Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu tại một số điểm ở Nghệ An và đề xuất phương án xử lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.77 MB, 120 trang )

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC ẢNH, HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ ........................................... vii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 8
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ......................................... 5
1.1 Khái niệm và phân loại HCBVTV .......................................................... 5
1.1.1 Khái niệm HCBVTV ........................................................................... 5
1.1.2 Phân loại HCBVTV [3] ........................................................................ 5
1.2 Tình hình sử dụng HCBVTV trên thế giới ............................................ 12
1.3 Tình hình sản xuất, sử dụng và nhập khẩu HCBVTV ......................... 13
1.3.1. Tình hình sản xuất............................................................................. 13
1.3.2. Tình hình sử dụng HCBVTV ............................................................ 14
1.3.3. Tình hình nhập khẩu HCBVTV......................................................... 16
1.3.4. Tình hình nhập lậu HCBVTV ........................................................... 18
1.4. Những tác động của HCBVTV tồn lƣu tới môi trƣờng và sức khỏe
cộng đồng ...................................................................................................... 19
1.4.1. Ảnh hưởng tới môi trường sinh thái .................................................. 20
1.4.2. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người .................................................. 23
1.5. Tình hình thu gom, xử lý HCBVTV của các địa phƣơng .................... 27
1.6 Tình hình HCBVTV tồn lƣu ở Việt Nam[14] ...................................... 28
1.6.1. Tồn lưu dưới dạng kho lưu chứa ....................................................... 28
1.6.2. Tồn lưu dưới dạng khu vực ............................................................... 31
Chƣơng 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 34
2.1. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................. 34
2.2. Thời gian nghiên cứu ................................................................................ 34
2.3. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu...................................... 34
2.3.1 Mơ hình DPSIR (Driving Forces, Pressure, State, Impact, Response) .... 34


2.3.2. Phương pháp kế thừa ............................................................................ 37
2.3.3. Phương pháp điều tra, khảo sát hiện trường .......................................... 37
2.3.4 Phương pháp thống kê và xử lý số liệu .................................................. 37
2.3.5. Phương pháp phân tích, đánh giá .......................................................... 37
2.3.6. Phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phịng thí nghiệm .................. 37
2.3.7. Phương pháp chun gia ....................................................................... 37
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................ 38
3.1. Giới thiệu sơ lƣợc về điều kiện tự nhiên của tỉnh Nghệ An [29] ............. 38
3.2 Hiện trạng môi trƣờng của tỉnh Nghệ An ................................................. 40
3.2.1. Về môi trường đơ thị ............................................................................ 40
3.2.2. Ơ nhiễm tại các làng nghề ..................................................................... 42
3.2.3. Về công nghiệp ..................................................................................... 43

iii


3.2.4. Về khai thác khoáng sản ....................................................................... 43
3.2.5. Về HCBVTV ........................................................................................ 44
3.2.6. Ơ nhiễm mơi trường cửa sơng, nước biển ven bờ ................................. 45
3.2.7. Các thách thức trong công tác bảo vệ môi trường ở tỉnh Nghệ An ....... 45
3.3 Hiện trạng ô nhiễm môi trƣờng do HCBVTV tồn lƣu gây ra tại Nghệ An
.......................................................................................................................... 46
3.4. Hiện trạng công tác quản lý nhà nƣớc ..................................................... 70
3.5. Tình hình xử lý các điểm ô nhiễm HCBVTV tồn lƣu tại tỉnh Nghệ An.. 72
3.6. Các giải pháp kỹ thuật để xử lý [5] .......................................................... 73
3.6.1 Xử lý bằng phương pháp hoá học .......................................................... 73
3.6.2. Phương pháp sinh học ........................................................................... 82
3.6.3 Phương pháp thiêu đốt ........................................................................... 85
3.6.4 Phương pháp chơn lấp an tồn ............................................................... 85
3.7. Các giải pháp quản lý................................................................................ 89

3.7.1. Giải pháp về quản lý nhà nước.............................................................. 89
3.7.2. Giải pháp về tài chính ........................................................................... 91
3.7.3. Giải pháp về đất đai .............................................................................. 94
3.7.4. Giải pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng ........................ 95
3.8. Một số các giải pháp khả thi để xử lý ô nhiễm ......................................... 97
3.9. Nghiên cứu áp dụng Mơ hình đánh giá và quản lý rủi ro để xử lý vấn đề
ô nhiễm môi trƣờng do HCBVTV tồn lƣu gây ra ở tỉnh Nghệ An ................ 98
3.9.1. Mô hình đánh giá và quản lý rủi ro [21] ................................................ 99
3.9.2. Áp dụng mơ hình đánh giá và quản lý rủi ro để xử lý vấn đề ô nhiễm do
HCBVTV tồn lưu tại làng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An102
KẾT LUẬN VÀ KIÉN NGHỊ ........................................................................... 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 121

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV

:

Bảo vệ thực vật

BVMT

:

Bảo vệ môi trường

DDT


:

Dichlor Diphenyl Trichlorethan

HCBVTV

:

Hóa chất bảo vệ thực vật

POPs

:

Chất hữu cơ khó phân huỷ

TCVN

:

Tiêu chuẩn Việt Nam

UBND

:

Ủy ban nhân dân

v



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1

Phân loại nhóm độc theo Tổ chức Y tế thế giới (LD50mg/kg,
chuột nhà)

Bảng 1.2

Lượng HCBVTV được sử dụng hàng năm trên thế giới

12

Bảng 1.3

Lượng HCBVTV nhập khẩu vào Việt Nam

17

Bảng 1.4

Danh sách các tỉnh có kho ô nhiễm HCBVTV tồn lưu trên toàn
quốc

30

Bảng 1.5

Danh sách các tỉnh có khu vực ơ nhiễm tồn lưu HCBVTV trên

tồn quốc

32

Bảng 3.1

Danh sách các kho HCBVTV tồn lưu ô nhiễm nghiêm trọng
tại Nghệ An

50

Bảng 3.2

Danh sách các khu vực ô nhiễm nghiêm trọng do HCBVTV

58

tồn tại Nghệ An

vi

9


DANH MỤC CÁC ẢNH, HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 1.1:

Bao bì một số loại HCBVTV họ POP lưu thơng trên thị trường

11


Hình 1.2:

Người dân phun HCBVTV cho rau màu

14

Hình 1.3:

Bao bì HCBVTV được vứt bỏ bừa bãi

16

Hình 1.4:

Tác động của HCBVTV đến mơi trường (Richardson, M.L.
1979)

21

Hình 1.5:

Q trình acetylcholine truyền tin giữa các tế bào thần kinh
bị phá vỡ bởi các loại HCBVTV ức chế với cholinesterase.

