Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

diễn biến mật số quần thể của nhóm sâu cuốn lá và một số đặc tính hình thái, sinh học, triệu chứng của archips atrolucens diakonoff (lepidoptera: tortricidae) gây hại trên cây cam quýt tại tỉnh hậu giang và thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG




Luận văn tốt nghiệp Đại học
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT



Tên đề tài
DIỄN BIẾN MẬT SỐ QUẦN THỂ CỦA NHÓM SÂU
CUỐN LÁ VÀ MỘT SỐ ĐẶC TÍNH HÌNH THÁI,
SINH HỌC, TRIỆU CHỨNG CỦA Archips atrolucens
Diakonoff (LEPIDOPTERA: TORTRICIDAE)
GÂY HẠI TRÊN CÂY CAM QUÝT TẠI
TỈNH HẬU GIANG VÀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ


Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện:
Ts. Lê Văn Vàng Trần Phạm Thu Tâm
Ks. Châu Nguyễn Quốc Khánh MSSV: 3103673
Lớp: BVTV36




Cần Thơ - 2013



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG




TRẦN PHẠM THU TÂM



DIỄN BIẾN MẬT SỐ QUẦN THỂ CỦA NHÓM SÂU
CUỐN LÁ VÀ MỘT SỐ ĐẶC TÍNH HÌNH THÁI,
SINH HỌC, TRIỆU CHỨNG CỦA Archips atrolucens
Diakonoff (LEPIDOPTERA: TORTRICIDAE)
GÂY HẠI TRÊN CÂY CAM QUÝT TẠI
TỈNH HẬU GIANG VÀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ


Luận văn tốt nghiệp Đại học
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT






Cần Thơ - 2013


i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT


Chứng nhận đã chấp thuận luận văn đại học với đề tài:

“DIỄN BIẾN MẬT SỐ QUẦN THỂ CỦA NHÓM SÂU CUỐN LÁ VÀ
MỘT SỐ ĐẶC TÍNH HÌNH THÁI, SINH HỌC, TRIỆU CHỨNG CỦA
Archips atrolucens Diakonoff (LEPIDOPTERA: TORTRICIDAE)
GÂY HẠI TRÊN CÂY CAM QUÝT TẠI TỈNH HẬU GIANG VÀ
THÀNH PHỐ CẦN THƠ”

Do học viên TRẦN PHẠM THU TÂM thực hiện và đề nạp.
Kính trình Hội đồng chấp nhận luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2013
Cán bộ hướng dẫn




TS. Lê Văn Vàng



KS. Châu Nguyễn Quốc Khánh







ii

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Hội đồng chấm luận văn đại học đã chấp thuận luận văn với đề tài:
“DIỄN BIẾN MẬT SỐ QUẦN THỂ CỦA NHÓM SÂU CUỐN LÁ VÀ
MỘT SỐ ĐẶC TÍNH HÌNH THÁI, SINH HỌC, TRIỆU CHỨNG CỦA
Archips atrolucens Diakonoff (LEPIDOPTERA: TORTRICIDAE)
GÂY HẠI TRÊN CÂY CAM QUÝT TẠI TỈNH HẬU GIANG VÀ
THÀNH PHỐ CẦN THƠ”

Do học viên TRẦN PHẠM THU TÂM thực hiện và bảo vệ trước hội đồng
ngày
Luận văn đã được hội đồng chấp thuận và đánh giá ở mức…………………

Ý kiến hội đồng:




DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SHƯD
CHỦ NHIỆM KHOA Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2013
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

















iii

LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: TRẦN PHẠM THU TÂM Giới tính: Nữ
Sinh ngày: 05/11/1992 Nơi sinh: An Giang
Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Phật
Họ tên cha: Trần Thiện Hoàng Sự
Họ tên mẹ: Phạm Thị Thu Ba
Địa chỉ: xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.
Điện thoại: 01679. 000. 025 Email:
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Năm 2003, tốt nghiệp tiểu học tại trường tiểu học “E” Vĩnh Thạnh
Trung, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.
Năm 2007, tốt nghiệp trung học cở sở tại trường trung học cơ sở Vĩnh

Thạnh Trung, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.
Năm 2010, tốt nghiệp trung học phổ thông tại trường trung học phổ
thông Trần Văn Thành, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.
Thi đậu vào trường Đại học Cần Thơ năm 2010, thuộc khoa Nông
Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, ngành Bảo Vệ Thực Vật, khóa 36.

Tp. Cần Thơ, ngày……. tháng… năm 2013
Người khai


Trần Phạm Thu Tâm






iv

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu
của tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn
cùng cấp nào khác.

