Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật bật nhảy đập cầu cho đội tuyển nữ cầu lông trường THPT gia lộc hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (775.52 KB, 59 trang )



TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT




LÕ VĂN CƢƠNG




LỰA CHỌN BÀI TẬP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ KỸ THUẬT
BẬT NHẢY ĐẬP CẦU CHO ĐỘI
TUYỂN NỮ CẦU LÔNG TRƢỜNG
THPT GIA LỘC - HẢI DƢƠNG


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC





HÀ NỘI - 2015



TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2


KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT




LÕ VĂN CƢƠNG




LỰA CHỌN BÀI TẬP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ KỸ THUẬT
BẬT NHẢY ĐẬP CẦU CHO ĐỘI
TUYỂN NỮ CẦU LÔNG TRƢỜNG
THPT GIA LỘC - HẢI DƢƠNG


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: CNKHSP GDTC

Hƣớng dẫn khoa học:

ThS. GVC. NGUYỄN MẠNH HÙNG



HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN


Tên tôi là: LÒ VĂN CƢƠNG
Sinh viên lớp: K37 SP TDTT Trƣờng ĐH Sƣ phạm Hà Nội 2.
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu khoa học này là của tôi. Những vấn
đề chúng tôi đƣa ra và bàn luận đều là những vấn đề mang tính cấp thiết và
đúng với thực tế cũng nhƣ điều kiện khách quan của trƣờng THPT Gia Lộc -
Hải Dƣơng. Đề tài cũng không trùng kết quả nghiên cứu với bất cứ đề tài nào
trƣớc đây.

Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Sinh viên

LÕ VĂN CƢƠNG















DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT



1. GDTC : Giáo dục thể chất
2. GV : Giáo viên
3. HLV : Huấn luyện viên
4. HS : Học sinh
5. kg : kilôgam
6. m : mét
7. NXB : Nhà xuất bản
8. XHCN : Xã hội chủ nghĩa
9. TDTT : Thể dục thể thao
10. THPT : Trung học phổ thông
11. TW : Trung ƣơng
12. VĐV : Vận động viên















MỤC LỤC



ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1. Những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nƣớc về công tác giáo dục thể
chất 4
1.1.1. Các quan điểm về GDTC 4
1.1.2. Giáo dục thể chất trong nhà trƣờng THPT 5
1.2. Đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi học sinh THPT 5
1.2.1. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi THPT 5
1.2.2. Đặc điểm sinh lý 7
1.3. Hệ thống kỹ thuật cơ bản Cầu lông 9
1.4. Cơ sơ huấn luyện thể lực 11
1.4.1. Ý nghĩa của huấn luyện thể lực 11
1.4.2. Cơ sơ sinh lý các tố chất vận động 12
1.4.3. Cơ sở khoa học huấn luyện thể lực 14
1.4.4. Cơ sở huấn luyện sức mạnh cho vận động viên lứa tuổi 17 - 18 14
1.5. Xu hƣớng huấn luyện cầu lông hiện nay 16
1.6. Kỹ thuật bật nhảy đập cầu có vai trò đến thành tích thi đấu Cầu lông 18
CHƢƠNG 2 NHIỆM VỤ - PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN
CỨU 19
2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu 19
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 19
2.2.1. Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 19
2.2.2. Phƣơng pháp phỏng vấn 19
2.2.3. Phƣơng pháp quan sát sƣ phạm 20
2.2.4. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm 20
2.2.5. Phƣơng pháp kiểm tra sƣ phạm 20
2.2.6. Phƣơng pháp toán học thống kê 20
2.3. Tổ chức nghiên cứu Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Thời gian nghiên cứu 20



2.3.2. Địa điểm nghiên cứu 22
2.3.3. Đối tƣợng nghiên cứu 22
CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23
3.1. Đánh giá thực trạng kỹ thuật bật nhảy đập cầu cho đội tuyển nữ Cầu lông
trƣờng THPT Gia Lộc - Hải Dƣơng 23
3.1.1. Thực trạng bật nhảy đập cầu trong thi đấu của đội tuyển nữ Cầu lông trƣờng
THPT Gia Lộc - Hải Dƣơng 23
3.1.2. Thực trạng sử dụng bài tập trƣớc thực nghiệm, trong công tác huấn luyện kỹ
thuật bật nhảy đập cầu cho đội tuyển nữ cầu lông trƣờng THPT Gia Lộc - Hải
Dƣơng 24
3.1.3. Thành tích thi đấu của đội tuyển nữ cầu lông trƣờng THPT Gia Lộc - Hải
Dƣơng 26
3.2. Lựa chọn ứng dụng và đánh giá một số bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật
bật nhảy đập cầu cho đội tuyển nữ cầu lông trƣờng THPT Gia Lộc - Hải
Dƣơng 28
3.2.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng bật nhảy đập cầu và lựa chọn các bài
tập chuyên môn 27
3.2.2. Lựa chọn các bài tập chuyên môn nhằm nâng cao khả năng bật nhảy đập
cầu cho nữ VĐV cầu lông trƣờng THPT Gia lộc - Hải Dƣơng 30
3.2.3. Ứng dụng các bài tập đã lựa chọn 37
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
PHỤ LỤC











DANH MỤC BẢNG


STT
Tên bảng
Trang
Bảng 3.1

Thực trạng việc sử dụng kỹ thuật bật nhảy đập cầu của
đội tuyển nữ Cầu lông trƣờng THPT Gia Lộc - Hải
Dƣơng
23
Bảng 3.2

Thành tích thi đấu các giải của đội tuyển nữ Cầu lông
trƣờng THPT Gia Lộc - Hải Dƣơng
28
Bảng 3.3

Kết quả phỏng vấn các yếu tố ảnh hƣởng tới khả năng
bật nhảy đập cầu của đội tuyển nữ Cầu lông trƣờng
THPT Gia Lộc - Hải Dƣơng (n = 25)
29
Bảng 3.4


Kết quả phỏng vấn lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao
khả năng bật nhảy đập cầu của đội tuyển nữ Cầu lông
trƣờng THPT Gia Lộc - Hải Dƣơng (n = 25)
33
Bảng 3.5
Tiến trình thực nghiệm.
40
Bảng 3.6