23

Hình 1.6:

Kho HCBVTV tồn lưu ở Hà Tĩnh


29

Hình 2.1:

Mơ hình động lực, áp lực, hiện trạng, tác động và đáp
ứng của nghiên cứu

36

Hình 3.1:

Bản đồ tỉnh Nghệ An

38

Hình 3.2:

Ơ nhiễm do khai thác vàng

44

Hình 3.3 :

HCBVTV tồn lưu trong đất tại thơn Hồng Trù, xã Kim Liên

47

Kho HCBVTV cũ sát trường mẫu giáo xã Diễn Thọ, huyện
Hình 3.4:


47

Diễn Châu.
Biểu đồ so sánh số lượng kho HCBVTV tồn lưu ơ nhiễm

Hình 3.5 :

nghiêm trọng tại các huyện thuộc tỉnh Nghệ An

56

Biểu đồ so sánh số hàm lượng DDT tại một số kho tại các
Hình 3.6 :

huyện thuộc tỉnh Nghệ An

57

Biểu đồ so sánh số lượng khu vực ơ nhiễm nghiêm trọng do
Hình 3.7:

HCBVTV tồn lưu tại các huyện thuộc tỉnh Nghệ An

78

Hình 3.8:

Sơ đồ ơxy hóa HCBVTV bằng ozơn


87

vii


Hình 3.9 :

Xây dựng lớp lót của hố chơn lấp

Hình 3.10 : Rắc vơi bột vào hố chơn lấp

95
97

Hình 3.11:

Hố chơn lấp HCBVTV sau khi đã hồn thành

98

Hình 3.12:

Sơ đồ mơ hình đánh giá và quản lý rủi ro [10]

108

Hình 3.13:

Mơ hình phơi nhiễm hóa chất độc hại [13]


110

Sơ đồ lấy mẫu tại địa điểm Làng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam
Hình 3.14:

Đàn, tỉnh Nghệ An

112

Hình 3.15:

Một số hình ảnh của khu vực bị ơ nhiễm

113

Mơ hình phơi nhiễm hóa chất độc hại tại khu vực ơ nhiễm
Hình 3.16:

HCBVTV tồn lưu tại làng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn

115

MỞ ĐẦU

Cuộc cách mạng về khoa học kỹ thuật đã mở ra cho loài người những ứng
dụng hiệu quả trong việc tạo ra nhiều sản phẩm khoa học cơng nghệ có chất lượng
cao và áp dụng trong sản xuất tăng năng suất cây trồng. Việc sản xuất ra phân bón
hố học cùng các loại hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) với khả năng kích thích
tăng trưởng, tiêu diệt các lồi côn trùng, sâu hại đã tạo ra cuộc cách mạng xanh bảo
cho con người một cuộc sống đầy đủ và no ấm.

Việc phát minh ra DDT (Diclor Diphenyl Trichlorethan) đã giúp con người tiêu
diệt các loài muỗi truyền dịch sốt rét trên quy mơ tồn thế giới trong đại chiến thế
giới lần thứ hai, cứu nhân loại thoát khỏi nạn bị dịch bệnh hoành hành. Bên cạnh

viii


mặt tích cực, mặt trái của một số loại HCBVTV cũng đã làm cho nhân loại khơng
khỏi lo ngại vì tính chất độc hại và tồn lưu lâu dài trong môi trường tự nhiên và
trong cơ thể động, thực vật. Trên thế giới đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về ảnh
hưởng của HCBVTV trên cơ thể động thực vật và mơi trường sinh thái. Vì vậy, từ
những thập kỷ của thế kỷ trước, một số loại HCBVTV chậm phân huỷ đã bị cấm sử
dụng ở một số nước phát triển.
Tại Việt Nam trước đây, do sự hiểu biết về HCBVTV cịn hạn chế, chỉ coi
trọng mặt tích cực của nó trong nơng nghiệp là phịng và diệt địch hại, trong ngành
y tế là để diệt muỗi, phòng trừ sốt rét…nên chưa chú ý đúng mức các yếu tố độ hại,
ô nhiễm môi trường do HCVBTV gây ra. Mặt khác, với điều kiện khó khăn về cơ
sở hạ tầng, các HCBVTV này được vận chuyển và lưu giữa trong các điều kiện
khơng đảm bảo an tồn; lượng HCBVTV khơng sử dụng hết bị bỏ quên hoặc vùi
lấp bằng các phương pháp thủ công, sức thô sơ nên một lượng đáng kể HCBVTV
hết hạn sử dụng chưa được tiêu huỷ vẫn tồn tại và tiếp tục phát tán gây ô nhiễm,
nguồn nước, đất, mơi trường khơng khí và đặc biệt ảnh hưởng đến môi trường sinh
thái cũng như sức khoẻ của cộng đồng dân cư khu vực xung quanh gây ra các bệnh
tật vô cùng nguy hiểm như ung thư, ngộ độc, tổn thương thần kinh vvv...
Ngày nay, cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp, nông nghiệp…
vấn đề ô nhiễm môi trường do sử dụng tùy tiện các loại hóa chất trong cơng nghiệp
và HCBVTV trong nơng nghiệp đang ngày trở nên nghiêm trọng. Việc sử dụng
ngày càng nhiều các chất hữu cơ gây ơ nhiễm khó phân hủy (POPs) và các loại
HCBVTV có độc tính cao đã làm cho mức độ tồn lưu dư lượng các loại hóa chất
này trong nơng sản, thực phẩm, đất, nước, khơng khí ngày càng lớn. Các vụ ngộ độc

thức ăn do HCBVTV, các loại bệnh tật do ô nhiễm môi trường đang có xu hướng
phổ biến.
HCBVTV ở Việt Nam có rất nhiều về số lượng và chủng loại. Trong đó có
loại thuộc danh mục cấm sử dụng, hạn chế sử dụng và tồn lưu hết hạn sử dụng.
Trung bình hàng năm, nước ta nhập khẩu từ 6.500 tấn đến 9.000 tấn HCBVTV dưới

