Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

phòng ngừa, xử lý ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên cả nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.83 KB, 13 trang )

Bài tiểu luận môn QLMT cho sự PTBV GVHD:PGS.TS Lưu Đức
Hải
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA MÔI TRƯỜNG

BÀI TIỂU LUẬN

Đề tài: “PHÒNG NGỪA, XỬ LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO HÓA
CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT TỒN LƯU TRÊN CẢ NƯỚC”

¬
Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS Lưu Đức Hải
Học viên thực hiện: Đỗ Thủy Tiên
Lớp: Cao học Môi trường K19MT

Hà Nội – 2012
Lớp Cao học K19MT Đỗ Thủy Tiên Page
Bài tiểu luận môn QLMT cho sự PTBV GVHD:PGS.TS Lưu Đức
Hải
MỞ ĐẦU
Nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước và đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, tuy
nhiên chất lượng môi trường sống nước ta đang phải đối mặt với nhiều vấn đề
“nóng” về suy thoái đất, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, phá rừng và
suy giảm đa dạng sinh học. Trong đó ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ
thực vật tồn lưu (sau đây viết tắt là hóa chất BVTV tồn lưu) gây ra đang trở nên
nghiêm trọng. Việc sử dụng ngày càng nhiều các hóa chất BVTV có độc tính
cao đã làm cho mức độ tồn lưu dư lượng các loại hoá chất này trong nông sản,
thực phẩm, đất, nước, không khí và môi trường ngày càng lớn. Các vụ ngộ độc
thức ăn bởi hóa chất BVTV, các loại bệnh tật do ô nhiễm môi trường đang ngày


càng gia tăng và trở thành một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh.
Các loại hóa chất tồn lưu này chủ yếu là các loại hoá chất độc hại và khó
phân huỷ trong môi trường như: DDT, Lindan, Endrin, Wofatox, Ethyl
Parathion, Falisan, Ceresan… Các kho chứa hóa chất BVTV tồn lưu hầu hết
được xây dựng từ những năm 1980 trở về trước, khi xây dựng chưa quan tâm
đến việc xử lý kết cấu, nền móng để ngăn ngừa khả năng gây ô nhiễm. Hơn nữa,
từ trước đến nay các kho không được quan tâm tu sửa, gia cố hàng năm, nên đều
đã và đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Nền và tường kho phần lớn
bị rạn nứt, mái lợp đã thoái hóa, dột nát, nhiều kho không có cửa sổ, cửa ra vào
được buộc gá tạm bợ. Hệ thống thoát nước hầu như không có nên khi mưa lớn
tạo thành dòng mặt rửa trôi hóa chất BVTV tồn đọng gây ô nhiễm nước ngầm,
nước mặt và ô nhiễm đất diện rộng, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và
cuộc sống người dân, thậm chí những tác động này còn ảnh hướng đến hệ thần
kinh và giống nòi của những người dân bị nhiễm độc do hóa chất BVTV tồn lưu
gây ra.
Trước những vấn đề bức xúc và nghiêm trọng trên thì việc quản lý, xử lý
và giảm thiểu ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu gây ra là rất cần
thiết và cấp bách. Đây chính là lý do chọn đề tài tiểu luận của Em là “Phòng
ngừa, xử lý ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên cả
nước”.
Lớp Cao học K19MT Đỗ Thủy Tiên Page
Bài tiểu luận môn QLMT cho sự PTBV GVHD:PGS.TS Lưu Đức
Hải
I. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG HÓA CHẤT BVTV VÀ Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG DO HÓA CHẤT BVTV TỒN LƯU Ở VIỆT NAM
1.1. Hiện trạng sử dụng hóa chất BVTV ở Việt Nam.
Chúng ta thừa nhận rằng, hoá chất BVTV đóng vai trò quan trọng trong
nông nghiệp của tất cả các quốc gia trên thế giới. Theo thống kê từ UN-FAO
(1994), các loại hóa chất BVTV được sử dụng ở các nước là rất lớn. Trong đó,