Ngày … tháng …… năm ….
(Ký tên)


Trần Phạm Thu Tâm





















v

LỜI CẢM TẠ

Lời đầu tiên con xin chân thành biết ơn công lao sinh thành, dưỡng dục
của Cha Mẹ. Đã nuôi dạy con nên người và yêu thương con bằng cả tấm lòng.
Kính gởi thầy Lê Văn Vàng, giáo viên hướng dẫn lòng biết ơn sâu sắc.
Cám ơn Thầy đã tận tình hướng dẫn, hết lòng chỉ bảo, dìu dắt và động viên
trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Xin gởi đến tất cả quý thầy cô trong Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa

Nông Nghiệp & SHƯD – trường Đại Học Cần Thơ, đã truyền đạt kiến thức
cho tôi trong suốt thời gian học tập và làm luận văn tại Bộ môn.
Chân thành cảm ơn gia đình bác Lâm Văn Nghiêm, bác Trần Văn Ba, đã
nhiệt tình cộng tác trong quá trình làm thí nghiệm.
Thành thật cảm ơn anh Châu Nguyễn Quốc Khánh đã nhiệt tình đóng
góp ý kiến và giúp đỡ và hướng dẫn em trong quá trình hoàn thành luận văn.
Chân thành cám ơn anh Huỳnh Đức Hưng và các anh, chị học viên Cao học
BVTV K18 cùng các bạn: Nguyễn Văn Nguyên, Lê Hoài Tuấn Anh, Phan
Thanh Giang Nam, Nguyễn Thiên Lộc đã giúp đỡ rất nhiệt tình trong quá trình
làm luận văn tốt nghiệp.
Trân trọng!














vi

Trần Phạm Thu Tâm (2013), “Diễn biến mật số quần thể của nhóm sâu
cuốn lá và một số đặc tính hình thái, sinh học, triệu chứng của Archips
atrolucens diakonoff (Lepidoptera: Tortricidae) gây hại trên cây cam quýt

tại thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư
ngành Bảo vệ thực vật, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Đại học
Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn khoa học Ts. Lê Văn Vàng.

TÓM LƯỢC
Gần đây, sự gây hại của sâu cuốn lá đang trở nên quan trọng trên cây
cam quýt ở thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang. Nhằm tạo cơ sở cho việc
xây dựng các chương trình quản lý sâu cuốn lá gây hại cam quýt. Đề tài:
“Diễn biến mật số quần thể của nhóm sâu cuốn lá và một số đặc tính hình
thái, sinh học, triệu chứng của Archips atrolucens diakonoff (Lepidoptera:
Tortricidae) gây hại trên cây cam quýt tại thành phố Cần Thơ và tỉnh
Hậu Giang” được thực hiện với kết quả đạt được như sau:
Nhóm sâu cuốn lá gây hại trên các vườn cam quýt ở Tp. Cần Thơ và
tỉnh Hậu Giang gồm 5 loài, trong đó Archips atrolucens là loài chiếm ưu thế
với tỉ lệ xuất hiện là 52,83%, trong khi các loài còn lại như Adoxophyesp
privatana (19,81%), Homona tabescens (12,92%), Psorosticha melanocrepida
(11,1%) và Agonopterix sp. (3,34%).
Trong điều kiện phòng thí nghiệm (T
0
C = 28 – 30,2
0
C; RH
0
= 75,2 –
83%) vòng đời của Archips atrolucens là 35,5 ngày. Ấu trùng có 5 tuổi, thành
trùng cái đẻ trung bình 233,75 trứng/con cái, từ 6-7 ngày, trứng được đẻ nhiều
nhất vào các ngày thứ 2, 3 và 4 (chiếm khoảng 87,4% tổng số trứng). Trong
điều kiện nhà lưới (T
0
C = 29 – 31,2

0
C; RH
0
= 75,2 – 87%) 87,21% tổng số
trứng của Archips atrolucens được đẻ trên lá.
Trong điều kiện nhà lưới sâu A. atrolucens có thể gây hại từ lá non đến
lá trưởng thành với triệu chứng là xếp lá; Nhóm sâu A. privatana và sâu P.
melanocrepida chỉ gây hại chủ yếu trên lá non với triệu chứng là nhíu đọt.
Trong khi, sâu H. tabescens gây hại trên lá trưởng thành với triệu chứng là
cuốn lá và sâu Agonopterix sp. gây hại chủ yếu trên lá trưởng thành với triệu
chứng xếp các lá và xếp mép lá lại với nhau.



vii

MỤC LỤC
TÓM LƯỢC VI
DANH SÁCH BẢNG IX
DANH SÁCH HÌNH X
DANH SÁCH KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT XII
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.