Kết quả phỏng vấn lựa chọn test nâng cao hiệu quả kỹ
thuật bật nhảy đập cầu cho đội tuyển nữ Cầu lông
trƣờng THPT Gia Lộc - Hải Dƣơng(n = 25)
42
Bảng 3.7

Kết quả kiểm tra trƣớc thực nghiệm của hai nhóm đối
chứng và thực nghiệm (n =10).
44
Bảng 3.8

Kết quả kiểm sau thực nghiệm của hai nhóm đối chứng
và thực nghiệm
45
Biểu đồ
3.1
Biểu đồ biểu hiện thành tích trƣớc thực nghiệm của đội
tuyển nữ cầu lông trƣờng THPT Gia Lộc - Hải Dƣơng
46
Biểu đồ
3.2

Biểu đồ biểu hiện thành tích sau thực nghiệm của đội
tuyển nữ cầu lông trƣờng THPT Gia Lộc - Hải Dƣơng
47


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thể dục thể thao là một bộ phận hữu cơ của nền văn hóa xã hội. Trong
một xã hội hiện đại văn minh với trình độ khoa học phát triển không thể thiếu
đƣợc TDTT. Cầu lông đƣợc du nhập vào nƣớc ta từ những năm 1960, muộn
hơn so với các môn thể thao khác, nhƣng nó đã dần phổ biến ở cả thành thị và
nông thôn, đƣợc nhiều ngƣời ƣa thích và tham gia tập luyện. Tập luyện Cầu
lông giúp phát triển toàn diện các năng lực thể chất, nâng cao sức khỏe, rèn
luyện ý chí đạo đức. Đặc biệt phù hợp với mọi lứa tuổi, giới tính, mọi tầng
lớp nhân dân lao động, với dụng cụ tập luyện đơn giản, dễ tập nên phong trào
Cầu lông phát triển rộng rãi. Mặc dù vậy nhƣng thành tích đỉnh cao Cầu lông
của nƣớc ta còn kém hơn so với các nƣớc trong khu vực và thế giới, đặc biệt
nhƣ Trung Quốc, Malaysia, Indonesia Để đạt đƣợc hiệu quả cao trong thi
đấu, ngoài yếu tố sức khỏe, tâm lý, chiến thuật thì kỹ thuật luôn đƣợc các
huấn luyện viên (HLV) và vận động viên (VĐV) quan tâm áp dụng trong quá
trình tập luyện để giành chiến thắng.
Tập luyện thi đấu thể thao không chỉ nâng cao sức khỏe cho ngƣời tập,
nâng cao thành tích thể thao mà còn mang lại vinh quang cho đất nƣớc. chỉ
cho bản thân mình mà còn cho đất nƣớc, nhƣ ở Seagame 24 đoàn thể thao
Việt Nam đứng ở vị trí 3 trong bảng xếp hạng 11 nƣớc tham dự. Nhƣng đến
Seagame 25 thành tích thi đấu của đoàn thể thao Việt Nam đó tăng một cách
đáng tự hào về số huy chƣơng và vƣơn lên đứng ở vị trí thứ 2 trong 11 nƣớc
tham dự - với những gƣơng mặt điển hình tiêu biểu cho đoàn thể thao Việt

Nam nhƣ: Nguyễn Tiến Minh, Vũ Thị Hƣơng, Văn Ngọc Tú, Nguyễn Thị
Kiệu Đó là những gƣơng mặt tiêu biểu cho thể thao Việt Nam, là những
nhân tố mới thúc đẩy thể thao Việt Nam phát triển cao hơn nữa. Nhƣng để đạt
đƣợc những thành tích đó là nhờ sự nỗ lực cố gắng hết mình của các VĐV, sự
quan tâm đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc cùng với sự phấn đấu hết mình của
đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh trong các trƣờng trung học.

2

Hải Dƣơng là một tỉnh thành đang có sự phát triển mạnh. Cùng với sự
phát triển kinh tế, tỉnh đã nhận thấy tầm quan trọng của TDTT trong sự phát
triển toàn diện của con ngƣời cũng nhƣ thúc đẩy nền kinh tế văn hoá xã hội.
Vì thế tỉnh đó có sự quan tâm tới công tác phát triển TDTT đặc biệt là phát
triển TDTT trong các trƣờng phổ thông, trong đó Cầu Lông là một môn cơ
bản có ý nghĩa quan trọng trong việc rốn luyện các em trở thành một con
ngƣời phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần.
Quá trình tập luyện và thi đấu Cầu lông đòi hỏi ngƣời chơi phải có đủ
các tố chất và các yếu tố kỹ, chiến thuật, thể lực, tâm lý. Trong khi đó kỹ
thuật bật nhảy đập cầu là yếu tố quan trọng trong đánh cầu bởi vì đặc điểm
môn cầu lông là môn thể thao thi đấu đối kháng gián tiếp, mọi tình huống do
đối phƣơng tạo ra, do đó vận động viên phải luôn bật nhảy đập cầu, đập cầu
sớm trên cao thì mới có hiệu quả cao, tạo đƣơc ƣu thế đánh cầu nhanh bất ngờ
đƣa đối phƣơng vào thế bị động và giành điểm. Chính vì vậy bật nhảy đập cầu
là kỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng của môn Cầu lông.
Qua quan sát tập luyện và thi đấu của đội tuyển nữ Cầu lông trƣờng
THPT Gia Lộc - Hải Dƣơng chúng tôi nhận thấy kỹ thuật bật nhảy đập cầu
của các em rất hạn chế, điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, song cơ bản
là do trình độ và khả năng của các em còn chƣa cao.
Trong nhiều năm qua, có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học về
môn Cầu lông ở trong và ngoài nƣớc.

