Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

THỰC HÀNH ĐỘNG VẬT HỌC (PHẦN HÌNH THÁI – GIẢI PHẪU) part 10 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1015.14 KB, 9 trang )


125
sau dài hơn phát triển từ cung mang I (hình 10.7).































3.2 Nghiên cứu cột sống
Đã hóa xương hoàn toàn, chia năm phần, bao gồm cổ, ngực, thắt lưng, chậu và đuôi.
Kiểu đốt sống hai mặt phẳng, giữa các đốt có sụn gian đốt mỏng.

Hình 10.7 Xương đầu Thỏ
A. Nhìn bên; B. Nhìn dưới; C. Lát cắt dọc
1. X. gốc chẩm; 2. x. bên chẩm; 2'. Lồi cầu chẩm; 3. x. trên chẩm; 4. x. gốc bướm; 5. x. vảy; 5'. Mấu gò má
của x. chẩm; 6. x. gò má; 7. Lỗ tai ngoài; 7'. X. bầu nhĩ; 8. x. đỉnh; 9. x. trước bướm; 10. x. trán; 11. x. lệ; 12.
x. hàm trên; 12'. Mấu khẩu cái của x. hàm trên; 13. x. trước hàm; 14. x. mũi; 15. x. khẩu cái; 16. x. đá; 17.
Tấm phẳng x. sàng; 18. x. xoăn mũi dưới; 19. x. xoăn mũi trên; 20. x. xoăn hàm; 21. x. ổ mắt bướm; 22. x.
cánh bướm; 23. x. cánh; 24. x. lá mía

126
a) Phần cổ
Gồm 7 đốt. Hai đốt cổ đầu tiên có phân hóa đặc biệt. Đốt I – đốt đội có dạng vòng (hình
10.5). Mặt trước có hai diện khớp để khớp với hai lồi cầu chẩm của sọ. Mấu ngang đốt đội là
tấm xương dẹp trên dưới và có lỗ để động mạch đốt sống đi qua. Phía sau đốt đội khớp với
đốt II – đốt chống (hình 10.8A). Mặt trong trước đốt đội có diện khớp với chồi hình răng của
đốt II.
Từ đốt cổ III trở đi có cấu tạo điển hình (hình 10.8B). Thân đốt ở dưới, trên thân có
cung thần kinh. Trên cung thần kinh là gai thần kinh. Hai bên cung thần kinh có hai đôi chồi
khớp: chồi khớp trước và chồi khớp sau.
Trên mỗi chồi khớp đều có diện khớp, khớp với diện khớp của đốt bên cạnh. Mấu
ngang nhỏ mảnh và có lỗ ngang là nơi đi qua của động mạch đốt sống.
Đầu mấu ngang có hai nhánh : nhánh trên là mấu ngang chính thức, nhánh dưới là sườn
thô sơ. Đốt cổ VII có mấu gai dài hơn và mấu ngang không có lỗ ngang.
b) Phần ngực
Gồm 12 đốt có cấu tạo điển hình, mấu gai dài. Các mấu gai đốt sống ngực phía trước

hướng về sau và các mấu gai đốt sống ngực phía sau bè to, đứng thẳng và hơi hướng về phía
trước. Bốn đốt ngực cuối có mấu nhú nhô lên. Mấu ngang tương đối lớn và ngắn, không có lỗ
ngang. Cuối mỗi mấu ngang có diện khớp mấu ngang để khớp với củ lồi sườn. Bên thân đốt
có diện khớp với thân đốt với đầu sườn. Như vậy gốc sườn khớp kép với cột sống (hình
10.9A).
c) Phần thắt lưng
Có 7 đốt, thân đốt khá lớn. Mấu gai trên ngắn và dẹp bên, hướng về phía trước. Mấu
ngang lớn và cũng dẹp bên, hướng về phía trước. Các chồi khớp lớn. Các đốt sống chậu có
mấu nhú nhô cao, được hình thành do chồi khớp trước của các đốt sống kéo dài ra và cũng
hướng về phía trước.

