BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
o0o
NGUYỄN THANH SƠN
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHẾ PHẨM VI RÚT NPV
(Nucleopolyhedrovirus) ĐỂ QUẢN LÝ SÂU ĂN TẠP
Spodoptera litura Fab. GÂY HẠI CẢI LÀM DƯA TẠI XÃ
ĐÔNG PHƯỚC A – HUYỆN CHÂU THÀNH -
TỈNH HẬU GIANG
Cần Thơ – 12/2013
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
o0o
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHẾ PHẨM VI RÚT NPV
(Nucleopolyhedrovirus) ĐỂ QUẢN LÝ SÂU ĂN TẠP
Spodoptera litura Fab. GÂY HẠI CẢI LÀM DƯA TẠI XÃ
ĐÔNG PHƯỚC A – HUYỆN CHÂU THÀNH -
TỈNH HẬU GIANG
Cán bộ hướng dẫn:
PGS.TS. TRẦN VĂN HAI
Ths. TRỊNH THỊ XUÂN
Sinh viên thực hiện:
NGUYỄN THANH SƠN
MSSV: 3103670
Lớp: Bảo Vệ Thực Vật K36
Cần Thơ – 12/2013
i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Bảo Vệ Thực Vật với đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHẾ PHẨM VI RÚT NPV (Nucleopolyhedrovirus) ĐỂ
QUẢN LÝ SÂU ĂN TẠP Spodoptera litura Fab. GÂY HẠI CẢI LÀM DƯA TẠI
XÃ ĐÔNG PHƯỚC A, HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH HẬU GIANG
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thanh Sơn
Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
Cán bộ hướng dẫn
Ths. Trịnh Thị Xuân
PGS. TS. Trần Văn Hai
ii
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Bảo Vệ
Thực Vật với đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHẾ PHẨM VI RÚT NPV (Nucleopolyhedrovirus) ĐỂ
QUẢN LÝ SÂU ĂN TẠP Spodoptera litura Fab. GÂY HẠI CẢI LÀM DƯA TẠI
XÃ ĐÔNG PHƯỚC A, HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH HẬU GIANG
Do sinh viên Nguyễn Thanh Sơn thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng
ngày tháng . năm 2013
Đề tài tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức:
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:
Cần Thơ, ngày .tháng .năm 2013
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
DUYỆT KHOA
CHỦ NHIỆM KHOA NN & SHƯD
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các số liệu,
kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thanh Sơn
iv
LƯỢC SỬ CÁ NHÂN
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ tên sinh viên: Nguyễn Thanh Sơn
Sinh ngày: 26/09/1992
Con ông: Nguyễn Văn Săng và bà: Trần Thị Phai
Nguyên quán: Thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1. Tiểu học:
Thời gian đào tạo từ năm 1998 đến năm 2003
Trường: Tiểu học A Tân An
2. Trung học cơ sở:
Thời gian đào tạo từ năm 2003 đến năm 2007
Trường: Trung học cơ sở Tân An
3. Trung học phổ thông:
Thời gian đào tạo từ năm: 2007 đến năm 2010
Trường: Trung học phổ thông Nguyễn Quang Diêu
Vào trường Đại học Cần Thơ năm 2010, học lớp Bảo Vệ Thực Vật khóa 36 thuộc
Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng.
v
LỜI CẢM ƠN
Kính dâng
Cha Mẹ và gia đình đã suốt đời hy sinh vì tương lai chúng con.
Tỏ lòng biết ơn sâu sắc
Thầy Trần Văn Hai và cô Trịnh Thị Xuân đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, truyền
đạt nhiều kinh nghiệm quý báu giúp em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.
Chân thành cảm ơn
Thầy cố vấn học tập Lê Văn Vàng và thầy Huỳnh Phước Mẫn nguyên cố vấn
học tập cùng toàn thể thầy cô khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại
học Cần Thơ đã truyền đạt những kiến thức và tâm huyết vô cùng quý báu cho em
trong suốt thời gian em học tại trường.
Xin cám ơn chân thành các bạn lớp Bảo vệ thực vật khóa 36 và các em sinh viên
khóa 37 đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình làm thí nghiệm để hoàn thành
đề tài.
Nguyễn Thanh Sơn
vi
Nguyễn Thanh Sơn, 2013. " ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHẾ PHẨM VI RÚT NPV
(Nucleopolyhedrovirus) ĐỂ QUẢN LÝ SÂU ĂN TẠP Spodoptera litura Fab.
GÂY HẠI CẢI LÀM DƯA TẠI XÃ ĐÔNG PHƯỚC A, HUYỆN CHÂU THÀNH,
TỈNH HẬU GIANG”.
Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng
Dụng, Trường Đại học Cần Thơ.
Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Trần Văn Hai, Ths. Trịnh Thị Xuân
TÓM LƯỢC
Thí nghiệm được thực hiện nhằm mục đích đánh giá hiệu quả của bốn chủng vi
rút SpltNPV thu tại tỉnh Hậu Giang đối với sâu ăn tạp Spodoptera litura Fabricius tuổi
2 trong điều kiện phòng thí nghiệm và khảo sát hiệu quả của các lần phun với liều
lượng khác nhau trong phòng trị sâu ăn tạp gây hại cải làm dưa tại xã Đông Phước A,
huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Kết quả được thể hiện như sau:
- Trong phòng thí nghiệm:
+ Tại thời điểm 15 ngày sau khi chủng thì hiệu quả của chủng SpltNPV-PH đạt
hiệu quả cao nhất là 90,6%.
+ Đối với ba chủng còn lại 15 ngày sau khi chủng đều cho hiệu quả trên 80%
SpltNPV-VT1 (87,2%), SpltNPV-VT2 (80,3%), SpltNPV-CT (80,4%).
- Trong điều kiện ngoài đồng:
+ Nghiệm thức sử dụng chế phẩm 1,0 kg/ha tại thời điểm 10 ngày sau khi phun
lần 1 cho hiệu quả cao nhất 98,3% và tương đương với thuốc Nazomi 5WG 98,2%.
