Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SKKN tổng phụ trách Trò chơi lớn thu hút đội viên tham gia sinh hoạt Đội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.61 KB, 13 trang )

TRÒ CHƠI LỚN GIÚP ĐỘI VIÊN
HỨNG THÚ THAM GIA SINH HOẠT ĐỘI
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trường Tiểu học Hòa Bình A là trường thuộc xã vùng sâu còn nhiều khó
khăn và thiếu thốn. Tuy nhiên, với sự quan tâm sâu sắc từ các cắp lãnh đạo Đảng
và Nhà nước, đặc biệt là sự quan tâm hỗ trợ của lãnh đạo PGD&ĐT huyện Tam
Nông, của chính quyền địa phương nên những vấn đề khó khăn nan giải dần được
giải quyết.
Với tinh thần không ngại khó khăn, gian khổ, với suy nghĩ tất cả vì đàn em
thân yêu, vì sự nghiệp giáo dục của nước nhà nên toàn thể CBGV – CNV, các Tổ
chức trong nhà trường luôn ra sức thi đua dạy tốt – công tác tốt để biến mái
Trường Tiểu học Hòa Bình A thật sự là nơi rèn luyện các em trở thành người có đủ
đức đủ tài cho tương lai. Trong đó Đội TNTP Hồ Chí Minh là một tổ chức nồng
cốt không thể thiếu trong sự nghiệp giáo dục này của nhà trường.
Trường luôn xác đinh Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt
Nam, do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, do Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh phụ trách. Đội TNTP Hồ Chí Minh là lực lượng giáo dục
trong và ngoài nhà trường, là lực lượng dự bị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, lực
lượng nồng cốt trong các phong trào thiếu nhi. Đội hoạt động trong nhà trường và
trên địa bàn dân cư, lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng làm mục tiêu phấn
đấu rèn luyện cho đội viên, giúp đỡ thiếu nhi trong học tập, hoạt động vui chơi, tập
hợp, giáo dục thiếu nhi trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, trở thành người
công dân có ích trong tương lai. Việc giáo dục đội viên, thực hiện quyền, bổn phận
theo Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em là nhiệm vụ chủ yếu, trực tiếp của tổ
chức Đội.
Đội TNTP Hồ Chí Minh tập hợp đội viên, nhi đồng, bước đầu trang bị kiến
thức, kỷ năng cần thiết của Đội cho các em, tạo cho các em sự đam mê, hứng thú
tham gia sinh hoạt, tìm hiểu và vững vàng đứng vào hàng ngũ Đội TNTP Hồ Chí
Minh một cách tự giác, tự nguyện…
1


Tuy nhiên, Một khó khăn nan giải mà Liên đội đang gặp phải trong nhiều
năm liên tiếp và cần phải có biện pháp khắc phục kịp thời là tình hình mất dần
hứng thú tham gia sinh hoạt đội khi các em đã được trang bị các kiến thức – kỹ
năng của người đội viên. Theo tìm hiểu sơ bộ ban đầu từ các thành viên trong cán
bộ lớp, cán bộ đội qua hai năm học 2009 – 2010, 2010 – 2011 và đầu năm học
2011 – 2012 thì nuyên nhân sâu xa dẫn đến việc các em nhàm chán khi tham gia
sinh hoạt đội là do các em chưa cảm nhận được học các kỹ năng đó để làm gì, có
ích gì…tức là các em không có cơ hội để vận dụng các kỹ năng đã học.
Với sự quan tâm sâu sắc của Ban lãnh đạo nhà trường về tình hình trên, với
cương vị là một giáo viên Tổng phụ trách đội, một thành viên trong nhà trường đã
thôi thúc tôi phải làm sao tìm ra một giải pháp để khắc phục tình trạng mất dần
hứng thú tham gia sinh hoạt đội của các em đội viên. Và đây cũng chính là lý do để
tôi chọn đề tài này nghiên cứu.
II. MỤC ĐÍCH – NHIỆM VỤ - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Mục đích nghiên cứu:
- Khảo sát, tìm hiểu rõ nguyên nhân làm các em không còn hứng thú tham
gia sinh hoạt đội khi đã được trang bị những kiến thức và kỹ năng của người đội
viên.
- Tìm ra giải pháp thiết thực lâu dài để tạo hứng thú, đưa các em trở về vĩ
đạo cuốn hút của niềm đam mê, của sự hăng say, phấn khởi, tự giác tham gia sinh
hoạt đội trong Liên đội Trường Tiểu học Hòa Bình A.
2. Phương pháp nghiên cứu:
2.1. Nhóm phương pháp luận: Đây là nhóm phương pháp chủ yếu nghiên
cứu dựa trên phương pháp luận khoa học biện chứng và trên lập trường quan điểm
chủ nghĩa Mác – Lênin để xem xét giải quyết vấn đề. Nó bao gồm các quan điểm
luận chính:
+ Quan điểm hệ thống các mối quan hệ các mối quan hệ tương tác, hỗ trợ và
bền vững.
+ Quan điểm tổng hợp để đi đến một phác họa chung, thống nhất của đề tài.
2

