu tố môi trường. Vì vậy biến động của thành phần loài động vật nổi
trong môi trường nuôi trồng thủy sản là cơ sở khách quan để

2

đánh giá chất lượng môi trường nước đồng thời nhằm tìm hiểu tác động của
mô hình nuôi tôm lúa đến sự biến động của nhóm động vật nổi.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Khảo sát biến động thành phần loài động vật phiêu sinh trong khu vực tôm lúa
ở Tân Phú Đông – Tiền Giang nhằm tìm hiểu tác động của mô hình nuôi tôm
lúa đến sự biến động của nhóm động vật phiêu sinh làm cơ sở cho việc xây
dựng các chương trình quan trắc sinh học trong tương lai ở ĐBSCL.
1.3 Nội dung của đề tài
- Xác dịnh thành phần và số lượng giống loài động vật phiêu sinh
(zooplankton) ở khu vực tôm lúa Tân Phú Đông – Tiền Giang.
- Khảo sát một số chỉ tiêu môi trường ảnh hưởng đến sự biến động của
các nhóm động vật phiêu sinh như nhiệt độ, pH, NO
2
-
, NO
3
-
, DO, COD, TN,
TP, TSS,…






3

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
Tiền Giang là tỉnh ở cuối nguồn sông Cửu Long, có khoảng 32km bờ biển, có
hệ thống sông rạch phủ rộng khắp địa bàn và khoảng 120km chiều dài thuộc
sông Tiền đổ ra biển Đông. Do đó tỉnh Tiền Giang có nguồn lợi thủy sản
phong phú, đa dạng về thành phần giống loài, gồm cả loài nước ngọt, nước lợ,
mặn… có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc khai thác, nuôi trồng và chế biến
thủy sản. Diện tích nuôi thủy sản tỉnh Tiền Giang là: 10.765 ha, sản lượng
46.570 tấn/năm (theo sở NN&PTNT Tiền Giang, 2011).
Tân Phú Đông là huyện mới thành lập, còn non trẻ và nằm trên địa bàn khó
khăn nhất của tỉnh Tiền Giang. Huyện bao gồm cù lao Lợi Quan, cồn Bà và hệ
thống các cù lao; cồn bãi khác nằm kẹp giữa hai vàm Cửa Tiểu và Cửa Đại
tiếp giáp với biển Đông. Điều kiện thiên nhiên, khí hậu, thủy văn khắc nghiệt,
trở ngại cho sản xuất và đời sống, bởi phần lớn thời gian trong năm vùng đất
này bị nhiễm mặn, thiếu nước ngọt dùng cho sinh hoạt, sản xuất cũng như phải
đối phó với bão tố, thiên tai. Tuy nhiên, Tân Phú Đông cũng có nhiều lợi thế
về phát triển đa dạng sinh học mà trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản là
những thế mạnh quan trọng tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển .
Toàn huyện có trên 2,000 ha đất trồng lúa, trên 2,900 ha đất trồng cây lâu
năm, trong đó có trên 800 ha đất trồng cây ăn trái. Bên cạnh, Tân Phú
Đông còn có trên 3,800 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, gồm những đối
tượng nuôi có giá trị kinh tế cao: tôm sú, tôm thẻ, cua biển, các loại cá nước
ngọt và lợ, sò huyết, nghêu Đặc biệt vùng bãi bồi nằm giữa hai vàm Cửa
Tiểu và Cửa Đại tiếp giáp với biển Đông vốn là mỏ nghêu giống và vùng nuôi
trồng thủy sản tập trung lớn nhất huyện ().

Hiện nay, mô hình nuôi luân canh tôm - lúa ở huyện Tân Phú Đông đang tăng
nhanh về diện tích và sản lượng. Đây là mô hình nuôi trồng thủy sản bền
vững, bước đầu đem lại hiệu quả khả quan do hạn chế việc sử dụng hoá chất,
hạn chế dịch bệnh trên tôm, giảm chi phí sản xuất lúa (do sử dụng chất hữu cơ
từ vụ nuôi tôm trước), ổn định môi trường sinh thái. Năng suất lúa bình quân
của mô hình này đạt khoảng 5,1 tấn/ha và tôm đạt khoảng 200 - 300 kg/ha,
tính ra nông dân có lợi nhuận trung bình từ 20 - 25 triệu đồng/ha (Cổng thông
tin điện tử Tiền Giang, 2011).

