Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

thử nghiệm kích thích cá linh ống (cirrhinus jullieni) sinh sản bằng ovaprim

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (839.45 KB, 40 trang )


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN


VÕ THÁI HỌC



THỬ NGHIỆM KÍCH THÍCH CÁ LINH ỐNG (Cirrhinus
jullieni) SINH SẢN BẰNG OVAPRIM




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN



2013

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN


VÕ THÁI HỌC


THỬ NGHIỆM KÍCH THÍCH CÁ LINH ỐNG (Cirrhinus
jullieni) SINH SẢN BẰNG OVAPRIM




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN



Cán bộ hƣớng dẫn
PGS.TS. DƢƠNG NHỰT LONG



2013
i
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cám ơn đến Ban Giám Hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa Thủy
Sản Trƣờng Đại Học Cần Thơ đã tạo điều kiện cho tôi có cơ hội đƣợc học tập rèn
luyện năng cao kiến thức trong 4 năm theo học tại trƣờng Đại Học Cần Thơ.
Đặc biệt tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGs.Ts Dƣơng Nhựt Long
đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình làm luận văn và tận tình hƣớng
dẫn, đóng góp ý kiến trong quá trình sửa bài để tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cán ơn các thầy cô trong bộ môn, các anh em trong trại cá, thầy cố vấn
học tập Ts Châu Tài Tảo, bạn Phan Ngọc Nhị và tập thể lớp Nuôi Trồng Thủy Sản K36
đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng nhƣ trong thời gian thực hiện
luận văn này.
Sau cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến những ngƣời thân trong gia đình, bạn bè đã tạo
điều kiện và ủng hộ cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Sinh viên thực hiện




ii

TÓM TẮT
Hiện nay nhu cầu của thị trƣờng về cá linh ngày càng lớn, cá linh trở thành loài có giá
trị kinh tế cao nhƣng nguồn cung cấp chủ yếu là từ khai thác tự nhiên đang bị suy giảm
nghiêm trọng. Để góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất giống cá linh đề tài “Thử
nghiệm kích thích cá linh ống (Cirrhinus jullieni Sauvage, 1878) sinh sản bằng
ovaprim” đƣợc thực hiện.
Nguồn cá bố mẹ đƣợc thu mua từ nghững ao nuôi cá tra, chuyển về nuôi vỗ thành thục
trong giai ở trại cá thực nghiệm. Cá đƣợc nuôi với mật độ (1,25kg/m
2
),cho ăn hoàn
toàn bằng thức ăn công nghiệp, khẩu phần ăn (2-3% khối lƣợng/ngày). Trong ao nuôi
có sử dụng hệ thống phun nƣớc để kích thích cá sóm thành thục. Tiến hành kiểm tra độ
thành thục của cá sau 1 tháng nuôi. Kết quả cho thấy cá linh ống đã thành thục sau 3
tháng nuôi vỗ trong giai bằng thức ăn công nghiệp có hàm lƣợng đạm 35 - 40%.
Cho sinh sản bán nhân tạo cá linh ống bằng ovaprim đơn và ovaprim kết hợp với não
thùy, trong mỗi thí nghiêm có 3 nghiệm thức và đƣợc lập lại 3 lần, trong mỗi lần lập lại
đƣợc tiến hành trên 5 cặp cá bố mẹ. Đối với thí nghiệm ovaprim kết hợp với não thùy ở
mức liều lƣợng 2 mg + 0,2 ml cá đã không sinh sản, ở mức 2 mg + 0,4 ml và 2 mg +
0,6 ml cá đều sinh sản và cho tỷ lệ cá đẻ (20- 53,3%), tỷ lệ thụ tinh (63,65%), tỷ lệ nở
(78,35%), tỷ lệ sống cá bột sau 3 ngày (86,25), sức sinh sản thực tế 270.124 trứng/kg
cá cái. Ngoài ra kết quả nghiên cứu cũng ghi nhận sử dụng ovaprim đơn ở liều lƣợng
0,25 ml; 0,5 ml; 0,75 ml cá đều sinh sản và cho tỷ lệ cá đẻ cao (53,3 - 86,7%), tỷ lệ thụ
tinh (75,57%), tỷ lệ nở (69,9%), tỷ lệ sống cá bột sau 3 ngày (83,8%), sức sinh sản thực
tế (309.999 trứng/kg cá cái).
iii


Mục lục
Lời cảm tạ…………………………………………………………………… … i
Tóm tắt…………………………………………………………………….…… ii
Mục lục……………………………………………………………………….…. iii
Danh sách bảng………………………………… ………………………… … v
Danh sách hình………………………………… …………………… …… vi
Chƣơng 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Giới thiệu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1
1.3 Nội dung nghiên cứu 2
Chƣơng 2: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
2.1 Đặc điểm sinh học của cá linh Cirrhinus Jullieni 3
2.1.1 Vị trí phân loại 3
2.1.2 Đặc điểm phân bố 3
2.1.3 Hình thái cấu tạo 4
2.1.4 Sơ lƣợc về tập tính dinh dƣỡng 4
2.1.5 Đặc điểm sinh trƣởng 5
2.1.6 Tính di cƣ sinh sản 5
2.1.7 Đặc điểm sinh sản 5
2.2 Một kết quả kích thích sinh sản các loài cá bản địa thuộc họ cá chép
(Cyprinidae) ở ĐBSCL 6
2.3 Một số nghiên cứu về cá linh ống 7
2.4 Não thùy thể (Hypophysis-tuyến yên) 8
2.5 Sơ lƣợc về Ovaprim 9
Chƣơng 3: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 11
3.1 Thời gian, địa điềm 11
iv
3.1.1 Thời gian 11
3.1.2 Địa điểm 11
3.2 Vật liệu nghiên cứu 11

3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu 11
3.3.1 Tiêu chuẩn chọn cá bố mẹ cho sinh sản 11
3.3.2 Kích thích cá linh ống sinh sản 12
3.3.2.1 Thực nghiệm sử dụng ovaprim kích thích cá linh sinh sản 12
3.3.2.2 kích thích cá linh ống sinh sản bằng sử dụng kết hợp giữa Não thùy +
Ovaprim 12
3.3.2.3 Kích thích cá linh ống sinh sản bằng Ovaprim 13
3.3 Ấp trứng 14
3.4 Các chỉ tiêu thu thập số liệu 15
Chƣơng 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 16
4.1 Kết quả nuôi vỗ cá bố mẹ 17
4.2 Kết quả kích thích cá linh ống sinh sản 18
4.2.1 Kết quả sinh sản cá linh ống bằng ovaprim kết hợp với não thùy 18
4.2.2 Kết quả sinh sản cá linh ống bằng ovaprim 20
4.3 Các yếu tố môi trƣờng 21
4.4 So sánh hiệu quả sử dụng ovaprim đơn độc và ovaprim kết hợp với não thùy 22
4.5 Quá trình phát triển phôi cúa cá linh ống 23
Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 27
5.1 Kết luận 27
5.2 Đề xuất 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
PHỤ LỤC 30

v

DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Tác dụng của một số loại kích dục tố……………………………………… 9
Bảng 3.1 Kích thích cá linh ống sinh sản bằng não thùy + ovaprim………………. 13
Bảng 3.2 Kích thích cá linh ống sinh sản bằng ovaprim…………………………… 13

