Viết một bài văn biểu cảm về loài cây em yêu
November 19, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu THCS - Tác giả: Thu Huyền
Đề bài: Viết một bài văn biểu cảm về loài cây em yêu.
DÀN Ý
I. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về hoa phượng.
II. Thân bài:
Miêu tả và phát biểu cảm nghĩ về hoa phượng:
Tả những tàn hoa phượng trong mùa hè chói lọi và cảm nghĩ của em.
- Tả lá của phượng.
- Tả địa điểm của loài hoa phượng và cảm xúc của học sinh.
- Tả hoa phượng trong mùa xuân và cảm xúc của học sinh.
- Tả hoa phượng trong mùa hè và cảm nghĩ của học sinh.
III. Kết bải:
Nồi buồn của hoa phượng khi học sinh nghỉ hè.
HOA HỌC TRÒ
Phượng không thơm, phượng chưa hản là đẹp, nhưng phượng đỏ và phượng nhiều, phượng có một linh hồn
sắc sảo mênh mang.
Phượng không phải là một đoá, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời
đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cái xã hội thắm tươi; người ta quên đoá hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến
hàng, đến những tán lớn xoè ra, trên đậu khít nhau bằng muôn ngàn con bướm thắm. Màu hoa phượng chói lói,
sinh sống như sắc máu người. Ấy là lời kêu kỳ bí của mùa hè; trong nắng chói chang, mùa hè thét lên những
tiếng lửa.
Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vui, mới thực là nỗi niềm bông phượng. Một lần gió
hẩy tới; từng đợt sóng rào rào trên biển hoa…
Người ta hay trồng phượng ngoài thành và trong thành; và người ta hay trồng phượng trong các sân trường. Vì
sao? Nhưng dù trồng ở đâu, cũng chỉ có bọn học sinh yêu và hiểu hoa phượng nhất. Hoa phượng là hoa-học-
trò. Còn ai quen với phượng cho bằng bọn cắp sách đến trường một ngày hai buổi! Còn ai có linh hồn tươi
thắm để quan hoài với phượng thắm tươi?
Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e; dần dần
xoè ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên
màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo ra một tin thắm: mùa hoa phượng bắt đầu. Đến
giờ chơi, học trò ngạc nhiên nhìn trông: hoa nở lúc nào mà bất ngờ dữ vậy!
Bình minh của hoa phượng là một màu đó còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa
tăng, màu cũng đậm dần. Rồi hoà nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẻ kêu vang; hè đến rồi! Khắp
thành phố bỗng rực lên, như đến tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ. Sớm mai thức dậy, cậu học trò vào hẳn trong
mùa phượng; thôi nghỉ hè sắp đến đây! Mùa thi cử sắp đến.
Thi cử cho các anh sắp ra trường, lười biếng của các em còn ở nhiều năm. Sự học một bên căng, một bên
chùng, đều ghi dấu hoa phượng. Các em ngồi trong lớp làm bài, tay không muốn chay nhanh. Vì gần nghỉ, nên
các em nghỉ ngay lúc còn chưa nghỉ. Phượng đỏ thế kia mà! Khắp các cành đều có hoa; hoa nở, hóa rơi, hoa
bay, đến cả ngoài vườn xa không có cây mà cũng có hoa phượng.
Các chàng trẻ vui tay nhặt cánh phượng trên cỏ xanh, lẩn thẩn như bùi ngùi. Có người bỏ vào sách ép. có
người bỏ cả vào thư gửi đi. Hoa phượng tươi, tươi nhưng mà tươi quá quắt; hoa phượng đẹp nhưng mà đẹp não
nùng. Ai xui hoa phượng nhiều như vậy? Ai dạy cho hoa phượng cái màu xa xăm? Phượng vui; cái vui tươi
như là làm cho thái quá đề che dấu cái sầu uất.
Cái sầu nghỉ hè, vâng, nhất là đối với những chàng sắp ra trường, mà trước khi ra, phải trải một cuộc thi.
Những chàng ấy chăm ngay từ đầu năm; đến lúc hoa phượng đậm màu, lại càng gập gáp. Vài chàng bấy lâu
nhác biếng, nay cùng bị màu hoa phượng đẩy cho ở sau lưng. Phượng hồng, phượng đỏ, phượng xác pháo,
phượng máu người, phượng cứ nở, các anh cứ cô học; sắc phượng mệt mỏi lắm sao! Thật đúng với lòng các
anh, gắng sức nhưng mà buồn bã. Các anh đã nghĩ đến hè, đến lúc ra trường, đến ngà ba đường phải chọn
hướng đi, đến cuộc đời đang rình các anh mà chụp bắt.
