Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Báo cáo tổng kết công tác hoạt động năm 2008 của Vụ Kinh tế Dịch Vụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.03 KB, 26 trang )

MỤC LỤC
Lời mở đầu..............................................................................................3
Chương 1:
Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch
đầu tư và Vụ Kinh tế Dịch Vụ ..............................................................4
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Bộ Kế hoạch đầu tư..........4
1.1.1. Tổng quát chung vê Bộ Kế Hoạch Đầu tư......................................4
1.1.2 Cơ cấu tổ chức của Bộ Kế Hoạch Đầu Tư......................................8
1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của Vụ Kinh tế dịch vụ. .10
1.2.1 Cơ cấu tổ chức của Vụ Kinh tế Dịch Vụ........................................10
1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của Vụ Kinh tế Dịch vụ...........................10
Chương 2:
Báo cáo tổng kết công tác hoạt động năm 2008
của Vụ Kinh tế Dịch Vụ.......................................................................13
2.1. Bối cảnh...............................................................................................13
2.2. Thực hiện công tác chuyên môn........................................................14
2.2.1. Công tác quy hoạch và kế hoạch...................................................14
2.2.2. Điều hành kế hoạch.......................................................................15
2.2.3. Quản lý các chương trình, dự án được Bộ giao.............................17
2.2.4. Cơ chế, chính sách........................................................................17
2.2.5 Tham gia công tác thẩm tra và giám sát đầu tư:.............................18
2.3. Các công tác khác ..............................................................................19
2.3.1 Hội nhập kinh tế quốc tế................................................................19
2.3.2 Học tập và nghiên cứu khoa học....................................................19
2.3.3 Công tác tổ chức và điều hành công việc trong Vụ.......................20
2.4. Đánh giá khái quát về hoạt động của Vụ thời gian qua:................20
2.4.1 Kết quả đạt được:...........................................................................20
2.4.2 Tồn tại, hạn chế:.............................................................................21
Chương 3:
Nhiệm vụ công tác năm 2009 của
Vụ Kinh tế Dịch vụ...............................................................................22


3.1. Về công tác xây dựng quy hoạch, xây dựng văn bản pháp luật.......22
3.2. Triển khai kế hoạch 2009 và công tác điều hành kế hoạch..............23
3.3. Hội nhập kinh tế quốc tế..................................................................24
1
3.4. Một số công tác khác........................................................................24
Kết luận................................................................................................. 26
Danh mục tài liệu tham khảo...............................................................27
2
Lời mở đầu
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư, bao gồm: tham mưu tổng hợp về
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước,
về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế chung và một số lĩnh vực cụ thể, về đầu
tư trong nước, ngoài nước, khu công nghiệp, khu chế xuất, về quản lý nguồn
hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA), đấu thầu, doanh nghiệp, đăng ký
kinh doanh trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong
các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư gồm có 31 Vụ , Ban , Viện nghiên cứu .... là
những cơ quan trực thuộc Bộ đảm nhiệm những vai trò , chức năng và nhiệm
vụ do Bộ đề ra .Vụ Kinh tế Dịch vụ thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giúp Bộ
trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực kế hoạch phát
triển thương mại và dịch vụ.
Qua thời gian nghiên cứu và thực tập tại Vụ Kinh tế Dịch vụ , em đã
học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích . Sau đây là bài báo cáo tổng kết của em
về Vụ Kinh tế Dịch vụ .
Báo cáo tổng kết gồm 3 chương
Chương 1 : Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế
hoạch đầu tư và Vụ Kinh tế Dịch Vụ
Chương 2 : Báo cáo tổng kết công tác hoạt động năm 2008 của Vụ Kinh tế
Dịch Vụ

