Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Nghiên cứu tính đa dạng thực vật ở một số thảm thực vật thứ sinh tại trạm đa dạng sinh học mê linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 51 trang )




TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN
***

NGUYỄN THỊ THANH PHƢƠNG

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT Ở MỘT SỐ THẢM THỰC
VẬT THỨ SINH TẠI TRẠM ĐA DẠNG SINH HỌC MÊ LINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Thực vật học



Hà Nội, 2015




LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu
sắc nhất đến Ths. Trịnh Xuân Thành là ngƣời đã hƣớng dẫn, tận tình chỉ bảo
tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn chỉnh khóa luận.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới thầy Hà Minh Tâm (giảng viên trƣờng Đại học
sƣ phạm Hà Nội 2), đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và
hoàn thành khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Viện sinh thái và Tài nguyên
sinh vật, Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh – Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện thuận


lợi cho tôi trong việc nghiên cứu, thu thập số liệu.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới những ngƣời thân và bạn bè đã luôn ở
bên động viên, giúp đỡ và khích lệ tôi để hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, ngày 16 tháng 05 năm 2015
Sinh viên



Nguyễn Thị Thanh Phƣơng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài do tôi thực hiện cùng với sự hƣớng dẫn của
Ths. Trịnh Xuân Thành và TS. Hà Minh Tâm. Các số liệu nêu trong đề tài là
trung thực, đƣợc thu thập từ thực nghiệm và qua xử lí thống kê. Mọi sự giúp đỡ
cho việc thực hiện luận văn này đều đƣợc cảm ơn. Các thông tin trích dẫn trong
khóa luận này đều đƣợc ghi rõ nguồn gốc.




Hà Nội, ngày 16 tháng 05 năm 2015
Sinh viên



Nguyễn Thị Thanh Phƣơng









MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC
MỞ ĐẦU 1
1.Lý do chọn đề tài 1
2.Mục đích nghiên cứu 1
3.Ý nghĩa đề tài 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1.Nghiên cứu về đa dạng thực vật trên thế giới 3
1.2.Nghiên cứu về đa dạng thực vật Việt Nam 5
1.3.Những nghiên cứu ở Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh 7
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 9
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 9
2.2. Phạm vi nghiên cứu 9
2.2.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 9
2.2.2. Tình hình dân sinh kinh tế 15


2.3. Thời gian nghiên cứu 16

2.4. Nội dung nghiên cứu 16
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu 16
2.5.1. Nghiên cứu tài liệu 17
2.5.2. Điều tra thực địa 17
2.5.3. Phân tích và xử lý số liệu 18
2.5.4. Tính toán các chỉ số 19
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 20
3.1. Danh lục các loài 20
3.2. Đánh giá một số chỉ số đa dạng 22
3.2.1. Đa dạng về đơn vị phân loại 22
- Đa dạng ở mức độ họ 22
- Đa dạng ở mức độ chi 24
3.2.2. Đa dạng về hình thái 24
3.2.3. Đa dạng về giá trị tài nguyên 26
3.3. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển hệ thực vật 29
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 31
Kết luận 31
Đề nghị 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
TIẾNG VIỆT 33


TIẾNG NƢỚC NGOÀI 34
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
Phụ lục 2
Phụ lục 3


















DANH MỤC
Danh mục các hình, bảng và đồ thị
Hình 2.1. Bản đồ địa hình Trạm ĐDSH Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc.
Hình 2.2. Bản đồ Đa dạng thực vật Trạm ĐDSH.
Hình 3.1. Một số hình ảnh về các loài thực vật thƣờng gặp trong khu vực nghiên
cứu.
Hình 3.2. Hiện trạng loài Trầm hƣơng (Aquilaria crassna) tại khu vực nghiên
cứu.
Bảng 3.1. Bảng thống kê các họ đa dạng nhất ở một số thảm thực vật thứ sinh tại
Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh.
Bảng 3.2. Dạng sống của hệ thực vật tại Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh.
Bảng 3.3. Nhóm các loài cho tinh dầu tại khu vực nghiên cứu.
Đồ thị 3.1. Tỷ lệ các nhóm dạng sống ở một số thảm thực vật thứ sinh tại Trạm
Đa dạng Sinh học Mê Linh.




