TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
NGUYỄN VĂN ĐỂ
ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH GÂY HẠI TRÊN ỔI, CA CAO
VÀ KHẢO SÁT TÍNH ƯA THÍCH CỦA BỌ XÍT MUỖI
HELOPELTIS THEIVORA WATERHOUSE
ĐỐI VỚI ỔI, MẬN VÀ CA CAO
TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI
Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Cần Thơ, 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Tên đề tài:
ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH GÂY HẠI TRÊN ỔI, CA CAO
VÀ KHẢO SÁT TÍNH ƯA THÍCH CỦA BỌ XÍT MUỖI
HELOPELTIS THEIVORA WATERHOUSE
ĐỐI VỚI ỔI, MẬN VÀ CA CAO
TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
TS. Lê Văn Vàng Nguyễn Văn Để
MSSV: 3103595
Lớp: BVTV K36
Cần Thơ, 2013
i
Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Bảo Vệ Thực Vật với đề tài:
“ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH GÂY HẠI TRÊN ỔI, CA
CAO VÀ KHẢO SÁT TÍNH ƢA THÍCH CỦA BỌ XÍT
MUỖI HELOPELTIS THEIVORA WATERHOUSE ĐỐI
VỚI ỔI, MẬN VÀ CA CAO TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ
LƢỚI”
Do sinh viên Nguyễn Văn Để thực hiện và đề nạp
Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp
Cần thơ, ngày……tháng…….năm 2013
Cán bộ hướng dẫn
Ts. Lê Văn Vàng
ii
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Hội động chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành
Bảo Vệ Thực Vật với đề tài:
“ĐIỀU TRA HÌNH TÌNH GÂY HẠI TRÊN ỔI, CA
CAO VÀ KHẢO SÁT TÍNH ƢA THÍCH CỦA BỌ XÍT
MUỖI HELOPELTIS THEIVORA WATERHOUSE ĐỐI
VỚI ỔI, MẬN VÀ CA CAO TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ
LƢỚI”
Do sinh viên Nguyễn Văn Để thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:
…………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức: ………
DUYỆT KHOA Cần thơ, ngày….tháng… .năm 2013
Trƣởng Khoa Nông Nghiệp & SHƢD Chủ tịch Hội đồng
…………………………………………… …………………………………….
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu và kết quả
trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
luận văn đại học nào trước đây.
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Để
iv
TIỂU SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên: Nguyễn Văn Để
Ngày, tháng, năm sinh: 04/03/1992
Dân tộc: Kinh
Họ và tên cha: Nguyễn Văn Út Em
Họ và tên mẹ: Phan Thị Nguyệt
Quê quán: số nhà 270, ấp Sơn Tân, xã Vọng Đông, huyện Thoại Sơn, Tỉnh An
Giang
Quá trình học tập:
Năm 1998 – 2003: cấp 1 tại trường Tiểu Học A Vọng Đông
Năm 2003 – 2007: cấp 2 tại trường THCS Vọng Đông
Năm 2007 – 2010: cấp 3 tại trường THPT Nguyễn Văn Thoại
Năm 2010 – 2014: sinh viên ngành Bảo Vệ Thực Vật khóa 36, Khoa Nông
Nghiệp & SHƯD, Trường Đại Học Cần Thơ.
v
LỜI CẢM TẠ
Kính dâng!
Cha mẹ đã suốt đời tận tụy, lo lắng cho con ăn học nên người!
Thành kính biết ơn đến!
Thầy Lê Văn Vàng đã truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quý báo của mình;
hướng dẫn khắc phục những khó khăn trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Đặc biệt cảm ơn!
Chị Đỗ Thị Hiền đã trực tiếp giúp đỡ, truyền đạt kinh nghiệm trong suốt thời
gian thực hiện đề tài. Cũng như hỗ trợ giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện bố trí
thí nghiệm.
Chân thành cảm ơn!
Các bạn Anh, Sang, Lập, Thắm, Thắng đã giúp đỡ trong suốt quá trình thực
hiện thí nghiệm và điều tra ngoài đồng.
Thân ái gửi về!
Tập thể lớp Bảo Vệ Thực Vật khóa 36, lời chúc tất cả sức khỏe và thành đạt.
Xin xác nhận lời cảm ơn sâu sắc
Nguyễn Văn Để
vi
Nguyễn Văn Để, 2013. Điều tra tình hình gây hại trên ổi, ca cao và khảo sát tính ưa
thích của bọ xít muỗi Helopeltis thivora Waterhouse đối với ổi, mận và ca cao trong
điều kiện nhà lưới. Trường Đại học Cần Thơ, 29 trang. Cán bộ hướng dẫn khoa học:
Ts. Lê Văn Vàng.
TÓM LƢỢC
Đề tài: “Điều tra tình hình gây hại trên ổi, ca cao và khảo sát tính ưa thích của bọ
xít muỗi Helopeltis thivora Waterhouse đối với ổi, mận và ca cao trong điều kiện
nhà lưới” được thực hiện từ tháng 12 năm 2012 đến tháng 9 năm 2013 tại bộ môn
Bảo Vệ Thực Vật, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại học Cần
Thơ, các khu vực trồng ca cao và ổi thuộc 2 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Bọ xít muỗi (BXM) trên ca cao và ổi gây hại nặng nhất là vào mùa mưa. giai đoạn
cho trái trên cây ca cao và giai đoạn ra đọt non trên ổi có ảnh hưởng đến tỷ lệ gây
hại của BXM.
Nông dân phòng trị bọ xít muỗi bằng cách tỉa cành và phun thuốc là chủ yếu. Sự
gây hại của bọ xít muỗi trên ổi có chiều hướng giảm so với 2 năm trước đây.
Thành trùng BXM ưa thích chích hút trên đọt ổi và đọt mận hơn là trên đọt ca cao.
Nhưng chúng lại ưa thích đẻ trứng trên đọt ổi nhiều hơn trên đọt mận và đọt ca
cao.