Tuy nhiên, các đề tài mới chỉ nghiên cứu tổng quát về kỹ thuật đập cầu
mà chƣa có đề tài nào đề cập đến kỹ thuật bật nhảy đập cầu.
Trên cơ sở phân tích ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật
bật nhảy đập cầu cho đội tuyển nữ cầu lông trƣờng THPT Gia Lộc - Hải
Dƣơng”


3

Mục đích nghiên cứu
Qua việc tìm hiểu thực trạng của phong trào tập luyện môn Cầu lông
trong nhà trƣờng, chúng tôi thấy khả năng bật nhảy đập cầu của các em phần lớn
còn hạn chế. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn một số bài tập ứng dụng trong giảng dạy
và huấn luyện, giúp các em nâng cao hiệu quả kỹ thuật bật nhảy đập cầu, góp
phần nâng cao hiệu quả của các trận thi đấu Cầu lông trong và ngoài nhà trƣờng.
Giả thuyết khoa học
Nếu lựa chọn và ứng dụng một số bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật bật
nhảy đập cầu tốt thì sẽ đặt đƣợc thành tích cao trong tập luyện cũng nhƣ thi đấu
cho đổi tuyển nữ cầu lông trƣờng THPT Gia Lộc - Hải Dƣơng.


















4

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nƣớc về công tác giáo dục
thể chất
1.1.1. Các quan điểm về GDTC
Trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng và Nhà nƣớc ta
luôn quan tâm Giáo dục Đào tạo, coi Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Trong đó
công tác GDTC đặc biệt đƣợc quan tâm và chú trọng. Qua các chặng đƣờng
cách mạng, Đảng ta mà ngƣời đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những
quan điểm nhất quán và vô cùng đúng đắn về công tác TDTT.
Ngày 27/ 03/ 1946 lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác đã phát ra
nhƣ một bản tuyên ngôn về TDTT. Hƣởng ứng lời kêu gọi của Bác, khắp nơi
trên cả nƣớc dấy lên phong trào khỏe để kháng chiến, kiến quốc. TDTT đã
góp một phần đáng kể đƣa cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đến
thắng lợi vẻ vang.
Thời kỳ xây dựng XHCN ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nƣớc
ở miền Nam, từ năm 1954 -1975 Đảng ta đã khẳng định chiến lƣợc phát triển
TDTT Trong Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa III là “phát
triển TDTT, nâng cao sức khỏe nhân dân, góp phần xây dựng và bảo vệ miền
Bắc xã hội chủ nghĩa, giải phóng miền Nam” [ 1 ]. Sau Đại hội Đảng lần thứ

III năm 1961, Bác Hồ đã viết thƣ cho Hội nghị cán bộ TDTT miền Bắc. Một
lần nữa Hồ Chủ Tịch nhắc đến tầm quan trọng của TDTT đối với việc nâng
cao sức khỏe cho mọi ngƣời.
Năm 1970, Đảng ra chỉ thị 17/CT - TW về việc phát triển phong trào
thể thao, chỉ thị này đã đƣợc nhân dân tích cực hƣởng ứng, góp phần nâng cao
thể lực cho quân và dân ta tiến hành sự nghiệp giải phóng dân tộc.[ 2 ]

5

Ngày 30/ 04/ 1975 cả nƣớc hoàn toàn giải phóng, non sông thu về một
mối. Đứng trƣớc sứ mệnh lịch sử mới, Đảng ta đã đề ra chiến lƣợc trong văn
kiện Đại hội Đảng lần thứ VI, VII, VIII, IX và hiến pháp Nƣớc cộng hòa
XHCN Việt Nam năm 1992 cụ thể hóa đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà
nƣớc. Đảng và Nhà nƣớc đã ra chỉ thị 36/ CT - TW ngày 24/ 03/ 94 về công
tác TDTT và mới đây là chỉ thị 17/CT tháng 10/2001 về phát triển TDTT đến
năm 2010.[ 3 ]
Ngày 02/ 04/ 1998 thƣờng vụ Bộ chính trị ra thông tƣ số 03/TT - TW
về tăng cƣờng lãnh đạo công tác TDTT, thông tƣ yêu cầu các tổ chức, cơ
quan, ban ngành đoàn thể, tiếp tục quán triệt thực hiện tốt các quan điểm, mục
tiêu và giải pháp lớn về công tác TDTT theo tinh thần chỉ thị 36/CT - TW của
Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng khóa VII. [ 16 ]
Tóm lại, thông qua những quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về công
tác TDTT, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nƣớc đối với nền
TDTT nƣớc nhà. Điều này đã tạo ra động lực mạnh mẽ cho việc phát triển sự
nghiệp TDTT của nƣớc ta trong, hiện tại và tƣơng lai.
1.1.2. Giáo dục thể chất trong nhà trường THPT
Cùng với sự phát triển của các môn học khác, môn thể dục trong các
trƣờng THPT hiện nay cũng đặc biệt đƣợc các cơ quan các cấp, các ngành quan
tâm và đầu tƣ. Môn học thể dục ở trƣờng THPT với các nội dung nhƣ Nhảy
cao, Nhảy xa, Cầu lông, Đá cầu, Đẩy tạ, trang bị cho học sinh những kiến thức,

kỹ năng giúp cho học sinh biết tập luyện TDTT. Từ đó góp phần phát triển toàn
diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình
thành nhân cách con ngƣời Việt Nam, có đủ sức khỏe, trí thông minh để hoàn
thành nhiệm vụ học tập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc sau này.
1.2. Đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi học sinh THPT
1.2.1. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi THPT
Trong quá trình tập luyện và thi đấu các môn thể thao nói chung và
môn Cầu lông nói riêng, ngƣời tập sẽ luôn xuất hiện trạng thái tâm lý.

6

Tâm lý đóng vai trò hết sức quan trọng, nhất là trong thi đấu nó cùng các yếu
tố khác nhƣ kỹ thuật, chiến thuật, thể lực tạo nên thành tích thể thao. Cầu lông
là môn thể thao đòi hỏi sự nỗ lực ý chí cao, khả năng hoạt động của hệ thần
kinh và cơ bắp dẻo dai, bền bỉ.
Ở lứa tuổi này các em có những bƣớc phát triển lớn về thể chất và tinh
thần, có những đặc điểm nổi bật là sự hình thành giới tính, đang tách dần tuổi
thơ ấu để chuyển sang giai đoạn trƣởng thành. Do đó ở thời kỳ này, các em
đƣợc hình thành những phẩm chất mới về ý chí, tình cảm tạo điều kiện để
chuẩn bị thành ngƣời lớn.
Các hoạt động trí tuệ và học tập của các em đang phát triển mạnh mẽ so
với các lứa tuổi thấp hơn, do vậy sự ghi nhớ trừu tƣợng của các em phát triển
hơn hẳn.
Ở lứa tuổi này, học tập đƣợc thúc đẩy bởi nhiều động cơ mà ý nghĩa
nhất là động cơ thực tiễn, xuất phát từ những động cơ đúng đắn và rất nhạy
cảm với những cái mới đã thúc đẩy các em có thái độ tự giác, tích cực trong
tập luyện duy trì thể trạng và năng lực hoạt động TDTT. Nếu các em có động
cơ đúng đắn sẽ tích cực tập luyện, thi đấu để thực hiện mục đích hoạt động
TD, TT. Đây là điều mà các giáo viên, huấn luyện viên cần chú ý, định hƣớng
cho các em để xây dựng thái độ đúng đắn, tạo hứng trong học tập, nâng cao

