Tải bản đầy đủ (.doc) (141 trang)

giao an hình thái giải phẫu thực vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.81 KB, 141 trang )

HÌNH THÁI - GIẢI PHẪU HỌC THỰC VẬT
( 60 tiết)
Tiết 1
MỞ ĐẦU
Ngày soạn :
Ngày giảng :
Lớp : SH 13
Mục tiêu : Sau khi học xong :
Kiến thức :
SV trình bày được những đặc điểm chung nhất của TV và vai trò của TV trong thiên
nhiên và trong đời sống con người.
- Trình bày được đối tượng của môn học là hệ thống tổ chức của cơ thể; nhiệm vụ của bộ
môn là tìm hiểu các quy luật về hình thái cấu tạo cơ thể TV trong quá trình phát triển và
thích nghi với môi trường.
- Hiểu sơ lược được các PP nghiên cứu và mối quan hệ của HTGPTV với các môn KH
khác.
Kĩ năng :
- Hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu giáo trình, kĩ năng hoạt động nhóm.
Chuẩn bị :
GV : Bài soạn, giáo trình, tài liệu tham khảo.
SV : + nghiên cứu trước nội dung của bài.
+ giáo trình, tài liệu tham khảo, SGK Sinh học 6.
Nội dung bài học :
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ GIỚI THỰC VẬT.
1. Đặc điểm chung của Thực vật.
( ? Kể tên các giới Sinh vật trong sinh giới ? Đặc điểm chung của các giới đó?)
- Khái quát chung về thế giới sinh vật :
+ Thế giới sinh vật gồm : ( ĐV, TV, VK, nấm….)
 Giới khởi sinh.
 Giới nguyên sinh.
 Giới nấm.


 Giới thực vật.
 Giới động vật.
=> Đều có chung những tính chất sống : TĐC, sinh trưởng, phát triển… Tuy nhiên mỗi
nhóm có những nét đặc trưng riêng.
( ? Đặc điểm khác biệt nhất của TV so với các SV khác ?)
- Đặc điểm nổi bật nhất của TV là phương thức dinh dương tự dưỡng : là khả năng tự
tổng hợp chất hữu cơ từ thức ăn nhận của môi trường (nước, muối khoáng hòa tan, CO
2
)
thông qua phản ứng hóa học, nhờ năng lượng của ánh sáng mặt trời (quang tổng hợp).\
Note: 1 số vi sinh vật cũng có khả năng tự dưỡng nhờ năng lượng hóa học, sinh ra trong
quá trình (O) chất vô cơ (hóa tổng hợp).
- Đặc điểm phổ biến của TV : hầu hết đều có đời sống cố định (trừ 1 số tảo đơn bào
chuyển động nhờ roi).
- Thực vật cũng có khả năng cảm ứng.
* Kết luận :
TV là 1 bộ phận của sinh giới, nó bao gồm những cơ thể sống khác nhau, nhưng
đều có 1 đặc tính chung cơ bản là khả năng tự dưỡng (khác với ĐV, vi khuẩn, nếu không
có khả năng này).
2. Vai trò của TV trong thiên nhiên và trong đời sống con người. (SV thảo luận).
( ? Phân tích vai trò của Thực vật ?)
- Đối với đời sống con người :
• Cung cấp lương thực, thực phẩm , O
2
.
• Cung cấp thuốc chữa bệnh.
• Nguyên liệu cho công nghiệp.
- Đối với thiên nhiên :
• Cân bằng khí CO
2

, O
2
trong khí quyển.
• Tạo ra nguồn thức ăn đối với sinh vật khác.
• Điều hòa khí hậu, giảm tác hại của gió bão, hạn chế xói mòn, lũ lụt,
hạn hán, ô nhiễm môi trường.
• Tham gia đảm bảo chu trình chuyển hóa vật chất trong tự nhiên.
=> Không có giới TV thì không có sự sống trên trái đất.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA HT - GPH THỰC VẬT.
( ? Khái niệm HTGPH Thực vật ?).
- HT - GPH Thực vật là khoa học nghiên cứu hình dạng bên ngoài và cấu trúc bên
trong của cơ thể Thực vật.
( ? Đối tượng cụ thể của môn học ?).
- Đối tượng : là hệ thống tổ chức của cơ thể từ TB cùng các bào quan đến từng loại
mô, từng loại cơ quan và toàn bộ cây -> tạo nên 1 thể thống nhất.
( ? Phân tích và rút ra nhiệm vụ cơ bản của môn học ?).
- Nhiệm vụ : tìm hiểu các quy luật hình thái ngoài và cấu tạo trong của cơ thể TV
trong quá trình phát triển thích nghi môi trường sống.
III. QUAN HỆ GIỮA HT GPH THỰC VẬT VỚI CÁC MÔN KHOA HỌC
KHÁC.
(SV thảo luận).
HT - GPH Thực vật cung cấp các kiến thức cơ sở cho nhiều môn khoa học khác.
Với PLTV :
• trước đây dựa vào dấu hiệu hình thái -> phân loại cây.
• Từ TK 16 đến nay : dựa vào đặc điểm hình thái cơ quan sinh sản và cơ quan sinh
dưỡng để làm tiêu chuẩn phân loại.
Các đặc điểm giải phẫu được dùng để phân loại không những ở các bậc phân loại
lớn (họ, chi) mà cả đến loài và dưới loài.
Với môn cổ TV học :
Sử dụng PP nghiên cứu HTGP để xác định lịch sử phát triển của TV, giúp định tuổi các