1

MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài:
Thế giới thực vật vô cùng phong phú đa dạng, ở mỗi vùng lại có một thảm
thực vật đặc trƣng, trong khi các nghiên cứu lại chỉ tập trung vào một điểm, một
vùng, hay một khu vực nhất định. Vì vậy tính đa dạng của thực vật vẫn đang là
nội dung cần tiếp tục đƣợc nghiên cứu.
Ngoài ra các công trình nghiên cứu thƣờng tập trung vào những thảm thực
vật có giá trị, thảm thực vật bị chặt phá do canh tác và khai thác kiệt còn ít đƣợc
quan tâm. Do đó việc nghiên cứu tổng thể tính đa dạng của thảm thực vật thứ
sinh là công việc cần thiết.
Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh (Vĩnh Phúc) thuộc Viện Sinh thái và Tài
nguyên Sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam có tổng diện
tích 170,3 ha nằm liền kề với Vƣờn quốc gia Tam Đảo. Đây là một địa điểm điển
hình để nghiên cứu tính đa dạng ở thảm thực vật thứ sinh. Vì vậy chúng tôi đã
tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu tính đa dạng thực vật ở một số
thảm thực vật thứ sinh tại Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh”.
2.Mục đích nghiên cứu: Xác định danh lục loài, đánh giá sự đa dạng về dạng
sống và giá trị tài nguyên các loài thực vật ở một số thảm thực vật thứ sinh tại
Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh, làm cơ sở cho việc sử dụng hợp lý nguồn tài
nguyên thực vật nơi nghiên cứu.
3.Ý nghĩa đề tài:
Ý nghĩa khoa học: Cung cấp những dẫn liệu thực tế về hiện trạng thực vật nơi
nghiên cứu, góp phần bổ sung kiến thức về thực vật.
2

Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài phục vụ trực tiếp việc xác định các giải
pháp bảo tồn và phát triển đa dạng thực vật tại Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh

- Vĩnh Phúc.
















3

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nghiên cứu về đa dạng thực vật trên thế giới
Sự giàu có và đa dạng của giới thực vật trên trái đất là nguồn tài nguyên
quý giá của nhân loại. Các nhà thực vật học đã dự đoán số loài thực vật bậc cao
hiện có trên thế giới vào khoảng 500.000 - 600.000 loài [20].
Theo thống kê của WHO, đến năm 1985 trên thế giới có khoảng 20.000 loài thực
vật (bao gồm cả bậc cao và bậc thấp) trong số các loài đã biết, đƣợc sử dụng trực
tiếp làm thuốc hoặc là nguyên liệu để cung cấp các hoạt chất tự nhiên dùng làm
thuốc [16]. Hiện nay, số loài cây thuốc đƣợc sử dụng trên thế giới ƣớc tính từ
30.000 đến 70.000 loài [2].
Năm 1965, Al. A. Phêđôrốp [19] đã dự đoán trên thế giới có khoảng:

300.000 loài thực vật Hạt kín
5.000 - 7.000 loài thực vật Hạt trần
6.000 - 10.000 loài Quyết thực vật
14.000 - 18.000 loài Rêu
19.000 - 40.000 loài Tảo
15.000 - 20.000 loài Địa y
85.000 - 100.000 loài Nấm và các loài thực vật bậc thấp khác
Nhiều nhà thực vật, di truyền, nông nghiệp đã đƣa ra các con số thống kê
ƣớc đoán số loài thực vật ở các khu vực khác nhau trên thế giới.
Năm 1962 G.N. Slucop [19] đã đƣa ra số lƣợng các loài thực vật Hạt kín phân bố
ở các châu lục nhƣ sau:
Châu Mỹ: có khoảng 97.000 loài, trong đó:
Canađa + Hoa Kỳ 25.000 loài
4