Từ khóa: Bọ xít muỗi, ổi, sự gây hại, Helopeltis theivora.
vii
MỤC LỤC
Trang
Tóm lược …………………………………… ………………………………vi
Mục lục …………………………………………………………………… vii
Danh sách chữ viết tắt ……………………………………………………… x
Danh sách bảng ……………………………………………….………………x
Danh sách hình …………………………………….…………………………xi
MỞ ĐẦU ………………………… …………………………………………… 1
Chƣơng 1: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ………………………………………… 2
1.1 Giới thiệu về cây ca cao ……………………………………………2
1.1.1 Nguồn gốc ………………………………… ………………… 2
1.1.2 Đặc điểm hình thái………………………………… ………… 2
1.1.2.1 Rễ của ca cao ………………………………………… ……2
1.1.2.2 Thân của ca cao ……………………………………… ……2
1.1.2.3 Lá của ca cao ……………………………………… ………2
1.1.2.4 Hoa của ca cao ……………………………………………….3
1.1.2.5 Trái của ca cao ……………………………………….………3
1.1.2.6 Hạt của ca cao 3
1.2 Thành phần sâu hại trên ca cao 3
1.3 Giới thiệu về cây ổi 4
1.3.1 Nguồn gốc 4
1.3.2 Một số đặc điểm sinh học và hình thái 5
1.3.2.1 Đặc điểm sinh học 5
1.3.2.2 Điều kiện sinh thái 5
1.4 Một số sâu hại trên ổi 5
1.5 Bọ xít muỗi Helopeltis theivora Waterhouse ………… ………… 6
1.5.1 Một số đặc điểm của họ Miridae …………………… …………6
1.5.2 Vị trí phân loại ………………………… ………………………6
viii
1.5.3 Phân bố và ký chủ …………………………… ……………… 6
1.5.4 Đặc điểm hình thái ………………………………… ………… 7
1.5.5 Đặc điểm sinh học ……………………………………………… 9
1.5.6 Thời điểm và cách gây hại ………………………… …………10
1.6 Biện pháp quản lý bọ xít muỗi ……………………………… …….11
1.6.1 Biện pháp canh tác …………………………………… ………11
1.6.2 Biện pháp sinh học ……………………………… ……………11
1.6.3 Biện pháp hóa học ………………………………………………11
Chƣơng 2: PHƢƠNG TIỆN PHƢƠNG PHÁP ……………………… ………13
2.1 Phương tiện ………………………………………………………….13
2.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm ……………………………….13
2.1.2 Phân bón ……………………………………………………… 13
2.1.3 Vật liệu thí nghiệm …………………………………………… 13
2.2 Phương pháp …………………………………………………………13
2.2.1 Điều tra nông dân ……………………………………………… 13
2.2.2 Nguồn bọ xít muỗi ……………………………………………….14
2.2.2.1 Thu trực tiếp ngoài đồng …………………………………… 14
2.2.2.2 Nhân nuôi trong nhà lưới …………………………………….14
2.2.3 Nguồn cây thí nghiệm …………………… …………………….15
2.2.4 Khảo sát tính ưa thích của bọ xít muỗi đối với ổi, mận và ca .… 15
2.2.5 Xử lý số liệu …………………………………………………… 16
Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ………………………………………17
3.1 Kết quả điều tra nông dân ………………………………………… 17
3.1.1 Đặc điểm vườn canh tác của nông dân ………………………….17
3.1.1.1 Nông dân trồng ca cao ………………………………………18
3.1.1.2 Nông dân trồng ổi ………………………………………… 18
3.1.2Tình hình gây hại của bọ xít muỗi trên ca cao và ổi ở địa bàn điều
tra …………………………………………………………….19
3.1.2.1 Trên cây ca cao …………………………………………… 20
ix
3.1.2.2 Trên cây ổi ……………………… 20
3.1.3 Sự quan tâm và biện pháp phòng trị bọ xít muỗi của nông dân canh
tác ca cao và ổi 21
3.2 Khảo sát tính ưa thích của bọ xít muỗi đối với cây ổi, mận và ca cao.24
3.2.1 Sự chích hút của bọ xít muỗi 24
3.2.2 Sự sinh sản 26
Chƣơng 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 27
4.1 Kết luận 27
4.2 Đề nghị 27
TÀI LIỆU THAM THẢO 28
PHỤ LỤC
x
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
BXM: Bọ xít muỗi
DANH SÁCH BẢNG
Bảng
Tựa bảng
Trang
3.1
Tình hình canh tác ca cao tại huyện Chợ Gạo – Tiền Giang và ổi
tại huyện Phong Điền – TP. Cần thơ
19
3.2
Một số đặc điểm gây hại của bọ xít muỗi trên ổi tại huyện Phong
Điền và ca cao tại huyện Chợ Gạo
23
3.3
Đánh giá của nông dân trồng ca cao và ổi về BXM và biện pháp
phòng trừ tại huyện Phong Điền và huyện Chợ Gạo
24
3.4
3.5
Hiệu quả của biện pháp cắt tỉa và tình hình gây hại của BXM trên
cây ổi so với 2 năm trước đây tại huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ
Số vết chích trên chậu của 3 loại cây (ký chủ) sau 3 ngày quan sát
trong lồng thí nghiệm, T
o
C = 28 - 29 và RH(%) =67 – 70
26
27
3.6
Bảng ước lượng tỷ lệ (%) cây bị gây hại trên chậu sau 3 và 10 ngày
làm thí nghiệm so với ban đầu
28
3.7
Sự sinh sản của bọ xít muỗi H. theivora trên cây ổi (Psidium
guajava), mận (Syzygium samarangense) và ca cao (Theobroma
cacao) trong điều kiện nhà lưới.
29
xi
DANH SÁCH HÌNH
Hình
Tựa hình
Trang
2.1
Phân biệt đực cái loài H. theivora: thành trùng cái với mấu đẻ trứng
(a) và thành trùng đực (b)
16
2.2
Nhân nuôi bọ xí muỗi trong nhà lưới: (a) ấu trùng BXM được nuôi
trong hộp nhựa; (b) thành trùng của BXM được cho bắt cặp và đẻ
trứng trong nhà lưới; (c) ấu trùng BXM (vị trí mũi tên) đang chích
hút lá ổi
17
2.3
Bố trí thí nghiệm
18
3.1
Sử dụng kiến vàng để kiểm soát một số loài côn trùng gây hại trên
ca cao tại huyện Chợ Gạo – Tiền Giang
26
3.2
Vết chích của BXM chỉ xuất hiện trên thân non cây ca cao trong
điều kiện nhà lưới
29
1
MỞ ĐẦU
Bọ xít muỗi, Helopeltis theivora là một trong những loài côn trùng chích hút
đa ký chủ (Debnath and Rudprapal, 2011). Theo Kalita và ctv (2000), chúng có thể
gây hại đến 19 loài thực vật. Bọ xít muỗi xuất hiện và gây hại tại nhiều nơi như: Ấn
Độ, Indonesia và vùng Đông Dương (FAO, 2007). Thành trùng lẫn ấu trùng đều
chích đọt, lá, trái non để hút nhựa. Trên lá, đọt non xuất hiện những vết tròn màu
nâu, trên trái xuất hiện vết sần sùi dạng như ghẻ (Lâm Minh Đăng, 2012). Lá bị
biến dạng, co quắp lại và thậm chí đọt non bị chết khô (FAO, 2007).
