Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Khảo sát hiệu quả một số thuốc bảo vệ thực vật dùng phòng trị bệnh rụng lá corynespora trên cây cao su

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
***000***





KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP



KHẢO SÁT HIỆU QUẢ MỘT SỐ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
DÙNG PHÕNG TRỊ BỆNH RỤNG LÁ CORYNESPORA
(Corynespora cassiicola (Berk. & Curt.) Wei.)
TRÊN CÂY CAO SU




Ngành học: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Niên khóa: 2003 - 2007
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN VĂN PHƢƠNG


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 9/2007


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
***000***





KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP



KHẢO SÁT HIỆU QUẢ MỘT SỐ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
DÙNG PHÕNG TRỊ BỆNH RỤNG LÁ CORYNESPORA
(Corynespora cassiicola (Berk. & Curt.) Wei.)
TRÊN CÂY CAO SU




Giáo viên hƣớng dẫn: Sinh viên thực hiện:
ThS. PHAN THÀNH DŨNG NGUYỄN VĂN PHƢƠNG
TS. TRẦN VĂN CẢNH
TS. PHAN PHƢỚC HIỀN


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 9/2007

iii

LỜI CẢM TẠ
Tôi xin chân thành cảm tạ:
Ban Giám Hiệu trƣờng Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, Ban Chủ Nhiệm
Bộ Môn Công Nghệ Sinh Học, cùng tất cả quý Thầy - Cô đã truyền đạt những kiến
thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tại trƣờng.
TS. Phan Phƣớc Hiền, ThS. Phan Thành Dũng và TS. Trần Văn Cảnh đã tận tình
hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận.
Ban giám đốc Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi thực tập và hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
KS. Vũ Thị Quỳnh Chi cùng các cô chú, anh chị cán bộ công nhân viên Bộ Môn
Bảo Vệ Thực Vật - Viện Nghiên Cứu Cao Su đã nhiệt tình giúp đỡ và hƣớng dẫn tôi
trong suốt thời gian thực tập tại Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam.
Bạn Phạm Ngọc Chinh và bạn Nguyễn Ngọc Thanh Trang đã chia sẻ khó khăn
và giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập.
Các bạn bè thân yêu lớp Công Nghệ Sinh Học 29 đã giúp đỡ và chia sẻ cùng tôi
những vui buồn trong suốt những năm học cũng nhƣ thời gian thực tập tốt nghiệp.

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Văn Phƣơng

iv
TÓM TẮT
NGUYỄN VĂN PHƢƠNG, Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh. Tháng 9/2007.
“Khảo sát hiệu quả một số thuốc bảo vệ thực vật dùng phòng trị bệnh rụng lá
Corynespora (Corynespora cassiicola (Berk. & Curt.) Wei.) trên cây cao su”.
Bệnh rụng lá Corynespora gây ra bởi nấm C. cassiicola đang đƣợc xem là bệnh
lá nguy hiểm nhất cho các vùng trồng cao su trên thế giới. Ở Việt Nam, bệnh xuất
hiện lần đầu vào tháng 8 năm 1999. Hiện nay, bệnh đang trong giai đoạn tích lũy và có
thể bùng phát trong tƣơng lai. Do đó, công tác phòng trừ bệnh đang rất đƣợc quan tâm.
Đề tài này thực hiện khảo sát 9 loại thuốc bảo vệ thực vật dùng phòng trị nấm

C. cassiicola. Kết quả đạt đƣợc trong các thí nghiệm nhƣ sau:
Thí nghiệm in vitro: có 6 loại thuốc cho hiệu quả ức chế nấm cao là: Cyproconazole,
Flusilazole, Hexaconazole, Triadimenol, Tebuconazole, Propiconazole. Thuốc
Difenoconazole cho hiệu quả ức chế cao ngay từ nồng độ thấp, nhƣng khi tăng nồng
độ lên cao thì hiệu quả lại tăng rất ít. Không có loại thuốc nào ức chế khả năng hình
thành bào tử trên môi trƣờng nhân tạo. Ngƣợc lại, một số thuốc Hexaconazole,
Flusilazole, Cyproconazole, Propiconazole, Triadimenol, Tebuconazole, Triadimefon
còn làm tăng mật độ bào tử ở các nồng độ ức chế cao. Các loại thuốc cũng không
ảnh hƣởng tới hình thái và tỉ lệ nảy mầm của bào tử.
Thí nghiệm trên lá cắt rời: cả 6 loại thuốc thí nghiệm Cyproconazole,
Difenoconazole, Flusilazole, Hexaconazole, Tebuconazole, Propiconazole đều có
hiệu quả giảm mức độ bệnh so với đối chứng. Nhƣng thuốc Difenoconazole có thời
gian bảo hộ ngắn hơn.
Thí nghiệm ngoài đồng: cả 5 loại thuốc Cyproconazole, Flusilazole,
Hexaconazole, Tebuconazole, Propiconazole đều có hiệu quả phòng trị nấm cao. Tỉ
lệ khỏi bệnh hoàn toàn tới 65 đến 79%, mức độ bệnh giảm tử 79 đến 87%. Trong đó
thuốc Hexaconazole và Flusilazole luôn thể hiện hiệu quả cao nhất ở tất cả các thử
nghiệm.

v
SUMMARY

NGUYEN VAN PHUONG, Nong Lam University, Ho Chi Minh City. Sectember,
2007. “Investigation effect of some pesticides use control of Corynespora leaf
disease (Corynespora cassiicola (Berk. & Curt.) Wei.) of Hevea brasiliensis”
Corynespora leaf fall disease caused by C. cassiicola was considered as one of
the most serious leaf diseases on rubber tree. In Vietnam, the disease was first
detected in August, 1999. At present, the disease is spreading and developing into
epidemics in future. Because of that, the control of disease has being very
considered.