Việt Nam sử dụng 20.000 tấn/năm chiếm 2,7%. (Nguồn: UN-FAO, 1994).
1.1.1. Tình hình sản xuất hóa chất BVTV
Có thể nói ngành công nghiệp sản xuất hóa chất bảo vệ thực vật ở nước ta
chưa được phát triển. Hiện tại, cả nước có khoảng 50 cơ sở sản xuất hoá chất
nông nghiệp. Trong số hơn 300 loại hoạt chất hóa chất BVTV sử dụng tại Việt
Nam chỉ có 4 loại hóa chất BVTV được sản xuất trong nước ở 02 cơ sở liên
doanh với nước ngoài. Các cơ sở khác nhập nguyên liệu hóa chất BVTV từ nước
ngoài để gia công sang chai, đóng gói thành các loại sản phẩm hóa chất BVTV.
Ngoài các cơ sở trên, tại các tỉnh, thành phố ở khu vực phía Bắc còn có
các cơ sở sang chai đóng gói hóa chất bảo vệ thực vật khác, như Công ty Hóa
chất sát trùng Việt Nam chi nhánh tại Hà Nội (VIPETKO) là đơn vị sản xuất và
kinh doanh hóa chất BVTV với sản lượng hàng năm là 1.200 tấn. Sản phẩm
nhập ngoại khoảng 12.314 tấn. Năng lực đóng gói của Công ty khoảng 1.800 tấn
hoạt chất/năm.
Các cơ sở sản xuất hoá chất, hóa chất BVTV với qui mô nhỏ, công nghệ
rất đơn giản và chỉ dừng ở mức sang chai, đóng gói. Hơn 90% lượng hoá chất,
hóa chất BVTV cần cho nông nghiệp phải nhập khẩu để gia công, sang chai,
đóng gói.
1.1.2. Tình hình nhập khẩu hóa chất BVTV
Trong thời gian qua, nhờ tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và do chính
sách mở cửa nền kinh tế, lĩnh vực tiêu dùng của nhân dân đã được cải thiện, rõ
rệt. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế, hóa chất BVTV
ngày càng được sử dụng nhiều hơn về số lượng và chủng loại, đây cũng là mặt
hàng được nhà nước quy định hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.
Từ năm 1994 đến 1996, mỗi năm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ
cho phép nhập khẩu 3.000 tấn thành phẩm theo qui chế trong danh mục hạn chế
sử dụng.
Lớp Cao học K19MT Đỗ Thủy Tiên Page
Bài tiểu luận môn QLMT cho sự PTBV GVHD:PGS.TS Lưu Đức
Hải

Từ năm 1997, khối lượng hóa chất hạn chế sử dụng được nhập khẩu vào
Việt nam chỉ còn 2.500 tấn hóa chất thành phẩm quy đổi, trong đó hóa chất trừ
sâu thông thường thuộc nhóm lân hữu cơ như Methyl parathion,
Methamidophos, Monocrotophos đã bị cấm hoàn toàn hoặc bị cấm nhập khẩu.
Lượng hóa chất BVTV nhập khẩu vào Việt nam hàng năm được thống kê
trong bảng 1 có khối lượng tới 650.000 tấn được lưu hành sử dụng và có 151
công ty có liên quan đến kinh doanh, buôn bán hóa chất BVTV ( trong đó: trong
nước là 98 cơ sở; nước ngoài và liên doanh là 54 cơ sở).
Bảng 1: Lượng hóa chất BVTV nhập khẩu vào Việt Nam
TT Năm Lượng hóa chất BVTV (tấn)
1 1991 23.300
2 1992 21.100
3 1993 24.800
4 1994 20.380
5 1995 25.666
6 1996 32.751
7 1997 30.406
8 1998 42.738
9 1999 33.715
10 2000 33.637
11 2001 36.589
12 2002 38.081
13 2003 36.018
14 2004 48.288
15 2005 51.764
16 2006 71.345
17 2007 Khoảng 80.000
Tổng cộng 650.579
1.2. Hóa chất BVTV tồn lưu và hiện trạng ô nhiễm môi trường do hóa chất
bảo vệ thực vật (BVTV) tồn lưu.