+ Năng suất lý thuyết và thực tế tổng không có sự khác biệt giữa các nghiệm
thức xử lý chế phẩm vi rút, dao động từ 6,13 – 7,29 tấn/ha đối với năng suất lý thuyết
và năng suất thực tế từ 3,71 – 4,61 tấn/ha.
vii
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan iii
Lược sử cá nhân iv
Lời cảm ơn v
Tóm lược vi
Mục lục vii
Danh sách chữ viết tắt Error! Bookmark not defined.
Danh mục bảng ix
Danh mục các hình xi
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Sâu ăn tạp Spdoptera litura Fabricius 3
2.1.1 Sự phân bố 3
2.1.2 Ký chủ 3
2.1.3 Một số hình thái đặc điểm sinh học 3
2.1.4 Tập quán sinh sống và cách gây hại 5
2.1.6 Biện pháp phòng trị 7
2.2 Siêu vi khuẩn Spodoptera litura Nucleopolyhedrovirus (SpltNPV) 8
2.2.1 Phân loại 8
2.2.2 Đặc điểm của SpltNPV 8
2.2.3 Cấu tạo của SpltNPV 9
2.2.4 Sự lây nhiễm, xâm nhập và phát triển của vi rút đa nhân diện trong cơ thể
ký chủ 11
2.2.5 Sản xuất chế phẩm NPV ở Việt Nam 15
viii
2.3 Thuốc Nazomi 5 WG dùng trong thí nghiệm 20
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 21
3.1 PHƯƠNG TIỆN 21
3.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 21
3.1.2 Vật liệu và dụng cụ 21
3.2 PHƯƠNG PHÁP 22
3.2.1 Thí nghiệm 1: Đánh giá hiệu quả của bốn chủng vi rút SpltNPV thu thập trên
sâu ăn tạp S. litura trong điều kiện phòng thí nghiệm 22
3.2.2 Thí nghiệm 2: Đánh giá hiệu quả chế phẩm vi rút NPV (Nucleopolyhedrovirus)
để quản lý sâu ăn tạp gây hại cải làm dưa tại xã Đông Phước A, huyện Châu Thành,
tỉnh Hậu Giang 23
CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ - THẢO LUẬN 26
4.1 So sánh hiệu quả của bốn chủng vi rút SpltNPV thu tại tỉnh Hậu Giang trên sâu ăn
tạp S. litura trong điều kiện phòng thí nghiệm 26
4.2 Kết quả thí nghiệm đánh giá hiệu lực của chế phẩm vi rút SpltNPV trên sâu ăn tạp
gây hại trên cải làm dưa trong tại xã Đông Phước A, huyện Châu Thành,
tỉnh Hậu Giang 27
4.2.1 Hiệu quả chế phẩm vi rút SpltNPV đối với sâu ăn tạp Spodoptera litura gây hại
trên cải làm dưa tại xã Đông Phước A, huyện Châu Thành,
tỉnh Hậu Giang 28
4.2.2 Kết quả năng suất trên cải làm dưa của các nghiệm thức tại xã Đông Phước A,
huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang 31
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN 34
ĐỀ NGHỊ 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
PHỤ LỤC HÌNH 38
PHỤ LỤC BẢNG 40
ix
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
SAT Sâu ăn tạp
BVTV Bảo vệ thực vật
ĐBSCL đồng bằng sông Cửu Long
PTN Phòng thí nghiệm
NSKP Ngày sau khi phun
NSKC Ngày sau khi chủng
NSKT Ngày sau khi trồng
RH Ẩm độ
T Nhiệt độ
NPVs Nucleopolyhedrovirus
SpltNPV-VT1 Spodoptera litura Nucleopolyhedrovirus–Vị Thanh 1
SpltNPV-VT2 Spodoptera litura Nucleopolyhedrovirus–Vị Thanh 2
SpltNPV-CT Spodoptera litura Nucleopolyhedrovirus–Châu Thành
SpltNPV-PH Spodoptera litura Nucleopolyhedrovirus–Phụng Hiệp
x
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang
3.1
Các nghiệm thức sử dụng trong thí nghiệm tại xã Đông Phước A,
huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang
24
4.1
Độ hữu hiệu (%) của các chủng SpltNPV đối với sâu ăn tạp tuổi 2
ở các trong điều kiện PTN Bộ môn BVTV – ĐHCT
26
4.2
Hiệu quả (%) của liều lượng, lần phun chế phẩm vi rút NPV đối
với sâu ăn tạp gây hại cải làm dưa tại xã Đông Phước A, huyện
Châu Thành, tỉnh Hậu Giang
29
4.3
Năng suất lý thuyết của cải làm dưa tại xã Đông Phước A, huyện
Châu Thành, tỉnh Hậu Giang
31
4.4
Năng suất thực tế của cải làm dưa tại xã Đông Phước A, huyện
Châu Thành , tỉnh Hậu Giang
32
xi
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT
Tên hình
Trang
2.1
Biểu đồ mô tả hình thái và cấu tạo của virion
10
2.2
Triệu chứng thứ nhất của sâu ăn tạp S. litura bị nhiễm vi rút SpltNPV
14
2.3
Triệu chứng đặc trưng thứ 2 của sâu ăn tạp S. litura bị nhiễm vi rút SpltNPV
14
2.4
Triệu chứng đặc trưng thứ 3 của sâu ăn tạp S. litura bị nhiễm vi rút
SpltNPV
15
3.1
Các nghiệm thức trong thí nghiệm cải làm dưa tại xã Đông Phước A,
huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang
24
4.1
Sâu ăn tạp bị nhiễm SpltNPV-VT1 sau 5 ngày chủng nhiễm
27
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
Trong quá trình sản xuất thâm canh tăng năng suất cây trồng, sâu bệnh và các loại dịch
hại thường xuyên gây hại trên các loại cây trồng nông, lâm nghiệp. Chúng làm ảnh
hưởng đến năng suất, phẩm chất nông sản trên đồng ruộng cũng như trong các kho bảo
quản, gây tổn thất lớn về kinh tế cho xã hội.