Mêhicô + Trung Mỹ 17.000 loài
Nam Mỹ 56.000 loài
Đất lửa + Nam Cực 1.000 loài
Châu Âu: có khoảng 15.000 loài, trong đó:
Trung và Bắc Âu 5.000 loài
Nam Âu, vùng Bancăng và Capcadơ 10.000 loài
Châu Phi: có khoảng 40.500 loài, trong đó:
Các vùng nhiệt đới ẩm 15.500 loài
Madagasca 7.000 loài
Nam Phi 6.500 loài
Bắc Phi + Angieri, Marốc và vùng phụ cận khác: 4.500 loài
Abit xini 4.000 loài
Tuynidi và Ai Cập 2.000 loài
Xomali và Eritrea 1.000 loài
Châu Á: có khoảng 125.000 loài, trong đó:

Đông Nam Á 80.000 loài
Các khu vực nhiệt đới Ấn Độ 26.000 loài
Tiểu Á 8.000 loài
Viễn Đông thuộc Liên bang Nga,
Triều Tiên, Đông Bắc Trung Quốc 6000 loài
Xibêria thuộc liên bang Nga,
Mông Cổ và Trung Á 5.000 loài
Châu Úc: có khoảng 21.000 loài, trong đó:
Đông Bắc Úc 6.000 loài
Tây Nam Úc 5.500 loài
5

Lục địa Úc 5.000 loài
Taxman và Tân Tây Lan 4.500 loài
Vấn đề đa dạng sinh vật nói chung và đa dạng thực vật nói riêng cũng nhƣ
bảo tồn chúng đã trở thành một chiến lƣợc quan trọng trên toàn thế giới. Nhiều
tổ chức quốc tế đã ra đời để hƣớng dẫn, giúp đỡ việc đánh giá, bảo tồn và phát
triển đa dạng sinh vật trên phạm vi toàn thế giới. Đó là Hiệp hội quốc tế bảo vệ
thiên nhiên (IUCN), Chƣơng trình môi trƣờng liên hiệp quốc (UNEP), Quỹ quốc
tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF)…
Để tránh sự phá hủy tài nguyên và duy trì sự sống một cách bền vững trên
trái đất, Hội nghị Thƣợng đỉnh bàn về môi trƣờng và đa dạng sinh vật đã đƣợc tổ
chức tại Rio de Janeiro (Brazil) tháng 6 năm 1992, 150 quốc gia đã kí vào Công
ƣớc về đa dạng sinh vật và bảo vệ chúng. Từ đó nhiều cuộc Hội thảo đƣợc tổ
chức và nhiều cuốn sách mang tính chỉ dẫn đã ra đời. Năm 1990 WWF cho xuất
bản cuốn sách nói về tầm quan trọng của đa dạng sinh vật. Năm 1991 IUCN và
WWF xuất bản cuốn Bảo tồn đa dạng sinh vật thế giới… Tất cả các công trình
đó nằm trong hƣớng dẫn và đề xuất phƣơng pháp để bảo tồn đa dạng sinh vật,
làm nền tảng cho công tác bảo tồn và phát triển trong tƣơng lai.
1.2. Nghiên cứu về đa dạng thực vật Việt Nam

Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, do sự khác biệt lớn về khí
hậu từ vùng gần xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa
hình đã tạo nên sự đa dạng về thiên nhiên, cho nên hệ thực vật rất phong phú và
đƣợc coi là một trong những trung tâm đa dạng sinh vật có tính đa dạng sinh học
cao trên thế giới với nhiều loài có giá trị khoa học và có kinh tế cao, loài đặc
hữu, nguồn gen qúy hiếm.
6