Nine pesticides are tested on C. cassiicola, the result is mentioned below:
In vitro tests: Six pesticides included Cyproconazole, Flusilazole, Hexaconazole,
Triadimenol, Tebuconazole, and Propiconazole are highly to inhibit the growth of
fungal colonies. Difenoconazole is the most effective at the low dose, but its effect
doesn’t increase when its degree of concentration increase. All tested fungicides are
not able to reduce a number of fungal spores on artificial medium. Conversely,
some pesticide as Hexaconazole, Flusilazole, Cyproconazole, Propiconazole,
Triadimenol, Tebuconazole, Triadimefon even make to increase density spores at the
high dose. These pesticides don’t also affect to spore form and percentage of spore
germination.
Detected leaves tests: Cyproconazole, Difenoconazole, Flusilazole, Hexaconazole,
Tebuconazole and Propiconazole are highly effective to inhibit on disease
development compared to the control. Among them, Difenoconazole is less remain
the effectiveness after each application.
Field tests: Five fungicides included Cyproconazole, Flusilazole, Hexaconazole,
Tebuconazole and Propiconazole are found very effect to control the disease
development. Hexaconazole and Flusilazole are showed the most effective to
reduce the disease infection.

vi
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC TRANG
Trang tựa
Lời cảm tạ .................................................................................................................. iii
Tóm tắt ....................................................................................................................... iv
Summary ..................................................................................................................... v
Mục lục ....................................................................................................................... vi
Danh sách các chữ viết tắt .......................................................................................... ix
Danh sách các hình ...................................................................................................... x
Danh sách các bảng .................................................................................................. xi

Chƣơng 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu .......................................................................................... 2
1.2.1. Mục đích ..................................................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu ........................................................................................................................ 2
1.3. Giới hạn đề tài .................................................................................................... 3
Chƣơng 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 4
2.1. Giới thiệu về cây cao su Hevea brasiliensis Muell. Arg ................................... 4
2.2. Đặc tính sinh học của nấm C. cassiicola trên cây cao su. ................................. 7
2.2.1. Phân loại học .............................................................................................................. 7
2.2.2. Hình thái khuẩn ty, khuẩn lạc, bào tử và điều kiện nuôi cấy ................................... 7
2.2.3. Phổ kí chủ, sự xâm nhiễm của nấm C. cassiicola .................................................... 9
2.3. Bệnh rụng lá Corynespora trên cây cao su H. brasiliensis Muell. Arg. ............ 9
2.3.1. Nguyên nhân và triệu chứng ..................................................................................... 9
2.3.2. Điều kiện phát sinh bệnh .......................................................................................... 11
2.3.3. Tác hại của bệnh và cách phòng trị ......................................................................... 11
2.4. Phòng trị bệnh bằng thuốc bảo vệ thực vật ...................................................... 12

vii
2.4.1. Lịch sử và phân loại thuốc bảo vệ thực vật ............................................................ 12
2.4.2. Triazole - Nhóm thuốc trừ nấm ............................................................................... 13
2.4.3. Tình hình sử dụng hóa chất trong kiểm soát bệnh rụng lá Corynespora .............. 14
Chƣơng 3 VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP .......................................................... 16
3.1. Thời gian và địa điểm tiến hành ...................................................................... 16
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu ...................................................................................... 16
3.3. Phƣơng pháp cơ bản ......................................................................................... 16
3.3.1. Phƣơng pháp lấy mẫu .............................................................................................. 16
3.3.2. Phân lập ..................................................................................................................... 17
3.3.3. Phƣơng pháp nhân số lƣợng bào tử ......................................................................... 18
3.4. Khảo sát hiệu quả sử dụng hóa chất................................................................. 19

3.4.1. Hoá chất ................................................................................................................... 19
3.4.2. Khảo sát hiệu quả thuốc trên đĩa petri ..................................................................... 20
3.4.3. Khảo sát hiệu quả thuốc trên lá bệnh cắt rời ........................................................... 21
3.4.4. Khảo sát hiệu quả thuốc trên vƣờn gỗ ghép ........................................................... 23
3.5. Xử lý số liệu ..................................................................................................... 24
Chƣơng 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 25
4.1. Kết quả phân lập mẫu nấm .............................................................................. 25
4.2. Khảo sát ảnh hƣởng các loại thuốc trên môi trƣờng in vitro ........................... 26
4.2.1. Hiệu quả ức chế đƣờng kính khuẩn lạc của các loại thuốc ................................... 26
4.2.2. Ảnh hƣởng của thuốc đến mật độ, kích thƣớc và tỉ lệ nảy mầm của bào tử ......... 38
4.2.2.1. Sự ảnh hƣởng của thuốc đến mật độ bào tử hình thành trên
môi trƣờng bị đầu độc ............................................................................................. 39
4.2.2.2. Sự ảnh hƣởng của thuốc đến hình thái bào tử hình thành trên
môi trƣờng bị đầu độc ............................................................................................. 41
4.2.2.3. Sự ảnh hƣởng của thuốc đến khả năng nảy mầm của bào tử hình thành
trên môi trƣờng bị đầu độc ...................................................................................... 42
4.3. Kết quả thí nghiệm trên lá cắt rời .................................................................... 44
4.4. Kết quả thí nghiệm ngoài đồng ........................................................................ 48

viii
4.4.1. Ảnh hƣởng của các loại thuốc đến tỉ lệ nhiễm bệnh. ............................................. 49
4.4.2. Ảnh hƣởng của các loại thuốc đến mức độ nhiễm bệnh. ....................................... 51
Chƣơng 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................... 53
5.1. Kết luận ............................................................................................................ 53
5.2. Đề nghị ............................................................................................................. 53
Chƣơng 6 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 55
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 58

ix
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVTV: Bảo vệ thực vật.
CSB: Chỉ số bệnh.
Ctv: Cộng tác viên.
Dvt: Dòng vô tính.
LD
50
: Liều lƣợng làm chết 50% cá thể (Lethal Dose).
LD
90
: Liều lƣợng làm chết 90% cá thể.
LLL: Lần lặp lại.
PDA: Potato Dextrose Agar.
PSA: Potato Saccharose Agar.
TLB: Tỉ lệ bệnh.
VNCCSVN: Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam.