Hình 10.8 Cấu tạo đốt sống cổ của Thỏ
A. Hai đốt sống đầu tiên: I. Đốt đội; II. Đốt chống; 1. Chồi hình răng của đốt trục
B. Cấu tạo chi tiết đốt sống cổ: 1. Thân đốt ; 2. Cung thần kinh; 3. Mấu gai; 4. Lỗ ngang; 5. Mấu ngang; 6.
Xương sườn thô sơ; 7. Diện khớp ở gốc cung thần kinh

A
B

127
d) Phần cùng
Gồm 4 đốt sống gắn lại với các xương đai chậu tạo thành xương cùng. Nhìn chung
chúng có cấu tạo tương tự phần thắt lưng, nhưng mấu ngang đốt cùng I rất lớn và bè ra gắn
với xương chậu. Mấu ngang đốt cùng II lớn và gắn với xương chậu. Mấu ngang của hai đốt
sống cùng III, IV thu lại rất nhỏ.
e) Phần đuôi
Gồm 15 đến 17 đốt. Các đốt sống đuôi trước gần giống cấu tạo đốt cùng, càng về sau
cấu tạo càng đơn giản. Từ đốt đuôi X trở đi có thân hình trụ dài, các phần phụ hầu như tiêu
giảm. Đốt đuôi cuối cùng có đầu vuốt nhọn.
f) Xương sườn

Có 12 đôi ứng với 12 đốt sống ngực. Bảy đôi sườn đầu tiên có phần sụn ở đầu xa gắn
với xương ức gọi là sườn chính thức. Năm đôi sườn đầu xa có sụn tự do, không gắn với
xương ức gọi là xương sườn giả (còn gọi là sườn biến động). Tám đôi sườn khớp kép với cột
sống, đầu sườn khớp với thân đốt và củ lồi sườn khớp với mấu ngang.
Xương ức chia sáu đoạn (hình 10.9B). Đoạn thứ nhất là cán xương ức lớn hơn các đoạn
khác. Phía dưới có mào ức. Đoạn sau cùng gắn với tấm sụn là mấu hình kiếm.
3.3. Quan sát xương chi
a) Đai vai
Xương quạ thu nhỏ và gắn vào xương bả thành mấu quạ. Xương bả là tấm xương hình
tam giác mỏng (hình 10.10A) có sụn trên bả. Dọc xương bả có gai sống bả. Trên gai sống đầu
xa có mấu mỏm. Phía trước gai sống là hõm trước bả. Phía sau gai sống bả là hõm sau bả.
Hình 10.9 Cấu tạo xương vùng ngực của Thỏ
A. Đốt sống ngực và xương sườn: 1. Thân đốt; 2. Cung thần kinh; 3. Mấu gai; 4. Mấu ngang; 5. Chồi khớp;
5. Xương sườn; 7. Củ lồi sườn; 7'. Diện khớp lồi sườn; 8. Ddâù sườn; 8'. Diện khớp đầu sườn của thân đốt
B. Xương ức và xương sườn đầu tiên: 1. Đầu sườn; 2. Cổ sườn; 3. Củ lồi sườn; 4. Thân sườn; 5. Cán xương
ức; 6. Các đoạn xương ức; 7. Chồi hình kiếm của xương ức; I - VIII. Phần sụn của các xương sườn

A
B

128
Đầu dưới xương bả có hõm khớp với đầu xương cánh tay để khớp với đầu xương cánh tay.
Mấu quạ nằm ở gần hõm khớp này, có dạng mấu móc nằm ở mặt sau và hướng về phía sau.
Xương đòn là mảnh xương nhỏ, dài. Đầu xa nối với xương ức nhờ tổ chức liên kết. Đầu
gần nối với mõm. Ở thú xương đòn phát triển mạnh khi loài đó chuyển động chi vuông góc
với trục thân (dơi, khỉ), kém phát triển khi loài đó chuyển động song song với trục thân (guốc
lẻ, guốc chẵn, có voi,…).
b) Chi trước
Có cấu tạo chi năm ngón điển hình.
+ Xương cánh tay có đầu gần tròn tì vào hõm sau khớp của đai vai. Đầu xa có mấu lồi

ròng rọc để khớp với xương ống tay. Mặt trước xương cánh tay có gờ tam giác là nơi bám của
cơ denta.
+ Ống tay gồm hai xương: Xương trụ lớn ở ngoài và xương quay nhỏ ở trong. Đầu gần
xương trụ có mõm khuỷu để khớp với mấu lồi ròng rọc của xương cánh tay. Bờ trước, phía
trên mõm khuỷu là đầu gần xương quay. Đầu xa xương trụ khớp với xương chêm của cổ tay.
Đầu xa xương quay khớp với xương thuyền và xương huyệt của cổ tay.
+ Cổ tay gồm 9 xương (hình 10.10B), xếp thành hai hàng: hàng gần trục và hàng xa trục
theo sơ đồ sau:
Xương quay Xương trụ
Xương thuyền Xương huyệt Xương chêm xương đậu
Xương trung tâm

