Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Xây dựng mô hình công ty tư vấn và khai thác nhân lực dược

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.7 MB, 69 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ LAN ANH
XÂY DỰNG MÔ HÌNH CÔNG TY Tư VÂN
VÀ KHAI THÁC NHÂN Lực Dược
(KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược SỸ KHOÁ 1999-2004)
Trường Đại học Dược Hà Nội
Thời gian thực hiện : Tháng 3 - 5 / 2004
Người hướng dẫn: Th.s Nguyễn Tuấn Anh
Nơi thực hiện : Bộ môn Quản lý và Kinh tế dược
HÀ NỘI - THÁNG 5,2004 i A
b UỈỈ -', lù i ì
£Ờa@cÁMƠQl
Quy ước chữ viết tắt Trang số
ĐẶT VÂN ĐỂ 1
PHẦN 1. TỔNG QUAN
l.l.Thị trường lao động
1.1.1 Khái niệm về thị trường lao động

3
1.1.2 Điều kiện để phát triển thị trường lao động 4
1.1.3 Sơ lược về trung tâm dịch vụ việc làm 5
1.1.4 Cơ chế chính sách thị trường lao động ở một số nước trên thế giới

7
1.1.5 Thị trường lao động Việt Nam
9
1.2 Các nội dung và tiến trình của hoạch định Marketing
1.2.1 Phân tích môi trường kinh doanh 12
1.2.2 Các chính sách Marketing 15
PHẦN 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u


2.1 Đối tượng nghiên cứu 19
2.2 Phương pháp nghiên cứu 19
PHẦN 3. KẾT QUẢ NGHIÊN cứu VÀ BÀN LUẬN
3.1 Phân tích môi trường kinh doanh 20
3.1.1 Môi trường vĩ mô 20
3.1.2 Môi trường vi mô 23
3.2 Nghiên cứu, dự báo và đo lường nhu cầu thị trường 31
3.3 Kê hoạch Marketing 33
3.3.1 Mục tiêu Marketing 33
3.3.2 Chiến lược tổng thể 33
3.3.3 Các chiến lược phát triển của công ty 34
MỤC LỤC
3.3.4 Chính sách dịch vụ cung ứng 35
3.3.5 Chính sách giá dịch vụ 41
3.3.6 Chính sách phân phối dịch vụ 42
3.3.7 Chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh 42
3.3.8 Xây dựng mối quan hệ công chúng 43
3.4 Tổ chức và nhân sự 43
3.4.1 Loại hình công ty 43
3.4.2 Cơ cấu tổ chức 44
3.5 Kê hoạch tài chính 46
3.6 Kê hoạch triển khai trong thực tiễn 50
3.6.1 Các ưu tiên khi triển khai 50
3.6.2 Cụ thể các bước triển khai dự án 51
3.7 Bàn luận 52
PHẨN 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT
4.1 Kết luận 53
4.2 Đề xuất 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1. Bộ câu hỏi khảo sát tình trạng việc làm của sinh viên y dược khi ra

trường.
Phụ lục 2 . Bộ câu hỏi khảo sát việc tuyển dụng nhân sự của một số doanh nghiệp
dược phẩm tại Hà Nội.
M teQcÀM ƠQ l
Nhân dịp hoàn thành khoá luận, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Thầy giáo : Th.s Nguyễn Tuấn Anh
Giảng viên trường Đại học Dược Hà Nội.
Người thầy đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và hướng dẫn em trong
suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:
- Toàn thể các thầy cô giáo trong bộ môn Quản lý và Kinh tế dược.
- Các thầy cô trường Đại học Dược Hà Nội.
- Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ, nhân viên Nhà trường.
- Bạn bè, người thân.
Những người đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em trong suốt quá
trình học tập, rèn luyện tại trường và trong thời gian thực hiện khoá luận
tốt nghiệp này.
Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2004.
Sinh viên
Nguyễn Thị Lan Anh
QfU<ụ QỦỞ& @ x>(ữ(03ế& G Ấ G
BYT:
LĐ- TB-
TDV:
EPLR:
Bộ Y tế
XH : Lao động- Thương binh- Xã hội
trình dược viên
nguồn nhân lực dược tuyệt hảo
(excellent pharmaceutical labour resource)

ĐẶT VẤN ĐỂ
Sau hơn 10 năm phát triển kinh tế thị trường dưới sự quản lý của Nhà
nước, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển vững mạnh vượt bậc.
Cũng như các ngành kinh tế quốc dân khác, ngành dược Việt Nam bước vào
thời kì đổi mới thực hiện sự chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị
trường đã có những bước phát triển rất cơ bản về tổ chức, quản lý, sản xuất và
cung ứng thuốc.
Với đường lối kinh tế mở cửa và khuyến khích các thành phần kinh
doanh dược phẩm trong và ngoài nước, thị trường dược phẩm trong những
năm gần đây thực sự sôi động bởi sự tham gia của các công ty dược phẩm
hàng đầu thế giới, các công ty đa quốc gia, các doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh dược phẩm có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đặc biệt là sự
chuyển đổi cơ cấu tổ chức quản lý và chất lượng sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp dược phẩm trong nước.
Từ năm 1990 trở lại đây, thị trường dược phẩm Việt Nam đã liên tục
tăng trưởng, tiền thuốc tiêu dùng bình quân hàng năm của người Việt Nam đã
tăng lên hơn 25 lần, từ 0,3 USD (1990) đến 7,6 USD (2003) [7,16]. Trong rất
nhiều yếu tố cấu thành sự phát triển bền vững của ngành dược nói riêng và
của nền kinh tế đất nước nói chung như khoa học kỹ thuật, tài chính , cải cách
hành chính và tổ chức quản lý thì yếu tố con người có một vai trò vô cùng to
lớn. Quan điểm triết học Mác- Lênin đã khẳng định : “ Con người vừa là chủ
thể vừa là động lực của mọi hoạt động”.
Để thị trường dược phẩm được vận hành một cách hiệu quả đòi hỏi
phải có một đội ngũ nhân lực được đào tạo giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có
hiểu biết sâu rộng về ngành nghề và có đạo đức nghề nghiệp. Đội ngũ nhân sự
ấy muốn phát huy hết năng lực của mình thì phải được tuyển chọn trên cơ sỏ'
đúng người cho đúng công việc vào đúng thời điểm. Trên thị trường lao động
1
Việt Nam hiện nay đã xuất hiện nhiều công ty tư vấn nhân lực nhưng chưa có
công ty nào hoạt động chuyên về cung ứng nhân lực trong lĩnh vực dược.

