Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ kỹ thuật đá móc câu (nakka chagi) cho nam võ sinh CLB TAEKWONDO trường THPT yên dũng 2 bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 67 trang )




TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT



ĐẶNG ĐÌNH KÝ



LỰA CHỌN BÀI TẬP PHÁT TRIỂN
SỨC MẠNH TỐC ĐỘ KỸ THUẬT ĐÁ
MÓC CÂU (NAKKA CHAGI) CHO NAM
VÕ SINH CLB TAEKWONDO TRƢỜNG
THPT YÊN DŨNG 2 - BẮC GIANG


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: CNKHSP GDTC


Hƣớng dẫn khoa học:



Th.s LÊ XUÂN ĐIỆP



Hà Nội, 2015




LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là: Đặng Đình Ký
Là sinh viên lớp: K37A – GDTC
Khoa: Giáo dục thể chất
Trường: Đại học sư phạm Hà Nội 2
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, những vấn đề
được đưa ra bàn luận, nghiên cứu trong đề tài chưa được công bố trong bất kì
công trình nào.
Tôi tự chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học về công trình nghiên cứu
của mình.
Xin cảm ơn!


Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2015
Sinh viên
















DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Cm : Centimet
Cm
2
: Centimét vuông
CLB : Câu lạc bộ
đ : Điểm
ĐC : Đối chứng
HLV : Huấn luyện viên
Kg : Kilôgam
KT : Kiểm tra
m : Mét
Max : Giá trị lớn nhất
n : Số người
NXB : Nhà xuất bản
QN : Quãng nghỉ
s : Giây
Sl : Số lần
TDTT : Thể dục thể thao
TG : Thời gian
TN : Thực nghiệm
TT : Thứ tự
TTN : Trước thực nghiệm

VĐV : Vận động viên
SMTĐ : Sức mạnh tốc độ
STN : Sau thực nghiệm







MỤC LỤC


ĐẶT VẤN ĐỀ
1
: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
5
1.1
Sơ lƣợc về lịch sử phát triển môn Taekwondo thế giới và Việt Nam
5
1.1.1
Lịch sử phát triển của Taekwondo thế giới
5
1.1.1.1
Lịch sử phát triển Taekwondo ở Hàn Quốc
5
1.1.1.2
Sự phát triển Taekwondo trên toàn thế giới
5
1.1.2

Sự phát triển của Taekwondo ở Việt Nam và tỉnh Bắc Giang
7
1.2
Cơ sở lý luận của huấn luyện thể lực trong thể thao
9
1.2.1
Huấn luyện thể lực
9
1.2.2
Huấn luyện thể lực chung
10
1.2.3
Huấn luyện thể lực chuyên môn
10
1.3
Cơ sở lý luận của huấn luyện SMTĐ
10
1.4
Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi
11
1.4.1
Đặc điểm sinh lý lứa tuổi
11
1.4.2
Đặc điểm tâm lý lứa tuổi
13
1.5
Nguyên lý và phƣơng hƣớng phát triển SMTĐ cho kỹ thuật đá
móc câu cho nam võ sinh CLB Taekwondo trƣờng THPT Yên
Dũng 2 – Bắc Giang.

14
1.6
Đặc điểm của cơ sở nghiên cứu – Trƣờng THPT Yên Dũng 2 –
Bắc Giang.
15
: NHIỆM VỤ, PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
16
2.1
Nhiệm vụ nghiên cứu
16
2.2
Phƣơng pháp nghiên cứu
16


2.2.1
Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
16
2.2.2
Phương pháp quan sát
16
2.2.3
phạm Phương pháp phỏng vấn
17
2.2.4
Phương pháp kiểm tra sư phạm
17
2.2.5
Phương pháp thực nghiệm sư phạm
17

2.2.6
Phương pháp toán học thống kê
18
2.3
Tổ chức nghiên cứu
19
2.3.1
Thời gian nghiên cứu
19
2.3.2
Đối tượng nghiên cứu
20
2.3.3
Địa điểm nghiên cứu
21
2.3.4
Trang thiết bị nghiên cứu
21
: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
22
3.1
Giải quyết nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng, hiệu quả kỹ thuật
đá móc câu và lựa chọn Test đánh giá các bài tập sức mạnh tốc
độ cho nam võ sinh CLB Taekwondo trƣờng THPT Yên Dũng 2
– Bắc Giang
22
3.1.1
Đánh giá thực trạng việc sử dụng kỹ thuật móc câu của nam võ sinh
CLB Taekwondo Trường THPT Yên Dũng 2 – Bắc Giang.
22

3.1.2
Lựa chọn các test kiểm tra, đánh giá kết tập luyện phát triển SMTĐ
kỹ thuật đá móc câu cho nam võ sinh CLB Taekwondo.
24
3.1.3
Xác định tính thông báo, độ tin cậy của các test đánh giá sức mạnh
tốc độ của kỹ thuật đòn đá vòng cầu cho nam võ sinh CLB
Taekwondo trường THPT Yên Dũng 2- Bắc Giang.
27
3.2
Giải quyết nhiệm vụ 2: Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu
quả các bài tập phát triển SMTĐ kỹ thuật đá móc câu cho nam
võ sinh CLB Taekwondo trƣờng THPT Yên Dũng 2.

28


3.2.1
Lựa chọn bài tập phát triển SMTĐ kỹ thuật đá móc câu cho nam võ
sinh CLB Taekwondo trường THPT Yên Dũng 2 - Bắc Giang.
28
3.2.2
Tổ chức TN
34
3.2.3
Cách tiến hành TN
35
3.2.4
Xây dựng kế hoạch huấn luyện
36

3.2.5
So sánh kết quả TN.
39
3.2.6
So sánh hai trị số trung bình quan sát các tets kiểm tra TTN và STN
của hai nhóm ĐC và TN.
40
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
46
1
Kết luận
45
2
Kiến nghị
46
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

















DANH MỤC BẢNG BIỂU
TT
Nội Dung
Trang
1
Bảng 3.1 Kết quả điều tra thực trạng việc sử dụng các bài tập phát
triển SMTĐ cho cho kỹ thuật đá móc câu (Nakka Chagi) nam võ sinh
CLB Taekwondo trường THPT Yên Dũng 2 Bắc Giang.
22
2