4

2.2. Vai trò của động vật Phiêu sinh
Động vật phiêu sinh là một mắt xích trong chuỗi thức ăn tự nhiên, là nguồn
thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao và không thể thiếu cho ấu trùng tôm cá.
Trong đó ngành Rotifera có Brachionus plicatilis, Brachionus angulanis,….
Bộ Cladocera có Moina micrura, Moina macrocopa và Daphnia rosea,
Daphnia plex, Daphnia magna… đang được nuôi sinh khối làm thức ăn cho
ấu trùng cá tôm. Bên cạnh đó trong lớp phụ Copepoda, các giai đoạn ấu niên
và trưởng thành của bộ Cyclopoida được sử dụng làm thức ăn cho cá chép và
ấu trùng tôm cá khác. Đặc biệt ấu trùng Nauplius là thức ăn rất quan trọng cho
giai đoạn ấu trùng cá biển. Ngoài ra, động vật nổi còn có khả năng lọc sạch
môi trường nước, giảm chất hữu cơ do đặc tính ăn lọc của nó và khả năng loại
bỏ chất độc. Mặt khác, chúng còn là sinh vật chỉ thị giúp chúng ta có thể đánh
giá sự biến động chất lượng nước trong thuỷ vực.
Kariya (1957) cho rằng khả năng phát triển của tôm, cá con bằng thức ăn tự
nhiên tốt hơn thức ăn nhân tạo và toàn bộ trọng lượng của tôm cá sẽ cao hơn
10 lần, so với khi chúng sử dụng thức ăn nhân tạo.
Theo Anderson và ctv, (1987) trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus
vannamei) với mật độ thả 20 con/m3 xác định rằng thức ăn nhân tạo chỉ cung
cấp 23% – 47% lượng tăng trưởng của tôm, lượng cacbon còn lại được cung

cấp từ các loại thức ăn tự nhiên trong ao.
2.3 Sự phân bố và biến động quần thể động vật phiêu sinh
Do sự phong phú về số lượng cũng như thành phần loài nên sự phân bố của
động vật nổi cũng rất đa dạng, chúng có thể sinh trưởng và phát triển ở nhiều
loại hình thủy vực khác nhau. Theo kết quả của hồ Thanh Hải, (1995) thì có
390 loài động vật không xương sống nước ngọt ở phía Nam Việt Nam gồm:
Protozoa 160 loài; Rotifera 37 loài; Polychaeta 25 loài; Cladocera 42 loài;
Copepoda 33 loài; Isopoda 5 loài; Decapoda- Brachiura 14 loài; Mollusca-
Gastropoda 5 loài; Mollusca-Bivalvia 35 loài; Ephemeroptera 34 loài.
Những nghiên cứu về thủy vực tự nhiên như: khảo sát vào năm 2006 của
Phạm Thị Anh Đào và ctv, về “Hiện trạng thủy sinh vật ở một số nhánh sông
trong lưu vực Sông cầu” có kết quả như sau:
Về thành phần động vật phiêu sinh có 56 loài thuộc các nhóm Protozoa,
Rotifera, Copepoda, cladocera, Ostracoda, ấu trùng côn trùng và một số nhóm
khác. Với tỉ lệ tương ứng là: Copepoda 24%, cladocera 50%, Rotifera 16%,
Ostracoda 10% (kết quả khảo sát vào tháng 11/2006). Trong khi đó kết quả
khảo sát trong tháng 09/2006 của nhóm nghiên cứu thì xác định được: Nhóm

5

giáp xác râu ngành (Cladocera) chiếm 54%, giáp xác chân chèo (Copepoda)
chiếm 24%, trùng bánh xe (Rotifera) chiếm 22%. Qua 2 đợt khảo sát trên thì
sự biến động về thàng phần của các nhóm đặc biệt là nhóm ấu trùng côn trùng,
không thấy xuất hiện vào tháng 09/2006 mà xuất hiện vào tháng 11/2006 được
giải thích là do tác động của con người làm ô nhiễm môi trường nên thành
phần giống loài động vật đáy không thể tồn tại hay tồn tại rất ít.
Nghiên cứu của Đặng Ngọc Thanh và ctv (2002) đã tổng kết được 170 loài
động vật thủy sinh, trong đó Copepoda 62 loài, Cladocera 50 loài, tôm cua
nước ngọt 57 loài. Các dẫn liệu còn cho thấy đặc tính nhiệt đới của thành phần
loài thể hiện ở sự kém phong phú về thành phần loài giáp xác Conchostraca,

