Chuyên đề tốt nghiệp
4.Phương pháp thẩm định áp dụng tại Vietinbank Hà Tây...........................................25
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI
VIETINBANK - HÀ TÂY
I. Tổng quan về Ngân hàng công thương Việt Nam
Ngày 26/03/1988: theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng
thành lập các Ngân hàng Chuyên doanh trong đó có Ngân hàng chuyên doanh công
thương Việt Nam – tiền thân của Ngân hàng công thương Việt Nam
Ngày 14/11/1990 Hội đồng Bộ trưởng chuyển Ngân hàng chuyên doanh
công thương Việt Nam thành Ngân hàng công thương Việt Nam (NHCTVN) theo
quyết định số 402/CT và là 1 trong 4 Ngân hàng thương mại Nhà nước lớn nhất
Việt Nam bao gồm: NHCTVN, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng
Nông nghiệp & phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam.
Ngày 27/03/1993: Thành lập Doanh nghiệp Nhà nước có tên Ngân hàng
Công thương Việt Nam, theo Quyết định số 67/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN
Việt Nam.
Ngày 21/09/1996: Thành lập lại Ngân hàng Công thương Việt Nam, theo
Quyết định số 285/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam
Ngân Hàng Công Thương Việt Nam là Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai
trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam với hệ thống mạng lưới trải
rộng toàn quốc với 3 Sở Giao dịch, 141 chi nhánh và trên 700 điểm/phòng giao
dịch. Có 4 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty
TNHH Chứng khoán, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty TNHH
Bảo hiểm và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin và Trung tâm
Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Ngân Hàng Công Thương Việt Nam là Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam
được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000, là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt
Nam, Hiệp hội các ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân
Đoàn Thị Thùy Dung – CQ 480357
1
Chuyên đề tốt nghiệp
hàng toàn cầu(SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER
quốc tế.
II. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần
công thương Việt Nam – chi nhánh Hà Tây
1. Lịch sử hình thành và phát triển của vietinbank – Hà Tây
NHCTVN ra đời vào tháng 3/1988. Chi nhánh Hà Tây thành lập vào tháng
7/1988 vối tên gọi NHCT Hà Sơn bình bao gồm trụ sở chính ở Hà Đông và 1 chi
nhánh đặt tại thị xã Hòa Bình.
Tháng 10/1991, Quốc hội nước CHXHCNVN quyết định tách tỉnh Hà Sơn
Bình thành hai tỉnh: Hà Tây và Hòa Bình. NHCT Hà Sơn Bình cũng giải thể và
thành lập NHCT Hà Tây.
Tháng 12/2001 Hội đồng quản trị NHCTVN quyết định sát nhập 2 phòng giao
dịch số 2 và số 3, nâng cấp thành chi nhánh cấp II Ngân hàng công thương Sông
Nhuệ.
Tháng 12/2004, Hội đồng quản trị Ngân hàng công thương Việt Nam quyết
định sát nhập 2 phòng giao dịch số 1 và số 4, nâng cấp thành Ngân hàng chi nhánh
cấp II Quang Trung. Đồng thời nâng cấp phòng giao dịch số 5 thành Ngân hàng chi
nhánh cấp 2 Nguyễn Trãi.
Tháng 7/2006, Hội đồng quản trị NHCTVN quyết định nâng cấp các chi nhánh
cấp 1 trực thuộc NHCTVN. Tháng 1/2007, hội đồng quản trị NHCTVN quyết định
nâng cấp phòng giao dịch Xuân Mai thành chi nhánh NHCT Láng Hòa Lạc trực
thuộc NHCTVN.
Tháng 11/2007, NHCTVN – chi nhánh Hà Tây mở thêm phòng giao dịch La
Phù nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn và thanh toán của doanh nghiệp, hộ sản xuất và
cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho phát triển làng nghề La Phù, Hà Nội và các vùng
lân cận.
Tháng 4/2008, mở thêm phòng giao dịch số 2 ở khu công nghiệp Phú Nghĩa
– Chương Mỹ. tháng 7/2009, NHCT Hà Tây được đổi tên thành NHTMCPCTVN –
chi nhánh Hà Tây. Với việc thực hiện hiện đại hóa ngân hàng, chi nhánh hiện tại
gồm 1 Hội sở chính với 8 phòng nghiệp vụ, 3 phòng giao dịch, 1 quỹ tiết kiệm.
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ các phòng ban:
2.1 Cơ cấu tổ chức:
Đoàn Thị Thùy Dung – CQ 480357
2
Chuyên đề tốt nghiệp
Bộ máy tổ chức hoạt động của NHTMCPCTVN – chi nhánh Hà Tây áp dụng
theo phương pháp quản lý trực tuyến, Ban giám đốc quản lý tất cả các phòng ban tại
hội sở và các phòng giao dịch.
NHTMCPCTVN – chi nhánh Hà Tây bao gồm: 8 phòng ban tại hội sở, 3
phòng giao dịch và 1 quỹ tiết kiệm. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh gồm:
- 1 Giám đốc
- 2 Phó giám đốc
- Các phòng, tổ gồm:
+ Phòng kế toán giao dịch
+ Phòng tài trợ thương mại
+ Phòng khách hàng cá nhân
+ Phòng khách hàng doanh nghiệp
+ Phòng tổng hợp tiếp thị
+ Phòng tiền tệ kho quỹ
+ Phòng thông tin điện toán
+ Phòng tổ chức hành chính
-Các đơn vị trực thuộc:
+ Phòng giao dịch số 1
+ Phòng giao dịch số 2
+ Phòng giao dịch số 12
+ Quỹ tiết kiệm số 18
Số lượng cán bộ nhân viên hiện nay có 87 người trong đó Ban lãnh đạo: 3
người, trưởng phó phòng nghiệp vụ: 14 người, Cán bộ nghiệp vụ: 70 người. Trong
đó hơn 90% cán bộ công nhân viên của chi nhánh có trình độ đại học.
2.2. Chức năng – nhiệm vụ của các phòng ban
2.2.1. Phòng kế toán giao dịch
Chức năng
Thực hiện giao dịch trực tiếp với khách hàng, cung cấp các dịch vụ liên quan
đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch đồng thời quản lý quỹ tiền
mặt đến từng giao dịch viên, thực hiện tư vấn cho khách hàng về sử dụng dịch vụ
của Ngân hàng.
Nhiệm vụ
Đoàn Thị Thùy Dung – CQ 480357
3
Chuyên đề tốt nghiệp
- Quản lý hệ thống giao dịch trên máy; thực hiện mở, đóng giao dịch chi nhánh
hàng ngày.
- Nhận dữ liệu, tham số mới nhất từ NHCTVN, thực hiện các giao dịch trực tiếp
với khách hàng, thực hiện công tác liên quan đến thanh toán, bù trừ, thanh toán điện
tử liên ngân hàng.