Bảng 3.2. Kết quả phỏng vấn việc sử dụng các bài tập phát triển
SMTĐ cho kỹ thuật đá móc câu (Nakka Chagi) cho nam võ sinh CLB
Taekwondo trường THPT Yên Dũng 2
23
3
Bảng 3.3: Thực trạng sử dụng kỹ thuật đá móc câu tại giải giao lưu
giữa CLB Taekwondo trường THPT Yên Dũng 2 - Bắc Giang và CLB
địa phương xã Tân An, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
24
4
Bảng 3.4. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các bài tập sử dụng để đánh
giá kết quả tập luyện phát triển SMTĐ đòn đá cho nam võ sinh
CLB Taekwondo trường THPT Yên Dũng 2
25
5

Bảng 3.5. Hệ số tương quan giữa 2 lần lập test và giữa kết quả lập test
26
6
Bảng 3.6. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các bài tập phát triển SMTĐ kỹ
thuật đá móc câu cho nam võ sinh CLB Taekwondo trường THPT
Yên Dũng 2 ( n = 25)
30
7
Bảng 3.7. So sánh kết quả các test đánh giá của hai nhóm ĐC và TN
(TTN)
34
8
Bảng 3.8 Xây dựng kế hoạch huấn luyện 3 tháng cho nhóm TN
37
9
Bảng 3.9. So sánh kết quả các test đánh giá của hai nhóm ĐC và TN
(STN)
39
10
Bảng 3.10. Kết quả test kiểm tra TTN và STN của nhóm ĐC
40
11
Bảng 3.11. Kết quả các test kiểm tra TTN và STN của nhóm TN
41
12
Biểu đồ 3.1. Biểu diễn kết quả bật đổi chân liên tục đá chân sang 2
bên liên tục 20s/số lần TNN và STN
42
13
Biểu đồ 3.2. Biểu diễn kết quả Bật cao gối tại chỗ 30s/số lần TNN và

42


STN
14
Biểu đồ 3.3. Biểu diễn kết Bật bước chân sáo đá móc câu chân trước
liên tục vào nămber 1,5m trong 20s/lần TTN và STN
43
15
Bảng 3.12. So sánh mức tăng trưởng của nhóm ĐC và nhóm TN
(STN)
43
16
Biểu đồ 3.4: Diễn biến nhịp độ tăng trưởng thành tích TTN và STN
44
17
Bảng 3.13: Kết quả thi đấu thực tế việc sử dụng kỹ thuật đá móc câu
của CLB Taekwondo trường THPT Yên Dũng 2 tại giải thi đấu
Taekwondo học sinh huyện Yên Dũng – Bắc Giang
45




















1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong công cuộc đổi mới đất nước, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, xã
hội, thể dục thể thao (TDTT) cũng ngày càng được phát triển mạnh mẽ và là một bộ
phận không thể thiếu được trong giáo dục con người phát triển cân đối toàn diện về
trí dục - đức dục - thể dục - mỹ dục và giáo dục lao động. Tập luyện TDTT giúp cho
con người nâng cao sức khỏe, hoàn thiện thể chất góp phần vào việc đẩy mạnh sản
xuất, phát triển kinh tế, xây dựng đất nước và bảo về tổ quốc. TDTT còn được coi là
sứ giả của hòa bình, là cầu nối giữa các dân tộc trên thế giới, mở rộng quan hệ ngoại
giao thúc đẩy kinh tế phát triển nâng cao vị thế quốc gia. Điều đó được ghi trong chỉ
thị 227 của ban bí thư trung ương Đảng: “Thể dục thể thao góp phấn khôi phục,
tăng cường sức khỏe cho nhân dân, góp phần xây dựng con người mới phát triển
toàn diện để phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa” [6]
Có được điều đó là nhờ sự quan tâm và đầu tư đúng hướng của Đảng và Nhà
nước, TDTT đang ngày một phát triển. Đặc biệt chú trọng đến phát triển các môn
thể thao mũi nhọn. Ngoài điền kinh, bắn súng, bơi lội thì võ thuật nói chung và
Taekwondo nói riêng đã góp phần nâng cao thành tích chung của đoàn Thể thao
Việt Nam trong các kỳ Đại hội TDTT trong khu vực và quốc tế. Đồng thời đánh dấu

một bước ngoặt cho sự phát triển của nền thể thao Việt Nam.
Taekwondo là tên của một môn võ thuật được thế giới công nhận là môn Thể
thao hiện đại, nó phát triển lưu truyền khoảng 2000 năm tại bán đảo Triều tiên và du
nhập ra nhiều nước trên thế giới. Hiện nay Uỷ ban Olympic và Châu Á đã công
nhận Taekwondo là môn thể thao thi đấu chính thức trong các giải Olympic và
Châu Á. Việc thành lập liên đoàn Taekwondo thế giới gọi tắt là (WTF) mang một ý
nghĩa hết sức quan trọng nó giúp cho môn thể thao hiện đại này ngày càng phát
triển.
Taekwondo giúp cho con người ta phát triển về thể chất và tinh thần, những
người tập rất tự tin bởi vì được phát triển những kỹ thuật tối ưu cho tự vệ cá nhân,
2

bằng cách sử dụng toàn bộ cơ thể theo nguyên tắc về vật lý học, động lực học, do đó
với những võ sinh Taekwondo toàn bộ cơ thể là một kho vũ khí. Điểm quan trọng là
Taekwondo ngoài căn bản là 1 môn học có nghệ thuật tự vệ ưu việt nó còn là môn
tư tưởng học, hướng tinh thần đến chân thiện mỹ.
Để phát triển Taekwondo giành thứ hạng cao hơn nữa tại các giải thi đấu
trong khu vực, châu lục và thế giới, đòi hỏi phải có đội ngũ các nhà khoa học, các
nhà chuyên môn xây dựng được hệ thống các phương pháp huấn luyện, giảng dạy
khoa học nâng cao năng lực vận động và thi đấu của VĐV.
Trong thi đấu Taekwondo do tính chất đặc thù là thi đấu đối kháng cá nhân
trực tiếp với cường độ vận động cao và căng thẳng. Do đó phải trang bị cho VĐV
không những về kỹ thuật, chiến thuật mà còn phải phát triển đầy đủ các tố chất thể
lực chung như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo, khéo léo. Đó là cơ sở cho
việc phát triển các tố chất thể lực chuyên môn. Trình độ thể lực chuyên môn càng
tốt sẽ giúp cho VĐV dễ tiếp thu, nắm vững và phát huy các kỹ thuật, chiến thuật
trong tập luyện và thi đấu đạt hiệu quả. Trong thi đấu để thực hiện tốt các kỹ thuật
như đòn đá vòng cầu (Dollyo Chagy), đá móc câu (Nakka Chagy), đá chẻ (Naeryo
Chagy), hoặc các đòn phối hợp phức tạp hoặc phòng thủ tránh né, phản đòn. Ngoài
những năng lực thể chất và các tố chất vận động nói trên: SMTĐ là một trong