x
DANH SÁCH CÁC HÌNH
TRANG
Hình 2.1. Triệu chứng của bệnh rụng lá Corynespora trên lá trƣởng thành ............. 10
Hình 2.2. Triệu chứng của bệnh rụng lá Corynespora trên lá non và cành............... 10
Hình 4.1. Khuẩn lạc và bào tử nấm C. cassiicola sau khi phân lập .......................... 26
Hình 4.2. Bào tử nấm C. cassiicola trên lá cao su .................................................... 26
Hình 4.3. Khuẩn lạc nấm C. cassiicola trên môi trƣờng bị đầu độc thuốc
Cyproconazole sau 7 ngày cấy nấm ......................................................... 33
Hình 4.4. Khuẩn lạc nấm C. cassiicola trên môi trƣờng bị đầu độc thuốc
Difenoconazole sau 7 ngày cấy nấm ....................................................... 34
Hình 4.5. Khuẩn lạc nấm C. cassiicola trên môi trƣờng bị đầu độc thuốc
Flusilazole sau 7 ngày cấy nấm ................................................................ 34
Hình 4.6. Khuẩn lạc nấm C. cassiicola trên môi trƣờng bị đầu độc thuốc

Hexaconazole sau 7 ngày cấy nấm ........................................................... 35
Hình 4.7. Khuẩn lạc nấm C. cassiicola trên môi trƣờng bị đầu độc thuốc
Triadimenol sau 7 ngày cấy nấm .............................................................. 35
Hình 4.8. Khuẩn lạc nấm C. cassiicola trên môi trƣờng bị đầu độc thuốc
Tebuconazole sau 7 ngày cấy nấm ........................................................... 36
Hình 4.9. Khuẩn lạc nấm C. cassiicola trên môi trƣờng bị đầu độc thuốc
Triacyclazole sau 7 ngày cấy nấm ............................................................ 36
Hình 4.10. Khuẩn lạc nấm C. cassiicola trên môi trƣờng bị đầu độc thuốc
Propiconazole sau 7 ngày cấy nấm .......................................................... 37
Hình 4.11. Khuẩn lạc nấm C. cassiicola trên môi trƣờng bị đầu độc thuốc
Triadimefon sau 7 ngày cấy nấm .............................................................. 37
Hình 4.12. Bào tử và ống mầm nấm C. cassiicola .................................................... 43

xi
DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
TRANG
Bảng 3.1 Thành phần môi trƣờng PSA, PDA ........................................................... 17
Bảng 3.2. Các loại thuốc sử dụng trong thí nghiệm .................................................. 19
Bảng 3.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ngoài đồng .......................................................... 24
Bảng 4.1: Ảnh hƣởng của thuốc trừ nấm đến đƣờng kính khuẩn lạc C. cassiicola ...... 28
Bảng 4.2: Ảnh hƣởng của thuốc trừ nấm đến tốc độ phát triển
đƣờng kính khuẩn lạc ............................................................................... 31
Bảng 4.3: Phƣơng trình tƣơng quan tuyến tính và chỉ số LD
50

của các loại thuốc sau 7 ngày nuôi cấy. ................................................... 32
Bảng 4.4.Sự ảnh hƣởng của các loại thuốc lên mật độ, kích thƣớc
và tỉ lệ nảy mầm của bào tử ...................................................................... 40
Bảng 4.5. Chỉ số bệnh trung bình sau 1, 3, 5, 7 ngày lây bệnh trên lá cắt rời .......... 45
Bảng 4.6. Tỉ lệ bệnh trung bình sau 1, 3, 5, 7 ngày lây bệnh trên lá cắt rời ............. 48

Bảng 4.7. Nồng độ các thuốc sử dụng trong thí nghiệm ngoài đồng ........................ 49
Bảng 4.8. Tỉ lệ bệnh trung bình trƣớc và sau các lần xử lý thuốc ngoài đồng ......... 49
Bảng 4.9. Chỉ số bệnh trung bình trƣớc và sau các lần xử lý thuốc ngoài đồng....... 51


Biểu đồ 4.1. Chỉ số bệnh trung bình sau 7 ngày lây bệnh trên lá cắt rời .................. 47



1
Chƣơng 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Bệnh rụng lá Corynespora do nấm Corynespora cassiicola (Berk. & Curt.) Wei.
gây ra, là loại bệnh mới và có tác hại lớn chƣa từng có từ trƣớc tới nay ở các nƣớc
trồng cao su tại Đông và Nam Á. Bệnh xuất hiện lần đầu trên cây cao su thực sinh
tại Châu Phi năm 1949, tiếp theo nghi nhận tại Ấn Độ năm 1958, Malaysia năm
1961, Thái Lan, Sri Lanka và Indonesia năm 1985, Brazil và Bangladesh năm 1988
(Phan Thành Dũng, 2004), và gần đây nhất tại Trung Quốc năm 2007 (Jinji và ctv,
2007). Bệnh gây thiệt hại nặng nhất tại Sri Lanka, nơi phải nhổ bỏ và trồng lại trên
5.000 ha. Tại Malaysia, Thái Lan và Indonesia nhiều ngàn ha cao su bị hại nặng làm
ảnh hƣởng lớn đến sản lƣợng và sinh trƣởng đôi khi gây chết toàn bộ cây. Tại Ấn
Độ, dòng vô tính RRII 108 đƣợc trồng chiếm 80% tổng diện tích cao su cả nƣớc bị
nhiễm loại bệnh này, hàng năm phải sử dụng hoá chất để phòng trị hàng chục ngàn
ha. Nhiều dòng vô tính (dvt) sinh trƣởng nhanh và sản lƣợng cao ngày càng dễ
nhiễm. Hơn nữa, tính kháng bệnh của dvt biến thiên nhiều theo từng vùng khí hậu
khác nhau. Trên cây cao su, bệnh gây hại ở tất cả các bộ phận trên mặt đất nhƣ: lá,
cuống và chồi (Phan Thành Dũng, 2004).
Ở Việt Nam, bệnh đƣợc ghi nhận lần đầu vào tháng 8 năm 1999, gây hại nặng
cho dvt RRIC 103, RRIC 104 và LH 88/372. Hiện nay, số lƣợng dvt bị nhiễm bệnh

tăng lên nhiều và cũng đã xuất hiện tại một số công ty cao su tại Đông Nam Bộ
(Phan Thành Dũng, 2004). Hiện nay, bệnh đang trong giai đoạn tích lũy và có thể
bùng phát trong tƣơng lai (Phan Thành Dũng, 2006). Nguy cơ có thể cao hơn nữa,
do sự phá vỡ tính kháng của chủng nấm đối với các dvt ngày càng nhanh, sự thay
đổi khí hậu thất thƣờng cũng nhƣ sự trao đổi thƣơng mại các sản phẩm nông nghiệp