Theo kết quả điều tra, thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường và báo
cáo của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về các khu
vực bị ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu từ thời kỳ bao cấp, chiến
tranh, không rõ nguồn gốc hoặc nhập lậu (sau đây gọi tắt là điểm ô nhiễm môi
trường do hóa chất BVTV tồn lưu) tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2009 trên địa
bàn toàn quốc có 1.153 điểm ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu,
bao gồm 289 kho lưu giữ và 864 khu vực ô nhiễm môi trường do hóa chất
Lớp Cao học K19MT Đỗ Thủy Tiên Page
Bài tiểu luận môn QLMT cho sự PTBV GVHD:PGS.TS Lưu Đức
Hải
BVTV tồn lưu trên địa bàn 38 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm:
Cao Bằng, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hà Giang, Lai Châu,
Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng
Ninh, Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà
Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Cần Thơ, Khánh Hòa, Đồng Tháp, thành phố Hồ
Chí Minh, Phú Yên, An Giang, Kiên Giang, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc
Liêu, Tiền Giang, Yên Bái, Bến Tre, Bình Thuận, ĐăkLăk. Hiện tại, trong 289
kho hóa chất BVTV tồn lưu hiện đang lưu giữ khoảng 217 tấn; 37.000 lít hóa
chất BVTV và 29 tấn bao bì. Cụ thể hiện trạng ô nhiễm môi trường do hóa chất
BVTV tồn lưu gây ra như sau:
a) Đối với các kho hóa chất BVTV tồn lưu
Tại 289 kho hóa chất BVTV tồn lưu chủ yếu là các kho tạm và hầu hết
được xây dựng từ những năm 1980 trở về trước, khi xây dựng chưa quan tâm
đến việc xử lý, kết cấu, nền móng, hiện đang lưu giữ khoảng 217 tấn hóa chất
BVTV dạng bột; 37.000 lít hóa chất BVTV và 29 tấn vỏ bao bì (trong đó có
nhiều loại bao bì, vỏ chai, thùng phuy chứa đựng hóa chất BVTV không có nhãn
mác, nguồn gốc xuất xứ) chủ yếu gồm các loại hóa chất: DDT, Basal, Lindan,
thuốc diệt chuột, gián, muỗi của Trung Quốc, Vinizeb-Echo, Xibuta, Kayazinno,
Hinossan, nên việc ô nhiễm đất tại các kho thuốc này là điều không thể tránh
khỏi. Hơn nữa, từ trước đến nay các kho chứa này không được quan tâm tu sửa,

gia cố hàng năm, nên đều đã và đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng,
nền và tường kho phần lớn bị rạn nứt, mái lợp đã bị hỏng, dột nát, nhiều kho
không có cửa sổ, cửa ra vào được buộc gá tạm bợ; hệ thống thoát nước hầu như
không có nên khi mưa lớn tạo thành dòng mặt kéo theo lượng thuốc tồn đọng
gây ô nhiễm môi trường nước xung quanh, ảnh hưởng tới nguồn nước cấp sinh
hoạt cho nhân dân sống trong khu vực. Khoảng cách trung bình giữa các kho đối
với khu vực dân cư là từ 10 - 50m, xa nhất là 700m.
Hầu hết lượng hóa chất BVTV trong các kho lưu giữ đều là hóa chất
BVTV độc hại, đã bị cấm sử dụng, kém phẩm chất, bao bì bị thủng, không nhãn
mác nên dư lượng hóa chất BVTV dễ bị rò rỉ, phát tán ra ngoài môi trường gây ô
nhiễm đất, nước và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xung quanh.
Qua phân tích mẫu đất của 59/289 kho hóa chất BVTV tồn lưu và xung
quanh kho chứa hóa chất BVTV tồn lưu có hàm lượng Lindan vượt dao động từ
3 đến 1.025,9 lần, hàm lượng DDT vượt từ 5 đến 20.500 lần so với QCVN
15:2008/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ngoài ra, căn cứ theo
Lớp Cao học K19MT Đỗ Thủy Tiên Page
Bài tiểu luận môn QLMT cho sự PTBV GVHD:PGS.TS Lưu Đức
Hải
Thông tư 07/2007/TT-BTNMT ngày 03 tháng 7 năm 2007 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục các cơ sở
gây ô nhiễm môi trường cần xử lý; Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31
tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Ban
hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường và kết quả phân tích cho thấy:
51/59 kho hóa chất BVTV tồn lưu gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bao
gồm các tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hải Dương,
Bắc Giang, Nam Định, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng
Trị; có 08/59 kho gây ô nhiễm môi trường tại các tỉnh, thành phố: Hà Giang,
Thái Nguyên, Nam Định, Nghệ An, Quảng Bình, Đà Nẵng. Còn lại 230 kho hóa
chất BVTV tồn lưu chưa được tiến hành điều tra, đánh giá, xác định mức độ ô
nhiễm.