những tố chất thể lực đặc thù của môn Taekwondo. Do đó bên cạnh phát triển
những tố chất khác thì phát triển SMTĐ là yếu tố hết sức quan trọng, cần thiết nó
quyết định hiệu quả trong tập luyện và thi đấu thể thao thành tích cao.
Trong hệ thống kỹ thuật cơ bản môn Taekwondo, các kỹ thuật quan trọng
thường được sử dụng và có hiệu quả cao như: đá đôi (Huygo Chagi), đá vòng cầu
(Dollyo Chagi), đá chẻ (Naeryo Chagi)… được các nhà chuyên môn và khoa học rất
quan tâm huấn luyện, nghiên cứu nâng cao hiệu quả vì vậy có rất nhiều đề tài khoa
học liên quan tới các kỹ thuật nói trên, như đề tài của sinh viên Nguyễn Đức Duy
K34 – GDTC với đề tài “Lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ kỹ thuật đá
vòng cầu (Dollyo Chagi) cho nam võ sinh CLB Taekwondo trường THPT Yên Dũng
2 – Bắc Giang”. Tuy nhiên, đá móc câu (Nakka Chagi) là một kỹ thuật quan trọng
3

giống như các kỹ thuật trên, thậm chí kỹ thuật đá móc câu còn được coi là một đòn
sát thủ vì tỷ lệ sử dụng gây Knock down trong thi đấu chiếm ưu thế tới 46% nhưng
lại không được quan tâm đúng mức, hiện chưa có đề tài nghiên cứu nào nghiên cứu
về vấn đề này cho các võ sinh cấp CLB.
Thực tế quan sát việc tập luyện và thi đấu của các võ sinh CLB Taekwondo
trường THPT Yên Dũng 2 chúng tôi thấy các nam võ sinh sử dụng kỹ thuật đá móc
câu (Nakka Chagi) nhiều hơn các nữ võ sinh thế nhưng các võ sinh nam sử dụng
đòn đá này còn chậm, yếu chưa thực sự phát huy được SMTĐ cũng như các yếu
lĩnh của kỹ thuật này.
Vì vậy việc lựa chọn bài tập phát triển SMTĐ kỹ thuật đá móc câu cho phù
hợp với nam võ sinh CLB Taekwondo trường THPT Yên Dũng 2 – Bắc Giang,
được đặt ra là một yêu cầu thực tế. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi mạnh
dạn nghiên cứu đề tài:

Chagi           - 
Giang"
* Mục đích nghiên cứu của đề tài:

Đánh giá thực trạng việc sử dụng các bài tập nhằm phát triển SMTĐ trong
đòn đá Nakka Chagi (móc câu), để từ đó tiến hành lựa chọn và ứng dụng các bài tập
sao cho phù hợp với điều kiện, lứa tuổi nhằm nâng cao hiệu quả của đòn đá móc câu
cho nam võ sinh CLB Taekwondo trường THPT Yên Dũng 2 – Bắc Giang.
* Giả thiết khoa học.
- Thông qua quá trình nghiên cứu, nếu hiệu quả thực tế của CLB Taekwondo
trường THPT Yên Dũng 2 – Bắc Giang còn yếu kém thì cần có sự đổi mới nhằm cải
thiện thành tích chung.
- Muồn tăng cao thành tích thực tế của CLB Taekwondo trường THPT Yên
Dũng 2 – Bắc Giang, đề tài lựa chọn các bài tập chuyên môn giải quyết vấn đề trên,
nếu thành công sẽ nâng cao được thành tích của đối tượng này.
4

- Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, đề tài xác định lựa chọn các test
kiểm tra đánh giá đối tượng nghiên cứu, nếu thành công, các test được lựa chọn sẽ
biểu hiện được thực tế đối tượng nghiên cứu.
- Nếu quá trình nghiên cứu thành công, sẽ góp phần cải thiện thành tích của
CLB Taekwondo Trường THPT Yên Dũng 2 – Bắc Giang và còn là nguồn tài liệu
cho những nghiên cứu cùng loại.
























5

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Sơ lƣợc về lịch sử phát triển môn Taekwondo thế giới và Việt Nam.
 
1.1.1.1.Lịch sử phát triển Taekwondo ở Hàn Quốc
Võ thuật ở Hàn Quốc có lịch sử lâu đời bắt đầu từ thời cổ đại. Taekwondo,
môn võ thuật của Hàn Quốc, có thể bắt nguồn từ triều đại Hoguryo năm 37 trước
Công nguyên. Người ta đã phát hiện ra tại di tích của mồ mả hoàng gia
Muyongchong và Kakchu-chong xây cất trong khoảng từ năm thứ 3 đến năm 427
nhiều bức tranh vẽ trên tường có cảnh những người đàn ông đang tập luyện
Taekwondo. Trên trần của Muyong-chong có bức tranh miêu tả cảnh hai người đàn
ông đối diện nhau trong một tư thế tập luyện Taekwondo. Khởi đầu, môn võ thuật
này có tên là Subakhi. Taekwondo cũng được tập luyện tại Silla một vương quốc
được thành lập ở đông nam Triều Tiên vào khoảng 20 năm trước triều đại Koguryo
ở phía bắc. Tại Kyongju, kinh đô trước đây của Silla, hình hai vị Kim Cang trừ ma
diệt quỷ bảo vệ Phật giáo trong tư thế tấn Taekwondo được khắc trên bức tường