2
đang trên đà tăng nhanh. Do đó, việc nghiên cứu về các đặc điểm cũng nhƣ các biện
pháp phòng trừ hiệu quả bệnh rụng lá Corynespora đang rất đƣợc quan tâm hiện
nay. Trên cơ sở đó, chúng tôi thực hiện đề tài “Khảo sát hiệu quả một số thuốc
bảo vệ thực vật dùng phòng trị bệnh rụng lá Corynespora (Corynespora
cassiicola (Berk. & Curt.) Wei.) trên cây cao su”.
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Mục đích của đề tài là tìm ra những hóa chất bảo vệ thực vật thích hợp cho
việc phòng và trị bệnh rụng lá Corynespora.
Từ mục đích trên, nghiên cứu đƣợc hiện với mục tiêu cụ thể sau:
Phân lập và nuôi cấy nấm C. cassiicola trên môi trƣờng in vitro.
Khảo sát hiệu quả hóa chất trên môi trƣờng in vitro, nghiên cứu ảnh hƣởng hoá
chất đến khả năng hình thành bào tử, hình thái và khả năng nảy mầm của bào tử.
Khảo sát hiệu quả hóa chất trên lá cao su cắt rời đƣợc lây bệnh bằng bào tử.
Khảo sát hiệu quả hóa chất trên vƣờn gỗ ghép đã nhiễm bệnh.
1.2.2. Yêu cầu
Hiểu biết căn bản về bệnh cây cao su, bệnh rụng lá Corynespora nhận diện đƣợc
triệu chứng đặc trƣng của bệnh.
Nắm vững quy trình phân lập, nuôi cấy và thử nghiệm thuốc trong phòng.
Hiểu biết về thuốc bảo vệ thực vật và các kỹ thuật liên quan .
Nắm vững các thao tác trong phòng thí nghiệm và trên vƣờn thực nghiệm.
Vận hành các máy móc thiết bị hiện có, củng cố nắm vững kiến thức đã học.



3
1.3. Giới hạn đề tài
Thời gian thực tập hạn chế (từ tháng 03/03/2007 – 30/07/2007).
Khối lƣợng mẫu thí nghiệm lớn nên độ lặp lại của một số thí nghiệm có phần hạn
chế.
Khi xử lý ngoài đồng thì vào thời điểm mƣa nhiều nên ảnh hƣởng đến kết quả
phun thuốc thí nghiệm.
Do kinh nghiệm bản thân về bảo vệ thực vật còn hạn chế nên việc đánh giá kết
quả chƣa hoàn hảo.



4
Chƣơng 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu về cây cao su Hevea brasiliensis Muell. Arg.
Những cây có nhựa mủ có thể sản xuất ra cao su trên thế giới thuộc vào năm
họ thực vật sau: Euphorbiaceae, Moraceae, Apocynaceae, Aslepiadaceae,
Compositae. Nhƣng cây cao su thuộc loại H. brasiliensis (giống Hevea, họ
Euphorbiaceae) là cây duy nhất đƣợc chọn để canh tác đại qui mô (Nguyễn Hữu
Trí, 2004).
Cây cao su có nguồn gốc tự nhiên ở vùng rừng lƣu vực Amazone, Nam Mỹ, trải
rộng từ vĩ tuyến 15

Nam đến vĩ tuyến 16 Bắc và kinh tuyến 46 – 77 Tây, bao gồm
các nƣớc Brazil, Bolivia, Colombia, Peru, Ecuador, Venezuela, French Guiana,
Surinam và Guyana. Dân địa phƣơng đã dùng mủ cao su để làm các vật dụng chống
thấm và có tính đàn hồi nhƣ quả bóng đồ chơi thể thao, tấm lợp nhà, túi đựng nƣớc, các

hình tƣợng trong lễ hội tôn giáo…
Cây cao su đƣợc ngƣời châu Âu biết lần đầu sau chuyến thám hiểm của ông
Christopher Columbus đến châu Mỹ năm 1492. Sau đó, một số nhà khoa học châu
Âu đã khám phá các đặc tính của mủ cao su: đàn hồi, dẻo, không thấm nƣớc. Cao su
đƣợc sử dụng làm nguyên liệu chế tạo vỏ ruột xe đạp từ 1888 và vỏ ruột xe hơi từ
1895. Những phát minh lƣu hoá cao su và hoà trộn mủ cao su với các nguyên liệu
khác (bột than, thép, kaolin, đất đỏ…) đã làm các sản phẩm từ mủ cao su ngày càng
phong phú, đa dạng, từ đó nhu cầu cao su tăng nhanh.
Cho đến cuối thế kỷ 19, cao su thiên nhiên là do Brazil độc quyền cung cấp từ
các cây rừng. Để giải quyết nhu cầu về cao su ngày càng tăng, nƣớc Anh đã tìm
cách trồng cây cao su ở các nƣớc châu Á. Năm 1876, Henry Wickham, nhà thực vật


5
Anh, đã chuyển 70.000 hạt cao su từ Brazil về Anh, sau đó những cây con từ nguồn
hạt này đƣợc mang sang trồng ở Sri Lanka, Singapore, Malaysia và Indonesia. Từ
1883, cây cao su ở Sri Lanka và Malaysia có hạt và làm nguồn giống cung cấp cho
nhiều nƣớc châu Á và châu Phi. Sau năm 1889, các vƣờn cao su châu Á bắt đầu sản
xuất mủ, nhanh chóng vƣợt Brazil và đến nay vẫn giữ vị trí chủ đạo, đứng đầu là
Thái Lan, Indonesia và Malaysia (Đặng Văn Vinh, 1997).
Năm 1897 đánh dấu sự hiện diện của cây cao su ở Việt Nam. Công ty cao su đầu
tiên đƣợc thành lập là Suzannah (Dầu Giây, Long Khánh, Đồng Nai) năm 1907.
Tiếp theo sau hàng loạt đồn điền và công ty ra đời, chủ yếu là của ngƣời Pháp và
tập trung ở Đông Nam Bộ: SIPH, SPTR, CEXO, Michelin,… Một số đồn điền cao
su tƣ nhân Việt Nam cũng đƣợc thành lập. Đến năm 1920, miền Đông Nam Bộ có
khoảng 7.000 ha và sản lƣợng 3.000 tấn.
Cây cao su đƣợc đƣa vào trồng ở Tây Nguyên từ năm 1923 và phát triển mạnh
trong giai đoạn 1960 – 1962, trên những vùng đất có cao trình 400 – 600 m, sau đó
ngƣng vì chiến tranh. Trong thời kỳ trƣớc 1975, để có nguồn nguyên liệu cho ngành
công nghiệp miền Bắc, cây cao su đã đƣợc trồng vƣợt trên vĩ tuyến 17º