+ Quan điểm lịch sử - không gian và thời gian để nắm được xu hướng phát
triển của đề tài.
2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát khoa học: Nhằm thu nhận thông tin từ đối tượng
nghiên cứu một cách có mục đích…
- Phương pháp điều tra giáo dục: Nhằm thu thập thông tin từ đối tượng để
phát hiện các vấn đề cần giải quyết, xác định nguyên nhân…
- Phương pháp phân tích, tổng hợp – thống kê, đối chiếu: Nhằm rút ra
những đặc điểm, tính chất, những nhận định, kinh nghiệm… về đề tài.
- Phương pháp thực nghiệm: Để kiểm tra, đánh giá, chứng minh những
nhận định, giả thuyết đã đưa ra…
- Phương pháp chuyên gia: Sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên gia để hoàn
thiện đề tài có chất lượng và khoa học…
III. ĐỐI TƯỢNG - GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI:
1. Đối tượng: Đội viên Liên đội Trường Tiểu học Hòa Bình A.
2. Giới hạn đề tài: Tác dụng của trò chơi lớn trong việc thu hút và tạo hứng
thú đội viên tham gia sinh hoạt đội.
IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN:
1. Chọn đề tài nghiên cứu.
2. Lập đề cương gửi Hội đồng khoa học trường và gửi về PGD&ĐT Tam
Nông.
3. Tìm, sưu tầm tài liệu có liên quan.
4. Tiến hành nghiên cứu, hoàn thành đề tài theo đúng quy định.
5. Gửi Hội đồng khoa học trường và PGD&ĐT huyện Tam Nông.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Trò chơi được xem là kĩ năng, là nhu cầu không thể thiếu trong các sinh hoạt
và hoạt động tập thể với thanh thiếu niên, nhi đồng hiện nay. “Trò chơi được coi là
một trong những phương tiện giáo giục lớp trẻ, nhanh nhất, có hiệu quả nhất, dễ
tiếp thu nhất”. Trò chơi không chỉ dừng ở mục đích vui chơi, giải trí đơn thuần mà

3
trò chơi còn có tác dụng lớn trong việc rèn luyện con người nâng cao phẩm chất,
phát triển trí tuệ, hình thành nhân cách và xây dựng đức tính tốt.
Trong đó, trò chơi là một phương tiện giáo dục hửu hiệu, là một lợi khí giáo
dục, là một loại hình tổng hợp nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn của thanh thiếu
niên, nhi đồng. Trò chơi lớn là sự kết hợp nhiều trò chơi nhỏ với nhiều kỹ năng
như: dấu đường, mật thư, morse, semaphore, tín hiệu câm, 7 kỹ năng đội viên, nút
dây, các kỹ năng trại… với nhiều cái tên “ hành quân cấm trại”, “ về nguồn”, “ trại
ở đâu”, “tìm kho bau”, “ vượt chặng”, “ về đích”, “giải phóng Điện Biên”, “ giải
cứu công chúa”,… Nó diễn ra trên một địa bàn, thời gian dài, người chơi cần phải
có sức khoẻ để hoạt động liên tục và phối hợp đồng loạt nhiều kỹ năng. Bởi thế
việc tổ chức trò chơi lớn phải được nghiên cứu kỷ lưỡng và tuỳ theo khả năng cũng
như sức khoẻ của người tham gia để ấn định những hoạt động thích hợp.
Trò chơi lớn mang lại cho người tham gia những lợi ích sau :
- Vui, thoả mãn tính hiếu động và óc mạo hiểm của thanh thiếu niên.
- Luyện tính khí : nẩy nở sáng kiến, tinh thần thượng võ, tinh thần kỷ luật,
đức tính hy sinh, phát huy tinh thần đồng đội, tập kiên nhẩn, chịu đựng quả cảm,
tháo vát và tự chủ.
- Phát triển cơ thể, vì trò chơi lớn là một môn thể thao tự nhiên, trong đó mọi
người vận động tất cả các bộ phận trong cơ thể để tham gia vào mọi hoạt động của
Trò Chơi Lớn.
- Thực hành các bài học chuyên môn đã học như truyền tin, dấu đi đường,
gút, phương hướng, dấu chân vật, cấp cứu.
- Đối với người chỉ huy thì trò chơi lớn giúp cho họ có cơ hội quan sát tìm
hiểu tâm lý, tính tình, khả năng chuyên môn và sức khoẻ của Đội viên mình.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
1. Số liệu đầu năm học 2011 – 2012 của Liên đội:
- TS lớp: 12.
- TS học sinh: 220/92.
- TS Chi đội: 4.

