Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Khả năng tiêu thụ vật mồi (bọ trĩ thrips palmi karny) và một số chỉ tiêu tăng trưởng quân thể của bọ xít bắt mồi orius sauteri poppius trong điều kiện nuôi nhân tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (744.15 KB, 39 trang )




TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN



PHẠM THỊ QUỲNH



KHẢ NĂNG TIÊU THỤ VẬT MỒI (BỌ TRĨ –
Thrips palmi Karny) VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU
TĂNG TRƢỞNG QUẦN THỂ CỦA BỌ XÍT
BẮT MỒI Orius sauteri Poppius TRONG
ĐIỀU KIỆN NUÔI NHÂN TẠO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sƣ phạm Kĩ thuật nông nghiệp

Người hướng dẫn khoa học
ThS. BÙI XUÂN THẮNG


HÀ NỘI – 2015


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài: “Khả năng tiêu thụ vật mồi (Bọ trĩ


Thrips Palmi Karny) và chỉ tiêu tăng quần thể của bọ xít bắt mồi Orius
sauteri Poppius trong điều kiện nuôi nhân tạo” tôi đã nhận được sự chỉ bảo
tận tình của thầy cô giáo, sự động viên giúp đỡ củagia đìnhvà bạn bè.
Vì vậy, khi đề tài này hoàn thành tôi mong muốn gửi lời cảm ơn tới tất cả mọi
người.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Thạc Sĩ Bùi Xuân
Thắng, viện Bảo Vệ Thực Vật đã giành nhiều thời gian hướng dẫn giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện và hoàn thành tốt đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy, cô giáo trong khoa Sinh- KĩThuật
Nông Nghiệp trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 đã trực tiếp hay gián tiếp
giúp đỡ về chuyên môn, cơ sở vật chất trong việc triển khai các thí nghiệm
nghiên cứu và góp ý cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin ghi nhận những ý kiến giúp đỡ, trao đổi của các thầy cô, các
nhà khoa học trong và ngoài nước và các đồng nghiệp trong quá trình thực
hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn các hộ nông dân ở Phường Xuân hòa- Phúc Yên- Vĩnh
Phúc đã giúp đỡ, tạo điều kiện tốt cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn Th.S Vũ Thị Thương và các bạn bè đã động viên, giúp
đỡ tôi trong quá trình thực hiệnđề tài
Xuân Hòa, ngày 5 tháng 5 năm2015
Người thực hiện
Sinh viên
Phạm Thị Quỳnh



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng mọi số liệu sử dụng để hoàn thành báo cáo khóa
luận tốt nghiệp sau đây đều được ghi nhận từ các thí nghiệm một cách trung
thực và chưa được sử dụng trong bất cứ tài liệu nào.

Xuân Hòa, ngày 5 tháng5 năm2015
Người thực hiện đề tài
Sinh viên
Phạm Thị Quỳnh


















DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT


Stt

1
2
3

4
5
6
7
8
9
Chữ viết tắt

BVTV
Ctv
CT
NXB
TB
TT
IPM
KHKTNN
TN
Diễn giải

Bảo vệ thực vật
Cộng tác viên
Công thức
Nhà xuất bản
Trung bình
Thứ tự
Quản lí dịch hại tổng hợp
Khoa học kĩ thuật nông nghiệp
Thí nghiệm







DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH

TT

Tên bảng

Tr

Bảng 3.1:
Khả năng tiêu thụ vật mồi sâu non Thrips PalmiKarny của
các pha phát dục bọ xít bắt mồi Orius sauteri Poppius trên
hạt đậu trắng nảy mầm.

25
Bảng 3.2:
Nhịp điệu đẻ trứng của Orius sauteri Poppius nuôi bằng
thức ăn Thrips Palmi Karny sống trên hạt đậu trắng nảy
mầm .

27
Bảng 3.3:
Tỉ lệ trứng nở của bọ xítOrius sauteri Poppius trong điề
kiện nuôi nhân tạo.

28
Bảng 3.4:


Hình 3.1
Tỉ lệ sống sót của sâu non bọ xít Orius sauteri Poppius bằng
vật mồi bọ trĩ trên hạt đậu trắng nảy mầm dài 1- 2 cm.
Nhịp điệu đẻ trứng của Orius sauteri Popius

29

27




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích 3
và yêu cầu 3
1.2.1 Mục đích 3
1.2.2 Yêu cầu 3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1. Tổng quan nghiên cứu trong nước 4
1.1.1. Những nghiên cứu về O. sauteri Poppius. 4
1.1.2. Những nghiên cứu về bọ trĩ ThripsPalmi Karny 5
2.2. Tổng quan nghiên cứu nước ngoài 7
2.2.1. Những nghiên cứu về O. sauteri Poppius. 7
2.2.2. Những nghiên cứu về bọ trĩ Thrips Palmi Karny 9
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1. Thời gian, địa điểm và vật liệu nghiên cứu nghiên cứu 15
2.1. 1. Thời gian 15

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 15
2.1.3. Đối tượng nghiên cứu 15
2.1.4. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu 15
2.2. Nội dung nghiên cứu 15
2.3. Phương pháp nghiên cứu 16
2.3.1. Phương pháp thu nguồn bọ xít bắt mồi Orius sauteri Poppius và
thức ăn của chúng (Bọ trĩ Thrips palmi Karny ) 16
2.3.2. Phương pháp nuôi nhân tạo Orius sauteri Poppius 16
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu khả năng tiêu thụ vật mồi bọ trĩ Thrips
palmi Karny củamỗi pha phát dục đối với bọ xít Orius sauteri Poppius 18