Isopoda, Amphipoda nước ngọt.
Ngoài ra sự phân bố của quần thể động vật phiêu sinh còn phụ thuộc vào độ
mặn của môi trường nước cũng như theo nghiên cứu của Nguyễn Hữu Lộc
(2003), “Khảo sát sự biến động của phiêu sinh vật trong ao nuôi tôm sú thăm
canh thông qua ảnh hưởng của cải tạo môi trường” với kết quả: thành phần
dao động từ 75-91 loài thuộc 5 nhóm Copepoda, Cladocera, Rotifera, Protozoa
và ấu trùng nauplius. Về số lượng biến động khoảng 169,312-518,567 ct/m3
trong đó 2 nhóm Rotifera và Protozoa chiếm ưu thế đạt từ 43,8%-69,24%. Và
sự biến động này cũng được giải thích trên sự biến động của cải tạo môi
trường ao nuôi.
2.4 Một số nghiên cứu khác về biến động thành phần loài động vật phiêu
sinh và quan trắc sinh học
Nguyễn Bá Quốc, (2010) nghiên cứu về biến động thành phần loài động vật
nổi và động vật đáy khu vực nuôi tôm sú (Penaeus monodon) huyện Cầu
Ngang tỉnh Trà Vinh.
Nguyễn Hữu Lộc, (1998-2003) nghiên cứu sự biến động của phiêu sinh vật
trong ao nuôi tôm sú thăm canh thông qua ảnh hưởng của cải tạo môi trường
nuôi .
Bogrov-Zenkevits, (1971) Nghiên cứu về vùng phân bố động vật phù du và
động vật đáy cho thấy rằng các vùng khác nhau thì sinh khối khác nhau và
năng xuất khác nhau.
Nguyễn Hữu Dũng (1947), Trần Đình An (1966), Nguyễn Trọng Nho (1978-
1980) đã chỉ rằng đặc tính sinh học của động vật phù du là phát triển quanh
năm và có tốc độ sinh trưởng rất nhanh, sức sinh trưởng lớn nên mặc dù sinh
khối không cao nhưng năng xuất sinh học của chúng tại các thủy vực tương
đối cao.

6

Đặng Ngọc Thanh, (1980) đã công bố các dẫn liệu về sinh khối động vật nổi

và động vật đáy ở khu vực Bắc Việt Nam. Qua đó nhận xét sinh khối động vật
nổi không cao mặc dù thành phần loài cao.
Shuskina, (1977) đã tính được tốc độ và cường độ năng suất sinh học động
vật, mỗi khu vực xích đạo Tây Thái Bình Dương.
A.Shirota, (1966) đã công bố danh sách kèm theo hình vẽ 701 loài sinh vật
phù du nước ngọt và 982 loài nước mặn ở bờ Huế trở vào.
M.Rose, (1962) lần đầu tiên công bố động vật nổi ở Việt Nam. Tổng cộng có
56 loài động vật và 42 loài thực vật phù du, trong đó có 46 loài thuộc
Copepoda ở vùng biển ven bờ Việt Nam và Vịnh Thái Lan.
Shirota và Trương, (1966) công bố các giống loài Plankton ở Miền Nam Việt
Nam với 151 loài Protozoa, 72 loài Rotifera, 49 loài Cladocera, 30 loài
Copepoda và nhiều loài sinh vật nỏi ở biển.
Hiền, (1987) nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón tới sự phát triển của phiêu
sinh vật trong ao nuôi cá. Tác giả đã xác định bón phân cho ao là một biện
pháp tích cực nhất có tác dụng lớn để cải tạo môi trường, tăng hàm lượng
muối dinh dưỡng thúc đẩy sự phát triển của phiêu sinh vật làm thức ăn cho cá.
Đỉnh cao số lượng động vật bao giờ cũng cao hơn dĩnh cao của số lượng thực
vật, điều này nói lên tính chất liên hoàn của môi trường nước.
Theo Nguyễn Văn Thường và ctv, (1994) vùng ven biển kiên giang được xá
định là có 59 loài động vật nổi., số lượng trung bình cả năm là 6.694 cá
thể/m3, số lượng động vật nổi trung bình vào mùa khô là 11.595 cá thể/m3, ở
mùa mưa là 1.794,33 cá thể/m3. Chiếm phong phú là giáp xác chân chèo có
nguồn gốc từ biển.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Xuân Quýnh và ctv (2003) cho thấy khu vực
cho thấy khu vực đất ngập nước vùng đồng bằng, nhóm Rotifera và Crustacea
là những nhóm ngành chiếm ưu thế về thành phần giống loài phiêu sinh động
vật.
Nguyễn Dương Thạo và ctv, (2007) đã cung cấp danh mục sinh vật chỉ thị cho
các đặc trưng môi trường nuôi thủy sản nước lợ - mặn gồm 26 loài thực vật
phù du ,10 loài phiêu sinh động vật và 4 nhóm ấu trùng của phiêu sinh động