- TS đội viên: 84/38
4
- TS học sinh trong tuổi đội: 0
- TS nhi đồng: 176/54
- Tổng số sao: 14
- TS PT sao: 14
2. Thuận lợi:
- Các đội viên và nhi đồng tích cực nhiệt tình tham gia công tác Đội.
- Sự quan tâm nhiệt tình của các anh chị trong Ban phụ trách đội.
- Được sự quan tâm chỉ đạo của HĐĐ xã Hòa Bình và HĐĐ huyện Tam
Nông, của Chi bộ đảng, BGH nhà trường, Công đoàn, Chi đoàn, quý thầy cô giáo
sự quan tâm giúp đỡ của Hội cha mẹ học sinh.
- Đội ngũ trong BCH Liên đội, Chi đội năng động, nhiệt tình, thích tiếp thu
cái hay cái mới, được trang bị dần những kỹ năng nghiệp vụ về hoạt động cũng
như lãnh đạo. Bên cạnh đó các đội viên trong Liên đội là những người nhiệt tình
năng nổ trong các phong trào mà BCH đã đề ra. Luôn hỗ trợ nhau trong mọi hoạt
động, luôn có sự nổ lực của bản thân.Có ý thức về vai trò và trách nhiệm của mình.
- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa BCH LĐ với BCH CĐ với LĐ bạn.
- Cơ sở vật chất phục vụ việc học tập và hoạt động luôn được cấp trên quan
tâm.
3. Khó khăn:
- Trường có 1 điểm chính và 2 điểm phụ cách xa nhau trên 5 km, đường đất
sét, có một điểm phụ nằm sâu trong đồng ruộng không đi bằng xe gắn máy vào nên
đã ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động của Đội. Kinh phí từ nguồn thu của
LĐ rất hạn chế.
- Kinh nghiệm hoạt động các thành viên trong BCH Liên đội và Chi đội còn
nhiều hạn chế.
- Đội viên và nhi đồng của trường số đông thuộc gia đình nghèo, khó khăn,
tuổi nhỏ, phải thường xuyên giúp gia đình nên việc nắm bắt tâm tư tình cảm của
từng đội viên cũng như triển khai các hoạt động có quy mô cần sự tập trung cao

