Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

khảo sát hiệu quả phòng trịcủa canxi clorua, dịch trích lá neem (azadirachta indica) và lá lược vàng (callisia fragrans) trên nấm colletotrichum musaegây hại trái chuốigià và chuối xiêm sau thu hoạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 62 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG




TRIỆU PHƯƠNG LINH


KHẢO SÁT HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ CỦA CANXI CLORUA, DỊCH TRÍCH
LÁ NEEM (
Azadirachta indica
) VÀ LÁ LƯỢC VÀNG (
Callisia fragrans
)
TRÊN NẤM
Colletotrichum musae
GÂY HẠI TRÁI CHUỐI GIÀ
VÀ CHUỐI XIÊM SAU THU HOẠCH




Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT







Cần Thơ, 2013










TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG




Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT



Tên đề tài:
KHẢO SÁT HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ CỦA CANXI CLORUA, DỊCH TRÍCH
LÁ NEEM (
Azadirachta indica
) VÀ LÁ LƯỢC VÀNG (
Callisia fragrans
)

TRÊN NẤM
Colletotrichum musae
GÂY HẠI TRÁI CHUỐI GIÀ
VÀ CHUỐI XIÊM SAU THU HOẠCH



Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Ths. Lê Thanh Toàn Triệu Phương Linh
MSSV: 3103627
Lớp: TT1073A1



Cần Thơ, 2013


i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Chứng nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài:

KHẢO SÁT HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ CỦA CANXI CLORUA, DỊCH
TRÍCH LÁ NEEM (
Azadirachta indica
) VÀ LÁ LƯỢC VÀNG (
Callisia fragrans

)
TRÊN NẤM
Colletotrichum musae
GÂY HẠI TRÁI CHUỐI GIÀ
VÀ CHUỐI XIÊM SAU THU HOẠCH



Do sinh viên Triệu Phương Linh thực hiện và đề nạp.
Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.


Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
Cán bộ hướng dẫn



ThS. Lê Thanh Toàn



ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Bảo
vệ thực vật với đề tài:


KHẢO SÁT HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ CỦA CANXI CLORUA, DỊCH
TRÍCH LÁ NEEM (
Azadirachta indica
) VÀ LÁ LƯỢC VÀNG (
Callisia fragrans
)
TRÊN NẤM
Colletotrichum musae
GÂY HẠI TRÁI CHUỐI GIÀ
VÀ CHUỐI XIÊM SAU THU HOẠCH



Do sinh viên Triệu Phương Linh thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng, ngày
tháng năm 2013.
Luận văn được Hội đồng đánh giá ở mức:…………điểm
Ý KIẾN HỘI ĐỒNG……………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………



Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
DUYỆT KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƯD CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
CHỦ NHIỆM KHOA




iii


TIỂU SỬ CÁ NHÂN

Họ và tên sinh viên: Triệu Phương Linh Giới tính: Nữ
Ngày sinh: 03/03/1992 Dân tộc: Kinh
Nơi sinh: Châu Phú – An Giang
Quê quán: Vĩnh Thuận, Vĩnh Thạnh Trung, Châu Phú, An Giang
Cha: Triệu Văn Khách
Mẹ: Lại Thị Kim Hồng
Quá trình học tập:
Năm 1998 – 2003: Trường tiểu học “B” Vĩnh Thạnh trung
Năm 2003 – 2007: Trường THCS Vĩnh Thạnh Trung
Năm 2007 – 2010: Trường THPT Trần Văn Thành
Năm 2010 – 2014: Trường Đại học Cần Thơ
Tốt nghiệp tú tài năm 2010 tại trường THPT Trần Văn Thành.Trúng tuyển
ngành Bảo vệ thực vật Khóa 36 – Khoa Nông nghiệp & sinh học ứng dụng, Trường
Đại học Cần Thơ năm 2010.
Tốt nghiệp kỹ sư ngành Bảo vệ thực vật năm 2014.




iv

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình
bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn




Triệu Phương Linh



v

LỜI CẢM TẠ

Kính dâng lên ba mẹ, người đã yêu thương, nuôi dưỡng và chăm lo cho con
học tập đến ngày hôm nay.
Chân thành biết ơn:
Thầy Lê Thanh Toàn, cô Trần Thị Thu Thuỷ đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ
trong suốt quá trình làm Luận văn tốt nghiệp.
Thầy Cố vấn học tập Lê Văn Vàng đã giúp đỡ, chăm lo, động viên và tạo điều
kiện thuận lợi cho em suốt khóa học.
Quý thầy cô và toàn thể Cán bộ Bộ môn Bảo vệ thực vật, Khoa Nông nghiệp &
sinh học ứng dụng đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt luận văn tốt
nghiệp.
Quý thầy cô Khoa Nông nghiệp & sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ
đã truyền đạt kiến thức cho em trong suốt khóa học.
Cám ơn các anh, chị, các bạn cùng nhóm và các bạn làm luận văn chung phòng
thí nghiệm đã luôn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn.
Thân ái gởi về:
Tất cả các bạn trong lớp Bảo vệ thực vật K36 và toàn thể sinh viên Khoa Nông
nghiệp & sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ những lời chúc tốt đẹp và thành
đạt nhất.



Triệu Phương Linh



vi

TRIỆU PHƯƠNG LINH, 2014. Đề tài “KHẢO SÁT HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ CỦA
CANXI CLORUA, DỊCH TRÍCH LÁ NEEM (Azadirachta indica) VÀ LÁ LƯỢC
VÀNG (Callisia fragrans) TRÊN NẤM Colletotrichummusae GÂY HẠI TRÁI
CHUỐI GIÀ VÀ CHUỐI XIÊM SAU THU HOẠCH”. Luận văn tốt nghiệp Đại học
ngành Bảo vệ thực vật, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng.Trường Đại học Cần
Thơ. Cán bộ hướng dẫn: ThS. Lê Thanh Toàn.