Chọn đúng người đúng việc là nhu cầu có thực và rất cần thiết đối với hầu hết
các doanh nghiệp đang trên đà phát triển, do bất cứ ở đâu và lúc nào, sự thành
đạt của công ty cũng khởi đầu từ chính nguồn nhân lực.
Từ thực tế trên, đề tài:
“Xây dựng mô hình công ty tư vân và khai thác nhân lực dược. ” được tiến
hành nhằm các mục tiêu:
1. Xây dựng mô hình tổ chức và cách thức quản lý doanh nghiệp
2. Hoạch định Marketing cho các sản phẩm sẽ cung ứng trên thị trường.
3. Xây dựng kế hoạch tài chính cho hoạt động của công ty, và kế hoạch
đưa vào triển khai trong thực tiễn.
Khoá luận có thể có mối quan hệ mật thiết nhưng có nội dung, đối
tượng và phương pháp nghiên cứu không trùng với bất kì một công trình khoa
học nào đã được công bố tại Việt Nam.
2
PHẦN 1. TỔNG QUAN
1.1 Thị trường lao động[l,19]
1.1.1 Khái niệm về thị trường lao động
Thị trường lao động là một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế thị
trường, nó mang tính chất đặc biệt vì liên quan trực tiếp đến con người. Khái
niệm về thị trường lao động thay đổi và hoàn thiện cùng với quá trình phát
triển của kinh tế thị trường. Trong các quốc gia phát triển theo quỹ đạo thị
trường có những xuất phát điểm khác nhau, có những đặc điểm kinh tế, chính
trị- xã hội và tự nhiên khác nhau, và tất nhiên khác nhau về trình độ phát triển
kinh tế xã hội, vì thế thị trường lao động có những biểu hiện đa dạng khác
nhau. Chính vì vậy nhận thức về thị trường lao động không thể đồng nhất, bất
biến, và việc tồn tại những giải thích khác nhau là lẽ đương nhiên trong quá
trình khám phá các quy luật vận động của thị trường lao động
- Theo Adam Smith, thị trường lao động là không gian trao đổi dịch vụ
lao động (hàng hoá sức lao động). Định nghĩa này nhấn mạnh vào đối
tượng trao đổi trên thị trường lao động là dịch vụ lao động chứ không

phải người lao động.
- Theo từ điển kinh tế học Pengiun, thị trường lao động là thị trường
trong đó tiền công, tiền lương và các điều kiện lao động được xác định
trong bối cảnh của quan hệ cung lao động và cầu lao động. Định nghĩa
này nhấn mạnh vào kết quả của tương tác cung- cầu thị trường lao động
đó là tiền công, tiền lương và các điều kiện lao động.
- Theo từ điển kinh tế MIT, thị trường lao động là nơi cung và cầu lao
động tác động qua lại với nhau. Định nghĩa này nhấn mạnh vào quan hệ
trên thị trường lao động cũng là quan hệ cung-cầu như bất kì một thị
trường nào khác.
3
- Theo tìm hiểu một số khái niệm trong văn kiện Đại hội IX của Đảng,
thị trường lao động là “Thị trường mua bán các dịch vụ của người lao
động, về thực chất là mua bán sức lao động, trong một phạm vi nhất
định. Ở nước ta, hàng hoá sức lao động được sử dụng trong các doanh
nghiệp tư bản tư nhân, các doanh nghiệp tư bản nhà nước, các doanh
nghiệp tiểu chủ và trong các hộ gia đình neo đơn thuê mướn người làm
dịch vụ trong nhà. Trong các trường hợp đó có người đi thuê, có người
làm thuê, có giá cả sức lao động dưới hình thức tiền lương, tiền công.”
Theo định nghĩa này thị trường lao động chỉ bó hẹp trong một vài thành
phần kinh tế nhất định. Toàn bộ các quan hệ lao động trong khu vực
kinh tế Nhà nước, khu vực kinh tế tập thể và quan hệ lao động trong khu
vực hành chính sự nghiệp được đặt ra ngoài các quy luật của thị trường.
Mặc dù còn có nhiều điểm khác biệt, nhưng các các định nghĩa hiện có về
thị trường lao động đều thống nhất với nhau các nội dung cơ bản của thị
trường lao động. Có thể tóm lược các nội dung này thành một định nghĩa
tương đối hoàn chỉnh về thị trường lao động như sau:
Thị trường lao động (hoặc thị trường sức lao động) là nơi thực hiện các
quan hệ xã hội giữa người bán sức lao động (người lao động làm thuê) và
người mua sức lao động (người sử dụng sức lao động) thông qua các thoả