tầng của lớp vỏ trái đất.
Với môn SLHTV :
Dựa vào các đặc điểm giải phẫu -> giải thích được các hoạt động sinh lý của cây, mối quan
hệ giữa cấu trúc và chức năng của các cơ quan trong cơ thể.
Với STHTV :
Nhờ các dấu hiệu biến đổi về hình thái, giải phẫu các cơ quan khác nhau của cây, của các
cá thể hoặc của 1 số loài nhất định mà có thể giải thích được các hình thức thích nghi
khác nhau của cơ thể với điều kiện sống bên ngoài.
Với môn BVTV :
Nhờ giải phẫu các bộ phân của cây => biết được các loại nấm, vi khuẩn, virut kí sinh gây
bệnh cho cây, chủ yếu trong các loại TB, mô nào ? -> sự phản ứng lại của TB ?
Ngành dược :
Nhờ giải phẫu sinh sản -> phân biệt loài thất, giả, lành, độc.
Với lâm nghiệp :
Xác định chất lượng gỗ.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HT - GPH THỰC VẬT.
(GV giới thiệu).
PP chủ yếu :
 Quan sát tự nhiên.
 Tiến hành GP trong phòng thí nghiệm.
 So sánh các mẫu vật thu thập.
 Phân tích, tổng hợp, rút kết luận.
 Quan sát trên cơ thể sống, trên bộ phận chết của cây.
 Quan sát trong quá trình phát triển cá thể cũng như chủng loại phát
sinh.
 Quan sát bằng PP ngân mủn, nhuộm màu, nuôi cấy mô….
Bài tập :
Tham khảo thêm phần lịch sử nghiên cứu…
Nghiên cứu trước phần đại cương và cấu trúc TB TV ở chương I
CHƯƠNG I : TẾ BÀO THỰC VẬT (8 tiết : 4 tiết lí thuyết – 4 tiết cemina)

Tiết 2
ĐẠI CƯƠNG VỀ TẾ BÀO THỰC VẬT - CẤU TRÚC TẾ BÀO.
Ngày soạn :
Ngày giảng :
Lớp :
Mục tiêu :
a) Kiến thức :
SV phân tích được TB là đơn vị cấu tạo cơ bản của cơ thể sống có hình dạng, kích thước
khác nhau tùy loại mô, cơ quan, tùy loài TV.
Trình bày sơ lược ba nét đặc trưng về cáu trúc của mọi TB sống. Qua đó phân biệt được
TB nhân sơ và TB nhân chuẩn, TB tV và TB ĐV trên những nét đại cương.
Nắm được cấu trúc, chức năng của màng sinh chất và chất TB.
b) Kĩ năng :
SV hình thành kĩ năng tự học, kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
Hình thành kĩ năng vẽ hình.
Chuẩn bị :
GV : Bài soạn, giáo trình, tài liệu tham khảo.
SV :
 nghiên cứu trước nội dung của chương.
 Sách GK SH 6, SH 7, giáo trình, tài liệu liên quan
Nội dung bài học :
I. ĐẠI CƯƠNG VỀ TẾ BÀO THỰC VẬT.
1. Vài sự kiện mở đầu về lịch sử nghiên cứu TB.
SV tự nghiên cứu và trả lời câu hỏi :
Trình bày những nét sơ lược về sự phát hiện TB và sự phát minh ra học thuyết TB ?
So sánh sự giống nhau và khác nhau của TB nhân sơ và TB nhân chuẩn ?
(Dựa vào bẳng 1 trang 22)
2. Khái niệm chung về TB thực vật.
( ? Vì sao nói TB là đơn vị cấu tạo của cơ thể sống ? ví dụ chứng minh ?)
TB là đơn vị cấu tạo cơ sở của cơ thể sống :