Bắc (Quảng
Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hoá, Phú Thọ) trong giai đoạn 1958 – 1963 từ
nguồn giống từ Trung Quốc, diện tích đã lên tới khoảng 6.000 ha. Đến năm 1976,
Việt Nam còn gần 76.000 ha, tập trung ở Đông Nam Bộ khoảng 69.500 ha, 3.482 ha
ở Tây Nguyên và 3.636 ha ở các tỉnh duyên hải miền Trung và khu Bốn cũ.
Sau năm 1975, cây cao su đƣợc tiếp tục phát triển chủ yếu ở Đông Nam Bộ tại
các tỉnh Đồng Nai, Bình Dƣơng, Bình Phƣớc, Tây Ninh và Bà Rịa. Từ năm 1977,
Tây Nguyên bắt đầu lại chƣơng trình trồng mới cao su, đầu tiên do các nông trƣờng
quân đội, sau năm 1985 do các công ty quốc doanh và tƣ nhân đã tham gia trồng
cao su từ năm 1992 đến nay. Ở miền Trung, sau năm 1984, cây cao su đƣợc phát
triển ở Quảng Trị, Quảng Bình trong các công ty quốc doanh. (Trần Thị Thuý Hoa,
2006).


6
Cây cao su là loại cây công nghiệp dài ngày, cung cấp mủ và gỗ cho rất nhiều
ngành công nghiệp. Đây cũng là loại cây có giá trị kinh tế cao trong các lĩnh vực
nông – lâm – công nghiệp. Trong những năm gần đây, sản lƣợng mủ không ngừng
đƣợc nâng cao nhờ những cải tiến về giống, kỹ thuật nông nghiệp, quy trình khai
thác. v.v. Tính đến cuối năm 2006, diện tích cao su cả nƣớc đã đạt gần 511.900 ha
với sản lƣợng 546.900 tấn, năng suất bình quân đạt 1.370 kg/ha/năm. Riêng các
diện tích do Tập đoàn Cao su Việt Nam quản lý đạt năng suất bình quân là 1,86
tấn/ha/năm, đứng đầu trên thế giới. Năm 2006, toàn Ngành cao su xuất khẩu
707.895 tấn đạt kim ngạch xuất khẩu gần 1,3 tỷ USD, là nông sản đứng thứ 2 về
kim ngạch xuất khẩu sau lúa (Tập đoàn Cao su Việt Nam, 2007). Trong tƣơng lai
khi nghị định thƣ Kyoto đƣợc thông qua thì việc bán hạn ngạch về khí thải sẽ mang
lại cho ngƣời trồng cao su thêm một khoản thu nhập đáng kể (Trần Văn Cảnh,
2006).
Cùng với sự phát triển mạnh cây cao su thì những thiệt hại do bệnh gây ra

cũng gia tăng đáng kể. Một phần do việc chọn lọc theo hƣớng sản lƣợng cao, sinh
trƣởng nhanh đã làm thất thoát gen kháng bệnh. Mặt khác, do tình hình thời tiết –
khí hậu có nhiều thay đổi và diễn biến phức tạp. Thêm vào đó, việc phát triển và
chuyên canh cây trồng trên diện rộng trong vùng khí hậu nóng ẩm, mƣa nhiều đã
dẫn đến sự phát sinh – phát triển mạnh về cả chủng loại cũng nhƣ mức độ bệnh, gây
ảnh hƣởng không nhỏ đến vấn đề canh tác và hiệu quả kinh tế của nó, thiệt hại đến
sản lƣợng và gia tăng chi phí sản xuất. Hiện nay, cao su đƣợc phát triển mạnh dƣới
dạng tiểu điền, nên thiệt hại do bệnh gây ra đã ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống của
những ngƣời trồng cao su.
Theo Chee (1976), cây cao su bị trên 550 loài sinh vật tấn công, trong đó có 24
loài có tầm quan trọng về kinh tế. Đến năm 2003, Phan Thành Dũng và cộng tác
viên (ctv) cho biết có 8 loại bệnh cao su chính gây ảnh hƣởng trực tiếp đến sinh
trƣởng và sản lƣợng cây cao su trong nƣớc, trong đó có 4 loại bệnh lá, 2 bệnh thân
cành, 1 bệnh mặt cạo và 1 bệnh rễ. Đáng kể trong các loại trên, bệnh rụng lá


7
Corynespora là bệnh mới xuất hiện năm 1999 và đang có chiều hƣớng mở rộng
phạm vi gây hại cho các dvt cao su mới (Phan Thành Dũng, 2004).
2.2. Đặc tính sinh học của nấm C. cassiicola trên cây cao su.
2.2.1. Phân loại học
Bệnh rụng lá Corynespora đƣợc ghi nhận xuất hiện lần đầu tiên trên cây cao su
thực sinh tại Sierra Leone (châu Phi) năm 1949. Năm 1954, Wei. tổng hợp và đặt
tên nấm gây bệnh là Corynespora cassiicola (Berk. & Curt.) Wei.. Theo nghiên cứu
phân loại gần đây nhất (Kirk và Paul, 2004 – trích dẫn bởi Lê Văn Huy, 2006) thì
nấm C. cassiicola đƣợc phân loại nhƣ sau:
Giới nấm (Fungi).
Ngành (Phylum): Ascomycota.
Lớp (Class): Ascomycetes.
Bộ (Order): Pleosporales.