2.3.4. Phương pháp nghiên cứu khả năng đẻ trứng và nhịp điệu đẻ trứng
của bọ xít Orius sauteri Poppius trong điều kiện nuôi nhân tạo. 18
2.3.5. Phương pháp nghiên cứu tỉ lệ trứng nở của bọ xít Orius sauteri
Poppius 19
2.3.6. Phương pháp nghiên cứu tỉ lệ sống sót của bọ xít Orius sauteri
Poppius 19
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 20
3.4. Đặc tính hình thái vàsinh học của Orius sauteri Popius 20
3.4.1. Đặc điểm hình thái của Orius sauteri Popius 20
3.4.2. Đặc tính sinh học củaOrius sauteri Poppius 21
3.4.2.1. Tập tính sống của Orius sauteri Poppius 21
3.4.2.2. Khả năng tiêu thụ vật mồi sâu non Thrips Palmi Karny của các
pha phát dục bọ xít bắt mồi Orius sauteri Poppius 22
3.4.2.3. Khả năng đẻ trứng và nhịp điệu đẻ trứng của loài bọ xít bắt mồi
Orius sauteri Poppius bằng vật mồi Thrips Palmi Karny trên môi trường
hạt đậu trắng 24
3.4.2.4 . Tỉ lệ trứng nở của bọ xít Orius sauteri Poppius 26
3.4.2.5.Tỉ lệ sống sót của sâu non bọ xít Orius sauteri Popius bằng vật mồi

bọ trĩ trên hạt đậu trắng nảy mầm dài 1- 2 cm……………………………27
CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 28
4.1. Kết luận 28
4.2. Đề nghị 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

1

MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Bọ trĩ là côn trùng nhỏ bé, mảnh mai với đôi cánh tua. Bọ trĩ gây hai
phổ biến trên nhiều loài cây trồng. Ở nước ngoài bọ trĩ gây hại trên 50 loại
cây trồng thuộc 20 họ khác nhau (Wangand Y.I chu, 1986) [28]. Ở Việt Nam
bọ trĩ gây hại trên 11 loại cây trồng (Theo Nguyễn Đức Thắng, 2013) [14].
Những cây trồng được thông báo là bị hại nặng như: Lạc, ớt, dưa chuột,
thuốc lá, khoai tây, dưa hấu, cây họ cà, cây họ đậu …
Theo Inoe et.al, (2001) [19], bên cạnh sự gây hại trực tiếp trên cây
trồng, bọ trĩ còn tạo ra các vết thương làm tăng khả năng nhiễm bệnh của cây
trồng, đặc biệt chúng là môi giới truyền bệnh virus từ cây này sang cây khác.
Sản lượng nông sản không ngừng gia tăng nhưng chất lượng nông sản
ngày càng bị đe dọa do tình trạng sử dụng thuốc hóa học bừa bãi, tình trạng
ngộ độc thuốc hóa học ngày càng tăng. Tại hội thảo về hoạt động quản lý
chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm do Cục quản lý chất lượng vệ sinh an
toàn thực phẩm (Bộ y tế) tổ chức tại Hà Nội ngày 9/9/2000 đã công bố:
Trong năm 1999 có 53/61 tỉnh, thành trong cả nước đã xảy ra 927 vụ gồm
7675 ca ngộ độc trong đó 71 ca tử vong. Trong đó do hóa chất độc hại là
11,0% (Báo Sài Gòn giải phóng ngày 11/9/2000).
Để phát triển một nền nông nghiệp bền vững và an toàn cho người sử
dụng các chuyên gia BVTV đang đi sâu nghiên cứu sử dụng các loài thiên
địch giảm thiểu tác hại của sâu bệnh mà không ảnh hưởng tới sức khỏe con

người.
Theo Nguyễn Đức Thắng, 2013 [8] thành phần thiên địch của các loài
bọ trĩ được xác định gồm 10 loài. Trong đó có 4 loài bọ xít bắt mồi, loài bọ
xít Orius sauteri Poppius xuất hiện với mức độ cao nhất có ý nghĩa trong
điều hòa số lượng bọ trĩ Thrips palmi Karny.
2

Orius sauteri Poppius là một loài thiên địch rất phổ biến. Nguồn thức ăn của
chúng chủ yếu là bọ trĩ. Trong công tác bảo vệ thực vật, bọ trĩ đang là một
mối dịch hại nghiêm trọng. Việc phòng trừ bọ trĩ còn gặp nhiều khó khăn do
tập tính sinh sống của chúng ở dưới mặt lá và trong các nách lá của chồi,
hoa,lá non, búp. Mặt khác, do việc sử dụng thuốc hóa học trong công tác bảo
vệ thực vật đang gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khẻo con người
cũng như môi trường. Để giải quyết những bức xúc của vấn đề bảo vệ môi
trường, bảo tồn sự đa dạng sinh học và sản xuất nông sản an toàn trong một
nền nông nghiệp sạch. Các nhà khoa học nông nghiệp đã nghiên cứu và đưa
ra mọi biện pháp phòng chống dịch hại đáp ứng những bức xúc trên, đó là
biện pháp quản lí dịch hại tổng hợp (IPM).
Nhiều nhà nghiên cứu khoa học trên thế giới và trong nước đã có những
thành công bước đầu về loài bọ xít bắt mồi Orius sauteri Poppius. Ở Nhật
Bản Orius sauteri Poppius được chứng minh là có hiệu quả như một tác nhân
sinh học trong phòng trừ bọ trĩ và được đăng kí sử dụng như một loại thuốc
trừ sâu sinh học. Theo Hà Quang Hùng và ctv (2002) [3] Orius sauteri
Poppius là loài côn trùng bắt mồi có ý nghĩa trong điều hòa số lượng bọ trĩ T.
palmi hại khoai tây ở Hà Nội và vùng phụ cận.
Cũng từ đây, việc nhân nuôi và nghiên cứu bọ xít bắt mồi Orius sauteri
Poppius trở thành vấn đề được rất nhiều người quan tâm và có tính thực tiễn
cao, nhưng để nhân nuôi Orius sauteri Poppius thành công và hiệu quả, người
nuôi phải nắm rõ đặc tính sinh học của loài bọ xít Orius sauteri Poppius. Một
trong những vấn đề quan trọng và không thể thiếu trước khi nuôi bọ xít Orius

sauteri Popius là khả năng tiêu thụ vật mồi và khả năng tăng quần thể của
chúng. Xuất phát từ đây, chúng tôi lựa chọn hướng nghiên cứu đề tài: “Khả
3

năng tiêu thụ vật mồi (bọ trĩ Thrips palmi Karny) và một số chỉ tiêu tăng
quần thể của bọ xít bắt mồi Orius sauteri Poppius trong điều kiện nuôi
nhân tạo”.
1.2 Mục đíchvà yêu cầu
1.2.1 Mục đích
- Nghiên cứu và đánh giá khả năng tiêu thụ vật mồi (bọ trĩ Thrips palmi
Karny) và một số chỉ tiêu tăng quần thể của bọ xít bắt mồi Orius sauteri
Poppius.
1.2.2 Yêu cầu
- Xác định khả năng lựa chọn và tiêu thụ vật mồi (bọ trĩ Thrips palmi
Karny) của loài bọ xít bắt mồi Orius sauteri Poppius.
- Xác định khả năng đẻ trứng của loài bọ xít bắt mồi Orius sauteri
Poppius.
- Xác địnhtỉ lệ trứng nở của loài bọ xít bắt mồi Orius sauteri Poppius.
- Xác định tỉ lệ sống sót của bọ xít bắt mồi Orius sauteri Poppius.