TÓM LƯỢC
Đề tài “Khảo sát hiệu quả phòng trị của canxi clorua, dịch trích lá neem
(Azadirachta indica) và lá lược vàng (Callisia fragrans) trên nấm Colletotrichum
musae gây hại trái chuối già và chuối xiêm sau thu hoạch” được thực hiện từ tháng 08
năm 2013 đến tháng 12 năm 2013 tại phòng thí nghiệm phòng trừ sinh học, Bộ môn
Bảo vệ thực vật, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ
nhằm mục tiêu: (1) Tìm ra nồng độ hiệu quả của CaCl
2
và dịch trích thực vật đối với
nấm Colletotrichum musae trong điều kiện phòng thí nghiệm, (2) Xác định hiệu quả
phòng và trị bệnh thán thư trên trái chuối già và chuối xiêm của dung dịch CaCl
2

dịch trích thực vật. Kết quả ghi nhận được:
Trong điều kiện phòng thí nghiệm, dịch trích lá Neem (2%, 4% và 6%) có hiệu
quả ức chế sự phát triển khuẩn ty nấm cao nhất ở tất cả các thời điểm quan sát, kế đến

là dung dịch CaCl
2
(20 mM, 40 mM và 60 mM) ở thời điểm 24 GSĐKT và CaCl
2
(20
mM) ở thời điểm 48 GSĐKT. Dịch trích lá Lược vàng không có hiệu quả ức nấm C.
musae.
Dịch trích lá Neem 2% và dung dịch CaCl
2
20mM được xử lý sau khi lây bệnh có
khả năng hạn chế bệnh thán thư trên trái chuối già và chuối xiêm nhưng hiệu quả còn
thấp. Trong khi đó, dịch trích lá Neem 2% và dung dịch CaCl
2
20mM được xử lý trước
khi lây bệnh thì không thể hiện hiệu quả.




vii

MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
1.1 Sơ lược về trái chuối 3
1.2 Phân loại 4
1.2.1 Nhóm chuối già (Cavendish) 5
1.2.2 Nhóm chuối xiêm (Pisang Awak) 5

1.3 Bệnh Thán thư (Anthracnose disease) do nấm Colletotrichum musae gây hại
trên trái chuối sau thu hoạch 6
1.3.2 Triêu chứng gây hại 6
1.3.3 Đặc điểm sinh học của nấm Colletotrichum musae 6
1.3.4 Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển và khả năng lưu tồn 7
1.4 Một số nghiên cứu ứng dụng dịch trích thực vật và canxi clorua trong bảo
quản sau thu hoạch 7
1.4.1 Trên thế giới 7
1.4.2 Tại Việt Nam 9
1.5 Một số đặc điểm của cây Neem, Lược vàng và canxi clorua 9
1.5.1 Cây Neem. 9
1.5.1.1 Đặc điểm thực vật học . 9
1.5.1.2 Thành phần hoá học. 10
1.5.1.3 Một số công dụng. 10
1.5.2 Cây Lược vàng 11
1.5.2.1 Đặc điểm thực vật học . 11


viii

1.5.2.2 Thành phần hoá học. 11
1.5.2.3 Một số công dụng. 12
1.5.3 Canxi clorua 12
1.5.3.1 Tính chất hoá học 12
1.5.3.2 Vai trò của canxi clorua trong bảo quản trái cây 12
CHƯƠNG II PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 14
2.1 Phương tiện 14
2.1.1 Thời gian và địa điểm 14
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm 14
2.1.3 Dụng cụ, hoá chất và thiết bị thí nghiệm 14

2.2 Phương pháp 15
2.2.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng các nồng độ của CaCl
2
và dịch trích
thực vật đến sự phát triển khuẩn ty nấm trong điều kiện phòng thí nghiệm 15
2.2.2 Thí nghiệm 2: Đánh giá hiệu quả của việc xử lý CaCl
2
và dịch trích thực vật
sau khi lây bệnh nhân tạo trên trái chuối già và chuối xiêm 16
2.2.3 Thí nghiệm 3: Đánh giá hiệu quả của việc xử lý CaCl
2
và dịch trích thực vật
trước khi lây bệnh nhân tạo trên trái chuối già và chuối xiêm 17
2.2.4 Xử lý số liệu thống kê 18
CHƯƠNG III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 19
3.1 Ảnh hưởng của CaCl
2
và dịch trích thực vật đến sự phát triển của khuẩn ty
nấm 19
3.2 Hiệu quả của việc xử lý CaCl
2
và dịch trích thực vật sau khi lây bệnh nhân
tạo trên trái 25
3.2.1 Trên trái chuối già 25
3.2.2 Trên trái chuối xiêm 26
3.3 Hiệu quả của việc xử lý CaCl
2
và dịch trích thực vật trước khi lây bệnh nhân
tạo trên trái 29



ix

3.3.1 Trên trái chuối già 29
3.3.2 Trên trái chuối xiêm 30
CHƯƠNG IV KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ 33
4.1 Kết luận 33
4.2 Đề nghị 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO 34






x

DANH SÁCH BẢNG

Bảng
Tựa bảng
Trang
1.1
Thành phần dinh dưỡng có trong chuối, tính trên 100 g ăn
được (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011)
4
2.1
Nồng độ CaCl
2
và dịch trích thực vật được sử dụng trong các

thí nghiệm
15
3.1
Đường kính (mm) của khuẩn ty nấm Colletotrichum musae
trong điều kiện phòng thí nghiệm
21
3.2
Hiệu quả ức chế (%) sự phát triển khuẩn ty nấm
Colletotrichum musae trong điều kiện phòng thí nghiệm
23
3.3
Chiều dài vết bệnh (mm) do nấm Colletotrichum musae gây
hại trên trái chuối già
25
3.4
Hiệu quả ức chế (%) sự phát triển vết bệnh do nấm
Colletotrichum musae gây ra trên trái chuối già
26
3.5
Chiều dài vết bệnh (mm) do nấm Colletotrichum musae gây
hại trên trái chuối xiêm
27
3.6
Hiệu quả ức chế (%) sự phát triển vết bệnh do nấm
Colletotrichum musae gây ra trên trái chuối xiêm
28
3.7
Chiều dài vết bệnh (mm) do nấm Colletotrichum musae gây
hại trên trái chuối già
29

3.8
Hiệu quả ức chế (%) sự phát triển vết bệnh do nấm
Colletotrichum musae gây ra trên trái chuối già
30
3.9
Chiều dài vết bệnh (mm) do nấm Colletotrichum musae gây
hại trên trái chuối xiêm
31
3.10
Hiệu quả ức chế (%) sự phát triển vết bệnh do nấm
Colletotrichum musae gây ra trên trái chuối xiêm
31



xi

DANH SÁCH HÌNH

Hình
Tên hình
Trang
2.1
Sơ đồ bố trí thử nghiệm hiệu quả của dịch trích thực vật đối
với nấm gây bệnh sau thu hoạch.
16
3.1
Hiệu quả của hai loại dịch trích và CaCl
2
đối với nấm