Tại Việt Nam, loài H. theivora cũng xuất hiện trên nhiều loại cây khác nhau.
Đặc biệt, gây hại nặng trên cây trà tại miền Bắc và Lâm Đồng (Đỗ Ngọc Quỹ,
2003), trên cây ca cao (Nguyễn Thị Thuận, 2009) và điều tại vùng Đông Nam Bộ
(Peng và ctv, 2008). Riêng tại Đồng bằng Sông Cửu Long, chúng gây hại nặng trên
cây ổi và mận (Đào Thị Kim Ngân, 2012). Lúc không có cây ký chủ thì mật số rất
thấp, nhưng có cây ký chủ thì mật số tăng lên rất nhanh. Do đó, khảo sát về khả
năng ưa thích của chúng đối với một số cây trồng phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu
Long (ĐBSCL), là điều kiện cần thiết để góp phần theo dõi mật số và áp dụng biện
pháp phòng trị kịp thời.
Từ đó, đề tài: “Điều tra tình hình gây hại trên ổi, ca cao và khảo sát tính
ƣa thích của bọ xít muỗi Helopeltis theivora Waterhouse đối với ổi, mận và ca
cao trong điều kiện nhà lƣới” nhằm đánh giá thực trạng gây hại của bọ xít muỗi,
xác định phổ cây ký chủ của chúng nhằm tìm cách làm giảm sự duy trì mật số của
chúng trong năm.
2
CHƢƠNG 1
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 GIỚI THIỆU VỀ CÂY CA CAO
1.1.1 Nguồn gốc
Tên khoa học: Theobroma cacao L.
Họ: Sterculiaceae
Bộ: Malvales
Ca cao có nguồn gốc từ lưu vực sông Amazon nằm ở Nam, Trung Mỹ. Tất cả
các giống đang trồng hiện nay là những dòng đột biến, tạp giao tự nhiên hoặc được
chọn lọc từ các dòng hoang dại (Phạm Hồng Đức Phước, 2009).
1.1.2 Đặc điểm hình thái
1.1.2.1 Rễ của ca cao
Bộ rễ ca cao bao gồm 1 rễ trụ dài khoảng 1,5 – 2 m và nhiều rễ ngang phân
nhánh với rất nhiều rễ con, tập trung chủ yếu ở độ sâu khoảng 20 cm (Phạm Hồng
Đức Phước, 2009).
1.1.2.2 Thân của ca cao
Ca cao là loại cây thân gỗ nhỏ có thể cao đến 10 – 20 m nếu mọc tự nhiên
trong rừng và có thể có từ 4 – 5 tầng cành.
Sự phát triển của thân ca cao có thể chia thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Hạt nảy mầm thượng địa.
Giai đoạn 2: Tính từ khi tử diệp mở cho tới khi xuất hiện 4 lá đầu tiên, trong
giai đoạn này thân có thể cao từ 0,5 – 2 m.
Giai đoạn 3: Cây tạm ngừng tăng trưởng về chiều cao. Cành ngang trên đỉnh
ngọn phát triển tạo tầng cành đầu tiên ( Phạm Hồng Đức Phước, 2009).
1.1.2.3 Lá của ca cao
Lá non phát triển theo từng đợt. Sau mỗi đợt ra lá, đỉnh cành vào trạng thái
ngủ. Thời gian ngủ tùy theo điều kiện môi trường nhưng thường khoảng 4 – 6 tuần
lễ. Sự phát triển lá liên quan đến tình trạng nước của cây. Ca cao trồng không che
bóng các đợt ra lá nhanh hơn là trồng trong điều kiện có bóng che ( Phạm Hồng
Đức Phước, 2009).
Lá trên thân chính hoặc cành vượt có cuống dài từ 7 – 9 cm và mọc theo hình
xoắn ốc. Lá trên cành ngang có cuống ngắn từ 2 – 3 cm, mọc đối cách trên cành và
3
chịu được cường độ ánh sáng cao hơn lá trên thân chính ( Phạm Hồng Đức Phước,
2009).
1.1.2.4 Hoa của ca cao
Hoa xuất hiện trên sẹo lá ở trên thân, cành. Đợt hoa đầu tiên trên cây trồng từ
hạt có thể nở vào khoảng 14 – 20 tháng sau khi trồng. Cây ghép hay giâm cành có
thể ra hoa sớm hơn từ 9 – 18 tháng sau khi trồng. Nhưng nơi có đủ nước, cây ra hoa
quanh năm nhưng vẫn có cao điểm ra hoa rộ vào mùa mưa. Hoa ca cao ra nhiều
nhưng tỷ lệ thụ phấn, đậu quả thấp chỉ từ 1 – 5 %. Phần lớn hoa nở mà không được
thụ phấn sẽ rụng sau 48 giờ (Phạm Hồng Đức Phước, 2009).
1.1.2.5 Trái ca cao
Sau khi thụ phấn trái tăng trưởng chậm trong khoảng 40 ngày đầu và đạt tốc
độ tối đa sau 75 ngày. Sau khi thụ phấn 85 ngày, sự tăng trưởng của trái chậm lại,
trong khi hạt bên trong trái bắt đầu tăng trưởng nhanh, đây cũng là thời kỳ hạt tích
lũy chất béo. Lớp cơm nhầy hình thành khoảng 140 ngày sau khi thụ phấn. Khi hạt
tăng trưởng tối đa, trái vào giai đoạn chín. Trái chín không nở bụng ra và ít khi bị
rụng khỏi cây. Trái có cuống hóa gỗ nên rất dai. Trái non có 5 ngăn trong đó hạt
được phân chia đều, khi trái chín vách ngăn này biến mất chỉ còn lại một hốc chứa
đầy hạt. Từ khi thụ phấn đến trái chín kéo dài từ 5 – 6 tháng tùy theo giống. Trái ca
cao rất đa dạng về hình dáng và màu sắc tùy theo giống (Phạm Hồng Đức Phước,
2009).