thuận về giá cả (tiền công, tiền lương ) và các điều kiện làm việc khác, trên cơ
sở một hợp đồng lao động bằng văn bản, bằng miệng hoặc thông qua các dạng
hợp đồng hay thoả thuận khác.
1.1.2 Điều kiện để phát triển thị trường lao động:
Để thị trường lao động phát triển, cần có các điều kiện sau:
- Các tiền đề để phát triển hàng hoá sức lao động : người lao dộng tự do
buôn bán sức lao động của mình cho người sử dụng có nhu cầu.
- Tạo môi trường pháp lý thông qua hệ thống luật pháp:
4
Nhà nước ra các chính sách, các quy định về pháp luật, các thể chế, định
chế về quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động.
- Hình thành các tổ chức công đoàn các cấp, các hiệp hội nghề nghiệp
nhằm giải quyết các mối quan hệ (tranh chấp, xung đột về lao động) giữa
người lao động và người sử dụng lao động. Hình thành hệ thống các tổ chức
hỗ trợ phát triển thị trường lao động như các trung tâm dịch vụ việc làm, thông
tin về thị trường lao động nhằm cung cấp thông tin về cơ hội việc làm, nhu cầu
của người tìm việc, khả năng bố trí và giới thiệu việc làm trên thị trường
1.1.3 Sơ lược về trung tâm dịch vụ việc làm:
Để thị trường lao động có thể hoạt động được, bên cạnh các chủ thể
chính của thị trường này là người bán và người mua sức lao động, còn cần có
giới trung gian hoạt động với chức năng tạo điều kiện cho hai phía cung -cầu
lao động gặp nhau nhanh chóng và thuận tiện hơn hoặc với chi phí rẻ hơn.
Giới trung gian trên thị trường lao động có thể bao gồm hệ thống các cơ
quan quản lý lao động, các tổ chức cá nhân giới thiệu việc làm, các trung tâm
giao lưu về nhân tài Những cơ quan này thông qua việc xây dựng mạng lưới
thông tin về việc làm có thể phục vụ việc tìm kiếm, cung cấp nhân lực, phục
vụ việc đàm phán để tuyển dụng, xúc tiến các giao dịch trên thị trường lao
động bằng cách làm cho hai phía cung và cầu sức lao động xích lại gần nhau
hơn. Thực tiễn trên thị trường lao động thế giới cho thấy: đại bộ phận các giao
dịch trên thị trường lao động được thực hiện thông qua giới trung gian thị

trường lao động.
* Vai trò của trung gian :
Giả sử ta kí hiệu: s : người cung ứng (Supplier)
C: người mua (Customer)
M: người trung gian (Mediator) thì
Quan hệ trên thị trường khi không có trung gian :
5
s
_________
^ c Như vậy tổng số mối quan hệ sẽ là một cấp số
c nhân Es xLC —> gây tốn kém rất lớn cho
s

—^ c xã hội.
Quan hệ trên thị trường khi có trung gian M:
c Như vậy tổng số mối quan hệ sẽ là một cấp số
c cộng IS +SC —> giảm được rất nhiều chi
c phí cho xã hội
Từ phân tích trên ta có thể thấy ưu điểm và lợi ích của một trung gian là
làm giảm đi chi phí quan hệ cho các nhà cung ứng và khách hàng trên thị
trường.
Trung tâm dịch vụ việc làm: Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường
lao động, hình thức đàm phán trực tiếp đã không còn đủ sức đáp ứng nhu cầu
tuyển dụng nhân công của bên mua. Các trung tâm dịch vụ việc làm là nơi để
nhu cầu của cả người mua và người bán sức lao động có thể gặp nhau, tạo điều
kiện cho cả hai bên có sự chọn lựa thích hợp nhất đối với yêu cầu của bản
thân.
Từ điển thuật ngữ lao động- thương binh - xã hội Việt Nam ghi:
“ Dịch vụ việc làm là hoạt động nhằm hỗ trợ cho người lao động dễ
dàng tìm được việc làm.”

“Trung tâm dịch vụ việc làm là một tổ chức có chức năng tìm và chắp
nối thông tin cung-cầu lao động, giúp cho người lao động dễ dàng tìm kiếm
việc làm và cơ hội học nghề; giúp cho người sử dụng lao động, người đào tạo
nghề thoả mãn nhu cầu về lao động và đào tạo nghề ”
Như vậy dịch vụ việc làm bao gồm :
- Thông tin về những nhu cầu cần tuyển lao động
- Đào tạo bổ sung để người lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật
phù hợp với công việc
6
- Giới thiệu, tuyển chọn người lao động phù hợp với yêu cầu công việc
theo sự uỷ quyền của người sử dụng lao động
- Tuyên truyền hướng nghiệp cho người lao động
Dịch vụ việc làm thực hiện một trong những nhiệm vụ của nó là cầu nối
trung gian giữa người lao động và người sử dụng lao động. Cung cấp cho
người lao động những thông tin về yêu cầu của người sử dụng lao động, về
lĩnh vực cần tuyển dụng lao động, những đòi hỏi về trình độ chuyên môn - kĩ
thuật cũng như mức tiền công có thể nhận được.
Dịch vụ việc làm với vai trò là một trung gian trên thị trường lao động,
giúp người sử dụng lao động nhanh chóng thoả mãn nhu cầu về lao động, từ
đó làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần làm cho nền kinh tế thị
trường năng động hơn, giúp tăng GDP, tăng vị thế cạnh tranh của đất nước
trong khu vực và trên thế giới.
1.1.4 Cơ chế chính sách thị trường lao động ở một số nước trên thế giới:
* Thụy Điển
Là một nước có nền kinh tế phát triển ở trình độ cao, Thụy Điển chú
trọng việc phát triển thị trường lao động, coi đó là một trong những hướng đi
chính để đảm bảo ổn định kinh tế và trật tự xã hội. Đặc điểm cơ bản của thị
trường lao động Thụy Điển là mức độ bảo trợ cao từ phía Nhà nước với một hệ
thống các cơ quan quản lý thị trường lao động xuyên suốt từ trung ương tới
địa phương. Thụy Điển chi 10% ngân sách Nhà nước cho việc thực hiện các