Rồi một hôm, trống đánh: các anh ngồi thi. Ôi, bài văn bí quá, bài tính mãi không ra, các anh toát mồ hôi, ngó
quanh quẩn như cầu cứu, nhìn ra cửa sổ thấy bóng phượng ở ngoài sân! Rồi kẻ đậu thì bỏ mặc bông phượng
mà vui vầy; kẻ hỏng buồn riêng một mình, bạn bè cũng không, chỉ biết thớ than cùng bông phượng. Họ đi giữa
đường, dầm xác bông phượng, họ ngồi thơ thẩn, bỏng phượng cũng rụng bên mình. Bàn tay mân mê bông
phượng, cái sắc đỏ ám ánh quá, đỏ một cách tức tối, đỏ một cách tuyệt vọng.
Phượng cứ nở. Phượng cứ rơi. Bao giờ cũng có hoa phượng rơi, bao giờ cùng có hoa phượng nở. Nghỉ hè đã
đến. Học sinh sửa soạn về nhà. Nhà chưa về, cái vui gia đình đâu chưa thây, chỉ thấy xa trường, rời bạn; buồn
xiết bao! Những cuộc tình duyên giữa bạn hè đến lúc rè chia, cũng rè chia dưới màu hoa phượng; dù hữu tâm,
dù vô tình, người nào cũng có sắc hoa phượng nằm ở trong hồn. Phượng xui ta nhớ cái gì đâu. Nhớ người sắp
xa, còn đứng trước mặt… Nhớ một trưa hè gà gáy khan… Nhớ một thành xưa son uể oải…
Thôi học trò đã về hết, hoa phượng ở lại một mình. Phượng đứng canh gác nhà trường, sân trường. Hè đang
thịnh, mọi nơi đều buồn bã, trường ngủ, cây cối ngủ. Chỉ có hoa phượng thức đề làm vui cho cánh trường. Hoa
phượng thức nhưng thỉnh thoảng cũng mệt nhọc, muốn lim dim. Gió qua, hoa giật mình, một cơn hoa rụng.
Cứ như thế, hoa-học-trò thả những cánh son xuống cỏ, đếm từng giây phút xa bạn học sinh! Hoa phượng rơi,
rơi… Hoa phượng mưa Hoa phượng khóc. Trường tẻ ngắt không tiếng trống, không tiếng người. Hoa phượng
nở, hoa phượng nhở. Ba tháng trời đằng đăng. Hoa phượng đẹp với ai; khi học sinh đã đi cả rồi!
Xuân Diệu
(Trích Tuyến tập Xuân Diệu II, Trường ca)
BÀI THAM KHẢO 2
Cây gạo già mỗi năm lại trở lại mùa xuân, cành nặng trĩu những hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót. Lũ chim
no mồi chạm vào đâu cũng kiếm được những con sâu xám béo nhũn hoặc những anh chị bọ gạo mình cũng đỏ
như hoa.
Chỉ cần một làn gió nhẹ hay một đôi chim mới đến, là có ngay mấy bông gạo lìa cành. Những bông hoa rơi từ
trên cao, đài hoa nặng chúi xuống, những cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng nom thật đẹp.
Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh
mát, trầm tư, cây đứng im cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về
thăm quê mẹ.
Cây gạo già mỗi năm lại trở lại mùa xuân, cành nặng trĩu những hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót
Ngày tháng đi thật chậm mà cũng đi thật nhanh. Những bông hoa đỏ ngày nào nay đã trớ thành những quả gạo
múp míp, hai đầu thon vút như con thoi. Sợi bông trong quả đầy dần, căng lên; những mảnh vỏ tách ra cho các
múi bông nở đều, chín như nồi cơm chín đội vung mà cười, trắng lóa. Cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn
nồi cơm gạo mới.
Đã sẵn sàng cả rồi. Cơn dông như được báo trước rào rào kéo đến. Ngàn vạn lá gạo reo lên, múa lên. Chúng
chào anh em của chúng lên đường: từng loạt, từng loạt một, những bông gạo bay tung vào trong gió, trắng xoá
như tuyết mịn, tới tấp bay đi khắp hướng.