Họ (Family): Corynesporascaceae.
Giống (Genus): Corynespora.
(Nguồn:
2.2.2. Hình thái khuẩn ty, khuẩn lạc, bào tử và điều kiện nuôi cấy
Khuẩn ty của nấm có màu xám đến nâu. Khuẩn lạc biến thiên rất lớn về tốc độ
sinh trƣởng, hình thái, độ dày, độ mịn và màu sắc khuẩn lạc cho dù đƣợc phân lập
từ một bào tử duy nhất (Dung, 1995). Trên môi trƣờng PDA (Potato Dextrose
Agar), PSA (Potato Sucrose Agar) khuẩn lạc có màu xám đến nâu (Liyanage &
Jayasinghe, 1988).
Về hình thái và hình dạng bào tử trên vết bệnh cũng nhƣ trong môi trƣờng
nhân tạo có sự biến thiên rất lớn. Bào tử trên lá có màu nâu nhạt với dạng hình lƣỡi
liềm hay thẳng chứa nhiều vách ngăn. Chiều dài biến thiên lớn (22 – 300 m), đôi


8
khi đạt 700 m. Chiều rộng biến thiên từ 5 – 10 m. Bào tử dạng đơn, đôi khi dạng
chuỗi dính với nhau ở hai đầu gọi là hilum. Bào tử phát tán nhờ gió và hạt mƣa,
phóng thích vào ban ngày, và tại Việt Nam cao điểm từ 8 – 11 giờ sáng. Sau thời
gian mƣa nhiều và tiếp theo nắng ráo, số lƣợng bào tử phóng thích nhiều nhất do
nấm cần ẩm độ cao để hình thành bào tử (Phan Thành Dũng, 2004; Ellis và
Holiday, 1971).
Trên vết bệnh, số lƣợng bào tử có khi lên đến 1.200 bào tử/cm
2
. Nấm
C. cassiicola rất ít hình bào tử trên môi trƣờng nhân tạo, số lƣợng bào tử cũng thay
đổi tùy dvt. Có dvt sản xuất trên 100.000 bào tử trên 1 đĩa petri trong khi chủng
khác lại không tạo bào tử (Liyanage và Jayasinghe, 1986). Nếu dùng các biện pháp
kích thích nhƣ: để tối liên tục 3 ngày, sau đó chiếu sáng liên tục 3 ngày bằng ánh
sáng huỳnh quang hay chiếu sáng bằng tia cực tím trong thời gian ngắn.v.v... sẽ làm
tăng số lƣợng bào tử (Chee, 1988).

Dƣới điều kiện tối ƣu: phạm vi nhiệt độ từ 25 – 30
o
C, ẩm độ 100% bào tử nảy
mầm trong 3 giờ (Liyanage và Jayasinghe, 1988) và phát triển ống mầm ở vị trí nằm
giữa hai vách, nhƣng phổ biến nhất ở hai đầu của bào tử. Nhiệt độ từ 15 – 20
o
C, bào
tử nảy mầm sau 12 giờ và khi nhiệt độ trên 35 – 40
o
C bào tử không nảy mầm đƣợc.
Ẩm độ trên 96% và nếu không có nƣớc tự do hiện diện thì bào tử vẫn có thể nảy
mầm đƣợc nhƣng thời gian ủ bệnh kéo dài hơn 24 giờ.
Bào tử có khả năng tồn tại trên các vết bệnh cũng nhƣ trong đất với thời gian
kéo dài, trên lá cao su khô nấm vẫn tồn tại và giữ nguyên khả năng gây bệnh đến 3
tháng (Phan Thành Dũng, 2004).
Điều kiện nuôi cấy:
Nấm có thể nuôi cấy trên nhiều môi trƣờng khác nhau, với pH thay đổi tùy môi
trƣờng: PDA (pH: 6,8 – 7), PSA (pH: 6,8 – 7,0): Rose Ben Agar (pH: 5,5); Czapek
Dox Agar (pH: 6,8 – 7,2); Corn Meal Agar (pH: 6,8 – 7,0). Richard’s medium (pH:
5,4). Tuy nhiên môi trƣờng PDA là môi trƣờng tối ƣu cho sự phát triển của nấm,


9
môi trƣờng PSA hay dịch chiết cao su + dextrose + agar là hai môi trƣờng thích hợp
nhất cho sự hình thành bào tử (Liyanage và cộng sự, 1986).
2.2.3. Phổ kí chủ, sự xâm nhiễm của nấm C. cassiicola
Nấm C. cassiicola có phổ kí chủ rộng, gồm khoảng 150 loài ký chủ thuộc các
nhóm cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, cây ngũ cốc, cây rau màu và
nhiều loại cây cảnh khác. Chúng phân bố trên 80 nƣớc, ở nhiều vùng khí hậu từ
nhiệt đới đến ôn đới và gây hại trên tất cả bộ phận của cây từ lá tới rễ. Tuy nhiên,

nấm C. cassiicola trên cây cao su là ký sinh chuyên biệt (Phan Thành Dũng, 2004).
Nấm xâm nhập chủ yếu ở mặt dƣới lá qua biểu bì và khí khổng, ngoài ra nấm
còn tiết ra men cellulozase giúp phân hủy màng tế bào. Sau khi bào tử nảy mầm,
chúng mọc sâu vào vị trí vách ngăn của các tế bào dậu, sau đó khuẩn ty phân nhánh
xâm nhiễm vào tế bào và hình thành bào tử 96 giờ sau đó. Trong quá trình sinh
trƣởng nấm tiết ra độc tố cassiicolin (CC. toxin) chứa các amino acid, hợp chất này
rất độc cho cao su cho nên chỉ với một vết bệnh nhỏ trên gân lá chính cũng đủ gây
rụng lá (Phan Thành Dũng, 2004). Đây là loại độc tính chuyên biệt, có tác động đến
hiện tƣợng chết mô lá, vỏ và kích thích lá hình thành tầng rời, hậu quả là gây rụng lá.
2.3. Bệnh rụng lá Corynespora trên cây cao su H. brasiliensis Muell. Arg.
2.3.1. Nguyên nhân và triệu chứng
Bệnh do nấm C. cassiicola gây nên, nấm có khả năng gây hại cho cả lá già và lá
non cũng nhƣ cuống lá và chồi với các triệu chứng biểu hiện rất khác nhau (Phan
Thành Dũng, 2004).
Trên lá: Vết bệnh màu đen với hình dạng xƣơng cá dọc theo gân lá, vết bệnh lan
rộng nếu điều kiện thuận lợi, gây chết từng phần lá do sự phá hủy của lục lạp, sau
đó lá đổi màu vàng cam và rụng từng lá một.
Trên lá non vết bệnh hình tròn màu xám đến nâu với quầng màu vàng xung
quanh, có khi hình thành lỗ thủng. Lá quăn và biến dạng, sau đó rụng toàn bộ.