vật và động vật đáy.
Theo nguồn lợi thủy sản Việt Nam, (1966) ở ĐBSCL thành phần động vật nổi
vùng cửa sông chủ yếu là Copepoda đạt khoảng 145 – 9,650 cá thể/m3.

7

Tạ Văn Phương, (1994-1999) khảo sát chất lượng nước nước trong đầm nuôi
tôm ở lâm ngư trường Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre cho thấy sự phân bố thành
phần loài phiêu sinh động vật phân bố trong thủy vực tự nhiên lệ thuộc vào
dòng chảy, thủy triều và nguồn thức ăn tự nhiên. Cladocera là loài chiếm ưu
thế trong thủy vực, môi trường khu vực này là thích hợp cho nghề nuôi trồng
thủy sản.
Theo kết quả nghiên cứu của Đinh Văn Thanh, (2000) cho thấy thành phần
động vật nổi ở tuyến sông Ô Môn 29 loài, mật độ động vật nổi là 27000 cá
thể/m3.
Theo Nguyễn Lang Phương (1994) khảo sát “ Sự biến động về thành phần loài
và động vật thủy sinh trong hệ thống ao ương cá tại Cần Thơ”, cho thấy thành
phần loài cũng thuộc 4 nhóm là: Protozoa, Rotifera, Cladocera, Copepoda
trong đó thì thành phần loài thuộc nhóm Rotifera luôn luôn chiếm ưu thế nhất
với tỷ lệ khoảng (60.7-705), kế đến là Cladocera (13-18.5%) và sau cùng là
Copepoda. Các giống loài thương xuất hiện là: Brachionus angularis, B.
calycyflorus, B. forficula, B. ureus, B. caudatus, …


8

PHẦN III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Vật liệu nghiên cứu
3.1.1 Vật liệu thu mẫu và hóa chất cố định mẫu
- Lưới phiêu sinh động vật (mắt lưới 60µm).

- Chai nhựa 110ml.
- Xô 20 lít, ca nhựa.
- Viết lông dầu.
- Sổ ghi chép.
- Túi nilon, dây thun.
- Hoá chất cố định mẫu: Dung dịch Formol thương mại 38-40%.
- ống hút.
3.1.2 Vật liệu phân tích mẫu
- Kính hiển vi.
- Buồng đếm Sedgewick-Rafter.
- Lame, Lamelle.
- Ống đong, ống Siphon có lưới phiêu sinh đ
ộng vật, ống nhỏ
giọt.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Thời gian
Đề tài được thực hiện lúc bắt đầu vụ tôm cho đến bắt đầu vụ lúa đông-xuân từ
tháng 03-10/2013.
3.2.2 Chu kì thu mẫu
Mẫu được thu qua 9 đợt, bắt đầu từ khi thả vụ tôm đầu tiên cho đến khi bắt
đầu vụ lúa đông-xuân.
3.2.3 Địa điểm thu mẫu
Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn xã Phú Tân huyện Tân Phú Đông tỉnh
Tiền Giang.



9

Mẫu được thu hàng tháng (Từ tháng 03 – tháng 10 năm 2103), tương ứng với

từng đợt (8 đợt). Ở mỗi đợt, mẫu được thu tại 6 điểm chính gồm 3 điểm trên
kênh dẫn (đầu, giữa và cuối kênh) và 3 điểm trong ruộng nuôi kế cận (Hình
3.1). Tổng cộng 12 mẫu được thu, trong đó 6 mẫu định tính và 6 mẫu định
lượng cho mỗi đợt.













Hình 3.1: Sơ đồ địa điểm thu mẫu tại xã Phú Tân huyện Tân Phú Đông
tỉnh Tiền Giang
3.3 Phương pháp thu và xử lý mẫu động vật phiêu sinh
3.3.1 Phương pháp thu
Thu định tính: Mẫu được thu bằng lưới phiêu sinh động vật có kích thước
mắt lưới 60µm. Lưới được kéo dọc theo bờ thủy vực phía trên tầng mặt và thu
theo hình zizac hoặc thu theo hình số 8 (hình 3.2). Mẫu thu được cho vào chai
nhựa 110ml và cố định ngay bằng formaline 4-5% với liều lượng thích hợp.