Colletotrichum musae ở 120 GSĐKT
24
3.2
Hiệu quả giảm chiều dài vết bệnh trên trái chuối già
ở thời điểm 7 NSLB
26
3.3
Hiệu quả giảm hiều dài vết bệnh trên trái chuối xiêm
ở thời điểm 7 NSLB
28
3.4
Hiệu quả giảm chiều dài vết bệnh trên trái chuối già
ở thời điểm 7 NSLB
30
3.5
Hiệu quả giảm chiều dài vết bệnh trên trái chuối xiêm
ở thời điểm 6 NSLB
32

1

MỞ ĐẦU
Chuối (Musa spp.) được trồng ở hơn 120 quốc gia và xếp hạng thứ hai trong
sản xuất trái cây trên thế giới. Ngành công nghiệp sản xuất chuối là một nguồn quan
trọng cho thu nhập, việc làm và doanh thu xuất khẩu đối với hầu hết các nước xuất
khẩu mà chủ yếu là các nước đang phát triển ở Châu Mỹ Latin, Tây Ấn, Đông Nam
Á và Châu Phi (Lassois và ctv., 2010). Ở Việt Nam, chuối là một trong những loại
trái cây quan trọng nhất, tổng diện tích gieo trồng được ước tính khoảng 99.340 ha
và sản lượng khoảng 1,2 triệu tấn, trong đó 20% là dành cho xuất khẩu (Natsuaki,
2011).

Tuy nhiên, tổn thất lớn thường xảy ra trong quá trình vận chuyển chuối đến thị
trường tiêu thụ, chủ yếu là vì trái chín trong quá trình vận chuyển, xuất hiện khiếm
khuyết và vết thối khi tồn trữ như bệnh thán thư và thối cùi làm ảnh hưởng xấu đến
giá trị kinh tế của chuối và hạn chế giá trị thương mại khi xuất khẩu (Lassois và
ctv., 2010). Năm 2006, Droby và Zhu ước tính có khoảng 20% đến 25% các loại
trái cây thu hoạch là bị hư hỏng bởi các mầm bệnh trong quá trình xử lý sau thu
hoạch ngay cả trong các nước phát triển ( trích dẫn từ Ara và ctv., 2012).
Bệnh sau thu hoạch trên chuối gồm có hai bệnh gây hại phổ biến và quan
trọng là thán thư và thối cùi. Trong số các loài nấm gây thối trên chuối thì
Colletotrichum musae gây ra cả hai dạng triệu chứng thối cùi và thán thư (Plant
Disease, 2008). Thêm vào đó, theo kết quả giám định của Lê Thị Thúy Hằng (2013)
đã xác định nấm Colletotrichum musae là tác nhân gây hại phổ biến trong số các tác
nhân gây hại trên chuối sau thu hoạch.
Thông thường, thuốc diệt nấm là phương tiện chính để kiểm soát bệnh sau thu
hoạch (Eckert và ctv., 1994). Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc diệt nấm hóa học để
kiểm soát và làm suy giảm bệnh sau thu hoạch đã được hạn chế do khả năng gây
ung thư, quái thai, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến thực phẩm và sức khỏe con
người (Unnikrishnan và Nath, 2002). Vì vậy phương pháp thay thế để kiểm soát
bệnh sau thu hoạch, đặc biệt là những phương pháp an toàn với môi trường và sức
khỏe con người là hết sức cần thiết. Những năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu
theo hướng phòng trừ sinh học nhằm giảm chi phí đầu tư và thân thiện hơn với môi
trường đặc biệt là các nghiên cứu về dịch trích từ thực vật. Trong đó, cây Neem có
thể được coi là quan trọng nhất trong số các thuốc trừ sâu sinh học (Dubey, 2001),
Lược vàng cũng là một loại cây giàu tiềm năng trong y học với công dụng chữa
bệnh trên người và được chứng minh là có tác dụng kháng khuẩn (Châu Văn Minh
và ctv., 2009) và CaCl
2
là một trong những hóa chất cho hiệu quả cao trong phòng
trị các bệnh hại sau thu hoạch (Conway và ctv., 1984; Ferguson và ctv., 1995).
2


Do đó, đề tài “Khảo sát hiệu quả phòng trị của CaCl
2
, dịch trch lá Neem
(Azadirachta indica) v lá Lược vng (Callisia fragrans) trên nm
Colletotrichum musae gây hi trái chuối gi v chuối xiêm sau thu hoch” được
thực hiện nhằm:
(1) Tìm ra nồng độ hiệu quả của CaCl
2
và dịch trích thực vật đối với nấm
Colletotrichum musae trong điều kiện phòng thí nghiệm.
(2) Xác định hiệu quả phòng và trị bệnh thán thư trên trái chuối già và chuối
xiêm của dung dịch CaCl
2
và dịch trích thực vật.

3

CHƯƠNG I
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 SƠ LƯỢC VỀ TRÁI CHUỐI
Chuối là một trong năm loại quả trao đổi chủ yếu trên thì trường thế giới.
Theo FAO, sản lượng chuối sản xuất hàng năm trên thế giới rất lớn: năm 1982 đạt
62 triệu tấn trong đó chuối ăn tươi là 40 triệu tấn và chuối nấu là 22 triệu tấn. Đối
với nhiều dân tộc ở châu Á và châu Phi chuối là lương thực chủ yếu như cây khoai
tây ở các nước ôn đới (Trần Thế Tục, 1998).
Chuối là loại trái cây có nhiều cơm, có hột chứa nhiều noãn nhưng không
dùng hột để làm giống. Trái phát triển theo hướng không thụ tinh. Buồng chuối phát
triển hướng xuống đất, trái cong lên. Các cụm hoa tạo thành một nải trên buồng có

hình dạng giống như "bàn tay" và một hoa là một “ngón tay”. Các đặc điểm như
hình dạng, kích thước, hương vị và màu sắc có thể khác nhau từ cây này đến cây
khác (Samon, 1986 trích dẫn bởi Moore và Ming, 2008). Một buồng chuối tốt và có
giá trị thương mại khi nó phát triển gồm 8 nải trên một buồng với 15 trái trên một
nải và trọng lượng của một trái trung bình là 150 g, do đó mà trung bình một buồng
có thể nặng từ 18-20 kg đôi khi cũng có buồng nặng lên đến 30 kg (Moore và Ming,
2008).
Theo các nhà dinh dưỡng học, quả chuối có giá trị dinh dưỡng cao, ăn 100 g
thịt quả cho mức năng lượng từ 110-120 calo, hấp thụ nhanh (hấp thụ hết sau 1 giờ
45 phút) và được coi là loại quả lý tưởng cho người già, yếu, suy dinh dưỡng và mỏi
mệt. Quả chuối cũng có vị trí đặc biệt trong khẩu phần ăn để giảm mỡ, cholesterol
và muối Na
+
(quả chuối chứa ít Na
+
và giàu K
+
- hàm lượng K
+
đạt ở mức 400
mg/100g thịt quả). Theo các phát hiện mới đây, quả chuối có lợi cho những người
bị nhiễm độc than chì, có tác dụng chống các vết loét gây ra bởi người bệnh dùng
thuốc Aspirin và làm lành các vết loét này (Trần Thế Tục, 1998).
4