Trong đó sâu ăn tạp Spodoptera litura (Fabricius), hay còn gọi là sâu ba khoang, sâu
đất, sâu ổ… là đối tượng gây hại quan trọng ở các vùng nhiệt đới, châu Á và một số
nước ôn đới, Châu Úc và đảo Thái Bình Dương. Nó có thể phá hại đến 290 loài cây
trồng thuộc 99 họ thực vật bao gồm các loại rau đậu, cây thực phẩm, cây lương thực và
rau màu. Theo Mochida và Okada (1974) thì sâu ăn tạp (SAT) gây hại trên cây thực
phẩm, cây thức ăn gia súc và cây kiểng. Chúng là đối tượng gây hại quan trọng trên cải
làm dưa, chúng tấn công ở các bộ phận của cây như: chồi, lá, hoa… ảnh hưởng đến
năng suất và giá trị kinh tế. Vì vậy việc phòng trừ SAT là một trong những khâu quan
trọng để tăng hiệu quả trong sản xuất.
Hiện nay, việc phòng trừ SAT chủ yếu là sử dụng thuốc hóa học. Tuy nhiên, việc sử
dụng thuốc hóa học để phòng trị SAT là rất khó khăn bởi vì sâu phát triển tính năng
kháng thuốc rất cao đối với nhiều loại thuốc (Kasai & Ozaki, 1975; Takai, 1991;
Hirose, 1995; Takatsuka et al., 2002; Nguyễn Văn Huỳnh & Lê Thị Sen, 2004), việc
lạm dụng thuốc hóa học trong phòng trừ sâu, bệnh hại sẽ làm ảnh hưởng đến môi
trường và sức khỏe con người. Hiện tại, có nhiều tác nhân đặc trưng được sử dụng để
phòng trừ SAT nhưng bảo tồn thiên địch như chất điều hòa sinh trưởng côn trùng, vi
khuẩn Bacillus thuringiensis, nấm Metarhizium anisopliae và Beauveria bassiana,
pheromones giới tính (Shinoda, 2001).
Vi rút nhân đa diện Spodoptera litura Nucleopolyhedrovirus (SpltNPV) là một tác nhân
gây bệnh rất phổ biến trên sâu ăn tạp, được công nhận là một tiềm năng cho việc quản
lý côn trùng này (Okada, 1997), nó đặc biệt có hiệu quả bởi vì an toàn đối với môi
trường và các sinh vật khác (Huter − Fujita et al., 1998). Trên SAT cả giai đoạn trứng
và ấu trùng đều bị ảnh hưởng của loài vi rút SpltNPV, tỷ lệ chết là 100% ở giai đoạn
trứng và sâu non. Hiện nay, một số nước tiên tiến trên thế giới đã sử dung vi rút
SpltNPV để phòng trừ sâu ăn tạp như Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Anh,
Canada,…(Huter − Fujita et al., 1998; Kunimi, 2005). Ở nước ta, việc sử dụng vi rút
NPVs phòng trừ sâu xanh hại bông vải, sâu tơ cũng đem lại hiệu quả kinh tế tốt. Chính
2
vì thế việc lựa chọn vi rút SpltNPV để làm tác nhân sinh học nhằm thúc đẩy sự tiến bộ
trong nông nghiệp đem lại an toàn cho người sử dụng đang được nhiều nhà khoa học
quan tâm và nghiên cứu.
Tại Hậu Giang, có tổng diện tích rau màu khoảng trên 12.600 ha, tập trung chủ yếu tại
các huyện như Phụng Hiệp, Vị Thủy, thị xã Vị Thanh, Châu Thành A,… loại rau màu
chủ yếu là nhóm rau ăn lá như cải làm dưa, cải thảo, cải ngọt,…. Ngoài ra còn có dưa
hấu, dưa leo, đậu cove, đậu bắp và tập trung tại các xã Thạnh Hòa, Hòa An của huyện
Phụng Hiệp. Theo cán bộ trạm bảo vệ thực vật cho biết các loại rau màu trên thường bị
sâu ăn tạp tấn công và nông dân sử dụng thuốc hóa học từ 5-6 lần/vụ để bảo vệ năng
suất cũng như phẩm chất của rau.
Chính vì thế đề tài “Đánh giá hiệu quả chế phẩm vi rút NPV
(nucleopolyhedrovirus) để quản lý sâu ăn tạp Spodoptera litura Fab. gây hại trên
cải làm dưa tại x Đông Phước A, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang” được thực
hiện nhằm mục tiêu:
- Đánh giá hiệu lực của bốn chủng virus SpltNPV trên sâu ăn tạp tuổi 2 trong phòng thí
nghiệm.
- Khảo sát hiệu quả của các lần phun với liều lượng khác nhau trong phòng trị sâu ăn
tạp gây hại cải làm dưa tại xã Đông Phước A, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.
Từ đó có những định hướng mới trong công tác phòng trừ sâu ăn tạp mang tính hiệu
quả và bền vững hơn.
3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Sâu ăn tạp Spodoptera litura Fabricius
Họ Bướm Đêm (Noctuidae); Bộ Cánh Vảy (Lepidoptera)
2.1.1 Sự phân bố
Sâu ăn tạp (Spodoptera litura Fab.) là loài có phổ ký chủ rộng, phân bố khắp nơi trên
thế giới: Châu Á, Châu Úc và cả những quần đảo thuộc Thái Bình Dương (Feakin,
1973. Đây là một trong những loài côn trùng gây hại quan trọng trong nông nghiệp
vùng nhiệt đới, chúng xuất hiện ở hầu hết các nước trên thế giới nhiều nhất là, Trung
Quốc, Nhật, Lào,… (OEPP /EPPO, 1996). Ở vùng Đông Nam Á, S. litura là loài gây
hại chủ yếu, xuất hiện nhiều ở Malaysia, Myanma và Việt Nam (Phạm Huỳnh Thanh
Vân & Lê Thị Thùy Minh, 2001).
2.1.2. Ký chủ
Theo Nguyễn Văn Tuất (2003), sâu ăn tạp gây hại trên 290 loại cây của 90 họ thực vật.