b) Đối với các khu vực ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu
Đối với 864 khu vực hóa chất BVTV tồn lưu hiện đang chôn lấp khoảng
23,27 tấn hóa chất BVTV chủ yếu gồm các loại: DDT, Basal, Lindan, hóa chất
diệt chuột, hóa chất diệt gián, muỗi của Trung Quốc, 666, Volphatoc, Vinizeb,
Echo, Xibuta, Kayazinno, Hinossan, Viben-C, Ridostar và nhiều loại vỏ bao bì
hóa chất không nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Các hóa chất BVTV
được chôn lấp tồn tại ở nhiều dạng khác nhau nhưng chủ yếu dưới dạng bột,
dạng ống, thậm chí nhiều thùng phuy chứa hóa chất BVTV dạng dung dịch cũng
được đem đi chôn lấp. Các khu vực ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn
lưu hiện đều nằm sát nhà dân. Việc xác định chính xác khối lượng thuốc BVTV
đã được chôn lấp trước đây, diện tích đất bị ô nhiễm do hóa chất BVTV là rất
khó vì các khu vực này trước đây là nền kho thuốc BVTV cũ, đã sử dụng lâu
năm trong thời kỳ chiến tranh và bao cấp, sau đó kho được phá bỏ và thuốc
BVTV đã được đem đi chôn lấp không an toàn. Điều đáng lo ngại hơn, nhiều
khu vực tồn lưu hóa chất BVTV trước đây nay đã được chuyển đổi sang mục
đích sử dụng khác, cụ thể: 251/864 khu vực hiện đã được cải tạo để xây dựng
nhà ở; 14/864 khu vực đã được xây dựng và cải tạo thành trường mầm non,
trường học trên nền khu vực có tồn lưu hóa chất BVTV; 26/864 khu vực đã xây
dựng trụ sở Ủy ban nhân dân xã, nhà văn hóa, đường đi, đào ao thả cá, nghĩa
trang, nhà để xe, sân chơi thể thao Tuy nhiên, môi trường tại các khu vực này
vẫn bị ô nhiễm, đặc biệt khi thời tiết thay đổi người dân sống xung quanh khu
vực vẫn ngửi thấy mùi hóa chất BVTV bốc lên.
Lớp Cao học K19MT Đỗ Thủy Tiên Page
Bài tiểu luận môn QLMT cho sự PTBV GVHD:PGS.TS Lưu Đức
Hải
Theo kết quả phân tích mẫu đất tại 276 khu vực cho thấy hàm lượng DDT
vượt QCVN 15:2008/BTNMT dao động từ 1 đến 14.438,7 lần. Căn cứ vào Điều
92 Luật Bảo vệ môi trường và Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31
tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Ban
hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường và kết quả phân tích cho thấy:

189/276 khu vực tồn lưu hóa chất BVTV gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
và đặc biệt nghiêm trọng nằm trên địa bàn các tỉnh, thành phố: Yên Bái, Tuyên
Quang, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam Định, Quảng Ninh, Thanh
Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị; 87/276 khu vực ô nhiễm hóa
chất BVTV tồn lưu trên địa bàn các tỉnh: Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An,
Hà Tĩnh, Quảng Bình. Còn lại 588 khu vực đã xác định vị trí nhưng chưa đánh
giá, xác định mức độ ô nhiễm môi trường.
II. NGUYÊN NHÂN Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO HÓA CHẤT BVTV
TỒN LƯU
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính
sách và thực hiện chiến lược nhằm đẩy mạnh công tác xử lý, giảm thiểu ô nhiễm
môi trường do hóa chất BVTV nói chung và hóa chất BVTV tồn lưu nói riêng.
Từ những kết quả đạt được đã bước đầu hạn chế ảnh hưởng tác hại của hóa chất
BVTV tồn lưu tới sức khỏe con người và môi trường xung quanh. Tuy nhiên,
qua thực tế công tác xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường tại các điểm tồn lưu
hóa chất BVTV còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Cụ thể:
Một là hiện nay hệ thống cơ chế, chính sách pháp luật cho việc khắc phục
ô nhiễm và cải thiện môi trường chưa được hoàn thiện. Cụ thể là: trong Luật
Bảo vệ môi trường năm 2005 chỉ có 02 Điều quy định đến nội dung khắc phục ô
nhiễm và cải thiện môi trường (Điều 92 và Điều 93), hơn nữa hiện nay chưa có
các quy định liên quan đến quy trình xử lý, định mức kinh tế kỹ thuật, cơ chế
phân bổ tài chính cho việc khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường. Chính vì
vậy mà các địa phương gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong triển khai.
Hai là nguồn tài chính cho công tác khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi
trường cho hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu của các địa phương chủ yếu dựa vào
kinh phí sự nghiệp môi trường phân bổ hàng năm. Tuy nhiên, nguồn kinh phí sự
nghiệp bảo vệ môi trường không đủ cho công tác khắc phục ô nhiễm và cải thiện
môi trường các điểm ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu và
các hoạt động bảo vệ môi trường khác của địa phương. Hơn nữa để khắc phục ô
Lớp Cao học K19MT Đỗ Thủy Tiên Page

Bài tiểu luận môn QLMT cho sự PTBV GVHD:PGS.TS Lưu Đức
Hải
nhiễm và cải thiện môi trường đối với các điểm “nóng” do chất độc hóa học
dioxin thì cần có nguồn kinh phí rất lớn mới có thể xử lý được.
Ba là trình độ công nghệ phục vụ cho việc khắc phục ô nhiễm và cải thiện
môi trường ở nước ta còn ở mức thấp. Việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất
thải đòi hỏi phải nắm vững và áp dụng các mô hình công nghệ phù hợp, vừa
đảm bảo tiết kiệm chi phí đầu tư, vừa đảm bảo hiệu quả hoạt động, đáp ứng
được các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường của Việt Nam.
Đối với một số ngành, lĩnh vực đặc thù, các cơ sở đang gặp nhiều khó khăn
trong việc lựa chọn và áp dụng các mô hình phù hợp như công nghệ khử độc đối
với các kho thuốc bảo vệ thực vật, xử lý ô nhiễm với các làng nghề,…
III. GIẢI PHÁP CƠ BẢN XỬ LÝ, PHÒNG NGỪA Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG DO HÓA CHẤT BVTV TỒN LƯU TRÊN PHẠM VI CẢ
NƯỚC
Việc xử lý triệt để các kho và khu vực ô nhiễm môi trường do hóa chất
BVTV tồn lưu là trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân gây ô nhiễm môi trường,
đồng thời là trách nhiệm của các Bộ, ngành, các cấp chính quyền từ Trung ương
đến địa phương liên quan. Việc thu gom, xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường
tại các điểm ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu gây ra phải tuân thủ
theo nguyên tắc “ Luôn đảm bảo sự phát triển bền vững”.
Trong điều kiện nước ta hiện nay, để xử lý ô nhiễm môi trường do hóa
chất một cách triệt để và hiệu quả trong phạm vi cả nước, các Bộ, ngành, địa
phương và cơ sở có liên quan cần triển khai đồng Bộ các giải pháp sau đây:
3.1. Giải pháp về quản lý nhà nước
Để từng bước khắc phục hậu quả do hóa chất BVTV tồn lưu gây ra chúng
ta cần bổ sung và hoàn thiện các văn bản pháp quy, khung pháp lý về quản lý
nhà nước trong lĩnh vực sản xuất hoá chất và hóa chất BVTV, cụ thể là:
a) Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp lý, cơ chế chính sách, quy
định và hướng dẫn về bảo vệ môi trường trong thu gom, xử lý, cải tạo và phục