gặp nhiều khó khăn. Phần lớn các em học sinh còn rụt rè, thiếu mạnh dạn khi tham
5
gia sinh hoạt độ, sinh hoạt tập thể. Một số bộ phận đội viên chưa có ý thức cao về
hoạt động Đội.
III. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG MÂU THUẪN:
1. Thực trạng:
Bước vào đầu năm học 2011 - 2012, Liên đội đã tổ chức thành công Đại hội
Chi đội và Đại hội Liên đội, đã bầu ra được Ban chỉ huy Liên đội nhiệm kỳ 2011 –
2012. Tiến hành xây dựng hoàn chỉnh Chương trình công tác đội cho cả năm với
nhiều hoạt động lớn nhỏ theo chủ đề, chủ điểm từng tháng như:
- Tháng 8 + 9/2011: Chủ đề “Mùa thu ngày khai trường” với hoạt động chủ
điểm (HĐCĐ) là khai giảng năm học mới, ngày 2/9 và Đại hội Liên đội.
- Tháng 10/2011: Chủ đề “Chăm ngoan học giỏi”, HĐCĐ là “Dạy tốt - Học
tốt”.
- Tháng 11/2011: Chủ đề “Mái trường mến yêu”, HĐCĐ là ngày 20/11.
- Tháng 12/2011: Chủ đề “Anh bộ đội của em”, HĐCĐ là ngày 22/12.
- Tháng 1/2012: Chủ đề “Hoa thơm dâng Bác”, HĐCĐ là ngày 6/1 và 9/1.
- Tháng 2/2012: Chủ đề “Ngàn hoa việc tốt – Mừng Đảng quang vinh”,
HĐCĐ là 3/2.
- Tháng 3/2012: Chủ đề “Tiến bước lên Đoàn”, HĐCĐ là ngày 8/3 và 26/3.
- Tháng 4/2012: Chủ đề “Vòng tay bè bạn”, HĐCĐ là ngày 30/4.
- Tháng 5/2012: Chủ đề “Đội ta lớn lên cùng đất nước”, HĐCĐ là ngày 15/5
và 19/5.
- Tháng 6-7-8/2012: Chủ đề “Hè vui khỏe”, HĐCĐ là tổng kết năm học,
ngày 1/6, ngày 27/7…
Căn cứ vào các chủ đề, hoạt động chủ điểm Liên đội đã lên kế hoạch tổ chức
nhiều hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, văn nghệ như: Lễ khai giảng; Đêm hội
trưng rằm; Hội thao 8/3; Họp mặt 8/3; Hội trại 26/3; Hội thao xuân 2012; Lễ kết
nạp đội viên 26/3; Hội thao 30/4; Lễ tổng kết…
Tiến hành hướng dẫn, rèn luyện 7 kỹ đội viên, dạy các kỹ năng trò chơi: mật

thư, morse, dấu đường… theo lịch sinh hoạt đội (2 lần/ tháng)
2. Mâu thuẫn:
6
Với một chuỗi hoạt động như trên tưởng chừng là sẽ hấp dẫn và cuốn hút
các em hăng sai, mong muốn tham gia sinh hoạt đội. Song, kết quả hoạt động thì
có nhưng niềm đam mê khi tham gia sinh hoạt đội của các em thì ngày càng giảm
sút. Biểu hiện cụ thể là khi có các hoạt động vui chơi các em tập trung tham gia rất
đầy đủ nhưng khi tiến hành sinh hoạt đội định kỳ thì càng về sau càng có nhiều đội
viên lấy nhiều lý để vắng trong các buổi sinh hoạt đội. Các lý do vắng của các em
là bận tiếp gia đình, giữ em,… nhưng trên thực tế rất nhiều em nghỉ ở nhà đi chơi.
Đây là một thực trạng vô cùng nhứt nhói và nan giải qua nhiều năm, vì tham
gia sinh hoạt đội không có tính chất bắt buột mà cần có sự tự nguyện, tự giác từ
các em.
IV. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Trước thực trạng trên, bản thân tôi đã tham mưu với BGH nhà trường tổ
chức buổi họp BCHLĐ mở rộng gồm: BGH, Công đoàn, Chi đoàn, BCHLĐ,
BCHCĐ. Nội dung cuộc họp là báo cáo tình hình đội viên đang có su hướng không
còn đam mê tham gia sinh hoạt đội, tiến hành thảo luận tìm ra nguyên nhân chính
yếu dẫn đến vấn đề, đóng góp ý kiến để tìm ra giải pháp khắc phục vấn đề trên.
Trong buổi họp, tất cả điều thống nhất với nguyên nhân làm cho đội viên không
hứng thú tham gia sinh hoạt là do thiếu sân chơi thiết thực để các em vận dụng các
kỹ năng đã học vào thực tiễn, từ đó các em cảm thấy nhàm chán khi lý thuyết vẫn
là lý thuyết.
Cuối buổi họp, BGH đã thống nhất giao cho Tổng phụ trách đội tiến hành
nghiên cứu để tìm ra giải pháp hiệu quả khắc phục vấn đề trên. Và phân công các
bộ phận ra sức hỗ trợ.
Được sự tín nhiệm giao phó của BGH nhà trường, tôi bắt đầu tiến hành
nghiên cứu, tìm hiểu để đưa ra các giải pháp khắc phục lâu dài. Công tác nghiên
cứu được thực hiện theo 3 giai đoạn:
1. Giai đoạn đặt giả thuyết khoa học và điều tra khảo sát lần 1:

1.1. Giả thuyết khoa học: “Trò chơi lớn với khả năng phối hợp nhiều trò
chơi nhỏ với nhiều kỹ năng như: Morse, mật thư, nút dây, dấu đường, các kỹ năng
7
người đội viên… sẽ kích thích sự tò mò, tính năng động, sáng tạo…của các em, từ
đó làm cho các em hứng thú, say mê và ham muốn dược tham gia sinh hoạt đội”
1.2. Diều tra khảo sát lần 1:
Nhằm mục đích tìm hiểu rõ thái độ của các em đối với tổ chức Đội và vấn
đề tham gia sinh hoạt đội trước khi triễn khai thực hiện đưa giả thiết khoa khọc vào
thực tiễn để chứng minh và biến nó thành giải pháp giải quyết nguyên nhân làm
mất hứng thú tham gia sinh hoạt đội của các em.
Tiến hành khảo sát bằng phiếu điều tra trắc nghiệm với 10 câu hỏi. Khảo sát
ngẫu nhiên trên 50% số lượng đội viên đầu năm.
* Phiếu điều tra khảo sát:
Chi đội:…………………………………………………….
Nữ
Ngày 14/9/2012
Đội viên khoanh tròn đáp án đúng theo suy nghỉ của mình
Câu
hỏi
Nội dung
1 Bạn có hiểu biết gì về Đội TNTP Hồ Chí Minh không?
a. Có hiểu biết. b. Biết. c. Không.
2 Liên đội trường bạn có thường xuyên tổ chức sinh hoạt đội không?
a. Thường xuyên. b. Có, nhưng ít. c. Không có
3 Bạn có thường xuyên tham gia các buổi sinh hoạt đội không?
a. Thường xuyên. b. Có, nhưng ít. c. Không có
4 Sau những lần tham gia sinh hoạt đội bạn cảm thấy?
a. Vui, bổ ích b. Rất bình thường. c. Mệt mỏi, chán.
5 Bạn có thích tham gia sinh hoạt đội để được trang bị các kiến thức kỹ năng hoạt
động đội?

a. Rất thích. b. Thích. c. Không thích.
6 Bạn có cảm nhận như thế nào khi được học 7 kỹ năng của người đội viên?
a. Rất vui, bổ ích b. Bình thường. c. Nhàm chán.
7 Bạn cảm thấy như thế nào khi được tham gia sinh hoạt trò chơi?
a. Vui, bổ ích b. Rất bình thường. c. Mệt mỏi, chán.
8 Bạn có hiểu biết gì về trò chơi lớn không?
a. Có hiểu biết. b. Biết. c. Không biết.
9 Bạn có thích tham gia trò chơi lớn không?
a. Rất thích. b. Thích. c. Không thích.
10 Bạn có muốn tham gia các buổi sinh hoạt đội thường xuyên không?
a. Rất muốn. b. Muốn. c. Không muốn.
* Vì sao không muốn:…………………………………………………………………
* Phiếu tổng hợp khảo sát lần 1 trên 42 đội viên:
Câu hỏi
Số lượng đáp án
Đánh giá chung
a b c
1 5 36 1 - Trung bình số lượt chọn mức độ “a” là:
106/420/ 1260 đạt 25% / 8.4%.
- Trung bình số lượt chọn mức độ “b” là:
2 38 4 0
3 19 13 10
8
202/420/1260 đạt 48.1% / 16%.
- Trung bình số lượt chọn mức độ “c” là:
108/420/1260 đạt 25.7% / 8.6%.
* Qua thống kê % cũng như số lượng chon
đáp án trên từng câu hỏi ta thấy phần lớn
đội viên của Liên đội chán, không thích
tham gia sinh hoạt đội với nội dung 7 kỹ