Bảng 1.1 Thnh phần dinh dưỡng có trong chuối, tnh trên 100 g ăn được (Nguyễn
Bảo Vệ v Lê Thanh Phong, 2011)

Thnh phần

Hm lượng
Nước
79,2 g
Protein
1,8 g
Lipid
0,2 g
Glucid
18,0 g
Cellulose
0,2 g
Tro
0,8 g
Canxi
10,0 mg
Phosphorus
24,0 mg
Sắt
1,3 mg
Sodium
18,0 mg
Potassium
435,0 mg
Vitamin A
80,0 UI
Riboflavin
0,04 mg
Niacin
0,6 mg
Vitamin C

8,0 mg
Năng lượng
72,0 cal

1.2 PHÂN LOẠI
Cây chuối thuộc loài Musa, thân thảo (xem như một loài cỏ khổng lồ). Thân
chính nằm dưới đất còn gọi là thân ngầm mà ta gọi là củ, từ thân ngầm đẻ ra nhánh
gọi là chồi được gọi là con chuối. Các bẹ lá được cấu tạo thành hình trôn ốc quyện
chặt với nhau, đây là loại thân giả. Hoa chuối xuất hiện trên thân giả giữa bẹ và
cuống lá, chúc xuống đất. Mỗi thân giả chỉ mang một buồng chuối, vòng đời của nó
kết thúc khi thu hoạch buồng. Chuối là loại cây sinh sản vô tính (Nguyễn Bảo Vệ và
Lê Thanh Phong, 2011).
Cây chuối thuộc bộ Scitaminales, họ Musaceae, họ phụ Musoidae. Trước đây,
theo Linné, chuối trồng trọt được chia thành các nhóm (Nguyễn Bảo Vệ và Lê
Thanh Phong, 2011):
- Musa sapientum L. chỉ nhóm chuối trái chín ngọt ăn tươi.
- Musa parasidiaca L. chỉ nhóm chuối khi chín phải nấu mới ăn được.
- Musa corniculata Rumph. là giống chuối Tá Quạ, trái rất to dài, thường được
nấu chín để ăn, buồng có ít nải, trổ hết hoa trên buồng, không còn bắp chuối như
các giống thông thường.
- Musa sinensis (Musa cavendish, Musa nana) chỉ nhóm chuối già lùn.
5

Hệ thống phân loại các giống chuối thường dựa vào hệ thống phân loại trên cơ
sở số nhiễm sắc thể của Simmond năm 1966. Theo hệ thống phân loại này chi
Eumusa có số nhiễm sắc thể cơ sở là 11, có 9-10 loài và có đến 131 giống
(Simmond, 1982 trích dẫn từ Trần Thế Tục và ctv., 1998).
1.2.1 Nhóm chuối gi (Cavendish)
Chuối già (AAA): còn gọi là chuối tiêu, được trồng phổ biến ở Việt Nam, nó
được phân chia thành ba dạng dựa vào chiều cao cây, cụ thể là cao (2,8-3,5 m),

trung bình (2,0-2,5 m) và thấp (1,5-2,0 m). Chúng được trồng dọc theo các con sông
và các khu vực ẩm ướt. Đây là giống cho năng suất cao từ 20-25 kg/buồng với 8-14
nải. Trái có đường kính 2,8-3,5 cm, trái chín ngọt và thơm, vỏ và thịt quả có màu
vàng. Thời gian sinh trưởng từ 14-15 tháng. Chuối già được sử dụng cho xuất khẩu
và thị trường nội địa (Natsuaki, 2011).
Theo Nguyễn Minh Châu (2009) thì nhóm chuối già gồm:
- Chuối già cui: trung bình có 14-17 quả/nải, quả có hình dạng hơi cong, dài từ
21-25 cm, cuống quả dài hơn 21 mm, có nhiều lông. Mặt cắt ngang quả có hình hơi
chóp có cạnh, đỉnh quả hình cổ chai ngắn. Quả khi chín có màu xanh nhạt hoặc
vàng nhạt, ở những nơi có nhiệt độ thấp như Lâm Đồng, khi chín quả chuyển sang
màu vàng tươi tự nhiên, thịt quả màu vàng hoặc da cam và không có hạt.
- Chuối già Laba (hay chuối già Đà Lạt): buồng chuối già Laba có nhiều nải và
số quả/nải nhiều (>16 quả), độ dài quả ngắn (15-20 cm), hình dạnh quả hơi cong.
Mặt cắt ngang quả có hình hơi chóp, đỉnh quả hình cổ chai, đầu quả bằng. Quả khi
chín có màu vàng nhạt, thịt quả màu vàng, dẽo, rất thơm và không có hạt.
- Chuối già hương có số quả/nải khoảng 14 quả, độ dài ngắn (15-20 cm), hình
dạng quả thẳng phần ngoài. Mặt cắt ngang quả có hình hơi chóp có cạnh, đỉnh quả
hình cổ chai ngắn không rõ. Quả khi chín có màu vàng nhạt, thịt quả màu vàng hoặc
da cam rất thơm và không có hạt.
- Chuối già lùn: số quả/nải của chuối già Lùn khoảng 16 quả, độ dài quả
khoảng 20-25 cm, hình dạng quả cong đều. Mặt cắt ngang có hình hơi chóp, đỉnh
quả hình cổ chai ngắn. Quả khi chín có màu vàng nhạt, thịt quả màu vàng hoặc da
cam và không có hạt.
1.2.2 Nhóm Chuối xiêm (Pisang Awak)
Chuối xiêm (ABB): còn gọi là chuối tây, được trồng trong cả nước từ vùng
đồng bằng đến các vùng đồi núi. Năng suất từ 18-20 kg/buồng với 8-12 nải. Trái có
chiều dài từ 9-11 cm, đường kính 3,0-3,5 cm. Trái chín có vỏ màu vàng đến vàng
sẫm, thịt ngọt và thơm, đôi khi có hạt. Đây là giống chịu được hạn và đất nghèo
dinh dưỡng. Chuối xiêm chủ yếu được tiêu dùng trong nước, được sử dụng để ăn
tươi hoặc chế biến bánh kẹo (Natsuaki, 2011).