Cây gạo rất thảo, rất hiền, cứ đứng đó mà hát lên trong gió, đóng góp với bốn phương kết quả dòng nhựa quý
của mình. Cơn dông tan. Gió lặng. Cây gạo xơ xác hẳn đi, nom thương lắm. Nhưng chẳng có điều gì đáng lo
cả, cây gạo bền bỉ làm việc đêm ngày, chuyên cần lấy từ đất, nước và ánh sáng nguồn sinh lực và sức trẻ vô
tận. Mùa đông, cây chi có những cành trơ trụi, nom như cằn cỗi. Nhưng không, dòng nhựa trẻ đang rạo rực
khắp thân cây. Xuân đến lập tức cây gạo già lại trổ lộc nảy hoa, lại gọi chim chóc tới, cành đầy tiếng hót và
màu đó thắm, rồi đến ngày đến tháng, cây lại nhờ gió phân phát đi khắp chốn những múi bông trăng nuột nà…
(Vũ Tú Nam – Trích Cây gạo)
BÀI THAM KHẢO 3
Mùa xuân, cây gạo cổ thụ bên bờ hồ nở hoa đỏ rực. Hoa phủ kín các nhánh cành, tươi tắn, lung linh như được
nhìn qua làn nước trong vắt.
Từ rất xa, bé đã trông thấy cây gạo. Bé hớn hở chạy lại. Đứng dưới gốc, bé ngửa cố ngước nhìn lên. Mấy bông
trên cao tít chợt buông mình rơi xuống, xoay tròn trong gió. Tiếng bé cười giòn tan. Bé nhặt những bông hoa
còn nguyên vẹn, ôm trước ngực. Nhìn gần, hoa càng đẹp. Một màu vàng chìm lẫn trong sắc đỏ làm cho năm
cánh hoa như bừng sáng thêm lên, màu hoa trong hơn. Bé ngước nhìn vòm hoa lần nữa, miệng thốt reo khe
khẽ:
- Hoa đẹp quá! Màu đỏ tươi quá! Ước gì lúc nào bé cũng thấy hoa rực rỡ thế này!
Cây gạo cố thụ từ nãy vẫn đề ý đến bé. Tuy cao lớn ngang trời, cây vẫn nghe rõ lời ước ao của người bạn bé
nhỏ. Cây gạo tự nhủ mình sẽ gắng sức chắt lọc từ đất những dòng nhựa tinh túy nhất để làm cho những bông
hoa kia mãi mãi thắm tươi. Và ngay sau đó, cây gạo lại thả tiếp mấy bông hoa xuống cho bé. Đôi mắt bé sáng
lên. Bé chạy vòng quanh cây gạo, miệng reo hò, cúi xuống nhặt tiếp. Quả nhiên, những bông hoa mới đỏ tươi
hơn những bông bé nhặt trước đó.
Thấy bé vui sướng, cây gạo hài lòng lắm. Những vòm hoa cứ bóng lên mãi, rực rỡ. Nhưng rồi cây gạo chợt
nghĩ: “Hoa nở có thì. Mùa xuân qua đi, làm sao hoa mình tươi thắm mãi. Phải làm thế nào cho sắc đỏ được lưu
truyền cả bốn mùa, để ánh mắt tin cậy của cô bé luôn trong trẻo?”.
Nghĩ được một kế hay, cây gạo cười rung vòm cáy. Lời cây gạo truyền đi trong gió:
- Hơ hơ… hơ… hơ… hơ. Hời muôn loài cây bè bạn! Các ngươi có nghe thấy lời mong ước của cô bé tí hon
kia đấy không?
Cả rừng cây ven hồ xào xạc:
- Có! Chúng tôi có nghe thấy! Vậy ý của cây gạo cổ thụ như thế nào?
Cây gạo nói, giọng thật trầm:
- Hoa tôi nở suốt mùa xuân. Sang hè, tôi muốn màu đỏ ấy được chuyển sang cho một loài hoa khác. Rồi mùa
thu về, loài hoa ấy lại chuvển tiếp sắc đỏ sang một loài hoa khác nữa… Cứ thế, quanh năm, màu đỏ vẫn tươi
nguyên, luân chuyển từ hoa này sang hoa nọ, như một cuộc chạy tiếp sức không bao giờ ngừng nghỉ. Các bạn
nghĩ thế nào?