hồi môi trường hóa chất BVTV tồn lưu;
b) Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi phạm pháp luật
về hoạt động quản lý, sản xuất, sử dụng hóa chất BVTV; ngăn chặn, giải quyết
dứt điểm tình trạng nhập lậu hóa chất BVTV, sử dụng hóa chất BVTV quá hạn
hoặc cấm sử dụng, các hành vi vận chuyển, chôn lấp, tiêu hủy và xử lý hóa chất
BVTV tồn lưu không đúng quy định;
Lớp Cao học K19MT Đỗ Thủy Tiên Page
Bài tiểu luận môn QLMT cho sự PTBV GVHD:PGS.TS Lưu Đức
Hải
c) Đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao năng lực cho các cán bộ
chuyên môn trong quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất BVTV; hoạt
động kiểm soát, ngăn chặn tình trạng nhập lậu, sử dụng hóa chất BVTV quá hạn
sử dụng hoặc cấm sử dụng; hoạt động bảo vệ môi trường đối với các điểm tồn
lưu hóa chất BVTV gây ô nhiễm môi trường;
d) Xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện Dự án thu gom, xử lý, cải tạo
và phục hồi môi trường các điểm tồn lưu hóa chất BVTV gây ô nhiễm môi
trường thuộc trách nhiệm quản lý.
3.2. Giải pháp về Tài chính
Để xử lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu,
chúng ta cần phải đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư để thực hiện Kế hoạch, cụ
thể như sau:
- Bố trí 100% ngân sách Nhà nước để thu gom, xử lý, cải tạo và phục hồi
môi trường các điểm tồn lưu hóa chất BVTV tồn dư trong thời kỳ chiến tranh,
không rõ nguồn gốc hoặc các khu vực công ích do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan trực thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương quản lý. Việc phân bổ kinh phí để thực hiện Kế hoạch theo quy định
tại Quyết định 58/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng
Chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu kinh phí từ ngân sách nhà nước nhằm xử
lý triệt để, khắc phục ô nhiễm và giảm thiểu suy thoái môi trường cho một số
đối tượng thuộc khu vực công ích và các quy định có liên quan khác.

- Các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương phải ưu tiên bố trí vốn và lồng ghép các nguồn vốn từ chương trình mục
tiêu của Trung ương cho các dự án, chương trình trên địa bàn các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương nơi có các điểm hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu.
- Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất bảo vệ thực
vật hết hạn sử dụng hoặc cấm sử dụng, nhập lậu hóa chất bảo vệ thực vật gây ô
nhiễm môi trường phải chịu trách nhiệm chi trả toàn bộ kinh phí thu gom, xử lý,
tiêu hủy, khắc phục ô nhiễm và đền bù thiệt hại.
- Tìm kiếm các nguồn hỗ trợ từ các chương trình, dự án hợp tác quốc tế để
hỗ trợ công tác thu gom, xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường các điểm tồn lưu
hóa chất BVTV tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có nhiều điểm
hóa chất BVTV tồn lưu gây ô nhiễm môi trường.
Lớp Cao học K19MT Đỗ Thủy Tiên Page
Bài tiểu luận môn QLMT cho sự PTBV GVHD:PGS.TS Lưu Đức
Hải
- Đẩy mạnh xã hội hóa nhằm thu hút, tăng cường và đa dạng hóa các
nguồn lực đầu tư để triển khai thực hiện kế hoạch; Khuyến khích việc thành lập
các tổ chức dịch vụ xử lý, tiêu hủy hóa chất BVTV tồn lưu.
- Các tổ chức, cá nhân xây dựng các cơ sở xử lý, khắc phục sự cố môi
trường, chuyển giao công nghệ xử lý môi trường, công nghệ thân thiện môi
trường được hưởng ưu đãi về lãi suất sau đầu tư của Ngân hàng Phát triển Việt
Nam theo quy định hiện hành hoặc được ưu tiên vay vốn và xem xét hỗ trợ lãi
suất sau đầu tư hoặc bảo lãnh tín dụng đầu tư theo điều lệ của Quỹ Bảo vệ môi
trường Việt Nam và Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 1 năm 2009
của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường.
3.3. Giải pháp về đất đai:
Để đảm bảo thực hiện tốt công tác xử lý và giảm thiểu ô nhiễm môi
trường thì ngoài việc phân bổ kinh phí và tìm kiếm các nguồn vốn thích hợp cho
xử lý, cải tạo, khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường tại các điểm ô nhiễm
do hóa chất BVTV tồn lưu thì vấn đề sử dụng đất, chọn địa điểm cho xử lý, khắc