2


dạng hàng thành phẩm hoặc nguyên liệu; một lượng lớn HCBVTV được nhập lậu
trái phép theo con đường buôn bán tiểu ngạch qua đường biên giới. Ngoài ra một
lượng lớn tồn đọng các loại hóa chất quá hạn sử dụng hoặc cấm sử dụng đang được
lưu giữ tại các kho.
Theo kế t quả điề u tra , khảo sát thống kê chưa đầy đủ của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về các điể m ô nhiễm do HCBVTV tồ n lưu gây ra trên pha ̣m vi toàn
quố c từ năm 2002 đến năm 2009 cho thấy hiện nay trên cả nước có 297 kho chứa
HCBVTV tồn lưu gây ơ nhiễm môi trường trên địa bàn 37 tỉnh, thành phố và 864
khu vực môi trường đất bị ô nhiễm do HCBVTV tồn lưu trên địa bàn 16 tỉnh, thành
phố. Việc giảm thiểu các tác động tới môi trường từ các HCBVTV tồn lưu cũng
như các khu vực bị ô nhiễm môi trường đất do HCBVTV gây ra đang là vấn đề bức
xúc không chỉ đối với Việt Nam mà cả nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới.
Trước tính cấp bách của nguy cơ ô nhiễm môi trường do các loại HCBVTV
tồn lưu gây ra, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 29/1998/CT-TTg về tăng cường công
tác quản lý và sử dụng HC BVTV và hóa chất độc hại gây ô nhiễm khó phân hủy,
Công văn số 5383/VPCP-KG ngày 26 tháng 9 năm 2006 của Văn phịng Chính phủ
thơng báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng về việc
yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương thực hiện một số giải pháp để giải quyết, xử
lý, khắc phục tình trạng ơ nhiễm mơi trường do ngành cơng nghiệp sản xuất hóa
chất và hóa chất tồn lưu gây ra; Công văn số 7838/VPCP-KTN ngày 14 tháng 11
năm 2008 của Văn phịng Chính phủ về việc xử lý tiêu hủy HCBVTV tồn đọng cần

tiêu hủy ở các tỉnh… Hệ thống các văn bản pháp luật về với hóa chất, HCBVTV và
HCBVTV tồn lưu ngày càng được hồn thiện. Trong năm 2001, Việt Nam đã tham
gia Cơng ước Stockholm về xử lý các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy và cam
kết đến năm 2025, Việt Nam sẽ căn bản xử lý hoàn toàn các chất hữu cơ khó phân
hủy.
Nghệ An là một trong những tỉnh có diện tích lớn và dân số đơng nhất của cả
nước với cơ cấu kinh tế nông nghiệp là chủ yếu và đang phải đối mặt với những vấn

3


đề môi trường bức xúc do HCBVTV tồn lưu gây ra. Theo thống kê chưa đầy đủ, tại
Nghệ An đang tồn tại hơn 800 kho và khu vực ô nhiễm mơi trường do HCBVTV
tồn lưu.
Để góp phần nghiên cứu và đề xuất các giải pháp xử lý, học viên đã lựu
chọn đề tài “Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trƣờng do hóa chất bảo vệ thực
vật tồn lƣu tại một số điểm ở Nghệ An và đề xuất phƣơng án xử lý”.
Mục tiêu tổng quát của đề tài là đánh giá được hiện trạng ô nhiễm HCBVTV
tồn lưu tại một số điểm trên địa bàn tỉnh Nghệ An và đề xuất được các giải pháp xử
lý các điểm ô nhiễm HCBVTV tồn lưu đó, góp phần bảo vệ mơi trường sinh thái và
sức khỏe cộng đồng.
Để triển khai thực hiện, tác giả sử dụng các phương pháp điều tra, khảo sát
thực tế, thu thập số liệu thông tin, kế thừa kết quả của những dự án liên quan, sử
dụng các chuyên gia phân tích, tổng hợp.
Nội dung của luận văn bao gồm:
Chương 1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu. Chương này đề cập đến các lý
thuyết liên quan đến HCBVTV tồn lưu, tình hình sử dụng và quản lý HCBVTV và
tình hình HCBVTV tồn lưu ở Việt Nam;
Chương 2. Địa điểm, thời gian và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Trình bày các kết quả nghiên

cứu về hiện trạng ô nhiễm môi trường HCBVTV ở Nghệ An, từ đó đưa ra các giải
pháp về khoa học cơng nghệ, tài chính, đất đai, tun truyền, nâng cao nhận thức
cộng đồng để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do HCBVTV;
Kết luận, kiến nghị nghị và các phụ lục.

4


Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1 Khái niệm và phân loại HCBVTV
1.1.1 Khái niệm HCBVTV
Có một số khái niệm khác nhau về HCBVT. Theo Pháp lệnh bảo vệ thực vật
năm 1998 thì HCBVTV là chế phẩm có nguồn gốc từ hoá chất, thực vật, động vật,
vi sinh vật và các chế phẩm khác dùng để phòng, trừ sinh vật gây hại tài nguyên
thực vật. Theo Đạo luật Liên bang Mỹ về hóa chất trừ cơn trùng, nấm và động vật
gặm nhấm (Federal Insecticde, Fungicide, and Rodenticide Act) thì HCBVTV được
định nghĩa là đơn chất hoặc hỗn hợp các hóa chất được dùng để: ngăn ngừa, tiêu
diệt, xua đuổi, hoặc làm giảm bớt côn trùng, động vật gặm nhấm, tuyến trùng, nấm,
cỏ dại hoặc các dạng sinh vật khác được xem như là dịch hại; kích thích tăng
trưởng cây trồng, gây rụng hoặc làm khô lá.[1]
1.1.2 Phân loại HCBVTV [3]
HCBVTV rất đa dạng về số lượng, chủng loại, tác dụng đối với côn trùng, vi
sinh vật, cỏ dại… và cách sử dụng. Vì vậy, có nhiều cách phân loại chúng. Mỗi
cách phân loại được dựa theo các tiêu chí khác nhau. Thơng thường người ta phân
loại theo tính chất hóa học, mức độ độc hại và tính bền vững.
a. Phân loại theo tính chất hóa học
- HCBVTV thuộc nhóm hợp chất Clo hữu cơ: Sự ra đời của nhóm hóa
chất Clo hữu cơ đánh dấu kỷ nguyên sản xuất HCBVTV tổng hợp. Điển hình của
nhóm này là DDT, Lindan, Endosulfan. Hầu hết các loại HCBVTV thuộc nhóm này

đã bị cấm sử dụng vì là các chất hữu cơ khó phân huỷ, tồn lưu lâu trong mơi trường.
HCBVTV nhóm Clo hữu cơ thường có độ độc mức độ I hoặc II. Các hợp chất trong
nhóm này gồm: Aldrin, BHC, Chlordan, DDE, DDT, Dieldrin, Endrin,
Endosulphan, Heptachlor, Keltan, Lidan, methoxyclor, Rothan, Perthan, TDE,
Toxaphen v.v. là những hợp chất mà trong cấu trúc phân tử của chúng có chứa một
hoặc nhiều nguyên tử Clo liên kết trực tiếp với nguyên tử Cacbon. Trong các hợp