Tất cả mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ TB. Có những cơ thể TV được cấu tạo từ 1
TB. Ví dụ như, cơ thể đơn bào: Tảo tiểu cầu : chlorella, Tảo chlamydonronas. Trong đó
mọi quá trình sống (sinh trưởng, phát triển, ĐH, DH) đều do bản thân TB đó đảm nhiệm
và TB là 1 đơn vị sống độc lập. Một vài trường hợp có cấu tạo cộng bào, ví dụ như tảo
thông tâm, tảo không đốt. Cơ thể gồm nhiều TB thông nhau, không có vách ngăn giữa
các TB.
Đa số TV có cấu tạo đa bào, nghĩa là cơ thể gồm nhiều TB, phân hóa thành nhiều nhóm
TB khác nhau về hình dạng, nhưng chuyên hóa về chức năng -> mô -> cơ quan.
 Cấu trúc TB phức tạp, gồm nhiều bộ phận nhỏ tạo thể thống nhất đảm bảo
chức năng sống.
 Trong TB, các bộ phận đều đạt đến mức độ phân hóa về cấu cấu tạo và chức
năng rất cao.
 TB là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài của những dạng sống nguyên
thủy, chưa có cấu tạo TB điển hình,
=> TB không phải là những dạng đầu tiên đơn giản nhất của sự sống.
3. Hình dạng, kích thước TB.
3.1. Hình dạng.
( ? Quan sát H
1.1
-> nnhận xét gì về hình dạng, kích thước TB TV ?).
TB TV có nhiều hình dạng khác nhau, tùy thuộc từng mô, từng loại TV.
 Tảo tiểu cầu chlorella : hình cầu.
 Tảo lục đơn bào chlamydomonas : hình trứng.
 Ngoài ra có tảo hình lưỡi liềm : tảo lưỡi liềm
 Các TB ở các mô TV bậc cao có thể phân thành 2 nhóm TB theo hình dạng liên
quan tới chức năng.
+ Các TB mô mềm -> tròn ở góc : chiều dài ≈chiều rộng.
+ Các TB mô dẫn (hình thoi ) : chiều dài >> chiều rộng.
+ Các TB mô nâng đỡ (dài, 2 đầu vót nhọn) : chiều dài >> chiều rộng.
3.2. Kích thước :

• Biến đổi, nhìn chung nhỏ bé, TB 10 - 1000 µm.
• Có những TB lớn : tép bưởi, sợi bông, TB thịt quả dưa hấu…
4. Các thành phần cơ bản của TB TV.
( Quan sát H
1.2
-> chỉ ra những thành phần cơ bản có thể nhận biết ?)
( Thành phần nào là quan trọng và không thể thiếu ở 1 TB sống ?)
TB TV :
+ Màng TB (vách TB)
+ Chất TB - các bào quan :
 ty thể.
 lạp thể.
 thể gon gi
 lưới nội chất
 Chất dự trữ
 Không bào.
+ Nhân TB.
Chất không sống
( ? So sánh TB TV với TB ĐV ?)
TB TV khác TB ĐV ở những đặc điểm cơ bản:
+ Có vách xenlulo.
+ Lạp thể.
+ Không bào chứa dịch TB
II. CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO
1. Màng sinh chất.
( Quan sát H
1.3
, trình bày cấu tạo màng sinh chất ?)
Đặc điểm cấu tạo Chức năng
Là lớp màng mỏng, chiều dày 5 -9 nm, bao bọc

bên ngoài khối chất TB.
Cấu tạo gồm :
• Tầng kép lipit với các phân tử photpho lipit
phân cực, đầu ưa nước hướng ra ngoài đầu
ghét nước hướng vào trong.
• Các phân tử Pr định khu trên bề mặt màng,
đâm 1 phần hoặc xuyển qua lớp lipit kép,
liên kết chặt chẽ với lớp lipit kép đó qua
chuỗi axit béo.
• Trên màng có các prenzim, Pr chất nhân, Pr
tạo kênh vẻ ion, Pr điều hòa và Pr cấu trúc.
• Là màng chắn, bao bọc và bảo vệ
các phần bên trong, có tính thấm
chọn lọc, ngăn cản các chất có hại
xâm nhập vào TB, giúp bảo vệ
TB.
• Vận chuyển các chất qua màng TB
• Trên màng xảy ra các phản ứng
enzim giúp TB TĐC với môi
trường ngoài.
• 1 số chức năng khác : thụ cảm,
điều hòa, bài tiết.
( ? Chức năng quan trọng nhất của màng sinh chất ?)
-> chức năng quan trọng nhất của màng sinh chất : TĐC giữa TB và môi trường ngoại bào
: ngăn cản chất có hại vào TB; cho các chất cần thiết đi vào TB; thải các sản phẩm TĐC,
chất có hại….
=> Quá trình TĐC đó qua 2 phương thức vận chuyển chất qua màng….
2. Chất tế bào
Là khối chất nguyên sinh nằm trong màng sinh chất và bao quanh nhân. Trong chất TB
chưa nhiều bào quan khác nhau.