năng, các em chỉ thích tham gia các buổi
hoạt động vui chơi. Kiến thức cũng như sự
hiểu biết về tổ chức Đội TNTP HCM còn
rất thấp…
4 2 19 21
5 5 16 21
6 5 17 20
7 32 9 1
8 0 12 30
9 0 41 1
10 0 35 7
* Vì sau không muốn:
- 3 em: Bận việc nhà.
- 2 em: tiếp gia đình.
- 1 em: không thích đi.
2. Giai đoạn giới thiệu, tiến hành trang bị các kỹ năng trò chơi và vận
dụng thực hành:
1.1. Các kỹ năng truyền tin:
- Tìm hiểu, biên soạn, phát và nhận morse. Vận dụng thực hành.
- Tìm hiểu để biết về semaphore.
- Phát và nhận tín hiệu câm. Vận dụng thực hành.
1.2. Một số dạng mật thư cơ bản:
- Mật thư chữ thay chữ.
- Mật thư số thay chữ.
- Mật thư chuồng bò, núi đồi, bảo cuốn, mực ẩn…
Cách soạn, dịch. Vận dụng thực hành.
1.3. Dấu đường: Tìm hiểu về các loại dấu đường, cách đặt và tìm kiếm dấu
đường. Vận dụng thực hành.
1.4. Nút dây: Tìm hiểu về các loại nút dây cơ bản, cách thắt và công dụng.
Vận dụng thực hành.

1.5. Một số kỹ năng về dựng trại, thiết kế chuột lửa, sơ cắp cứu, băng bó
vết thương, hát múa… Vận dụng thực hành về thiết kế mô hình trại, hát múa,
băng vết thương.
1.7. Tiến hành tổ chức trò chơi lớn nhân dịp 26/3 hoặc 30/4: Đây là dịp
để giúp các em có điều kiện vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn. Cũng là
dịp để đánh giá kiểm tra lại kết quả triển khai của giả thuyết khoa học. ( tổ chức
sau đợt khảo sát lần 2)
3. Giai đoạn điều tra khảo sát lần 2 và đánh giá giả thuyết khoa học:
9
Đây là giai đoạn cuối của quá trình triển khai nghiên cứu đề tài dựa trên giả
thuyết khoa học. Giai đoạn chứng minh hiệu quả của giả thuyết khoa học khi vận
dụng vào thực tiễn. Tổng họp rút ra giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề đang
nghiên cứu. (Việc khảo sát được dựa trên phiếu điều tra khảo sát lần 1 và ngẫu
nhiên trên 50% số lượng đội viên tại thời điểm).
* Phiếu tổng hợp khảo sát lần 2 ( ngày 22/02/2012) trên 42 đội viên:
Câu hỏi
Số lượng đáp án
Đánh giá chung
a b c
1 10 32 0 - Trung bình số lượt chọn mức độ “a” là:
284/420/ 1260 đạt 67.6% / 22.5%.
- Trung bình số lượt chọn mức độ “b” là:
136/420/1260 đạt 32.4% / 10.8%.
- Trung bình số lượt chọn mức độ “c” là:
0/420/1260 đạt 0% / 0%.
* Qua thống kê % lần 2 cũng như số lượng
chon đáp án trên từng câu hỏi và so với kết
quả khảo sát lần 1 ta thấy đội viên của Liên
đội đã bắt đầu đam mê thích thú tham gia
sinh hoạt đội với nội dung 7 kỹ năng cũng

như các buổi hoạt động vui chơi. Kiến thức
cũng như sự hiểu biết về tổ chức Đội TNTP
HCM đã tăng lên…
2 42 0 0
3 38 4 0
4 41 1 0
5 10 32 0
6 39 3 0
7 42 0 0
8 42 0 0
9 10 32 0
10 10 32 0
* Vì sau không muốn: 0
V. HIỆU QUẢ ÁP DỤNG:
Qua thực tế triển khai sinh hoạt, trang bị các kiến thức theo hướng áp dụng
trong trò chơi lớn và kết quả 2 lần khảo sát 50% tổng số đội viên của Liên đội đã
chứng minh hiệu quả của giả thiết khoa học là thiết thực, đúng với tình hình thực tế
của Liên đội. Mặt khác, nó cũng chứng minh các biện pháp triển khai giải quyết
những khó khăn của Liên đội trong việc tổ chức sinh hoạt đội là rất khả thi.
Cụ thể:
Khảo sát lần 1 Khảo sát lần 2
“a” là: 106/420/ 1260 đạt 25% / 8.4%. “a” là: 284/420/ 1260 đạt 67.6% / 22.5%.
“b” là: 202/420/1260 đạt 48.1% / 16%. “b” là: 136/420/1260 đạt 32.4% / 10.8%.
“c” là: 108/420/1260 đạt 25.7% / 8.6%. “c” là: 0/420/1260 đạt 0% / 0%.
C. KẾT LUẬN
I. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC HỌC SINH:
10
Như chúng ta biết, Đội TNTP Hồ Chí Minh là một tổ chức chính trị xã hội
của thiếu nhi, có tôn chỉ mục đích rõ rang, có điều lệ tổ chức và hoạt động cụ thể.
Đội TNTP Hồ Chí Minh là một tổ chức thống nhất trong cả nước. Hệ thống tổ