1.1.2.6 Hạt ca cao
Mỗi trái chứa từ 30 – 40 hạt. Mỗi hạt có lớp cơm nhầy bao quanh có vị chua,
ngọt, thơm và xếp thành 5 dây. Hạt có vỏ mỏng màu hồng, nhiều đường gân. Hạt rất
dễ mất sức nảy mầm sau khi tách khỏi trái nên thường phải gieo ngay. Kích thước
hạt thay đổi tùy theo giống và mùa vụ ( Phạm Hồng Đức Phước, 2009).
1.2 THÀNH PHẦN SÂU HẠI TRÊN CA CAO
Theo Box (1944); Squire (1947); Taylor (1954) và Youdeowei (1969), hai
loài Distantiella theobroma Dist., Sahlbergella singularis Hagl là 2 loài phổ biến
trên ca cao ở Ghana và những nước khác ở Châu Phi (Entwistle, 1972).
Theo Entwistle (1972), côn trùng gây hại trên cây ca cao bộ cánh nửa cứng
(Hemiptera) gồm có loài Sahlbergella singulais, Distantiella theobroma,
Pseudodoniella duni, Pseudodoniella pacifica, Pseudodoniella typical, Boxiopsis
madagascariensis, Platyngomiriodes apiformis, giống Monalonion Helopeltis, loài
Antiteuchus picea, Antiteuchus tripterus, Chracoma stictigrapta,Bathycoelia
thalassina, giống Theraptus, Pseudotheraptus devastans, Amblypelta coccopihaga,
Amblypelta theobromae. Côn trùng thuộc bộ cánh đều gồm có rầy mềm (Toxoptera
4
anrantii), rệp sáp và rệp vảy gây hại trên cây ca cao có tới hơn 100 loài phân ra làm
9 họ thuộc cùng 1 tổng họ Coccoidea, 1 số loài chính: Rệp sáp giả cam Planococcus
citri, Planococcus lilacinus, Planococcus hargreavesi, Planococcoides njalensis,
rệp sáp giả vằn (Ferrisia virgata). Côn trùng bộ cánh tơ (Thysanoptera) gây hại ca
cao có loài Selenothrips rubrocintus. Côn trùng thuộc bộ cánh vảy (Lepidoptera)
gây hại ca cao gồm có Sâu đục thân mình hồng (Zeuzera coffeae, Z.roricyanea), sâu
đục trái ca cao (Acrocercops cramerella), sâu xanh hại bông ca cao ( Earias
biplarvae), sâu xám (Tiracola plagiata), sâu ăn lá chủ yếu thuộc 2 giống Atta và
Acromyrmex gồm các loài: Atta cephalotes, Atta sexdens, Atta colombica,
Acrocercops octospinosus. Côn trùng bộ cánh cứng (Coleoptera) gây hại ca cao
gồm có: Bọ cánh cứng ăn lá (Rutela lineola, Adoretus versutus, Apogonia derroni,
Anomala, Chaetadoretus), mọt đục cành (Pantorhytes szentivanyi, P. plutus, P.
biplagiatus, Xyleborus morstatii, X. ferrugineus) và mối (Odontotermes sp.). Trên
thế giới có khoảng hơn 40 loài bọ xít muỗi, các giống phổ biến gồm: Helopeltis,
Monalonion, Boxia, Boxiopsis, Bryocoropsis, Distantiella, Odoniella,
Platyngomiriodes, Pseudodoniella, Sahlbergella.
Theo Phạm Hồng Đức Phước (2009), các loài sâu hại chính trên cây ca cao
gồm: Bọ xít muỗi (Helopeltis spp.), rầy hoa (chưa định danh), sâu hồng (Zeuzera
sp.), bọ cánh cứng hại lá (Adoretus spp., Apogonia spp.), rầy mềm (T. auratii), rệp
sáp (Planococcus hispidus), sâu khoang (Spodoptera litura), sâu đo xám
(Hyposidra talaca), sâu đục vỏ trái (Cryptophlebia encarpa), sâu đục vỏ thân
(Endoclita hosei), sâu đục trái (Conopomorpha cramerella) và mối (chưa định
danh).
Theo Nguyễn Thị Thuận (2009), đã ghi nhận được 12 loài sâu hại chính trên
cây ca cao ở Trảng Bom – Đồng Nai và Thủ Đức – TP Hồ Chí Minh bao gồm các
loài: Bọ xít muỗi (Helopeltis theivora Wat.), rầy mềm đen (Toxoptera aurantii
B.de.F), rệp sáp (Plannococcus sp.), rầy bướm trắng ( Lawana sp.), ve sầu sừng
(chưa định danh), sâu đục thân mình hồng (Zeuzera coffeae Neitn.), sâu khoang
(Spodoptera litura Fab.), sâu kèn ( chưa định danh), sâu đục vỏ trái (Conogethes
punctiferalis Gunenée.), mọt đục cành cà phê (Xyleborus morstatii Hag.), bọ nâu
(Adoretus sp.), mối (chưa định danh).
1.3 GIỚI THIỆU VỀ CÂY ỔI
1.3.1 Nguồn gốc
Cây ổi thuộc họ sim (Myrtaceae) và chi Psidium, chi này gồm khoảng 150
loài là dạng cây bụi và cây gỗ, nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ và bán nhiệt
đới, trong đó loài Psidium guajava L. là quan trọng nhất (Lim và Khoo, 1990 trích
dẫn bởi Viện Cây Ăn Quả Miền Nam, 2009).
5
1.3.2 Một số đặc điểm sinh học và hình thái
1.3.2.1 Đặc điểm sinh học
Về đặc điểm, cây ổi nhỏ hơn cây vải, cây nhãn, cây ổi có chiều từ 1,8 m đến
7,62 m, cao nhất có thể khoảng 10 m, đường kính thân tối đa 30 cm. Những giống
mới có thể nhỏ và lùn hơn. Thân cây chắc, khỏe, ngắn vì phân cành sớm. Thân
nhẵn, rất ít bị sâu đục thân, vỏ già có thể tróc ra từng mảng, phía dưới vỏ già lại có
một lớp vỏ mới cũng nhẵn, màu xám, hơi xanh. Cành non có 4 cạnh, khi già mới
tròn dần, lá mọc đối xứng. Hoa lưỡng tính, bầu hạ, thường mọc từng chùm thành
hai, ba hoặc bốn hoa. Hoa ít khi mọc ở đầu cành mà thường mọc ở nách lá, hoa có
từ 4 – 6 cánh, màu trắng, uốn cong, hoa có nhiều nhị vàng, hạt phấn nhỏ và rất
nhiều, phôi cũng nhiều. Hoa thụ phấn chéo dễ dàng hoặc cũng có thể tự thụ phấn.