phục ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường cũng là vấn đề đáng quan tâm.
Dựa trên tình hình thực tế chúng ta cần phải có những giải pháp cụ thể về
đất đai cho xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường như sau:
a) Các tổ chức, cá nhân có các hoạt động bảo vệ môi trường, xây dựng
công trình xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường các điểm tồn lưu hóa chất
BVTV gây ô nhiễm môi trường được hưởng các chính sách ưu đãi về cơ sở hạ
tầng và đất đai theo quy định tại Nghị định số 04/2009/NĐ-CP và Nghị định số
69/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi
đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
b) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt có trách nhiệm bố trí quỹ
đất, ưu tiên di dời các hộ dân cư, tài sản, công trình công cộng nằm trên khu vực
ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu theo quy định tại Quyết định số
09/2007/QĐ-TTg ngày 19 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc
sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước và các quy định liên quan
khác.
3.4. Giải pháp về Kỹ thuật
Xử lý ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu là nhiệm vụ vừa
phức tạp, vừa cấp bách và lại rất khó khăn, nó đòi hỏi phải có các công nghệ, kỹ
Lớp Cao học K19MT Đỗ Thủy Tiên Page
Bài tiểu luận môn QLMT cho sự PTBV GVHD:PGS.TS Lưu Đức
Hải
thuật tiên tiến, hiện đại và đắt tiền. Vì vậy bản thân các địa phương, thậm chí cả
cấp Trung ương nhiều khi cũng vẫn còn chưa có sự thống nhất về công nghệ xử
lý đối với một số loại hình hóa chất bảo vệ thực vật.
Để ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm và xử lý, tiêu hủy các
điểm ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu đạt hiệu quả cao các địa
phương cần phải thực hiện các vấn đề sau:
- Việc thu gom, xử lý, tiêu hủy, khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường
tại các điểm ô nhiễm do hóa chất BVTV tồn lưu phải đảm bảo các yêu cầu kỹ