5


chất trên, PCBs và DDT là những loại được sử dụng nhiều nhất ở Việt Nam từ trước
những năm 1960-1993.
HCBVTV thuộc nhóm hợp chất Clo hữu cơ phân giải trong cây chậm, nhất
là những chất có áp suất bay hơi thấp. Độ bền vững của hóa chất thuộc nhóm hợp
chất clo hữu cơ trong môi trường sống theo thứ tự sau: Aldrin > Dieldrin >
Heptacloepoxit > HCH kĩ thuật > DDT> Clodan > Lindan > Endrin > Heptaclo >
Toxaphen > Methoxyclo. Các loại HCBVTV thuộc nhóm hợp chất Clo hữu cơ tích
luỹ lâu trong mơ mỡ, trong lipit, lipoprotein, dầu thực vật, trong sữa. Các HCBVTV
thuộc nhóm hợp chất Clo hữu cơ điển hình như:
- Camphechlo (Toxaphen, Clotecpen, polychlorcamphen) là hỗn hợp
Camphen Clo hoá chứa 67-69% clo, tác dụng qua đường ruột, trừ được nhiều loại
sâu miệng nhai hại thực vật, thuộc nhóm độc I, LD50 qua miệng: 80-90mg/kg, LD50
qua da là: 780-1.075mg/kg. Rất độc đối với cá. (LD50 là ký hiệu chỉ độ độc cấp tính
của hóa chất qua đường miệng hoặc qua da. Đó là liều gây chết một nửa, được tính
bằng miligam (mg) hoạt chất có thể gây chết 50% động vật thí nghiệm (tính bằng
kg) khi tổng lượng thể trọng của số động vật trên cạn bị uống hết hoặc bị phết vào
da. LD50 càng nhỏ thì hố chất đó càng độc).
- DDT (Dichlor Diphenyl Trichlorethan): có tác dụng diệt trừ sâu bệnh, tồn
lưu lâu trong mơi trường, tích lũy ở các mơ mỡ và gan. Thuộc nhóm độc nhóm II
( LD50 qua miệng = 113-118mg/kg. LD50 qua da: 2.510mg/kg). Hịa tan trong mỡ

nhờ nhóm Trichlormetyl. Độc tính của DDT do nhóm p-chlorphenyl quyết định.
Lượng DDT hấp thụ hàng ngày tối đa cho phép không quá 5g/kg trọng lượng cơ
thể. Mức dư lượng tối đa cho phép đối với tổng DDT trong đất là 0,1mg/kg và trong
nước là 1g/l. DDT ở dạng tinh thể màu trắng, nhiệt độ nóng chảy 108,5-109 0C.
Tan ít trong nước nhưng tan tốt trong các dung môi hữu cơ như hexan,
dichloromethane, các hydrocacbon thơm và các dẫn xuất halogen của chúng, các
xeton, este của axit cacboxylic. DDT tương đối bền dưới tác dụng của nhiệt độ. Đặc
tính ưa mỡ kết hợp với thời gian bán phân huỷ rất dài làm cho các hợp chất có khả

6


năng tích luỹ sinh học cao trong sinh vật sống dưới nước. Điều đó dẫn tới sự khuếch
đại sinh học của DDT ở sinh vật trong cùng một chuỗi thức ăn. DDT được dùng để
diệt sâu bơng, đậu, lúa, ngồi ra cịn có tác dụng diệt bọ gậy, muỗi... Tuy nhiên do
rất bền trong cơ thể sống, trong môi trường và các sản phẩm động vật nên hiện nay
hợp chất này đã bị cấm sử dụng. Trong số các HCBVTV thuộc nhóm hợp chất Clo
hữu cơ, tác dụng sinh học của DDT đối với môi trường đã được nghiên cứu rất
nhiều. DDT có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương, làm tê liệt hệ thần kinh và dẫn
tới tử vong. Ngồi ra, DDT cịn tác động đến cơ quan tạo máu và có thể dẫn đến
thiếu máu, suy tủy.
DDT: Công thức phân tử: C14H9Cl5 Khối lượng phân tử: M = 345,5.
Cl
Cl
Cl

C
C

Cl

Cl

H

Tên hóa học: 1,1,1-trichloro-2,2-bis(4-chlorophenyl) ethane
DDT có hai đồng phân chính là o,p’-DDT và p,p’-DDT. Song chỉ có o,p’DDT có tác dụng diệt trừ sâu bệnh.
DDD: Công thức phân tử : C14H8Cl4, khối lượng phân tử : M = 310,9
H
Cl

1,1-dichloro-2,2-bis(4-chlorophenyl)
ethane
Cl

C

Cl

C

Cl

H

DDE : Công thức phân tử: C14H8Cl4, khối lượng phân tử: M = 308,91
Cl

1,1-dichloro-2,2-bis(4-chlorophenyl) ethane

Cl

C

Cl

C

Cl

H

7


DDE và DDD là sản phẩm chuyển hố chính của DDT, thường bền với sự phân hủy
bằng sinh vật hiếu khí và yếm khí. Sự phân huỷ DDT thành DDE trong môi trường
chỉ chiếm vài phần trăm/năm.
- Lindan với công thức hoá học là C6H6Cl6. Các dẫn xuất của hợp chất này
gồm có Gama-BHC, Gama HCH, Gama 666. Lindan có tác dụng trừ được nhiều
loại nhóm sâu hại thực vật, thuộc nhóm độc II (giá trị LD50 qua miệng: 88125mg/kg, qua da: 1.000mg/kg).
- Methoxychlor trừ nhiều loại sâu hại thực vật. Thuộc nhóm độc IV (LD50
qua miệng : 6.000mg/kg).
- Perthane trừ nhiều loại sâu miệng nhai và chích hút, Thuộc nhóm độc IV
(LD50 = qua miệng: 8170mg/kg).
- Thiodan hay cịn gọi là Endosulfan, với cơng thức hố học là C9H6Cl6O3S,
hợp chất này có tác dụng trừ cơn trùng và nhện đỏ hại thực vật. Thuộc nhóm độc I.
(LD50 qua miệng: 30-110mg/kg, qua da: 359mg/kg).
* Hợp chất nhóm Chloxiclodien bao gồm các hợp chất:
- Chlodane: có tác động qua đường ruột, tiếp xúc, xông hơi; rất bền vững
trong môi trường, dùng chủ yếu trừ mối (LD50 qua miệng: 457-590 mg/kg, qua da:
200- 2000 mg/kg).

- Heptachlor: dùng trừ kiến, mối, mọt, ít được dùng cho cây (LD50 qua
miệng: 147-220 mg/kg, qua da: 2000 mg/kg).
- Aldrin: có tác dụng qua đường ruột, tiếp xúc và xông hơi, chủ yếu dùng để
trừ mối. Trong mơi trường sống Aldrin chuyển hố thành Dieldrin (LD50 qua
miệng: 38-67 mg/kg, qua da: 98 mg/kg).
- Diedrin: có tác dụng chủ yếu trừ mối. Rất bền vững trong môi trường, kích
thích tế bào ung thư (LD50 qua miệng: 37-87 mg/kg, qua da: 60-90 mg/kg).