Theo ƣớc tính có cơ sở của các nhà khoa học, về thực vật bậc cao có mạch
có tới 12.000 loài, bên cạnh đó còn 800 loài Rêu, 600 loài Nấm và hơn 2.000
loài Tảo [13].
Từ những năm đầu thế kỷ đã xuất hiện một số công trình nổi tiếng, là nền
tảng cho việc đánh giá tính đa dạng thực vật Việt Nam, đó là bộ Thực vật chí
Đông Dƣơng do H. Lecomte chủ biên (1907-1937) [21]. Trong đó tác giả ngƣời
Pháp đã thu mẫu và định tên, lập khóa mô tả các loài thực vật có mạch trên toàn
bộ lãnh thổ Đông Dƣơng. Về sau Humbert (1938-1950) đã bổ sung, chỉnh lý
hoàn thiện để đánh giá thành phần loài cho toàn vùng.
Từ năm 1991-1993, Phạm Hoàng Hộ công bố bộ Cây cỏ Việt Nam xuất
bản tại Canada và đƣợc tái xuất bản có bổ sung năm 1999-2003 [8]. Gần đây là
bộ sách Danh lục các loài thực vật ở Việt Nam (2003-2005) [2,3] là kết quả
ngiên cứu của tập thể các tác giả tại viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Việt
Nam. Đây là những bộ sách đầy đủ và dễ sử dụng nhất góp phần đáng kể cho
nghiên cứu khoa học thực vật ở Việt Nam.
Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) đã thống kê hệ thực vật Việt Nam có 11373
loài, 2524 chi và 378 họ. Cụ thể, ngành Ngọc lan (Magoliophyta) có 9812 loài
(chiếm 86,26% tổng số loài), 2175 chi (chiếm 86,17% tổng số chi) và 299 họ
(chiếm 79,10% tổng số họ). Ngành Dƣơng xỉ (Polypodiophyta) có 699 loài
(chiếm 5,88% tổng số loài), 137 chi (chiếm 5,42% tổng số chi) và 25 họ (chiếm
6,61% tổng số họ). Ngành Thông (Pinophyta) có 63 loài (chiếm 0,55% tổng số
loài), 23 chi (chiếm 0,91% tổng số chi) và 8 họ (chiếm 2,8% tổng số họ). Ngành

Thông đất (Lycopodiophyta) có 57 loài (chiếm 0,5% tổng số loài), 5 chi (chiếm
0,5% tổng số chi) với 3 họ (chiếm 2,1% tổng số họ). Ngành Rêu (Bryophyta) có
7

số loài 793 loài (chiếm 6,97% tổng số loài), 182 chi (chiếm 7,21% tổng số chi),
60 họ (chiếm 15,87% tổng số họ). Hai ngành còn lại là ngành Quyết lá thông
(Psilotophyta), ngành Thân đốt (Equisetophyta) chiếm tỷ lệ thấp nhất với tổng số
loài là 04 (chiếm 0,035% tổng số loài), tổng số chi là 03 (chiếm 0,079%), tổng số
họ là 02 họ (chiếm 0,529%) [17].
Nguyễn Tiến Bân (1997) [1] đã thống kê hệ Thực vật Việt Nam có 368
loài Vi khuẩn lam (sinh vật Tiền nhân- Prycaryota), 2176 loài Tảo (Algae), 481
loài Rêu (Bryophyta), 01 loài Quyết lá thông (Psilotophyta), 53 loài Thông đất
(Lycopodiophyta) nâng tổng số loài thực vật Việt Nam lên tới hơn 20000 loài.
Cùng với các công trình mang tính chất chung về taxon hay vùng lãnh thổ
cả nƣớc, còn rất nhiều công trình nghiên cứu về đa dạng thực vật của mỗi khu
vực và các khu bảo tồn đƣợc nghiên cứu hoặc công bố. Có thể kể đến nhƣ đa
dạng thực vật ở các vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng (Ninh Bình), Hoàng Liên - Sa
Pa (Lào Cai), Ba Bể (Bắc Kạn), Cát Bà (Hải Phòng), Pù Mát (Nghệ An), Phong
Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Cát Tiên (Đồng Nai), Yok Đôn (Đắk Lắc), Xuân
Sơn (Phú Thọ), Tam Đảo (Vĩnh Phúc)…Đa dạng thực vật các khu bảo tồn thiên
nhiên Khau Ca (Hà Giang), Na Hang (Tuyên Quang). Các khu vực Tây Bắc,
vùng núi đá vôi Hòa Bình, Sơn La, vùng ven biển Phong Điền (Thừa Thiên –
Huế), khu Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, trạm Đa dạng Sinh học Mê
Linh,…
1.3.Những nghiên cứu ở Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh
Các quần xã thực vật ở Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh thuộc nhóm quần
hệ rừng thƣờng xanh nhiệt đới gió mùa, bao gồm các cây gỗ thƣờng xanh chiếm
8