4

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan nghiên cứu trong nƣớc
1.1.1. Những nghiên cứu về O. sauteri Poppius.
Theo kết quả nhiên cứu của Yorn Try(2003) [13] tại Gia Lâm – Hà Nội
cho biết có 14 loài thiên địch của Thrips palmi Karny trong đó có O. sauteri,
xylocoris sp , là hai loài có ý nghĩa quan trọng trong kìm hãm mật độ bọ trĩ.
Theo Nguyễn Văn Vịnh (2005)[11]khi nuôi trong điều kiện nhiệt độ
trung bình 20,4±1.0ºC, ẩm độ trung bình 83,2±2.9% với vật mồi là bọ trĩ
Thrips palmi thì vòng đời của O. sauteri là 17,01±1.86 ngày trong đó từ trứng
đến tuổi 2 khoảng 6 ngày. Nuôi O. sauteri ở nhiệt độ trung bình là 25,7ºC, ẩm
độ trung bình là 84,3% khả năng ăn mồi T. palmi tăng dần theo tuổi như vậy
trưởng thành có khả năng ăn mồi lớn nhất là 23,23±1,25 con/ngày. Nuôi ở
nhiệt độ trung bình 24,8±1,6ºc, ẩm độ trung bình 83,4±2.3% thì 1 con cái đẻ
trung bình 44,6±3,34 quả, thời gian đẻ trứng kéo dài trong 12 ngày sau giao
phối và cao nhất vào ngày thứ tư 4-6 đạt cực đại vào ngày thứ tư chiếm 18,2%
tổng số trứng được 1 con cái đẻ ra. Tỉ lệ trứng nở đạt từ 77,38 - 88,40%.
Theo Bùi Thị Tình, Trần Thế Lam, Hoàng Kim Oanh (2003) [10] khi
nuôi O. sauteri ở nhiệt độ 27,8 - 29,8ºC, ẩm độ 65,8-81,0% thì vòng đời của
O. sauteri là 14,40±0,90 ngày. Khi nuôi bằng các loại thức ăn khác nhau thời
gian trưởng thành của O. sauteri cũng khác nhau: Nuôi bằng sâu xanh tuổi
1trưởng thành sống 7,60±3,20 ngày, nuôi bằng trứng sâu xanh trưởng thành
sống 10,80±2,60 ngày, nuôi bằng bọ trĩ trưởng thành sống 12,50±3,70 ngày và
nuôi bằng trứng ngài gạo trưởng thành sống lâu nhất 14,50±3,20 ngày. Khi
nuôi bằng các loại thức ăn khác nhau (Bọ trĩ, rầy, rệt, sâu xanh tuổi 1, trứng
sâu xanh, trứng ngài gạo) thì trưởng thành O. sauteri tiêu thụ nhiều nhất là bọ

5

trĩ T.palmi 38,00±18,50 con/ngày. Đối với vật mồi là bọ trĩ T.palmi thì khả
năng tiêu thụ tăng dầntheo tuổi: tuổi 1 tiêu thụ 22,80±1,21 con/pha, tuổi 2 tiêu
thụ 23,50±4,67 con/pha, tuổi 3 tiêu thụ 25,30±5,18 con/pha, tuổi 4 tiêu thụ
28,00±9,81 con/pha, tuổi 5 tiêu thụ 29,50±3,71 con/pha và lớn nhất là trưởng
thành tiêu thụ 255,2±3,71con/pha.
Theo Hà Quang Hùng và Bùi Thanh Hương (2002)[4] khi nuôi bằng bọ
trĩ và trứng gài gạo thì vòng đời lần lượt là 21,58±0,26 và 23,08±0,26 ngày
khả năng ăn của con trưởng thành đạt 35,02±2,24 con bọ trĩ/ngày và
32,44±1,96 quả trứng ngài gạo/ngày. Dựa trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm
sinh học, sinh thái tác giả khẳng định loài bọ xít này có ý nghĩa quan trọng
trong việc điều hòa số lượng loài bọ trĩ hại khoai tây ở Hà Nội và phụ cân.
Đồng thời tác giả đưa ra quy trình nhân nuôi loài bọ xít này trong phòng thí
nghiệm.
Năm 2006, lần đầu tiên người nông dân trồng dưa chuột ở xã Văn Đức-
Gia Lâm - Hà Nội đưa bọ xít bắt mồi O. sauteri vào khống chế số lượng bọ trĩ
làm số lượng bọ trĩ không vượt qua ngưỡng gây hại. Trong khi trước đó,
người nông dân phải phun thuốc ít nhất 8 lần, có khi lên tới 13 lần một vụ để
phòng trừ bọ trĩ. Sản lượng dưa chuột đạt 208 kg/sào nếu thả bọ trĩ bằngvới
phun thuốc trừ sâu hóa học chi phí cho việc dùng bọ trĩ bắt mồi tương đương
với mua thuốc bảo vệ thực vật nhưng người nông dân tỏ ra yên tâm hơn với
dùng bọ xít vì nó đảm bảo nó đảm bảo sức khỏe và môi trường sinh thái (Theo
báo khoa học, ngày 02/06/2006).
1.1.2. Những nghiên cứu về bọ trĩ Thrips palmi Karny
Ở Việt Nam, bọ trĩ là đối tượng gây hại khá quan trọng trên nhiều cây
trồng như lúa, lạc, khoai tây, đậu tương, chè, ngô, bông gây hại mạnh nhất
trên bông vụ khô, chúng xuất hiện và gầy hại mạnh trên cây bông ngày từ khi
6