- Quản lý và khai thác thông tin, kiểm soát giao dịch, lưu trữ chứng từ, lập và
phân tích báo cáo, đảm bảo an toàn bí mật các số liệu có liên quan theo quyết định
của ngân hàng…
2.2.2. Phòng tài trợ thương mại
Chức năng
Là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụ về tài trợ thương mại tại chi
nhánh theo quy định của NHCTVN
Nhiệm vụ
Thực hiện nghiệp vụ về tài trợ thương mại theo hạn mức được cấp:
- Thực hiện các nghiệp vụ phát hành, sửa đổi, thanh toán L/C nhập khẩu, thông
báo và thanh toán L/C xuất khẩu.
- Thực hiện các nghiệp vụ nhờ thu liên quan tới xuất nhập khẩu.
- Thực hiện nhiệm vụ chiết khấu bộ chứng từ, nghiệp vụ bien lai tín thác, bao
thanh toán…
- Phát hành thông báo bảo lãnh trong phạm vi được ủy quyền.
- Làm các thủ tục chuyển tiếp và phối hợp thực hiện các giao dịch vượt hạn mức
theo quy định của NHCT VN.
- Phối hợp với các phòng khách hàng theo dõi các khoản cho vay bắt buộc.
- Thực hiện các nghiệp vụ khác theo hướng dẫn và ủy quyền của NHCTVN
Thực hiện các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ:
- Xây dựng giá mua, bán ngoại tệ trình ban lãnh đạo duyệt
- Thực hiện việc mua, bán ngoại tệ với các tổ chức kinh tế, cá nhân theo quy
định của NHCTVN.
- Hướng dẫn và quản lý nghiệp vụ với các đại lý thu đổi ngoại tệ do chi nhánh
quản lý.
- Kiểm tra hợp đồng ngoại thương hoặc thủ tục chuyển tiền khác theo quy định
của NHCTVN, nhận và xử lý các điện chuyển tiền đến của các tổ chức, cá nhân
nước ngoài.
Đoàn Thị Thùy Dung – CQ 480357
4
Chuyên đề tốt nghiệp
- Tạo điện chuyển tiền đi theo quy định của NHCTVN
- Phối hợp phòng kế toán giao dịch tra soát với ngân hàng nước ngoài điện
chuyển tiền của doanh nghiệp và cá nhân (nếu cần).
2.2.3. Phòng khách hàng cá nhân
Chức năng
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng cá nhân để huy động
vốn bằng VNS hoặc ngoại tệ, xử lý các nghiệp vụ cho vay, quản lý các sản phẩm
cho vay phù hợp chế độ và thể lệ của NHCTVN
Nhiệm vụ
- Khai thác nguồn vốn VND hoặc ngoại tệ từ khách hàng cá nhân
- Tổ chức huy động vốn từ dân cư.
- Hỗ trợ tiếp thị khách hàng, phối hợp với phòng tổng hợp tiếp thị làm công tác
chăm sóc khách hàng, phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tới khách hàng.
- Thẩm định, xác định và quản lý hạn mức tín dụng với từng khách hàng.
- Thực hiện các nghiệp vụ cho vay và bảo lãnh.
- Cập nhật, phân tích toàn diện thông tin về khách hàng theo quy định.
- Quản lý các khoản cho vay, bảo lãnh, quản lý các tài sản bảo đảm.
- Theo dõi việc trích lập dự phòng rủi ro theo quy định.
2.2.4. Phòng khách hàng doanh nghiệp
Chức năng
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng doanh nghiệp lớn, vừa
và nhỏ để khai thác vốn VND và ngoại tệ, xử lý các nghiệp vụ cho vay, quản lý các
sản phẩm cho vay phù hợp chế độ và thể lệ của NHCTVN.
Nhiệm vụ
- Khai thác nguồn vốn bằng VND và ngoại tệ từ khách hàng doanh nghiệp lớn,
vừa và nhỏ.
- Hỗ trợ tiếp thị khách hàng, phối hợp phòng Tổng hợp tiếp thị làm công tác
chăm sóc khách hàng, phát triển sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng.
- Thẩm định, xác định và quản lý hạn mức tín dụng với từng khách hàng.
- Thực hiện nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh.
- Nắm, cập nhật phân tích toàn diện về thông tin khách hàng theo quy định.
- Quản lý các khoản cho vay, bảo lãnh, quản lý các tài sản bảo đảm.
Đoàn Thị Thùy Dung – CQ 480357
5
Chuyên đề tốt nghiệp
- Theo dõi, phân tích, quản lý thường xuyên hoạt động kinh tế, khả năng tài
chính của khách hàng vay vốn, xin bảo lãnh.
- Báo cáo, phân tích tổng hợp kế hoạch… theo khách hàng, nhóm khách hàng,
theo sản phẩm dịch vụ, đề xuất đầu tư tín dụng theo từng thời kỳ.
- Theo dõi việc trích lập dự phòng rủi ro theo quy định.
- Phản ánh kịp thời các vấn đề vướng mắc trong nghiệp vụ, cơ chế, chính sách
và những vấn đề mới nảy sinh, đề xuất giải pháp trình cấp trên giải quyết.
- Tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ cho các chi nhánh cấp II và phòng giao dịch trực
thuộc.
2.2.5. Phòng tổng hợp tiếp thị
Chức năng
Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh
doanh. Tổng hợp phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt
động của chi nhánh.
Nhiệm vụ
- Là đầu mối triển khai, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của
ngân hàng. Tham mưu cho ban giám đốc công tác tiếp thị, chính sách khách hàng,
chiến lược khách hàng, kế hoạch kinh doanh và giao chỉ tiêu kinh doanh định kỳ
đến toàn chi nhánh, đầu mối phòng ngừa xử lý hoạt động rủi ro trong kinh doanh,
xử lý tài sản bảo đảm của toàn chi nhánh.
- Tham mưu cho ban giám đốc và tổ chức thực hiện công tác quản lý điều
hành vốn kinh doanh hàng ngày
- Làm công tác thi đua của chi nhánh, thực hiện công tác thông tin tuyên
truyền tại chi nhánh.
- Nghiên cứu đề án mở rộng mạng lưới chi nhánh trình giám đốc quyết định,
làm đầu mối nghiên cứu triển khai các đề tài khoa học tại chi nhánh.
- Thực hiện công tác thông tin tuyên truyền của chi nhánh.
- Tổ chức thọc tập nâng cao trình độ của cán bộ nhân viên trong phòng.
2.2.6. Phòng tiền tệ kho quỹ
Chức năng
Là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quỹ tiền mặt theo quy định của
NHNN và NHCTVN. Ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm và các điểm giao dịch
Đoàn Thị Thùy Dung – CQ 480357
6
Chuyên đề tốt nghiệp
trong và ngoài quầy, tiến hành thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có lượng thu
chi tiền mặt lớn.
Nhiệm vụ
- Quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm,
điểm giao dịch trong và ngoài quầy theo đúng quy định.
- Thu chi tiền mặt giao dịch có giá trị lớn, thu chi lưu động cho các khách
hàng.
- Phối hợp phòng kế toán giao dịch, phòng tổ chức hành chính thực hiện điều
chuyển tiền giữa các quỹ nghiệp vụ của chi nhánh với NHNN, quỹ tiết kiệm, điểm
giao dịch … an toàn, kịp thời, đúng chế độ.