chính sách thị trường lao động, chủ yếu là các chương trình: xây dựng và vận
hành hệ thống dịch vụ việc làm, đào tạo nghề cho người thất nghiệp, các
chương trình tạo việc làm mới, bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ khởi sự doanh
nghiệp
* New Zealand
7
Trong hai thập kỷ qua, New Zealand đã thực hiện một cuộc chuyển đổi
mạnh mẽ, từ một nhà nước phúc lợi được điều tiết mạnh thành một trong
những nước có tốc độ giải điều tiết nhanh nhất trong khối OECD.Tỷ lệ thất
nghiệp ở nước này giảm từ 12% trong thập kỉ 80 xuống còn khoảng 7% trong
năm 98. Đây là kết quả không chỉ của tăng trưởng kinh tế nhanh (bình quân
1,2%/ năm) kéo theo tăng việc làm, mà còn là thành tựu của quá trình giảm
bớt sự điều tiết từ phía Nhà nước và tự do hoá. Luật hợp đồng lao động sửa đổi
đã chuyển việc thoả thuận hợp đồng lao động ở cấp doanh nghiệp sang chế độ
thoả thuận trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động. Bên cạnh
đó, cũng như Hà Lan, New Zealand thực hiện việc cắt giảm trợ cấp xã hội để
kích thích người lao động đi tìm việc làm và chấp nhận việc làm dễ dàng hơn.
Hai quốc gia này đều có các chính sách hỗ trợ tìm kiếm việc làm, đào tạo
nâng cao tay nghề, cải cách các chính sách thuế, tiền lương và đã đạt được
những kết quả to lớn trong giải quyết công ăn việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp
trong những năm qua.
■ Nhật Bản
Sau thế chiến thứ 2, Nhật Bản thiệt hại khoảng 1/4 nhân công và khoảng
1/3 phương tiện sản xuất so với thời kì trước chiến tranh. Để hình thành nguồn
nhân lực, chính phủ đã thúc đẩy đào tạo công cộng và tạo thêm nhiều điều
kiện thuận lợi cho việc đào tạo. Chính phủ yêu cầu các hãng phải có trách
nhiệm nhất định trong việc đào tạo nhân lực. Hiện nay những hãng lớn có
trách nhiệm đào tạo khoảng 1000 lao động mỗi năm với chi phí chiếm 2%
tổng lương chi trả cho lao động toàn công ty.
■ Trung Quốc

Vấn đề nan giải của thị trường lao động Trung Quốc hiện nay là sự mất
cân bằng về cung-cầu lao động: cung đang lớn hơn cầu. Bên cạnh đó, thị
trường lao động Trung Quốc còn phải đối mặt với những vấn đề như : các rào
cản về thể chế, các cơ quan quản lý lợi dụng chức năng quyền hạn đưa ra các
8
quy định chồng chéo, trùng lặp, Trung Quốc mới gia nhập WTO, cạnh tranh
trên thị trường lao động sẽ ngày càng quyết liệt Trước tình hình đó, Trung
Quốc đã đặt mục tiêu phát triển thị trường lao động, giải quyết công ăn việc
làm cho người lao động là nhiệm vụ cấp bách nhất với các biện pháp cụ thể
như : cải cách cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển nhanh các khu vực dịch vụ;
hoàn thiện thể chế thị trường lao động; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật
cho các trung tâm cơ sở giao dịch lao động, các dịch vụ giới thiệu việc làm ;
xây dựng chính sách tiền lương nhằm thu hút nhân tài một cách hợp lý, tăng
cường công tác đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực bằng cách huy động cả
sức dân vào công tác này
Từ năm 1992, Trung Quốc đã thành lập các trung tâm giới thiệu việc
làm của cả Nhà nước và dân doanh. Các trung tâm việc làm của Nhà nước
thường mang tính công ích, giao dịch miễn phí trong khi đó các trung tâm việc
làm dân doanh hoạt động hoàn toàn theo cơ chế thị trường.
■ Singapore
Singapore là một quốc đảo nhỏ hầu như không có nguồn tài nguyên
thiên nhiên và gần như phải đối mặt với sự thiếu hụt lao động cả về số lượng
và chất lượng. Chính phủ Singapore do vậy tập trung nỗ lực vào việc thiết lập
và mở rộng các trung tâm đào tạo để có thể tiêu chuẩn hoá chất lượng lao
động trên phạm vi quốc gia. Chính phủ Singapore có vai trò rất quan trọng
trong việc hình thành nguồn nhân lực và mục tiêu chính là thiết lập theo đuổi
chính sách thị trường lao động mang tính chủ động. Singapore có xu hướng
thuê nhân công nước ngoài bắt đầu từ những năm 90 và hiện nay khoảng 25%
lao động tại nước này là người nước ngoài.
1.1.5 Thị trường lao động Việt Nam :