chất lƣợng giờ học GDTC.
Do đặc điểm trí nhớ đối với lứa tuổi học sinh THPT khá tốt nên giáo
viên có thể sử dụng phƣơng pháp trực quan, kết hợp với giảng giải phân tích
các chi tiết kỹ thuật động tác, giải thích rõ ý nghĩa cũng nhƣ cách sử dụng các
phƣơng tiện, phƣơng pháp trong GDTC để các em có thể tự tập một cách độc
lập trong thời gian nhàn rỗi.
Mặt khác ở lứa tuổi này, phần lớn các em chỉ tập chung học một số
môn có liên quan tới nghề của mình trong tƣơng lai, chƣa chú tâm vào các

7

môn học khác hoặc chỉ lấy điểm trung bình. Do vậy, giáo viên và HLV cần
giúp cho học sinh hiểu đƣợc ý nghĩa, tác dụng và nhiệm vụ GDTC trong nhà
trƣờng phổ thông.
Ngoài ra ở lứa tuổi này giáo viên và HLV có đƣợc thiện cảm và sự tôn
trọng của các em thì đó là một trong những điều kiện thuận lợi cho công tác
giảng dạy và huấn luyện, giáo viên cần phải là ngƣời thân thiện và gƣơng mẫu.
Do vậy việc nắm vững những đặc điểm tâm lý lứa tuổi là điều rất quan
trọng đối với các giáo viên và HLV. Cần phải thƣờng xuyên quan sát, giáo
dục phù hợp trên cơ sở tích cực, sáng tạo, biết điều chỉnh và tổ chức hoạt
động cho các em, tạo điều kiện phát triển tốt khả năng của mình, giáo dục các
em trở thành con ngƣời có năng lực và nhân cách tốt.
1.2.2. Đặc điểm sinh lý
Ở lứa tuổi này có bƣớc phát triển nhảy vọt, cơ thể có những biến đổi đa
dạng về cấu tạo, chức năng sinh lý dƣới tác dụng của nhiều yếu tố nhƣ môi
trƣờng sống, di truyền và quá trình tập luyện TDTT. Những ảnh hƣởng tới
ngƣời tập do hoạt động tập luyện cần phù hợp với đặc điểm giới tính và lứa
tuổi, trình độ tập luyện của đối tƣợng. Do đó việc nghiên cứu, tìm hiểu các
đối tƣợng là việc hết sức quan trọng, nó đóng góp tích cực vào việc tập luyện,
thi đấu của VĐV để nâng cao thành tích.

- Hệ thần kinh: Trong thời kỳ này, hệ thần kinh phát triển mạnh và
hoàn chỉnh hơn, khả năng tƣ duy và khả năng phân tích tổng hợp cũng phát
triển rất mạnh, thuận lợi cho việc hình thành phản xạ có điều kiện… Do sự
hoạt động mạnh của tuyến giáp, tuyến sinh dục, tuyến yên… làm cho sự hƣng
phấn của hệ thần kinh chiếm ƣu thế, sự ức chế không cân bằng sẽ làm cho các
em bị khuếch tán, động tác thừa nhiều, sức chú ý tập trung kém dễ mệt mỏi và
ảnh hƣởng tới hoạt động TDTT. Vì quá trình giảng dạy, huấn luyện cần thay
đổi nhiều hình thức tập luyện, nên thị phạm nhiều nội dung để buổi học thêm

8

sinh động và đa dạng hóa. Có thể xen kẽ vào các trò chơi và thi đấu để hệ
thần kinh tăng hƣng phấn nhịp nhàng và thích hợp.
- Hệ tuần hoàn: Đang trên đà phát triển mạnh để kịp với sự phát triển
của toàn thân, nhƣng còn thiếu cân đối gây nên sự mất thăng bằng tạm thời ở
các bộ phận cơ thể nhƣ sự mất thăng bằng giữa hệ tim và mạch máu. Do tim
của các em phát triển chậm hơn so với mạch máu, cơ năng hoạt động điều tiết
của tim chƣa tốt, sự co bóp của tim còn yếu. Hoạt động quá nhiều, căng thẳng
dẫn đến mệt mỏi, kích thƣớc tƣơng đối và tuyệt đối của tim tăng dần theo lứa
tuổi, kích thƣớc tim của các em chịu ảnh hƣởng rất lớn của quá trình tập
luyện. Nếu tập luyện thƣờng xuyên sẽ tăng khả năng chịu đựng với khối
lƣợng cao nhƣng cần chú ý cho VĐV trong quá trình tập luyện phải tuân thủ
theo nguyên tắc từ khối lƣợng nhỏ đến khối lƣợng lớn, tránh tăng khối lƣợng
đột ngột sẽ làm ảnh hƣởng không tốt đến sự phát triển của mạch máu.
- Hệ hô hấp: Phổi của các em phát triển nhanh nhƣng không đều, nhất
là khoang ngực nhỏ, hẹp nên các em thƣờng thở nhanh và không ổn định.
Dung tích sống nhỏ hơn ngƣời lớn, dung tích sống của Nữ là 3200cm
3
. Dung
tích sống cũng nhƣ thông khí phổi và khả năng hấp thụ ôxi tối đa kém hơn

ngƣời lớn, khi vận động căng thẳng chủ yếu tăng ở tần số hô hấp để tăng
lƣợng thông khí phổi. Do vậy cơ thể dễ bị mệt mỏi, khi huấn luyện không thể
huấn luyện cực hạn, phải chú ý nhịp điệu và độ sâu hô hấp. Nhƣ vậy mới có
thể hoạt động với cƣờng độ lớn và lâu dài.
- Hệ tiêu hóa: Phát triển tốt hiệu quả hấp thụ các chất qua đƣờng
tiêu hóa cao, VĐV ở lứa tuổi này đang trong đà phát triển mạnh mẽ về
thể chất và tinh thần nên cần đƣợc cung cấp đầy đủ các chất dinh dƣỡng
tránh giảm sút trọng lƣợng của cơ thể. Vì vậy, cần có chế độ dinh dƣỡng
và sinh hoạt hợp lý.