Bảng 4.1 Kết quả kích thích cá linh ống sinh sản bằng ovaprim kết hợp với não
thùy…………………………………………………………………………………… 17
Bảng 4.2 Kết quả kích thích cá linh ống sinh sản bằng ovaprim…………………… 19
Bảng 4.3 Kết quả so sánh hiệu quả sử dụng ovaprim đơn độc và ovaprim kết hợp với
não thùy…………………………………………………………………………… 20
Bảng 4.4 Các yếu tố môi trƣờng trong bể ấp………………………………………… 22
Bảng 4.5 Các giai đoạn phát triển phôi của trứng cá linh ống……………………… 24
vi

DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Cá linh ống Cirrhinus jullieni Sauvage ………………………… …………3
Hình 3.1 Hình thái bên ngoài của cá linh đực…………………………………………12
Hình 3.2 Hình thái bên ngoài của cá linh cái………………………………………….12
Hình 3.3 Bể composite ấp trứng…………………………………………………… 14
Hình 4.1 Giai nuôi cá bố mẹ…………………………………………………………16
Hình 4.2 Bể composite cho cá đẻ………………………………………………… 17
Hình 4.3 Quá trình phát triển phôi của cá linh ống……………………………… 25

1

Chƣơng 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) nằm ở phía nam của Việt Nam là một vùng đất
thấp rộng lớn khoảng 4 triệu ha, chiếm 12% tổng diện tích của đất nƣớc. Điều kiện tự
nhiên của ĐBSCL rất thuận lợi cho nghề nuôi thủy sản phát triển nhƣ khí hậu ổn định,
ít xảy ra thiên tai, hệ thống sông ngòi chằng chịt, diện tích mặt nƣớc rộng lớn và đặc
biệt là nguồn tài nguyên nƣớc ngọt dồi dào đƣợc cấp từ sông Mê Kông. Theo Nguyễn
Mạnh Hùng (2002) thì hàng năm sông Mê Kông cung cấp cho vùng ĐBSCL khoảng
460 tỷ m3 nƣớc ngọt và 150 - 200 triệu tấn phù sa. Do vậy, nên trong những năm gần

đây thủy sản đƣợc xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của vùng ĐBSCL.
Hàng năm vào mùa nƣớc lũ về ngƣ dân ĐBSCL lại bƣớc vào mùa đánh bắt thủy sản,
trong đó cá linh là một trong những loài có sản lƣợng tự nhiên cao chiếm khoảng
70,5% tổng sản lƣợng cá đánh bắt vào mùa mƣa (Theo Phan Thanh Lâm và Phạm Mai
Phƣơng, 2002). Nhƣng hiện nay do tình trạng khai thác bừa bãi nguồn lợi tự nhiên,
hiện tƣợng lũ về thất thƣờng, tàn phá rừng đầu nguồn và việc sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật quá mức đã tác động xấu đến nhiều giống loài thủy sản trong đó có cá linh
mà biểu hiện rõ nhất là sản lƣợng cá đánh bắt đƣợc ngày càng bị suy giảm trầm trọng.
Trong khi nhu cầu của con ngƣời đối với loại thực phẩm này ngày càng cao và có tiềm
năng triển vọng lớn cho nhu cầu xuất khẩu. Vì vậy cần phải có biện pháp bảo vệ và duy
trì nguồn lợi cá linh tự nhiên, cũng nhƣ đƣa vào làm đối tƣợng nuôi mới cho vùng
ĐBSCL. Trong thông tƣ số 02/2006, Bộ thủy sản đƣa ra danh sách một số loài thủy sản
có nguy cơ bị tuyệt chủng, bị cắm khai thác vào mùa sinh sản (từ 01/04 đến 01/06)
trong đó có cá linh. Để ngăn chặn sự suy giảm nguồn lợi này, bảo vệ nguồn lợi tự
nhiên và đa dạng sinh học các giống loài thủy sản thì sản xuất giống cá là biện pháp
quan trọng để bảo vệ và phục hồi nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt nhanh nhất.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nêu trên, đề tài “Thử nghiệm kích thích cá linh ống
(Cirrhinus jullieni Sauvage, 1878) sinh sản bằng ovaprim” đƣợc thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu ảnh hƣởng của hoormon Ovaprim tới sự kích thích sinh sản cá linh ống, làm
cơ sở lí luận góp phần xây dựng hoàn thiện qui trình kỹ thuật sản xuất giống cá linh
cho vùng ĐBSCL.
2

1.3 Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung sau:
Kích thích cá linh sinh sản bằng ovaprim và não thùy, với các liều lƣợng khác nhau.
Kích thích cá linh sinh sản bằng ovaprim, với các liều lƣợng khác nhau.



3

Chƣơng 2
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của cá linh Cirrhinus Jullieni
2.1.1 Vị trí phân loại
Theo Trƣơng Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hƣơng (1993) cá linh thuộc hệ thống phân
loại nhƣ sau:
Ngành (Phylum): Chordata,
Lớp (Class): Actinopterygii,
Bộ (Order): Cypriniformes,
Họ (Fimili): Cyprinidae,
Giống (Genus): Cirrhinus,
Loài (Species): Cirrhinus jullieni Sauvage, 1878.