trong hang động Sokkuram ở đền Pulkuk-sa. Con cháu của giới quý tộc ở Silla đã
được tuyển tập trung thành nhóm được gọi là Hwarangdo một tổ chức quân đội,
giáo dục và xã hội. Trong thời gian này tổ chức Hwarangdo đã có ảnh hưởng rất lớn
và làm phong phú thêm cho nền văn hoá và võ thuật Triều Tiên.
Trong lịch sử của Triều Tiên (918-1392) Taekwondo, lúc bấy giờ được gọi là
Subakhi, được tập luyện không chỉ được xem như là một kỹ năng để tăng cường sức
khoẻ mà nó còn được khuyến khích tập luyện như một một võ thuật có giá trị cao.
Có ít nhất là hai tài liệu được ghi chép trong thời gian đó cho thấy rằng
Subakhi đã trở nên rất phổ biến đến nỗi nó được đem biểu diễn cho hoàng đế xem.
Điều này có nghĩa là Subakhi đã được tập luyện như một môn thể thao có tổ
chức cho khán giả xem và các chuyên gia cho rằng vào thời gian đó người Hàn
Quốc rất thích khía cạnh thi đấu của võ thuật.
6

Thời gian của triều đại Chosun có một quyển sách phát hành về dạy
Taekwondo như một môn võ thuật. Nó đã trở thành phổ biến hơn với công chúng,
ngược lại với triều đại Koryo trước đây, Taekwondo chỉ độc quyền cho quân đội.
Vào cuối triều đại Chonsun, Subakhi bắt đầu suy tàn vì sự bỏ mặc của hoàng
gia cũng như sự ăn sâu của đạo Khổng đề cao giá trị văn chương. Subakhi chỉ tồn
tại như một hoạt động giải trí của người dân thường.
Vào cuối thế kỷ 19, quân đội Hàn Quốc suy yếu, người Nhật đô hộ đất nước.
Sự áp bức của đế quốc Nhật đối với dân Hàn Quốc rất hà khắc và việc tập luyện võ
thuật được xem nguồn gốc của sự nổi loạn bị cấm đoán. Tuy nhiên, các tổ chức
kháng Nhật sử dụng Taekwondo như một phương pháp huấn luyện tinh thần và thể
chất.Sau giải phóng vào ngày 15 tháng 8 năm 1945, những người có nguyện vọng
khôi phục lại môn võ thuật cổ truyền Taekwondo bắt đầu dạy trở lại. Cuối cùng vào
tháng 9 năm 1961, Hội Taekwondo Hàn Quốc được thành lập. Tháng 10 năm 1963,
Taekwondo đã trở thành môn thi đấu chính thức lần đầu tiên tại Đại hội Thể thao
Quốc gia. Vào thập niên 1960, huấn luyện viên Hàn Quốc bắt đầu ra nước ngoài
phổ biến Taekwondo. Đây là bước ngoặt trong lịch sử phát triển của môn võ này

Taekwondo được xem như môn thể thao thế giới tại Giải Vô địch Thế giới lần 1
được tổ chức tại Seoul 1973 với 19 quốc gia tham dự. Tại cuộc họp ở Seoul được tổ
chức bên lề của giải Vô địch Taekwondo Thế giới lần 1, đại diện của các quốc gia
tham dự đã thành lập Liên đoàn Taekwondo Thế giới.Từ đó, giải Vô địch
Taekwondo Thế giới được tổ chức 2 năm một lần.
1.1.1.2. Sự phát triển của Taekwondo hiện nay trên toàn thế giới.
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và nền văn minh nhân loại,
môn võ Taekwondo cũng ngày càng được phát triển và truyền bá rộng khắp và là
môn thể thao thi đấu mang tính quốc tế, là môn thi đấu chính thức trong Đại hội thể
thao Đông Nam Á. Giải vô địch Taekwondo thế giới vẫn được tổ chức định kỳ hai
năm một lần với sự tham gia của các liên đoàn Taekwondo quốc gia như: Áo, Tây
Ban Nha, Philippin, Việt Nam, Myanma, Lào, Đức, Pháp, Anh, Nhật Bản, Mỹ,
Canada
7

Năm 1975 Taekwondo đã được hiệp hội điền kinh nghiệp dư Mỹ (AAU) và
Tổng hiệp hội các Liên đoàn Thể thao Quốc tế(GAISF) công nhận là môn thể thao
thhi đấu chính thức và một năm sau nó cũng đã được Uỷ ban Thể thao Quân đội
Quốc tế (CISM)công nhận.
Năm 1979 chủ tịch Liên đoàn Taekwondo Thế giới (WTF) đã được bầu là
Chủ tịch của các Liên đoàn thể thao phi Olympic.
Năm 1980 Liên đoàn Taewondo Thế giới (WTF) đã được Uỷ ban Olympic
Quốc tế(IOC) công nhận và điều này đã biến Taekwondo trở thành môn thể thao
Olympic. Sau đó Taekwondo còn được đưa vào thi đấu chính thức tại cúp thế giới
năm 1981, Đại hội Thể thao toàn phi năm 1986 và Đại hội Olympic Sydney năm
2000, Athens năm 2004.

Năm 1962 Taekwondo chính thức được du nhập vào miền Nam nước ta
thông qua các chuyến lưu diễn của các đoàn Taekwondo Triều Tiên và việc mở các
lớp giảng dạy chính thức tại Sài Gòn do thầy Kim Boang Son đảm nhiệm. Khoá học

đào tạo huấn luyện viên Taekwondo đầu tiên cho người Việt Nam được tổ chức tại
Trường Võ thuật Thủ Đức với sự tham gia của 63 võ sinh do võ sư Nam Tac Hi
(Huyền đai đệ nhất đẳng) phụ trách.
Năm 1977 được sự đồng ý của sở TDTT Thành phố Hồ Chí Minh, một
chương trình biểu diễn, giới thiệu về môn võ Taekwondo được tổ chức tại nhà thi
đấu Phan Đình Phùng và điều này đã tạo ra được một ấn tượng đặc biệt đối với lãnh
đạo và khán giả hâm mộ.
Năm 1988, Taekwondo bắt đầu được phổ biến ở Hà Nội và Sở TDTT Hà Nội
đã nhanh chóng triển khai kế hoạch đào tạo và phát triển đội ngũ HLV đồng thời
mở các CLB để tuyển chọn những VĐV có năng khiếu vào đội tuyển Taekwondo
Hà Nội
Từ năm 1992, giải Taekwondo quốc tế mở rộng được Sở TDTT Thành phố
Hồ Chí Minh tổ chức định kỳ hàng năm, càng ngày số lượng các đoàn tham dự,
công tác tổ chức và chất lượng chuyên môn của giải càng cao hơn.
8