Chuối xiêm gồm các loại (Nguyễn Minh Châu, 2009):
6

- Chuối xiêm trắng (hay còn gọi là chuối sứ trắng): số quả/nải chuối xiêm
trắng khá nhiều, trung bình 12-16 quả/nải, độ dài quả ngắn, quả có dạng thẳng, mặt
cắt ngang quả hình tròn. Đỉnh quả tròn hoặc hình cổ chai, khi chín quả có màu vàng
sáng, thịt quả màu kem và không có hạt. Theo mô tả của Nguyễn Bảo Vệ và Lê
Thanh Phong (2011) chuối xiêm trắng trái dài hơn và lớn hơn chuối xiêm đen,
cuống trái dài khoảng 4 cm, chóp hình cổ chai dài. Vỏ trái chín có màu lợt hơn xiêm
đen, không đốm mốc, quày không lông và vòi noãn khô rụng gần hết.
- Chuối xiêm đen (hay còn gọi là chuối sứ đen): số quả/nải như chuối xiêm
trắng, độ dài quả ngắn, quả có dạng thẳng, mặt cắt ngang quả hình chóp hơi cạnh.
Đỉnh quả hình cổ chai, khi chín có màu vàng và có đốm nâu đen, thịt quả màu da
cam và không có hạt.
- Chuối xiêm lùn: số quả/nải như hai giống chuối xiêm mô tả trên, trung bình
12-16 quả/nải, khoảng cách nải ngắn và độ dài quả rất ngắn, quả có dạng thẳng mặt
cắt ngang quả hình chóp. Đỉnh quả hình tù, khi chín quả có màu vàng, thịt quả màu
da cam và không có hạt.
1.3 BỆNH THÁN THƯ (ANTHRACNOSE DISEASE) DO NẤM
Colletotrichum musae GÂY HẠI TRÊN TRÁI CHUỐI SAU THU HOẠCH
1.3.2 Triệu chứng gây hi
Khi trái còn xanh, vết bệnh có màu nâu đậm đến đen, viền xanh xám (pale
margin), vết bệnh có hình như hạt đậu, mô bệnh hơi lõm, kích thước khoảng vài
centimet (Snowdon,1991; Ploetz, 2003).
Trên vỏ trái chín ban đầu xuất hiện những đốm nâu nhỏ, những vết bệnh này
dần lan rộng và kết hợp lại thành vết bệnh lớn, mô bệnh hơi lõm, vết bệnh hoại tử
có màu nâu đến đen và có cấu trúc bào tử màu cam trên vết bệnh (Snowdon, 1990;
Ploetz, 2003). Vết bệnh có thể được giới hạn bởi vỏ quả, nhưng trong trường hợp
nhiễm khuẩn nặng bệnh cũng có thể xâm nhiễm vào thịt quả (Narayanasamy, 2006).
Lê Thị Thúy Hằng (2013) đã so sánh triệu chứng bệnh thán thư trên chuối già

và chuối xiêm có một vài sự khác biệt như mô bệnh trái chuối xiêm thường không
có hình dạng nhất định, viền mô bệnh có màu nâu sậm hơn chuối già và mô bệnh
không bị nứt ra. Còn trên trái chuối già triệu chứng bệnh xuất hiện nhanh hơn, mô
bệnh dạng hình tròn hay hình thoi, màu đen sậm, ranh giới giữa mô bệnh và mô
khỏe rõ ràng, ngoài ra phần giữa mô bệnh trên chuối già bị nứt ra ở thời điểm 7
ngày sau lây bệnh và sợi nấm màu trắng xung quanh khối bào tử màu cam nhiều
hơn trên chuối xiêm. Đây cũng là một bằng chứng cho thấy khả năng gây hại của
nấm Colletotrichum trên chuối già và chuối xiêm khác nhau.
1.3.3 Đặc điểm sinh học của Colletotrichum musae
Nấm Colletotrichum musae thuộc chi Colletotrichum, họ Melanconiaceae, bộ
Melanconiales, lớp Coelomycetes (Phạm Văn Kim, 2000). Giai đoạn hữu tính là
7

Glomerella cingulata thuộc lớp Nấm Nang (Vũ Triệu Mân, 2007; Đặng Vũ Thị
Thanh, 2008). Nấm còn có tên gọi khác là Gloeosporium musarum Cooke &
Massee (Vũ Triệu Mân, 2007; Pitt và Hocking, 2009).
Bào tử nấm không có vách ngăn, không màu, thẳng, dạng hình trái xoan và
kích thước bào tử 14,5 x 6,9 µm (Lim và ctv., 2002; Abd-Elsalam và ctv., 2010).
Đĩa áp của nấm C. musae có màu đen, dạng hình chùy hay tròn hoặc bất dạng, kích
thước đĩa áp trung bình 8,8 x 6,8 µm và được hình thành từ những ống mầm. Những
cấu trúc giống như gai cứng thì không thấy được từ vết bệnh hay trên môi trường
nuôi cấy (Lim và ctv., 2002).
Môi trường PDA là một môi trường tốt nhất cho sự phát triển của nấm C.
musae (Lim và ctv., 2002). Một vài cấu trúc đĩa đài của nấm màu hồng nhạt phát
triển nhiều trên môi trường nuôi cấy sau 10 ngày, những đĩa đài bao gồm những bào
tử màu hồng nhạt đến cam sậm (Abd-Elsalam và ctv., 2010).
Bào tử nấm C. musae sau 6-12 giờ ở ẩm độ 98-100% và nhiệt độ 27-30
o
C sẽ
nẩy mầm và hình thành vòi bám đầu còng, không tròn, mép gồ ghề và vách dày màu