cây bông được 7-10 ngày tuổi và tồn tại trong suốt vụ bông. Ở Bình Định, Phú
Yên và Cần Thơ, bọ trĩ gây hại trên bông trong những năm qua và gián tiếp
chúng còn truyền bệnh virus xanh lùn cho bông (2005) [2]
Trên cây lạc, theo Phạm Thị Vượng (1998) [12] có 4 loài bọ trĩ gâyhại:
Scirtothrips dorsalis Hood, Frankliniella schultzei, Thrips palmi K. và
megalurothrips usitatus. Trong đó Scirtothrips dorsalis là loại gây hại chủ
yếu, chiếm tỉ lệ cao nhất trên đồng ruộng. Trần Thị Thiên An (1999) [1] đã chỉ
ra rằng, trong những loài dịch hại cây dưa hấu tại Cà Mau thì Thrips palmi K.
là loại gây hại quan trọng nhất.
Theo tác giả Hoàng Anh Tuấn (2002) [9] xác định được 3 loài bọ trĩ là:
Scirtothrips dorsalis Hood, Ayyaria chaetophora karny và Thrips palmi K.tai
trung tâm nghiên cứu bông Nha Hố- Ninh Thuận. Đồng thời cũng xác định
được 6 loài thiên định có mặt trên đồng ruộng bông.
Những nghiên cứu về đặc tính sinh học của bọ trĩ trên khoai tây và trên
cây lạc của Trần Văn Lợi (2002) và Phạm Thị Vượng (1998) [7], [12] đều cho
biết nhiệt độn có liên quan chặc chẽ tới thời gian phát dục của bọ trĩ, nhiệt độ
càng cao thì thời gian phát dục càng ngắn.
Theo kết quả nghiên cứu loài Thrips palmi K. hại khoai tây của Hà
Quang Hùng (2002), [4] ở các nhiệt độ nuôi 15,36ºC, 22,72ºC, 28,6ºC, vòng
đời củaThrips palmi K. tương ứng là 22,99, 19,74 và 15,46 ngày. Còn theo
Trần Văn Lợi (2001) [7] khi nuôi Thrips palmi K. trong phòng thí nghiệm ở
nhiệt độ 16,1ºC- 26,5ºC thì thời gian phát dục trung bình các pha là: Trứng
3,79 ngày, sâu non tuổi 1 là 3,33 ngày, sâu non tuổi 2 là 4,18 ngày,nhộng là
4,44 ngày và trưởng thành là 10,7 ngày.
Theo kết quả nghiên cứu gần đây nhất về thành phần bọ trĩ gây hại đậu
rau tại Gia Lâm- Hà Nội của Yorn Try (2003) [13] đã ghi nhận có 4 loài là:
Thrips palmi K, Scirtothrips dorsalis Hood, Caliothrips. Và Frankliniella sp.
7

Nghiên cứu về phổ kí chủ và thành phần thiên địch của Thrips palmi K.

Trần Văn Lợi (2001) [7] đã xác nhận có 4 loài thiên địch và 12 loài kí chủ tại
Bắc Ninh.
Theo kết quả nghiên cứu của Yorn Try (2003) [13] tại Gia Lâm – Hà
Nội cho biết có 14 loài thiên địch của Thrips palmi K. là: O. sauteri, Xylocoris
sp, lyctocorisbeneficus, Vespiformis, Aeolothrips sp.(Phaeothripidae,
Thysanoptera), Sicolothrips sexmaculatus(Thripidae, Thysanopterra),
menochilus sexmavunatus, Micrapos discolor, Oenopia sauzati(coccinellidae,
coleopteran), Ceranisus sp.(Eulophidae, Hymenoptera).trong đó ấn tượng nhất
là 2 loài O. sauteri và Xycoloris sp.
Hà Quang Hùng và Bùi Thanh Hương (2002) [4] đã nghiên cứu một số
đặc điểm hình thái và sinh vật học của loài bọ xít bắt mồi O. sauteri
(Hemiptera, Anthocoridae) với vật mồi bọ trĩ Thrips palmi K. và trứng ngài
gạo Corcyra cephalonica và cho thấy loài bọ xít bắt mồi này có ý nghĩa trong
việc điều hòa số lượng của loài bọ trĩ hại khoai tây ở Hà Nội và vùng phụ cận.
Vòng đời của chúng là 21,58 ± 0,26 ngày (vật mồi bọ trĩ) và 23,08 ±
0,26ngày(vật mồi là trứng gạo). Khả năng ăn bọ trĩ đạt 35,02 ± 2.24
(con/ngày) và ăn trứng gạo đạt 32,44 ± 1,96 (quả/ngày).
Theo Hà Quang Hùng - Yorn Try (2004) [5] để hạn chế bùng phát của
quần thể bọ trĩ trên đậu rau thì cần phải xử kí bằng thuốc hóa học khi đậu
trạch ở giai đoạn 14 ngày sau trồng vừa hạn chế được sự phát triển mật độ bọ
trĩ vừa không ảnh hưởng đến thiên địch, bởi vì vào thời điểm đó các loài thiên
địch chưa xuất hiện.
2.2. Tổng quan nghiên cứu nƣớc ngoài
2.2.1. Những nghiên cứu về O. sauteri Poppius.
Theo Yasunaga (1993, 1997) [31] tìm thấy 7 loài Orius tại Nhật Bản
trong đó có loài O. sauteri poppius
8