1

2

3

TÂN PHÚ ĐÔNG


10













Hình 3.2: Phương pháp thu định tính động vật phiêu sinh
Thu định lượng: Thu bằng xô nhựa 20 lít, thu khoảng 10 xô tại nhiều điểm
khác nhau trên kênh hoặc ruộng lọc qua lưới lọc phiêu sinh động vật kích
thước mắt lưới 60µm (Hình 3.3). Mẫu thu được cố định ngay bằng formaline 4
- 5%.













Hình 3.3: Phương pháp thu định lượng động vật phiêu sinh

11

Lượng formaline sử dụng cố định mẫu được tính bằng công thức như sau:
N
1
V
1
= N
2
V
2

Trong đó:
N
1
: Nồng độ formaline thương mại.
V
1

: Thể tích formaline thương mại.
N
2
: Nồng độ formaline cần dùng.
V
2
: Thể tích formaline cần dùng.
3.3.2 Phương pháp phân tích và xử lý mẫu
Mẫu định tính
Mẫu được lấy từ chai mẫu 110ml bằng ống nhỏ giọt. Mẫu được hút dưới phần
đáy để lấy được nhiều sinh vật nhất, cho lên lame dùng lamelle đậy mẫu lại và
đưa lên kính hiển vi để quan sát. Mẫu được quan sát ở vật kính 10, sau đó cố
định vị trí và chuyển sang vật kính 40 để thấy rõ hình dạng và phân loại chính
xác hơn. Dựa vào các tài liệu phân loại động vật nổi, thành phần các giống loài
được xác định.
Mẫu định lượng
Phân tích định lượng được thực hiện qua các bước:
Bước 1: Cô đặc mẫu bằng ống nhựa có bọc lưới phiêu sinh, ghi nhận thể tích
cô đặc (ml).
Bước 2: Dùng ống nhỏ giọt khuấy đều mẫu, hút mẫu cho vào buồng đếm đặt
lên kính hiển vi xem ở vật kính 10 và đếm cá thể theo nhóm ngành, Đếm theo
chiều ngang, mỗi lần đếm 20 ô, mỗi buồng đếm 3 lần (3*20 = 60 ô), lặp lại
nhiều lần. Ghi lại tổng số ô đếm đã đếm được.
Bước 3: Áp dụng công thức tính mật độ (cá thể/m
3
)
X = *10
6
Trong đó:
T: Số lượng cá thể/nhóm.

A: Diện tích của một ô đếm (A = 1mm
2
).
N: Số ô đã đếm.
Vcđ: Thể tích mẫu cô đặc (mL).
Vmt: Thể tích mẫu thu (mL).

12

Việc phân tích số liệu và sử lý số liệu được tiến hành tại Phòng thí nghiệm
Thủy sinh – Bộ môn Thủy Sinh Học Ứng Dụng – Khoa Thủy Sản - Trường
Đại học Cần Thơ.
Các số liệu được xử lý tính toán bằng phần mềm Miccrosoft Excel.


13

PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Môi trường
4.1.1 Biến động nhiệt độ khu vực thu mẫu
Nhiệt độ ghi nhận qua các đợt thu mẫu tại hệ thống kênh dẫn thấp hơn so với
nhiệt độ ở ruộng nuôi. Nhiệt độ cao tập trung vào các tháng mùa khô và thấp
vào mùa mưa, ở kênh dẫn nhiệt độ cao nhất tập trung vào tháng 4 và 5 (30.9
0
C), thấp nhất là tháng 7 (29.2
0
C) các tháng còn lại nhiệt độ dao động trong
khoảng 29.5
0
C - 30.5