chức của Đội được thành lập ở các trường học và trên địa bàn dân cư từ cấp xã đến
Trung ương do Ban chấp hành Đoàn cùng cấp lập ra để giúp Đoàn phụ trách Đội.
Thiếu niên, nhi đồng là chủ nhân tương lai của đất nước, tuổi thiếu niên là giai
đoạn phát triển đặc biệt của một đời người. Đội lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên,
nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu rèn luyện cho đội viên, giúp đỡ thiếu nhi trong
học tập, hoạt động vui chơi, tập hợp, giáo dục thiếu nhi trở thành con ngoan, trò
giỏi, đội viên tốt, trở thành người công dân có ích trong tương lai.
Việc đưa đề tài này vào nghiên cứu và triển khai thực hiện một cách có hiệu
quả vào thực tế của Liên đội đã góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục của Đội
TNTP HCM trong hệ thống giáo dục phổ thông, tạo điều kiện tốt nhất để thu hút,
lôi cuốn học sinh tham gia vào tổ chức Đội và tạo sự sai mê tham gia sinh hoạt Đội
của đội viên. Đặc biệt, kết quả khả thi của đề tài đã mở ra một hướng đi mới trong
việc giúp học sinh Tiểu học hăng hái tham gia sinh hoạt Đội – một khó khăn nan
giải của tổ chức Đội ở Tiểu học – để nhiều Liên đội ở các trường Tiểu học khác
mạnh dạng áp dụng mô hình này vào thực hiện. Từ đó, góp phần thực hiện mục
tiêu giáo dục toàn diện trong trường Tiểu học của tổ chức Đội TNTP HCM, biến tổ
chức Đội thật sự là đội dự bị tin cậy của Đoàn TNCS HCM và Đảng CSVN.
II. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:
Đề tài “Trò chơi lớn giúp đội viên hứng thú tham gia sinh hoạt đội” với giả
thuyết khoa học “Trò chơi lớn với khả năng phối hợp nhiều trò chơi nhỏ với nhiều
kỹ năng như: Morse, mật thư, nút dây, dấu đường, các kỹ năng người đội viên… sẽ
kích thích sự tò mò, tính năng động, sáng tạo…của các em, từ đó làm cho các em
hứng thú, say mê và ham muốn dược tham gia sinh hoạt đội” được áp dụng trong
Liên đội Trường TH Hòa Bình A và có thể áp dụng rộng rãi trong hệ thống giáo
dục phổ thông – tức hệ thống tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh trong trường học và
trên địa bàn dân cư. Đặc biệt, nếu thực hiện tốt đề tài này có thể được áp dụng kế
thừa cho tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong hệ thống giáo dục phổ thông và
trên địa bàn dân cư và có thể mang theo cả vào trường Đại học và khi ra công tác.
11
Vì các kỹ năng được triển khai nghiên cứu trong đề tài là rất phổ biến, thiết thực và