thuật, đảm bảo các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao có hiệu quả
các công nghệ mới trong lĩnh vực xử lý hóa chất BVTV tồn lưu.
- Chuyển giao công nghệ, xây dựng mô hình xử lý thí điểm một số loại
hình ô nhiễm do hóa chất BVTV tồn lưu.
- Hỗ trợ đầu tư các trang thiết bị xử lý; trang thiết bị của hệ thống quan trắc
môi trường tại các địa phương;
- Tăng cường hợp tác trao đổi chuyên gia, vận hành các dây truyền công
nghệ hiện đại.
- Áp dụng từng phương pháp hoặc tổng hợp các phương pháp trong quá
trình xử lý, tiêu hủy, khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường tại các điểm ô
nhiễm do hóa chất BVTV tồn lưu, bao gồm:
+ Áp dụng một cách phù hợp từng phương pháp hoặc tổng hợp các phương
pháp trong quá trình xử lý, tiêu hủy, cải tạo và phục hồi môi trường tại các kho
lưu giữ hóa chất BVTV tồn lưu gây ô nhiễm môi trường, bao gồm: phương pháp
nhiệt phân, phương pháp thiêu đốt, phương pháp khử hóa học, phương pháp
phân hủy xúc tác bằng kiềm, phương pháp oxy hóa trong nước trong điều kiện
quá tới hạn,
+ Áp dụng một cách phù hợp từng phương pháp hoặc tổng hợp các phương
pháp trong quá trình xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường tại các khu vực ô
nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu, bao gồm: phương pháp nhiệt
phân, phương pháp thiêu đốt, phương pháp nhiệt độ thấp có xúc tác, phương
pháp giải hấp nhiệt độ thấp, phương pháp quang phân hủy, phương pháp hấp
phụ, phương pháp rửa đất bằng dung môi, phương pháp hóa học, phương pháp
sinh học, phương pháp trồng cây, phương pháp cô lập,
Lớp Cao học K19MT Đỗ Thủy Tiên Page
Bài tiểu luận môn QLMT cho sự PTBV GVHD:PGS.TS Lưu Đức
Hải
+ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao có hiệu quả
các công nghệ mới, công nghệ thân thiện môi trường trong lĩnh vực xử lý điểm

tồn lưu BVTV gây ô nhiễm môi trường.
KẾT LUẬN
Hiện tại, trong 296 kho hóa chất BVTV tồn lưu hiện đang lưu giữ khoảng
217 tấn; 37000 lít hóa chất BVTV và 29 tấn bao bì. Những số liệu nêu trên là có
cơ sở khoa học và thực tiễn, đúng với tình hình thực tế hiện nay.
Việc xử lý phòng ngừa ONMT do hóa chất BVTV là rất khó khăn, phức
tạp cả về công nghệ, lẫn chi phí. Vì vậy cần phải tiến hành một cách đồng bộ các
giải pháp: Luật pháp, cơ chế chính sách; nguồn lực; hỗ trợ kỹ thuật.
Trước thực trạng ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu
gây ra, ngày 21 tháng 10 năm 2010 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết
định số 1946/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm
môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên phạm vi cả nước. Theo đó,
từ năm 2010 đến năm 2015, tập trung xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường tại
240 điểm tồn lưu gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm
trọng của 15 tỉnh, thành phố. Từ năm 2016-2025, tiếp tục điều tra, xử lý, cải tạo
và phục hồi môi trường tại 95 điểm tồn lưu còn lại của 9 tỉnh, thành phố. Tuy
nhiên có thể thấy rằng, để xử lý, phục hồi môi trường toàn bộ các khu vực bị ô
nhiễm do hóa chất BVTV gây ra trên phạm vi toàn quốc đến năm 2025 là một
nỗ lực rất lớn của Chính phủ đã đặt ra. Những khó khăn gặp phải bao gồm cả
vấn đề công nghệ xử lý và vấn đề huy động kinh phí, chỉ đạo tập trung của toàn
Đảng, toàn dân và toàn quân để xử lý dứt điểm các khu vực môi trường bị ô
Lớp Cao học K19MT Đỗ Thủy Tiên Page
Bài tiểu luận môn QLMT cho sự PTBV GVHD:PGS.TS Lưu Đức
Hải
nhiễm do hóa chất BVTV đang gây ảnh hưởng trực tiếp tới an sinh xã hội, sức
khỏe cộng đồng và đến cả thế hệ mai sau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh; Quản lý môi trường cho sự phát
triển bền vững, NXB. ĐHQGHN 2000.
2. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.

3. Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007.
4. Quyết định số 1946/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày 21 tháng
10 năm 2010: Phê duyệt Kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi
trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên phạm vi cả nước.
5. Báo cáo thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về khắc phục ô
nhiễm và cải thiện môi trường của Tổng cục Môi trường năm 2011.
Lớp Cao học K19MT Đỗ Thủy Tiên Page

×