Jeffrey, Honda Y (1995) [20] nghiên cứu nhân nuôi O. minutes và
O.sauteri bằng trứng Ephestia keuhniella Zeller trong phòng thí nghiệm cho

thấy tỉ lệ trứng O.sauteri Poppius nở là 99% cao hơn của O.minutus (96%) và
tỉ lệ sống sót của O. sauteri cũng cao hơn trong đó thời gian phát dục của pha
sâu non khoảng 12 ngày.
Tomatsu Murai, Ytaka Narai, Naoto Sugiura (2001)[27] nghiên cứu tỉ lệ
nở của trứng O. sauteri poppius ở 2,5ºC, 7,5ºC, 12,5ºC cho thấy khi nhiệt độ
bảo quản giảm và thời gian bảo quản tăng thì tỉ lệ trứng nở giảm. Nhóm tác
giả cũng cho biết thời gian sống của trưởng thành đẻ trứng là 41,5 ± 15,9 của
trưởng thành không đẻ trứng là 56,0 ±26,6 ngày, thời gian lớn nhất có thể đạt
90 ngày. Trung bình con cái đẻ 108,7 ±55,6 quả trứng, lớn nhất đạt 224 trứng.
Theo E. yano, K. Wantanabe và K. Yona (2002) [25] thì trứng của
Ephestia kuehniella có ý nghĩa lớn trong việc nhân nuôi hàng loạt bọ xít bắt
mồi O. sauteri P. và mật độ thức ăn phù hợp nhất là 60 trứng trong 4 ngày cho
1 cá thể.
Những nghiên cứu về đặc tính sinh học của loài bọ xít này trên vật mồi
T. palmi, ở 25ºC của Nagai (1989) [26] cho biết giai đoạn trứng của O. sauteri
trung bình là 4,55 ngày, trứng đến trưởng thành là 12,03 ngày. Trưởng thành
cái sống 13,93 ngày (Với những con đã được giao phối), con đực trưởng thành
sống 11,50 ngày. Một con cái có thể đẻ 68,40 trứng/đời và khoảng 4,50
trứng/ngày, có thể ăn tới 20 sâu non bọ trĩ/ngày và hơn 200 sâu non bọ trĩ/pha.
Ngày nay người ta không chỉ dừng lại ở khâu tận dụng và thuần hóa
những vi sinh vật có lợi có trong tự nhiện mà nhờ những thành tựu lớn lao
trong lĩnh vực nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng và chế biến thức ăn tổng hợp
cho côn trùng trong lĩnh vực chế tạo các thiết bị dụng cụ nhân nuôi thúc đẩy
sự thích nghi nhanh chóng của thiên địch với điều kiện nhân tạo, con người có
thể chủ động nhân nuôi bằng con đường thủ công hay với quy mô công
9

nghiệp những loài sinh vật có lợi để chủ đọng thả ra ngoài tự nhiên ở những
thời điểm thích hợp tiêu diệt những côn trùng có hại. Nhưng không chỉ các
nước trên thế giới mà ở Việt Nam cũng có xu hướng này.

2.2.2. Những nghiên cứu về bọ trĩ Thrips Palmi Karny
Trong những loài gây hại cây trồng, loài bọ trĩ Thrips palmi Karny đã
biết đến từ lâu đời bởi đặc điểm gây hại và phổ kí chủ rộng. Trên thế giới đã
có rất nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau về bọ trĩ.
Thrips palmi Karny có nguồn gốc từ Ấn Độ được Karny mô tả từ năm 1925
lúc đầu chúng được phát hiện ở vùng Java, Sumatra, Ấn Độ và gây hại ở mức
thấp. Sau đó loài này đã lây lan nhanh chóng tới nhiều vùng khác nhau
(Bournier 1985; 1987) [14].
Hiện nay có khoảng 5000 loài bọ trĩ đã được xác minh thuộc bộ cánh tơ
Thysanoptera và xếp vào 8 họ, trong đó chỉ có 1% là loài gây hại. Trong
những năm gần đây bọ trĩ Thrips palmi Karny đã nhanh chóng trở thành loài
dịch hại trên dưa chuột các cây họ cà và ngày càng lan rộng đến nhiều vùng
nhiệt đới trên toàn thế giới. [23]
Theo Lipa 1990 [22] những loài thực vật chính bị Thrips palmi Karny
đe dọa bao gồm họ cà, họ bầu bí, họ lan. Nguồn lây nhiễm chính ở Châu Âu là
do việc nhập khẩu các sản phẩm dưa chuột, cà tím và ớt từ các nước Đông
Nam Á.
Theo Graham Young và Lami Zhang (1980) [17] cho biết; một vòng
đời của Thrips palmi Karny có 4 pha phát dục: Pha trứng, pha sâu, pha nhộng
và pha trưởng thành. Khi nuôi ở nhiệt độ khác nhau thì vòng đời khác nhau.
Khi nuôi Thrips palmi Karny ở nhiệt độ 30ºC vòng đời là 10 - 12 ngày và ở
nhiệt độ 25ºC là 14 – 16 ngày. Còn theo tài liệu CABI 1998 [15] thì ở nhiệt độ
10

25ºC chu kì sống từ trứng đến trưởng thành là 17,5 ngày (EPPO), 1989) chu kì
sống có khác một chút so với những loài khác trong họ Thripidae.
Wang và cộng sự (1989), đã quan sát cánh đẻ trứng của Thrips palmi
Karny ở Đài Loan và cho biết: Giai đoạn trước khi đẻ trứng là 1- 3 ngày đối
với những con cái chưa ghép đôi, còn ở những con cái đã ghép đôi giai đoạn
này là 1-5 ngày. Những con cái không được ghép đôi đẻ 1 đến 7,9 quả trứng

mỗi ngày và từ 3 -164 quả trứng mỗi ngày và từ 3 - 204 quả trứng trong vòng
đời của chúng.
Theo Kawai 1990[26] khi nghiên cứu trong phòng thí nghiệm trong nhà
kính và ở ngoài đồng ruộng về vòng đời và động thái của quần thể Thrips
palmi Karny trên nhiều cây trồng rất khác nhau, đã chỉ rõ Thrips palmi Karny
trở thành thiên địch hại nghiêm trọng trên cây cà tím, ớt ngọt, dưa chuột ở
Nhật Bản từ năm 1978. Ở thí nghiệm nuôi Thrips palmi Karny trên 9 loại kí
chủ khác nhau nhằm so sánh về tốc độ sinh sản là lớn nhất trên dưa chuột tiếp
theo là trên cà tím và bầu bí.
Việc nhân nuôi bọ trĩ Thrips palmi Karny cũng được Wang và Chun
(1960), miêu tả phương pháp nuôi trong phòng thí nghiệm ở Đài Loan. Họ đã
nuôi Thrips palmi Karny trong những mảnh lá bí với kích thước 4,3×1,5 cm
trong những lọ thủy tinh nhỏ. Khoảng 61% trứng đẻ đã phát triển thành
trưởng thành trung bình 13,73 ngày.
Nghiên cứu về sự thay đổi mùa vụ của Thrips palmi Karny. Trong nhà
lưới và ngoài đông ruộng ở Nhật Bản đã được Morishita, Azuma (1989)[24]
đã xác định Thrips palmi Karny không qua đông ở trên đồng ruộng do nhiệt
độ thấp, nhưng quần thể vẫn duy trì trong nhà lưới.
Lượng mưa được biết đến là một yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến mật độ
bọ trĩ. Etinne và ctv (1990), cho biết lượng mưa làm giảm đáng kể mật độ của
bọ trĩ Thrips palmi Karny ở Guadeloupe. Ngoài ra Su và ctv (1950), đã tiến
11