Hình 2.1 Cá linh ống Cirrhinus jullieni Sauvage
2.1.2 Đặc điểm phân bố
Theo Trƣơng Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hƣơng (1993), cá linh ống (Cirrhinus jullieni
Sauvage, 1878) sống ở nƣớc ngọt, phân bố ở Thái Lan, Lào, Campuchia và ĐBSCL ở
Việt Nam.
Ở ĐBSCL bắt đầu từ tháng 7 cá linh non có chiều dài từ 1,5 - 3 cm theo nƣớc lũ về
Việt Nam để vào những cánh đồng ngập nƣớc sinh sống, đến tháng 11 - 12 cá linh
trƣởng thành lại từ đồng ruộng theo kênh rạch đổ ra sông lớn (Sông Tiền, Sông Hậu)
rồi ngƣợc dòng lên thƣợng nguồn để sinh sản.
4

Theo Poulsen et al., (2004) cho rằng Cirrhinus là loài cá di cƣ hàng năm. Vào mùa khô
cá ra khỏi vùng ngập nƣớc thuộc hệ thống biển hồ sông Tonlesap, ngƣợc dòng sông
Mê Kông lên thác Khon. Một lƣợng lớn cá di cƣ vào hệ thống sông Sê-san. Cá thƣờng
di cƣ vào ban đêm và lúc trăng sáng.

Tầng nƣớc sinh sống chủ yếu của cá linh là tầng giữa, nƣớc có chất lƣợng tốt, nồng độ
oxy hòa tan cao dẫn đến cá linh phân bố chủ yếu ở các thủy vực có nƣớc chảy thuộc hệ
thống sông Mê Kông (Trƣơng Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hƣơng, 1993, Rainboth,
1996).
2.1.3 Hình thái cấu tạo
Theo Trƣơng Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hƣơng (1993) mô tả cá linh ống có đầu nhỏ,
hơi dẹp bên. Môi rất mỏng. Có một đôi râu mép rất nhỏ hoặt thoái hóa hoàn toàn. Mắt
lớn vừa, hơi lệch về phía trên của đầu. Thân thon dài, phần trƣớc tròn, phần sau dẹp
bên. Vẩy tròn, phủ khắp thân, đầu không có vẩy. Vây đôi chẻ hai. Vây lƣng (D), vây
hậu môn (A) có 2 - 3 tia vây cứng giả, vây ngực (P), vây bụng (V) có 1 tia cứng giả.
Mặt lƣng của đầu và thân có màu xanh rêu và lợt dần đến đƣờng bên và từ đƣờng bên
trở xuống bụng có màu trắng bạc. Mút vây lƣng, vây đuôi có màu xám đen.
Theo Lê Thị Mai Xuân (2008), các chỉ số hình thái cơ bản của cá linh ống nhƣ hệ số
Dept (L
0
/H) là 3,3 tƣơng đƣơng với trị số Dept của cá chép. Tỷ lệ chiều dài đầu so với
chiều dài thân: 3,1%, trong khi đó ở cá chép tỷ lệ này là 3,45%. Khối lƣợng cá (P
1
) sau
khi bỏ nội quan, vây, vẩy, đầu chiếm tỷ lệ khoảng 42,55%. Nhƣ vậy khối lƣợng hữu
ích của cá linh ống cao hơn so với cá chép (39,25%) (Nguyễn Văn Kiểm, 2004).
2.1.4 Sơ lƣợc về tập tính dinh dƣỡng
Theo Trƣơng Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hƣơng (1993) và Lê Thị Mai Xuân, (2008)
thức ăn tìm đƣợc trong dạ dày cá linh chủ yếu mùn bã hữu cơ, phiêu sinh thực vật và
phiêu sinh động vật, trong đó mùn bã hữu cơ chiếm tỷ lệ cao nhất (69,19% - 69,72%),
phiêu sinh thực vật (17,53% - 22,22%), phiêu sinh động vật (4,98% - 9,97%).
Cá linh ống là loài ăn tạp, trong đó phiêu sinh thực vật và vật chất hữu cơ là hai thành
phần chủ yếu. Ngoài ra cá linh ống còn ăn cả sinh vật đáy và động vật phiêu sinh cỡ
nhỏ nhƣng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ 5 - 7% (Jinggran, 1969; Roberts, 1997). Cá còn có thể
ăn thực vật thủy sinh thƣợng đẳng, sinh vật đáy (Rainboth, 1996; Nuanthavong và

Vilayphon, 2005; Pongthana, 2005).
Các nghiên cứu về tính ăn của một số loài thuộc họ phụ Cyprininae cho thấy khi còn
nhỏ cá ăn động vật phiêu sinh sau đó chuyển sang nhiều loại thức ăn khác nhau nhƣng
5

chủ yếu là thực vật phiêu sinh, nhƣ cá chài lúc nhỏ ăn động vật phù du, khi lớn lên cá
chài ăn thực vật thủy sinh, tôm tép cá con, cá ét mọi thì ăn chủ yếu là mùn bã hữu cơ
và tảo, cá cóc thì ăn sinh vật phù du, động vật nhỏ và cá con (Đặng Văn Trƣờng và ctv,
2005 ; Ngô Trọng Lƣ và Nguyễn Kim Độ, 2006).
Theo Lê Thị Mai Xuân (2008) thì tỷ lệ L
i
/L của cá linh ống biến thiên trong khoảng
3,07 - 9,80 (trung bình 4,27 - 7,16). Tỷ lệ L
i
/L tăng dần theo chiều dài cơ thể, nhƣng
khi chiều dài lớn hơn 10 cm thì chỉ số L
i
/L hầu nhƣ không đổi. Nhƣ vậy hệ thống tiêu
hóa của cá linh đã hoàn chỉnh khi chiều dài cá đạt hơn 10 cm. Theo Bùi Lai và ctv
(1985) đã nhận định rằng chiều dài ruột của cá chỉ tăng tới một giới hạn nhất định,
nhƣng sinh trƣởng thì diễn ra suốt đời mặc dù tốc độ sinh trƣởng diễn ra rất chậm.
2.1.5 Đặc điểm sinh trƣởng
Theo Trƣơng Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hƣơng (1993) cá linh ống có chiều dài lớn
nhất là 18 cm và nặng 160g.
Theo Lê Thị Xuân Mai (2008) thì tƣơng quan giữa chiều dài và khối lƣợng của cá linh
ống (3 - 24 cm, 0,31 - 226 g), là W = 0,0088L
3,1221
với hệ số tƣơng quan R
2
= 0,9862