SAT gây hại trên cây thực phẩm, cây thức ăn gia xúc và cây kiểng (Mochida & Okada,
1974).
Ở Việt Nam sâu gây hại mạnh nhất trên đậu xanh, bắp, đậu nành, khoai lang, rau cải…
(Dương Minh, 1999). Tại Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), sâu ăn tạp là đối
tượng gây hại quan trọng nhất trên rau cải, sâu phá hoại vào mỗi thời điểm, mọi thời
kỳ sinh trưởng của cây, trên dưa hấu sâu tấn công vào giai đoạn cây con và gây hại
trên lá khi cây lớn (Trần Thị Ba, Trần Thị Kim Ba, Phạm Hồng Phúc, 1999).
2.1.3. Một số hình thái đặc điểm sinh học
Theo Hà Huy Niên et al. (2004), sâu ăn tạp trải qua 4 giai đoạn sinh trưởng: thành
trùng, trứng, ấu trùng và nhộng.
Giai đoạn thành trùng: Theo Trần Văn Hai (2005) thì bướm có chiều dài thân khoảng
20 – 25 mm, sải cánh rộng từ 35 – 45 mm, cánh trước màu nâu vàng, giữa cánh có vân
trắng, cánh sau màu trắng xám phản quang màu tím, bướm có đời sống trung bình từ 1
– 2 tuần tùy điều kiện thức ăn. Bướm có khả năng bay rất mạnh vài chục mét và bay
cao từ 6 – 7 m, thông thường bướm vũ hóa vào buổi chiều và sau khi vũ hóa hai ngày
thì chúng đẻ trứng. Trung bình mỗi ngài cái đẻ 100 – 300 trứng/ổ (Miyahara et al. ,
1971). Theo Phạm Thị Nhất (2000) ở điều kiện Việt Nam thì tổng số trứng trung bình
4
của sâu ăn tạp là 1000 trứng/ổ. Còn theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2004),
bướm có thể đẻ từ 900 – 2000 trứng khi gặp điều kiện thuận lợi. Thời gian để trứng
trung bình của bướm kéo dài từ 5 – 7 ngày, đôi khi lên đến 10 – 12 ngày. Bướm cái có
thể bắt cặp 3 – 4 lần/chu kỳ, trong khi bướm đực có thể lên đến 10 lần (Ranga Rao et
al. , 1989).
Giai đoạn trứng: trứng có hình bán cầu, đường kính từ 0,4 – 0,5 mm, bề mặt trứng có
đường khía dọc ngang tạo thành những ô vuông nhỏ. Trứng mới nở có màu trắng vàng
sau chuyển sang màu vàng tro, lúc sắp nở có màu tro đậm, thường ổ trứng được phủ
một lớp lông tơ từ bụng bướm mẹ, thời gian ủ trứng từ 4 – 7 ngày. Theo Phạm Huỳnh
Thanh Vân và Lê Thị Thùy Minh (2001), sau khi đẻ 2 – 3 ngày trứng sẽ nở.
Giai đoạn ấu trùng: theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2004), màu sắc sâu thay
đổi tùy theo tuổi từ xanh lợt đến đen nhưng luôn luôn có 3 sọc vàng chạy dọc từ đốt
đầu của ngực đến cuối đốt bụng. Thời gian phát triển ấu trùng kéo dài từ 20 – 30 ngày
(Phạm Văn Biên, 1996).
Theo Lê Thị Sen (1999), sâu có 5 – 6 tuổi tùy thuộc điều kiện môi trường. Nếu điều
kiện thuận lợi sâu có thể dài từ 35 – 53 mm, hình ống tròn. Mỗi đốt trên cơ thể sâu có
một chấm đen rõ nhưng hai chấm đen ở đốt thứ nhất to nhất, sâu càng lớn, hai chấm
đen ở đốt thứ nhất càng to dần và gần như giao nhau tạo thành khoang đen trên lưng
nên sâu ăn tạp còn được gọi là “sâu khoang”
Còn theo Nguyễn Văn Huỳnh (1999), ấu trùng tuổi 1, 2 và 3 thường sống trên cây,
nhưng thường thì đến tuổi 4 trở đi ban ngày chui xuống đất và ban đêm lại chui lên để
cắn phá, khi bị động sâu cuộn tròn lại rớt xuống đất và nằm bất động. Ấu trùng tuổi 1
thường có màu xanh lợt, đầu màu đen, dài từ 1 – 1,5mm, giai đoạn này kéo dài khoảng
2 ngày, ở giai đoạn này sâu thường sống quanh ổ trứng. Ấu trùng tuổi 2 xuất hiện 3 sọc
trên lưng, tuổi này sâu bắt đầu phân tán khả năng cắn phá tăng dần, giai đoạn này kéo
dài khoảng 1 – 2 ngày. Ấu trùng tuổi 3 và 4 thường có màu xám đen. Trong khi đó ở
tuổi 3 thì kéo dài từ 1 – 4 ngày còn tuổi 4 cũng khoảng 2 – 5 ngày, khi sang tuổi 5 và
tuổi 6 khả năng cắn phá rất mạnh. Giai đoạn tuổi 5 kéo dài khoảng 2 – 6 ngày và tuổi 6
kéo dài khoảng 3 – 7 ngày. Ở cuối tuổi 6 sâu chui xuống đất tạo một xoang trong đất
và sẽ hóa nhộng.
Giai đoạn nhộng: thời gian phát triển nhộng kéo dài 7 – 10 ngày, kích thước dài từ 18
– 20 mm (Nguyễn Văn Huỳnh, Lê Thị Sen, 2004). Nhộng sâu ăn tạp có màu xanh đọt
5
chuối, rất mềm ngay khi mới được hình thành, sau đó chuyển dần sang màu vàng xanh,
cuối cùng có màu nâu, thân cứng dần và có màu nâu đỏ. Khi sắp vũ hóa, nhộng có màu
nâu đen, các đốt cuối của nhộng có thể cử động được (Trần Văn Hai, 2005). Theo ghi
nhận của Phạm Thị Nhất (2000) thì mép trước của đốt bụng thứ 4 và vòng quanh mép
trước đốt bụng thứ 5 – 7 của nhộng có nhiều chấm lõm.