- Thực hiện ghi chép theo dõi sổ sách thu chi, xuất nhập kho quỹ đầy đủ, chính
xác. Làm các báo cáo theo quy định.
- Thưc hiện việc đóng gói, lập bảng kê chuyển séc, hóa đơn thanh toán thẻ về
trụ sở chính hoặc các đầu mối.
2.2.7. Phòng tổ chức hành chính
Chức năng
Là phòng thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo
đúng quy định. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ kinh doanh tại chi
nhánh, bảo vệ an ninh, an toàn trong toàn chi nhánh.
Nhiệm vụ
- Thực hiện theo quy định về chính sách cán bộ về tiền lương, BHXH,
BHYT…
- Thực hiện quản lý nhân sự, tuyển dụng, điều động, sắp xếp cán bộ trong toàn
chi nhánh. Thực hiện bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ lãnh đạo tại chi nhánh. Xây
dựng kế hoạch, tổ chức đào tạo nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ, nhân viên
chi nhánh.
- Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, nâng cấp và sửa chữa cơ sở vật chất
đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
- Tổ chức công tác văn thư, quản lý hồ sơ cán bộ theo đúng quy định của Nhà
nước và NHCTVN.
- Thực hiện công tác y tế tại chi nhánh. Tổ chức chuẩn bị các điều kiện cần
thiết cho hội họp, hội thảo, tổng kết… và ban giám đốc tiếp khách.
Đoàn Thị Thùy Dung – CQ 480357
7
Chuyên đề tốt nghiệp
- Tổ chức công tác bảo vệ an toàn cơ quan. Phối hợp vối phòng kế toán giao
dịch, tiền tệ kho quỹ bảo vệ công tác chuyển tiền, phòng chống cháy nổ theo đúng
quy định của ngành và cơ quan chức năng.
2.2.8. Phòng thông tin điện toán
Chức năng
Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi
nhánh. Bảo trì máy tính, đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy
tính của toàn chi nhánh.
Nhiệm vụ
- Thực hiên quản lý về mặt công nghệ, kĩ thuật với toàn bộ hệ thống công
nghệ thông tin của chi nhánh. Bảo dưỡng, bảo trì hệ thống thiết bị ngoại vi, mạng
máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống tại chi nhánh.
- Thực hiện triển khai các hệ thống, chương trình phần mêm mới nhất từ
NHCTVN triển khai cho các chi nhánh.
- Lập gửi các báo cáo bằng file theo quy định hiện hành.
- Làm đầu mối công nghệ thông tin giữa chi nhánh với NHCTVN.
- Phối hợp với các phòng nghiệp vụ khác thực hiện quản lý, duy trì về kĩ thuật
các hoạt động ngoài quầy trên các kênh giao dịch của NHCTVN (như: Ebanking,
ATM …)
- Thiết kế và xây dựng các tiện ích phục vụ yêu cầu chỉ đạo và điều hành cho
ban lãnh đạo chi nhánh trên nguyên tắc không làm ảnh hưởng tới phần mềm của
NHCTVN. Hỗ trợ các phòng kết xuất số liệu ra máy in để các phòng khai thác sử
dụng.
Đoàn Thị Thùy Dung – CQ 480357
8
Chuyên đề tốt nghiệp
Cơ cấu tổ chức các phòng ban NHTMCPCT Việt Nam – chi nhánh Hà Tây
Đoàn Thị Thùy Dung – CQ 480357
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Phòng
kế toán
giao
dịch
Phòng
tài trợ
thông
tin
Phòng
khách
hàng
doanh
nghiệp
Phòng
tiền tệ
kho quỹ
Phòng
thông
tin điện
toán
Phòng
khách
hàng cá
nhân
Phòng
tổng
hợp tiếp
thị
Phòng
tổ chức
hành
chính
P. GD số 2 P. GD số 1Phòng GD số 12 Quỹ tiết kiệm số18
9
Chuyên đề tốt nghiệp
III. Tổng quan về hoạt động kinh doanh tại chi nhánh
1. Hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì
cũng như thúc đẩy sự phát triển của mỗi Ngân hàng. Nguồn vốn huy động bao gồm
nhiều khoản như tiền gửi không kì hạn của khách hàng, tiền gửi có kì hạn của các tổ
chức và cá nhân, tiền gửi tiết kiệm của dân cư, ngoài ra còn huy động thông qua phát
hành ký phiếu, chứng chỉ tiền gửi…
Nguồn vốn huy động được hình thành thông qua hoạt động huy động vốn của
ngân hàng, đây là nguồn vốn chủ yếu để đáp ứng hoạt động kinh doanh của chi
nhánh.
Bảng 1: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2007 - 2009
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tổng HĐV 492.5 625.8 986.6
VND 434.2 547.8 918.2
USD 53.3 67.5 55.1
EUR 5 10.5 13.3
Nguồn: Phòng tổng hợp tiếp thị - Vietinbank Hà Tây
Dựa vào bảng trên ta nhận thấy giai đoạn 2007 – 2009 nhìn chung tốc độ huy
động vốn của chi nhánh tăng dần theo từng năm. Năm 2008 vốn huy động đạt 625.8
tỷ đồn tăng so với năm 2007 là 133.3 tỷ đồng, tương đương với tỷ lệ tăng là 27,6%.
Trong bối cảnh tình hình tài chính thế giới năm 2008 có nhiều biến động lớn song chi
nhánh vẫn giữ được mức tăng trưởng khả quan.
Năm 2009 vẫn đầy thách thức với các ngân hàng. Cùng với những tín hiệu
tích cực của nền kinh tế, sự ấm lên của thị trường chứng khoán và thị trường bất
động sản cũng có tác động nhất định đến nguồn vốn huy động của các ngân hàng.
Nguồn cung từ khu vực dân cư và doanh nghiệp tiếp tục căng thẳng khi một phần vốn
không nhỏ chảy từ ngân hàng sang các kênh đầu tư này làm gia tăng nguy cơ giảm dư
nợ và giao dịch thanh toán ngoại tệ, các Ngân hàng buộc phải tăng lãi suất tiền gửi để
giữ khách.
Đoàn Thị Thùy Dung – CQ 480357
10
Chuyên đề tốt nghiệp
Vì vậy, để hoàn thành tốt kế hoạch đã đặt ra, Vietinbank Hà Tây đã tích cực
thúc đẩy mở rộng mạng lưới, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ ngân hàng như: tiền
gửi tiết kiệm có kỳ hạn rút gốc linh hoạt; tiết kiệm lĩa suất bậc thang theo số dư thực
gửi, tiết kiệm dự thưởng, phát hành chứng chỉ tiền gửi…Đồng thời chú trọng vào
dịch vụ chăm sóc khách hàng, cải tiến các loại hình tiện ích tại chi nhánh, kèm theo
đó là các chương trình khuyến mãi, quà tặng hấp dẫn nhằm thu hút sự chú ý của
khách hàng. Nhờ vậy, năm 2009 là một năm thành công của chi nhánh khi mức huy
động vốn đạt gần 1000 tỷ đồng, tăng hơn 55% so với cùng kì năm trước, bằng 124%
kế hoạch được giao, xấp xỉ bằng tổng huy động của cả 2 năm liền kề trước đó là 2007
và 2008.