hành nghiên cứu bọ trĩ Thrips palmi Karny. Ở Đài Loan và cho thấy mật độ
chủng quần của Thrips palmi Karny chịu ảnh hưởng của nhiệt độ, lượng mưa,
ẩm độ và thời gian chiếu sáng.
Theo Bounier (1987) [14] cho biết sự gây hại của Thrips palmi Karny là
không giống những loài bọ trĩ khác. Khi mật độ bọ trĩ Thrips palmi Karny cao
sẽ tạo lên nhiều vết màu bạc trên mặt lá, đặc biệt dọc theo gân chính và các
gân phụ của lá. Bị hại nặng phần chồi và ngọn bị xoắn lại, quả thành sẹo và bị

biến dạng, nếu mật độ Thrips palmi Karny cao có thể làm chết cây. Kawai
(1986) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa mật độ của Thrips palmi Karny và sự
gây hại của chúng với sự sinh trưởng, phát triển của cây dưa chuột trong nhà
lưới. Sự phát triển của cây sẽ chậm lại khi số lượng Thrips palmi Karny lên
cao. Theo tác giả mật độ dịch hại có thể chấp nhận được là khoảng 5,3 trưởng
thành trên mỗi lá cho tổng năng suất quả (khi đó sẽ mất khoảng 5% năng suất
so với năng suất tối đa).
Ngoài gây hại trực tiếp trên cây những loài bọ trĩ Thrips palmi Karny
còn được biết đến là một tác nhân truyền bệnh virus. Loài Thrips tabaci là tác
nhân truyền bệnh đốm virus trên cây cà chua TSWV (Dennis, 1987; Mau và
Matin,1991.[13]
Theo Cermell và ctv (1930) [16] biện pháp hóa học vẫn là biện pháp
chủ lực trong phòng trừ bọ trĩ. Có 11 loại thuốc hóa học sử dụng có hiệu quả
cao. Nhưng đạt hiệu quả cao là Flufenoxuron 1 lít/ha; Imedarlorit 1 lít/ha;
Cholorfluazunon 1,5 lít/ha và Oxynyl 3 lít/ha. Tuy nhiên không có loại thuốc
nào có hiệu quả vượt quá 81,5%.
Theo Murai, [28] khả năng nhân của Thrips palmi Karny trên môi
trường hạt đậu trắng nảy mầm dài 1 - 2 cm là rất cao. Sau 7 ngày từ 100
trưởng thành bọ trĩ Thrips palmi Karny ban đầu cho 4000 Thrips palmi Karny.
12

Nằm trong hệ thống quản lí dịch hại, biện pháp phòng trừ dịch hại bằng
sinh học ngày càng được nhiều nhà khoa học trên thế giới tập trung nghiên
cứu. Ngày nay biện pháp đấu tranh sinh học đã trở thành một trong những
biện pháp có hiệu quả và triển vọng nhất trong đấu tranh phòng trừ sinh vật có
hại nói chung và côn trùng có hại nói riêng. Nó đã được tập chung nghiên cứu
và áp dụng có hiệu quả ở nhiều nước trên thế giới (Liên Xô, Đức, Tiệp, Ba
Lan, Rumani, Cu Ba, Trung Quốc, Nhật Bản…). Có rất nhiều công trình tập
trung nghiên cứu những vấn đề bảo vệ sinh vật có ích ngoài tự nhiên và sản
xuất ở quy mô công nghiệp các sinh vật có ích để diệt trừ sâu hại.

Theo nhiều tác giả thiên địch quan trọng nhất của bọ trĩ Thrips palmi
Karny là các loài bọ xít bắt mồi thuộc giống Orius sp. (Anthocoridae). Orius
là một giống lớn (có khoảng 75 loài) và hầu hết là các loài bắt mồi ăn
thịt.Trong đó bọ xít bắt mồi Orius sauteri Poppius được coi là hiệu quả như
một tác nhân sinh học trong phòng trừ bọ trĩ và được đăng kí sử dụng như 1
loài thuốc trừ sâu sinh học ở Nhật Bản (Yano 1998), [25]
Kawai 1990[21] nghiên cứu sự phát triển của Orius sp. Trên cây cà tím
bị Thrips palmi Karny hại trong nhà kính, đã khẳng định mật độ quần thể
Thrips palmi Karny giảm sau khi thả bọ xít Orius sp. vài ngày.
Theo kết quả ngiên cứu của Nagai 1990 [25] chỉ trong điều kiện nuôi
thí nghiệm ở 25ºC một trưởng thành cái của Orius sp. Có thể ăn trung bình 22
sâu non tuổi 2 hoặc 26 trưởng thành Thrips palmi Karny trong vòng 24h.
Arakaki , Okajma, (1998), [18] đã nghiên cứu đặc tính sinh vật học và
sinh thái học của bọ trĩ ăn thịt Franklinothrip vespiformic đã được phát hiện
lần đầu tiên trong phòng thí nghiệm 1996 ở Nhật Bản, cả ấu trùng và trưởng
thành đều tấn công Thrips palmi Karny.
Theo nghiên cứu của Waterhouse và Noris, 1989. Tại Hawai có tới 3
loài bọ xít thuộc giống Orius sp. Là thiên địch của bọ trĩ Fankliniella
13

Occidentalis đó là các loài Orius Perseque, Orius Insidosus và Orius
Tristcolor.
Theo Nagai và Yano, 1990, [31]sự phát triển và tái sản xuất của Orius
sauteri Poppius trên ấu trùng Thrips palmi Karny được nghiên cứu ở 4 mức
nhiệt độ liên tiếp15ºC, 20ºC, 25ºC, 30ºC. Hằng số K và trạng thái không phát
triển đối với trứng và sâu non của Orius sauteri Poppius được lần lượt đo ở
mức 62 ngày và 11,1ºC là 180 ngày và 10,3ºC tỉ lệ trứng ung là 7,1% và
không có sự sai khác đáng kể nào về tỉ lệ sống sót trong suốt thời kì sâu non ở
các mức nhiệt độ.Tuổi thọ của trưởng thành đực và cái lớn nhất ở 15ºC và
ngắn nhất ở 30ºC.