2.

MỤC


TIÊU

CỦA

ĐỀ

TÀI 2
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
2.1 SƠ LƯỢC VỀ CÂY CAM QUÝT 3
2.1.1 Nguồn gốc và phân bố 3
2.1.2 Đặc điểm sinh học 3
2.1.2.1 Rễ 3
2.1.2.2 Thân và cành 3
2.1.2.3 Lá 4
2.1.2.4 Hoa 5
2.1.2.5 Trái 5
2.1.2.6 Hột 6
2.2

MỘT

SỐ

ĐẶC

ĐIỂM

CỦA


HỌ

NGÀI

CUỐN



(TORTRICIDAE) 7
2.3

MỘT

SỐ

ĐẶC

ĐIỂM

CỦA

NHÓM

SÂU

CUỐN



GÂY


HẠI

TRÊN

ĐỌT





CÂY



MÚI 9
2.3.1 Sâu nhíu đọt Adoxophyes sp. (Lepidoptera: Tortricidae) 9
2.3.1.1 Tên khoa học 9
2.3.1.2 Phân bố và ký chủ 9
2.3.1.3 Một số đặc điểm hình thái 9
2.3.2 Sâu xếp lá Archips sp. (Lepidoptera: Tortricidae) 10
2.3.2.1 Một số đặc điểm hình thái 10
2.3.3 Sâu cuốn lá Homona sp. (Lepidoptera: Tortricidae) 12
2.3.3.1 Phân bố và kí chủ 12
2.3.3.2 Một số đặc điểm hình thái 12
2.3.4 Sâu xếp lá Agonopterix sp. (Lepidoptera: Oecophoridae) 14
2.3.4.1 Đặc điểm hình thái 14
2.3.5 Sâu nhíu đọt Psorosticha melanocrepida Clarke (Lepidoptera:
Oecophoridae) 16
2.3.5.1 Đặc điểm hình thái 16


viii

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 18
3.1 PHƯƠNG

TIỆN 18
3.1.1 Địa điểm và thời gian 18
3.1.2 Vật liệu thí nghiệm 18
3.1.3 Nguồn sâu cuốn lá trên cây có múi 18
3.2

PHƯƠNG

PHÁP 19
3.2.1 Khảo sát thành phần loài và diễn biến mật số quần thể của nhóm sâu
cuốn lá cam quýt tại Tp Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang 19
3.2.2 Khảo sát một số đặt điểm sinh học, hình thái của Archips atrolucens
(Lepidoptera: Tortricidae) gây hại trên cam quýt 20
3.2.3 Khảo sát triệu chứng các loài sâu cuốn lá trên cây cam sành trong
điều kiện nhà lưới 22
3.3

XỬ



SỐ

LIỆU: 23

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24
4.1

KHẢO

SÁT

THÀNH

PHẦN

LOÀI



DIỄN

BIẾN

MẬT

SỐ

QUẦN

THỂ

CỦA

NHÓM


SÂU

CUỐN



CAM

QUÝT

TẠI

TP

CẦN

THƠ



TỈNH

HẬU

GIANG 24
4.2

KHẢO


SÁT

MỘT

SỐ

ĐẶT

ĐIỂM

SINH

HỌC,

HÌNH

THÁI

CỦA

ARCHIPS

ATROLUCENS

(LEPIDOPTERA:

TORTRICIDAE)

GÂY


HẠI

TRÊN

CAM

QUÝT 26
4.2.1 Đặc điểm về hình thái và thời gian phát triển 26
4.2.2 Khả năng sinh sản của Archips atrolucens 35
4.2.2.1 Khả năng đẻ trứng của thành trùng cái 35
4.2.2.2 Nhịp điệu đẻ trứng của thành trùng cái 35
4.2.2.3 Vị trí đẻ trứng của thành trùng Archips atrolucens cái 36
4.3

KHẢO

SÁT

TRIỆU

CHỨNG

CÁC

LOÀI

SÂU

CUỐN




TRÊN

CÂY

CAM

SÀNH

TRONG

ĐIỀU

KIỆN

NHÀ

LƯỚI 37
4.3.1 Triệu chứng gây hại của sâu Archips atrolucens 38
4.3.2 Triệu chứng gây hại của sâu Adoxophyes privatana 39
4.3.3 Triệu chứng gây hại của sâu Psorosticha melanocrepida 39
4.3.4 Triệu chứng gây hại của sâu Homona tabescens 40
4.3.5 Triệu chứng gây hại của sâu Agonopterix sp 41
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 42
5.1