9

- Hệ bài tiết: Chịu sự tác động của các tuyến nội tiết, có tác dụng đối
với sự điều hòa thân nhiệt, do tiêu hóa và bài tiết tốt nên ở lứa tuổi này các em
có khả năng phục hồi rất nhanh so với ngƣời lớn.
- Hệ vận động:
+ Xƣơng: Đang ở thời kỳ phát triển tốt so với cơ, chiều cao của các em
ở giai đoạn này có thể đạt 8 - 10cm/1 năm, tỷ lệ chất vô cơ trong xƣơng tăng
lên đáng kể, song xƣơng của các em vẫn đang trong giai đoạn phát triển mạnh
mẽ về chiều dài, lớp sụn của các khớp dày, tính co duỗi của nang khớp và gân
khớp lớn. Phạm vi hoạt động của các em lớn. Do vậy, việc tập luyện TDTT có
tác dụng tốt đến sự phát triển của hệ xƣơng, tuy nhiên cần phải chú ý đến tƣ
thế, sự cân đối trong hoạt động để tránh sự hoạt động sai lệch của xƣơng và
cong vẹo cột sống, tránh không để các em mang vác vật quá nặng hoặc làm
các động tác tĩnh quá lâu, quá căng thẳng, sẽ làm cho xƣơng dễ phát triển dị
hình và kìm hãm sự phát triển chiều dài của xƣơng.
+ Cơ: Hệ thống cơ phát triển chậm so với xƣơng, khối lƣợng cơ tăng lên
rất nhanh, đàn tính cơ tăng, nhƣng cơ tăng không đều chủ yếu là phát triển cơ
nhỏ và dài, do đó khi cơ hoạt động dễ dẫn đến mệt mỏi, vì sự phát triển thiếu cân
đối nên khi tập luyện, HLV phải chú ý phát triển cơ bắp cân đối cho các em.

+ Khớp: Sụn khớp là “cốt lõi” của hệ vận động, Khớp bất động giúp
xƣơng tạo thành hộp, khối để bảo vệ nội quan và nâng đỡ xƣơng.
- Khớp bán động giúp xƣơng tạo thành 2 khoang bảo vệ, ngoài ra còn
có vai trò quan trọng đối với việc giúp cơ thể mềm dẻo cho dáng di & lao
động phức tạp.
- Khớp động đảm bảo sự linh hoạt của tay, chân.
1.3. Hệ thống kỹ thuật cơ bản Cầu lông
Trong Cầu lông hệ thống kỹ thuật cơ bản rất đa dạng bao gồm các
nhóm kỹ thuật chính nhƣ di chuyển, phòng thủ, tấn công. Đặc biệt nhóm kỹ

10

thuật tấn công đƣợc sử dụng nhiều, cụ thể là kỹ thuật đập cầu chính diện.
Điều này đƣợc thể hiện rõ qua các trận đấu, kỹ thuật này cho phép VĐV phối
hợp nhuần nhuyễn các bộ phận trên cơ thể thực hiện kỹ thuật đập cầu, ngoài
ra còn giúp VĐV liên kết đƣợc các yếu tố trong khi đánh cầu nhƣ sức mạnh,
tốc độ, điểm rơi…
Cầu lông hiện đại đòi hỏi VĐV phải có kỹ thuật toàn diện. Một trong
những yêu cầu về quá trình huấn luyện kỹ thuật tấn công và trong thi đấu việc
sử dụng kỹ thuật đập cầu chính diện là một phƣơng tiện chính để chiến thắng
đối phƣơng và giành điểm. Chính vì vậy các VĐV ở các nƣớc trên thế giới đã
biết tận dụng và phát huy tốt những quả đập mạnh và uy lực. Trong các trận
đấu đỉnh cao thì việc sử dụng biến hóa linh hoạt kỹ thuật này là rất quan
trọng, nó phát huy đƣợc sức mạnh tối đa để dồn ép đối phƣơng vào thế bị
động, chờ cơ hội dứt điểm. Vì vậy trong kỹ thuật đập cầu để phát huy đƣợc
mục đích dứt điểm của một đợt tấn công và đạt hiệu quả trong thi đấu các
VĐV cần phải phối hợp các yếu tố sức mạnh, tốc độ, điểm rơi.
Hiện nay Cầu lông đỉnh cao đã thực hiện chiến thuật lấy công làm
chính để giành thắng lợi, việc sử dụng kỹ thuật đập cầu trong mọi tình huống
là rất quan trọng, nó là tiền đề cho việc thực hiện kỹ thuật tiếp sau đó.

Hệ thống các kỹ thuật cơ bản của cầu lông.
- Nhóm kỹ thuật di chuyển
Dựa trên nguyên lý về di chuyển và tác dụng của từng loại mà phân ra
các kỹ thuật di chuyển sau:
+ Kỹ thuật di chuyển đơn bƣớc.
+ Kỹ thuật di chuyển đa bƣớc.
+ Kỹ thuật di chuyển bƣớc nhảy.
- Nhóm kỹ thuật phòng thủ
Dựa trên nguyên lý và tác dụng của kỹ thuật phòng thủ mà phân kỹ
thuật phòng thủ làm hai nhóm.