8


- Endrin: có tác động kéo dài (LD50 qua miệng: 10-12 mg/kg, qua da: 60-120
mg/kg).
- HCBVTV thuộc nhóm lân hữu cơ: Là các este của axit phosphoric. Đây là
nhóm hóa chất rất độc với người và động vật máu nóng, điển hình của nhóm này là
Wolfatox, Methyl Parathion, Ethyl Parathion, Mehtamidophos, Malathion... Hầu hết
các loại HCBVTV trong nhóm này cũng đã bị cấm do độc tính thần kinh rất cao.
- HCBVTV thuộc nhóm Carbamat: Là các este của axit Carbamic có phổ
rộng, điển hình của nhóm này là Basa, Carbosulfan, Lannate...
- HCBVTV thuộc nhóm Pyrethroid: Là nhóm HCBVTV tổng hợp giống các
Pyrethroid trong hoa cúc. Đây là nhóm HCBVTV có độc tính thấp nhưng lại rất độc
với cá và ong. Nhóm này có nhiều hoạt chất như Cypermethin, Permethin,
Delthametrin, Fenvalerat...
b. Phân loại mức độ độc hại theo tổ chức y tế thế giới (WHO):
Các nhà chuyên gia về độc học đã nghiên cứu ảnh hưởng của chất độc lên cơ
thể động vật ở cạn (chuột nhà) và đã đưa ra 5 nhóm độc theo tác động của độc tố tới
cơ thể qua miệng và qua da. Sự phân loại nhóm theo tổ chức Y tế thế giới (WHO)
được trình bày trên Bảng 1.1
Bảng 1.1: Phân loại nhóm độc theo WHO (LD50mg/kg, chuột nhà)
Phân nhóm độc

Ia. Độc mạnh
Ib. Độc
II. Độc trung bình
III. Độc ít
IV. Khơng độc

Qua miệng

Qua da

Thể rắn

Thể lỏng

Thể rắn

Thể lỏng

5

20

10

40

5-50

20-200


10-100

40-400

50-500

200-2000

100-1000

400-4000

500-2000

2000-3000

1000

4000

>2000

>3000

9


c. Phân loại theo độ bền vững:
Các HCBVTV có độ bền vững rất khác nhau, nhiều chất có thể tồn đọng,
tích lỹ rất lâu trong mơi trường đất, nước, khơng khí và trong cơ thể động vật, thực

vật. Do vậy các hố chất độc này có thể gây những tác động lâu dài trực tiếp hoặc gián
tiếp đến sức khoẻ con người. Dựa vào độ bền của chúng, có thể sắp xếp chúng vào các
nhóm sau:
- Nhóm khơng bền vững: Nhóm này gồm các hoạt chất phospho hữu cơ, và
Cacbamat. Các hợp chất thuộc nhóm này có độ bền vững kéo dài trong vịng từ 01 -12
tuần.
- Nhóm chất bền vững trung bình: Các hợp chất thuộc nhóm này có độ bền
vững từ 01-18 tháng. Điển hình thuộc nhóm này là hóa chất diệt cỏ 2,4D (thuộc loại
hợp chất hữu cơ có chứa chlor).
- Nhóm chất bền vững: Các hợp chất thuộc nhóm này có độ bền vững trong
thời gian từ 2-5 năm. Thuộc nhóm này có các HCBVTV đã bị cấm sử dụng ở Việt
Nam như DDT, Lindan…
- Nhóm chất rất bền vững: Đó là các hợp chất có chứa các kim loại nặng như
thuỷ ngân (Hg), asen (As) … không bị phân huỷ theo thời gian và đã bị cấm sử
dụng ở Việt Nam.
Ngồi ra theo Cơng ước Stockholm (2001), 8/12 chất hữu cơ khó phân hủy là
HCBVTV bao gồm: aldrin, chlordane, dieldrin, DDT và các phụ phẩm của nó là
DDE và DDD, endrin, heptachlor, mirex và toxaphene.
Ví dụ về bao bì, tên thương mại của một số loại HCBVTV họ POPs lưu thông
trên thị trường:

10


Tên thương mại của Aldrin là Aldrex và của
Dieldrin là Dieldrex

Thùng Chlordane

Những thùng chứa Heptachlor khác nhau


DDT trong thùng và trong chai
Hình 1.1: Bao bì một số loại HCBVTV họ POPs lƣu thông trên thị trƣờng [24]

11


1.2 Tình hình sử dụng HCBVTV trên thế giới
Theo thống kê từ UN-FAO (1994), khối lượng HCBVTV được sử dụng ở
các nước là rất lớn. Trong đó, nước Mỹ có nền nông nghiệp phát triển, hàng năm
lượng sử dụng lớn nhất, chiếm tới 1/3 tổng số HCBVTV trên toàn thế giới (chủ yếu
là hóa chất diệt cỏ).
Bảng 1.2: Lƣợng HCBVTV đƣợc sử dụng hàng năm trên thế giới
Tên nƣớc

Lƣợng sử dụng (tấn/năm)

Phần trăm(%)

Canada

30.000

4,0

Mỹ

248.000

33


Trung Quốc

24.000

3,2

Brasil

57.000

7,6

Colombia

20.000

2,7

Ấn Độ

72.000

9,6

Malaysia

40.000

5,3


Thái Lan

36.000

4,8

Việt Nam

20.000

2,7

Những nước khác

204.000

27

751.000

100

Tổng cộng

(Nguồn: UN-FAO, 1994).
Xu hướng sử dụng HCBVTV ở các quốc gia đang phát triển ngày càng tăng.
Ví dụ: ở Thái Lan, năm 2001, riêng HCBVTV đã tăng lên đến khoảng 83.000 tấn, ở
Việt Nam con số này cũng tăng lên gấp đôi so với năm 1994. Khoảng 20-25%
HCBVTV sản xuất ra được xuất khẩu từ các nước công nghiệp sang các nước đang

phát triển. [4]