Ngày nay trong công cuộc đổi mới của đất nước, cùng với sự phát triển của
nền kinh tế, xã hội, thể thao nói chung và môn võ Taekwondo nói riêng đã phát
triển nhanh, mạnh mẽ và đạt được nhũng thành công caotại các kì Sea Games, các
giải thi đấu trong khu vực, châu Á và thế giới.
Để chuẩn bị lực lượng VĐV cho nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, công tác
tuyển chọn đào tạo lực lượng VĐV ở các môn thể thao nói chung và môn
Taekwondo nói riêng là một vấn đề cấp thiết mà ngành thể dục thể thao Bắc Giang
đã triển khai thực hiện, trong đó Taekwondo là một môn thể thao mũi nhọn của
ngành TDTT. Đây cũng là một môn thể thao đã được ngành TDTT Bắc Giang đưa
vào chương trình thi đấu hàng năm và tham gia các giải toàn quốc, môn thể thao
được quan tâm và đầu tư đáng kể để đáp ứng công tác đào tạo và thi đấu. Trong
công tác huấn luyện thì việc nghiên cứu lựa chọn các bài tập phát triển SMTĐ là
chưa thống nhất, còn phân tán, chưa tập trung cụ thể nên kết quả huấn luyện chưa
cao, việc áp dụng các bài tập phát triển SMTĐ chưa đảm bảo với yêu cầu đặt ra mặc

dù đã có rất nhiều cố gắng.
* Những mặt mạnh của phong trào Taekwondo Bắc Giang nói chung và CLB
Taekwondo trường THPT Yên Dũng 2 nói riêng.
- Được tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân quan tâm tạo điều kiện
cho công tác phát triển TDTT, Uỷ ban TDTT đã quan tâm và đầu tư thảm tập luyện
và thi đấu, đào tạo, bồi dưỡng huấn luyện viên.
- Được lãnh đạo ngành chỉ đạo sát sao công tác đào tạo, HL và thi đấu.
- Là một tỉnh có phong trào tập luyện Taekwondo phát triển liên tục và
thường xuyên có sự hỗ trợ của Hà Nội, Thanh Hóa và nhiều địa phương khác.
* Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi thì Bắc Giang còn gặp nhiều những
hạn chế và khó khăn:
- Đội ngũ huấn luyện viên chưa được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên.
- Thành tích thi đấu nói chung còn thấp và không ổn định so với các tỉnh
thành, ngành trong cả nước.
9

Nguyên nhân chủ yếu là hệ thống cơ sở vật chất chưa đảm bảo, phương
pháp sử dụng các bài tập chưa có hệ thống, công tác huấn luyện chưa được thực
hiện nghiêm túc, đầy đủ do rất nhiều lý do khách quan về điều kiện kinh tế, xã hội
của tỉnh, mức sống của nhân dân còn thấp. Do đó ảnh hưởng đến việc nâng cao
thành tích cho tỉnh Bắc Giang.
1.2. Cơ sở lý luận của huấn luyện thể lực trong thể thao.
Thể thao thành tích cao là một trong những lĩnh vực quan tâm đặc biệt, nó
thể hiện khát vọng vươn lên khả năng cao nhất của con người. Vì vậy, tiềm năng
của con người đã và đang được khai thác triệt để nhằm đạt thể thao thành tích cao
nhất trong các cuộc thi đấu khu vực và quốc tế đem lại vinh quang cho tổ quốc. Các
khả năng về kỹ thuật, chiến thuật, thể lực, tâm lý, ý chí của VĐV là yếu tố quyết
định đến thành tích thể thao. Trong đó khái niệm thể lực, đặc biệt là thể lực chung
và thể lực chuyên môn giữ vai trò nền tảng.
c.

Là quá trình giáo dục chuyên môn, chủ yếu là hệ thống các bài tập nhằm
hoàn thiện các năng lực thể chất đảm bảo cho VĐV đạt thành tích cao nhất trong tập
luyện và thi đấu. Trong quá trình huấn luyện thể lực phải căn cứ vào đặc điểm, đối
tượng, lứa tuổi, giới tính của VĐV và đặc thù của môn thể thao để sử dụng các
phương pháp, phương tiện cho phù hợp. Có như vậy, huấn luyện thể lực mới đạt
được kết quả cao. Huấn luyện thể lực là quá trình tác động thường xuyên, liên tục
và có kế hoạch. Quá trình này tác động sâu sắc tới hệ thần kinh, hệ tim mạch, cơ
bắp cũng như các cơ quan nội tạng của con người. Tuy nhiên muốn đạt được thành
tích cao trong một môn nào đó trước tiên cần phải có tố chất thể lực tốt vì nó chính
là cơ sở để thực hiện được những nhiệm vụ đã đề ra, song cũng không thể coi nhẹ
các mặt kỹ năng khác như kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý
Qúa trình huấn luyện thể lực là sự kết hợp chặt chẽ giữa huấn luyện thể lực
chung và huấn luyện thể lực chuyên môn cho võ sinh.


10


Đó là quá trình giáo dục để nâng cao khả năng chức phận của cơ thể, phát
triển toàn diện các năng lực thể chất và làm phong phú vốn kỹ năng, kỹ xảo của võ
sinh, là điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả của quá trình huấn luyện thể lực
chuyên môn. Huấn luyện là cơ sở của huấn luyện thể lực chuyên môn.

Huấn luyện thể lực chuyên môn cho võ sinh là quá trình giáo dục nhằm hoàn
thiện và phát triển những năng lực thể chất tương ứng với đặc điểm môn thể thao
chuyên sâu. Nó có khả năng phát triển tối đa những năng lực đó của võ sinh. Trong
tập luyện và thi đấu Taekwondo, thể lực chuyên môn được chú trọng đầu tiên: Sức
mạnh bột phát, sức mạnh tốc độ, sức bền, sau đó là độ khéo léo và độ dẻo khớp để
động tác có biên độ.
1.3. Cơ sở lý luận của huấn luyện SMTĐ.