0
C (Hình 4.1). Ở ruộng nuôi nhiệt độ cao nhất ở tháng 4
và 5 (31.3
0
C), thấp nhất vào tháng 7 (30.0
0
C).








Hình 4.1 Biến động nhiệt độ khu vực nuôi tôm – lúa
Nhiệt độ tác động lên quá trình hóa học và sinh học trong nước, tốc độ phản
ứng hóa học và sinh học tăng gấp đôi khi nhiệt độ tăng lên 10
0
C, điều này có
nghĩa khi ở nhiệt độ cao tốc độ sinh trưởng và phát triển của sinh vật tăng lên
rất nhiều. Nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến số lượng động vật phiêu sinh trong
thủy vực, thông thường nhiệt độ cao ở mùa khô số lượng động vật phiêu sinh
cao hơn rất nhiều so với với mùa mưa (Nguyễn Văn Thường và ctv, (1994)).
4.1.2 Biến động pH tại khu vực thu mẫu
Giá trị pH thể hiện tính a-xít và bazơ của nước, khi giá trị pH bằng 7 được cho
không có tính a-xít và không có tính bazơ, gọi là trung tính. Thông thường
biến động pH trong ao nuôi không gây ảnh hưởng trực tiếp lên lên sinh trưởng,
sinh sản hoặc sự sống của phiêu sinh động vật và động vật đáy.
28.5

29.0
29.5
30.0
30.5
31.0
31.5
Tháng
2
Tháng
3
Tháng
4
Tháng
5
Tháng
6
Tháng
7
Tháng
8
Tháng
9
kênh
ruộng
0
C

14

Giá trị pH qua đợt thu mẫu ở kênh dẫn cao nhất vào tháng 5, thấp nhất vào

tháng 10 (Hình 4.2). Giá trị pH ở ruộng nuôi cao hơn so với kênh dẫn do hàm
lượng chất hữu cơ, quá trình quang hợp của phiêu sinh thực vật trong ruộng.









Hình 4.2 Biến động pH khu vực nuôi tôm – lúa
4.1.3 Biến động độ mặn khu vực thu mẫu
Độ mặn ảnh hưởng trực tiếp lên sing trưởng, phát triển của động vật phiêu
sinh, độ mặn cao là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của Copepoda,
ngược lại bất lợi cho sự phát triển của Cladocera. Qua đợt khảo sát ở Tân Phú
Đông – Tiền Giang, độ mặn giảm dần từ mùa khô cho đến mùa mưa, độ mặn
lúc cao nhất là 21,7
0
/
00
và thấp nhất 0,3
0
/
00
(Hình 4.3).
















Hình 4.3 Biến động độ mặn khu vực nuôi tôm – lúa
7.5
7.7
7.9
8.1
8.3
8.5
8.7
Tháng
2
Tháng
3
Tháng
4
Tháng
5
Tháng
6
Tháng

7
Tháng
8
Tháng
9
pH
kênh
ruộng
0.0
5.0
10.0
15.0
20.0
25.0
Tháng
2
Tháng
3
Tháng
4
Tháng
5
Tháng
6
Tháng
7
Tháng
8
Tháng
9

0
/00
kênh
ruộng

15

4.1.4 Biến động COD khu vực thu mẫu
Chỉ tiêu COD dùng để xác hàm lượng chất hữu cơ có trong nước thải sinh hoạt
và nước thải công nghiệp, COD là lượng oxy cần thiết để oxy háo chất hữu cơ
thành CO2 và H2O dưới tác dụng của chất oxy hóa mạnh. Thông thường COD
trong khoảng 10 – 20 ppm không vược qua 30 ppm thích hợp cho nuôi trồng
thủy sản.
Giá trị COD qua các đợt khảo sát ở Tân Phú Đông – Tiền Giang khá cao,
trung bình 19.3 mg/L, cao nhất là vào tháng 5 với COD trung bình là 29.2
mg/L (Hình 4.4). Tuy nhiên vào thời điểm tháng 2 COD trung bình chỉ 0.9
mg/L do công tác xử lý ao nuôi trước vụ nuôi của các hộ nuôi trong khu vực
thu mẫu.

















Hình 4.4 Biến động COD khu vực nuôi tôm – lúa
4.1.5 Biến động DO khu vực thu mẫu
Hàm lượng oxy hòa tan trong nước là một trong những yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật, hàm lượng DO phù hợp
trong nước từ 4 – 5 mg/L.
Hàm lượng DO ở hệ thống kênh qua các đợt thu mẫu cao nhất vào tháng 4 với
5.8 mg/L, tuy nhiên không chênh lệch đáng kể so với các tháng khác dao động
từ 4.0 mg/L – 5.5 mg/l. Ở ruộng nuôi DO cao nhất vào tháng 2 và thấp nhất
vào tháng 6 (Hình 4.5).
0.0
5.0
10.0
15.0
20.0
25.0
30.0
35.0
Tháng
2
Tháng
3
Tháng
4
Tháng
5
Tháng

6
Tháng
7
Tháng
8
Tháng
9
mg/L
kênh
ruộng

×