Đặc biệt, nguồn vốn huy động bằng VND cũng tăng liên tục qua các năm.
Trong năm 2007, vốn huy động bằng VND mới chỉ đạt 434.2 tỷ chiếm khoảng 85%
tổng số vốn huy động được thì chỉ sau 2 năm, con số này đã tăng hơn gấp đôi lên
918,2 tỷ đồng, chiếm tới hơn 93% tổng số vốn huy động được cả năm 2009 của toàn
chi nhánh.
Theo bảng 2 ta thấy vốn huy động chiếm chủ yếu vẫn là vốn có kì hạn. Năm
2007 vốn huy động có kì hạn là 410 tỷ đồng tương đương 83,3% tổng vốn huy động
của toàn chi nhánh, cho đến năm 2009 vẫn duy trì ở mức cao với hơn 858 tỷ đồng
chiếm tỉ lệ 87% tổng số vốn huy động được. Tuy nhiên, vốn huy động từ các đồng
tiền mạnh như USD hay EUR lại chiếm ít ỏi trong tổng vốn huy động tại Vietinbank
Hà Tây. Trong khi vốn huy động bằng VND vẫn lđóng vai trò chủ yếu khi chiếm hơn
80% trong năm 2007 và tiếp tục tăng lên chiếm hơn 90% tổng vốn huy động được
trong năm 2009 của toàn chi nhánh. Do đó khả năng huy động vốn trung và dài hạn
của ngân hàng không dễ bởi VND là một đồng tiền yếu trong khi nhu cầu vốn đầu tư
cho phát triển trung và dài hạn lại rất lớn.
Đoàn Thị Thùy Dung – CQ 480357
11
Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng 2: Tình hình huy động vốn theo kì hạn giai đoạn 2007 – 2009
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tổng 492.5 625.8 986.6
Không kỳ hạn 82.5 95.3 127.8
- VND 79.7 88.2 11.4
- USD 2.7 6.87 8.24
- EUR 0.1 0.23 0.16
Có kỳ hạn 410 530.5 858.8
- VND 346.6 485.3 797.2
- USD 60.9 40.9 54
- EUR 2.5 4.3 7.6
Nguồn: Phòng tổng hợp tiếp thị - Vietinbank Hà Tây
Huy động vốn vẫn tăng tương đối mặc dù năm 2008 là năm khó khăn đối với
các tổ chức tín dụng trong việc huy động vốn khi tỷ lệ lạm phát lên cao và tiền đồng
bị mất giá, ngân hàng vẫn đạt mức tăng trưởng huy động vốn tương đối và chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng nguồn vốn.
Bảng 3: Tình hình huy động vốn theo đối tượng giai đoạn 2007 – 2009
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tổng nguồn vốn 786.2 987.6 1325.8
Tổng huy động vốn 492.5 625.8 986.6
- Tiền gửi TCKT 209.1 268.5 433.9
- Tiền gửi dân cư 283.4 357.3 552.7
Nguồn: Phòng tổng hợp tiếp thị - Vietinbank Hà Tây
Tỷ trọng huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế tăng ổn đinh theo các
năm luôn chiếm từ 75%-90% tổng nguồn vốn hoạt động đã góp phần đáng kể cho
ngân hàng trong việc chủ động nguồn vốn kinh doanh và giảm mức độ phụ thuộc vào
nguồn vốn liên ngân hàng.
2. Hoạt động tín dụng
Đoàn Thị Thùy Dung – CQ 480357
12
Chuyên đề tốt nghiệp
Sau khi Ngân hàng đã thu được tiền từ hoạt động huy động vốn, để hiệu quả
hóa nguồn vốn này thì hoạt động sử dụng vốn cần được chú trọng để đảm bảo khoản
đầu tư của ngân hàng được sử dụng đúng nơi đúng chỗ. Có nhiều cách để ngân hàng
tìm kiếm lợi nhuận như: cho các thành phần kinh tế vay, hoặc ngân hàng đầu tư trực
tiếp, tham gia góp vốn, cho thuê tài sản, đầu tư chứng khoán…Tuy nhiên đóng vai trò
chủ đạo trong sử dụng vốn của Ngân hàng vẫn là hoạt động cho vay. Hơn nữa thông
qua hoạt động cho vay Ngân hàng có khả năng tạo tiền hay mở rộng lượng tiền cung
ứng.
Bảng 4: Tình hình hoạt động cho vay giai đoạn 2007 – 2009
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Dư nợ tín dụng bình quân 503.7 672.3 986.8
Dư nợ tín dụng cuối kì 739.2 889.6 1123.5
Nợ quá hạn 10.6 7.4 4.5
Nguồn: Phòng tổng hợp tiếp thị - Vietinbank Hà Tây
Năm 2009 đánh dấu sự tăng trưởng mạnh về hoạt động tín dụng của
Vietinbank Hà Tây, góp phần không nhỏ trong tăng trưởng doanh thu cũng như lợi
nhuận của chi nhánh. Lợi nhuận tính đến 31/12/2009 đạt 57.7 tỷ đồng tăng gần 8 tỷ
so với năm 2008. Nhìn chung hoạt động tín dụng của chi nhánh trong những năm qua
đã có sự tăng trưởng rõ rệt, cụ thể:
Dư nợ tín dụng cuối kì năm 2008 đạt 889.6 tỷ đồng, tăng 20.3% so với năm
2007. Dư nợ tín dụng cuối kì năm 2009 đạt trên 1100 tỷ đồng, tăng gần 27% so với
cùng kì năm 2008.
Chất lượng tín dụng ngày càng được cải thiện rõ rêt, biểu hiện thông qua tỷ lệ
nợ quá hạn so với tổng dư nợ. Năm 2007 dư nợ quá hạn là 10,6 tỷ đồng chiếm gần
1,5% tổng dư nợ; đến năm 2008 con số này là 0.83% và tới năm 2009 giảm tiếp còn
0,4%.
3. Hoạt động tín dụng
Hoạt động dịch vụ của chi nhánh có bước phát triển vượt bậc, năm 2008 thu
dịch vụ ròng đạt 7.8 tỷ đồng tăng so với năm 2007 là 2.9 tỷ đồng, tức tăng 59.2%,
đến năm 2009 con số này đã đạt hơn 13 tỷ đồng, tương đương 66.6% so với năm
trước. Tuy nhiên kết quả phát triển sản phẩm dịch vụ và doanh thu dịch vụ còn phụ
thuộc vào tín dụng và chưa đa dạng, chủ yếu là từ thu thanh toán trong nước, thanh
Đoàn Thị Thùy Dung – CQ 480357
13
Chuyên đề tốt nghiệp
toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh. Các dịch vụ mới (ATM,, nhắn tin…) khả
năng thu còn chưa cao trong khi phải chấp nhận nhiều chi phí có tính chiến lược.