Sức mạnh của con người là khả năng khắc phục lực đối kháng bên ngoài
hoặc đối kháng lại nó bằng sự nỗ lực của cơ bắp.
Có thể phân chia sức mạnh thành hai loại:
- Sức mạnh đơn thuần: là khả năng sinh lực trong động tác chậm hoặc tĩnh.
- Sức mạnh tốc độ: Là khả năng sinh lực trong động tác nhanh.
Trong hoạt động thể thao sức mạnh luôn có quan hệ với tố chất khác, cụ thể
là với sức nhanh và sức bền. Do đó các năng lực sức mạnh được chia thành ba hình
thức : sức mạnh tối đa, sức mạnh nhanh, sức mạnh bền.
Trong đó, sức mạnh tốc độ là sức mạnh nhanh nhất mà VĐV có thể thực hiện
được khi co cơ tối đa theo ý muốn và nó rất cần cho môn thể thao đối kháng.
Chỉ số SMTĐ được tính theo công thức:
max
max
t
F
I 

Trong đó: I : là SMTĐ
F
max
: là trị số SMTĐ
t
max
: là thời gian đạt trị số lực tối đa
11

SMTĐ là tố chất đặc thù của phần lớn các môn thể thao nói chung và môn
Taekwondo nói riêng.
SMTĐ phụ thuộc vào cấu trúc giải phẫu của cơ thể, sự phối hợp linh hoạt của
các nhóm cơ và các khớp của từng bộ phận dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh trung

ương, muốn phát triển SMTĐ thì ngoài việc phát triển sức mạnh tốc độ bằng lực đối
kháng thì cần chú ý nâng cao tốc độ co cơ tức là những tác động nhanh mạnh.
SMTĐ có liên quan đến cấu trúc trong sợi tế bào, các phức hợp Actomy ozin
là hoạt tính ATP - aza và chúng được tăng lên trong quá trình tập luyện. Do đó phải
kết hợp hài hòa giữa bài tập phát triển sức mạnh tốc độ với bài tập sức mạnh đơn
thuần và lấy bài tập sức mạnh đơn thuần làm cơ sở.
Ngày nay khoa học đã khám phá SMTĐ được quy định bởi những nhân tố
cấu tạo cơ. Cơ co màu sẫm là sợi cơ mảnh có chứa nhiều sợi Myozin bản chất có
nhiều Myoglobin (kho dự trữ O
2
). Cơ co màu trắng chứa nhiều sợi Actin là cơ
nhanh biểu hiện sức mạnh tốc độ, sức mạnh của cơ bắp. Trong có SMTĐ không chỉ
phụ thuộc vào sợi cơ của mỗi bó cơ và đặc điểm sinh cơ như chiều dài cẳng chân,
đùi, khả năng thực hiện động tác nhờ nhóm cơ lớn nhất.
Trong huấn luyện SMTĐ cần lựa chọn lực đối kháng lớn nhưng không làm
rối loạn cấu trúc bài tập thi đấu. Có như vậy mới tác động đồng thời tới kỹ thuật và
tố chất thể lực. Chính vì vậy cần phải đặc biệt chú ý lựa chọn phương tiện tập luyện
phụ tải phù hợp, khối lượng và quãng nghỉ hợp lý để nâng cao hiệu quả trong huấn
luyện sức mạnh tốc độ.
1.4. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi.

a. Hệ thần kinh
Lứa tuổi 16 - 18 hệ thần kinh đang tiếp tục được phát triển đi đến hoàn thiện,
kích thước não và thành tủy đạt đến mức của người trưởng thành. Khả năng tư duy
nhất là khả năng phân tích, tổng hợp và trừu tượng hóa được phát triển tạo thuận lợi
cho việc hình thành phản xạ có điều kiện. Ngoài ra dưới tác động của tuyến giáp,
tuyến sinh dục, tuyến yên làm cho hưng phấn của hệ thần kinh chiếm ưu thế, giữa
12

hưng phấn và ức chế không cân bằng làm ảnh hưởng đến hoạt động thể lực. Nhờ có

hệ thống tín hiệu II phát triển và hoàn thiện nên sự kìm chế bản thân đã được củng
cố hơn, cơ quan tiền đình phát triển tốt, khả năng tiếp thu và hình thành kỹ thuật
động tác nhanh.
b. Hệ vận động
- Hệ xương bắt đầu giảm tốc độ phát triển xương của các em nữ phát triển
kém hơn các em nam, mỗi năm nữ cao thêm 0.5 - 1cm. Ở lứa tuổi này các xương
nhỏ như xương cổ tay, bàn tay hầu như đã hoàn thiện, vẫn có thể bị cong vẹo. Riêng
các em nữ xương xốp hơn các em nam, ống tủy rỗng hơn, chiều dài ngắn hơn, bắp
thịt nhỏ hơn và yếu hơn nên xương của nữ không khỏe bằng nam. Đặc biệt xương
chậu của nữ to và yếu hơn. Vì vậy không thể sử dụng các bài tập có khối lượng và
cường độ vận động như nam cần phải có sự phù hợp về đặc điểm giới tính.
- Hệ cơ: Các tổ chức cơ phát triển chậm hơn xương, các bắp cơ lớn phát triển
tương đối nhanh, còn các cơ nhỏ phát triển chậm hơn, các cơ co phát triển sớm hơn
các cơ duỗi. Các cơ duỗi của nữ lại càng yếu ảnh hưởng đến việc phát triển sức
mạnh. Vì vậy, nếu được tập luyện một cách có khoa học thì các loại cơ đều được
phát triển và hoàn thiện ở mức cao.
c. Hệ tuần hoàn:
Ở lứa tuổi 16 - 18 hệ tuần hoàn đang phát triển và đi đến hoàn thiện. Buồng
tim phát triển tương đối hoàn chỉnh. Mạch đập của nam từ 80 đến 90 lần/phút. Phản
ứng của hệ tuần hoàn trong vận động tương đối rõ rệt. Sau vận động mạch đập và
huyết áp hồi phục tương đối nhanh chóng. Huyết áp khoảng 150/70  5mmHg. Cho
nên lứa tuổi này có thể tập những bài tập chạy dai sức và những bài tập có khối
lượng và cường độ vận động tương đối lớn hơn học sinh trung học cơ sở.
d. Hệ hô hấp
Đã phát triển và tương đối hoàn thiện vòng ngực trung bình của nam từ
69 - 74 cm. Diện tích tiếp xúc của phổi khoảng 100 - 120 m
2
gần bằng tuổi trưởng
thành. Dung lượng phổi tăng lên nhanh chóng khoảng 3 - 4 lít, tần số hô hấp gần
giống người lớn từ 10 - 20 lần/phút. Tuy nhiên cơ hô hấp vẫn còn yếu nên sự co