và khi cá con nhỏ (L<10 cm) sinh trƣởng về chiều dài nhanh hơn sinh trƣởng về khối
lƣợng.
2.1.6 Tính di cƣ sinh sản
Di cƣ sinh sản là biểu hiện thích nghi cao độ của nhiều loài cá để bảo tồn nòi giống.
Đặc điểm này đƣợc duy truyền qua nhiều thế hệ. Ngoài tự nhiên vào khoảng tháng 7 cá
linh non (L = 1,5 - 3cm) theo dòng nƣớc xuống địa phận Việt Nam để vào đồng ruộng
sinh sống. Đến tháng 11 - 12 cá linh trƣởng thành từ đồng ruộng theo kênh rạch ra
sông lớn (sông Tiền, sông Hậu) rồi ngƣợc dòng lên thƣợng nguồn trở về sông Tonle
Sap (Trƣơng Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hƣơng, 1993).
Cá linh ống đƣợc tìm thấy nhiều ở sông Mê Kông, thƣờng xuất hiện ở Phnom Penh
(Kottelat, 1985 và 2001), hồ Great Lake (Rainboth, 1996, Lim và ctv, 1999). Từ
Phnom Penh đến thác Khone, cá di chuyển ngƣợc dòng từ tháng 10 năm trƣớc đến
tháng 2 năm sau, cá di cƣ ngƣợc dòng chỉ xảy ra trƣớc những ngày trăng tròn (Sokheng
và et al, 1999).
Ở Việt Nam, cá linh di cƣ xuôi dòng từ tháng 5 - 9 hàng năm, khi đến ĐBSCL cá vào
các con kênh, vùng ngập lụt sinh sống cho đến cuối mùa mƣa. Khi nƣớc rút xuống thì
cá di cƣ ngƣợc dòng từ tháng 10 - 2 năm sau, để trở về sông Tonle Sap sinh sản
(Trƣơng Thủ Khoa, 1993).
6

2.1.7 Đặc điểm sinh sản
Khi cá thành thục thì đa số các loài cá có thể phân biệt đƣợc đực cái dựa vào các đặc
điểm ngoại hình nhƣ: cá bụng to (do buồng trứng phát triển tối đa), bụng mềm (buồng
trứng ở giai đoạn IV, liên kết của tế bào trứng lỏng lẻo), hậu môn có màu hồng (lƣợng
máu tăng, sẵn sàng tham gia vào quá trình rụng trứng). Đối với cá đực: nhiều loài cá
khi thành thục chỉ cần những tác động cơ học nhẹ vào bụng (từ vây bụng tới hậu môn)
thì tinh dịch chảy ra, tinh dịch màu trắng sữa là tốt, nếu loãng hoặc trắng ngà không tốt.
Trứng cá linh ống là loại trứng bán trôi nổi và có thể ấp trứng trong bình Weys hoặc bể
composite có sục khí và dòng nƣớc chảy nhẹ. Trứng thụ tinh sẽ nở trong vòng 14 - 16
giờ ở nhiệt độ 28ºC (Nguyễn Văn Kiểm, 2009).

Tuổi thành thục của các loài cá thì khác nhau và trong mỗi loài thì tuổi thành thục cũng
thay đổi tùy thuộc vào khu vực phân bố, điều kiện môi trƣờng sống và dinh dƣỡng
(Nguyễn Văn Kiểm, 2009). Cá linh ống thành thục sau 2 năm tuổi, trong ao nuôi cá
thành thục và sinh sản tốt vào tháng 5 - 7, cá một năm tuổi không thích hợp làm cá bố
mẹ (Đặng Văn Trƣờng và ctv, 2005).
Trong mùa sinh sản cá linh đực có thân thon dài, có thể đánh giá bằng cách vuốt nhẹ
gần lỗ sinh dục, nếu cá thành thục có tinh dịch màu trắng sữa chảy ra (Lê Thị Mai
xuân, 2008). Còn cá linh cái thì có bụng to mềm. Có thể phân biệt dễ dàng bằng mắt
thƣờng giữa cá đực và cá cái trong giai đoạn thành thục.
Sức sinh sản của cá phụ thuộc vào kích thƣớc và môi trƣờng sống của cá. Một cá linh
ống cái có chiều dài 12,9 - 20 cm có thể đạt tới 23.500 - 90.500 trứng/kg cá cái. Trứng
nở thành cá bột sau 13 giờ ở nhiệt độ nƣớc khoảng 26,8 ºC.
2.2 Một kết quả kích thích sinh sản các loài cá bản địa thuộc họ cá chép
(Cyprinidae) ở ĐBSCL
Theo Hoàng văn Bảo và ctv (2005) thì sức sinh sản biến đổi theo loài và phụ thuộc vào
nhiều yếu tố: chế độ nuôi vỗ, loại và liều lƣợng kích thích tố sử dụng, số lần đẻ trong
năm,… Sức sinh sản tƣơng đối của cá chài 84.043 – 92.907 trứng/kg cá cái, ét mọi
27.507 – 28.204 trứng/kg cá cái, cá duồng 19.378 – 22.113 trứng/kg cá cái,…
Theo Hoàng Văn Bảo và ctv (2005) để kích thích cá chài Leptobarbus hoevenii sinh
sản cần tiêm cho cá hai liều kích thích tố (liều sơ bộ 1 mg não thùy/kg cá cái, liều
quyết định 1,2 mg não thùy + 130 µg LH-Rha + 13 mg DOM), cá đực đƣợc tiêm một
liều duy nhất (0,6 mg não thùy + 65 µg LH-Rha + 0,5 mg DOM) cùng với liều quyết
định của cá cái. Cá đực và cá cái sau khi tiêm đƣợc giữ trong bể có nƣớc chảy liên tục.
Sau khi tiêm liều quyết định từ 5,5 - 8 giờ cá cái rụng trứng. Sức sinh sản tƣơng đối
7

của cá cái 84.043 - 92.907 trứng/kg cá. Tỷ lệ thụ tinh ghi nhận là 47 - 72,5 %, tỷ lệ nở
64,7 - 87,8 %. Thời gian phát triển phôi là 13 giờ ở nhiệt độ nƣớc 28 – 29
o
C.