KẾT

LUẬN 42

5.2

ĐỀ

XUẤT 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO

43

ix

DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tên bảng Trang
3.1 Các vườn cây có múi được dùng để khảo sát mức độ phong
phú của các loài sâu cuốn lá cam quýt
19

4.1 Mức độ phong phú của các loài sâu cuốn lá cam quýt năm
2013
24

4.2 Kích thước của Archips atrolucens ở các giai đoạn phát triển
trong phòng thí nghiệm
26

4.3 Thời gian phát triển của sâu xếp lá Archips atrolucens
(Lepidoptera: Tortricidae) trong điều kiện phòng thí nghiệm

27

4.4 Khả năng đẻ trứng của thành trùng Archips sp. (n = 12). 35

4.5
Một số đặc điểm về bộ phận gây hại của các loài âu cuốn lá
trên cây cam sành.
37





















x


DANH SÁCH HÌNH
Hình Tên hình Trang
2.1
Sự phân bố gân cánh của họ Tortricidae
8
2.2
Sâu cuốn lá chè và xoài
8
2.3 Thành trùng đực và cái của sâu cuốn lá Adoxophyes
privatana Walker
10
2.4
Thành trùng sâu Archips rosanus
11
2.5 Thành trùng loài Homona sp 14
2.6
Thành trùng đực và cái của loài sâu xếp lá Agonopterix sp
16
2.7 Thành trùng đực và cái của loài sâu xếp lá Agonopterix sp. 16
2.8
Thành trùng đực và thành trùng cái của loài P. melanocrepida
17
3.1
Cách bố trí thí nghiệm khảo sát đặc tính hình thái, sinh hoạc
và triệu chứng của Archips atrolucens
19
3.2
Bố trí thí nghiệm khảo sát triệu chứng gây hại của ấu trùng
cuốn lá.

23
4.1 Thành trùng của các loài sâu cuốn lá cam quýt 25
4.2 Ổ trứng của sâu xếp lá Archips atrolucens 28
4.3 Ấu trùng tuổi 1 của sâu xếp lá Archips atrolucens 28
4.4
Ấu trùng tuổi 2 của sâu xếp lá Archips atrolucens
29
4.5 Ấu trùng tuổi 3 của sâu xếp lá Archips atrolucens 29
4.6 Ấu trùng tuổi 4 của sâu xếp lá Archips atrolucens 30
4.7
Ấu trùng tuổi 5 của sâu xếp lá Archips atrolucens
31
4.8 Giai đoạn nhộng của Archips atrolucens 31
4.9 Thành trùng Archips atrolucens 32
4.10
Cánh trước và sau của thành trùng Archips atrolucens cái,
đực.
33
4.11
Cặp cánh trước và sau vẽ của thành trùng Archips atrolucens
33
4.12
Diễn biến số lượng trứng được đẻ bởi một thành trùng
Archips atrolucens cái.
36
4.13
Vị trí đẻ trứng của thành trùng cái Archips atrolucens trên
cây cam sành trong nhà lưới.
37
4.14

Triệu chứng gây hại của sâu xếp lá cây Archips atrolucens
39

xi

4.15
Triệu chứng gây hại của sâu Adoxophyes privatana
39
4.16 Triệu chứng gây hại của sâu Psorosticha melanocrepida 40
4.17 Triệu chứng gây hại của sâu Homona tabescens 40
4.18 Triệu chứng gây hại của sâu Agonopterix 41


























xii

DANH SÁCH KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
BVTV: Bảo vệ thực vật
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
Tp: Thành phố



































1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
Việt Nam là một nước nông nghiệp phát triển rất mạnh, đất đai, khí hậu
phù hợp cho việc canh tác nhiều loại cây trồng như cây lúa, cây rau, cây an
trái, cây công nghiệp. Trong đó, vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có
diện tích trồng cây ăn trái chiếm tỷ lệ rất lớn và cam quýt là một trong những
loại cây ăn trái đem lại nguồn thu nhập cao cho nông dân ở vùng ĐBSCL. Tuy
nhiên hiện nay sâu bệnh trên cam quýt vẫn còn rất nhiều. Nhóm côn trùng gây
hại chính trên cam, quýt gồm: Sâu vẽ bùa, rầy chổng cánh, rầy mềm, rệp sáp,
bọ xít, nhện, sâu đục vỏ trái, bù lạch, (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen,
2003).
Bên cạnh những loài gây hại chính thì một số loài gây hại thứ cấp đang