11

+ Kỹ thuật phòng thủ phải thấp tay.
+ Kỹ thuật phòng thủ trái thấp tay.
- Nhóm kỹ thuật giao cầu
Căn cứ vào mặt vợt tiếp xúc khi giao cầu mà phân kỹ thuật giao cầu
làm hai loại.
+ Kỹ thuật giao cầu bằng mặt phải của vợt (thuận tay).
+ Kỹ thuật giao cầu bằng mặt trái của vợt (trái tay).
Căn cứ vào yếu lĩnh kỹ thuật động tác và tác dụng của các kỹ thuật mà
phân chia thành các kỹ thuật cơ bản sau:
+ Kỹ thuật đánh cầu phải cao tay.
+ Kỹ thuật đánh cầu trái cao tay.
+ Kỹ thuật đập cầu chính diện.
+ Kỹ thuật đập cầu trên đầu.
+ Kỹ thuật bỏ nhỏ cầu rơi gần lƣới.
+ Kỹ thuật chém cầu hai góc gần lƣới.
+ Kỹ thuật chặn cầu.
- Trên đây là những kỹ thuật cơ bản, mỗi kỹ thuật tấn công cơ bản trên

khi tập luyện đòi hỏi ngƣời tập phải biến dạng nhiều loại hình khác và đƣợc
vận dụng một cách linh hoạt.
1.4. Cơ sơ huấn luyện thể lực
1.4.1. Ý nghĩa của huấn luyện thể lực
Thể lực có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi con ngƣời chúng ta, nhất
là trong tập luyện và thi đấu thể thao, chính vì nó có ý nghĩa quan trọng đặc
biệt ấy cho nên ngƣời ta đã chú ý đi sâu quan tâm đến huấn luyện thể lực cho
vận động viên, huấn luyện thể lực cho vận động viên là nâng cao khả năng
thích nghi của vận động viên với khối lƣợng vận động ngày một tăng hay nói
cách khác là cải thiện dần khả năng điều khiển các cơ quan vận động, các cơ
quan nội tạng trong cơ thể.

12

Trong quá trình tập luyện và thi đấu thể thao yêu cầu ngày một lớn
về cƣờng độ, khối lƣợng, thời gian mà khả năng chịu đựng của cơ quan, bộ
phận cơ thể ngƣời lại có giới hạn nhất định. Chính vì vậy mà muốn nâng
cao giới hạn khả năng chịu đựng của cơ thể thì việc sử dụng một lƣợng vận
động phù hợp với từng vận động viên thì nó lại tạo ra sự thích nghi cho
từng vận động viên phù hợp với lƣợng vận động mới có tác dụng phát triển
tố chất thể lực.
Các tố chất vận động của con ngƣời đƣợc thể hiện ở trong hoạt động
TDTT là tố chất: sức nhanh, mạnh, bền và khéo léo đó là những tố chất ảnh
hƣởng trực tiếp đến thể chất con ngƣời. Trong tập luyện và thi đấu thành tích
đƣợc quyết định bởi năng lực vận động chính vì nó có tác dụng to lớn cho nên
trong công tác huấn luyện giáo viên, huấn luyện viên và hƣớng dẫn viên cần
chú ý đến phát triển thể lực.
Phát triển thể lực là cơ sở để tiếp thu kỹ thuật động tác, vận dụng chúng
một cách linh hoạt, sáng tạo trong thi đấu, thực hiện các kỹ thuật động tác đạt
đến mức kỹ xảo hay nói cách khác là việc tiếp thu các động tác và hoàn thiện

đạt đến kỹ xảo đƣợc thực hiện phải dựa trên nền tảng của thể lực chung và
chuyên môn. Huấn luyện thể lƣc không những nó tạo ra sự thích nghi của cơ
thể với bài tập và sự tiếp thu hoàn thiện bài tập một cách sáng tạo mà huấn
luyện thể lực nó còn có tác dụng giáo dục phẩm chất nhân cách, đặc biệt là
giáo dục đạo đức, ý trí cho vận động viên. Điều đó đƣợc biểu hiện ở sự nỗ lực
cố gắng hoàn thành khối lƣợng bài tập, phấn đấu vƣợt qua thành tích, ngƣỡng
của bản thân để đạt đến một thành tích cao hơn, vinh quang hơn, rèn luyện
bản lĩnh vững vàng, chủ động sáng tạo trong quá trình thi đấu.
1.4.2. Cơ sơ sinh lý các tố chất vận động
Các tố chất vận động có liên quan chặt chẽ với khả năng vận động. Sự
hình thành kỹ năng vận động phụ thuộc rất nhiều vào mức độ phát triển các tố

13

chất vận động. Tập luyện thể dục thể thao có tác dụng phát triển các tố chất
vận động song tính nhịp điệu phát triển các tố chất đó ở các lứa tuổi khác
nhau và các tố chất phát triển đạt mức cao vào các thời kỳ khác nhau.
- Sức mạnh
Sức mạnh là khả năng khắc phục lực đối kháng bên ngoài bằng sự nỗ
lực cơ bắp.
Mức độ hình thành tổ chức xƣơng, cơ và dây chằng nó quyết định đến
sự phát triển sức mạnh ở trẻ em.
Sức mạnh tích cực tối đa của cơ chịu ảnh hƣởng của 2 yếu tố:
+ Các yếu tố trong cơ ở ngoại vi.
+ Các yếu tố thần kinh trung ƣơng điều khiển sự co cơ và sự phối hợp
giữa các sợi cơ.
- Sức nhanh
Là tổ hợp những thuộc tính chức năng của con ngƣời nó quyết định trực
tiếp đến đặc tính tốc độ động tác cũng nhƣ thời gian phản ứng vận động và nó
đƣợc đặc trƣng bởi thời gian tiềm tàng phản ứng vận động tốc độ động tác đơn lẻ

và tần số động tác đó đƣợc thể hiện một cách tổng hợp trong hoạt động thể lực.
Sự phát triển thời gian phản ứng diễn ra không đồng đều ở các lứa tuổi
khác nhau nhƣ ở độ tuổi từ 9 đến 11 tuổi thời gian phản ứng giảm nhanh nhất,
sau 14 tuổi thời gian phản ứng giảm chậm. Chính vì quá trình tập luyện làm
giảm thời gian phản ứng VĐV cho nên giai đoan từ 9 đến 12 tuổi là thời kỳ
tôt nhất để phát triển sức nhanh nếu không huấn luyện trong thời gian này thì
nhƣng năm sau phát triển tốc độ kém.
- Sức bền
Là năng lực duy trì khả năng vận động trong thời gian dài nhất mà cơ
thể chịu đựng đƣợc.
Trong quá trình phát triển cơ thể tố chất sức bền cũng biến đổi theo lứa
tuổi ở trong các hoạt động tĩnh lực cũng nhƣ động lực.