Xương thang Xương thê Xương cả Xương móc
Hình 10.10 Cấu tạo một số xương chi trước của Thỏ
A. Xương bả của thỏ: Hố trước bả; 2. Hố sau bả; 3. Gai sống; 4. Sụn trên bả; 5. Mấu mõm; 6. Đầu xương bả; 7.
Hõm khớp của xương bả với đầu xương cánh tay;
B. Xương cổ và xương bàn chân trước: 1. X. trung tâm; 2. X. chêm; 3. X. nguyệt; 4. x. thuyền; 5. x. thang; 6. x.
thê; 7. x. cả; 8. x. móc; I - V. x. đốt bàn
A
B

129
- Bàn tay có năm xương bàn
- Ngón tay có 5 ngón. Các ngón từ I đến V tính từ trong ra ngoài có số đốt ngón là 1, 2,
2, 2, 2 từ các xương đốt ngón tay. Đầu xa đốt cuối mỗi ngón có móng sừng.
c) Đai chậu
Ba xương đã gắn lại tạo thành xương không tên. Ranh giới ba xương này chỉ còn thấy ở
Thỏ non. Chỗ tiếp giáp ba xương là hố chuyển khớp với đầu xương đùi. Giữa xương háng và
xương ngồi có lỗ bít (hình 10.11A).
d) Chi sau

+ Xương đùi có đầu gần xương đùi tròn khớp với hố chuyển ở đai chậu. Đầu xa có mấu
lồi ròng rọc
+ Ống chân gồm xương chày lớn và xương mác bé. Đầu xương chày có hai diện khớp
với mấu lồi ròng rọc xương đùi. Đầu gần cũng có hai diện khớp. Diện khớp trong khớp với
xương sên. Diện khớp ngoài khớp với xương gót. Xương mác chỉ còn là que xương mảnh
đính vào bờ ngoài đầu gần xương trụ. Khớp giữa xương đùi và xương chày là khớp đầu gối
được bảo vệ bởi xương bánh chè là loại xương vừng nằm ở phía trước.
+ Cổ chân gồm sáu xương nhỏ xếp thành hai hàng (hình 10.11B), hàng gần trục có hai
xương lớn. Xương sên bên trong và xương gót bên ngoài. Xương gót kéo dài về phía sau tạo
nên mấu gót. Đầu xa xương gót là xương thuyền hay xương trung tâm. Hàng xa trục kể từ
trong ra ngoài có xương chêm giữa, xương chêm ngoài và xương hộp. Có thể tóm tắt như sau:
Hình 10.11 Cấu tạo xương chi sau của Thỏ
A. Xương đai chậu: 1. x. cánh chậu; 2. x. háng; 3. x. ngồi; 4. Tiếp hợp háng; 5. Hõm khớp của đai chậu với đầu
x. đùi; 6. x. cùng; 7. Lỗ bít.
B. Xương cổ và bàn chân sau: 1. x. sên; 2. x. gót; 2' Mấu gót; 3. x. thuyền hay x. trung tâm; 4. x. chêm giữa; 5.
x. chêm ngoài; 6. x. hộp; II - V. Các x. đốt bàn chân
A
B

130
Xương chày
Xương sên Xương gót
Xương thuyền

Xương chêm giữa Xương chêm ngoài Xương hộp
+ Bàn chân có bốn xương bàn (hình 10.11B). Ngón chân có 4 ngón. Ngón I tiêu giảm.
Các ngón II – V được tính từ trong ra. Số đốt đều là 2. Đầu xa các đốt ngón có mang móng
sừng là sản phẩm da của thú.



Câu hỏi đánh giá
1. Phân biệt các phần của hình dạng ngoài ở Thỏ nhà? Xác định vị trí tự nhiên của các nội
quan của thỏ?
2. Trình bày cấu tạo cơ quan tiêu hóa của thỏ. Nêu đặc điểm thích nghi với thức ăn thực vật
của thỏ về cấu tạo ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa?
3. Trình bày kỹ thuật giải phẫu hộp sọ? Phân tích tính chất tiến hóa của não bộ thỏ so với
chim Bồ câu?
4. Phân biệt các phần của bộ xương thỏ? Trình bày rõ cấu tạo xương đầu của thỏ phù hợp với
sự phát triển mạnh của não bộ
5. Trình bày cấu tạo xương chi của thỏ? Theo anh (chị) cấu tạo xương chi của thỏ có đặc
trưng cho kiểu cấu tạo xương chi 5 ngón điển hình chưa?