tối (Holliday, 1980; Vũ Triệu Mân, 2007).
1.3.4 Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển v khả năng lưu tồn
Nhiệt độ trung bình cho sự phát triển của sợi nấm C. musae từ 25-30
0
C. Tuy
nhiên, sợi nấm bị ức chế phát triển khi nhiệt độ dưới 10
0
C và ≥35
0
C. Khoảng pH tối
ưu cho sự phát triển của nấm dao động trong khoảng 5,5-7,0 (Lim và ctv., 2002).
Nấm bệnh tồn tại dạng bào tử vô tính và ổ nấm trên bẹ hay lá chuối khô, xác
bã thực vật (Smoot, 1971; Snowdon, 1991). Bào tử lây lan bởi nước mưa, nước
tưới, gió và côn trùng. Nếu gặp điều kiện ẩm độ thích hợp sẽ nẩy mầm hình thành
đĩa áp xâm nhiễm tiềm ẩn vào vỏ trái chưa chín. Trong quá trình xâm nhiễm, nấm
còn sản sinh ra khí ethylen làm trái chín sớm (Snowdon, 1991).
1.4 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG DỊCH TRÍCH THỰC VẬT VÀ
CANXI CLORUA TRONG BẢO QUẢN SAU THU HOẠCH
1.4.1 Trên thế giới
Năm 1982, Conway cho rằng CaCl
2
có khả năng trị bệnh thối trái do nấm
Penicillium expansum trên trái táo và giúp kéo dài thời gian bảo quản. Đến năm
1994, một nghiên cứu khác (Conway và ctv., 1994) cũng kết luận rằng xử lý nhiệt
và CaCl
2
hoặc kết hợp cả 2 phương pháp có thể giảm thối rửa và giữ được chất
lượng trái.
Hàm lượng canxi (Ca) cũng có liên quan đến phẩm chất trái trong quá trình
tồn trữ. Sau thu hoạch trái cây được ngâm hay nhúng trong dung dịch muối Ca để

phẩm chất trái ít thay đổi và hạn chế sự gây hại của nấm bệnh trong quá trình tồn
trữ (Ferguson va ctv., 1995). Somogyi và ctv. (1996) cho rằng Ca là khoáng chất
quan trọng thứ 2 sau Kali. Hàm lượng Ca cao sẽ làm giảm tốc độ sinh sản khí
8

ethylene, trì hoãn quá trình chín, giảm sự rối loạn sinh lý, kéo dài thời gian tồn trữ
của táo và các loại trái cây khác.
Nấm và vi khuẩn muốn tấn công vách tế bào chúng phải tiết ra enzyme đặc
biệt là polygalacturonase và pectate transeliminase để phân giải vách tế bào nhưng
khi hàm lượng Ca cao trong mô thì hoạt động của ezyme này yếu hơn đáng kể.
Chính vì lý do này mà Ca được sử dụng rất nhiều trước cũng như sau thu hoạch để
hạn chế sự gây hại của nấm bệnh (Easterwood, 2002). Conway và Sam (1984) cũng
đã chỉ ra rằng Ca làm nâng cao sự phát triển của mô giúp chống lại sự xâm nhập của
nấm do sự vững chắc của vách tế bào, bằng cách đó làm cho tế bào kháng lại những
enzyme có hại gây ra bởi nấm và nó cũng giúp trì hoãn sự lão hóa của trái cây.
Clorua canxi (CaCl
2
) ở nồng độ 1-4% không có tác dụng rõ rệt trong việc ức
chế sự tăng trưởng của sợi nấm Colletotrichum gloeosporioides gây bệnh thán thư
trên trái đu đủ trong điều kiện in vitro. Tuy nhiên, trong điều kiện in vivo CaCl
2

khả năng ức chế C. gloeosporioides (Mahmud và ctv., 2008).
Theo nghiên cứu của Zarafi và ctv. (2010), chất chiết xuất từ hạt và lá Neem
có khả năng quản lí bệnh đốm lá trên cây kê do nấm Curvularia eragrostidis gây ra
và có hiệu quả tương tự như benomyl. Dịch trích lá Neem được sử dụng thí nghiệm
trong điều kiện in vitro và in vivo có thể chống lại nấm C. musae trên chuối
(Hassan, 2009).
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất chiết xuất từ thực vật lên sự
phát triển của nấm Colletotrichum capsici gây bệnh thán thư trên tiêu cho thấy

đường kính khuẩn ty của nấm C. capsici giảm khoảng 40,8% trên môi trường PDA
có chứa chiết xuất từ cây Neem. Ngoài ra chiết xuất từ lá và thân cây là giảm đáng
kể sự hình thành bào tử nấm (Nduagu và ctv., 1997). Công bố của Amadioha và Obi
(1998) rằng nước nóng và dịch trích từ Neem có hiệu quả cao trong việc giảm sự
nẩy mầm của bào tử và sự phát triển của sợi nấm Colletotrichum lindemuthianum
trong điều kiện in vitro.
Dịch trích lá Neem nồng độ 3%, 6% và 12% trong môi trường PDA sẽ cho
hiệu quả kiểm soát tốt sự phát triển của sợi nấm Pyricularia oryzae gây bệnh đạo ôn
trên lúa. Ông cũng nhận định rằng kết quả này tương tự với báo cáo vào năm 2000
của Amdioha; Rajappan cùng với cộng sự vào năm 2001 là dịch trích từ Neem làm
giảm sự tăng trưởng của sợi nấm P. oryzae (Hajano và ctv., 2012). Nồng độ 5% của
dịch trích từ lá Neem đều ức chế sự phát triển của sợi nấm đối với 2 loại nấm
Alternaria solani và Fusairium oxysporum gây bệnh trên cà chua (Hassanein và
ctv., 2008). Năm 1989, Shetty và ctv. đã nghiên cứu về hiệu quả của một số dịch
trích thực vật chống lại nấm Trichoconiella padwickii trên lúa và đưa ra kết luận hạt
giống được ngâm với chiết xuất từ cây Neem có khả năng kiểm soát nấm bệnh trên
hạt giống.
9

Maqbool và ctv. (2010) nghiên cứu về tác động của dầu quế đến bệnh thán thư
và chất lượng chuối sau thu hoạch trong suốt quá trình bảo quản kết luận rằng chuối
được xử lý bằng cách nhúng vào dung dịch dầu quế sau khi thu hoạch có thể giảm
được bệnh thán thư do nấm Colletotrichum musae và kéo dài thời gian tồn trữ trái.
Đối với những nghiên cứu về dịch trích từ cây Lược vàng để ứng dụng trong
nông nghiệp tương đối ít, trong đó có một vài báo cáo tại các nước Đông Âu cho
thấy cao chiết và nước ép cây Lược vàng được sử dụng để điều trị bỏng, bệnh lao,
viêm khớp, bảo vệ gan, tăng cường hoạt động của cơ, ức chế vi sinh vật gây bệnh
trong ruột (Ogarkov, 2004 trích dẫn từ Chernenko và ctv., 2007).
1.4.2 Ti Việt Nam
Theo Vũ Văn Độ và ctv. (2006) Salanin là hoạt chất chiết xuất từ cây Neem