Chương 3 : Nhiệm vụ công tác năm 2009 của Vụ Kinh tế Dịch vụ
Em xin chân thành cảm ơn ThS . Đỗ Thị Hương đã hướng dẫn và giúp
đỡ em hoàn thành bài báo cáo này.
3
Chương 1:
Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ
chức của Bộ Kế hoạch đầu tư và Vụ Kinh tế
Dịch Vụ
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Bộ Kế hoạch đầu tư
1.1.1. Tổng quát chung vê Bộ Kế Hoạch Đầu tư
Từ trước năm 2000, ngày 8 tháng 10 năm 1955, ngày Hội đồng Chính
phủ họp quyết định thành lập ủy ban Kế hoạch Quốc gia được xác định là
ngày thành lập ủy ban Kế hoạch Nhà nước, nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Ngược trở lại lịch sử, ngay từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
mới được thành lập, ngày 31 tháng 12 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay
mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra Sắc lệnh số
78-SL thành lập ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến thiết nhằm nghiên cứu,
soạn thảo và trình Chính phủ một kế hoạch kiến thiết quốc gia về các ngành
kinh tế, tài chính, xã hội và văn hóa. ủy ban gồm các ủy viên là tất cả các Bộ
trưởng, Thứ trưởng, có các Tiểu ban chuyên môn, được đặt dưới sự lãnh đạo
của Chủ tịch Chính phủ.
Vì vậy, trong buổi lễ ngành Kế hoạch và Đầu tư đón nhận Huân chương
Sao Vàng được tổ chức tại Hội trường Ba Đình lịch sử ngày 4 tháng 11 năm
2000, Thủ tướng Phan Văn Khải đã khẳng định lấy ngày 31 tháng 12 năm
1945 là ngày truyền thống của ngành Kế hoạch và Đầu tư. Kể từ đây ngành
Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Kế hoạch và Đầu tư coi ngày 31 tháng 12 hằng
năm là ngày Lễ chính thức của mình.
Theo dòng lịch sử, chúng ta có thể điểm lại các mốc quan trọng trong
quá trình xây dựng và trưởng thành của Ngành Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Kế
hoạch và Đầu tư:

4
Ngày 14 tháng 5 năm 1950, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
ra Sắc lệnh số 68-SL thành lập Ban Kinh tế Chính phủ (thay cho ủy ban
Nghiên cứu kế hoạch kiến thiết). Ban Kinh tế Chính phủ có nhiệm vụ nghiên
cứu, soạn thảo và trình Chính phủ những đề án về chính sách, chương trình,
kế hoạch kinh tế hoặc những vấn đề quan trọng khác.
Trong phiên họp ngày 8 tháng 10 năm 1955, Hội đồng Chính phủ đã
quyết định thành lập ủy ban Kế hoạch Quốc gia và ngày 14 tháng 10 năm
1955, Thủ tướng Chính phủ đã ra Thông tư số 603-TTg thông báo quyết định
này. ủy ban Kế hoạch Quốc gia và các Bộ phận kế hoạch của các Bộ ở Trung
ương, Ban kế hoạch ở các khu, tỉnh, huyện có nhiệm vụ xây dựng các dự án
kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, và tiến hành thống kê kiểm tra việc thực
hiện kế hoạch. Ngày 9-10-1961, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị định số 158-
CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của ủy ban Kế hoạch
Nhà nước, trong đó xác định rõ ủy ban Kế hoạch Nhà nước là cơ quan của
Hội đồng Chính phủ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hàng năm và kế
hoạch dài hạn phát triển kinh tế và văn hóa quốc dân theo đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước.
Cùng với thời gian, qua các thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước, Chính phủ đã có hàng loạt các Nghị định quy định và bổ sung chức
năng cho ủy ban Kế hoạch Nhà nước (158/CP, 47/CP, 209/CP, 29/CP, 10/CP,
77/CP, 174/CP, 15/CP, 134/CP, 224/CP, 69/HĐBT, 66/HĐBT, 86/CP, v.v...).
Ngày 27 tháng 11 năm 1986 Hội đồng Bộ trưởng có Nghị định
151/HĐBT giải thể ủy ban Phân vùng kinh tế Trung ương, giao công tác phân
vùng kinh tế cho ủy ban Kế hoạch Nhà nước.
Ngày 1 tháng 1 năm 1993, ủy ban Kế hoạch Nhà nước tiếp nhận Viện
Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW, đảm nhận nhiệm vụ xây dựng chính sách,
luật pháp kinh tế phục vụ công cuộc đổi mới. Ngày 1 tháng 11 năm 1995,
Chính phủ đã ra Nghị định số 75/CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
5

hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trên cơ sở hợp nhất ủy ban
Kế hoạch Nhà nước và ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư.
Ngày 17 tháng 8 năm 2000 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số
99/2000/TTg giao Ban Quản lý các khu công nghiệp Việt Nam về Bộ Kế
hoạch và Đầu tư.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ có chức năng tham
mưu tổng hợp về xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội của cả nước, về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế, quản lý nhà nước
về lĩnh vực đầu tư trong và ngoài nước; giúp Chính phủ phối hợp điều hành
thực hiện các mục tiêu và cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân. Theo
Nghị định này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có những nhiệm vụ chủ yếu sau:
1. Tổ chức nghiên cứu xây dựng chiến lược và quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội của cả nước và các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
theo ngành, vùng lãnh thổ.
2. Trình Chính phủ các dự án Luật, Pháp lệnh, các văn bản pháp quy có
liên quan đến cơ chế chính sách về quản lý kinh tế, khuyến khích đầu tư trong
và ngoài nước nhằm thực hiện cơ cấu kinh tế phù hợp với chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch để ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.
3. Tổng hợp các nguồn lực của cả nước kể các nguồn từ nước ngoài để
xây dựng trình Chính phủ các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn về phát
triển kinh tế - xã hội của cả nước và các cân đói chủ yếu của nền kinh tế quốc
dân.
4. Hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy
ban nhân dân các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và cân
đối tổng hợp kế hoạch.
5. Hướng dẫn, kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ, ủy ban nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực
hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
6
6. Làm Chủ tịch các Hội đồng cấp Nhà nước: Xét duyệt định mức kinh

tế - kỹ thuật, xét thầu quốc gia, thẩm định thành lập doanh nghiệp nhà nước;
điều phối quản lý và sử dụng nguồn ODA; cấp giấy phép đầu tư cho các dự án
hợp tác, liên doanh.
7. Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc sử dụng quỹ dự trữ Nhà
nước.
8. Tổ chức nghiên cứu dự báo, thu thập xử lý các thông tin về phát triển
kinh tế - xã hội.
9. Tổ chức đào tạo lại và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ
công chức, viên chức trực thuộc Bộ quản lý.
10. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chiến lược phát triển,
chính sách kinh tế, quy hoạch và kế hoạch hóa phát triển.
Bộ máy tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo Nghị định 75/CP gồm
22 đơn vị giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và 6 tổ chức
sự nghiệp trực thuộc. Từ chỗ chỉ có 55 người khi mới thành lập năm 1955,
năm 1988 biên chế của Bộ đạt số lượng cao nhất 930 người; đến nay Bộ Kế
hoạch và Đầu tư có 760 cán bộ công nhân viên, trong đó 420 cán bộ đang
tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng và điều hành kế hoạch. Đội ngũ cán
bộ nghiên cứu của Bộ cũng không ngừng lớn mạnh, hiện nay có 2 giáo sư, 7
phó giáo sư, 126 tiến sĩ, 42 thạc sĩ, 479 người có trình độ đại học.
Chủ nhiệm đầu tiên của ủy ban Kế hoạch Quốc gia - tiền thân của ủy
ban Kế hoạch Nhà nước, sau này là Bộ Kế hoạch và Đầu tư - là cố Thủ tướng
Phạm Văn Đồng.
Các đồng chí Chủ nhiệm ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ trưởng Bộ
Kế hoạch và Đầu tư từ năm 1955 đến năm 2002:
7
1. Đồng chí Phạm Văn Đồng
2. Đồng chí Nguyễn Duy Trinh
3. Đồng chí Nguyễn Côn
4. Đồng chí Lê Thanh Nghị
5. Đồng chí Nguyễn Lam