gia tăng đáng kể vì hầu hết các vườn cam quýt đều được canh tác liên tục và
sử dụng các biện pháp hóa học phòng trừ dịch hại quá nhiều và không hợp lí.
Trong số các dịch hại thứ cấp đang bùng phát có nhóm sâu cuốn lá cam quýt.
Theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2000) thì nhóm sâu cuốn lá gây hại trên cây
cam quýt ở ĐBSCL là Adoxophyes privatana Walker thuộc họ Tortricidae, bộ
Cánh vẩy (Lepidoptera) và Agonopterix sp. thuộc họ Oecophoridae, bộ Cánh
vẩy (Lepidoptera).
Theo Hồ Như Thủy (2012) thì nhóm sâu cuốn lá gây hại trên cây cam
quýt ở ĐBSCL gồm 5 loài: Loài Archips atrolucens, loài Adoxophyes
privatana, loài Homona tabescens thuộc họ Tortricidae, bộ Cánh vẩy
(Lepidoptera) và loài Psorosticha melanocrepida, loài Agonopterix sp. thuộc
họ Oecophoridae, bộ Cánh vẩy (Lepidoptera).
Tuy là loài dịch hại thứ cấp đang bùng phát mạnh nhưng những nghiên
cứu, khảo sát về đặc điểm sinh học, hình thái và tập quán gây hại của cái loài
trên chưa được thực hiện nhiều, hiện tại chỉ có 1,2 loài được khảo sát đặc điểm
sinh học như là: Loài Adoxophyes privatana.
Trên cơ sở đó, đề tài: “Diễn biến mật số quần thể của nhóm sâu cuốn
lá và môt số đặc tính hình thái, sinh học và triệu chứng của Archips
atrolucens diakonoff (Lepidoptera: Tortricidae) gây hại trên cây cam quýt
tại tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ” được thực hiện nhằm cung cấp

2

những thông tin về diễn biến mật số của nhóm sâu cuốn lá và đặc điểm hình
thái, sinh học, tập quán gây của loài Archips atrolucens trong điều kiện phòng
thí nghiệm từ đó có hướng đề ra biện pháp phòng trị một cách hiệu quả loài
sâu này trong điều kiện ngoài đồng trên các vườn cam quýt ở vùng ĐBSCL.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
 Xác định thành phần loài và diễn biến mật số quần thể của nhóm sâu
cuốn lá cam quýt tại tỉnh Hậu Giang.

 Khảo sát một số đặc điểm hình thái, sinh học và tập quán gây hại của
Archips atrolucens (Lepidoptera: Tortricidae) trên cây cam quýt trong điều
kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới.
 Khảo sát triệu chứng gây hại của nhóm sâu cuốn lá trên cam sành trong
điều kiện nhà lưới.














3

CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 SƠ LƯỢC VỀ CÂY CAM QUÝT
2.1.1 Nguồn gốc và phân bố
Một số loài cam quýt có nguồn gốc ở Đông Nam Á, trong đó sự phát
sinh của một vài loài cam quýt cũng như những loài cùng họ được phân bố từ
biên giới Đông Bắc của Ấn Độ qua Miến Điện và một số vùng phía Nam của
đảo Hải Nam, những loài này bao gồm: Chanh Tây, Chanh Ta, Chanh Yên,
bưởi, Cam ngọt, Cam chua. (Nguyễn Bảo Vệ, 2011)

2.1.2 Đặc điểm sinh học
2.1.2.1 Rễ
Rễ cam quýt thuộc loại rễ nấm (micorhiza). Sự phát triển của rễ thường
xen kẽ với sự phát triển của thân cành trên mặt đất. Thường thì khi rễ hoạt
động mạnh thân cành sẽ hoạt động chậm và ngược lại. Mỗi năm rễ có khoảng
3 lần sinh trưởng và phát triển.
Rễ mọc ra từ hột thường khỏe, mọc sâu. Nếu đất tơi xốp, thoát nước tốt
và có đủ oxi rễ có thể mọc sâu trên 4m, nhưng có ít rễ nhánh và phân bố trên
diện tích hẹp. Do đó ở ĐBSCL, trên những vùng đất thấp, việc trồng cam quýt
bằng hột hay gốc tháp thường bị ảnh hưởng bởi mục thủy cấp. Trái lại, rễ mọc
ra từ cây chiết hay cành giâm thường ăn cạn hơn và phân bố trên diện tích
rộng, có nhiều rễ nhánh nên ít bị tác động bởi mực thủy cấp. Nhìn chung, rễ
cam quýt phân bố ở tầng sâu 10 – 30 cm. Rễ nhánh tập trung ở tầng sâu 10 –
25 cm, rễ hoạt động mạnh ở thời kì 1 – 8 năm tuổi sau trồng, sau đó suy giảm
nhiều và tái sinh kém (Trần Thế Tục và ctv., 1998).
2.1.2.2 Thân và cành
Cam quýt không có thân chính rõ rệt nếu để cây phát triển tự do, vì vậy
cần tạo hình ngay khi cây bắt đầu phát triển để giúp cây có hình dạng cân đối
và dễ dàng chăm sóc. Các cành chính thường mọc ra ở các vị trí trong khoảng
1m cách mặt đất. Cành có thể có gai, nhất là khi trồng bằng hột. Tuy nhiên,