Theo Phạm Văn Khánh (2002-2005), cá cóc (Cyclocheilichthys enoplos, Bleeker,
1850), kết quả thử nghiệm cho thấy sử dụng não thùy liều sơ bộ cho cá cái là 1 - 2,5
mg/kg ; liều quyết định 3 - 705 mg/kg cá cái. Dùng kết hợp LH-RHa với não thùy ở
liều quyết định là 1 - 3 mg não thùy + 130 - 150 µg LH-Rha trộn tƣơng ứng với 5 - 7,5
mg DOM. Kích dục tố dùng cho cá đực bằng 1/3 liều lƣợng của cá cái. Cá rụng trứng
sau liều tiêm quyết định từ 5 - 6 giờ.
Theo Phạm Minh Thành (1997) trong mùa sinh sản cá mrigal từ tháng 5 - 7 có thể sử
dụng não thùy cá chép đơn hay kết hợp với HCG hoặc sử dụng µg LHRh-a + DOM để
kích thích sinh sản đều đạt hiệu quả cao. Tỷ lệ cá đẻ từ 92 - 96,2%, tỷ lệ thụ tinh 69,1 -
73,2%, tỷ lệ nở 96,2 - 97,6% và sức sin sản thực tế dao động từ 242.700 - 314.000
trứng/kg cá cái.
Theo Đặng Văn Trƣờng và ctv (2005) cá mè hôi Osteochilus melanopleura hoàn toàn
thành thục trong ao nƣớc tĩnh nếu đƣợc nuôi vỗ tốt và cũng có thể dùng những kích
thích tố thông thƣờng để kích thích cá sinh sản nhƣ: não thùy, LH-RHa… Sức sinh sản
của cá cái đƣợc ghi nhận là 74.000 - 115.000 trứng/kg, tỷ lệ thụ tinh 40,64%, tỷ lệ nở
31,3 - 98,0%, thời gian phát triển phôi là 12 -12,5 giờ ở nhiệt độ nƣớc 28 - 29
o
C.
Theo Nguyễn Tƣờng Anh (2005) cá tai tƣợng, cá he, cá chài, cá mè vinh, bống tƣợng,
basa, thát lát còm,… Là những đối tƣợng dễ thành thục nhƣng khó tự sinh sản trong ao
nay đã đƣợc kích thích sinh sản thành công bằng các biện pháp sinh lí hay sinh thái. Cá
linh ống là loài cá mùa lũ rất quen thuộc đối với ngƣời đân ĐBSCL nhƣng việc nuôi và
sản xuất giống cá linh ống chƣa nhiều vì từ trƣớc đến nay sản lƣợng cá linh thu đƣợc
hoàn toàn phụ thuộc vào khai thác. Đây là loài cá cần đƣợc quan tâm nghiên cứu sản
xuất giống và ƣơng nuôi khi nhu cầu của ngƣời tiêu dùng về loài cá này càng tăng mà
sản lƣợng khai thác tụ nhiên ngày càng giảm sút rõ rệt.
Theo Thi Thanh Vinh và ctv (2005) cá duồng Cirhinus microlepis là loài cá nƣớc ngọt
rất đƣợc quan tâm ở Lào, Thái Lan và Việc Nam. Tại Việt Nam việc nghiên cứu sinh
sản cá duồng bắt đầu vào năm 2001 nhƣng phải tới năm 2004 mới kích thích cá duồng
sinh sản nhân tạo thành công. Theo tác giả sự phối hợp giữa não thùy và HCG cho thấy

có hiệu quả hơn khi phối hợp LHRH-a + DOM. Vì vậy, để kích thích cá duồng sinh
sản đề nghị tiêm 3 liều (1 liều dẫn, 1 liều sơ bộ, 1 liều quyết định). Cá đực đƣợc tiêm
một liều duy nhất bằng ½ và tiêm cùng lúc với tiêm liều quyết định của cá cái. Thời
gian giữa các lần tiêm là 6 - 7 giờ ở nhiệt độ nƣớc 27 - 29
o
C.
8

2.3 Một số nghiên cứu về cá linh ống
Theo Nguyễn Văn Kiểm và Võ Thị Trƣờng An (2008), nghiên cứu biện pháp sản xuất
giống cá linh ống (Cirrhinus jullieni). Việc sử dụng hoormon khác nhau để kích thích
cá linh rụng trứng đã thu đƣợc: Đối với HCG không có tác dụng rụng trứng khi tiêm
cho cá cái đã thành thục ở liều lƣợng 1500, 2000 và 2500 UI/kg. Tƣơng tự nhƣ vậy khi
tiêm cho cá não thùy họ cá chép với 2 mg/kg, 4 mg/kg và 6 mg/kg cũng nhƣ kết hợp
giữa não thùy họ cá chép với HCG với liều lƣợng: 2 mg + 1500 UI, 2 mg + 2000 UI và
2 mg + 2500 UI/kg cũng chƣa có tác dụng tới sự rụng trứng và đẻ trứng của cá linh
ống. Trong khi đó cá linh ống sẽ đẻ trứng khi tiêm cho cá LHRHa + DOM với liều
lƣợng 60, 80 và 100 µg/kg. Nếu kết hợp 2 mg não thùy họ cá chép với 40, 60 và 80
µg/kg cũng cho kết quả tƣơng tự. Sức sinh sản, tỷ lệ nở, tỷ lệ thụ tinh của trứng ở các
nghiệm thức không có sự khác biệt (P < 0,05). Tuy nhiên ở nghiệm thức sử dụng não
thùy (2 mg) + LRHa (80 µg/kg) cho kết quả sinh sản cao nhất trong đó: Sức sinh sản
tƣơng đối 458.000 trứng/kg cá cái, tỷ lệ thụ tinh trung bình 70,8% và tỷ lệ nở trung
bình 72,9%.
Theo Hoàng Minh Đức và ctv, (2011) cá linh ống thành thục sau 3 - 4 tháng nuôi vỗ
bằng thức ăn công nghiệp có hàm lƣợng đạm 35%. Sức sinh sản tƣơng đối của cá linh
trong điều kiện nuôi vỗ khá cao và dao động từ 188.347 - 457.526 trứng/kg cá cái. Kết
quả nghiên cứu cũng khẳng định rằng cá linh ống thành thục có thể sử dụng LH-RHa-
DOM với liều thấp nhất 60µg LH-RHa-DOM + 10mg để kích thích cá linh ống sinh
sản. Nhƣng liều từ 80-100µg LH-RHa + 10mg cho tỷ lệ cá đẻ cao nhất (81,11 -
83,33%). Ngoài ra kết quả nghiên cứu cũng ghi nhận nếu sử dụng HCG, não thùy đơn

thì không có tác dụng tới sự đẻ trứng của cá linh (ngay ở liều cao tới 6000 UI/kg,
25mg/kg), nhƣng nếu kết hợp các loại kích thích tố này với nhau hoặc kết hợp với LH -
RHa-DOM sẽ có tác dụng kích thích cá linh đẻ trứng. Khi cá linh đã thành thục có thể
kích thích cá sinh sản với sự kết hợp LH-RHa-DOM + HCG, não thùy + LH-RHa-
DOM. Nhƣng liều lƣợng: 80-100 µg LH-RHa-DOM + 10mg DOM/kg kích thích cho
hiệu quả cao và ổn định nhất.
Theo Nguyễn Văn Kiểm và Lê Phan Anh Phụng (2010) cá linh ống đƣợc kích thích
sinh sản bằng HCG ở 3 mức liều lƣợng 4000, 4500, và 5000 UI/kg cá cái đều không có
tác dụng. Trong khi đó ở liều lƣợng 80, 100 và 120 µg LH-RHa/kg cá cái đều có tác
dụng tới sự sinh sản của cá linh ống, các chỉ tiêu sinh sản đều khá cao: tỷ lệ cá đẻ
83,33%, sức sinh sản tƣơng đối của cá 312.500 trứng/kg. Nếu kết hợp não thùy với
LH-RHa thì liều 2 mg + 40 µg LH-RHa/kg cá cái đã thu kết quả cao nhất: tỷ lệ cá đẻ
9