Nhìn chung, vòng đời của sâu ăn tạp tương đối ngắn trung bình 30,2 ngày, trong đó
giai đoạn ấu trùng chiếm trung bình 21,7 ngày, đây là giai đoạn gây hại quan trọng của
sâu ăn tạp. Khả năng sinh sản mạnh cùng với thời gian phá hoại kéo dài vì thế sâu ăn
tạp là đối tượng gây hại quan trọng cho rau màu.
2.1.4 Tập quán sinh sống và cách gây hại
Bướm thường vũ hóa vào buổi chiều và bay ra hoạt động vào lúc vừa tối, ban ngày
bướm đậu ở mặt sau lá hoặc trong các bụi cỏ. Bướm hoạt động từ tối đến nửa đêm, có
thể bay xa đến vài chục mét và cao đến 6 – 7 m. Có xu tính thích các chất có vị chua
ngọt và ánh sáng đèn. Sau vũ hóa một ngày, ngài cái đẻ trứng trên các lá. Trứng được
đẻ thành ổ lớn hình bầu dục dẹt và được phủ một lớp lông màu nâu vàng lấy từ bụng
mẹ (Miyahara et al. , 1971). Sâu ăn tạp ăn phá nhiều loại cây nên có mặt quanh năm
trên đồng ruộng. Sâu cắn phá mạnh vào lúc sáng sớm nhưng khi có ánh nắng sâu chui
xuống dưới tán lá để ẩn nấp. Chiều mát sâu bắt đầu hoạt động trở lại và phá hoại suốt
đêm. Chúng phá hoại mạnh trong tháng 5 và 6.
Sâu vừa nở ăn gặm vỏ trứng và sống tập trung, nếu bị động sâu bò phân tán hoặc nhả
tơ buông mình xuống đất. Sâu tuổi 1 – 2 chỉ ăn gặm phần diệp lục của lá và chừa lại
lớp biểu bì trắng, sang tuổi 3 bắt đầu phân tán và gặm lá nhiều hơn. Từ tuổi 4 trở đi sâu
thường chốn ánh sáng nên ban ngày thường ẩn nấp ở những nơi tối, ở kể đất hay trong
lá khô, cỏ dại, đêm chui lên phá hoại mạnh. Ở tuổi lớn khi thiếu thức ăn, sâu còn tập
quán ăn thịt lẫn nhau và không những ăn phá lá cây mà còn ăn trụi cả thân, cành, trái
non. Khi làm nhộng, sâu chui xuống đất làm thành một khoang và nằm yên trong đó
hóa nhộng ở tuổi cuối, ấu trùng đạt trọng lượng là 800 mg (Rao et al. , 1989).
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của sâu ăn tạp
a. Ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh phi sinh vật (yếu tố không phụ thuộc vào mật
độ)
6
Nhiệt độ: có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố và phát triển của sâu ăn tạp. Theo
Rang Rao et al. , (1989) ngưỡng nhiệt độ thích hợp cho tất cả các giai đoạn phát triển
của sâu ăn tạp là 37
0
C, sâu ngừng hoạt động và sẽ chết khi nhiệt độ > 40
0
C, trứng sâu
ăn tạp sẽ nở khoảng 4 ngày trong điều kiện nhiệt độ ẩm và có thể lên 11 – 12 ngày ở
nhiệt độ thấp hơn.
Ở một số nước châu Âu có điều kiện khí hậu lạnh, giai đoạn ấu trùng có thể kéo dài
trên 3 tháng, giai đoạn nhộng kéo dài 11 – 13 ngày trong đất ở 25
0
C, giai đoạn thành
trùng có thời gian sống 4 – 10 ngày trong cả điều kiện có sự thay đổi nhiệt độ. Vòng
đời trung bình của sâu ăn tạp sẽ kết thúc khoảng 5 tuần dưới tác động của điều kiện
nhiệt độ
Ẩm độ: sẽ gây bất lợi cho sự bắt cặp ở giai đoạn thành trùng, nó thường kết hợp với
yếu tố nhiệt độ. Ở điều kiện nhiệt độ cao và ẩm độ thấp sẽ ảnh hưởng đến số lượng
trứng của thành trùng: trung bình 960 trứng ở 30
0
C và ẩm độ 90%, 145 trứng ở 35
0
C
và 30% ẩm độ. Sâu ăn tạp thích hợp ở ẩm độ 80 – 100% ở giai đoạn ấu trùng.
Ánh sáng: ảnh hưởng đến hoạt động của ấu trùng và thành trùng sâu ăn tạp rất rõ.
Thành trùng là loài bướm đêm, thường hoạt động vào lúc bắt đầu tối đến nữa đêm. Ấu
trùng sâu ăn tạp tuổi 4 bắt đầu có phản ứng với ánh sáng, ở tuổi này ấu trùng thường
chui vào mặt dưới của lá hoặc các hốc cây hoặc kẽ nứt của trái để trốn ánh sáng, đến
tuổi cuối sâu thường chui vào trong đất để làm nhộng (Phạm Thị Nhất, 2000; Lê Thị
Sen, 1999). Còn ấu trùng tuổi nhỏ có tính hướng quang rất mạnh, thường sống tập
trung trên mặt lá, nơi hội tụ ánh sáng nhiều nhất.
b. Ảnh hưởng của các yếu tố sinh vật (yếu tố phụ thuộc vào mật độ)
Thức ăn: theo Nguyễn Thị Thu Cúc (1998), thức ăn rất cần thiết cho sự cấu tạo các
tổ chức cơ thể của côn trùng: cần thiết cho sự sinh sản và phát triển là thức ăn chứa
protit, acid amin… còn thức ăn cần thiết cho sự duy trì cơ thể và hoạt động của côn
trùng là thức ăn năng lượng: glucid,… SAT có tính ăn rộng cho nên khả năng phá hoại
cây trồng của nó là rất lớn.