( ? So sánh chất TB ở TB non và TB già ? Cho ví dụ ?).
• TB non : Chất TB chiếm phần lớn và hầu hết khoang TB.
• TB càng già -> TB chất chỉ còn 1 lớp rất mỏng nằm sát màng sinh chất (do không
bào phát triển).
2.1. Thành phần hóa học của TB chất.
( ? Khái quát về thành phần hóa học của TB chất ?) ( Hoàn thiện bảng ?)
Gồm :
• Pr : 10 - 20%
• Li : 2 - 5%
• G : 1 - 2%
• K' : 1%
• H
2
O : 70 - 80%
Bảng 1 Cấu tạo, tích chất, vai trò các TP hóa học của chất TB
Thành phần
hóa học, Tỉ
lệ %
Cấu tạo, tính chất Vai trò
Protein
10 - 20%
• Được cấu tạo từ C.H.O.N và S, P.
• Là đại phân tử gồm nhiều đơn
phân là các a.a.
• Gồm Pr đơn giản và Pr phức tạp.
• Cấu trúc nên TB
• Vận chuyển các chất.
• Xúc tác các phản ứng sinh
hóa.
Lipit

2 - 5%
• Được cấu tạo từ C.H.O
• Là những este của glixerin và axit
béo.
• Là sản phẩm của sự TĐC.
• Thành phần cấu trúc nên TB.
• Cung cấp năng lượng cho TB.
Gluxit
1 - 2%
• Được cấu tạo từ C.H.O
• Gồm :
+ đường đơn : glucozo, ribozo và
dioxyribozo.
+ đường phức : tinh bột, saccarozo
• Cung cấp năng lượng cho TB.
• Tham gia trong TĐC của TB.
• Tham gia các cấu trúc của TB.
Các thành
phần vô cơ
(K')
1%
• Các chất muối hoặc hợp chất với
Pr, G, Li.
• Các muối thường ở trạng thái
phân ly thành các ion mang điện
tích dương.
• Tham gia trong TĐC của TB.
• Điều hòa áp suất T2 của TB.
Nước
70 - 80%

• Có 2 dạng nước:
- Nước liên kết bao quanh các
phân tử keo.
- Nước tự do.
• Duy trì độ bền của keo nguyên
sinh nơi tiến hành mọi quá
trình sinh hóa trong TB.
• - Hòa tan các chất khoáng.
2.2. Tính chất lý học của chất TB
Là chất lỏng không màu, hơi trong suốt, có tính đàn hồi, không hòa tan trong nước, chiết
quang hơn nước ở nhiệt độ 50 - 60
0
C -> chất TB mất khả năng sống.
Chất TB là dạng chất keo nhớt, cấu tạo bởi các phân tử nhỏ gọi là mixenkeo : không tan
trong nước, gây chuyển động Brao (mixen cùng dấu đẩy nhau). Độ nhớt của chất TB có
thể thay đổi:
( ? Sự thay đổi độ nhớt có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống TB ?)
Trạng thái lỏng (SOC) <-> trạng thái đặc (GEE) -> Chất TB luôn có hình dạng ổn định
(GEE), trạng thái SOE đặc trưng cho độ nhớt của chất TB.
Ý nghĩa :
• Giúp TB thích nghi với những thay đổi của môi trường sống.
• Tăng tính chống chịu của TB.
• Giúp cho quá trình TĐC của TB diễn ra bình thường.
2.3. Cấu trúc của chất TB - mạng lưới nội chất
( ? SV thảo luận và nêu được : Chức năng của chất TB và mạng lưới nội chất ?).
Cấu trúc : chất TB gồm 2 lớp màng mỏng :
 Giới hạn phía ngoài là màng sinh chất, sát vách TB.
 Giới hạn phía trong giáp không bào -> màng không bào.
Màng không bào : cấu tạo giuống màng sinh chất; có tính thấm chọn lọc chỉ cho nước và
các chất cần thiết đi qua.