13

giãn của lồng ngực nhỏ, chủ yếu là co giãn cơ hoành. Trong tập luyện cần thở sâu
và chú ý thở bằng ngực.
e. Hệ sinh dục:
Đã phát triển và sự phân hóa giới tính được thể hiện rõ ràng. Sự phát triển
của hệ sinh dục ở lứa tuổi này sẽ làm thay đổi về tâm lý do đó khi sử dụng các hình
thức, phương pháp giáo dục thì người giáo viên, huấn luyện viên phải đặc biệt quan
tâm đến vấn đề này

Về mặt tâm lý : Là thời kỳ các chức năng tâm lý phát triển đầy đủ nhất, mà
trạng thái mà nhân cách được định hình có tính độc lập cao. Nó được thể hiện trong
việc giải quyết mọi việc theo ý kiến riêng của mình và trong mọi công việc họ
thường tỏ ra chủ động, sáng tạo.
- Tuổi này chủ yếu là tuổi hình thành thế giới quan, tự ý thức, hình thành tính
cách và hướng về tương lai, đó cũng là tuổi lãng mạn, mơ ước độc đáo, đầy nhu cầu
sáng tạo, nảy nở những tình cảm mới và mong cuộc sống tốt đẹp hơn.
- Hứng thú : Đã được xác định rõ ràng và mang tính bền vững. Các em đã có
thái độ, tự giác trong học tập và hướng tới việc lựa chọn nghề sau khi đã học xong
phổ thông trung học. Song hứng thú học tập cũng còn nhiều động cơ khác nhau.
Cho nên giáo viên cần định hướng cho các em xây dựng động cơ đúng đắn để cho
các em có được hứng thú bền vững trong học tập nói chung và trong giáo dục thể
chất nói riêng.
- Tình cảm : Ở lứa tuổi này tình cảm của các em phong phú và sâu sắc hơn
tất cả các lứa tuổi trước và có lý trí vững chắc. Tình cảm gắn bó và yêu quý thể hiện
rõ rệt hơn. Đặc biệt đối với những người giáo viên giảng dạy các em, sự yêu gét rõ
ràng. Do vậy giáo viên phải là người mẫu mực, công bằng, biết động viên kịp thời
và quan tâm đúng mức tới học sinh, tôn trọng kết quả học tập cũng như tình cảm
của học sinh. Điều đó thúc đẩy các em tích cực tự giác trong tập luyện và ham
muốn thể dục thể thao.

14

- Trí nhớ: Trí nhớ của các em hầu như không còn tồn tại việc ghi nhớ máy
móc do các em đã biết cách ghi nhớ có hệ thống, đảm bảo tính logic. Tư duy tỏ ra
chặt chẽ, nhất quán, biết phân biệt giữa bản chất và hiện tượng, biết đi sâu và lĩnh
hội được bản chất của vấn đề, tư duy trở nên sâu sắc nhờ sự khái quát, hình tượng
hóa phát triển cao. Ở lứa tuổi này các em thích triết lý, thích suy luận, dẫn đến hiện
tượng là hay kết luận vội vàng, thiếu khái quát, xa rời lý thuyết và thực hành. Lứa
tuổi này gắn liền với tính độc lập, nhờ đó mà có được thái độ dứt khoát trong hành
động. Ý chí rõ ràng và mạnh mẽ hơn. Do đó các em có thể vượt qua mọi thử thách
và đòi hỏi sự khắc phục khó khăn lớn trên bước đường đi của mình. Đối với lứa tuổi
này những khó khăn trở ngại thường hay hấp dẫn và thôi thúc họ chinh phục.
1.5. Nguyên lý kỹ thuật đá móc câu và phƣơng hƣớng phát triển ứng dụng đòn
đá móc câu cho nam võ sinh CLB Taekwondo trƣờng THPT Yên Dũng 2.
- Kỹ thuật của đòn đá Nakka Chagi: Kỹ thuật Nakka Chagi hay còn gọi là kĩ
thuật đá móc câu.
- Tư thế chuẩn bị: Người tập đứng ở tư thế thủ, chân trước chân sau, 2 chân
rộng bằng vai, mắt nhìn đối thủ, hai tay thủ trước ngực. Trọng tâm dồn đều vào 2
chân, thân người thẳng.
- Thưc hiện động tác: Bước lướt 2 chân về phía trước (cách thức bước lướt:
chân trước bước nhanh về trước, chân sau đuổi theo), chân sau làm trụ, mũi chân
mở ra phía ngoài để giúp việc mở hông dễ hơn, chân trước lăng lên, khớp gối co và
nhanh chóng tung gót chân lăng bằng cách duỗi nhanh cẳng chân sau đó co lại.
- Kết thúc: Về tư thế thủ để thực hiện động tác tiếp.
Về đặc điểm: trong các kĩ thuật của đòn chân, đá móc câu là một kĩ thuật
khó, lối đá này sử dụng trong song đấu tự do như một đòn khởi đầu hay là một đòn
Knock down. Kĩ thuật đá này cần được thực hiện bằng cách gập gối lại để thực hiện
đòn đá giống như hình lưỡi câu, giả sử khi thực hiện hỏng đòn đá vòng cầu thì phải
ngay lập tức gập khớp gối và đá vòng ngược trở lại để tấn công vào phần sau đầu
của đối phương bằng gót chân, mũi bàn chân.