Bảng 5: Tình hình thu dịch vụ giai đoạn 2007 –2009
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 30/6/2009
Thu phí dịch vụ thẻ 105.3 256.2 731.8
Thu kinh doanh thương mại 3049.5 4860 7926.5
Thu phí dịch vụ kiều hối 898.6 1395.6 1065.3
Thu phí dịch vụ bảo lãnh 589.7 876.4 1821.7
Thu phí dịch vụ khác 102.2 123.5 784.6
Thu phí dịch vụ nội bộ 154.7 288.3 671.2
Nguồn: Phòng tổng hợp tiếp thị - Vietinbank Hà Tây
Với tốc độ tăng trưởng trung bình 300% /năm của thị trường thẻ Việt Nam
hiện nay, công tác phat hành và thanh toán thẻ của Vietinbank Hà Tây tiếp tục được
tiếp sức. Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và tiếp tục gia tăng nhiều tính năng tiện
ích cho chủ thẻ cũng như để hạn chế các vướng mắc phát sinh trong quá trình nâng
cấp hệ thống ATM chương trình khuyến mãi "Chuông reo bất ngờ, thời cơ hiếm có
với E-Partner".
Ngoài ra, nhằm mang đến sự thuận tiện cho chủ thẻ E-Partner trong việc sử
dụng các dịch vụ Ngân hàng, VietinBank đã ứng dụng và triển khai thành công dịch
vụ Ngân hàng trên mobile như: Dịch vụ SMS – Banking và dịch vụ VnTopup nhằm
dễ dàng thực hiện các giao dịch:chuyển khoản, quản lý chi tiêu qua tính năng tự động
thông báo biến động số dư bằng tin nhắn, vấn tin tài khoản và tra cứu thông tin Ngân
hàng mua sắm hàng hóa – dịch vụ trên các website điện tử.
4. Hoạt động khác
4.1. Hoạt động thanh toán và tài trợ thương mại
- Phát hành, thánh toán thư tín dụng nhập khẩu, thông báo, xác nhận thanh toán thư
tín dụng nhập khẩu.
- Nhờ thu xuất, nhập khẩu, nhờ thu hối phiếu trả ngay.
- Chuyển tiền trong nước và quốc tế.
- Chuyển tiền nhanh Western Union
- Thanh toán ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc
- Chi trả kiều hối…
4.2. Ngân quỹ
- Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap…)
Đoàn Thị Thùy Dung – CQ 480357
14
Chuyên đề tốt nghiệp
- Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương
phiếu…)
- Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ...
- Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát minh
sáng chế.
4.3. Thẻ và ngân hàng điện tử
- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA, MASTER
CARD…)
- Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card).
- Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking
4.4. Hoạt động khác
- Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ
- Tư vấn đầu tư và tài chính
- Cho thuê tài chính
- Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký
chứng khoán
- Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý nợ và khai
thác tài sản.
IV. Thực trạng công tác thẩm định dự án vay vốn tại NHTMCPCTVN – chi
nhánh Hà Tây.
1. Căn cứ thẩm định
- Căn cứ vào tài liệu, hồ sơ do khách hàng, phòng giao dịch, điểm giao dịch cung cấp.
- Căn cứ vào thông tin thu được trong quá trình phỏng vấn, liểm tra thực tế tại nơi sản
xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn.
- Thông tin từ các nguồn khác: CIC, cơ quan quản lý doanh nghiệp, thông tin từ
phòng quản lý chi nhánh, thông tin từ NHCT Việt Nam
2. Quy trình thẩm định dự án vay vốn tại NHTMCPCT Việt Nam – chi
nhánh Hà Tây
Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu của chi nhánh vì vậy hoạt động thẩm
định dự án có vai trò rất quan trọng, đó là cơ sở để quyết định hạn mức cho vay, thời
Đoàn Thị Thùy Dung – CQ 480357
15
Chuyên đề tốt nghiệp
gian cho vay để giảm thiểu được rủi ro nhất cho chi nhánh và mang lại sự hài lòng
nhất cho khách hàng. Vì vậy hoạt động thẩm định dự án phải theo một quy trình
nghiệp vụ cụ thể gồm những bước:
Bước 1: Cán bộ phòng khách hàng tiếp nhận nhu cầu sử dụng các sản phẩm và
các dịch vụ của Vietinbank từ khách hàng. Trên cơ sở nhu cầu của khách hàng, cán
bộ quan hệ khách hàng lập hồ sơ tin dụng gồm:
Giấy đề nghị vay vốn
Hồ sơ pháp lý của khách hàng
Hồ sơ về tình hình tài chính của khách hàng
Hồ sơ về dự án, phương án kinh doanh
Hồ sơ đảm bảo tiền vay
Khi tiếp nhận hồ sơ, can bộ quan hệ khách hàng lập phiếu tiếp nhận hồ sơ
- Khai thác thông tin từ CIC: CBTD gửi yêu cầu cho CIC đề nghị cung cấp thông tin
về khách hàng, quan hệ tín dụng của khách hàng tại các tổ chức tín dụng dến thời
điểm gần nhất.
- Gửi hồ sơ cho phòng quản lý rủi ro cấp trên nếu khoản vay phải thẩm định rủi ro
độc lập theo quy định của Tổng Giám Đốc.
Bước 2: CBTD, lãnh đạo phòng khách hàng thẩm định/tái thẩm định khách hàng
vay vốn, dự án đầu tư, biện pháp bảo đảm tiền vay và duyệt tờ trình thẩm định/tái
thẩm định
Đánh giá chung về khách hàng
Tình hình tài chính của khách hàng
Chấm điểm tín dụng khách hàng
Phân tích, đánh giá dự án đầu tư
Đánh giá về tài sản đảm bảo
Xem xét các báo cáo tài chính
Đánh giá toàn diện rủi ro và các biện pháp phòng ngừa
Đối với dự án có quy mô lớn, phức tạp thì CBTD báo cáo với lãnh đạo phòng để
trình GĐ hoặc PGĐ xem xét, quyết định mua thông tin, thuê cơ quan tư vấn có chức
năng thẩm định để thẩm định độc lập (nếu cần).
Bước 3: Lãnh đạo phòng khách hàng thực hiện kiểm tra lại các nội dung trong
Báo cáo đề xuất tín dụng, ghi ý kiến vào BCĐK ký kiểm soát và trình lên cấp trên.
Đoàn Thị Thùy Dung – CQ 480357
16
Chuyên đề tốt nghiệp
Bước 4: Báo cáo đề xuất tín dụng với đầy đủ chữ ký của CBTD và lãnh đạo
phòng khách hàng cùng toàn bộ hồ sơ tin dụng được trình người có thẩm quyền xem
xét phê duyệt khoản vay
- Trường hợp cấp tín dụng thuộc quyền quyết định của chi nhánh: yêu cầu bộ
phận thẩm định thuộc phòng khách hàng bổ sung hồ sơ, thông tin, giải trình các nội
dung chưa rõ.