100%, sức sinh sản 355.5555 trứng/kg cá cái, tỷ lệ thụ tinh 82,4%, tỷ lệ nở đạt 57,8%
và thời gian phát triển phôi từ 9 - 9,5 giờ ở nhiệt độ 28
o
C.
2.4 Não thùy thể (Hypophysis-tuyến yên)
Não thùy thể tuyến yên đƣợc lấy ra từ những loài cá thuộc các loài cá chép, trắm, mè,
trê… đã thành thục, còn tƣơi sống, cá chết vài giờ thì hoạt tính kích dục chỉ còn
khoảng 50% (Nguyễn Tƣờng Anh,1999). Não thùy cá chép đƣợc xem là kích dục tố
mạnh cho nhiều loài cá kể cả các đối tƣợng khác họ và các loài cá biển.
Các loại kích dục tố này có thể sử dụng đơn hoặc kết hợp nhiều loại để tăng hiệu ứng.
Nếu dùng kết hợp, chỉ nên dùng ở liều quyết định. Tuy nhiên nếu dùng kết hợp thì phải
chọn một loại làm chính (Lê Phan Anh Phụng, 2010).
Tác dụng của một số loại kích thích tố phổ biến sử dụng cho cá đẻ (Nguyễn Văn Kiểm,
2004).
Bảng 2.1 Tác dụng của một số loại kích dục tố
Loại kích dục tố

Tác dụng chính
FSH (GtH-I)
Thúc đẩy trứng thành thục thêm một bƣớc nữa (phản ứng 1)
HCG (GtH-II)
Gây ra phản ứng chín và rụng trứng ở cá (phản ứng 2)
Não thùy
Tham gia vào cả phản ứng 1 và 2
LHRH-a/GnRH
Kích thích cá tiết GtH-I, GtH-II điều khiển phản ứng 1 và 2
DOM
Chất kết hợp với LRH-a để ức chế sự tiết Dompamin
Ovaprim
Kích thích phóng thích kích thích tố và ức chế sự tiết Dompamin
2.5 Sơ lƣợc về Ovaprim
Ovaprim là loại biệt dƣợc của Canada (Synda Laboratories) xuất phát từ phƣơng pháp
Linpe. Mỗi ml Ovaprim có chứa 20 µg sGnRH-a (Salmon Gonadotropin Releasing
Hormine Analog) và 10 Domberidon hòa tan trong Propylen Glycol vừa đủ. Thuốc có
tác dụng làm chín và rụng trứng.
Ovaprim là một hỗn hợp các chất tƣơng tự hoormon giải phóng kích dục tố cá hồi và
kháng dopamin (domperidone). Ovaprim đã đƣợc kiểm tra thành công đối với một số
loài cá nhƣ nhóm cá chép Ấn Độ ở Ấn Độ, cá Nheo Mỹ ở Mỹ và cá Trê Trắng ở
Malaixia. Ovaprim tác động tới tuyến yên đầu tiên, dẫn đến việc bài tiết chất kích dục
nội sinh ngƣợc lại với phƣơng pháp tiêm não thùy, chất kích dục ngoại sinh đƣợc đƣa
vào cơ thể. Chất kích dục nội sinh xuất hiện làm tăng đáng kể steroid, cho phép trứng
10

chín để sinh sản, ovaprim có tác dụng gấp 17 lần so với LHRH-a của động vật có vú.
Việc tăng hiệu quả của sGnRH-a là do tuyến yên có nhiều sự tƣơng đồng hơn (Nguyễn
Tƣờng Anh, 1999).
Trong sinh sản một số loài cá nƣớc lạnh ovaprim sẽ kích thích cá rụng trứng trong

vòng 1 - 2 tuần. Đối với một số loài cá nhiệt đới thời gian rụng trứng có thể rút ngắn
còn 24 - 48 giờ ().
Lợi thế của ovaprim là hoạt tính ổn định nếu đƣợc bảo quản tốt, không gây phản ứng
miễn dịch. Tuy nhiên cần lƣu ý khi sử dụng cho cá là thời gian hiệu ứng dài, ở cá bố
mẹ khi tiêm kích thích tố và cá đẻ xong thì tuyến yên không còn kích dục tố nên thời
gian tái phát dục lâu ( Nguyễn Tƣờng Anh,1999).
Đối với một số loài thuộc họ cá chép chỉ cần tiêm một liều duy nhất. Tuy nhiên đối với
một số loài cá da trơn khó sinh sản thì 1 liều có thể tiêm nhiều lần. Liều Sơ bộ bằng ¼
tổng liều và sau 6 - 8 giờ tiêm liều sơ bộ tiến hành tiêm liều quyết định bằng ¾ tổng
liều ().
Theo Lý Văn Khánh và ctv, 2010 thì kích thích sinh sản cá nâu (Scatophagus argus)
bằng hoormon Ovaprim, LHRHa và HCG với các liều lƣợng khác nhau. Cá bố mẹ đã
thành thục có khối lƣợng 80 - 400 g/con đánh bắt từ tự nhiên đƣợc sử dụng cho sinh
sản nhân tạo. Ovaprim đƣợc tiêm với các liều 0,5; 1,0 và 1,5 ml/kg. Kết quả cho thấy
tỷ lệ rụng trứng của cá dao động từ 33,3 - 93,3%, với liều 1,0 ml/kg cho kết quả tỷ lệ cá
rụng trứng cao nhất (93,3%). Sức sinh sản tƣơng đối của cá dao động từ 1.150.345 -
3.113.541 trứng/kg. Thời gian hiệu ứng trung bình dao động từ 12 - 32 giờ. Tỷ lệ thụ
tinh của trứng ở liều tiêm 1ml Ovaprim là 76,5% khác biệt có ý nghĩa thống kê (P <
0,05) so với các liều tiêm còn lại. Tỷ lệ nở của cá ở các nghiệm thức dao động từ 30,9 -
69,5% và cao nhất là nghiệm thức 1,0 ml Ovaprim. Tóm lại có thể sử dụng Ovaprim
với liều 0,5 - 1,5 ml/kg.
11

Chƣơng 3
VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Thời gian, địa điểm
3.1.1 Thời gian
Từ tháng 2 đến tháng 7 năm 2013.
3.1.2 Địa điểm
Thí nghiệm đƣợc bố trí tại trại cá nƣớc ngọt của Khoa Thủy Sản - Đại Học Cần Thơ.