Quả có chiều dài từ 3 – 6 cm, có dạng dài thuôn hoặc hình quả lê. Quả có hạt nhiều,
những hạt trộn giữa một khối thịt quả màu trắng, hồng hoặc đỏ vàng khi chín. Từ
khi thụ phấn đến khi quả chín khoảng 100 ngày (Morton, 1987).
1.3.2.2 Điều kiện sinh thái
Cây ổi là cây ưa sáng, sinh trưởng, phát triển tốt trong vùng khí hậu nhiệt đới
và cận nhiệt đới. Giới hạn về nhiệt độ từ 15 – 45
o
C, nhiệt độ tốt nhất cho cây sinh
trưởng và cho nhiều trái là từ 23 – 28
o
C, lượng mưa trung bình khoảng 1.500 –
4.000 mm/năm. Ổi trồng được ở nhiều loại đất, pH thích hợp từ 4,5 đến 8,2. Muốn
đạt sản lượng cao, chất lượng tốt phải chọn đất tốt, phải bón phân đầy đủ và hợp lý
(Morton,1987).
1.4 MỘT SỐ SÂU HẠI TRÊN ỔI
Theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2000), có 7 loài côn trùng gây hại chính trên cây
ổi, các loài này thuộc 3 bộ Lepidoptera, Homoptera và Diptera. Trong đó, bộ
Lepidoptera có 3 loài gây hại là sâu đục trái (C. Punctiferalis), sâu ăn lá đọt chưa
được định danh (hai loài này thuộc họ Pyralidae), sâu ăn lá (Archips micaceana
Walker, họ Tortricidae). Bộ Diptera có 1 loài gây hại là ruồi đục trái (Bactrocera
dorsalis Hendel, họ Trypetidae). Bộ Homoptera có 3 loài gây hại thuộc 3 họ, đó là
rệp sáp nâu (Saissetia cofeae Walker, họ Coccidae), rầy phấn trắng (Aleurodicus
dispersus Russell, họ Aleyrodidae) và nhóm rệp sáp phấn (họ Pseudococcidae).
Theo Dương Kiều Hạnh (2012), đã ghi nhận được 4 loài sâu hại chính trên ổi
tại Phong Điền – Thành Phố Cần Thơ, bao gồm các loài: bọ xít muỗi (Helopeltis
theivora), sâu đục trái (C. Punctiferalis), ruồi đục trái (Bactrocera dorsalis), rệp sáp
(planococcus sp.).
6
1.5 BỌ XÍT MUỖI HELOPELTIS THEIVORA WATERHOUSE
1.5.1 Một số đặc điểm của họ Miridae
Họ Miridae là họ rất lớn trong bộ cách nữa cứng (Hemiptera) với khoảng
1750 loài đã được ghi nhận tại Bắc Mỹ. Bọ xít hiện diện rất phổ biến trên thực vật.
Đa số chúng thuộc nhóm gây hại trên thực vật, một số ít thuộc nhóm ăn mồi, có ích
cho nông nghiệp. Bọ xít có kích thước nhỏ dài (3 – 4 mm) và có nhiều màu sắc khác
nhau. Râu đầu có 4 đốt, vòi có 4 đốt, không có mắt đơn. Trên phần cứng của cánh
trước có sự hiện diện của phiến embolium và phiến cuneus. Phần màng có 1 – 2
buồng cánh, còn các mạch cánh khác đều tiêu biến (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2010).
Loài gây hại phổ biến: các loài bọ xít muỗi Helopeltis theivora W. và
Helopeltis antonii gây hại trên Chè, Ca cao, Điều… Loài có ích phổ biến như bọ xít
mù trên lúa Cyrtorhinus lividipennis (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2010).
1.5.2 Vị trí phân loại
- Phân loại:
+ Bộ: cánh nửa cứng (Hemiptera).
+ Họ: bọ xít (Miridae)
+ Giống: Helopestis
+ Loài: Theivora
- Tên khoa học: Helopestis theivora Waterhouse (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2010).
1.5.3 Phân bố và ký chủ
H. theivora là một trong những loài côn trùng chích hút đa ký chủ (Debnath
and Rudprapal, 2011). Ngoài cây trà (Camellia sinensis) và ca cao (Theobroma
cacao), H. theivora có thể chích hút trên 19 loài cây khác, mặc dù chúng chỉ đẻ
trứng trên 7 loại cây và hoàn thành dòng đời trên 5 loài cây gồm: cây dành dành
(Gardenia jasminoides), ổi (Psidium guajava), trâm mốc (Eugenia jambolana), mua
tím (Melastoma malabathricum) và bình bát (Annona reticulata) mà có thể coi đây
là ký chủ thay thế (Kalita và ctv, 2000).
Loài H. theivora được ghi nhận là gây hại nghiêm trọng trên cây trà tại một số
quốc gia của Châu Phi và Châu Á (Hazarika và ctv., 2009). Tại Châu Á, H. theivora
được ghi nhận là loài dịch hại nguy hiểm trên trà ở Ấn Độ trong khi ở Indonesia và
Bán đảo Đông Dương, ngoài cây trà H. theivora còn được ghi nhận gây hại trên một
số loài cây khác (Paul, 2007).
Tại Việt Nam, H. theivora cũng xuất hiện trên nhiều loại cây khác nhau. Đặc
biệt, gây hại nặng trên cây trà tại miền Bắc và Lâm Đồng (Đỗ Ngọc Quỹ, 2003),
7
trên cây ca cao (Nguyễn Thị Thuận, 2009) và cây điều ở Đông Nam Bộ (Peng và
ctv., 2008). Riêng tại ĐBSCL, chúng xuất hiện và gây hại trên 8 loại gồm ổi, mận,
cam, xoài, mãng cầu, bưởi, xiêm mua và tràm. Trong đó, cây ổi và mận là 2 loại cây
trồng bị gây hại nặng nhất (Đào Thị Kim Ngân, 2012).
