Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Kể truyền thuyết thánh gióng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.39 KB, 3 trang )

Kể truyền thuyết Thánh Gióng
October 24, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu THCS - Tác giả: Thu Huyền
Đề bài: Kể truyền thuyết Thánh Gióng.
Bài làm 1
Ngày xửa ngày xưa vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm
ăn và có tiếng là phúc đức. Hai vợ chồng ao ước có một đứa con để an ủi tuổi già. Một hôm, bà vợ ra
đồng trông thấy một vết chân to, bà liền đật chân vào ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ
về nhà bà thụ thai. Sau mười hai tháng, bà sinh được một đứa con trai khôi ngô tuấn tú. Hai vợ chồng
mừng lắm, nhưng lạ thay, chú bé đã ba tuổi mà vẫn như lúc mới lọt lòng, không biết nói, không biết
cười, cũng chẳng biết đi, đạt đâu nằm đấy.
Bấy giờ, giặc Ân sang xâm lược nước ta. Chúng hung hăng, tàn bạo khiến ai ai cũng đểu câm giận.
Nhưng thế giặc rất mạnh, triều đình không thể chống đỡ nổi bèn sai sứ giả đi tìm người tài ra cứu nước.
Khi nghe tiếng loa của sứ giả, chú bé bỗng cất tiếng nói: "Mẹ mời sứ giả vào đây cho con". Nhìn thấy
sứ giả, chú bé nói: "Ông tâu với nhà vua chuẩn bị cho tôi một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một bộ áo
giáp sắt. Tôi sẽ đánh tan quân giặc.". Dù rất ngạc nhiên nhưng sứ giả vẫn tâu với nhà vua chuẩn bị
những thứ mà chú bé dặn. Và càng lạ lùng hơn, từ sau khi gặp sứ giả, chú bé bỗng lớn nhanh như thổi.
Cơm ăn mấy cũng chả no, áo vừa may xong đã đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ
nuôi con. Cuối cùng hai ồng bà đành chạy nhờ bà con lối xóm. Mọi người vui vẻ góp gạo nuôi chú vì ai
cũng mong chú sớm ra đánh giặc cứu nước.
Giặc đã kéo đến chân núi Trâu. Mọi người đều hoảng sợ. Sứ giả mang roi sắt, ngựa sắt, giáp sắt đến.
Chú bé đứng dậy, vươn vai thành một tráng sĩ cao lớn khoẻ mạnh, uy nghi, hùng dũng. Tráng sĩ vỗ vào
mông ngựa, ngựa hí lên mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc giáp sắt, cầm roi sắt nhảy lên mình ngựa.
Ngựa phun lửa sáng rực cả góc trời. Tráng sĩ vung roi sắt, quân giặc chết như ngả rạ. Roi sắt gãy.
Tráng sĩ nhổ bụi tre bên đường quật tới tấp vào quân giặc. Giặc tháo chạy tán loạn. Tráng sĩ đuổi giặc
đến chân núi Sóc. Đến đó, tráng sĩ cởi giáp sắt, cả người cả ngựa bay vút lên trời. Vua nhớ công ơn,
phong chàng là Phù Đổng Thiên Vương, và lập đền thờ ngay tại quê nhà.
Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì chính là biểu tượng về sức mạnh tinh thần yêu
nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc
Hiện nay, đền thờ vẫn còn ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng. Tháng tư hằng năm, làng mở hội rất
to. Người ta còn nói rằng, những bụi tre ở huyện Gia Bình bị ngựa phun lửa vào nên mới có màu vàng
óng như thế. Những ngọn lửa do ngựa phun ra cũng thiêu cháy một làng, về sau làng đó được gọi là