12


1.3 Tình hình sản xuất, sử dụng và nhập khẩu HCBVTV
1.3.1. Tình hình sản xuất
Ngành cơng nghiệp sản xuất HCBVTV ở nước ta chưa được phát triển. Theo
thống kê cả nước có khoảng 50 cơ sở sản xuất hố chất nông nghiệp. Trong số hơn
300 loại HCBVTV sử dụng tại Việt Nam chỉ có 4 loại nguyên liệu HCBVTV được
sản xuất trong nước ở 02 cơ sở liên doanh với nước ngoài. Các cơ sở khác nhập
nguyên liệu HCBVTV từ nước ngồi để gia cơng sang chai, đóng gói thành các loại
sản phẩm HCBVTV. Qua kiểm tra thực tế cho thấy các cơ sở này đều có các quy
trình cơng nghệ sản xuất, gia cơng, sang chai, đóng gói các loại HCBVTV tương
đối hiện đại, khép kín, tự động và bán tự động.[5]
Trong những năm gần đây, một số xưởng sản xuất, gia cơng, sang chai, đóng
gói HCBVTV được tập trung xây dựng tại khu Công nghiệp Lê Minh Xuân, Thành
phố Hồ Chí Minh, giúp cho cơng tác quản lý việc sản xuất gia cơng đóng gói
HCBVTV có nhiều thuận lợi. Điều kiện hạ tầng cơ sở của khu công nghiệp này
tương đối tốt, phù hợp với các giải pháp bảo vệ môi trường. Một số cơ sở liên
doanh trong khu cơng nghiệp tập trung đã có hệ thống xử lý khí thải và lị đốt để
tiêu huỷ các chất thải rắn phát sinh trong q trình sản xuất.
Ngồi các cơ sở trên, tại các tỉnh thành khu vực phía Bắc cịn có các cơ sở
sang chai đóng gói HCBVTV khác, như Công ty thuốc sát trùng Việt Nam chi
nhánh tại Hà Nội (VIPETKO) là đơn vị sản xuất và kinh doanh HCBVTV với sản
lượng hàng năm là 1200 tấn. Sản phẩm nhập ngoại khoảng 12.314 tấn. Năng lực
đóng gói của Công ty khoảng 1800 tấn hoạt chất/năm.
Đến nay đã có 18 cơ sở sản xuất HCBVTV với sản lượng là 4.585 tấn và
lượng HCBVTV sang chai đóng gói là 6.105 tấn.[5]
Nhiều cơ sở sản xuất HCBVTV với qui mô nhỏ, công nghệ rất đơn giản và

chỉ dừng ở mức sang chai, đóng gói. Hơn 90% lượng HCBVTV cần cho nơng
nghiệp phải nhập khẩu để gia cơng, sang chai, đóng gói. Trong số các cơ sở gia
cơng, sang chai, đóng gói HCBVTV vẫn cịn một số cơ sở chưa quan tâm đúng

13


mức đến việc cải tiến cơng nghệ, cịn sử dụng các dây chuyền công nghệ lạc hậu
gây ô nhiễm. Đặc biệt là hệ thống xử lý chất thải chưa đạt các tiêu chuẩn trước khi
thải ra mơi trường.
1.3.2. Tình hình sử dụng HCBVTV
Là nước sản xuất nơng nghiệp, khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm của Việt Nam
thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng nhưng cũng rất thuận lợi cho sự phát sinh,
phát triển của sâu bệnh, cỏ dại gây hại mùa màng. Do vậy việc sử dụng HCBVTV
để phòng trừ sâu hại, dịch bệnh bảo vệ mùa màng, giữ vững an ninh lương thực
quốc gia vẫn là một biện pháp quan trọng và chủ yếu. Cùng với phân bón hóa học,
HCBVTV là yếu tố rất quan trọng để bảo đảm an ninh lương thực.
Do

các

loại

HCBVTV

thường là các chất có độc tính cao
nên có hại với sức khoẻ cộng đồng
và có nguy cơ gây ơ nhiễm mơi
trường sinh thái cao nếu không
được quản lý chặt chẽ và sử dụng

đúng cách. Nhiều nghiên cứu trên
thế giới đã cho thấy dư lượng
Hình 1.2: ngƣời dân phun HCBVTV cho
rau màu

HCBVTV quá giới hạn cho phép
trong nông sản, thực phẩm là mối

đe dọa đối với sức khoẻ con người.
Trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam các loại HCBVTV đã được sử dụng
từ nhiều năm trước đây. Tuy nhiên thời kỳ đó, do tình hình phát sinh, phát triển của
sâu hại, dịch bệnh diễn biến chưa phức tạp nên số lượng và chủng loại HCBVTV
chưa nhiều. Bên cạnh đó, do thiếu thơng tin và do chủng loại HCBVTV cịn ít nên
người nơng dân đã sử dụng nhiều loại HCBVTV có độc tính cao, tồn lưu lâu trong
mơi trường (điển hình là DDT và Lindan). Hiện nay, nhiều loại HCBVTV thế hệ
mới có độc tính thấp, ít tồn lưu trong mơi trường đang thay thế dần HCBVTV cũ

14


độc hại.
Những năm gần đây, phương thức sản xuất đã có nhiều thay đổi: thâm canh
tăng vụ, tăng diện tích, thay đổi cơ cấu giống cây trồng nên tình hình sâu bệnh diễn
biến phức tạp hơn. Vì vậy số lượng và chủng loại HCBVTV sử dụng cũng tăng lên.
Nếu như trước năm 1985 khối lượng HCBVTV dùng hàng năm chỉ khoảng 6.500
đến 9.000 tấn thành phẩm quy đổi và lượng hóa chất sử dụng bình qn khoảng 0,3
kg hoạt chất /ha thì thời gian từ năm 1991 đến nay lượng hóa chất sử dụng biến
động từ 25- 38 ngàn tấn. Đặc biệt năm 2006 lượng HCBVTV nhập khẩu là 71.345
tấn. Cơ cấu HCBVTV sử dụng cũng có biến động: hóa chất trừ sâu giảm trong khi
hóa chất trừ cỏ, trừ bệnh gia tăng cả về số lượng lẫn chủng loại.[26]

Theo thống kê chưa đầy đủ, phần lớn HCBVTV được sử dụng trong canh tác
nông nghiệp (1992: 21.400 tấn; 1997: 40.973 tấn). Tuy nhiên, nhiều loại hóa chất
trừ sâu cũng được sử dụng trong các lĩnh vực khác, ví dụ sử dụng DDT để phòng
trừ muỗi truyền bệnh sốt rét (từ 1957 -1994 : 24.042 tấn. Hiện nay, tỉ lệ thành phần
của các loại HCBVTV đã thay đổi (hóa chất trừ sâu: 33%; hóa chất trừ nấm: 29%;
hóa chất trừ cỏ: 50%, 1998).[10]
Nguyên nhân của sự biến động này là do từ năm 1992 nền nông nghiệp Việt
Nam đã áp dụng rất có kết quả chương trình Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM).
Nhiều hộ nông dân đã biết áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng trừ tổng hợp trong
sản xuất và chỉ phun hóa chất khi cần thiết theo sự chỉ đạo của cơ quan BVTV. Tại
các địa phương có áp dụng chương trình Quản lý dịch hại tổng hợp IPM số lần phun
hóa chất đã giảm đi. Kết quả này chứng minh rằng chương trình Quản lý dịch hại
tổng hợp IPM là một trong các biện pháp hữu hiện nhằm tránh nguy cơ ô nhiễm
môi trường do sử dụng HCBVTV.
Do tập quán canh tác và diện tích trồng lúa lớn nên các các tỉnh vùng đồng
bằng nông dân sử dụng nhiều HCBVTV hơn (1,15- 2,66 kg thành phẩm/ha/năm) so
với các tỉnh miền núi (0,23 kg thành phẩm/ha/năm). Ngoài ra, việc không tuân thủ
thời gian cách ly sau khi phun HCBVTV, tình trạng vứt bao bì HCBVTV bừa bãi