4

sau giai đoạn ra hoa trái, các gai thường ít phát triển. Ở một vài loài, gai chỉ
mọc ra từ những cành phát triển mạnh. (Nguyễn Bảo Vệ, 2011)
Cành cam quýt phát triển theo lối hợp trục, khi cành mọc dài đến một
khoảng nhất định rồi dừng lại, các mầm bên dưới đỉnh sinh trưởng của ngọn
cành sẽ mọc ra, các cành thứ cấp nầy cũng mọc dài đến một khoảng nhất định
thì ngừng và các mầm bên dưới đỉnh sinh trưởng lại tiếp tục phát triển giống
như cũ. Trong một năm cây có thể cho 3 – 4 đợt cành. Tùy theo chức năng của

cành trên cây có thể gọi như sau: (Nguyễn Bảo Vệ, 2011)
+ Cành mang trái: Cành mang trái mọc ra từ những cành lớn hơn gọi là
cành mẹ, những cành mang trái mọc ở ngọn hay gần ngọn cành mẹ là những
cành đậu trái tốt hơn so với những cành mọc bên trong. Vì phải tập trung dinh
dưỡng để nuôi trái nên thường cành mang trái không tiếp tục cho ra những
cành mới trong năm kế tiếp. Sau khi thu hoạch các cành mang trái thường héo
khô đi.
+ Cành mẹ: Là cành tạo ra cành mang trái. Cành to khỏe, lâu tròn mình,
thường phát triển vào mùa hè và mùa thu. Cần nắm được thời vụ ra cành mẹ
của cây để có biện pháp bồi dưỡng tích cực, giúp mọc được nhiều cành mang
trái hơn.
+ Cành dinh dưỡng: Là tên chỉ chung tất cả các loại cành trong giai
đoạn chưa ra hoa trái, thường mọc vào các mùa trong năm.
+ Cành vượt: Là loại cành mọc thẳng lên bên trên trong tán cây, từ
những cành chính hay thân. Cành phát triển mạnh, dẹp, màu xanh, lá to bóng
láng, đôi khi có gai dài. Loại cành nầy khi phát triển đã sử dụng nhiều chất
dinh dưỡng của cây mà không có lợi ích nhiều, chúng lại là nơi sâu bệnh thích
tấn công. Do đó, khi cây còn non chưa có hoa trái thì có thể giữ lại đề tạo
khung tán, còn khi cây đã trưởng thành thì nên cắt bỏ. (Nguyễn Bảo Vệ, 2011)
2.1.2.3 Lá
Lá gồm có phiến lá và cánh lá. Đối với các loài trồng thì bưởi có cánh
lá to nhất, kế đến là cam, chanh, cam Sành và quýt Trên cùng một loài thì
kích thước cánh lá cũng thay đổi theo mùa. Một cây cam quýt khỏe mạnh có

5

thể có 150.000 – 200.000 lá với tổng diện tích lá khoảng 200 m
2
. (Nguyễn Bảo
Vệ, 2011)