Theo số liệu của Bộ LĐ-TB-XH Việt Nam, dân số Việt Nam tính đến
năm 2003 là khoảng 86 triệu người, 60.66% là người trong độ tuổi lao động,
trong đó có 40.694.360 người có hoạt động kinh tế thường xuyên .
9
Có thể thấy cung trên thị trường lao động Việt Nam quá lớn.Trong khi
đó cầu về lao động của các cơ quan, doanh nghiệp lại tăng chậm do tốc độ đầu
tư phát triển sản xuất kinh doanh chưa cao. Hơn nữa việc tìm kiếm việc làm
cho người lao động cũng như việc thuê mướn lao động của người sử dụng lao
động gặp nhiều khó khăn do những yêu cầu về văn hoá, trình độ chuyên môn,
ngành nghề đào tạo Tất cả những điều đó đòi hỏi phải có khâu trung gian
môi giới việc làm. Vì thế sự ra đời của các trung tâm dịch vụ lao động là một
tất yếu, khách quan. Hiện nay đây là kênh giao dịch chủ yếu trên thị trường
lao động Việt Nam .
* Các luật và văn bản pháp quy liên quan [10]
_ Luật Lao động : Điều 18 bộ luật Lao động có ghi:
“ Tổ chức dịch vụ việc làm được thành lập theo quy định của pháp luật
có nhiệm vụ tư vấn, giới thiệu và giúp tuyển lao động, thu thập và cung ứng
thông tin về thị trường lao động” ; “ Tổ chức dịch vụ việc làm được thu lệ phí,
được nhà nước xét giảm miễn thuế và được tổ chức dạy nghề ”
_Nghị định 72/CP ngày 31/10/1995 của chính phủ quy định :
“ Trung tâm dịch vụ việc làm là đơn vị sự nghiệp có thu thuộc lĩnh vực
hoạt động xã hội, do Nhà nước và các đoàn thể, hội quần chúng thành lập.”
Đây là nghị định quan trọng quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điểm của bộ luật Lao động về việc làm. Nghị định này đã khẳng định: hệ
thống các trung tâm dịch vụ việc làm được Nhà nước đầu tư hỗ trợ cơ sở vật
chất ban đầu từ ngân sách Nhà nước để hoạt động phục vụ cho việc tạo công
ăn việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ việc hình thành thị trường lao động.
_ Nghị định 90/CP ngày 15/12/1995 của chính phủ quy định :
“ Trung tâm dịch vụ việc làm được tổ chức dạy nghề ”
_Thông tư 08/LĐTBXH-TT ngày 10/03/1997 do Bộ LĐ-TB-XH ban

hành đã cụ thể hoá và hướng dẫn thi hành một số điểm của nghị định 72/CP về
chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của một trung tâm dịch vụ việc làm:
10
• Nhiệm vụ:
> Tư vấn cho người lao động và người sử dụng lao động
> Giới thiệu việc làm và nơi học nghề
> Tổ chức cung ứng lao động
> Thông tin thị trường lao động
• Quyền hạn:
> Được tổ chức dạy nghề gắn với tạo việc làm
> Được tổ chức sản xuất, dịch vụ để tận dụng cơ sở vật chất
> Được thu phí, học phí theo quy định của pháp luật
Ngoài ra còn có một số các luật và văn bản pháp quy khác như: Luật
Doanh nghiệp, luật Khuyến khích đầu tư trong nước, luật Dân sự
*Quan điểm của Đảng về phát triển thị trường lao động:
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng trang 323 nhấn
mạnh “phải tiếp tục hoàn thiện khung pháp luật và chính sách nhằm mở rộng
thị trường lao động” trong thời gian trước mắt với 8 nội dung chủ yếu:
• Tạo cơ hội bình đẳng và tiếp cận trực tiếp về đào tạo và việc làm cho
mỗi công dân, khuyến khích người lao động học tập, đào tạo và tự kiếm
việc làm
• Bảo đảm sự chuyển dịch linh hoạt của người lao động trong khu vực
kinh tế Nhà nước
• Khuyến khích moi thành phần kinh tế tham gịa đào tao nshề, hoat đôns
dich vu giới thiêu viêc làm và xuất khẩu lao động
• Có chính sách thích hợp thu hút nhân tài và lao động chuyên môn cao
trong và ngoài nước.
• Sửa đổi bổ sung Bộ luật Lao động phản ánh những thực tế đã thay đổi,
bảo vệ lợi ích hợp lý của người lao động, đồng thời khuyến khích người
sử dụng lao động tạo thêm việc làm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc

dịch chuyển lao động tìm việc làm trong nước và ngoài nước.
11
• Đẩy mạnh xuất khẩu lao động nhất là lao động có đào tạo.
• Thu hút moi nguồn lưc để phát triển manh mẽ và hiên đai hoá hê thống
đào tao nghề phù hơp với nhu cầu thi trường và sư phát triển khoa hoc
công nshê.
• Cải cách hệ thống bảo hiểm xã hội, tạo sự bình đẳng về cơ hội được
bảo hiểm xã hội đối với người lao động trong mọi thành phần kinh tế,
giải quyết thoả đáng quyền lợi của người lao động và người sử dụng lao
động.
1.2 Các nội dung và tiến trình của hoạch định Marketing
1.2.1 Phân tích môi trường kinh doanh [12,23]
Môi trường kinh doanh là tổng hợp tất cả các yếu tố, những lực lượng
bên trong và bên ngoài doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến
hoạt động hoặc ra các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp, đến khả năng
thiết lập hoặc duy trì mối quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng.
Môi trường kinh doanh là tập hợp của môi trường vi mô và môi trường
vĩ mô. Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố, các lực lượng mang tính chất xã
hội rộng lớn mà từng doanh nghiệp không thể kiểm soát và thay đổi được. Đó
là các yếu tố như : kinh tế, chính trị-pháp luật, nhân khẩu, khoa học công
nghệ, văn hoá Các doanh nghiệp hoạt động và cạnh tranh với nhau trong
cùng một môi trường vĩ mô. Do đó, yêu cầu khách quan đặt ra với mỗi doanh
nghiệp là phải hiểu biết tường tận các nhân tố của môi trường vĩ mô có ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động của mình. Việc nắm vững đặc điểm các nhân tố
ở hiện tại và dự báo chính xác xu hướng phát triển của nó trong tương lai sẽ
giúp doanh nghiệp hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp.
Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố liên quan chặt chẽ đến doanh
nghiệp và nó ảnh hưởng đến khả năng của doanh nghiệp khi phục vụ khách
hàng. Đó là các nhân tố nội tại của doanh nghiệp, các kênh marketing, thị
12