15

Yếu lĩnh cơ bản khi thực hiện động tác này là góc mở của chân trụ và tốc độ
lăng của đùi trước cùng với tốc độ co của cẳng chân trước.Thân người ngả ra sau để
chân lăng ra trước cao hơn.
Kỹ thuật đá móc câu này được phân thành 2 loại là:
+ Kỹ thuật đá móc câu trước
+ Kỹ thuật đá móc câu quay sau
Tất cả các cơ sở khoa học, sinh học, sinh lý, lý luận và giáo dục thể chất, cơ
sở về kĩ thuật Taekwondo làm căn cứ để chúng tôi đi vào xây dựng các bài tập để
phát triển sức mạnh tốc độ của kĩ thuật đá Nakka Chagi và ứng dụng các bài tập này
trong huấn luyện các võ sinh Taekwondo.
1.6. Đặc điểm của cơ sở nghiên cứu – Trƣờng THPT Yên Dũng 2.
CLB võ Taekwondo của trường THPT Yên Dũng 2 đã được thành lập từ
năm 2012, với đội ngũ võ sư và huấn luyện viên nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm
cao, các võ sinh tham gia nhiệt tình, hăng say và đến nay vẫn được duy trì tập luyện
với đông đảo các võ sinh tham gia. Nhà trường cũng rất quan tâm, đầu tư về sân bãi
dụng cụ, trang thiết bị để các em tập luyện như: đích, năm ber Tuy nhiên qua
quan sát tôi thấy các em thường tập luyện quyền và những đòn đá đơn, đối kháng,
chưa tập trung đi sâu vào nâng cao các kỹ thuật cơ bản để khai thác hết các yếu lĩnh,
cũng như sức mạnh của kỹ thuật đó.
Vì vậy tôi đã chọn kỹ thuật đá móc câu để các em có thể ứng dụng vào tập
luyện và thi đấu có hiệu quả cao hơn










16

CHƢƠNG2: NHIỆM VỤ, PHƢƠNG PHÁP VÀ
TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích của để tài chúng tôi tiến hành giải quyết hai nhiệm vụ:
Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng, hiệu quả kỹ thuật đá móc câu và lựa
chọnTest đánh giá các bài tập SMTĐ cho nam võ sinh CLB Taekwondo trường
THPT Yên Dũng 2 - Bắc Giang.
Nhiệm vụ 2: Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển
SMTĐ cho nam võ sinh CLB Taekwondo trường THPT Yên Dũng 2– Bắc Giang.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Trong đề tài này chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp các tài
liệu khoa học, tài liệu lưu trữ để xác định hiện trạng vấn đề nghiên cứu đó là lựa
chọn ra các bài tập một cách chính xác hơn.Các tài liệu tham khảo được trình bày
trong danh mục các tài liệu tham khảo.
Tổng hợp tri thức của những tài liệu nêu trên giúp chúng tôi hình thành dự
báo khoa học, mục đích nghiên cứu cũng như hướng và phương pháp giải quyết
nhiệm vụ nghiên cứu.Cũng từ những phương pháp này chúng tôi đánh giá và phân
tích các chương trình huấn luyện môn Taekwondo trong những năm gần đây. Qua
đó chúng tôi nghiên cứu lựa chọn các bài tập phát triển SMTĐ cho nam võ sinh
CLB Taekwondo trường THPT Yên Dũng 2 - Bắc Giang, với yêu cầu cố gắng, phù
hợp với tình hình thực tế và có được tính khoa học hợp lý.
2.2.2 
Chúng tôi quan sát trực tiếp tình hình tập luyện của các CLB Taekwondo
trong thành phố để thống kê việc sử dụng bài tập phát triển SMTĐ.

Đối với đề tài này chúng tôi sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp, khảo
sát, kiểm tra, đánh giá đội tuyển ở một số địa phương để so sánh, kiểm tra đánh giá
xác định hiệu quả của các bài tập phát triển SMTĐ của đề tài sau khi được lập ra.
17

Chúng tôi sử dụng các test để đánh giá trình độ kỹ thuật, thể lực đã được đại đa số
các HLV, và các giáo viên nhất trí.
2.2.3
Chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp. Phỏng vấn
gián tiếp nhằm thu nhập số liệu cần thiết cho nghiên cứu. Nội dung phương pháp
phỏng vấn gồm các vấn đề cụ thể theo phiếu phỏng vấn. Phương pháp phỏng vấn
trực tiếp nhằm tìm hiểu thêm và sâu sắc hơn nữa những vấn đề mà phiếu phỏng vấn
chưa đáp ứng được. Phương pháp phỏng vấn trong đề tài này hướng vào việc giải
quyết các vấn đề cơ sở lý luận khoa học nhằm lựa chọn các bài tập phát triển sức
mạnh tốc độ cho nam võ sinh CLB Taekwondo trường THPT Yên Dũng 2. Do đó
chúng tôi tiến hành phỏng vấn các võ sinh, giáo viên, HLV, chuyên gia,
2.2.4. P
Phương pháp này là phương pháp dùng bài tập để kiểm tra hay còn gọi là
phương pháp dùng bài thử. Đề tài sử dụng các bài thử dạng test đánh giá có độ chính
xác cao nhằm xác định về mặt số liệu đối với tình trạng thực tế của các đối tượng
nghiên cứu, sau đó sử dụng các phương pháp tính toán qua đó đánh giá thực trạng và
sự thay đổi của các đối tượng đó trong các giai đoạn nghiên cứu của đề tài này.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi dự kiến sử dụng các test sau để đánh
giá mức độ tố chất SMTĐ cho đối tượng nghiên cứu gồm các test sau:
Test 1:Bật cao gối tại chỗ 30s/lần(tính số lần)
Test 2:Bật bước chân sáo đá móc câu chân sau liên tục vào nămber 1,5m
trong 20s/lần(tính số lần) .
Test 3: Bật bước chân sáo đá móc câu chân trước liên tục vào nămber 1,5m
trong 20s/lần (tính số lần).
2.2.5. 

Chỉ có thông qua thực tiễn kiểm chứng thực nghiệm sư phạm mới đủ cơ sở
tin cậy để xác định vấn đề được giải quyết có lý lẽ khoa học.
Sau khi tiến hành kiểm tra ban đầu chúng tôi chia nhóm đối tượng nghiên
cứu thành hai nhóm đối tượng thuộc trường THPT Yên Dũng 2-Bắc Giang:

×