ƣu thế, phát triển tốt dƣới chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa trên các loại hình thổ

nhƣỡng khác nhau. Lớp phủ thực vật tự nhiên đƣợc chia thành 4 trạng thái đặc
trƣng sau: trảng cỏ, trảng cây bụi, rừng thứ sinh kín và rừng thứ sinh thƣa. Ngoài
thảm thực vật tự nhiên còn có một số quần xã rừng trồng.
Tại Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh có một số công trình nghiên cứu về
đa dạng sinh học cũng nhƣ một số biện pháp nhằm tăng cƣờng tính đa dạng thực
vật ở nơi đây nhƣ:
+ Nguyễn Tiến Bân (2003, 2006) nghiên cứu phục hồi bảo tồn và phát
triển đa dạng thực vật tại Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh [4].
+ Vũ Xuân Phƣơng và cộng sự (2005) nghiên cứu hệ thực vật Trạm Đa
dạng Sinh học Mê Linh và biện pháp phục hồi một số loài cây bản địa [14].
+ Ma Thị Ngọc Mai (2007) nghiên cứu quá trình diễn thế đi lên của thảm
thực vật ở Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh và vùng phụ cận [11].
+ Ma Thị Ngọc Mai và Lê Đồng Tấn (2009) đã nghiên cứu về thành phần
và phân bố cây tái sinh dƣới tán rừng thứ sinh tại Trạm Đa dạng Sinh học Mê
Linh [12].





9

CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là thảm thực vật tự nhiên, các trạng trạng thái rừng
thứ sinh
+ Tài liệu: Các tài liệu về tính đa dạng của thực vật ở Việt Nam và trên
thế giới.
+ Mẫu vật: Các mẫu thực vật ở một số thảm thực vật thứ sinh tại Trạm

Đa dạng Sinh học Mê Linh.
2.2. Phạm vi nghiên cứu: một số thảm thực vật thứ sinh tại Trạm đa dạng Sinh
học Mê Linh, tại khu vực xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
2.2.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên
 Vị trí địa lý
Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc nằm trong địa phận của xã
Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (trƣớc thuộc huyện Mê Linh, tỉnh
Vĩnh Phúc). Trạm Đa dạng Sinh học cách trung tâm thị xã Phúc Yên khoảng
35km về phía Bắc. Với diện tích 170,3 ha trong đó chiều dài khoảng 3.000 m,
chiều rộng trung bình khoảng 550 m (chỗ rộng nhất khoảng 800 m, chỗ hẹp nhất
khoảng 300 m).
Khu vực Trạm có toạ độ:
21
o
23’57’’ - 21
o
23’35’’ vĩ độ Bắc
10

105
o
42’40’’ - 105
o
46’65’’ kinh độ Đông
Phía Bắc giáp huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Phía Đông và phía Nam giáp
hợp tác xã Đồng Trầm, xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên. Phía Tây giáp vùng
ngoại vi Vƣờn Quốc gia Tam Đảo, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.


Hình 2.1. Bản đồ địa hình Trạm ĐDSH Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc.