không có tác dụng gây độc trên tế bào người nhưng lại có hoạt tính kháng lại 5
nhóm vi sinh vật đó là vi khuẩn Bacillus subtillis, nấm mốc Aspergillus niger,
Fusarium oxysporum nấm men Coccibolus albicans, Saccharomyces cerevisae, đặt
biệt là kháng mạnh đối với A. niger và C. albicans. Ngoài ra, sản phẩm chiết xuất từ
Neem trong ethanol, methanol và nước đều có tác dụng ức chế sinh trưởng đối với 3
loài nấm gây bệnh cây là Rhizoctonia solani, Sclerotium rolfsii và Fusarium
oxysporum(Vũ Đăng Khánh và ctv., 2007).
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ An (2010) kết luận quýt đường sau thu hoạch
được xử lý bằng cách nhúng trái với CaCl
2
có thể giúp kéo dài thời gian tồn trữ trái.
Theo Châu Văn Minh và ctv. (2009) và Trần Văn Hai và Phạm Ánh Hồng,
(2011), mặc dù trong thành phần có chứa một số chất có hoạt tính kháng nấm như
isoorientin, flavon C-glucosit, flavonoid… nhưng hiện nay dịch trích từ cây Lược
vàng chỉ được nghiên cứu nhiều trong y học mà chưa được nghiên cứu nhiều trong
nông nghiệp.
1.5 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY NEEM, LƯỢC VÀNG VÀ CANXI
CLORUA
1.5.1 Cây Neem
Tên khoa học: Azadiracta indica Họ: Xoan (Meliacceae).
1.5.1.1 Đặc điểm thực vật
Cây Neem là dạng cây thân gỗ, thường cao khoảng 15-20 m, gặp điều kiện
thuận lợi có thể cao đến 35-40 m. Cây thích hợp phát triển ở vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới (Võ Văn Chi, 2003). Cây Neem là loại cây thường xanh, tán lá rộng có
hình tròn hoặc hình ô van, đường kính tán lá có thể đạt 15-20 m về già. Lá có dạng
xẻ, lá kép lông chim lẻ, dài 20-38 cm, mọc nhiều ở phía đầu nhánh, so le, dạng mác,
xẻ răng cưa sâu và sắc cạnh, nhẵn cả trên hai bề mặt, cân đối hai bên, nhọn, cuống
rất ngắn. Lá thường xanh tốt quanh năm, không có thời kỳ rụng, lá còn non có màu
hơi đỏ tía. Hoa mộc từ nách lá ở dạng cụm hoa hình chùy, ngắn hơn lá. Hoa lưỡng
10


tính nhỏ, dạng cao mảnh nom như hoa xoan. Trái có một hạt, hạt hình bầu dục,
không có cánh và không có áo hạt (Võ Văn Chi, 2003).
Cây Neem thường bị nhầm lẫn với cây chinaberry (Melia azedarach L.), ở
Việt Nam thường gọi là cây “xoan dâu” hay “thầu đâu”. Đặc điểm điểm để phân
biệt hai loại cây này là Azdirachta spp. có lá kép lông chim một lần còn Melia spp.
có lá kép lông chim hai hoặc ba lần. Melia azedarach L., cũng chứa một số hợp chất
có hoạt tính sinh học nhưng chưa được nghiên cứu nhiều và ứng dụng trong sản
xuất thuốc trừ sâu do cây này có chứa một số hợp chất triterpenoid được biết đến
như những chất độc họ xoan có độc tính cao đối với động vật có vú (Ascher, 1993
trích dẫn từ Diệp Quỳnh Như, 2006).
1.5.1.2 Thành phần hóa học
Hạt Neem chứa nhiều chất đắng được dùng làm chất diệt côn trùng có hiệu
quả tốt. Azadirachtin, một loại tetranortriterpenoid limonoid được chiết xuất từ hạt
cây Neem, là thành phần chính gây những ảnh hưởng độc hại cho các loài côn
trùng. Lá Neem cũng chứa các hợp chất tetranortrierpenoids, flavonoid và tannin
vừa có tính xua đuổi côn trùng vừa có hiệu quả chống lại nhiều tác nhân gây bệnh
và kích thích tính kháng bệnh sọc lúa ở lúa mạch (Singh và Prithiviraj, 1997; Paul
và Sharma, 2002). Ngoài ra, Gisi và ctv. (2010) cũng cho rằng Neem có chứa nhiều
thành phần hoạt tính sinh học khác như salanin, nimbin, nimbidin, meliantriol thuộc
nhóm tetranortriterpenoids được sử dụng trong thuốc trừ sâu và dược phẩm.
Azadirachtin đã cho thấy thuộc tính diệt một số côn trùng, diệt nấm, diệt khuẩn mà
không độc hại đối với động vật có vú, cá và côn trùng thụ phấn.
1.5.1.3 Một số công dụng
Neem có thể được coi một loại thuốc trừ sâu sinh học quan trọng để kiểm soát
sâu bệnh vì không để lại dư lượng trên cây trồng. Các dẫn xuất Neem đã được áp
dụng đối với một số loài sâu bệnh trong bảo quản và dịch hại cây trồng như lá, dầu,
bánh, chiết xuất…(Dubey, 2011). Trong dân gian cây Neem được sử dụng để chữa
nhiều bệnh (Puri, 1999):
- Lá Neem có lượng đạm, khoáng carotene tương đối cao nên có thể dùng làm

thức ăn gia súc. Tại một số vùng ở Andhra Pradesh (Ấn Độ), lá Neem thường được
cho gia súc ăn sau khi sinh con để tăng khả năng tiết sữa, ngoài ra, còn có tác dụng
phòng trị giun sán cho gia súc. Ở Ấn Độ, dân gian thường lấy lá Neem để gần trẻ
em giúp ngăn ngừa bệnh ho gà. Lá Neem cũng được dùng trong bảo vệ nông sản
(Srivastav và ctv., trích dẫn từ Diệp Quỳnh Như, 2006).
- Rễ Neem: dịch trính từ rễ cây được dùng làm thuốc cổ truyền chữa bệnh
ngoài da (Puri, 1999).
- Vỏ cây Neem có nhựa trong, chứa hổ phách có thể dùng làm thuốc bổ hoặc
thuốc trị bệnh vàng da khi phối hợp với một số thảo dược khác. Dịch chiết từ vỏ
11