Mạng lưới nội chất: Cấu trúc màng mỏng còn có ở bên trong chất TB tạo hệ thống phức
tạp gồm các giọt hay các túi nhỏ, ống nhỏ và các khoang làm thành 1 mạng liên tục gọi là
mạng lưới nội chất, trên có các hạt riboxom.
Chức năng của mạng lưới nội chất:
 Vai trò giao thông nội bào: vận chuyển các chất từ môi trường -> TB
chất ; liên lạc giữa các cấu trúc nội bào.
 Vai trò tổng hợp chất: sinh tổng hợp các chất (Pr).
Thể nền: Bên ngoài các màng mỏng của mạng lưới nội chất là 1 thể trong suốt (thể nền)
là chất cơ sở của chất TB.
Chất tế bào : màng sinh chất
Màng không bào
2.4. Tính chất sinh lý của TB chất.
a, Tính thấm :
Là khả năng hút được chất nào đó từ môi trường ngoài vào TB và ngược lại nhả ra 1 số
chất vào môi trường khi nồng độ dung dịch trong môi trường và TB chênh lệch nhau.
Chất TB được coi như là 1 màng bán thấm có chọn lọc, được biểu hiện rõ trong hiện
tượng nguyên sinh và phản co nguyên sinh.
Thí nghiệm : Trang 35 …
( ? Trình bày thí nghiệm và giải thích?)
b) Sự chuyển động của chất TB.
Có thể là sơ cấp hoặc thứ cấp, chuyển động sơ cấp xảy ra trong điều kiện bình thường, Tb
không bị các yếu tố bên ngoài tác động đến. Chuyển động thứ cấp do các yếu tố tác động
như : nhiệt độ, ánh sáng…
Trong khi chuyển động: chất TB đã lôi kéo sự chuyển động của các bào quan và các vật
thể khác. Thường gặp 2 kiểu chuyển động rõ nhất của chất TB: Chuyển động vòng (ở lá
cây thủy sinh); chuyển động tia (lông bí đao, mướp).
2.5. Sự liên lạc giữa các TB - sợi liên bào.
( ? Các TB trong cơ thể đa bào liên lạc với nhau như thế nào ?
Mạng lưới nội chất và chất nền
Ý nghĩa của sự liên lạc giữa các TB đối với hoạt động sống của cơ thể ?).

Chất TB của các TB cạnh nhau được liên hệ chặt chẽ với nhau nhờ những sợi mảnh bằng
chất TB xuyên qua vách => sợi liên bào.
Chức năng của sợi : TĐC và dẫn truyền kích thích.
Bài tập :
Trả lời câu hỏi trong trang 26.
Nghiên cứu trước nội dung : các bào quan, nhân TB…
CHƯƠNG I : TẾ BÀO THỰC VẬT (Tiếp theo)
Tiết 3, 4:
CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO (tiếp)
CÁC BÀO QUAN - NHÂN TẾ BÀO.
Ngày soạn :
Ngày giảng :
Lớp :
Mục tiêu:
a) Kiến thức :
- SV phân biệt được 1 số bào quan cơ bản trong TB TV qua đặc điểm cấu tạo và
chức năng của chúng.
- Trình bày được cấu tạo và chức năng của nhân TB, phân biệt được sự sai khác
giữa chất nhân và hạch nhân.
b) Kĩ năng :
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tự học, kĩ năng phân tích, so sánh.
- Kĩ năng vẽ hình.
Chuẩn bị:
GV : Bài soạn, giáo trình, tài liệu tham khảo.
SV : + Nghiên cứu trước nội dung bài học.
+ Giáo trình, SGK SH6.
Nội dung bài học :
II. CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO (tiếp theo).
3. Các bào quan.
3.1. Lạp thể : là cơ quan nhỏ, đặc trưng cho TB TV.

- Gồm 3 loại :
+ Lạp lục (lục lạp).
+ Lạp màu (sắc lạp).
+ Lạp không màu (vô sắc lạp).
a) Lục lạp:
( ? Quan sát H
1.8
-> lạp lục có hình dạng ?).
- Có trong các phần xanh của cây.
- Hình dạng :
+ Hình cầu (TV bậc cao).
+ Hình sao (tảo sao).
+ Hình mạng (tảo sinh đốt).
+ Hình dải xoắn (tảo xoắn)
Thể màu
- Kích thước : 4 - 10 μm ( TV bậc cao).
( ? Sự tăng số lượng lạp lục ở TV bậc cao có ý nghĩa gì ?)
- Số lượng ở TV bậc cao có vài trăm lạp lục /TB, ở tảo chỉ có vài thể màu.
- Cấu tạo :
+ Phía ngoài : màng kép 2 lớp mỏng.
+ Phía trong : -> chất đệm : nhiều tấm mỏng song song, nhiều hạt nhỏ, dẹp.
=> Tấm mỏng và hạt nằm trong chất nền lipoprotrin, chất nền có thể có hạt TB, giọt
dầu…
- Thành phần hóa học gồm :
+ Pr, Li, G, chất màu, a.nu
+ Chủ yếu là chất DL và carotinoit
- Chất diệp lục (clorophin): Phân bổ ở những ví trí nhất định của các hạt nhỏ trong lạp
lục. Có nhiều loại diệp lục, ở TV bậc cao có 2 loại diệp lục cơ bản
-> DL a : C
55

H
72
O
5
N
4
Mg -> màu lam.
-> DL b : C
55
H
70
O
6
N
4
Mg -> màu vàng lục.
 Ý nghĩa :
Lục lạp là trung tâm của hiện tượng quang hợp.
6H
2
O + 6CO
2
C
6
H
12
O
6
+ 6O
2