11

 Địa hình
Đây thuộc vùng bán sơn địa phía Bắc huyện Mê Linh, là phần kéo dài về
phía Đông Nam của dãy Tam Đảo, có địa hình đồi và núi thấp với xu hƣớng thấp
dần từ Bắc xuống Nam.
Địa hình khu vực nghiên cứu phần lớn là đất dốc, độ chia cắt sâu với
nhiều dông phụ gần nhƣ vuông góc với dông chính, độ dốc trung bình từ 15 -
30
o
, nhiều nơi dốc đến 30 - 35
o
, điểm cao nhất là 100 – 520m.
 Địa chất - Thổ nhưỡng
- Địa chất
Đất gồm 2 loại chủ yếu:
+ Ở độ cao 400 m đất Feralitic màu vàng phát triển trên đá sa thạch cuội
hoặc dăm kết.
+ Ở độ cao dƣới 400 m đất Feralitic màu vàng đỏ phát triển trên sa phiến
thạch.
Ngoài ra, còn có đất dốc tụ phù sa ở ven các suối lớn ở độ cao dƣới 100
m. Đất thuộc loại chua có pH = 5,0 - 5,5, thành phần cơ giới trung bình, độ dày
tầng đất khoảng 30 - 40 cm.
- Thổ nhưỡng
Nhìn chung các loại đá mẹ khá cứng, thành phần khoáng có nhiều Thạch
anh, Muscovit, khó phong hóa, hình thành nên các loại đất có thành phần cơ giới

12

nhẹ, cấp hạt thô, dễ bị rửa trôi và xói mòn, nhất là những nơi dốc cao bị xói mòn

mạnh để trơ lại phần đá rất cứng (điển hình là khu vực từ độ cao 300 - 400 m).
Theo nguồn gốc phát sinh trong vùng có hai loại đất chính sau:
+ Ở độ cao trên 300 m là đất Feralit mùn đỏ vàng. Đất có màu vàng ƣu thế
do độ ẩm cao, hàm lƣợng sắt di động và nhôm tích luỹ cao. Do đất phát triển trên
đá Mácma axit kết tinh chua nên tầng đất mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, tầng
mùn mỏng, không có tầng thảm mục, đá lộ đầu nhiều trên 75%.
+ Ở độ cao dƣới 300 m là đất Feralit vàng đỏ phát triển trên nhiều loại đá
khác nhau, đất có khả năng hấp phụ không cao do có nhiều khoáng sét phổ biến
là Kaolinit.
Ngoài ra còn có đất dốc tụ phù sa ven suối ở độ cao dƣới 100 m. Thành
phần cơ giới của loại đất này là trung bình, tầng đất dày, độ ẩm cao, màu mỡ, đã
đƣợc khai phá để trồng lúa và hoa màu. Đất thuộc loại chua với độ pH 3,5 - 5,5
độ dày tầng đất trung bình 30 - 40 cm.
 Khí hậu - thuỷ văn
- Khí hậu
Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt
độ trung bình hàng năm là 22 - 23
o
C, tập trung không đều (nhiệt độ trung bình
vào mùa hè từ 27 - 29
o
C, trung bình vào mùa đông là 16 - 17
o
C).
Lƣợng mƣa từ 1.100 - 1.600 mm/năm, phân bố không đều, tập trung vào
mùa hè từ tháng 6 - 8 hàng năm, ở đây có 2 mùa gió thổi rõ rệt là gió mùa Đông
13

Bắc (từ tháng 10 đến 3 năm sau) và gió mùa Đông Nam (từ tháng 4 đến tháng 9).
Độ ẩm trung bình là 80%.