15


sau sử dụng đang diễn ra khá phổ biến. Thói quen rửa bình bơm và dụng cụ pha chế
HCBVTV khơng đúng nơi quy định gây ô nhiễm nguồn nước, gây ngộ độc cho
động vật thuỷ sinh .

Hình 1.3: Bao bì HCBVTV đƣợc vứt bỏ bừa bãi
Dự đoán nhu cầu sử dụng HCBVTV tại Việt Nam cịn tiếp tục tăng vì thực tế
lượng HCBVTV sử dụng tính trên một ha diện tích trồng trọt ở Việt Nam cịn thấp
hơn nhiều so với Thái Lan và các nước phát triển khác (Thái Lan: 2,38 kg a.i/ha;

Đài Loan: 9,4 kg a.i/ha…, trong khi đó ở Việt Nam là 1,35 kg a.i/ha vào năm 1998).
Điều đó dẫn đến khả năng ơ nhiễm mơi trường sẽ cịn tăng hơn nữa.[5]
1.3.3. Tình hình nhập khẩu HCBVTV
Hầu hết các loại HCBVTV sử dụng trong nông nghiệp Việt Nam đều nhập
khẩu từ nước ngoài. Khối lượng HCBVTV nhập khẩu tăng từ 13.000-15.000
tấn/năm những năm đầu thập kỷ 90 lên 33.000-38.000 tấn những năm 2000. Đặc
biệt các năm 2005 và 2006 do bùng phát dịch rầy nâu và vàng lùn xoắn lá tại các
tỉnh Nam Bộ nên lượng HCBVTV nhập khẩu đã tăng lên 51.000 tấn (2005) và
71.000 tấn (2006). Hiện tượng nhập lậu các loại HCBVTV (bao gồm cả hóa chất
cấm, hóa chất ngồi danh mục, hóa chất hạn chế sử dụng) đang là vấn đề chưa thể
kiểm soát .

16


Từ năm 1994 đến 1996, mỗi năm Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
chỉ cho phép nhập khẩu 3.000 tấn thành phẩm theo qui chế trong danh mục hạn chế
sử dụng. Từ năm 1997, khối lượng hạn chế sử dụng được nhập khẩu vào Việt nam
chỉ còn 2.500 tấn hóa chất thành phẩm quy đổi, trong đó hóa chất trừ sâu thơng
thường thuộc nhóm lân hữu cơ như Methyl parathion, Methamidophos,
Monocrotophos đã bị cấm hoàn toàn hoặc bị cấm nhập khẩu.[14]
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trương hạn chế nhập khẩu các
loại HCBVTV hạn chế sử dụng do độc tính cao của chúng.
Lượng HCBVTV nhập khẩu vào Việt nam hàng năm được thống kê trong
Bảng 1.3.
Bảng 1.3: Lƣợng HCBVTV nhập khẩu vào Việt Nam
Năm

1991
1992

1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006

Tổng khối
lượng
(tấn thành
phẩm)
20.300
23.100
20.389
25.666
32.751
30.406
42.738
33.715
33.637
36.589
37.081
36.018

48,288
51,764
71.345

Hóa chất trừ sâu Hóa chất trừ bệnh
Hóa chất trừ cỏ
Tấn
Tỷ lệ % Tấn TP Tỷ lệ % Tấn TP Tỷ lệ %
TP
16.900 83,30
2.600
9,50
834
4,10
18.000 75,4
2.500
7,10
3.724
15,60
15.266 68,30
3.262
15,40
2.786
12,50
16.451 64,10
3.413
13,30
4.979
19,40
17,352 53,00

9.000
23,00
7.681
22,00
15.351 50,50
7.109
23,90
7.620
25,00
19.427 45,40
9.600
22,54
13,711 32,03
16.284 48,30
7.788
23,10
9.069
26,90
16.856 50,11
9.227
27,43
6.630
19,71
17.321 47,34
10.779
29,46
7.965
21,77
14.943 40,30
12.088

32,60
9,381
25,30
13.507 37,50
10.192
28,30
10.896 30,25
17,915 37,10
17.915
37,10
14.390 29,80
20.787 40,0
14.361
27,70
14.433 27,70
29.932 42,10
17.834
25,00
20.342 28,40
(Nguồn: Nguyễn Hồng Sơn, Vũ Đình Tuấn – Cục BVTV, 2008)

17


Để bảo vệ sức khoẻ con người lao động và bảo vệ môi trường, hàng năm Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thường xuyên xem xét, tuyển chọn các loại
HCBVTV để cho phép sử dụng, hạn chế sử dụng và cấm sử dụng ở Việt Nam.
1.3.4. Tình hình nhập lậu HCBVTV
Hàng năm vẫn có một khối lượng lớn HCBVTV nhập lậu vào nước ta. Tình
trạng các loại HCBVTV tồn đọng không sử dụng, nhập lậu bị thu giữ đang ngày