- Trường hợp khoản vay vượt quá thẩm quyền của chi nhánh : Chuyển toàn bộ
hồ sơ lên Phòng khách hàng trụ sở chính kèm theo bộ hồ sơ bao gồm:
Tờ trình của chi nhánh
Tờ trình thẩm định/tái thẩm định của Phòng khách hàng
Báo cáo kết quả thẩm định rủi ro tín dụng
Biên bản họp hội đồng tín dụng cơ sở
Báo cáo thẩm định của cơ quan tư vấn
Hồ sơ pháp lý khách hàng
Tài liệu cung cấp thông tin của CIC
Bước 5: Thông báo cho khách hàng
3. Nội dung thẩm định
3.1. Thẩm định khách hàng vay vốn
3.1.1. Tư cách và năng lực pháp lý/pháp nhân, năng lực điều hành và quản lý sản
xuất kinh doanh của khách hàng.
- Đánh giá về lịch sử hoạt động của khách hàng: đánh giá chung về khả năng hiện
tại cũng như tính cạnh tranh của doanh nghiệp trong tương lai để biết liệu công ty có
thể đững vững trước những biến đổi của thị trường cũng như khả năng mở rộng hoạt
động trong thời gian tới.
- Đánh giá tư cách và năng lực pháp lý của khách hàng.
- Đánh giá mô hình tổ chức, bố trí lao động của doanh nghiệp.
- Đánh giá về năng lực quản trị điều hành của Ban lãnh đạo: trình độ chuyên môn,
kinh nghiệm quản lý, uy tín của người ra quyết định…
3.1.2. Đánh giá tình hình, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng
Thông tin cơ bản:
- Kiểm tra sự phù hợp về ngành nghề ghi trong ĐKKD với ngành nghề KD hiện
tại, phù hợp với dự án, phương án dự kiến vay vốn.
- Các sản phẩm, dịch vụ chủ yếu của doanh nghiệp.
Đoàn Thị Thùy Dung – CQ 480357
17
Chuyên đề tốt nghiệp
- Vị thế, danh tiếng và uy tín của khách hàng trên thị trường.
- Các đối thủ cạnh tranh của khách hàng.
- Chiến lược kinh doanh trong thời gian tới của doanh nghiệp.
Tình hình sản xuất kinh doanh
- Đánh giá năng lực sản xuất: thực trạng của máy móc thiết bị, nhà xưởng, công
nghệ sản xuất hiện tại, công suất hoạt động, chất lượng sản phẩm…
- Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào.
- Sản lượng và doanh thu: Những thay đổi về sản lượng và doanh thu theo năm về
số lượng và giá trị; những thay đổi về doanh thu.
- Đánh giá phương thức tiêu thụ và mạng lưới sản phẩm.
3.1.3. Phân tích triển vọng của khách hàng
Sử dụng phương pháp phân tích SWOT nhằm phân tích ngắn gọn điểm mạnh,
điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với khách hàng
3.1.4. Phân tích quan hệ tín dụng của khách hàng với Ngân hàng
- Phân tích quan hệ giao dịch của khách hàng với Vietinbank trong tất cả các loại
sản phẩm trong kỳ vừa qua.
- Xem xét quan hệ tín dụng của khách hàng với các tổ chức tín dụng khác.
- Đánh giá lợi ích trong mối quan hệ với khách hàng, tính toán lợi nhuận đối với
Vietinbank.
3.1.4. Thẩm định tình hình tài chính của khách hàng
Kiểm tra tính khớp đúng, hợp lý của Báo cáo tài chính:
- Báo cáo tài chính có đầy đủ không, đã được kiểm toán chưa
- Kiểm tra Bảng cân đối kế toán
- Kiểm tra Báo cáo kết quả kinh doanh
Phân tích tài chính khách hàng: Một số chỉ tiêu phân tích tài chính khách hàng
như:
- Chỉ tiêu thanh khoản.
- Nhóm chỉ tiêu hoạt động.
- Nhóm chỉ tiêu về cân nợ và cơ cấu tài sản, nguồn vốn.
- Nhóm chỉ tiêu thu nhập.
- Hiệu quả sử dụng lao động.
3.2. Những nội dung thẩm định dự án
3.2.1. Xem xét, đánh giá sơ bộ theo các nội dung quan trọng của dự án
Đoàn Thị Thùy Dung – CQ 480357
18
Chuyên đề tốt nghiệp
- Thẩm định khía cạnh pháp lý của dự án:
Theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về Quản
lý dự án đầu tư xây dựng công trình thì hồ sơ của doanh nghiệp bao gồm các hồ sơ cơ
bản sau:
+ Quyết định cho phép đầu tư của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.
+ Quyết định phê duyệt kỹ thuật và tổng dự toán.
+ Báo cáo nghiên cứu khả thi.
+ Các hợp đồng nhập khẩu, giao thầu, thoả thuận liên quan.
+ Và một số hồ sơ khác.
- Sự cần thiết đầu tư dự án, mục tiêu đầu tư của dự án.
Dự án này ra đời sẽ mang lại lợi ích cho những đối tượng nào? Có phù hợp
với mục tiêu chiến lược phát triển chung của đất nước, vùng, địa phương hay ngành,
lĩnh vực liên quan đến dự án hay không? Dự án ra đời có tác động đối với doanh
nghiệp, với xã hội ra sao? Việc lựa chọn thời điểm đầu tư, quy mô đầu tư, địa điểm
đầu tư, hình thức đầu tư có hợp lý không?
- Quy mô đầu tư: công suất thiết kế, giải pháp, công nghệ, cơ cấu sản phẩm, đầu ra
cho dự án, phương án tiêu thụ sản phẩm.
- Quy mô vốn đầu tư: tổng vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư theo nhiều tiêu chí (xây lắp,
thiết bị, vốn cố định, vốn lưu động…), phương án vốn để thực hiện dự án: vốn tự có,
vốn được cấp, vốn vay, vốn liên doanh liên kết…
- Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện dự án.
3.2.2. Phân tích thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án
a) Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm của dự án
- Mô tả sản phẩm dự án;
- Đặc tính của nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án;
- Tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ thay thế đến thời điểm thẩm định;
- Ước tính tổng nhu cầu hiện tại về sản phẩm, dịch vụ đầu ra của phương án;
- Dự tính tổng nhu cầu trong tương lai đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra
- Ước tính mức tiêu thụ gia tăng hàng năm của thị trường nội địa.
- Ước lượng khả năng xuất khẩu của sản phẩm.
Trên cơ sở phân tích quan hệ cung cầu, tín hiệu thị trường đối với sản phẩm, dịch vụ
đầu ra của dự án, nhận định về sự cần thiết và tính hợp lý của dự án đầu tư trên các
phương diện như: sự cần thiết phải đầu tư trong giai đoạn hiện nay, sự hợp lý của quy
mô đầu tư, cơ cấu sản phẩm, sự hợp lý về triển khai thực hiện đầu tư…
Đoàn Thị Thùy Dung – CQ 480357
19
Chuyên đề tốt nghiệp
b) Đánh giá tổng quan về cung sản phẩm
- Xác định năng lực sản xuất, khả năng cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nước hiện tại
của sản phẩm dự án, sản xuất trong nước đáp ứng bao nhiêu, nhập khẩu bao nhiêu…
- Dự đoán biến động của thị trường trong tương lai khi có dự án khác, đối tượng khác
tham gia thị trường.