2.1.2.4 Hoa
Hoa cam quýt thuộc loại hoa đơn hay chùm, mọc từ nách lá. Trong điều
kiện tự nhiên hoa thường mọc ra vào đầu mùa mưa hoặc trong kỹ thuật xiết
nước kích thích ra hoa. Cũng có loài sau mỗi đợt ra cành lá thì ra hoa, như ở
Chanh Ta. Ở ĐBSCL, hoa cam quýt mọc ở cành phát triển vào đầu và cuối
mùa mưa nên có thể cho nhiều vụ trái trong năm. (Nguyễn Bảo Vệ, 2011)
Hoa cam quýt có dạng hình thuẩn tròn, đỉnh hơi to hơn phía dưới,
đường kính rộng 2,5 – 4 cm, rất thơm, thường là hoa lưỡng tính. Đài hoa dai
không rụng, hình chén, có 3 – 5 lá đài. Hoa 4 – 8 cánh (thường là 5), màu
trắng, dính liền với nhau ở đáy. Bao phấn có 4 ngăn màu vàng, mọc bằng hay
nhô cao hơn đầu nướm nhụy. Đầu nướm nhụy cái to. Bầu noãn có 8 – 15 ngăn
dính liền với nhau tại một trục giữa trái, mỗi tâm bì có 0 – 6 tiểu noãn (hột).
(Nguyễn Bảo Vệ, 2011)
Hầu hết các loài cam quýt đều tự thụ, tuy nhiên cũng có thể thụ phấn
chéo. Có tác giả cho rằng ở quýt, sự thụ phấn chéo sẽ làm tăng năng suất mặc
dù trái sẽ có nhiều hột hơn. Ở loài bưởi chùm (Citrus paradisi) thì nhị đực
chín sớm hơn làm tăng khả năng tự thụ. Ở các loài khác thì nhị đực và nhụy
cái chín cùng một lúc và nướm có thể nhận được phấn trong thời gian kéo dài
6 – 8 ngày. Các loài côn trùng như (ong, bướm) cũng góp phần quan trọng vào
việc thụ phấn nhờ hoa cam quýt màu trắng, thơm, nhiều mật và hạt phấn dính.
Ở một vài giống, hạt phấn không có sức sống như bưởi Năm Roi, cam
Washington Navel. (Nguyễn Bảo Vệ, 2011)
2.1.2.5 Trái
Trái cam quýt gồm có 3 phần: ngoại (vỏ ngoài), trung (vỏ giữa) và nội
quả bì (thịt trái). (Nguyễn Bảo Vệ, 2011)
Vỏ ngoài: Gồm có biểu bì với lớp cutin dầy và các khí khổng. Bên dưới
lớp biểu bì là lớp tế bào nhu mô vách mỏng, giàu lục lạp nên có thể quang hợp
được khi trái còn xanh. Trong giai đoạn chín, diệp lục tố sẽ phân hủy, nhóm

6


sắc tố Xanthophyll và Carotene trở nên chiếm ưu thế, màu sắc trái thay đổi từ
xanh sang vàng hay cam. Màu sắc trái khi chín ở vùng khí hậu Á nhiệt đới
thường đẹp, tươi hơn ở vùng khí hậu Nhiệt đới (khi chín trái vẫn còn màu
xanh nhạt).
Vỏ giữa: Là phần phía trong kế vỏ ngoài, đây là một lớp gồm nhiều
tầng tế bào hợp thành, có màu trắng, đôi khi có màu vàng nhạt hay hồng nhạt
như ở bưởi. Các tế bào cấu tạo dài với những không gian rộng, chứa nhiều
đường bột, vitamin C và pectin. Khi trái còn non hàm lượng pectin cao (20%)
giữ vai trò quan trọng trong việc hút nước cung cấp cho trái. Chiều dầy của
phần trung quả bì thay đổi theo giống, dầy nhất là chanh Yên, bưởi, kế tiếp là
cam, chanh, quýt, hạnh.
Thịt trái: Gồm có các múi trái được bao quanh bởi vách mỏng trong
suốt. Bên trong vách múi có các sợi đa bào (hay còn gọi là con tép, lông mập),
phát triển và đầy dần dịch nước, chiếm đầy các múi chỉ chừa lại một số
khoảng trống để hột phát triển. Như vậy thịt trái cung cấp phần ăn được của
trái với dịch nước có chứa đường và acid (chủ yếu là acid citric).
Thời gian chín của trái biến động từ 7 – 14 tháng kể từ khi thụ phấn.
Đối với cam Mật, thời gian này khoảng 7 tháng; cam Sành 9 – 10 tháng, quýt
9 – 10 tháng, chanh, bưởi 6 – 8 tháng, Tỷ lệ đậu trái cũng ảnh hưởng bởi
nhiều yếu tố như: dinh dưỡng, lượng nước cung cấp, khí hậu, sâu bệnh, Bộ
tán lá của cây cũng có ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu trái, nếu mỗi trái được nuôi bởi
một số lá thích hợp thì sẽ phát triển tốt hơn. Thí dụ: bưởi cần khoảng 60
lá/trái, chanh khoảng 20 lá/trái, cam, quýt khoảng 50 lá/trái (trung bình là 20 –
25 lá/trai). Do đó, việc duy trì bộ tán lá khỏe, nhiều sẽ giúp trái đậu và phát
triển tốt. (Nguyễn Bảo Vệ, 2011)
2.1.2.6 Hột
Hình dạng, kích thước, trọng lượng, số lượng hột trong trái và mỗi múi
thay đổi tùy giống. Ở quất (Fortunella), hột nhỏ nhất, kế đến chanh, quýt, cam,
lớn nhất là bưởi. Số lượng hột trong mỗi múi có từ 0 – 6 hột. Có loại cho

nhiều hột như bưởi, có thể có từ 80 – 100 hột mỗi trái. Có giống hoàn toàn
không hột như bưởi Năm Roi, bưởi Da Xanh, cam Washington Navel, cam