10


Hình 2.1. Triệu chứng của bệnh rụng lá Corynespora trên lá trƣởng thành
Nguồn: Bộ môn BVTV/VNCCSVN.



Hình 2.2. Triệu chứng của bệnh rụng lá Corynespora trên lá non và cành

Nguồn: Bộ môn BVTV/VNCCSVN.
Trên chồi và cuống lá: Các chồi xanh dễ nhiễm bệnh, đôi khi nấm bệnh cũng gây
hại chồi đã hóa nâu. Dấu hiệu đầu tiên với vết nứt dọc theo cuống và chồi có dạng
hình thoi, có mủ rỉ ra sau đó hóa đen, vết bệnh có thể phát triển dài đến 20 cm
gây chết chồi, đôi khi chết cả cây. Nếu dùng dao cắt bỏ lớp vỏ ngoài sẽ xuất hiện
những sọc đen ăn sâu trên gỗ, chạy dọc theo vết bệnh. Trên cuống lá với vết nứt
màu đen có chiều dài 0,5 – 3,0 mm. Nếu cuống lá bị hại, toàn bộ lá chét bị rụng
khi còn xanh mặc dù không có một triệu chứng nào xuất hiện trên phiến lá.


11
2.3.2. Điều kiện phát sinh bệnh
Có ba yếu tố dẫn đến sƣ phát sinh bệnh trên cây cao su gồm:
a. Dòng vô tính cao su mẫn cảm : tính mẫn của của các dvt cao su thì tùy thuộc
vào điều kiện từng nƣớc cũng nhƣ giai đoạn phát triển. Nhƣ dvt RRIC 103 trƣớc
đây đƣợc xem là kháng bệnh ở Indonesia nhƣng đột nhiên trở nên nhiễm nặng.
Trong khi dvt PB 260 là dvt có triển vọng về sản lƣợng và kháng bệnh tại Malaysia,
Indonesia, nhƣng bị hại rất nặng tại Cameroon và Châu Phi. Dòng vô tính RRIM
725 mẫn cảm ở giai đoạn cây con nhƣng kháng khi trƣởng thành (Darussamin và
Pawirosoemardjo, 1996).
b. Nấm hình thành nòi mới: nấm dễ thích nghi với điều kiện môi trƣờng để hình
thành nòi mới, vƣợt qua tính kháng của một số dvt, cũng nhƣ đáp ứng khác nhau
với thuốc trị bệnh. Nòi mới hình thành gồm ba yếu tố sau: đáp ứng với điều kiện địa
lí, đáp ứng với cây ký chủ khác, đáp ứng với dvt cao su, trong đó yếu tố đầu và cuối
có vai trò quan trọng đến mức độ gây hại của nấm với cao su từng vùng.
c. Môi trƣờng thuận lợi cho nấm bệnh cao su phát triển: cũng nhƣ nhiều loại
bệnh khác, sự phát dịch, lây lan và tác hại của C. cassiicola có liên quan đến các
yếu tố môi trƣờng nhƣ độ ẩm, nhiệt độ, lƣợng mƣa, độ cao và độ màu mỡ của đất
(CFC/INRO A Proposal, 1999). RRIM 600 nhiễm bệnh nặng tại Johore (Malaysia),
nhƣng không bị bệnh ở vùng có mùa khô kéo dài nhƣ Kedah và Pelis (Darussamin

và Pawirosoemardjo, 1996). Một số ghi nhận cho rằng, ở độ cao trên 300 m thì cao
su ít bị bệnh hơn (Jaysinghe, 2000).
2.3.3. Tác hại của bệnh và cách phòng trị
Tác hại
Mức nguy hại của bệnh tùy thuộc vào mức độ kháng của dvt và giai đoạn tuổi.
Tùy theo sự tƣơng thích giữa ký sinh, ký chủ và môi trƣờng. Bệnh gây hại quanh
năm vào mọi giai đoạn sinh trƣởng của cây cao su.


12
Ở cây con trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, bệnh xuất hiện quanh năm gây rụng
lá, làm chậm sự phát triển, cuối cùng gây chết cây. Ở cây cao su trƣởng thành
mẫn cảm với bệnh có thể gây giảm 20 – 25% sản lƣợng. Do bệnh có khả năng
gây hại cho mọi lứa tuổi cây và xuất hiện quanh năm nên việc sử dụng dvt kháng
bệnh là biện pháp khả thi nhất.
Cách phòng trị: (Phan Thành Dũng, 2004)
Không trồng các dvt mẫn cảm với bệnh nhƣ RRIC 103, 104, KRS 21, RRIM 725,
RRIM 600, Fx 25, IAN 873, PPN 2058, 2444, 2447.
Ghép tán bằng dvt kháng bệnh.
Tạo tuyển các dòng cao su kháng bệnh. Cần sự hỗ trợ của công nghệ sinh học
nhằm tạo tuyển nhanh, chính xác và kinh tế các dvt kháng bệnh.
Trị bệnh bằng thuốc trừ nấm nhƣ: Bordeaux 0,75%, Zineb 80WP 0,75%, Benlate
50WP 0,5%, Score, Anvil 5SC, Propineb 50WP 0,5% chu kỳ 10-14 ngày/lần.
Chú ý phun mặt dƣới lá nơi nấm thƣờng xâm nhiễm. Tuy nhiên, biện pháp sử
dụng hóa chất hiện nay chỉ áp dụng cho pham vi qui mô nhỏ, vƣờn ƣơm, vƣờn
nhân, cây cao su trong giai đoạn kiến thiết cơ bản vì lý do kinh tế và hiệu quả.
2.4. Phòng trị bệnh bằng thuốc bảo vệ thực vật
2.4.1. Lịch sử và phân loại thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc bảo vệ thực vật đƣợc biết vào thời cổ đại, khi ngƣời La Mã biết dùng
hơi lƣu huỳnh để trừ côn trùng và muối để trừ cỏ. Vào thế kỷ thứ 9, ngƣời Trung

Hoa sử dụng arsenic hòa trong nƣớc diệt trừ côn trùng. Đầu thế kỷ 19, pyrethrin và
rotenone chiết xuất từ cây cúc dại và cây thuốc cá cũng đƣợc dùng trừ nhiều loại
côn trùng. Hỗn hợp Paris xanh gồm CuSO
4
và arsenic dùng trừ bọ cánh cứng
Colorado khoai tây năm 1865. Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của ngành
hoá học, đã có rất nhiều loại hóa chất ra đời để đáp ứng nhu cầu bảo vệ thực vật của
con ngƣời (Phan Thành Dũng, 2004).