3.2 Vật liệu nghiên cứu
- Đối tƣợng: Cá linh ống (Cirrhinus jullieni) bố mẹ đƣợc thu mua từ ao nuôi cá tra
thƣơng phẩm, sau đó chuyển về nuôi vỗ tại trại cá Khoa Thủy Sản cho tới khi thành
thục và cho sinh sản.
- Các loại kích dục tố:
+ Não thùy thể cá chép.
+ Ovaprim
- Gồm 2 giai, mỗi giai có diện tích 12 m
2
và 6 bể composite thể tích 1 m
3

- Thức ăn công nghiệp 35% đạm
- Bộ test đo môi trƣờng gồm: O
2
, pH.
- Dụng cụ thu và phân tích mẫu: Kính nhìn nổ, vợt thu trứng, mái sục khí, nhiệt kế.
- Thuốc và hóa chất
3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu
3.3.1 Tiêu chuẩn chọn cá bố mẹ cho sinh sản
Cá bố mẹ qua nuôi vỗ đạt một số yêu cầu sau: Khối lƣợng cá phải đạt từ 80 - 100g/con;
cơ thể nguyên vẹn, cân đối, màu sắc sáng, phần lƣng xanh đen bóng phần bụng trắng
bạc, cá không xây sát, bị bệnh.
 Đối với cá đực: Cơ thể thon dài. Vuốt nhẹ gần lỗ sinh dục có tinh dịch màu
trắng sữa chảy ra.
12


Hình 3.1 Hình thái bên ngoài của cá linh đực
 Đối với cá cái: Bụng to đều, mềm đều. Tỷ lệ tế bào trứng của cá đạt kích thƣớc

cực đại (0,75 - 0,8 mm) khoảng 80%. Trứng có màu xám trắng nhạt, tròn, rời và
không có mạch máu lớn bao quanh. Lỗ sinh dục có màu hồng nhạt và nở rộng.
Màu sắc cơ thể xanh bóng đậm phần lƣng.

Hình 3.2 Hình thái bên ngoài của cá linh cái
3.3.2 Kích thích cá linh ống sinh sản
3.3.2.1 Thực nghiệm sử dụng Ovaprim kích thích cá linh sinh sản.
Để xác định tác dụng của hoormon đến sự sinh sản của cá linh ống tiến hành một số thí
nghiệm với các loại hoormon đơn lẽ hoặc kết hợp. Thể hiện qua các bảng sau:
3.3.2.2 kích thích cá linh ống sinh sản bằng sử dụng kết hợp giữa Não thùy +
Ovaprim.
13


Bảng 3.1 kích thích cá linh ống sinh sản bằng Não thùy + Ovaprim
Nghiệm thức
Liều lƣợng
Não thùy (mg/kg)
Ovaprim (ml/kg)
NT 1
NT 2
NT 3
2
2
2
0,2
0,4
0,6
Thí nghiệm đƣợc tiến hành theo các bƣớc sau.
Khi cá đã thành thục, tiến hành tiêm kích dục tố theo phƣơng pháp tiêm 1 liều để cá

sinh sản. Não thùy đƣợc dùng kết hợp với Ovaprim, nồng độ ở các nhƣ sau: nghiệm
thức 1: 2 mg não thùy + 0,2 ml Ovaprim, nghiệm thức 2: 2 mg não thùy + 0,4 ml
Ovaprim, nghiệm thức 3: 2 mg não thùy + 0,6 ml Ovaprim. Cá đực tiêm cùng lúc và
liều lƣợng bằng ½ liều của cá cái. Cá sau khi tiêm xong cho vào bể composite có sục
khí và dòng nƣớc chảy nhẹ, dùng lƣới đậy kính bể tránh cá nhảy ra ngoài. Mỗi nghiệm
thức đƣợc lặp lại 3 lần (mỗi bể cho 5 cặp cá bố mẹ). Sau khi cá đẻ dùng vợt thu trứng
để vớt trứng, định lƣợng trứng theo phƣơng pháp thể tích, sau đó ấp trứng trong bể
composite (1 m
3
) có sục khí và cấp nƣớc liên tục. Dùng vợt có lƣới mềm (mắc lƣới 1
cm x 1 cm) bắt cá bố mẹ ra, kiểm tra lại số cá đẻ và không đẻ.
Điều kiện môi trƣờng bể đẻ phải thích hợp: Nhiệt độ ổn định (28 - 30
o
C), pH trong
khoảng 7 - 8,5, oxy hòa tan từ 4 - 5 mg/l, độ trong 20 - 30 cm, dòng chảy nhẹ và ổn
định.
3.3.2.3 Kích thích cá linh ống sinh sản bằng Ovaprim.
Bảng 3.2 Kích thích cá linh ống sinh sản bằng Ovaprim

Nghiệm thức
Liều lƣợng
Ovaprim (ml/kg)
NT 1
NT 2
NT 3
0,25
0,5
0,75
14


Thí nghiệm đƣợc tiến hành theo các bƣớc sau.
Khi cá đã thành thục, tiến hành tiêm kích dục tố theo phƣơng pháp tiêm 1 liều để cá
sinh sản. Tiêm liều quyết định với kích dục tố Ovaprim nồng độ ở nghiệm thức 1: 0,25
ml, nghiệm thức 2: 0,5 ml, nghiệm thức 3: 0,75 ml. Cá đực tiêm cùng lúc và liều lƣợng
bằng ½ liều của cá cái. Cá sau khi tiêm xong cho vào bể composite có sục khí và dòng
nƣớc chảy nhẹ, dùng lƣới đậy kính bể tránh cá nhảy ra ngoài. Mỗi nghiệm thức đƣợc
lặp lại 3 lần ở 3 đợt kích thích (mỗi bể cho 5 cặp cá bố mẹ). Sau khi cá đẻ dùng vợt thu
trứng để vớt trứng, định lƣợng trứng theo phƣơng pháp thể tích, sau đó ấp trứng trong
bể composite (1 m
3
) có sục khí và cấp nƣớc liên tục. Dùng vợt có lƣới mềm (mắt lƣới 1
cm x 1 cm) bắt cá bố mẹ ra, kiểm tra lại số cá đẻ và không đẻ.
- Điều kiện môi trƣờng bể đẻ phải thích hợp: Nhiệt độ ổn định (28 - 30
o
C), pH trong
khoảng 7 - 8,5, oxy hòa tan từ 4 - 5 mg/L, độ trong 20 - 30 cm, dòng chảy nhẹ và ổn
định.
3.3 Ấp trứng
Trứng cá linh thuộc loại trứng bán trôi nổi, có tỷ trọng tƣơng đƣơng với tỷ trọng của
nƣớc (d ≥ 1) nên điều kiện kỹ thuật bắt buộc khi ấp trứng cá linh là phải tạo đƣợc điều
kiện cho trứng lơ lửng trong nƣớc. Trứng sau khi thụ tinh ấp trong bể composite (1m
3
)
có sục khí và cấp nƣớc liên tục, lƣu tốc nƣớc cấp mới và thoát ra 2 lít/ phút. Mật độ ấp
trứng: 1500.000 - 2.000.000 trứng/m
3
. Phần ấp trứng đƣợc định hình bởi hai khung sắt
hình nón bao vải không thấm nƣớc (lƣới có N
0
60 µm) đặt trong bể composite. Lớp vải