1.5.4 Đặc điểm hình thái
- Trứng: Trứng hình hạt gạo, rất nhỏ (1 – 1,2 mm), màu trắng, đẻ trong mô lá
non hay vỏ trái non, có ống thở dài nhô ra ngoài rất đặc sắc (Nguyễn Văn Huỳnh và
Lê Thị Sen, 2011). Trứng hơi giống hình quả chuối tiêu, hơi phình to ở giữa, trên
đầu có 2 sợi lông dài không bằng nhau. Trứng nằm trong cuộn chè, nhưng 2 sợi
lông này nhô ra ngoài mô cây. Lúc mới đẻ trứng có màu trắng trong, khi sắp nở có
màu vàng da cam (Nguyễn Đức Khiêm, 2005).
Trứng có hình bầu dục, nhỏ, màu trắng kem. Bề mặt trứng nhẵn bóng, phình
to ở giữa và hẹp theo chiều ngang. Ở phía đầu trứng có hai sợi lông mọc dài ra.
Chiều dài của hai sợ lông này không bằng nhau. Trứng mới đẻ có màu trằng trong
vài ngày sau trứng chuyển sang màu hồng. Chiều dài trung bình của trứng biến
động từ 1-2 mm (Đào Thị Kim Ngân, 2012)
- Ấu trùng: ấu trùng trãi qua 5 tuổi, tất cả các giai đoạn ấu trùng khi vừa mới
lột xác đầu ấu trùng có màu vàng hoặc xanh nhat, sau đó đậm dần và cuối cùng có
màu vàng cam hoặc xanh lá mạ khi mới lột xác. Ấu trùng dùng chân giữ thăng
bằng, cơ thể dựng ngược lên từ từ đẩy phần đầu lên ra khỏi lớp vỏ xác, cơ thể ấu
trùng mới được đẩy ra khỏi lớp vỏ xác cũ ((Đào Thị Kim Ngân, 2012).
Ấu trùng màu xanh lá cây, lợt lúc mới nở và đậm dần ở các tuổi sau. Hình
dạng ấu trùng cũng giống như thành trùng nhưng nhỏ hơn, kích thước từ 1,5 mm
khi mới nở cho đến khoảng 5 mm khi đủ lớn, không có cánh, rồi xuất hiện hai mầm
cánh ở phần ngực từ tuổi 4 trở đi (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011). Bọ xít
non đã có chùy trên lưng. Tuổi 1 cơ thể màu vàng, tuổi lớn chuyển dần sang màu
xanh ánh vàng. Kích thước trung bình từ tuổi 1 đến tuổi 5 lần lượt là 1,72 x 0,48
mm; 2,34 x 0,82 mm; 3,72 x 0,95 mm; 4,0 x 1,0 mm; 4,3 – 5,0 x 1,0 – 1,2 mm
(Nguyễn Đức Khiêm, 2005).
+ Ấu trùng tuổi 1 có màu vàng óng ánh đồng nhất, cơ thể phủ nhiều lông.
Phần đầu và ngực có màu nhạt hơn phần cuối bụng. Lúc mới nở phần đầu có màu
trắng trong suốt. Phần cuối bụng cong lên phía lưng và có màu vàng bóng. Mắt ấu
trùng tuổi 1 ban đầu có màu đỏ tươi sau đó đậm dần. Ấu trùng tuổi 1 chưa thấy xuất
hiện mầm cánh bên ngoài cơ thể (Đào Thị Kim Ngân, 2012).
+ Ấu trùng tuổi 2 có màu vàng cam và có một vết đỏ dài rất rõ trên lưng của
ấu trùng. Phía trên đỉnh đầu của ấu trùng có màu vàng nâu hơi tím ánh lên. Trên
8
lưng ngực có cái chùy nghiêng về phía sau, nhìn thẳng từ trên xuống thì núm chùy
có hình tròn. Nhìn nghiêng cái chùy giống như cái phiểu. Bộ phận chùy chưa xuất
hiện ở ấu trùng tuổi 1 nhưng trên chân và râu có nhiều sợi lông trông giống như gai.
Mầm cánh chưa xuất hiện ở giai đoạn tuổi 2. Phía cuối chóp đuôi bụng của ấu trùng
có màu vàng đậm hơn so với màu vàng toàn cơ thể (Đào Thị Kim Ngân, 2012).
+ Ấu trùng tuổi 3 đã xuất hiện mầm cánh. Chiều dài mầm cánh dao động từ
0,4 – 0,5 mm. Ấu trùng có hai màu là màu xanh lá cây và màu vàng cam. Bộ phận
chùy trên lưng ấu trùng tuổi 3 trông rất rõ, chùy có màu vàng nhạt và đậm dần lên
đỉnh. Hầu hết phần bụng của ấu trùng có màu trắng ánh xanh. Phía cuối đuôi bụng
của ấu trùng có màu vàng trong suốt. Phía đầu râu và chân của ấu trùng có màu
trắng trong (Đào Thị Kim Ngân, 2012).
+ Ấu trùng tuổi 4 đặc điểm hình thái bên ngoài giống ấu trùng tuổi 3 chỉ khác
về kích thước mầm cánh và kích thước cơ thể. Chiều dài mầm cánh dao động từ 1 –
1,5 mm. Chiều dài cơ thể tính từ đầu đến chóp đuôi dao động từ 3,00 – 3,69 mm
(Đào Thị Kim Ngân, 2012)
+ Ấu trùng tuổi 5 phần đầu ấu trùng có màu vàng chanh. Mắt ấu trùng tuổi 5
có màu đỏ đậm. Phần eo thắt giữa đầu và ngực của ấu trùng có màu xanh nước biển
ánh vàng và phần giữa bụng có màu trắng. Cuối bụng ấu trùng có màu xanh ánh
vàng và cuối đuôi bụng ấu trùng lại có màu vàng óng ánh. Mầm cánh có màu vàng
chanh, khi gần lột xác, mầm cánh có màu đen. Khi mầm cánh có màu đen khoảng
24 giờ thì ấu trùng lột xác. Mầm cánh phủ trên lưng ấu trùng đến đốt bụng thứ 4.