Neem cũng có thể trị đau răng, bệnh sốt rét, bệnh da liễu hoặc dùng nhuộm lụa. Do
có chứa nimbin và nimbidin nên dịch chiết từ hai bộ phận này cũng có khả năng
kháng nấm, kháng dị ứng hoặc trị bệnh ngoài da (Puri, 1999).
- Hạt Neem chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học như azdirachtin,
meliantiol, salanin… trong đó quan trọng nhất là azadirachtin. Dịch chiết từ hạt
được dùng để sản xuất thuốc trừ sâu, thuốc giảm đau, thuốc sát trùng và cả thuốc
ngừa thai (Puri, 1999).
- Quả Neem: thịt quả cũng được dùng để làm thuốc tẩy giun, thuốc giảm đau,
thuốc bổ. Quả khô ngâm nước có thể trị bệnh ngoài da. Nước thịt quả khô khi phun
lên cây có thể xua đuổi nhiều loại côn trùng, đặc biệt hữu hiệu đối với châu chấu
(Puri, 1999).
1.5.2 Cây Lược vng
Tên khoa học: Callisia fragrans Họ: Thài lài (Commelinaceae)
1.5.2.1 Đặc điểm thực vật học
Cây Lược vàng, còn gọi là cây Lan vòi, có tên khoa học là Callisia fragrans
(Lindl.) Woods thuộc họ Thài lài (Commelinaceae), vốn có nguồn gốc từ Trung
Mỹ, sau đó được di thực đến nhiều nơi khác. Hiện cây này mọc hoang hoặc được
trồng nhiều ở Nga, Việt Nam, Úc…(Châu Văn Minh và ctv., 2009). Thực vật thuộc
họ Commelinaceae là các loại thảo mộc mọng nước một lá mầm mọc nhiều ở vùng

khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chúng được coi là cỏ dại ở miền Đông Úc vì xu
hướng lan truyền nhanh chóng trong những bụi cây tự nhiên và đất nông nghiệp
(Lee và Mason, 2006).
Cây Lược vàng có thân ngắn, dựng lên, lan rộng, phân nhánh, hơi ưởng ẹo
cong, từ nách lá mọc ra những nhánh thân ngang bên. Lá không cuống, có hình bầu
dục rất nhọn ở đỉnh, màu xanh tươi đến màu xanh đỏ nhạc, tuỳ thuộc vào cường độ
ánh sáng lá chuyển thành màu đỏ tím. Phát hoa mau tàn, lẻ tẻ vào đầu mùa xuân đến
mùa thu tuỳ theo khí hậu, thân nách lá xanh tím khoảng 10 cm, lá bắc bầu dục, bó
hoa nhỏ. Những hoa nhỏ, hợp thành cụm ba ở nách lá màu trắng hồng, có mùi
thơm. Trái dạng viên nang nhỏ, tự khai, chứ những hạt rất nhỏ khoảng 1 mm
(Nguyễn Thanh Vân, 2011).
1.5.2.2 Thành phần hóa học
Theo Chernenko và ctv. (2007) lá và thân bò của Lược vàng có chứa hoạt tính
sinh học flavonoids và phytosteroids. Ngoài ra, các vitamin C, PP, B
2
và các nguyên
tố vi lượng Fe, Cr, Ni, Cu cũng được tìm thấy trong dịch trích.
Nghiên cứu bước đầu về thành phần hoá học và hoạt tính sinh học của cây
Lược vàng, Châu Văn Minh và ctv. (2009) đã phân lập được hợp chất isoorientin,
một flavon C-glucosit mang nhiều hoạt tính sinh học có giá trị trong các thử nghiệm
in vitro và in vivo bao gồm hoạt tính chống oxy hoá, kháng viêm, kháng sinh, bảo
12

vệ gan, chống tiểu đường và giảm đường máu. Hợp chất isoorientin cũng thể hiện
hoạt tính kháng sinh yếu trên các chủng vi khuẩn và nấm.
Năm 2011, Trần Văn Hai và Phạm Ánh Hồng cũng phân lập được các hợp
chất sterol, flavonoid, coumarin từ cây Lược vàng ở tỉnh Quảng Nam.
1.5.2.3 Một số công dụng
Gần đây, một nhóm nghiên cứu ở Viện Dược liệu đã chỉ ra rằng với liều 50 g
lá tươi/kg thể trọng, Lược vàng không có tác dụng chống viêm nhưng có khả năng

kháng khuẩn yếu trên chủng Staphylococcus aureus (Trịnh Thị Diệp, 2008 trích
dân từ Châu Văn Minh và ctv., 2009).
Ngoài ra, theo một số kết quả nghiên cứu về cây Lược vàng của Viện dược
liệu cho thấy rằng :
- Lược vàng có 3 tác dụng khá nổi trội :
+ Tác dụng kháng khuẩn (với những chủng vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp).
+ Tác dụng tăng cường miễn dịch.
+ Tác dụng chống oxy hóa.
- Lược vàng có tác dụng chống viêm mạn, tác dụng giảm đau ngoại biên và ức chế
một số dòng tế bào ung thư ở mức độ trung bình.
1.5.3 Canxi clorua
1.5.3.1 Tính chất hoá học
Canxi clorua (CaCl
2
) là một chất rắn màu trắng, rất háo nước, tồn tại dưới
dạng tinh thể. Canxi clorua tan nhiều trong nước, trong rượu và axeton, khi tan có
tỏa nhiệt.
Canxi clorua thường có 2 dạng chủ yếu: dạng ngậm nước CaCl
2
.6H
2
O và dạng
CaCl
2
.2H
2
O.
1.5.3.2 Vai trò của canxi clorua trong bảo quản trái cây
Dung dịch muối CaCl
2

thường được dùng để ngâm một số loại rau quả nhằm
gia tăng độ cứng cho sản phẩm rau, quả đóng hộp. Ngoài CaCl
2
là loại thường sử
dụng, các loại muối canxi sunfate, monocanxi phosphate hoặc hỗn hợp của chúng
cũng được dùng. Ca liên kết với pectin tạo thành muối canxi pectate trong lớp
chung cần thiết cho sự vững chắc của vách tế bào và mô thực vật (Lê Văn Hòa và
Nguyễn Bảo Toàn, 2005).
Conway và ctv. (1993) nhận định Canxi là thành phần cấu trúc và làm vững
chắc vách tế bào thực vật. Vách tế bào thực vật bao quanh tế bào chất giúp duy trì
cấu trúc và hình dạng tế bào. Sự suy giảm về thành phần Ca trong tế bào gây ra
những lổ hỏng hoặc làm nứt trong vách tế bào, điều này sẽ dẫn đến gia tăng sự phát
triển của vi khuẩn và nấm trên mô tế bào thực vật. Conway và Sam (1984) cũng đã
chỉ ra rằng canxi làm nâng cao sự phát triển của mô, giúp chống lại sự xâm nhập
của nấm bằng sự vững chắc của vách tế bào, bằng cách đó làm cho tế bào kháng lại

×