trường khách hàng, người cạnh tranh, người cung cấp, các tổ chức trung gian,
vv Trong chừng mực nhất định, doanh nghiệp có thể tác động để cải thiện
môi trường vi mô.
Để có thể xâm nhập thị trường và phát triển bền vững thì việc nghiên
cứu các đối thủ cạnh tranh và khách hàng là một khâu không thể thiếu trong
tiến trình hoạch định Marketing của bất kì một doanh nghiệp nào. Muốn giành
được lợi thế cạnh tranh, chúng ta phải có hiểu biết rõ về những điểm mạnh,
điểm yếu của đối thủ và của chính doanh nghiệp mình. Từ đó, đưa ra những
chính sách phù hợp về sản phẩm và giá cả, cũng như cách thức phân phối và
xúc tiến kinh doanh trên thị trường.
❖ Nghiên cứu thị trường:
Đây là công việc rất quan trọng nhằm xác định khả năng tiêu thụ sản
phẩm và mức độ ưu ái của thị trường đối với sản phẩm của công ty, hoặc tìm
ra các thuộc tính mới cần có của sản phẩm. Trên cơ sở đó, công ty cải tiến sản
phẩm cũ và nghiên cứu sáng chế sản phẩm mới mà thị trường đòi hỏi. Việc
nghiên cứu này đặc biệt quan trọng khi công ty mới thâm nhập thị trường hoặc
tham gia vào một lĩnh vực mới. Quá trình nghiên cứu thị trường gồm 2 bước:
thu thập thông tin và xử lý thông tin
> Thu thập thông tin: có thể đi theo các phương pháp:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu sơ bộ do ít tốn kém nhưng
thiếu chính xác. Các tài liệu được sử dụng là các sách báo thương mại do Nhà
nước xuất bản, các tin tức kinh tế, các số liệu thống kê về sản xuất, tiêu thụ,
giá cả, từ đó đánh giá khái quát tình hình phát triển kinh tế nói chung, sự
phát triển của ngành, bao quát thị trường và xu hướng phát triển.
Phương pháp nghiên cứu hiện trường: phương pháp này chính xác
nhưng tốn kém, nghiên cứu sau khi đã có kết quả sơ bộ từ phương pháp trên.
Nội dung chủ yếu của phương pháp là tiến hành điều tra đặc biệt về khách
hàng. Do số lượng khách hàng lớn nên người ta tiến hành điều tra bằng thăm
13
dò thông qua một số đại diện (mẫu). Giá trị của những đánh giá phụ thuộc

chất lượng hay tính chất đại biểu của bộ phận mẫu. Tính chất đại biểu này lại
phụ thuộc vào phương pháp chọn mẫu. Độ chính xác của phương pháp phụ
thuộc số mẫu (hay quy mô tổng thể mẫu). Các phương pháp chọn mẫu có thể
sử dụng là: chọn mẫu ngẫu hiên hay xác suất và chọn mẫu không xác suất
Phương pháp đặt câu hỏi điều tra : thiết kế bộ câu hỏi.
> Xử lý thông tin:
+ Xác định thái độ chung của khách hàng đối với sản phẩm của công ty.
+ Lựa chọn các thị trường mục tiêu mà công ty có khả năng thâm nhập và
phát triển việc tiêu thụ sản phẩm của mình.
❖ Dự báo thị trường:
Mục tiêu: đánh giá lợi hại khi thâm nhập thị trường; đánh giá khả năng
thâm nhập thị trường; phân tích và quyết định việc duy trì hay thay đổi chính
sách Marketing.
Quan điểm dự báo thị trường:
+ Dự báo sự vận động tự phát của thị trường.
+ Dự báo sự phản ứng của thị trường: tức là dự đoán những hậu quả,
những phản ứng của thị trường trước những quyết định của công ty.
❖ Đo lường nhu cầu thị trường:
Việc ước tính nhu cầu sản phẩm có ý nghĩa rất lớn đến hiệu quả kinh
doanh của công ty. Để giành ưu thế trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện
nay, công ty phải nắm bắt được số liệu về nhu cầu hiện tại và tương lai. Đây là
một việc rất cần thiết nhưng cũng là một việc tương đối khó. Nhu cầu không
phải là một con số mà nó là hàm của rất nhiều biến số. Trên thị trường lao
động, nhu cầu nhân lực của mỗi doanh nghiệp là toàn bộ lao động cần thiết
cho thực hiện, hoàn thành các nhiệm vụ trước mắt (kế hoạch sản xuất kinh
doanh) và các nhiệm vụ chuẩn bị cho tương lai (chiến lược kinh doanh ). Cơ
sở, căn cứ xác định nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp bao gồm:
14
+ Chiến lược kinh doanh: chiến lược phát triển, phương hướng, lộ trình và
các định mức tổng hợp.

+ Kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể và hệ thống định mức lao động
+ Số người về hưu, chuyển đi nơi khác, đi đào tạo.
Thông thường thì việc tính toán nhu cầu nhân lực của mỗi doanh nghiệp là
do phòng Tổ chức phát triển nguồn nhân lực của chính doanh nghiệp đó thực
hiện. Chúng ta không thể tìm hiểu được chiến lược kinh doanh hay kế hoạch
kinh doanh của các doanh nghiệp để tìm ra nhu cầu nhân lực của doanh
nghiệp đó, mà chỉ có thể dựa trên phỏng vấn trực tiếp về nhu cầu nhân lực của
doanh nghiệp khách hàng. Ngoài ra có thể dựa trên kế hoạch phát triển toàn
ngành để ước lượng nhu cầu tổng cộng.
1.2.2 Các chính sách Marketing:
Đối với một công ty tư vấn và cung ứng nhân lực thì sản phẩm mà công ty
cung cấp cho thị trường chính là các dịch vụ. Vì vậy, các chính sách
Marketing của công ty sẽ có nhiều khác biệt so với sản phẩm hàng hoá thông
thường khác.
❖ Chính sách dịch vụ cung ứng ( chính sách sản phẩm):
Dịch vụ cung ứng cho khách hàng thường bao gồm 2 bộ phận: dịch vụ
cơ bản và dịch vụ bổ sung.
Dịch vụ cơ bản là dịch vụ thoả mãn nhu cầu hay lợi ích cơ bản của
khách hàng mua dịch vụ. Còn dịch vụ bổ sung có tác dụng làm tăng thêm giá
trị của dịch vụ cơ bản và và tăng mức độ hoàn chỉnh của dịch vụ cung ứng.
Những dịch vụ bổ trợ có thể cùng thuộc một hệ thống với dịch vụ cơ bản,
nhưng cũng có thể độc lập và đem lại lợi ích phụ thêm cho khách hàng. Trong
điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ, các doanh nghiệp dịch vụ phải tìm cách cung
cấp những dịch vụ có tính khác biệt hoá cao, thậm chí độc đáo và duy nhất
15
trên thị trường. Đây là một vấn đề quan trọng nhưng cũng rất khó, đóng vai trò
quan trọng trong sự thành đạt của doanh nghiệp trên thị trường.
❖ Chính sách giá dịch vụ:
Trong các biến số của Marketing-mix đối với dịch vụ, giá cả có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng. Trước hết, giá cả là hình ảnh về chất lượng dịch vụ cung

ứng. Nó là chỉ tiêu quan trọng trong quá trình lựa chọn và tiêu dùng dịch vụ vì
giá cả ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhận thức của khách hàng về chất lượng dịch
vụ chuyển giao. Quan hệ giá cả và chất lượng dịch vụ phụ thuộc đồng thời vào
đánh giá chủ quan của khách hàng và chất lượng dịch vụ của nhà cung cấp.
Chính vì vậy, việc xác định giá dịch vụ phải dựa trên những hiểu biết sâu sắc
về 3 vấn đề quan trọng: chi phí, cạnh tranh và nhận thức của khách hàng.
- Chi p h í: Là cơ sở để hình thành giá bán. Phương pháp thường sử dụng
để xác định giá bán theo chi phí là phân tích điểm hoà vốn.
- Cạnh tranh: Mặc dù cầu thị trường quy định giá trần và chi phí của công
ty xác định giá sàn, song khi định giá sản phẩm của mình, công ty không thể
bỏ qua các thông tin và các phản ứng về giá của đối thủ cạnh tranh, bởi vì, với
khách hàng, “giá tham khảo” mà họ sử dụng để đánh giá mức giá của công ty
trước hết là giá của đối thủ cạnh tranh.
- Nhận thức của khách hàng về giá: phụ thuộc vào việc đánh giá quan hệ
giá cả/ chất lượng. Do tính chất vô hình của dịch vụ, khách hàng khó hiểu
được vì sao mức giá của một dịch vụ nhất định lại được đặt ở mức này. Thực
tế cho thấy rằng, sự nhận thức của khách hàng về mức giá ảnh hưởng đến sự
nhận thức của họ về chất lượng dịch vụ cung ứng. Xu hướng chung là : mức
giá càng cao, khách hàng sẽ cho rằng chất lượng dịch vụ càng cao. Tuy nhiên
để có được lòng tin và sự trung thành từ phía khách hàng thì chất lượng dịch
vụ cũng phải xứng đáng với chi phí mà họ phải trả.
16
❖ Chính sách phân phối:
Trong lĩnh vực dịch vụ, chính sách phân phối được thể hiện thông qua việc
lựa chọn số lượng điểm bán/số lượng dịch vụ, tức là tìm cách đạt được sự cân
bằng giữa chính sách phân phối và chính sách sản phẩm. Tuy nhiên, do tính
phức tạp, doanh nghiệp khó có thể làm chủ sự phát triển đồng thời mạng lưới
phân phối và cung ứng dịch vụ. Để có thể bao phủ thị trường, cần thiết phải
phát triển các đơn vị của mạng phân phối. Trong khi đó, mong muốn làm tăng
thêm sự trung thành của khách hàng đòi hỏi phát triển và đa dạng hoá dịch vụ.