14

Sức bền tĩnh lực là khoảng thời gian cơ thể duy trì một lần gắng sức
nào đó, chỉ số sức bền tăng theo lứa tuổi, giới tính.
Sức bền động lực đƣợc đánh giá qua hoạt động thể lực và nó phát triển
không đều ở các lứa tuổi khác nhau nhƣ sức bền ƣa khí phát triển mạnh ở lứa tuổi
15 đến 18 tuổi, sức bền yếm khí phát triển mạnh ở lứa tuổi từ 10 đến 14 tuổi.
- Khéo léo
Là thể hiện khả năng điều khiển các tố chất thể lực, không gian, thời
gian của động tác.
Yếu tố quan trọng của khéo léo là khả năng định hƣớng trong không gian.
Khả năng định hƣớng về thời gian là khả năng phân biệt tính nhịp điệu
của động tác.
1.4.3. Cơ sở khoa học huấn luyện thể lực
Trong quá trình huấn luyện thể lực yêu cầu vận động viên phải nỗ lực,
ý chí cao trong quá trình tập luyện đáp ứng yêu cầu phát triển tố chất vận
động và năng lực cần thiết trong việc nâng cao thành tích thể thao. Trong bất

kỳ một hoạt động vận động cơ bắp nào nó cũng tiêu hao năng lƣợng nhất là
trong tập luyện và thi đấu Cầu lông nó hoạt động với cƣờng độ, khối lƣợng,
thời gian dài cho nên tiêu hao rất nhiều thể lực và quá trình huy động sử dụng
nguồn năng lƣợng đƣơc diễn ra dƣới dạng.
- Hệ thống ATP- CP là chất giữ vai trò trung tâm trong trao đổi năng
lƣợng, đƣợc xem là “đồng tiền năng lƣợng”.
- Hệ thống CP
- Hệ thống lác tíc
- Hệ thống oxy hóa
1.4.4. Cơ sở huấn luyện sức mạnh cho vận động viên lứa tuổi 16 - 18
Đối với việc tập luyện và thi đấu ngoài việc chuẩn bị kỹ chiến thuật,
tâm lý, ý trí đạo đức thì chuẩn bị thể lực là yếu tố quan trọng, khâu then chốt

15

để đạt đƣợc thành tích thể thao cao. Trong các tố chất thì sức mạnh là một tố
chất quan trọng nâng cao thành tích bằng cách chống lại, khắc phục ngoại lực
và trong huấn luyện thể thao sức mạnh đƣợc chia làm 2 loại: sức mạnh nội lực
và sức mạnh ngoại lực.
Ngoại lực là tác động bên ngoài (gió, sóng, lực do đối phƣơng tác động
vào hay trọng lƣợng cơ thể).
Nội lực là lực gây ra thông qua hoạt động cơ bắp của con ngƣời và nó
đƣợc thể hiện 2 dạng chính: sức mạnh động lực, sức mạnh tĩnh lực. Sức mạnh
động lực đƣợc sinh ra do sự co giãn cơ bắp, còn sức mạnh tĩnh lực đƣợc sinh
ra do nỗ lực căng cơ không chuyển động. Tùy theo thời gian xuất hiện sức
mạnh mà ta có sức mạnh tốc độ và sức mạnh bền.
Sức mạnh tốc độ là khả năng khắc phục các lực cản với tốc độ co cơ
cao của VĐV đƣợc đánh giá hay xác định ở các môn thể thao mang tính chất
vận động chu kỳ.
Sức mạnh tốc độ xuất hiện ở thời gian cực ngắn khoảng từ 1 - 3 (s) còn

gọi là sức mạnh bột phát.
Sức mạnh bền là năng lực chống lại mệt mỏi, khi hoạt động sức mạnh
kéo dài nó là nét đặc trƣng của vận dụng sức mạnh tƣơng đối cao kết hợp với
sự bền bỉ VĐV.
Sức mạnh bền đƣợc xác định ở các môn khắc phục lực cản lớn trong
khoảng thời gian dài, ngoài ra còn đƣợc xác định, đánh giá ở các môn thể thao
có tính chu kỳ hoặc không chu kỳ. Mức độ phát triển sức mạnh phụ thuộc vào
số lƣợng sợi cơ tham gia vận động thiết diện ngang cơ bắp, sự xắp xếp giữa
các sợi cơ, sự xắp xếp trong các sợi cơ, đặc điểm tâm lý, hệ thần kinh và trình
độ kỹ thuật ngƣời tập.
- Phƣơng pháp phát triển sức mạnh.
Năng lực sức mạnh phát triển theo yêu cầu chuyên môn, yếu tố lƣợng
vận động có vai trò quyết định đến nhịp điệu tăng cƣờng sức mạnh các

16

phƣơng pháp tiến hành lƣợng vận động cũng là phƣơng pháp và hình thức tổ
chức huấn luyện sức mạnh và muốn việc huấn luyện sức mạnh có hiệu quả
cao thì phải chú ý đến việc phân loại huấn luyện khác nhau vì nó giúp ta giải
quyết việc lựa chọn phƣơng pháp và điều khiển việc huấn luyện sức mạnh,
hƣớng phân loại gồm: huấn luyện theo hình thức của bài tập thể chất, theo tác
động chuyên môn chính và phƣơng pháp co cơ.
Cơ sở lý luận huấn luyện sức mạnh chuyên môn.
Cầu lông là môn thể thao mang tính đối kháng gián tiếp thành tích đƣợc
biểu hiện ở năng lực cá nhân VĐV trong việc sử dụng kỹ, chiến thuật, thể lực,
tâm lý. Thi đấu Cầu lông đòi hỏi VĐV có trình độ kỹ, chiến thuật điêu luyên,
bản lĩnh, ý trí kiên cƣờng, tâm lý sắt đá, không chỉ thế thi đấu Cầu lông còn đòi
hỏi rất cao ở vận động viên về việc phát triển các tố chất thể lực trong đó có
sức mạnh. Đặc điểm của thi đấu Cầu lông là VĐV phải di chuyển liên tục với
tốc độ cao trong khoảng thời gian dài với diện tích sân lớn bằng các bƣớc chạy