- Thủy văn
Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh là một trong những khu vực đầu nguồn
của nhiều suối nhỏ đổ vào hồ Đại Lải, có một số suối nhỏ nƣớc chảy quanh năm
bắt đầu từ điểm cực Bắc, chảy dọc biên giới phía Tây giáp với vƣờn quốc gia
Tam Đảo và gặp suối Thanh Lộc đổ vào hồ Đại Lải. Ngoài ra còn có một số suối
cạn ngắn chỉ có nƣớc sau những trận mƣa.
 Tài nguyên rừng
- Hệ động vật
Khu vực nghiên cứu nằm sát Trạm đa dạng sinh học Mê Linh – Vĩnh
Phúc. Kết quả điều tra năm 2003 của phòng động vaath có xƣơng sống- viện
Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã xác định thành phần phân loại học của 5 lớp
thú, chim, ếch nhái, bò sát, côn trùng gồm 25 bộ, 99 họ, 461 loài, trong đó:
+ Thú có 13 loài thuộc 6 họ của 4 bộ.
+ Chim có 109 loài thuộc 38 họ của 12 bộ
+ Bò sát có 14 loài thuộc 7 họ của 1 bộ.
+ Ếch nhái có 13 loài thuộc 5 họ của 1 bộ.
+ Côn trùng có 312 loài thuộc 43 họ của 7 bộ.
- Hệ thực vật
14

Theo Nguyễn Tiến Bân (2005) khu vực nghiên cứu nằm trong miền địa lý
thực vật “ Đông Bắc và Bắc Trung Bộ”, trong đó chủ yếu tồn tại những nhân tố
bản địa đặc hữu của khu hệ thực vật Bắc Việt Nam- Nam Trung Hoa với các ƣu
hợp thực vật họ Long não (Lauraceae), Dẻ (Fabaceae), Xoài (Anacardiaceae),
Trám (Burseraceae), Bồ hòn (Sapindaceae), Sau sau (Hamamelidaceae). Theo
các tài liệu đã thống kê, Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh có 171 họ thực vật với
669 chi và 1126 loài. Trong đó:
+ Ngành Thông đất (Lycopodiophyta) 2 họ, 3 chi, 6 loài
+Cỏ tháp bút (Equisetophyta) 1 họ, 1 chi, 1 loài
+ Dƣơng xỉ (Polypodiophyta) 19 họ, 34 chi, 64 loài

+ Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) với 147 họ, 692 chi, 1151 loài.
+ Các họ có nhiều loài là: Thầu dầu (Euphorbiaceae) với 67 loài; Cà phê
(Rubiaceae) 53 loài; Lan (Orchidaceae) 38 loài; Cói (Cyperaceae) 35 loài; Đậu
(Fagaceae) 35 loài; Gừng (Zingiberaceae) 20 loài; Ráy (Araceae) 22 loài; Cỏ roi
ngựa (Verbenaceae) 21 loài; Đơn nem (Myrsinaceae) 20 loài; Cúc (Asteraceae)
29 loài; Dâu tằm (Moraceae) 21 loài.

15


Hình 2.2. Bản đồ đa dạng thực vật Trạm ĐDSH
2.2.2. Tình hình dân sinh kinh tế
Khu vực nghiên cứu nằm trên địa bàn xã Ngọc Thanh với diện tích đất
lâm nghiệp chiếm 51,8% tổng diện tích tự nhiên của toàn xã. Mật độ dân số của
xã là 139 ngƣời/km
2
, dân tộc Kinh chiếm 53%, dân tộc thiểu số (Sán Dìu) chiếm
47%. Thu nhập bình quân đầu ngƣời của xã là 3 triệu đồng/ngƣời/năm.

16

Trong khu vực nghiên cứu không có ngƣời dân sinh sống, tuy nhiên do tập
quán của ngƣời dân quanh vùng nên rừng trong khu vực nghiên cứu vẫn chịu
những tác động tiêu cực nhƣ: Thả gia súc sau mùa vụ, lấy củi, lấy măng và khai
thác lâm sản ngoài gỗ.
Những năm gần đây do có sự đổi mới các chính sách về kinh tế, xã hội
của Nhà nƣớc nên đã có những tác động tích cực đến đời sống của nhân dân
trong xã; tổng giá trị thu nhập tăng. Tuy nhiên, do ảnh hƣởng của tập quán sinh
sống của nhân dân quanh khu vực là nhờ vào việc khai thác các lâm sản trong
rừng đã có từ lâu đời nên ý thức bảo vệ rừng của ngƣời dân vẫn chƣa cao: rừng