Râu của ấu trùng có 4 đốt, màu vàng chanh (Đào Thị Kim Ngân, 2012)
- Thành trùng: Thành trùng là loại bọ xít rất nhỏ, thân mình dài độ 5 – 6
mm, rộng 2 – 3 mm, màu xanh lục, có râu rất dài và luôn luôn di động, chân cũng
dài, cánh có ô cuneus rất đặc trưng ở gần cuối cạnh (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị
Sen, 2011). Thành trùng cái có thân dài trung bình 4,74 mm, tối đa có thể đến 6,5 –
7 mm. Trưởng thành đực nhỏ hơn, có thân dài trung bình 4,36 mm, tối đa có thể đến
5,5 – 6,0 mm. Toàn cơ thể màu xanh lá cây. Hai mắt kép màu đen. Râu đầu màu
nâu dài đến 10 – 12 mm. Đốt ngực thứ hai màu vàng, giữa lưng có một cái chùy
màu đen hình đài sen, nhìn nghiêng núm chùy như cái phễu màu đen. Ba đôi chân
màu vàng nâu sẫm, đốt chày có 2 hàng gai. Bụng con cái to hơn bụng con đực
(Nguyễn Đức Khiêm, 2005). Miệng kiểu miệng vòi chích hút và vòi có 4 đốt. Màu
sắc của thành trùng: giống như ấu trùng, thành trùng cũng có hai màu vàng cam và
màu xanh lá mạ. Tỷ lệ thành trùng có màu vàng xanh chiếm đa số (84%), màu vàng
cam chỉ chiếm 16% (Đào Thị Kim Ngân, 2012)
9
Theo Nguyễn Viết Tùng (2006), H. theivora (H. theobroma) đốt ngực thứ hai
có màu vàng, giữa lưng có một cái chùy màu đen. H.antonii thành trùng có màu nâu
đỏ, đầu đen, ngực đỏ, bụng đen và trắng.
Bọ xít muỗi có sự thay đổi màu sắc trong đó thành trùng đưc có 3 màu sắc và
thành trùng cái có 6 màu sắc (Roy và ctv., 2009). Thành trùng cái có 4 màu sắc như
: Màu vàng, màu nâu đỏ, màu nâu vàng và màu nâu sáng. Trong đó tỷ lệ bọ xít
muỗi màu nâu vàng cao nhất và tỷ lệ bọ xít muỗi màu nâu đỏ với những đốm đen là
thấp nhất (Sarmah và Bandyopadhyay, 2009).
Theo Phạm Hồng Đức Phước (2003), thành trùng có màu vàng nâu hay xám
nhạt, mình mềm, dài khoảng 6 mm, có chân và râu đầu dài.
1.5.5 Đặc điểm sinh học
Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011), Thành trùng có thể sống 2 –
3 tuần và con cái bắt đầu đẻ trứng từ 3 – 6 ngày sau khi vũ hóa. Con cái có thể đẻ
hàng trăm trứng, với tỉ lệ nở rất cao, khoảng 90%. Trứng nở trong vòng 4 – 7 ngày,
ấu trùng như vậy trải qua 5 tuổi sau mỗi lần lớn lên và lột xác, với thời gian phát
triển từ độ 2 tuần lễ. Như vậy vòng đời từ trứng đến con cái để ra trứng của thế hệ
kế tiếp khoảng 3 tuần lễ. Bọ xít muỗi sau khi vũ hóa 2 – 6 ngày bắt đầu giao phối,
sau đó 1 – 3 ngày đẻ trứng. Đẻ trứng vào mô ở phần non ngọn chè và vào gân chính
lá chè non. Một bọ xít cái đẻ 12 – 74 quả trứng. Bọ xít có tập tính tự rơi. Thời gian
phát dục trung bình ở nhiệt độ 21- 27
o
C và độ ẩm 79 – 86%. Thời gian trứng là 5 –
10 ngày, bọ xít non qua 5 tuổi 9 – 19 ngày, trưởng thành trước đẻ trứng 3 – 6 ngày.
Bọ xít trưởng thành sống 8 – 13 ngày. Vòng đời 17 – 38 ngày (Nguyễn Đức Khiêm,
2005). Theo Phạm Hồng Đức Phước (2003), Con cái đẻ trứng rải rác hay từng cặp
vào các mô mềm của các nhánh non, cành vượt hay dưới da vỏ trái.
Theo Nguyễn Thị Thuận (2009), vòng đời bọ xít muỗi trên trái ca cao kéo dài
từ 14 – 27 ngày. Thời gian trứng kéo dài từ 4 – 7 ngày (trung bình là 5,1±1,1 ngày)
ở điều kiện nhiệt độ 29,3
o
C, ẩm độ không khí 76%, Tổng số trứng đẻ trên một
thành trùng cái là 100,8 ± 36,93 trứng, biến động 27 – 147 trứng. Tỷ lệ trứng nở là
91,89 ± 8,36 %, biến động từ 72,27 - 100,00 %. Tỷ lệ sống sót của ấu trùng là
86,67%. Thời gian ấu trùng bọ xít muỗi kéo dài từ 7 – 14 ngày , thời gian ấu trùng
tuổi 1 là 1 – 2 ngày, tuổi 2 là 1 – 3 ngày, tuổi 3 là 2 – 3 ngày, tuổi 4 là 1 – 3 ngày,
tuổi 5 là 2 - 3 ngày và thời gian tiền đẻ trứng của thành trùng cái 3 – 6 ngày. Tuổi
thọ của con cái là 16,4 ± 4,7 ngày, dao động 9 – 24 ngày. Tuổi thọ của thành trùng
đực là 17,5 ± 5,28 ngày, biến động 12 – 29 ngày.
Theo Đào Thị Kim Ngân (2012), thời gian phát triển ấu trùng tuổi 1 trên ổi là
1,20 ± 0,41 ngày, tuổi 2 là 1,20 ± 0,41 ngày, tuổi 3 là 1,60 ± 0,50 ngày, tuổi 4 là
2,04 ± 0,20 ngày, tuổi 5 là 2,88 ± 0,53 ngày. BXM có vòng đời trung bình là 18,16
B
10
± 2,06 ngày. Thời gian tiền đẻ trứng là 3,8 ± 1,32 ngày. Thời gian phát triển trung
bình của trứng là 0,41 ngày. Tỷ lệ trứng nở trung bình là 82 ± 10,33%. Tỷ lệ
đực/cái của thành trùng: con cái chiếm ưu thế trong quần thể BXM với tỷ lệ đực/cái
là 1/1,5.
Theo Entwistle (1972), mật số quần thể bọ xít muỗi giảm sau những trận mưa
lớn.