Nói chung, đối với sâu bọ hại nông nghiệp thì thức ăn là cây trồng có vai trò rất quan
trọng; tùy loài sâu bọ khác nhau có những yêu cầu riêng biệt. Tìm hiểu những yêu cầu
riêng biệt này của từng loài sâu bọ và của từng pha phát dục sẽ có ý nghĩa rất lớn trong
công tác phòng trừ sâu hại.
7
Yếu tố thiên địch: trong thiên nhiên có rất nhiều loài sinh vật tiêu diệt sâu ăn tạp
bằng cách ký sinh côn trùng như: nấm, vi khuẩn, vi rút, protozoa.
2.1.6. Biện pháp phòng trị
- Biện pháp canh tác: Vệ sinh đồng ruộng, sau thu hoạch phải thu gom các tàn dư cây
trồng đem đốt hoặc ủ làm phân. Đất nước khi trồng cần phải được cày, phơi và xử lý
thuốc trừ sâu hoặc cho ruộng ngập nước 2 – 3 ngày để diệt nhộng, sâu non có trong
đất. Phải thường xuyên đi thăm ruộng để kịp thời phát hiện sâu nếu sâu phát sinh nhiều
thì ban đêm có thể soi đèn để bắt, ngắt bỏ ổ trứng hoặc tiêu diệt sâu non mới nở khi
chưa phân tán đi xa. Ngài sâu khoang có khuynh hướng thích mùi chua ngọt và ánh
sáng đèn, do đó có thể dùng bả chua ngọt để thu hút bướm khi chúng phát triển rộ. Bả
chua ngọt gồm: 4 phần giấm + 1 phần mật + 1 phần rượu + 1 phần nước. Sau đó, đem
bả mồi vào chậu rồi đặt ở ngoài ruộng vào buổi tối nơi thoáng gió có độ cao 1 m so với
mặt đất.
- Biện pháp hóa học: Atabron được dùng làm nền phối hợp với các loại thuốc còn lại
hoặc vơi các loại thuốc Cúc tổng hợp sẽ cho hiệu quả phòng trị rất tốt. Sâu ăn tạp cũng
rất dễ kháng thuốc, nên luân phiên nhiều loại thuốc để phun.
- Biện pháp Phòng trừ Dịch hại Tổng hợp (IPM):
+ Vệ sinh đồng ruộng, tiêu diệt nhộng, phơi đất hay ngâm ruộng một thời gian.
+ Dùng hoa hướng dương hay các loài cây có thể dẫn dụ sâu ăn tạp trồng xung quanh
ruộng canh tác để dễ dàng tiêu diệt.
+Hằng ngày theo dõi dự báo sự phát triển của sâu qua bãy pheromone, thường xuyên
ngắt bỏ ổ trứng và diệt ấu trùng trên những ruộng dẫn dụ.
- Biện pháp sinh học:
Hiện nay có nhiều tác nhân đặc trưng được sử dụng để làm giảm mật số sâu ăn tạp
nhưng bảo tồn thiên địch, một số tác nhân như chất điều hòa sinh trưởng côn trùng
hoặc vi khuẩn Bt, các tác nhân này có hiệu quả trên ấu trùng rất nhỏ và cần áp dụng
nhiều trên một thế hệ. Do đó pheromones giới tính được kết hợp sử dụng không chỉ
làm giảm thành trùng mà còn để theo dõi sự xuất hiện của ấu trùng và dự đoán được sự
nở của ấu trùng (Shinoda, 2001).
8
+ Dùng sản phẩm sinh học có nguồn gốc nấm, vi khuẩn, vi rút, protozoa,… khi có
những dấu hiệu cắn phá lá đầu tiên và thông thường 10 ngày sau phải phun thuốc lại
một lần. Tuy nhiên vẫn chưa được áp dụng rộng rãi do chi phí sản xuất cao, bảo quản
còn khó khăn, và ảnh hưởng của yếu tố môi trường và sinh vật và còn ngằn ngại vì đưa
ra một tác nhân lạ có thể gây rũi ro như tác động môi trường và chuyển gen vào các
sinh vật bản địa (Munoz et al. , 1997).
2.2. Siêu vi khuẩn Spodoptera litura Nucleopolyhedrovirus (SpltNPV)
2.2.1 Phân loại
Phạm Thị Thùy (2004) cho rằng, các nhà khoa học phân loại vi rút dựa vào cấu trúc
của các viron. Nhưng theo Quang Chân Chân (2002) thì bên cạnh đặc điểm trên thì
việc phân loại còn dựa vào nhóm ký chủ và mô bào nơi vi rút định vị và nhân mật số
bên trong cơ thể vật chủ, còn cách thức tấn công và giết chết côn trùng ký chủ thì
không khác nhau. Theo sự phân loại trên thì SpltNPV thuộc giống NPVs, họ
Baculoviridae. Tên vi rút thường gắn với tên ký chủ ví dụ như: loài vi rút SpltNPV-Splt
là tên viết tắt của S. litura, NPVs được viết tắt từ tên chi Nucleopolyhedrovirus.
(George O. Poinar, Jr., & Gerard M. Thomas, 1984).
Khi nghiên cứu để xác định loài vi rút, các nhà khoa học thường dựa vào sự xuất hiện
của các thể protein khác nhau, bởi vi rút côn trùng thường có vỏ protein bao bọc để tạo
nên các thể vùi (virion) vơi hình khối đa diện hoặc hình hạt, không phải vi rút gây bệnh
trên côn trùng đều tạo thành những thể vùi mà cũng có những vi rút không tạo thể vùi
(George & Gerard, 1984).
2.2.2 Đặc điểm của SpltNPV
Theo Phạm Thị Thùy (2004) SpltNPV có các đặc tính sau: Đây là loại vi rút có kích
thước rất nhỏ có khả năng sống và sinh sản trên các mô và tế bào sống, nhưng chúng
không thể nuối cấy trên môi trường nhân tạo vì vi rút này có điểm nổi bật là chuyên
tính cao. Chúng chỉ gây bệnh trên những mô nhất định của côn trùng đó và mỗi loại vi
rút có phổ ký chủ riêng. NPVs gây bệnh trên sâu đo xanh có thể nhiễm lên sâu khoang
hoặc ngược lại nhưng tỷ lệ thấp (dưới 20%).