được thanh thiếu niên, nhi đồng hiện nay yêu thích.
III. BÀI HỌC KINH NGHIÊM, HƯỚNG PHÁT TRIỂN. ĐỀ XUẤT KIẾN
NGHỊ:
1. Bài học kinh nghiệm:
*Tuy nhiên, để áp dụng tốt mô hình “Trò chơi lớn” trong sinh hoạt đội ở cấp
Tiểu học thì chúng ta cần chú ý một số vấn đề cơ bản sau:
- Người đứng ra trang bị các kiến thức – kỹ năng cũng như tổ chức các hoạt
đông của trò chơi lớn phải thực sự am hiểu được những tính chất, đặc điểm… của
trò chơi lớn.
- Phải có vận dụng thực hành cụ thể để các em áp dụng ngay những kiến
thức – kỹ năng vừa học.
- Phải có ít nhất một lần tổ chức tổng duyệt cho các em trên một năm bằng
việc tổ chức trò chơi lớn đúng với quy mô và ý nghĩa của nó vào những dịp lễ lớn
như 26/3, 30/4, 15/5…
- Nội dung, hình thức tổ chức phải luôn chủ động thay đổi để luôn tạo cảm
giác tò mò, hứng thú từ các em. Ví dụ như thay đổi tên gọi, địa hình tổ chức, các
trò chơi nhỏ hỗ trợ…
- Phải tạo được cảm giác mạnh cho các em. Tuy nhiên, những giải pháp an
toàn cho các em phải được đưa ra song song với những tình huống tạo cảm giác
mạnh đó.
- Trò chơi lớn diễn ra trên một địa bàn rộng, thời gian dài, người chơi cần
phải có sức khoẻ để hoạt động liên tục và phối hợp đồng loạt nhiều kỹ năng. Bởi
thế việc tổ chức trò chơi lớn phải được nghiên cứu kỷ lưỡng và tuỳ theo khả năng
cũng như sức khoẻ của người tham gia để ấn định những hoạt động thích hợp.
- Phải tập hợp, bồi dưỡng được một đội ngũ nhân sự hỗ trợ, vì một người
không thể làm tốt công tác tổ chức trò chơi lớn. Và đội ngũ đó là Ban phụ trách đội
trong nhà trường.
- Một vấn đề quan trọng nhất để tạo nên sự thành công của mô hình là vấn
đề về kinh phí. Trò chơi lớn với những đặc thù riêng của mình về quy mô, hình
thức, nội dung, đòi hỏi phải có nguồn kinh phí tổ chức, phát thưởng…vì nếu tổ

chức đơn giản, sơ sài sẽ gây phản tác dụng một cách nghiêm trọng. Cho nên,
12
nhiệm vụ đặt ra là chúng ta phải luôn duy trì sẵn sàng nguồn kinh phí này. Tuy
nhiên, đây là một nhiệm vụ rất khó. Nó đòi hỏi sự tham mưu tích cực, khéo léo của
người Tổng phụ trách với BGH, với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nhà trường
để tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của họ.
2. Hướng phát triển:
Trên đây là toàn bộ vấn đề mà tôi áp dụng thực hiên nghiên cứu trong năm
học 2011 – 2012. Trong những năm học tiếp theo, tôi sẽ tiếp tục triển khai nghiên
cứu đề tài để nâng cao hiệu quả thực hiện của đề tài và góp phần vào công tác giáo
dục toàn diện cho các thế hệ trẻ.
3. Đề xuất kiến nghị:
3.1. Cấp trường: Tăng cường hỗ trợ kinh phí và tạo điều kiện tốt nhất về
sân bãi và nguồn nhân lực phối hợp trong các hoạt động có vi mô của Liên đội.
3.2. Cấp trên: Tạo điều kiện thuận lợi để các thành viên của ban phụ trách
được nâng cao hiểu biết về tổ chức Đội và các kiến thức kỹ năng mới trong sinh
hoạt Đội. Tuyên dương, khen thưởng kịp thời các tập thể cá nhân có thành tích tốt
theo đề xuất của các cấp Liên đội…
* Tài liệu tham khảo:
- Cẩm nan cho người phụ trách Đội
- Tìm hiểu qua sách báo
- Tìm hiểu tình hình một số trường trong Huyện
- Tìm hiểu thực ở nhà trường và địa bàn dân cư
- Cẩm nang cho người phụ trách đội TNTP Hồ Chí Minh .
- Người TPT Đội cần biết .
- Phương pháp thiết kế các mô hình hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh.
- Cẩm nang huấn luyện hoạt động ngoài trời – Nguyễn Ngọc Tùng.
- www. Google.com.vn
Ý kiến của Hội đồng khoa học trường Người viết
Nguyễn Hoàng Em

13

×