làng Cháy. Những vết chân ngựa giờ trở thành những ao hồ liên tiếp.
Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì chính là biểu tượng về sức mạnh tinh thần yêu
nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc, đồng thời cũng thể hiện quan niệm của nhân dân ta về người
anh hùng cứu nước. Em vô cùng tự hào về những anh hùng dân tộc. Thật hạnh phúc khi chúng em
được sống trong hoà bình. Chúng em sẽ cố gắng học tập tốt, ngoan ngoãn vâng lời cha mẹ để góp phần
xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
Tạ Thuỳ Linh
(Trường THCS Lê Quý Đôn)
Bài làm 2
Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt
Mỗi con sông đều muốn hoá Bạch Đằng
Hai câu thơ trên đã nói về ước mơ của mỗi đứa trẻ khi đất nước có giặc ngoại xâm. Ngựa sắt ở đây
chính là ngựa của người anh hùng chống giặc Ân xâm lược. Đó là Phù Đổng Thiên Vương – Thánh
Gióng.
Vào thời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Phù Đổng có hai vợ chồng ông lão rất tốt bụng. Họ chăm chỉ làm
ăn, siêng năng giúp đỡ mọi người nhưng không hiểu sao, mãi mà họ vẫn chưa được một mụn con nào.
Hai vợ chồng ông lão buồn lắm. Một hôm, người vợ ra đồng, bỗng nhìn thấy vết của một bàn chân to kì
lạ. Bà thắc mắc không hiểu sao lại có vết chân to gấp tám, chín lần chân người bình thường. Ngạc
nhiên, bà ướm thử chân mình xem thua kém bao nhiêu. Và kì lạ thay, ngay trong hôm đó, bà có thai.
Mười hai tháng sau, một bé trai khôi ngô tuấn tú ra đời. Hai vợ chồng mừng vui khôn tả, lòng thầm tạ
ơn trời đất đã ban cho mình một đứa con. Nhưng niềm vui chẳng được bao lâu. Đã ba tuổi rồi mà đứa
bé chẳng biết nói, chẳng biết cười cũng chẳng biết đi.
Hồi ấy, giặc Ân sang xâm lược nước ta. Chúng tham lam, tàn bạo. Người người căm giận. Vua sai sứ
giả đi khắp nước tìm người tài đánh đuổi giặc ngoại xâm. Khắp nơi, hang cùng ngõ hẻm đều nghe tiếng
loa của sứ giả:
- Loa… loa… loa… loa… loa… Giặc Ân đang dần xâm lược nước ta. Tình thế nguy kịch. Ai có tài ra
giúp vua cứu nước… loa… loa… loa… loa… loa…
Nghe tiếng loa của sứ giả, chú bé ngồi bật dậy nói với mẹ:
- Mẹ ra gọi sứ giả vào đây cho con.
Bà mẹ vừa ngạc nhiên vừa mừng rỡ, mời sứ giả vào nhà. Gióng bảo:

- Ông hãy về tâu với vua, rèn cho ta một bộ giáp sắt, một con ngựa sắt và một cây gậy sắt, ta sẽ phá tan
lũ giặc.
Sứ giả vội vàng về tâu vua chuẩn bị những thứ Gióng cần. Kể từ hôm đó, Gióng ăn bao nhiêu cũng
không vừa, quần áo vừa may đã đứt chỉ. Hai vợ chồng phải nhờ bà con làng xóm giúp đỡ gạo nước để
nuôi con.
Giặc đã đến chân núi Trâu, dần dần tiến về kinh thành. Vua chuyển ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến
cho Gióng. Gióng vươn vai, biến thành tráng sĩ mình cao hơn trượng. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cầm roi
sắt trèo lên lưng ngựa sắt. Ngựa hí vang trời, phun lửa, phi thẳng đến nơi có giặc. Chàng cầm roi sắt,
vụt tới tấp vào lũ giặc.
trơi, phun lửa, phi thẳng đến noi có giặc. Chàng cầm roi sắt, vụt tới tấp vào lũ giặc. Chúng chết như
ngả rạ. Bỗng, roi sắt gãy, chàng nhổ các bụi tre bên đường tiếp tục vụt vào 1ũ giặc. Chúng hoảng hốt
giẫm đạp lên nhau bỏ chạy. Chàng đuổi đến chân núi Sóc, cỏi bỏ giáp sắt, cưỡi ngựa sắt phi thẳng lên
trời.
Nhớ công lao người có công đuổi giặc Ân, bảo vệ non sông gấm vóc, nhà vua phong chàng là Phù
Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ ngay tại làng quê.
Hằng năm, cứ đến ngày mồng bốn tháng chín âm lịch, làng Gióng mở hội rất to. Người ta kể lại rằng,
sở dĩ những bụi tre gần làng quê Gióng có màu vàng là do ngày xưa bị lửa của ngựa phun vào. Những
ao hồ liên tiếp trong quê chính là những vết chân ngựa phi. Và làng Cháy là do ngựa phun lửa thiêu
cháy cả làng…
Các bạn có thấy không, Gióng chính là biểu tượng của sức mạnh, của sự dũng cảm, đồng lòng chống
ngoại xâm của dân tộc ta. Gióng – Phù Đổng Thiên Vương chính là anh hùng, là một trong Tứ bất tử
trong lòng dân tộc Việt Nam.
Read more: />

×