Từ kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Cảm và Hoàng Thị Việt (1996) thì NPVs
không chỉ ảnh hưởng ở giai đoạn ấu trùng mà còn cả nhộng và thành trùng. Hiệu lực
của NPVs được đánh giá cao hơn Bt nhờ vào lớp protein bao bọc bên ngoài. Đặc biệt
9
chúng gây bệnh cấp tính khi nhiễm với lượng đủ lớn, nếu nhiễm với lượng nhỏ mặc dù
không gây chết ở giai đoạn ấu trùng hoặc nhộng thì thành trùng sẽ giảm sức sinh sản,
thế hệ sau cũng có thể chết (lây nhiễm theo chiều dọc) (Vũ Mai Nam, 2001).
Tuy có nhiều ưu điểm nhưng NPVs vẫn không tránh khỏi một số khuyến điểm: thời
gian ủ bệnh lâu, sâu chết chậm, sức ăn không giảm, sâu sẽ không chết nếu ăn không đủ
lượng vi rút (Obs) và khó sử dụng (Nguyễn Văn Cảm & Hoàng Thị Việt, 1996). Mặc
dù vậy, nếu ta sử dụng đúng đối tượng dịch hại, phun vào giai đoạn sâu mới nở, sâu
càng nhỏ thì thời gian ủ bệnh sẽ ngắn lại và hiệu quả càng cao.
Những đặc tính của vi rút đều phụ thuộc vào thành phần hóa học và chủ yếu là axit
nucleic. Thành phần hóa học nucleoprotein là đặc tính cơ bản của vi rút vì nó quy định
hoặc giải thích được kích thước của vi rút. Sự phụ thuộc của vi rút vào một hệ tế bào,
vào tính đặc thù về kháng nguyên của chúng, về phương thức sinh sản và đặc tính của
virus.
2.2.3 Cấu tạo của SpltNPV
SpltNPV có dạng hình que, đường kính 0,15 – 15 µm, chứa hàng trăm tiểu thể vi rút,
mỗi tiểu thể gồm một hoặc nhiều nucleocapsid. Mỗi nucleocapsid có cấu tạo bên trong
là AND và bên ngoài được bao bọc bằng một capsid protein. Các virion dính ,lại với
nhau để tạo thành thể vùi là nhờ vào một chất nền cũng được cấu tạo bằng protein,
(Frances R. Huter-Fujita et al., 1998).
SpltNPV thuộc họ Baculoviridae nên nó mang những đặc điểm cấu tạo đặc trưng của
họ này. Theo Phạm Thị Thùy (2004), vi rút thuộc nhóm này có dạng hình que, kích
thước từ 40 – 70 nm x 250 – 400 nm, bên ngoài là một lớp vỏ có cấu tạo từ lipoprotein
bao quanh một lớp protein nằm trong lõi AND (Nucleocapsid), trong có chứa các
virion, các virion bao gồm 11 – 25 polypeptide. Trong số polypeptide đó thì có khoảng
4 – 15 polypeptide được kết hợp vơi nucleocapsid và số polypeptide còn lại kết hợp
với capsid. AND ở dạng vòng gồm 2 sợi, với trọng lượng phân tử từ 50 – 100 x 10
6
,các
virion được bao quanh bởi một tinh thể protein.
Cũng theo lời trích dẫn của D. C. Kelly (1985) cho rằng, vi rút có dạng hình que có
một hoặc nhiều nucleocapsid được bao bộc bởi một lớp vỏ, nucleocapsid là một phức
hợp gồm AND và protein (gọi tắt là Deoxyribo Nucleo Protein – DNP) và chúng cũng
được bao quanh bởi một lớp vỏ capsid (bên trong lớp vỏ capsid này chỉ có một hoặc
10
nhiều nucleocapsid), nếu là một nucleocapsid thì gọi là NPVs Nucleocapsid đơn –
Single Nucleocapsid (NPV-SNPV); nếu có nhiều nucleocapsid trong vỏ capsid thì gọi
là NPVs Nucleocapsid – Multiple Nucleocapsid (NPV – MNPV). Khi pha loãng thấy
chúng tạo huyền phù màu trắng đục, để quan sát thể vùi thì thường quan sát dưới kính
hiển vi ở độ phóng đại 15.280 – 20.000 lần ở độ phóng đại này thì có thể thấy thể vùi
đa diện là những khối kết tinh có nhiều cạnh, có dạng gần giống như hình cầu.
Theo D.L. Russell và R.A. Consigli (1985), thì vỏ bao bên ngoài của các nucleocapsid
dễ tạo thành một tiểu thể vi rút được biết là có cấu tạo từ glucoside. Các thể vùi
SpltNPV có đặc điểm là dễ bị kiềm hóa. Dùng dung dịch NaOH 0,1N có thể phá vỡ lớp
protein bao bên ngoài để giải phóng các virion. Chính vì vậy, trong ruột côn trùng, dịch
vị ruột mang tính kiềm nên các thể đa diện dễ bị phá hủy, phóng thích các virion để lây
nhiễm vào nhân các tế bào khác. Qua kỹ thuật tách chiết AND và làm sắc ký điện di
dưới sự phân tích của enzyme EcoRI và enzyme BAM HI nhận thấy sự phân bố các
đoạn AND của vi rút trên mỗi sâu hại có sự khác nhau. Điều đó cho thấy vi rút mỗi
loại sâu hại là riêng biệt.
Hình 2.1 Biểu đồ mô tả hình thái và cấu tạo của virion
(Nguồn www. www.micro.msb.le.ac.uk/index.html)
11
2.2.4 Sự lây nhiễm, xâm nhập và phát triển của vi rút đa nhân diện trong cơ thể
ký chủ
a. Sự lây nhiễm và sự xâm nhập của vi rút vào ký chủ
Theo Yasuhisa Kunimi và Madoka Nakai (2001) sự xâm nhậm của vi rút vào cơ thể ký
chủ được mô tả như sau: khi côn trùng bị niễm bởi vi rút SpltNPV thì vi rút sẽ xâm
nhập vào ruột non sau đó phá vỡ lớp vỏ virus, các phần tử vi rút sẽ phân tán tự do và sẽ
tái tạo ra axit nucleic. Từ đó hình thành vỏ bọc chứa axit nucleic, các vi rút này sẽ vào
trong nhân của các tế bào mô mỡ và nó sẽ tái tạo lại axit nucleic. Từ đó tạo ra các vi
rút mới và các phần tử vi rút này tập hợp lại với nhau hình thành thể đa diện nhân hoàn
chỉnh.