Trên thực tế, cung dịch vụ trực tiếp không qua các trung gian là hình thức
phân phối dịch vụ thích hợp và phổ biến nhất. Tuỳ theo loại dịch vụ cung ứng
và mục tiêu của mình, doanh nghiệp có thể lựa chọn và sử dụng các mạng
phân phối khác nhau.
❖ Xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh:
Hoạt động xúc tiến bán dịch vụ hướng tới các mục tiêu như làm tăng sự
nổi tiếng của dịch vụ, kích thích thử tiêu dùng dịch vụ hiện tại và dịch vụ mới,
làm tăng thêm mức độ trung thành của khách hàng hiện tại, thay đổi nhu cầu
thị trường cho phù hợp với khả năng cung ứng dịch vụ, làm cho sự tham gia
của khách hàng trong quá trình chuyển giao dịch vụ được thuận tiện và dễ
dàng hơn.
Trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ, các cồng cụ thường được sử dụng trong
chính sách này là:
- Giao tiếp trực tiếp giữa nhân viên của công ty với khách hàng, gồm giúp
đỡ, thông tin và thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty.
- Truyền thông bên ngoài: quảng cáo trên báo, đài, truyền hình, tạp chí,
Internet và gửi thư trực tiếp.
- Đánh giá mức độ thoả mãn của khách hàng nhằm củng cố hình ảnh về
chất lượng dịch vụ của mình.
/
/
X
v\
17
❖ Xây dựng các mối quan hệ với công chúng:
Đây là một trong những hoạt động Marketing rất quan trọng, bao gồm
nhiều hoạt động rất phong phú và đa dạng. Những hoạt động chủ yếu là :
- Xây dựng quan hệ báo chí : đối với khách hàng, những thông tin về
doanh nghiệp qua báo chí luôn là những thông tin khách quan và đáng tin cậy.
- Triển lãm, hội chợ, phòng trưng bày : mục tiêu là tăng tiếp xúc với khách

hàng, đối tác, quan sát đối thủ cạnh tranh và xu thế chung của thị trường.
- Quan hệ nhằm gây tiếng tăm cho doanh nghiệp : mục tiêu nhằm củng cố
uy tín của doanh nghiệp trên thị trường thông qua quan hệ thân hữu với các
quan chức trong ngành để có được sự đảm bảo uy tín của họ, tham gia bảo trợ
các hoạt động xã hội, tham gia các hội nghị, hội thảo chuyên ngành để gây sự
chú ý của các đối tác, tạo cơ hội trao đổi thông tin với các doanh nghiệp khách
hàng cũng như giới báo chí.
18
PHẦN 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu:
> Nghiên cứu môi trường kinh doanh của doanh nghiệp :
+ Môi trường vĩ mô: kinh tế, chính trị, khoa học công nghệ thông qua
các báo cáo tổng kết, các văn bản pháp quy có liên quan của ngành
dược cũng như của Bộ Y tế, Tổng cục thống kê, Bộ Tài chính, của Bộ
LĐ-TB-XH.
+ Môi trường vi mô:
- Đối thủ cạnh tranh: Nghiên cứu hoạt động của một số công ty
tư vấn nhân lực đã và đang hoạt động hiệu quả trên thị trường lao động
Việt Nam; thông qua các báo, tạp chí, tài liệu, mạng Internet.
- Khách hàng: Nghiên cứu nhu cầu việc làm của sinh viên Y dược
khi ra trường, và nhu cầu tuyển dụng của một số doanh nghiệp dược
phẩm tại Hà Nội.
> Các chính sách Marketing cho sản phẩm chính của doanh nghiệp
dịch vụ cung ứng nhân lực
> Phương pháp quản trị tài chính của doanh nghiệp.
2.2 Phương pháp nghiên cứu:
• Hồi cứu số liệu:
+ Thu thập số liệu
+ Phân tích số liệu
• Điều tra:

+ Bộ câu hỏi
+ Phỏng vấn trực tiếp
19
PHẦN3. KẾT QUẢ NGHIÊN cứu VÀ BÀN LUẬN
3.1 Phân tích môi trường kinh doanh:
3.1.1 Môi trường vĩ mô:
• Môi trường kinh tế:
Trong hơn 10 năm phát triển kinh tế thị trường dưới sự quản lý của Nhà
nước, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển vững mạnh và vượt
bậc. Năm 2003 kinh tế Việt Nam đạt thành tựu lớn với GDP tăng 7,24% đứng
thứ 2 châu Á, thu ngân sách lẩn đầu tiên đạt 132.000 tỷ đồng và là năm thứ 6
liên tiếp vượt qua chỉ tiêu đề ra. Đó là thành tựu lớn, thể hiện sự quyết tâm của
toàn Đảng, toàn dân vượt qua khó khăn thách thức, tiếp tục sự nghiệp đổi mới.
Để hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế của kế hoạch 5 năm (2001-2005),
Nhà nước ta đã và đang tập trung đầu tư đẩy nhanh quá trình hình thành và
phát triển đồng bộ các loại thị trường, tạo môi trường đầu tư lành mạnh, thông
thoáng, hấp dẫn cho các thành phần kinh tế. Điều chỉnh mạnh cơ cấu đầu tư
gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Lựa chọn hoạt động dịch
vụ là khâu đột phá trong nền kinh tế. Mục tiêu đến năm 2005, tỷ trọng dịch vụ
trong GDP chiếm 41,42%. Cùng với các thị trường vốn, bất động sản, khoa
học công nghệ, tài chính tiền tệ, thị trường lao động là một trong các hoạt
động dịch vụ được tập trung đầu tư chỉ đạo phát triển mạnh. Nhà nước luồn
chú trọng tập trung đầu tư mạnh hơn cho nguồn nhân lực. Phát triển nguồn
nhân lực là một trong 5 lĩnh vực được ưu tiên hợp tác trong Hiệp định khung
về Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc kí kết tháng 11/2002, có
hiệu lực chính thức từ 01/07/2003.
Để khai thác, phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho
phát triển trong nền kinh tế nhiều thành phần, Nhà nước đang hoàn thiện dần
các giải pháp nhằm tạo môi trường đầu tư thuận lợi, minh bạch và cởi mở hơn
nữa để các nhà đầu tư trong và ngoài nước mạnh dạn bỏ vốn vào sản xuất kinh

20

×