hoặc bật nhảy, cùng với đó là việc kết hợp các động tác đánh cầu hợp lý nhanh,
mạnh để thực hiện ý đồ chiến thuật của mình trong tập luyện và thi đấu nhằm
đạt thành tích cao, sức mạnh trong Cầu lông thể hiện ở động tác xuất phát và
các động tác bật nhảy đòi hỏi huy động lớn sức lực nhất là trong quả đập cầu.
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn chúng tôi có thể nói rằng sức mạnh đặc
trƣng trong môn Cầu lông là sức mạnh tốc độ, chính vì vậy trong quá trình
huấn luyện sức mạnh chuyên môn trong Cầu lông ta cần tập trung vào phát
triển sức mạnh cho VĐV.
1.5. Xu hƣớng huấn luyện cầu lông hiện nay
Cầu lông là một môn thể thao thi đấu gián tiếp mang tính cá nhân, di
chuyển liên tục trên một diện tích sân lớn và thực hiện những động tác phức
tạp, hoạt động trong thời gian dài chính vì vậy mà yêu cầu của môn Cầu lông
là phát triển tốt các tố chất vận động sức nhanh, mạnh, bền và sự khéo léo, có

17

tâm lý thi đấu tốt, ý chí vững vàng đó là những yếu tố quan trọng cấu tạo nên
thành tích cao. Để có đƣợc những tố chất đó VĐV phải đƣợc tập luyện bền bỉ
lâu dài với cƣờng độ và khối lƣợng lớn.
Nhƣ chúng ta đã biết để đạt đƣợc thành tích thể thao cao trong thời đại
nền kinh tế - văn hóa - khoa học phát triển ngƣời huấn luyện viên, giáo viên
đã không ngừng vận dụng những tiến bộ thành tựu khoa học kỹ thuật vào
nghiên cứu cũng nhƣ sử dụng trong tập luyện. Bên cạnh đó ngƣời ta vận dụng
huấn luyện với một khối lƣợng bài tập khổng lồ để đạt thành tích cao trong thi
đấu nhƣ các nƣớc có môn Cầu lông phát triển đỉnh cao, Inđônêxia, Trung
Quốc, Malayxia ngƣời ta đã sử dụng các bài tập khác nhau, ngoài các bài
tập chuyên môn ra còn sử dụng rất nhiều các bài tập bổ trợ đó là những bài
tập có tác dụng rất lớn nhằm nâng cao kỹ năng, kỹ xảo VĐV. Nhƣ chúng ta
đã biết bài tập bổ trợ là những hành động vận động tạo nền tảng chuyên môn
để hoàn thiện tiếp tục một hoạt động thể thao nào đó.

Trong xã hội hiện nay xu hƣớng huấn luyện Cầu lông rất đa dạng và
phong phú áp dụng mọi thành tựu triệt để của hoa học kỹ thuật vào huấn
luyện và tăng về khối lƣợng cũng nhƣ thời gian để đạt thành tích cao trong
chuyên môn sâu.
Trong huấn luyện Cầu lông hiện nay ngƣời huấn luyện viên, giáo
viên sử dụng một khối lƣợng huấn luyện rất lớn trong thời gian dài để phát
huy tối đa năng lực cơ thể trong khoảng thời gian ngắn nhất để đạt đƣợc thành
tích cao trong thi đấu Cầu lông.
Xu hƣớng huấn luyện Cầu lông hiện nay là tăng cao về khối lƣợng và
thời gian bài tập để đảm bảo sự phát triển tối ƣu các kỹ năng vận động và đạt
đƣợc thành tích cao trong thi đấu Cầu lông.

18

1.6. Kỹ thuật bật nhảy đập cầu có vai trò đến thành tích thi đấu Cầu lông
Cầu lông là môn thể thao mang tính đối kháng gián tiếp và mang tính cá
nhân, VĐV phải luôn luôn di chuyển bật nhảy trong các động tác đánh cầu nhƣ
động tác đập cầu, chém cầu, phông cầu, VĐV bật càng cao đánh cầu càng
sớm trên cao sẽ tạo ƣu thế đẩy đối phƣơng vào thế bị động và giành điểm.
Qua quá trình quan sát trong tập luyện, thi đấu ở trƣờng, các giải trong
nƣớc và qua quan sát trên băng hình chúng tôi nhận thấy: trong một trận thi đấu
VĐV thực hiện động tác bật nhảy đập cầu chiếm từ 60 - 70% và VĐVnào sử
dụng kỹ thuật bật nhảy đập cầu và di chuyển tốt đều giành đƣợc ƣu thế và giành
điểm. Nếu vận động viên đứng yên thực hiện động tác đập cầu thì đối phƣơng có
khoảng thời gian chuẩn bị nhƣ thế không tạo đƣợc bất ngờ đƣa đối phƣơng vào
thế bị động nhƣng nếu VĐV bật nhảy đập cầu thời gian thực hiện động tác
nhanh, tốc độ cầu bay lớn sẽ làm cho đối phƣơng bất ngờ và giành điểm.
Nhƣ vậy trong quá trình thi đấu Cầu lông ngoài các yếu tố kỹ, chiến
thuật thể lực, tâm lý thì kỹ thuật bật nhảy đập cầu cũng là một yếu tố quan
trọng góp phần tạo nên thành tích thể thao đỉnh cao. Đó là một yếu tố quan

trọng tạo nên thành tích và cần đƣợc chúng ta quan tâm, áp dụng vào trong
dạy học và huấn luyện.
Qua quá trình nghiên cứu tài liệu, chúng tôi thấy có một số đề tài
nghiên cứu về cầu lông nhƣ: Nguyễn Ngọc Điệp K33 GDTC, Nguyễn Văn
Xiêm K34 GDTC,…Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2.
Tuy nhiên, các đề tài mới chỉ nghiên cứu tổng quát về kỹ thuật đập cầu
mà chƣa có đề tài nào đề cập đến kỹ thuật bật nhảy đập cầu.
Trên cơ sở phân tích ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề tôi mạnh
dạn nghiên cứu những yếu tố ảnh hƣởng tới sức mạnh và tìm ra những bài tập
nhằm nâng cao khả năng bật nhảy đập cầu để cải thiện thành tích thể thao
môn Cầu lông cho trƣờng THPT Gia Lộc - Hải Dƣơng.

×