Theo C. M. Ignoffo et al. (1971), sau khi xâm nhập vào cơ thể côn trùng, vi rút thường
bám vào các tế bào dễ mẫn cảm, xâm nhập vào các tế bào cơ thể và được nhân lên
trong đó, các vi rút mới sinh ra lại được phóng thích từ các tế bào bị nhiễm bệnh và
xâm nhập vào các tế bào chưa bị nhiễm, các thể vùi PIB được tạo ra trong nhân của tế
bào sâu chủ bị nhiễm, các PIB và nhân được tăng dần về kích thước, chúng phá hủy
các tế bào bị nhiễm bệnh và lan truyền vào khắp các khoang cơ thể của ký chủ, làm
cho ký chủ xuất hiện triệu chứng bệnh rồi chết.
b. Cơ chế gây bệnh của vi rút đa nhân diện lên sâu ăn tạp.
Theo Vũ Mai Nam (2001), giải thích về cơ chế xâm nhiễm của NPVs như sau: vi rút
SpltNPV xâm nhập vào cơ thể sâu qua thức ăn, vào đến ruột giữa do tác động của dịch
ruột, vỏ protein vỡ ra. Các virion phóng ra ngoài tấn công tế bào thành ruột sau đó
nhân nhanh khối lượng. Sâu bị nhiễm có màu trắng bệch, lờ đờ. Hai hoặc ba ngày sau
khi bị nhiễm, sâu không ăn, nằm bất động cho đến khi cơ thể xưng lên, vỡ dịch chảy ra
ngoài và sâu chết hẳn.
Thời gian từ lúc vi rút xâm nhập vào cơ thể cho đến khi sâu chết thay đổi tùy theo tuổi
và loài sâu. Cơ chế giết sâu là ký sinh trên ký chủ và bắt đầu quá trình ký sinh khác
làm bệnh lây nhiễm nhanh chóng và lan rộng không ngừng. Mặt khác, xác sâu chết trở
thành thức ăn cho sâu sống vì thế sự lây nhiễm càng nhanh hơn (Vũ Mai Nam, 2001).
Theo Phạm Hữu Nhượng (2000), ngay khi ấu trùng ăn phải thức ăn bị nhiễm NPVs,
dưới tác dụng của dịch tiêu hóa, các thể vùi của vi rút bị hòa tan và giải phóng các
12
virion, các virion xuyên qua ruột giữa đến dịch máu và nhập vào bên trong các tế bào
điều này sẽ gây bệnh cho vật chủ.
Theo Phạm Thị Thùy (2004), khi thức ăn có chứa vi rút NPVs vào ruột sâu non, cũng
như Bt bằng con đường tiêu hóa vi rút đã thực hiện quá trình phá hủy toàn bộ chức
năng của sâu làm sâu chết. Cơ chế được mô tả như sau: Khi vào ruột các thể vùi
polyhedral inclusion body của vi rút sẽ giải phóng ra các virion, dưới tác dụng của dịch
tiêu hóa, qua biểu bì mô ruột giữa, các virion xâm nhập vào dịch huyết tương, chúng
tiếp xúc với các tế bào và xâm nhập vào bên trong để thực hiện quá trình gây bệnh cho
sâu hại, quá trình này trải qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn tiềm ẩn: kéo dài từ 6 – 12 giờ, đây là giai đoạn xâm nhập của các thể vùi
polyhedral inclusion body xâm nhập vào trong tế bào, các virion được phóng thích ra,
chúng tự dính vào các vị trí thích hợp trên màng nhân tế bào thành ruột của sâu.
Giai đoạn tăng trưởng (sinh sản): kéo dài 12 – 48 giờ, đây là giai đoạn tăng nhanh
của các virion mới trong dịch ruột của sâu, nhưng sâu tuổi nhỏ chỉ sau 32 giờ trong cở
thể của sâu đã chứa đầy các virion trần.
Giai đoạn cuối: đây là giai đoạn tạo thể vùi tức là các thể virion được bao bọc trong
thể protein, côn trùng trong giai đoạn này có màu sáng bóng, màu sắc nhạt và đôi khi
có màu hồng. Sự phân giải tế bào và sự phân giải của mô cơ thể bắt đầu ngay sau khi vi
rút tạo thể vùi.
Sâu tuổi nhỏ chết sau khi ăn phải thức ăn bị nhiễm từ 3 – 5 ngày. Nhưng sâu tuổi lớn
thời gian ủ bệnh từ 4 – 6 ngày, có khi dài hơn, vì quá trình ủ bệnh còn phụ thuộc vào
tuổi sâu, điều kiện nhiệt độ, ẩm độ và lượng thức ăn khi lây nhiễm…Ngay sau khi sâu
chết sâu trở nên mềm nhũng, da bị vỡ và giải phóng ra hàng tỷ thể vùi bám trên các bộ
phận của cây trồng, đó là nguồn vi rút lan truyền sang cá thể khác.
c.Triệu chứng
Steinhaus (1967) mô tả là khi bị nhiễm vi rút vào bên trong cơ thể của sâu sẽ làm thay
đổi hành vi của ký chủ. Ấu trùng bị nhiễm bệnh thường có xu hướng di chuyển lên
phía trên cao của cây và chết tại đó.
Ngoài ra, côn trùng sẽ ăn ít hoặc ngừng ăn và cơ thể phồng to, da dễ vỡ (nhất là giữa
các đốt), chỉ cần chạm nhẹ dụng cụ chăm sóc sâu (kẹp hoặc tăm) thì sâu sẽ bị nứt ra ở
các đốt thân. Để lý giải cho cơ chế này rất nhiều tác giả đã cho rằng có một loại