Amblyseius là một loài có kích thước nhỏ bé nhưng rất có hiệu quả
trong phòng trừ Thrips palmi và Frankliniella Occidentalis ở cà tím, trên cây
dưa chuột, trên cây dâu trong nhà kính (Wata, 1990).
Tại Thái Lan Hirose (etal), 1993, [18] đã công bố tìm thấy 8 loài thiên
địch của Thrips palmi Karny trong đó có một loài ong kí sinh sâu non, 1 loài
ong kí sinh trứng, 6 loài côn trùng ăn thịt trong đó có Orius sp.
Orius sauteri Poppius là thiên địch của Thrips palimi Karny gây hại trên cà
tím, ngoài ra chúng còn là thiên địch của các loài khác như nhện đỏ trên khoai
tây, rệp khoai tây, rệp bông và hơn nữa trong điều kiện thiếu thức ăn chúng có
thể ăn phấn hoa đặc biệt là hoa ngô (Wang,1994), [ 30]
Yasunaga (1997), [32] công bố tìm thấy 7 loài Orius tại Nhật Bản trong
đó có loài Orius sauteri Poppius
Theo Nakata (1995) và Nagai (1999) [25] cho biết ngưỡng phát dục của
Orius sauteri P. là 11,0ºC, 11,1ºC, và 12,5ºC.
Jeffrey, Honda Y. (1998), [20] nghiên cứu nhân nuôi O. minutes và O.
sauteri bằng trứng Ephestia Keuhniella Zeller trong phòng thí nghiệm đã tìm
thấy được pha sâu non dài 12 ngày, tỷ lệ trứng nở của Orius sauteri Poppius là
14

99% còn minutes là 96% và tỉ lệ sống sót của Orius sauteri Poppius cao hơn
của O.minutus.
Tomatsu Murai, Ytaka Nairai, Naoto Sugiura (2000, 2001), [27] nghiên
cứu tỉ lệ trứng nở của trứng bọ xít Orius sauteriPoppius ở 2,5ºC,
7,5ºC,12,5ºC. Kết quả cho biết khi nhiệt độ bảo quản và thời gian bảo bảo
tăng tỉ lệ ở của trứng bọ xít giảm. Tác giả cũng cho thấy thời gian sống con
trưởng thành đẻ trứng là 41,5± 15,9 ngày, của trưởng thành không đẻ trứng là
56,0± 26,2 ngày, thời gian lớn nhất có thể tới 90 ngày. Trung bình con cái đẻ
108,7± 55,6 quả, số trứng con cái đẻ có thể đạt 224 trứng.



15

CHƢƠNG 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.Thời gian, địa điểm và vật liệu nghiên cứu nghiên cứu
2.1. 1. Thời gian
- Thời gian tiến hành: tiến hành nghiên cứu trong phòng thí nghiệm từ
tháng 4/2014 đến tháng 1/2015.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
- Thu mẫu tại khu vực Phúc Yên - Vĩnh Phúc
- Nhân nuôi, theo dõi, nghiên cứu trong phòng thí nghiệm trường Đại học
Sư phạm Hà Nội 2.
2.1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Bọ trĩ (Thrips Paralmi Karny)
- Thiên địch: Bọ xít bắt mồi Orius sauteri Poppius
2.1.4. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu
- Để nhân nuôi O. sauteri: Hộp nuôi sâu bằng nhựa loại to, cát sạch, hạt
đậu trắng (Phaseolus sp.), giấy thấm, với thức ăn là bọ trĩ (Thrips palmi
Karny).
- Để thu O. sauteri: sử dụng chai nhựa loại 250 ml.
- Để thu bọ trĩ: chai nhựa loại 250 ml, giấy bạc.
- Các dụng cụ nghiên cứu khác: Kính hiển vi, kính lúp, bút lông các
loại, đĩa petri, pank, kéo, ống nghiệm, bông, cối sứ, hộp nuôi sâu loại nhỏ,
bình xịt nước, găng tay, bút, sổ và các dụng cụ khác.
2.2.Nội dung nghiên cứu
- Xác định khả năng tiêu thụ vật mồi (bọ trĩ Thrips Palmi Karny) của
loài bọ xít bắt mồi Orius sauteri Poppius.
16


- Xác định khả năng đẻ trứng của loài bọ xít bắt mồi Orius sauteri
Poppius.
- Xác định tỉ lệ trứng nở của loài bọ xít bắt mồi Orius sauteri Poppius.
- Xác định tỉ lệ sống sót của bọ xít bắt mồi Orius sauteri Poppius.
2.3 . Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phƣơng pháp thu nguồn bọ xít bắt mồi Orius sauteri Poppius và
thức ăn của chúng (Bọ trĩ Thrips palmi Karny )
Thu O. sauteri: Trong suốt thời gian nghiên cứu lúc nào cũng thấy
chúng xuất hiện với mật độ khá cao rất thuận tiện cho việc nhân nuôi. Chúng
sợ ánh sang trực xạ nên thường hoạt động vào buổi chiều mát, trời nắng nhẹ.
Trưởng thành thường đậu ở kẽ lá đậu, kẽ cờ ngô, bẹ lá ngô và đặc biệt nhiều ở
râu ngô vì ở đây có rất nhiều bọ trĩ. Ta chọn những ruộng dưa, ruộng đậu giai
đoạn cuối hoặc những ruộng ngô đang trong giai đoạn phun râu (Chú ý ruộng
ngô mà xung quanh phải trồng xen rau, đậu mới xuất hiện bọ xít O. sauteri
còn ở vùng chuyên trồng ngô thì không thấy xuất hiện bọ xít O. sauteri).
Trưởng thành có tập tính giả chết nên muốn thu chúng ta chỉ việc hứng miệng
chai nhựa và gõ nhẹ chúng sẽ rơi vào lọ.
Thu bọ trĩ: Trên cây họ bầu bí và họ dậu có rất nhiều bọ trĩ. Để cung
cấp thức ăn cho việc nhân nuôi O. sauteri chúng tôi chọn nguồn bọ trĩ trên lá
bầu trắng. Lá bầu trắng có ưu điểm là diện tích lá lớn, lớp lông tơ mềm thuận
tiện cho việc thu hái và chuyển bọ trĩ vào hộp nuôi bọ xít. Chọn những lá có
triệu chứng gây hại ngắt về phòng thí nghiệm. Xếp thành chồng vừa phải cho
vào nơi kín để là tươi lâu, chỉ vài ngày sau sâu non bọ trĩ sẽ nở rất nhiều, mỗi
lá có đến hàng nghìn con.
2.3.2. Phƣơng pháp nuôi nhân tạo Orius sauteri Poppius
Nuôi O. sauteri:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ nhân nuôi.
17