- Sản lượng nhập khẩu trong những năm qua và dự kiến nhập khẩu trong thời gian
tới.
c) Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh sản phẩm của dự án
- Khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa: về hình thức, mẫu mã, chất lượng sản
phẩm dự án so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường, phù hợp với thị hiếu và xu
hướng tiêu dùng hay không, giá cả sản phẩm có phù hợp với xu hướng thu nhập, khả
năng tiêu thụ hay không …
- Khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế: có đạt tiêu chuẩn về chất lượng, vệ
sinh… để xuất khẩu hay không; quy cách chất lương mẫu mã giá cả có ưu thế gì,
d) Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối
- Sản phẩm dự kiến tiêu thụ theo phương thức gì, có cần mạng lưới phân phối hay
không, phương thức bán hàng là trả chậm hay trả ngay…
e) Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm dự án
Đưa ra dự kiến về khả năng tiêu thụ sản phẩm sau khi dự án đi vào hoạt động theo
các tiêu chí sau:
- Sản lượng sản xuất tiêu thụ hàng năm, sự thay đổi cơ cấu sản phẩm nếu dự án có
nhiều loại sản phẩm;
- Khách hàng có thể kịp thay đổi cơ cấu sản phẩm để phù hợp với tình hình thị trường
- Diễn biến giá bán sản phẩm, dịch vụ hàng năm.
3.2.3. Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án
Trên cơ sở hồ sơ dự án và đặc tính kĩ thuật của dây chuyền công nghệ, đánh giá khả
năng đáp ứng hoặc cung cấp nguyên vật liệu đầu ra cho dự án qua
- Nhu cầu nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất hàng năm
- Số lượng nhà cung ứng nguyên vật liệu đầu vào, đã có quan hệ từ trước hay mới
thiết lập, khả năng cung ứng, mức độ tín nhiệm.
- Chính sách nhập khẩu, biến động giá mua, giá nhập khẩu, tỷ giá… đối với nguyên
liệu đầu vào, đăc biệt là khả năng xây dựng vùng nguyên liệu đối với các dự án gắn
với vùng nguyên liệu.
Đoàn Thị Thùy Dung – CQ 480357
20
Chuyên đề tốt nghiệp
Tất cả những phân tích trên nhằm trả lời 2 câu hỏi lớn đó là: liệu dự án có chủ động
được nguồn nguyên liệu đầu vài hay không và những thuận lợi khó khăn đi kèm với
việc để có thể chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào là gì?
3.2.4. Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kĩ thuật
a) Địa điểm xây dựng
- Xem xét, đánh giá địa điểm có thuận lợi về mặt giao thông hay không, có gần các
nguồn cung cấp: nguyên vật liệu, điện, nước và thị trường tiêu thụ hay không, nằm
trong quy hoạch không …
- Cơ sở vật chất hạ tầng, đánh giá so sánh chi phí đầu tư của những dự án tương tự tại
địa điểm khác. Địa điểm đầu tư có ảnh hưởng lớn đến vốn đầu tư xây dựng dự án
cũng như giá thành và sức cạnh tranh đặc biệt nếu xa thị trường nguyên vật liệu, tiêu
thụ.
b) Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án
Công suất thiết kế dự án là bao nhiêu, có phù hợp với khả năng tài chính, trình độ
quản lý, thị trường tiêu thụ hay không…, là sản phẩm mới hay đã có trên thị trường,
quy cách phẩ chất mẫu mã sản phẩm, yêu cầu kĩ thuật đối với sản phẩm có cao hay
không .
c) Công nghệ thiết bị
- Quy trình công nghệ ở mức độ nào, tiên tiến hay hiện đại so với thế giới, có phù
hợp với trình độ Việt Nam hiện nay hay không, lý do lựa chọn công nghệ đó, phương
thức chuyển giao công nghệ,…
- Giá cả thiết bị, phương thức thanh toán, uy tín nhà cung cấp, thời gian giao nhận
hàng và lắp đặt thiết bị.
- Xem xét đánh giá số lượng, công suất, quy cách, chủng loại, danh mục máy móc
thiết bị, kiểm tra tính đồng bộ của dây chuyền, khi cần thay đổi sản phẩm thì thiết bị
có đáp ứng được hay không.
d) Quy mô, giải pháp xây dựng
- Xem xét về quy mô xây dựng, giải pháp kiến trúc có phù hợp với dự án hay không,
tổng dự toán/dự toán của các hạng mục công trình, tiến độ thi công công trình …
e) Môi trường và PCCC
Xem xét đánh giá các giải pháp về môi trường, PCCC của dự án có đầy đủ hay
không, đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hay chưa.
3.2.5. Đánh giá về phương diện tổ chức quản lý, thực hiện dự án
Đoàn Thị Thùy Dung – CQ 480357
21
Chuyên đề tốt nghiệp
- Xem xét kinh nghiệm trình độ tỏ chức vận hành của chủ đầu tư, đánh giá kinh
nghiệm khách hàng trong việc tiếp cận công nghệ mới, thiết bị mới.
- Xem xét năng lực uy tín của các nhà thầu, đánh giá nguồn nhân lực của dự án và
khả năng cung ứng nguồn nhân lực cho dự án.
3.2.6. Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi của phương án nguồn vốn
a) Tổng vốn đầu tư cho dự án
- Đánh giá xem tổng vốn đầu tư đã hợp lý hay chưa dựa trên cơ sở những dự án
tương tự đã thực hiện, phân tích sự khác biệt về suất đầu tư, phương án công nghệ,
hạng mục thi công… để tìm ra nguyên nhân và đưa ra nhận xét về tính hợp lý của
tổng vốn đầu tư cho dự án.
- Tổng vốn đầu tư đã tính đến các khoản cần thiết hay chưa, xem xét các yếu tố làm
tăng chi phí như: lạm phát, trượt giá, phát sinh khối lượng, tỷ giá thay đổi… từ đó
xác định mức tài trợ tối đa của ngân hàng đối với dự án.
b) Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án
Xem xét đánh giá về tiến độ thực hiên, nhu cầu cho từng giai đoạn như thế
nào, có hợp lý hay không; khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho từng giai đoạn để đảm
bảo tiến độ thi công, xem xét tỷ lệ của các loại nguồn vốn tham gia vào từng giai
đoạn có hợp lý hay không vì thông thường vốn tự có phải tham gia đầu tư trước. Căn
cứ vào đó để dự kiến tiến độ giải ngân, tính toán lãi vay, xác định thời gian vay trả.
c) Nguồn vốn đầu tư
Rà soát lại các nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án, đánh giá khả năng tham
gia của từng loại nguồn vốn, từ kết quả phân tích tình hình tài chính của chủ đầu tư
để đánh giá khả năng tham gia của vốn chủ sở hữu. Chi phí của từng loại nguồn vốn
cùng các điều kiện kèm theo… từ đó đánh giá tính khả thi của từng loại nguồn vốn.