có tác dụng giữ trứng và cá bột lại trong bể, nƣớc thì thấm qua lớp vải chảy ra khổi bể.
Nƣớc đƣợc dùng để ấp trứng là nƣớc sông đƣợc xử lý qua ao lắng và lọc qua 2 lớp vải
trƣớc khi cấp vào bể ấp trứng. Tất cả lƣợng cá bột sau khi nở sống sẽ đƣợc chuyển vào
ao ƣơng.

15

Hình 3.3 bể composite ấp trứng
Ấp trứng là một biện pháp kỹ thuật nhằm tạo điều kiện thích hợp cho sự phát triển
phôi của trứng cá. Nguồn nƣớc đƣợc bơm từ ao lắng lên tháp nƣớc sau đó cho vào bể
ấp, có sục khí liên tục và nƣớc chảy tràn. Sau khi cá đẻ xong dùng vợt lƣới mùng vớt
trứng (định lƣợng trƣớc khi ấp) cho vào bể ấp, lấy mẫu trứng của từng nghiệm thức đi
ấp ở các khai để lấy số liệu.
Trong quá trình ấp trứng các yếu tố: nhiệt độ, Oxy hòa tan, pH có ảnh hƣởng đến sự
phát triển phôi của trứng cá linh ống.
Chất lƣợng nƣớc ấp trứng phải tốt:
 Oxy hòa tan cao (O
2
≥ 3 mg/l).
 PH: 7 - 8.
 NH
3
-N, NO
2
, H
2
S < 0,01mg/l.
 Nhiệt độ ấp trứng ổn định ở mức 28 - 29
o
C.

3.4 Các chỉ tiêu thu thập số liệu
Các chỉ tiêu quan sát bao gồm:
- Thời gian hiệu ứng của kích dục tố: Tính từ khi tiêm liều quyết định tới khi cá cái
rụng trứng và đẻ trứng hàng loạt.
- Tỷ lệ cá đẻ (%):
số lƣợng cá đẻ
Tỷ lệ cá đẻ = x 100
Tổng số cá cho đẻ
- Sức sinh sản tƣơng đối thực tế (Trứng/kg cá cái):
Số trứng đẻ ra
Sức sinh sản tƣơng đối thực tế =
Khối lƣợng cá cái (kg)
- Tỷ lệ thụ tinh (%):
số lƣợng trứng thụ tinh
Tỷ lệ thụ tinh – TLTT = x 100
Số trứng quan sát
- Tỷ lệ nở (%):
16

Số lƣợng trứng nở
Tỷ lệ nở - TLN = x 100
Số trứng thụ tinh
- Tỷ lệ cá cá bột sau 3 ngày
Số lƣợng cá sống sau 3 ngày
Tỷ lệ sống - TLS (%) = x 100
Tổng lƣợng cá thí nghiệm
Trong quá trình ấp trứng tiến hành thu mẫu trứng để theo dõi các chỉ tiêu: dùng lọ nhựa
2 lit thu khoảng 500 - 1000 trứng, tiến hành lấy mẫu quan sát tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở.
Phƣơng pháp tính toán và xử lý số liệu:
Số liệu nhƣ nhiệt độ, oxy hòa tan, pH, tỉ lệ đẻ, tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ nở đƣợc thu thập và

xử lý bằng phần mềm excel.

17

Chƣơng 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Kết quả nuôi vỗ cá bố mẹ
Kết quả nghiên cứu ghi nhận đƣợc cá linh ống thành thục tốt sau 3 tháng (tháng 2-5)
nuôi vỗ hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp có hàm lƣợng 35% (khẩu phần ăn 2-3%
trọng lƣợng, 2 lần/ngày), điều kiện môi trƣờng thuận lợi (có hệ kích nƣớc trong ao
nuôi). Mật độ nuôi 15 kg/giai (12 m
2
/giai). Điều này chứng tỏ thức ăn cung cấp cho cá
trong quá trình nuôi vỗ cá đã có tác dụng cung cấp dƣỡng chất giúp cá thành thục
nhanh hơn.

Hình 4.1 giai nuôi cá bố mẹ
Kết quả nghiên cứu về chu kỳ thành thục sinh dục cá linh ngoài tự nhiên của Lê Thị
Mai Xuân (2008) đã ghị nhận tỷ lệ cá cái thành thục cao nhất ở tháng 6 là 50% và giảm
dần ở các tháng tiếp theo. Võ Trƣờng An (2009) cũng ghi nhận tỷ lệ cá linh thành thục
trong ao cao nhất (73,5%) sau 5 tháng nuôi. Hoàng Anh Đức (2011) cũng ghi nhận cá
linh ống nuôi vỗ trong ao bắt đầu thành thục vào tháng 3 (6,7%) và tỷ lệ thành thục cao
nhất vào tháng 6 (81,2% đối với cá cái và 79,9% đối với cá đực).
Đối chiếu với các nghiên cứu trên có thể nhận định rằng, sự thành thục của cá linh nuôi
trong giai có kích thích nƣớc (tạo phung mua) sóm hơn sự thành thục của cá linh ngoài
tự nhiên và nuôi trong ao. Đối với thí nghiêm nuôi trong giai thì có thể quản lý nguồn
thức ăn chính của cá, giảm đƣợc xây sát cho cá khi kiểm tra cá và khi cho cá sinh sản
nên ít ảnh hƣởng đến quá trình phát triển trứng cá.

×