càng tăng lên về số lượng và chủng loại. Điều đáng lo ngại là hầu hết các loại
HCBVTV tồn đọng này được lưu giữ trong các kho chứa không đủ điều kiện an
tồn hoặc bị chơn vùi dưới đất khơng đúng kỹ thuật nên nguy cơ thẩm thấu và dò rỉ
vào môi trường là rất đáng báo động. Cùng với HCBVTV tồn đọng, các loại bao bì
và đồ đựng HCBVTV cũng là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và đe dọa sức khoẻ
cộng đồng. Tính riêng tỉnh Lạng Sơn có 253 km đường biên giới, tình hình bn lậu
nói chung và bn lậu HCBVTV nói riêng diễn biến rất phức tạp. Tính đến nay số
lượng HCBVTV được các ngành chức năng thu giữ và lưu tại kho tạm của các đơn
vị cần tiêu huỷ là khoảng 3.629,7 kg gồm 15 loại hóa chất thuộc danh mục cấm sử
dụng, hóa chất khơng nhãn mác như hóa chất diệt chuột, 558, Wolfatox,
Jingangmesu... và ước tính khoảng trên 2 tấn bao bì bằng sắt, thuỷ tinh.[14]
Nhiều loại HCBVTV không rõ nguồn gốc xuất xứ, khơng có nhãn mác và
hướng dẫn sử dụng đã được vận chuyển trái phép qua biên giới và được bày bán tại
nhiều cửa hàng của các chợ Tân Thanh, Lộc Bình, Bản Ngà tỉnh Lạng Sơn. Một
phần lượng HCBVTV nhập lậu này sẽ được các lái buôn mua về, dán thêm nhãn
mác và phân phối ở nhiều địa phương miền Bắc. Các HCBVTV này thường là các
loại HCBVTV thế hệ cũ có độc tính cao, đã bị cấm lưu hành. Có những loại
HCBVTV đã cấm từ năm 1992 nhưng cho đến nay vẫn được nhập lậu và sử dụng.
Tuy nhiên, số lượng HCBVTV bị thu giữ chiếm tỉ lệ rất ít so với số lượng thực tế
nhập lậu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân một số loại HCBVTV cấm sử
dụng và ngồi danh mục vẫn cịn lưu thông trên thị trường, được người dân mua về
sử dụng. Việc sử dụng những hóa chất này gây ơ nhiễm môi trường và ảnh hưởng

18


tới sức khỏe người dân bởi nó mang nhiều độc tố. Công tác chống buôn lậu
HCBVTV được tăng cường khá tốt nhưng lại gặp trở ngại do nhu cầu nảy sinh là
khơng có kho chứa tang vật HCBVTV. Tại một số khu vực cửa khẩu vẫn tồn tại
việc HCBVTV được thu giữ khơng có chỗ chứa để ngồi sân và phủ bạt.

1.4. Những tác động của HCBVTV tồn lưu tới môi trường và sức khỏe
cộng đồng
HCBVTV khi sử dụng cho cây trồng được cây trồng hấp thụ một phần, còn
một phần bị rửa trôi theo nước mưa xuống các sông ngòi hoặc thấm vào đất. Dư
lượng HCBVTV trong thực phẩm, đất, nước cao sẽ ảnh hưởng đến môi trường thiên
nhiên như thay đổi thành phần của đất, tác động đến động vật thuỷ sinh trong các
ruộng lúa, ruộng rau, thay đổi cấu trúc các loại cơn trùng và có thể là nguyên nhân
gây bùng nổ các loại dịch bệnh khác trong nông nghiệp... Đặc biệt, việc sử dụng
HCBVTV không thực hiện đúng các quy trình bảo hộ lao động có thể ảnh hưởng rất
lớn tới sức khoẻ con người như: gây rối loạn nội tiết, ung thư, thay đổi hệ miễn
dịch, bệnh ngoài da, bệnh phổi,...
Ngày nay, cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp, nông nghiệp,...
vấn đề ô nhiễm môi trường do sử dụng tuỳ tiện các loại hố chất trong cơng nghiệp
và HCBVTV trong nơng nghiệp đang trở nên nghiêm trọng. Việc sử dụng ngày
càng nhiều các chất POPs và các loại HCBVTV có độc tính cao đã làm cho mức độ
tồn lưu dư lượng các loại hố chất này trong nơng sản, thực phẩm, đất, nước, khơng
khí và mơi trường ngày càng lớn. Các vụ ngộ độc thức ăn bởi HCBVTV cùng với
các loại bệnh tật do ô nhiễm môi trường đang ngày càng gia tăng.
Các HCBVTV có chung một số tích chất quan trọng sau:
- Trong môi trường, HCBVTV bền trước các tác nhân phân hủy hóa học, vật
lý và sinh học;
- Tan tốt trong mơi trường dầu và mỡ (có hệ số phân bố octanol – nước rất
lớn);
- Có tính chất bán bay hơi và do đó có khả năng di truyển trong khơng khí là
rất rộng;

19


- Có khả năng gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người và động vật ở

những nồng độ thậm chí rất thấp.
Những tính chất trên đây của HCBVTV đã gây nên nhiều quan ngại cho sự
có mặt của chúng trong môi trường cũng như cơ thể sinh vật và con người.
HCBVTV có khả năng thâm nhập vào cơ thể động vật cũng như con người và tích
lũy tới nồng độ rất cao so với nồng độ của chúng trong môi trường. Các HCBVTV
đều tan rất tốt trong dầu mỡ (nghĩa là có hệ số phân bố octanol – nước rất cao).
Trong mơi trường nước, HCBVTV có xu hướng di chuyển mạnh mẽ từ nước vào cơ
thể sinh vật (vốn cũng được xem như là một pha hữu cơ). Do HCBVTV rất bền
vững trước các quá trình phân hủy sinh học nên một khi đã thâm nhập vào trong cơ
thể sinh vật, chúng sẽ tồn tại rất lâu và gia tăng nồng độ theo thời gian.
Bên cạnh con đường phơi nhiễm thơng qua tiếp xúc với mơi trường như nói
ở trên, HCBVTV còn thâm nhập vào cơ thể sinh vật qua chuỗi thức ăn. Nồng độ
HCBVTV sẽ thấp ở các động vật có vị trí thấp trong chuỗi thức ăn ví dụ như các
loại cá bé, sị, tơm. Các loại sinh vật này mặt khác lại trở thành thức ăn cho những
loại cá to như cá trắm, cá chuối hoặc các loại chim ăn cá nằm ở vị trí cao hơn trong
các chuỗi thức ăn. Do vậy sự tích lũy của HCBVTV trong các loại sinh vật ở vị trí
dinh dưỡng cao này sẽ nhiều hơn đáng kể so với các loại cá làm thức ăn cho chúng.
Con người, với vị trí cao nhất trong các chuỗi thức ăn trở thành đối tượng có sự tích
lũy HCBVTV lớn nhất và do vậy cũng chịu nhiều ảnh hưởng nhất tới sức khỏe. Trẻ
em với hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ là đối tượng bị tổn hại nhiều nhất khi
phơi nhiễm với HCBVTV. Hình 1.4 mơ tả con đường vận chuyển của HCBVTV từ
nguồn phát thải tới khi thâm nhập vào con người.
1.4.1. Ảnh hưởng tới môi trường sinh thái
Sử dụng HCBVTV là chìa khố của sự thành cơng trong cách mạng xanh,
đảm bảo nhu cầu về lương thực. Tuy nhiên, trong những năm gần đây nhiều người
lo ngại về ảnh hưởng của HCBVTV đến môi trường, không chỉ ở những nước phát
triển mà ngày càng trở thành vấn đề quan trọng ở những nước đang phát triển như
Việt Nam.

20



×