Đoàn Thị Thùy Dung – CQ 480357
22
Chuyên đề tốt nghiệp
3. Đánh giá hiệu quả tài chính của dự án
3.3.1 Cơ sở tính toán
Nhứng phân tích đánh giá ở phần trên sẽ được lượng hóa thành những giả định để
phục vụ cho quá trình tính toán cụ thể như sau:
- Đánh giá về tính khả thi của nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư nhằm tính toán chi
phí đầu tư ban đầu, chi phí vốn (lãi, phí vay cố định), chi phí sửa chữa TSCĐ, khấu
hao TSCĐ trích hàng năm, nợ phải trả.
- Đánh giá về mặt thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự
án, phương án tiêu thụ sản phẩm nhằm tính toán mức huy động công suất so với công
suất thiết kế, doanh thu dự kiến hàng năm.
- Đánh giá khả năng cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu vào cùng với đặc tính dây
chuyền công nghệ để xác định giá thành dơn vị sản phẩm, tổng chi phí sản xuát trực
tiếp.
- Căn cứ vào tốc độ luân chuyển vốn lưu động hàng năm của dự án, của các
doanh nghiệp cùng ngành nghề và mức vốn lưu động tự có của chủ dự án để xác định
nhu cầu vốn lưu động, chi phí vốn lưu động hàng năm.
- Các chế độ thuế hiện hành, các văn bản ưu đãi riêng đối với dự án để xác định
phần trách nhiệm của chủ dự án đối với ngân sách…
3.3.2. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính
Trong quá trình tính toán, có 2 nhóm chỉ tiêu chính cần được đề cập, đó là
- Nhóm chỉ tiêu về tỉ suất sinh lời của dự án:
+ NPV
+ IRR
+ ROE (đối với những dự án có vốn tự có tham gia).
+ BEP (sản lượng, doanh thu hòa vốn).
- Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ:
+ Nguồn trả nợ hàng năm.
+ Thời gian hoàn trả vốn vay.
+ DSCR – chỉ số đánh giá khả năng trả nợ dài hạn của dự án.
Ngoài ra, tùy theo đặc điểm và yêu cầu cụ thể của từng dự án, các chỉ tiêu khác như:
khả năng tái tạo ngoại tệ, khả năng tạo công ăn việc làm, khả năng đổi mới công
nghệ, đào tạo nhân lực… cũng được đề cập.
Cách tính toán các chỉ tiêu tài chính của dự án
Đoàn Thị Thùy Dung – CQ 480357
23
Chuyên đề tốt nghiệp
Bước 1: Xác định mô hình dự án.
Bước 2: Phân tích, ước định số liệu, cơ sở tính toán.
Trên cơ sở những phân tích đánh giá thị trường, cung, cầu sản phẩm của dự
án, báo cáo khả thi, báo cáo tài chính 3 năm tới và cơ sở tính toán,CBTD ước tính:
Sản lượng tiêu thụ, giá bán, doanh thu, nhu cầu vốn lưu động, chi phí bán hàng, chi
phí nguyên vật liệu đầu vào,chi phí nhân công, chi phí quản lý, khấu hao, chi phí tài
chính, thuế…
Bước 3: Thiết lập các bảng tính thu nhập và chi phí.
- Thiết lập bảng tính thu nhập và chi phí
- Thiết lập các bảng tính trung gian
+ Bảng tính sản lượng và doanh thu.
+ Bảng tính chi phí hoạt động:
Bảng tính chi phí nguyên vật liệu.
Bảng tính chi phí quản lý, bán hàng.
+ Lịch khấu hao
+ Tính toán lãi vay vốn
Bảng lãi vay vốn trung, dài hạn.
Bảng lãi vay vốn ngắn hạn.
+ Bảng tính nh cầu vốn lưu động
Bước 4: Thiết lập báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ, tính toán
khả năng sẵn sàng trả nợ của dự án, phân tích độ nhạy và phân tích viễn cảnh
- Lập báo cáo kết quả kinh doanh.
- Lập bảng cân đối trả nợ.
- Lập bảng tính điểm hòa vốn.
- Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Các công thức tính toán hiệu quả dự án
- NPV :giá trị hiện tại thuần của dự án
Cú pháp hàm NPV trong Excel: f(x) = NPV (rate, value 1, value 2,..)
Trong đó :
+ Value 1, value 2,..: giá trị các dòng tiền ròng trong từng năm của dự án.
+ Rate: lãi suất chiết khấu.
Tiêu chí lựa chọn: dự án có NPV
≥
0
- IRR: tỷ suất nội hoàn; dùng để tính tỷ suất sinh lời nội bộ của dự án.
Cú pháp hàm IRR trong excel: f(x) = (value, guess)
Đoàn Thị Thùy Dung – CQ 480357
24
Chuyên đề tốt nghiệp
+ Value: các ô tham chiếu chứa các giá tị dòng tiền ròng từng năm của dự án.
+ Guess: là số dự doán gần đúng với giá trị IRR
Tiêu chí lựa chọn: dự án có IRR
≥
tỷ lệ chiết khấu
- Phân tích độ nhạy: khảo sát sự thay đổi các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của
dự án (NPV, IRR,...) khi các yếu tố liên quan thay đổi nhằm xác định hiệu quả của dự
án trong điều kiện biến động của các yếu tố đầu vào.
Bước 5: Lập báo cáo cân đối.
Nhằm đánh giá sơ lược tình hình tài chính của dự án, đồng thời tính toán các
tỷ số như: tỷ số thanh toán, đòn cân nợ của dự án trong các năm kế hoạch, từ đó lập
bảng cân đối kế hoạch.
3.4. Phân tích rủi ro dự án
Việc tính toán các chỉ tiêu tài chính như trên chỉ đúng trong trường hợp dự án
không bị ảnh hưởng bởi bất kì một rủi ro nào. Song một dự án đầu tư, từ khâu chuẩn
bị đến thực hiện đầu tư đều phải đối mặt với nhiều rủi ro khác nhau. Vì vậy, việc
đánh giá, phân tích, dự đoán các rủi ro có thể xảy ra là hết sức cần thiết nhằm tăng
tính khả thi của phương án đầu tư cũng như chủ động các biện pháp phòng ngừa,
giảm thiểu rủi ro. Sau đây là một số loại rủi ro thường gặp:
- Rủi ro cơ chế chính sách.
- Rủi ro xây dựng.
- Rủi ro thị trường, thu nhập, thanh toán.
- Rủi ro về cung cấp.
- Rủi ro môi trường xã hội.
- Rủi ro kĩ thuật và vận hành.
- Rủi ro kinh tế vĩ mô…
Tùy vào từng loại rủi ro, cần đề xuất ra các biện pháp giảm thiểu phù hợp
4. Phương pháp thẩm định áp dụng tại Vietinbank Hà Tây
Để công tác thẩm định và cho vay đạt được hiệu quả cao nhất thì các ngân hàng
nói chung cũng như Vietinbank Hà Tây nói riêng đều phải sử dụng kết hợp linh hoạt
các phương pháp thẩm định sau:
- Phương pháp so sánh các chỉ tiêu.
Đoàn Thị Thùy Dung – CQ 480357
25