132


Mục lục


Trang
Lời nói đầu
i
Mục lục
ii
Bài 1.
Động vật nguyên sinh (Trùng chân giả, Trùng roi, Trùng lông bơi) và Ruột
khoang
1

Bài 2.
Ngành Giun dẹp (Plathyhelminthes) và ngành Giun tròn (Nemathyhelminthes)
19
Bài 3.
Ngành Giun đốt - lớp Giun ít tơ và ngành Chân khớp - lớp Giáp xác
28
Bài 4.
Sự biến thái, các pha phát triển và cấu tạo các phần phụ của côn trùng
40
Bài 5.
Thân mềm (lớp Chân bụng và lớp Hai mảnh vỏ)
52
Bài 6.
Kĩ thuật thực hành – Nghiên cứu cá Lưỡng tiêm và cá Miệng tròn
61
Bài 7.
Lớp Cá sụn - cá Nhám, Cá xương - cá Chép
73
Bài 8.
Lớp Lưỡng cư - Ếch đồng, lớp bò sát - Thằn lằn
88
Bài 9.
Lớp chim - đại diện Bồ câu
101
Bài 10.
Lớp Thú - đại diện Thỏ nhà
116
Tài liệu tham khảo chính
131
Mục lục

132



131


Tài liệu tham khảo chính

1. Thái Trần Bái, Trần Bá Cừ (1986), Thực hành Động vật không xương sống, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
2. Hà Đình Đức (1977), Thực tập giải phẫu Động vật có xương sống, NXB Đại học và
Trung học Chuyên nghiệp, Hà Nội.
3. Lê Vũ Khôi (2005), Động vật học có xương sống, NXB Giáo Dục, Hà Nội
4. Trần Kiên và Nguyễn Thái Tự (1979), Thực hành động vật có xương sống, NXB Giáo
dục, Hà Nội.
5. Võ Văn Phú, Lê Trọng Sơn, Lê Thị Nam Thuận (2005), Giáo trình thực hành hình
thái và giải phẫu động vật, NXB Giáo dục, Hà Nội.
6. Đặng Ngọc Thanh, Trương Quang Học - đồng chủ biên (2001), Hướng dẫn thực hành
Động vật không xương sống, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
7. Đào Văn Tiến (1971, 1977), Động vật học - Động vật có xương sống, tập I, II, NXB
Đại học và Trung học chuyên nghiêp, Hà Nội.
8. Abrikokov (1969), Động vật học không xương sống, NXB Matxcova (tiếng Nga)
9. Adonphơ T. A; Mikhiev A. B.; Butiev V.; T. Orlov V.; W.; (1983), Hướng dẫn thực
hành trong phòng thí nghiệm về động vật, Matxcơva (tiếng Nga).
10. Cleveland P. Hickman (1973), Biology of the Invertebrates, The C.V. Mosby
Company.
11. Cleveland P. Hickman Jr., Larry S. Roberts, Frances M. Hickman (1984), Intergrated
Principle of Zoology (Senven Edition). Times Mirror/ Mosby College Publishing St.
Louis - Toronto - Sanatacla.

12. Harris C.L. (1992), Concepts in Zoology, Harper Collin Pub., NewYork.
13. Hyman L.; B. (1962), Comparative Vertebrates Anatomy, The University of Chicago
Press.
14. Robert D. Barnes (1969), Invertebrates zoology, W.B. Sauder Company.
15.
16.
17.





THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ CỦA GIÁO TRÌNH

- Họ và tên: Lê Trọng Sơn
- Năm sinh: 1954
- Cơ quan công tác: Bộ môn Động vật Sinh thái, khoa Sinh học, trường Đại
học Khoa học, Đại học Huế
- Địa chỉ email để liên hệ:
- Điện thoại: 054.3.824.784 Di động: 0913.453.949

PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG GIÁO TRÌNH

- Giáo trình có thể dùng tham khảo cho những ngành nào:
+ Khoa sinh học, đại học Khoa học
+ Khoa sinh học và Kỹ thuật Nông nghiệp, đại học Sư phạm
+ Các khoa thủy sản, chăn nuôi, Thú y của đại học Nông lâm
+ Khối Nông - Sinh - Y của các trường Cao đẳng sư phạm, Y tế
- Các từ khóa: Giáo trình/thực hành/động vật/Lê Trọng Sơn/ Đại học Huế
- Yêu cầu kiến thức trước khi học môn học này: Đã hoàn thành chương trình

sinh học PTTH
- Đã xuất bản chưa: Chưa
- Thông tin khác: kèm 01 ảnh chụp kỹ thuật số



×