1.5.7 Thời điểm và cách gây hại
Theo Nguyễn Đức Khiêm (2005), bọ xít muỗi dùng ngòi châm chích hút nhựa
ở lá, búp chè gây nên những vết châm lúc đầu trong như giọt dầu sau đó nhanh
chóng chuyển thành màu nâu đậm. Vết châm làm cho các tế bào bị chết tạo nên các
vết có đường kính 1 – 2 cm. Số lượng và kích thước vết châm phụ thuộc vào tuổi bọ
xít, vào thời tiết và vào cây chè. Bọ xít non tạo ra vết châm nhỏ nhưng nhiều hơn bọ
xít trưởng thành, bọ xít non có thể gây ra 150 – 160 vết châm/ngày đêm, bọ xít
trưởng thành khoảng 115 vết châm/ngày đêm. Búp chè có nhiều vết châm bị cong
queo, thui đen.
Theo Rahman và ctv (2005), cả ấu trùng và thành trùng đều chích hút nhựa
của lá non, chồi non và mô mềm. Bọ xít muỗi tiết ra enzyme phân hủy các mô xung
quanh tạo thành những chấm có màu nâu sẫm sau 24 giờ thì những chấm này sẽ khô
và teo lại. Lá bị BXM gây hại nặng trở nên dị dạng và thậm chí cuộn tròn lại. Ngoài
ra, do việc đẻ trứng trong mô cây của thành trùng cái nên sự gây hại của BXM có
thể dẫn đến sự tắc nghẽn các bó mạch bên trong chồi non làm ảnh hưởng đến sinh
lý cây trồng gây ra sự tăng trưởng còi cọc và đôi khi làm chết cây. Diện tích lá bị
tổn thương do ấu trùng và thành trùng gây ra trên bề mặt lá lên đến 412,43 mm
2
mỗi
ngày (Bhuyan và Bhattacharyya, 2006).
Theo Nguyễn Đức Khiêm (2005), mùa hè BXM hoạt động vào sáng sớm và
chiều tối. Sau cơn mưa trời hửng nắng, bọ xít muỗi phát triển mạnh. Buổi trưa trời
nắng, BXM ít hoạt động và ẩn nấp trong tán trà. Ngày âm u, BXM hoạt động cả
ngày. Mùa đông, BXM hoạt động vào buổi trưa và buổi chiều. Qui luật phát sinh
của BXM hằng năm có liên quan đến các yếu tố sinh thái, nhiệt độ 20 – 25
o
C và ẩm
độ trên 90% là điều kiện thích hợp cho sự phát triển của BXM.
Vào mùa hè và mùa thu trà bị hại nặng hơn mùa đông. Tại Phú Thọ trà bị hại
nặng nhất vào tháng 7. Sự gây hại của BXM làm cho nhiều năm không có búp trà
để hái vào tháng 7 và tháng 8 ở vùng trung du Bắc Bộ. Trong một năm có nhiều lứa
BXM nhưng hại nhiều nhất vào 3 thời kỳ: tháng 4 – 5 phát sinh ít hại nhiều, tháng 7
– 8 phát sinh nhiều hại rất nặng, tháng 10 – 11 phát sinh nhiều hại nặng (Nguyễn
Đức Khiêm, 2005).
11
1.6 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỌ XÍT MUỖI
1.6.1 Biện pháp canh tác
Theo Phạm Hồng Đức Phước (2009), để giảm bớt mật độ gây hại của bọ xít
muỗi cần: Giảm ẩm độ trong vườn bằng cách vệ sinh vườn sạch sẽ, tỉa bớt cành và
nhánh không cần thiết.
Theo Nguyễn Văn Bình và ctv., 1996, Trương Quốc Tùng và Lê Văn Thuyết
(2005), Trên cây trà có thể phòng trừ BXM bằng các biện pháp canh tác như xới
sạch cỏ, chặt bỏ các cây ký chủ, trồng cây che bóng hợp lý, thường xuyên kiểm tra
vườn để phát hiện, đánh giá để có quyết định kịp thời. Phát quang bụi rậm xung
quanh vườn, đốn bỏ những cây bị BXM hại nặng. Thu hái trà và chăm sóc trà đúng
kỹ thuật để giúp cây trà phục hồi tốt. Hái trà thường xuyên sẽ loại bỏ được nhiều
trứng BXM, khi hái trà chú ý đến các búp bị hại, đồng thời có các biện pháp chăm
sóc phù hợp như bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại, tạo độ thông thoáng cho nương
trà để cây trà nhanh chóng ra các chồi mới (Đào Thị Kim Ngân, 2012).
1.6.2 Biện pháp sinh học
Theo Phạm Hồng Đức Phước (2009), bọ xít muỗi có thể phòng trừ rất hữu
hiệu bằng cách nuôi kiến đen loài Dolichoderus thoracicus trong vườn. Thiên địch
thường gặp của BXM là kiến vàng, bọ xít ăn sâu, bọ ngựa và nhện (Peng và ctv,
2008).
Theo Anon (1970), đã ghi nhận được 2 loài nấm Hirsutella sp. và Beauveria
bassiana gây bệnh trên loài H.theobroma ở Ghana và Nigeria. Vi khuẩn Bt gây
bệnh trên loài H.begrothi ở Malaysia (Entwistle, 1972).
Theo Entwistle (1972), ong ký sinh phổ biến trên họ bọ xít muỗi bao gồm các
loài: Euphorus sahlbergellae WLK, Euphorus helopeltides Ferr. và Encyrtus
cotterrslli Watson, thuộc họ ong nhảy (Encyrtidae), ngoài ra bọ xít muỗi còn bị kí
sinh bởi loài Euphorus anates Nix. và một loài khác thuộc giống Euphorus chưa
được định danh nhưng với tỷ lệ thấp. Bọ xít muỗi thuộc giống Helopeltis ở Châu
Phi bị tuyến trùng thuộc họ Mermithidae ký sinh ở trong bụng.
1.6.3 Biện pháp hóa học
Theo Phạm Hồng Đức Phước (2009), để phòng trừ bọ xít muỗi có thể phun
các loại thuốc hóa học có hoạt chất: Fenobucard, Diazinon, Dimethoate, phun thuốc
vào sáng sớm lúc côn trùng di chuyển chậm chạp.
Theo Peng và ctv (2008), có thể diệt BXM trên cây điều bằng thuốc thuộc
nhóm Cúc tổng hợp như Alpha Cypermethrin.
12
Theo Nguyễn Thị Thuận (2009), để phòng trừ bọ xít muỗi có thể phun các loại
thuốc hóa học có hoạt chất: Dimethoate, Emamectin benzoate.