13
Có nhiều cách phân loại thuốc bảo vệ thực vật, nhƣng thƣờng phân loại theo
đối tƣợng phòng trừ nhƣ: Thuốc trừ sâu, trừ bệnh, trừ cỏ, trừ chuột, trừ nhện, trừ ốc
sên, thuốc điều tiết sinh trƣởng cây trồng,... Trong mỗi nhóm trên, thƣờng phân ra
các nhóm nhỏ hơn theo gốc hóa học. Nhƣ thuốc trừ bệnh gồm có 2 nhóm lớn là
nhóm vô cơ và nhóm hữu cơ. Nhóm vô cơ nhƣ nhóm đồng, nhóm lƣu huỳnh, nhóm
thủy ngân. Nhóm hữu cơ nhƣ nhóm lân hữu cơ, nhóm Carbamate, nhóm
Dithiocarbamate, nhóm Triazole. Ngoài ra còn có nhóm Dicarboximit, nhóm thuốc
sinh học (Phạm Văn Biên và ctv, 2006).
2.4.2. Triazole - Nhóm thuốc trừ nấm
Nhóm thuốc Triazole là những thuốc trừ nấm thế hệ mới nhất, có tính chọn
lọc cao, nội hấp, hiệu lực mạnh, đang đƣợc phát triển và sử dụng nhiều. Nó là nhóm
thuốc có tác dụng kìm hãm sinh tổng hợp ergosterol, liều sử dụng thấp, ít độc với
ngƣời và gia súc. Nó thuộc nhóm chất lƣu dẫn, đƣợc cây hấp thu qua rễ, thân, lá và
dịch chuyển đến các bộ phận khác qua hệ thống bó mạch. Thuốc lƣu dẫn theo
hƣớng lên và hiếm khi từ trên xuống. Các loại thuốc này hiệu quả trong phòng cũng
nhƣ trị bệnh (Phan Thành Dũng, 2004; Phạm Văn Biên và ctv, 2006).
Cơ chế tác động của thuốc nhóm Triazole là kìm hãm quá trình sinh tổng hợp
ergosterol (thông thƣờng sự phá hoại của vật gây bệnh tăng khi có hàm lƣợng
ergosterol tăng), ngăn cản sự hình thành rễ bám hay giác mút, sự sinh trƣởng của

tản nấm và sự hình thành bào tử. Các thuốc này xâm nhập và dịch chuyển trong cây
rất nhanh (Nguyễn Trần Oánh, 1997).
Công thức cấu tạo của gốc Triazole nhƣ sau:

Các thuốc nhóm Triazole có tính nội hấp, thuốc nhanh chóng thấm qua bề mặt
và phân bố đều trong lá, lƣu dẫn mạnh trực tiếp đến các vết bệnh nơi nấm xâm


14
nhập. Hiệu quả của thuốc kéo dài nhờ vào đặc tính phòng bệnh (ngăn chặn sự xâm
nhập của nấm bệnh), trị bệnh (chặn đứng sự tiến triển của nấm bệnh) và diệt triệt để
(nấm đã xâm nhập và các bào tử mới). Thuốc đạt hiệu quả phòng trị cao, giảm chi
phí công lao động và số lần phun. Ví dụ thuốc Opus 75EC là thuốc trừ nấm thế hệ
mới với hoạt chất Epoxiconazole, sản phẩm của Công ty BASF (Cộng hòa Liên
bang Đức). Opus 75EC còn kích thích cơ chế tự kháng bệnh của cây, giúp dƣỡng
cây xanh lá. Thuốc Sumi-Eight 12 là thuốc trừ nấm phổ rộng với hoạt chất
Diniconazole còn có tác dụng dƣỡng cây, cây khỏe, bộ lá xanh hơn, tăng khả năng
chống chịu sâu bệnh. (
2.4.3. Tình hình sử dụng hóa chất trong kiểm soát bệnh rụng lá Corynespora
Sử dụng hóa chất là chiến lƣợc quản lý bệnh có hiệu quả nhanh nhất, nó đƣợc áp
dụng trong hầu hết các lĩnh vực trồng trọt, đƣợc nông dân áp dụng phổ biến và có
khả năng đem lại kết quả tốt. Mặc dù đã có những báo cáo liên quan đến giá trị và
ảnh hƣởng xấu của hóa chất bảo vệ thực vật tới môi trƣờng, nông dân vẫn tiếp nhận
nó. Các phƣơng pháp sinh học trong kiểm soát bệnh, bao gồm cả thao tác di truyền,
đã đƣợc ủng hộ trong vài thập kỷ qua, nhƣng thuốc hóa học vẫn chƣa bị loại bỏ
trong chƣơng trình quản lý bệnh thực vật. Phƣơng pháp kết hợp cả sinh học lẫn hóa
học trong quản lý bệnh đang đƣợc áp dụng rộng rãi.
Để kiểm soát bệnh cho những cây trồng giá trị cao, cung cấp cho các ngành
công nghiệp vật liệu nhƣ cao su thì hóa chất bảo vệ thực vật vẫn có thể còn đƣợc sử
dụng trong thời kỳ lâu dài, bởi vì các hóa chất hầu nhƣ không nhiễm vào sản phẩm

của cây cao su, do đó không ảnh hƣởng trực tiếp đến ngƣời tiêu dùng.
Trong các vùng trồng cao su nhƣ Ấn Độ, việc sử dụng hóa chất để kiểm soát
bệnh đã đƣợc thực hiện gần một thế kỷ. Bệnh nấm hồng gây bởi Corticium
salmonicolor và bệnh rụng lá mùa mƣa gây bởi Phytophthora spp đƣợc kiểm soát
bởi thuốc trừ nấm đã đƣợc đề ra và áp dụng rộng rãi ngay từ năm 1910 ở Ấn Độ và
Sri Lanka.

×