Rừng cây xôn xao:
- Hay lắm! Hay lắm! Cây gạo cổ thụ nghĩ hay lắm! Tất cá chúng ta nên làm theo…
Màu đỏ vẫn bập bùng cháy trên vòm cầy gạo gần suốt cả mùa xuân. Khi những bông hoa gạo bắt đầu thưa
thớt, tiếng ve bắt đầu cất lên rụt rè; thì hàng cây phượng vĩ cũng bắt đầu nhận lấy sắc đỏ từ cây gạo chuyển
sang, mỗi lúc một ào ạt.
Một sớm mai ngủ dậy, vừa mở tung cánh cứa sổ, bé đã ngờ ngàng trước cả một chân trời rực rỡ sắc hoa
phượng. Từng vòm, từng vòm hoa bồng bềnh trên mặt hồ. Bé biết cây gạo đã không phụ lòng mong mòi của
bé, gửi sắc đỏ cho những cày phượng giữ hộ.
Rối mùa hạ đầy trời hoa phượng cũng dần qua đi. Mùa thu đến cùng với gió heo may và những thảm hoa son
đó tươi nở bạt ngàn. Mặc cho nắng hanh khô cháy, cây hoa son vẫn giữ nguyên vẹn sắc đỏ của hoa gạo, hòa
phượng truyền lại, làm bé rưng rưng cảm động.
Cầm những bông hoa son trên tay, bé ngước nhìn ra xa. đã bắt đầu cò gió bấc tràn về. Mùa đông đang đến gần.
Mùa đông với những cơn mưa rả rích, với những luồng gió tê buốt, với bầu trời lúc nào cùng âm u, thảng hoặc
mới hoe hoe chút nắng. Trong công viên, hoa thưa thớt. Trên đường phố, cây côi trơ trụi, khẳng khiu. Những
cây hoa son vẫn gắng nở những bông hoa đỏ tươi, ấm áp.
Bé ủ kín trong bộ quần áo rét to bu xù. đau đáu nhìn những đốm đỏ nở rải rác đây đó rồi lại ngước nhìn lên
khắp các vòm cây. Ước gì, giữa mùa đông tê cóng này, sắc đỏ của những hoa gạo, hoa phượng, hoa son vẫn cứ
tươi thắm mãi.
Từ khi bắt đầu chớm rét, cây bàng đã nghĩ ngay đến những điều bé vừa nghĩ. Giá mà nó cũng nở được những
bông hoa đó rực rỡ như thế kia. Nhưng thật khó! Hoa bàng đã nở hết để đem về cho bọn trẻ những trái vàng
thơm vào mùa thu mát mẻ. Biết làm cách nào bây giờ? Đôi mắt bé vẫn nhìn đầy khao khát, chờ mong.
Những ý nghĩ nung nấu làm cây bàng tràn trọc suốt đêm, vật vã trong gió lạnh. Không thể để cô bé xinh xắn
kia thật vọng. Phải tìm mọi cách cho bé được vui. Một ý nghĩ chợt lóe sáng, làm cây bàng theo rạo rực. Cây
bàng đã có cách.
Mấy hôm liền trời mưa liên miên; không đứt. Bé không ra khói nhà. Các cửa lớn nhò cũng đóng im lìm, Chắn
gió lùa. Khi trời vừa hửng, Bé ra mở cửa sổ. Thật kiìlạ! Bầu trời vẫn xám nặng sùng nước nhưng quanh hồ lại
vô cùng rực rỡ. Những bông hoa gì màu đỏ, mà lại nhiều như thế kia? Bé chạy vào nhà, rối rít gọi các anh chị.
Mọi người ùa đến vây quanh bé, bên cửa sổ. Nhiều tiếng reo:
- Lá bàng! Lá bàng đỏ tươi đẹp chưa kìa!
Bé ngẩn ngơ, thi ra những cây bàng không muốn cuộc chạy tiếp sức của các loái hoa bị đứt đoạn, đã tự đốt
cháy thân mình để lưu truyền sắc đỏ.
Nhận ra bé đang xúc động ngắm nhìn mình, từ rất xa, những cây bàng khẽ đung đưa, vẫy vẫy những chiếc lá
đỏ tía lên chào bé.
Cứ thế, cây bàng lặng thắp sáng suốt cả mùa đông. Rồi những chiêc lá thắm đỏ lại lần lượt rời cành. Đằng sau
những thân bàng đen thẫm. Bé lai nhân ra thấp thoáng ánh đỏ của những bông hoa gạo đầu mùa
Read more: />yeu/#ixzz3mV1SOGaC