6. Đồng chí Võ Văn Kiệt
7. Đồng chí Đậu Ngọc Xuân
8. Đồng chí Phan Văn Khải
9. Đồng chí Đỗ Quốc Sam
10. Đồng chí Trần Xuân Giá
11. Đồng chí Võ Hồng Phúc
1.1.2 Cơ cấu tổ chức của Bộ Kế Hoạch Đầu Tư
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số số 178 / 2007 /NĐ - CP ngày 03 tháng 12 năm
2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Điều 3 : Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân.
2. Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ.
3. Vụ Tài chính, tiền tệ.
4. Vụ Kinh tế công nghiệp.
5. Vụ Kinh tế nông nghiệp.
6. Vụ Kinh tế dịch vụ.
7. Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị.
8. Vụ Quản lý các khu kinh tế .
9. Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư.
10. Vụ Kinh tế đối ngoại
11. Vụ Lao động ,văn hóa , xã hội
8
12. Vụ Khoa học , giáo dục , tài nguyên và môi trường.
13. Vụ Quản lý quy hoạch
14. Vụ Quốc phòng , an ninh.
15. Vụ Hợp tác xã
16. Vụ Pháp chế

17. Vụ Tổ chức cán bộ;
18. Vụ Thi đua khen thưởng
19. Thanh tra Bộ
20. Văn phòng Bộ .
21. Cục Quản lý đấu thầu .
22. Cục phát triển doanh nghiệp
23. Cục đầu tư nước ngoài .
24. Tổng cục thống kê
25. Viện Chiến lược phát triển
26. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương
27. Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế – Xã hội quốc gia
28. Trung tâm tin học
29. Báo đầu tư
30. Tạp chí Kinh tế và Dự báo
31. Học viện Chính sách và Phát triển
Tại Điều này , các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 24 là các tổ
chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước ; các
tổ chức quy định từ khoản 25 đến khoản 31 là các tổ chức sự nghiệp nhà nước
phục vụ quản lý nhà nước trực thuộc Bộ
Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Vụ Kinh tế đối ngoại, Vụ Tổng hợp kinh
tế quốc dân, Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ, Vu quản lý quy hoạch được
tổ chức phòng
Bộ trưởng Bộ Kê hoạch và Đâu tư trình Thủ tướng Chính phủ ban hành
các quyết định quy định chức năng , nhiệm vụ , quyền hạn và cơ cấu tổ chức
9
của Tổng cục Thông kê , Viện Chiến lược phát triển , Viện nghiên cứu quản
lý tế Trung ương , trung tâm Thông tin – Dự báo kinh tế – Xã hội quốc gia và
quyết định ban hành danh sách các tổ chức sự nghiệp khác hiện có trực thuộc
Bộ
1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của Vụ Kinh tế dịch vụ

1.2.1 Cơ cấu tổ chức của Vụ Kinh tế Dịch Vụ
Căn cứ theo Điều 3 Quyết định số 598 / QĐ - BKH. Vụ Kinh tế dịch
vụ có Vụ trưởng , Phó Vụ trưởng. Vụ làm việc theo chế độ chuyên viên. Theo
như mô hình dưới đây
CƠ CẤU TỔ CHỨC VỤ KINH TẾ DỊCH VỤ
1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của Vụ Kinh tế Dịch vụ
Vụ Thương mại Dịch vụ chính thức được đổi tên thành Vụ Kinh tế
Dịch vụ theo Công báo số 617 / 28 – 11 – 2008 /VBQPPL / NĐ-CP / 1336 ,và
Căn cứ Nghị định số 61/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thương mại và dịch vụ và Vụ trưởng
Vụ Tổ chức cán bộ,
Vụ Trưởng Vụ Kinh Tế Dịch Vụ
Phó Vụ Trưởng 1
Các chuyên viên Vụ Kinh tế Dịch
vụ
Phó Vụ trưởng 2
10

×