- Hộp nuôi sâu bằng nhựa được rửa sạch, để khô có đường kính đáy hộp

là 9 cm, cao 5 cm, xung quanh thành hộp và nắp hộp có đục lỗ nhỏ tạo
độ thông thoáng trong hộp.
- Giấy hút ẩm được cắt tròn có đường kính 9 cm vừa khít với đáy hộp
nuôi sâu.
- Hạt đậu trắng được loại bỏ hạt xấu, hỏng, tiến hành rửa bằng nước ấm
(45ºC), ngâm hạt trong nước sạch 5 phút, vớt ra giữ ẩm cho hạt bằng
bông ẩm, sau 2 ngày hạt đậu sẽ nảy mầm.
- Đặt 20 hạt đậu đã nảy mầm dài 1- 2 cm vào hộp nuôi sâu được chuẩn
bị ở trên.
Bước 2:
- Thu bắt trưởng thành Thrips palmi Karny ngoài đồng ruộng về phòng
thí nghiệm khoảng 1000 Thrips palmi Karny/ mỗi lần thu mẫu.
- Chuyển 100 trưởng thành Thrips palmi Karny vào mỗi hộp có sẵn 20
hạt đậu trắng nảy mầm (dài 1-2 cm).
- Sau 4 ngày chia hộp hạt đậu đã nhiễm trưởng thành Thrips palmi
Karny làm 3 hộp, và bổ sung thêm vào mỗi hộp 14 hạt đậu trắng mới
(hai hộp để nhân nuôi Orius sauteri Poppius và 1 hộp để làm nguồn
nhân bọ trĩ).
- Trưởng thành Orius sauteri Poppius thu thập từ ngoài đồng ruộng về
khoảng 400 trưởng thành/ mỗi lần thu mẫu, chuyển vào mỗi hộp nuôi
sâu ở trên 40 trưởng thành Orius sauteri Poppius với tỷ lệ đực:cái =
1:1 (Trong hộp có sẵn hạt đậu trắng nảy mầm)
Bước 4:
- Sau 24h lấy hạt đậu có trứng của bọ xít Orius sauteri Poppius sang
hộp đã có sẵn sâu non bọ trĩ Thrips palmi Karny .
Bước 5:
- Đợi trứng bọ xít Orius sauteri Poppius nở sâu non tuổi 1 thì tiến
hành tách để nuôi theo phương pháp cá thể (n = 30) bằng vật mồi
18


(Bọ trĩ Thrips palmi Karny) ở nhiệt độ phòng. Hàng ngày theo dõi
khả năng tiêu thụ vật mồi Thrips palmi Karnyvà một số chỉ tiêu tăng
quần thể (khả năng đẻ trứng, tỷ lệ trứng nở, tỷ lệ sống sót) của bọ xít
bắt mồi Orius sauteri P.
2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu khả năng tiêu thụ vật mồi bọ trĩ Thrips
palmi Karny củamỗi pha phát dục đối với bọ xít Orius sauteri Poppius
Mục đích: Xác định khả năng tiêu thụ thức ăn của mỗi pha phát dục của
loài bọ xít trên.
Cách tiến hành: Bọ xít bỏ đói 24h trước khi làm thí nghiệm. Tiến hành
theo phương pháp nuôi cá thể (n=30), 3 lần nhắc lại và 7 CT với Orius sauteri
Poppius
CT1: 1 ấu trùng bọ xít tuổi 1 / 40 cá thể vật mồi bọ trĩ
CT2: 1 ấu trùng bọ xít tuổi 2 / 40 cá thể vật mồi bọ trĩ
CT3: 1 ấu trùng bọ xít tuổi 3 / 40 cá thể vật mồi bọ trĩ
CT4: 1 ấu trùng bọ xít tuổi 4 / 40 cá thể vật mồi bọ trĩ
CT5: 1 ấu trùng bọ xít tuổi 5 / 40 cá thể vật mồi bọ trĩ
CT6: 1 trưởng thành bọ xít cái / 40 cá thể vật mồi bọ trĩ
CT7: 1 trưởng thành bọ xít đực / 40 cá thể vật mồi bọ trĩ
Sau 24h đếm số bọ trĩ để xác định khả năng ăn.
2.3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu khả năng đẻ trứng và nhịp điệu đẻ trứng
của bọ xít Orius sauteri Poppius trong điều kiện nuôi nhân tạo.
Nuôi sinh học con Orius sauteri Poppius cái đến giai đoạn trưởng thành.
- Bước 1: Ngâm hạt đậu trắng nảy mầm dài 1-2cm đặt vào hộp nuôi bọ
trĩ.
- Bước 2: Cho ghép đôi giữa 20 cá thể bọ xít cái Orius sauteri Poppius
(trưởng thành) với 20 cá thể bọ xít đực Orius sauteri Poppius (trưởng
thành).
- Bước 3: Hàng ngày đếm số trứng được sinh ra, sau đó chuyển số
trứng đó sang hộp nuôi sâu mới có ghi rõ ngày đẻ, số trứng được sinh

×