Carotinoit : carotin : màu đỏ (màu cam).
Xantophin : màu vàng.
( ? Liên hệ thực tế sự đổi màu của lá ?).
=> Trong lá Carotinoit thường bị màu của DL át đi -> lá có màu xanh (màu lục)
-> mùa thu : hàm lượng DL giảm -> lá màu vàng.
b) Lạp màu :
- Trong lạp màu không có DL, có các sắc tố có màu :
DL
ASMT
+ Xartofin : màu vàng.
+ Carotin : màu cam.
+ Licopin : màu đỏ.
- Có trong thành phần của hoa quả -> thu hút sâu bọ thụ phấn.
- Hình dạng lạp màu thay đổi : hình cầu, hình kim, hình que.
c) Lạp không màu :
- Lạp thể nhỏ nhất, có trong các cơ quan không màu của cây (ngọn, rễ, ngọn thân, hạt,.)
- Hình dạng: hình cầu, hình trứng, hình thoi.
- Thường tập trung quanh nhân.
-> Vai trò: liên quan tới sự tạo thành chất dinh dưỡng dự trữ G -> TB -> lạp bột (nhiều
trong TB biểu bì, mô mềm).
+ Tạo Pr -> lạp đạm (hạt).
+ Tạo Li -> lạp dầu (TB lá-cây 1 lá mầm).
Chú ý: Các dạng lạp thể : có cùng nguồn gốc từ thể trước lạp ; có thể biến đổi, chuyển hóa
lẫn nhau.
( ? Quan sát H
1.11
giải thích sơ đồ quan hệ phát sinh giữa các lạp thể ? Cho ví dụ về sự
biến đổi chuyển hóa các dạng lạp thể ?).
Sơ đồ chuyển hóa :

3.2. Thể sợi hay ty thể.
- Là những thể nhỏ, nhiều dạng : que, sợi, hạt….phân bổ rải rác trong TB chất.
- Kích thước : 0,5 - 7 μm x 0,5 - 1 μm.
- Cấu trúc :
Lạp lục
Lạp không màu
Lạp màu
+ Ngoài là lớp màng kép -> giữa 2 lớp màng là chất trong suốt.
+ Trong là cơ chất (chất nền) cấu tạo bằng Pr.
- Từ lớp màng trong nhô ra những tấm hình răng lược đâm vào khối chất nền -> chia
thành nhiều ngăn hở nhỏ. Trên màng trong còn có các hạt cực nhỏ, chứa enzim làm nhiệm
vụ xúc tác quá trình oxi hóa và giải phóng NL trong phân tử ATP được hình thành trên ty
thể.
- Số lượng ty thể trong các TB khác nhau, trạng thái sinh lý khác nhau-> không giống
nhau:
+ TB non đang doạt động mạnh -> nhiều ti thể.
+ TB đã phân hóa -> ti thể ít hơn.
- Phân bố của ti thể : phân bố đều hoặc tập trung từng chỗ : màng sinh chất có nhiều ti thể
-> cung cấp NL cho TĐC.
- Chức năng :
+ Chuyển hóa NL trong TB.
+ Trung tâm hô hấp và trung tâm NL của TB.
+ Sự có mặt của ADN, ARN trong ti thể cho phép ti thể tham gia vào sự DT
của chất TB, tham gia tổng hợp ARN và các Pr đặc trưng riêng.
( ? Nhận xét về mối quan hệ chức năng giữa ti thẻ là lạp lục ?).
3.3. Phức hệ golgi :
- Nằm rải rác trong chất TB, số lượng thay đổi,
- Cấu tạo gồm 2 phần :
+ Hệ thống màng kép hoặc các túi dẹt, kín song song với nhau. Chiều dày mỗi
màng 60 - 70 nm, khoảng cách giữa các túi (màng) 20 - 50 nm. Cấu tạo bởi các

phân tử Pr và Li.
+ Các bọng nhỏ hay các không bào nhỏ nằm cạnh hoặc giữa các túi dẹt.
- Chức năng :
+ Có vai trò tiết.
+ Tập trung các sản phẩm để thải ra ngoài.
+ Tham gia tổng hợp polisacarit và glucoprotet.
3.4. Riboxom :
- Hạt hình cầu, nhỏ, chứa nhiều ARN và Pr.
- Nằm tự do hoặc trên mạng lưới nội chất, mặt ngoài màng nhân.
- Thành phần hóa học :
+ Nước 50%.
+ Ribonucleoprotein 50% (ARN 63 %.; Pr 37%).
- Vai trò : nơi diễn ra quá trình tổng hợp Pr.
3.5. Vi thể :
- Thể hình cầu, rất nhỏ, chỉ xác định dduuwwocj khi nhuộm màu hoặc sử dụng những
phản ứng hóa học đặc hiệu.
- Cấu tạo:
+ Ngoài có màng Lipoprotein bao bọc.
+ Trong chứa enzim oxi hóa đặc trưng.
- Có 2 loại vi thể :
+ Peroxixom: Khử O
2
của 1 số sản phẩm phụ quang hợp.
+ Glioxixom: tham gia chuyển hóa Li -> G.
4. Nhân tế bào .
4.1. Hình dạng, kích thước và vị trí.
- Hình dạng :
+ Hình cầu hoặc hình bầu dục.
+ Có khi hình dĩa hoặc kéo dài.
- Kích thước : thay đổi tùy thuộc vào loài, loại TB, vào trạng thái, chức năng của TB.