bị chặt phá để lấy gỗ, củi, săn bắt thú rừng, đốt rừng làm nƣơng rẫy Các
nguyên nhân này đã làm cho diện tích rừng bị suy giảm nghiêm trọng, tính đa
dạng của sinh vật giảm sút, hệ thực vật rừng bị suy thoái (nhiều cây gỗ lớn, quý
hiếm không còn) tạo nên nhiều thảm cỏ, thảm cây bụi.
2.3. Thời gian nghiên cứu: 7/2014 - 5/2015
2.4. Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu xây dựng danh lục loài.
- Nghiên cứu một số chỉ số đa dạng:
+ Đa dạng đơn vị phân loại
+ Đa dạng hình thái
+ Đa dạng giá trị tài nguyên
- Đề xuất giải pháp.
2.5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nội dung nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sử dụng phối
hợp các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
17


2.5.1. Nghiên cứu tài liệu:
Nhằm kế thừa các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Đó là các số
liệu thống kê về thành phần loài thực vật, các tài liệu nghiên cứu cấu trúc và diễn
thế thảm thực vật, và các số liệu điều tra lƣu giữ tại Trạm.
2.5.2. Điều tra thực địa:
Đƣợc thực hiện trong các chuyến đi thực địa nhằm thu thập các dữ liệu về
phân loại (thu thập mẫu vật, chụp ảnh, quan sát và ghi chép các đặc điểm của
mẫu ở trạng thái tƣơi,… và các đặc điểm khác); thu thập số liệu về đa dạng sinh
học (số lƣợng, chất lƣợng, diễn biến về số lƣợng và chất lƣợng), tình trạng suy
thoái trong những vùng tiểu sinh thái cụ thể về các loài ở nơi nghiên cứu. Để làm
tốt công tác điều tra thực địa, chúng tôi tiến hành nghiên cứu theo phƣơng pháp
của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) để điều tra theo tuyến và lập ô tiêu chuẩn

(OTC)[18].
Tại mỗi trạng thái thảm thực vật đặt ngẫu nhiên 4 ô tiêu chuẩn( OTC), mỗi
OTC có diện tích 400m
2
(20m x 20m) để xác định sự đa dạng và phân bố của
cây, trên mỗi OTC chúng tôi thiết lập các ô dạng bản có diện tích 1m
2
(1m x 1m),
9m
2
(3m x 3m), 25m
2
(5m x 5m). Ngoài ra dọc hai bên tuyến điều tra, đặt các ô
dạng bản để thu thập số liệu bổ sung.
18



2.5.3. Phân tích và xử lý số liệu:
Để tra cứu nhận biết các họ, chúng tôi căn cứ vào Cẩm nang tra cứu và
nhận biết các họ thực vật Hạt kín ở Việt Nam của Nguyễn Tiến Bân (1997) [1]
và bổ sung của Takhtajan (2009) [10], Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật
của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [17] và Các phương pháp nghiên cứu thực vật
của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [18].
Để xác định tên khoa học các loài, chúng tôi căn cứ vào Cây cỏ Việt Nam
của Phạm Hoàng Hộ (1999-2003) [8]. Nếu vẫn còn nghi ngờ kết quả, chúng tôi
tiến hành thu mẫu để tham khảo ý kiến của các chuyên gia phân loại.
Để chỉnh lý tên khoa học, chúng tôi căn cứ vào Danh lục các loài thực vật
Việt Nam do Nguyễn Tiến Bân làm chủ biên (2003, 2005) [2,3].
Để tìm hiểu giá trị tài nguyên, chúng tôi dựa vào các tài liệu: Từ điển cây

thuốc Việt Nam của Võ Văn Chi (1997) [7], Những cây thuốc và vị thuốc Việt
Nam của Đỗ Tất Lợi (2004) [9], Sách đỏ Việt Nam [5]… và thực tế điều tra
trong nhân dân.

×