+ Trung bình : 5 - 25 μm.
+ Kích thước của nhân liên quan đến kích thước của TB theo tỉ lệ:
• TB non -> tỉ lệ 1/3.
• TB già -> tỉ lệ < 1/3.
( ? Nhận xét về vị trí nhân trong TB ?).
- Vị trí : TB non : nhân ở giữa; TB già : nhấn sát vách TB; TB lông hút : nhân ở đầu
ngọn , lông hút.
4.2. Thành phần, cấu tạo của nhân.
- Ở trạng thái nghỉ, giữa 2 lần phân chia, nhân gồm các thành phần :
+ Màng nhân .
+ Chất nhân : chất nhiễm sắc và dịch nhân.
+ Chân con ( hạch nhân).
a) Màng nhân :
- Màng kép ( 2 lớp lipoprotein). Chiều dày 30 - 50 nm, khoảng chách 2 lớp 10 - 30 nm.
- Thông với mạng lưới nội chất qua những lỗ nhỏ.
- Trên màng nhân có nhiều hạt nhỏ, kích thước khác nhau.
b) Chất nhân :
Chất nhiễm sắc và dịch nhân.
( ? So sánh cấu trúc màng nhân với màng sinh chất và mạng lưới nguyên chất ?).
* Chất nhiễm sắc :
- Ở giai đoạn TB không phân chia -> chất nguyên sinh ở dạng sợi mảnh.
- Ở giai đoạn TB phân chia -> sợi nhân sắc co xoắn lại, ngắn và cực đại ở kì giữa.
- Chất nhiễm sắc -> thể nhiễm sắc ( NST) được cáu tạo từ các Nu.protrin.
- Cấu tạo NST :
+ Mỗi NST thường có chỗ thắt eo -> chia NST thành 2 phần.
+ Có khi có eo thứ cấp: tạo thể kiểm, sinh nhân con.
- Hình dạng, số lượng NST cố định đối với mỗi loài sinh vật.
+ Số lượng NST trong TB sinh dưỡng 2n -> lưỡng bội.
+ Số lượng NST sinh dục : n -> đơn bội.
* Dịch nhân : hệ thống các chất keo háo nước -> thành phần lỏng hoặc nửa lòng của nhân.

c) Nhân con (hạch nhân).
- Gồm 1 - 2 khói hình cầu nhỏ, chiết quang hơn chất nhôm.
- Không có màng cách với dịch nhân.
- Cấu tạo các sợi xếp thành 1 khối xếp trong chất nền trong suốt (do các hạt nhỏ dính
nhau -> chuỗi hạt). Hoặc do các hạt nằm trong chất nền.
- Thành phần : Các hạt chứa ARN, Pr, enzim, khoáng….
- Chức năng :
+ Tham giá quá trình tổng hợp Pr ở nhân.
+ Điều chỉnh sự vận chuyển ARN từ nhân - chất TB.
+ Điều chỉnh quá trình phân bào .
4.3. Vai trò của nhân trong đời sống TV.
- Điều khiển mọi quá trình tổng hợp các chất xảy ra bên trong TB, điều chỉnh các quá
trình sinh trưởng, sinh sản và các hoạt động sinh lý khác.
- Quan trọng nhất là duy trì và truyền các TTDT.
- Cung cấp ARN để tổng hợp Pr trong TB.
- Có vai trò trong các hoạt động sống của cây.
Bài tập :
1, Hoàn thiện 1 số nội dung sau :
? Vì sao lá cây mọc trong bóng râm xẫm màu hơn lá cây mọc nơi có nhiều ánh sáng? ( thu
nhận được nhiều ánh sáng -> quang hợp)
? Hệ thống hóa cấu tạo, chức năng, nguồn gốc phát sinh của các lạp thể theo bảng :
Lạp thể Cấu tạo Chức năng Nguồn gốc phát sinh
………
? Hệ thống hóa các thành phần trong nhân TB về cấu tạo - chức năng (bảng).
2, Nghiên cứu trước nội dung còn lại của chương.
Tiết 5 :
CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO (tiếp)
SỰ PHÂN CHIA TẾ BÀO
Ngày soạn :
Ngày giảng :

Lớp :
Mục tiêu :
a) Kiến thức : sau khi học xong SV phải :
- Khái quát được đặc điểm và sự phân bổ 1 số chất dự trữ trong TB TV.
- Trình bày được đặc điểm cấu trúc và những biến đổi của vách TB, qua đó thể hiện được
cấu tạo phù hợp với chức năng và với môi trường sống của TV.
- Phân biệt được sự phân chia TB, đặc biệt là phân bào nguyên nhiễm và phân bào giảm
nhiễm. Ý nghĩa sinh dục của chúng.
b) Kĩ năng : SV tự rèn luyện.
- Kĩ năng phân tích, so sánh, khai thác kiến thức qua tự học, qua kênh hình.
Chuẩn bị :
GV : bài soạn, giáo trình, tài liệu tham khảo….
SV : + Nghiên cứu trước nội dung của chương, giáo trình, SGK SH6, SH9.
Nội dung bài học :
II. CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO (tiếp).
5. Các thể ẩn nhập trong tế bào.
- Là các thể nhỏ, không sống.
- Gồm các chất dự trữ hoặc các chất bài tiết.
- 4 loại :
+ Tinh bột.
+ Hạt aloron.
+ Giọt dầu.
+ Tinh thể.
SV tự nghiên cứu, trả lời các câu hỏi và hoàn thiện bảng :
* Đặc điểm cấu tạo, tinh chất và vai trò các thể ẩn nhập.
Hạt tinh bột thường được phân bổ ở những bộ phận nào của cây ? Vai trò đối với đời
sống của cây ? Phân bố nhiều ở những loại cây nào ?
- Hạt Aloron phân bố ở bộ phận nào của cây ? Phổ biến ở loại cây nào ? Vai trò đối với
đời sống của cây ?
- Giọt dầu và các tinh thể thường có ở những bộ phận nào của cây ? phổ biến ở loại cây

nào ? vai trò của chúng ?
Thể ẩn
nhập
Đặc điểm cấu tạo, tính chất Phân bố, vai trò
Hạt
tinh
bột
• Là 1 poli xacarit.
• (C
6
H
10
O
5
)
n
glucozo.
• Không tan trong nước, bị trương phồng khi + nước.
• Khi đung nóng -> hồ tinh bột xanh.
• Hình dạng, kích thước khác nhau tùy loại cây, kích
thước đo bằng μm, hạt có vân tăng trưởng => tễ.
• Thường phân bố ở
hạt hoặc củ (lúa,
khoai…).
• Dự trữ và làm thức
ăn cho cây.
Hạt
Aloron
• Là những hạt Pr dự trữ, không màu, có tính chiết
quang, kích thước # 50 μm.

• Dạng hình cầu hoặc bầu dục.
• Thành phần :
• Pr ( khác Pr trong TB chất).
• 2 tinh thể : . á cầu cấu tạo bằng fiti; á tinh : Pr kết tinh
không tán trong nước (tinh thể).
• Thường gặp trong
các loại hạt (đậu,
thầu dầu, ngô, lúa).
• -Dự trữ Pr cho cây.
Giọt
dầu
• Là Li dự trữ ở dạng những giọt nhỏ không màu hoặc
vàng, rất chiết quang.
• Không tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ.
• 2 loại : giọt dầu béo và giọt dầu thơm.
• Thường gặp trong
các hạt thầu dầu,
vừng, lạc, bưởi.
• Dự trữ Li cho cây.
Tinh
thể
• Là những chất kết tinh đọng lại trong TB.
• 2 loại :
 tinh thể Canxioxalat : độc đối với cây.
 Tinh thể Canxi cacbonat.
• Có ở lá hoặc thân 1
số cây.
• Nâng đỡ các bộ
phân cây.
6. Không bào và dịch tế bào.

6.1. Không bào :
Là khoảng trống trong TB, chứa đầy 1 chất dịch lỏng gọi là dịch TB.
- Không bào không có màng ngăn riêng mà là màng nội chất ngăn cách dịch TB với chất
TB (=> màng không bào).
o TB non : nhiều không bào.
o TB già -> các không bào tập trung tạo 1 không bào duy nhất chiếm gần hết khoang
TB => dồn chất TB ra sát vách TB (tép bưởi).
6.2. Dịch tế bào.
- Gồm nước, chất hữu cơ, vô cơ hòa tan trong nước.
+ Nước : 70 - 95%.
Thủy
phân
+I
2
+ Chất hữu cơ :
 Các Pr đơn giản -> tạo hạt aloron.
 Các gluxit, glucoxit.
 Các axit hữu cơ.
+ Tanim, alcaloit
+ Vitamin ( A, B, C, E,….).
7. Vách tế bào .
- Là thành phần sống của TB - là sản phẩm hoạt động sống của chất TB.
-Bao bọc toàn bộ chất sống của TB, ngăn cách TB với môi trường xung quanh.
7.1. Thành phần hóa học.
- Gồm :
+ Xellulozo.
+ Hemixellulozo.
+ Pectin.
( SV tự nghiên cứu và hoàn thiện bảng….).

×