7

Mật Ôn Châu, cac giống chanh tam bội. (Nguyễn Bảo Vệ, 2011)
Ngoại trừ bưởi có hột đơn phôi, hầu hết các loại cam quýt đều có hột đa
phôi (tức có nhiều cây con mọc ra từ mỗi hột). Phôi hữu tính hình thành từ
giao tử do sự thụ tinh của tế bào trứng. Có khoảng 6 hay hơn phôi vô tính phát
triển từ tế bào sinh dưỡng của phôi tâm và vì vậy cây sẽ mang đặc điểm di
truyền của cây mẹ. Cây mọc ra từ phôi hữu tính thường thiếu sức sống, dễ chết
và thường bị lấn áp bởi phôi vô tính. Ở cam quýt, sự thụ phấn cần thiết cho sự
phát triển của phôi vô tính. (Nguyễn Bảo Vệ, 2011)
2.2 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA HỌ NGÀI CUỐN LÁ
(TORTRICIDAE)
Đây là một trong những họ lớn nhất của bộ Canh vẩy, gồm nhiều loài
gây hại quan trọng cho cây trồng. Cơ thể nhỏ, màu xám hoặc nâu tối và
thường có những băng màu tối hiện diện trên cánh. Cánh trước thường có hình
chữ nhật. Ở trạng thái nghỉ hai cánh xếp thành hình mái nhà trên lưng. Mạch
1A của cánh trước chỉ còn là 1 đoạn ngắn ở phía ngoài mép cánh. Mạch Cu
2

của cánh trước phát xuất từ 1/3 đến 3/4 mép dưới của buồng giữa cánh. Mạch
Sc+R1 của cánh sau tách riêng, không liền với mạch khác. (Nguyễn Thị Thu
Cúc, 2010)


8











Hình 2.1 Sự phân bố gân cánh của họ Tortricidae
(Nguồn: Côn trùng đại cương – Nguyễn Thị Thu Cúc, 2010)
Sâu non thân nhỏ dài, lông thưa. Móng chân (bụng) thường xếp hình
vòng kín, sâu non có tập quán cuốn lá, dệt lá hoặc đục vào mầm non, thân non,
trái để phá hại. Loài gây hại phổ biến gồm: Sâu cuốn là chè (Homona
coffearia), sâu cuốn lá (Cacoecia eucroca), Sâu Dudua aprobola cuốn lá xoài,
măng cục (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2010)





Hình 2.2 Sâu cuốn lá chè và xoài
(A) Ngài Homona coffearia (cái)
(B) Ngài Dudua aprobola
(Nguồn: Côn trùng đại cương – Nguyễn Thị Thu Cúc, 2010)

9

2.3 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÓM SÂU CUỐN LÁ GÂY HẠI TRÊN
ĐỌT VÀ LÁ CÂY CÓ MÚI
2.3.1 Sâu nhíu đọt Adoxophyes sp. (Lepidoptera: Tortricidae)

2.3.1.1 Tên khoa học
Theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2000) thì loài nhíu đọt gây hại cây có múi
ở ĐBSCL là Adoxophyes privatana Walker thuộc họ Tortricidae, bộ Cánh
vẩy (Lepidoptera).
2.3.1.2 Phân bố và ký chủ
A. privatana được ghi nhận phân bố phổ biến tại các nước thuộc châu Á
như Ấn Độ, Malaysia, Singapore, Indonesia, Việt Nam, …
Tại ĐBSCL, A. privatana được ghi nhận gây hại trên nhiều loại cây
trồng như chôm chôm, sầu riêng, măng cụt, cây có múi (cam, quýt bưởi,
chanh) và đậu phộng (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000). Sâu gây hại bằng cách
nhíu các lá đọt lại với nhau rồi ăn phá bên trong. Sâu hiện diện quanh năm và
mật số thường cao vào các đợt ra chồi non (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000).
Ngoài ra, theo Trương Huỳnh Ngọc (2010), tại ĐBSCL trên cây bòn bon cũng
bị một loài Adoxophyes sp. gây hại.
Theo Hiroshi Kuroko và Angoon Lewvanich (1993), tại Thái Lan
Adoxophyes privatana Walker (Lepidoptera: Tortricidae) được ghi nhận hiện
diện trên chôm chôm, sầu riêng, bưởi, măng cụt, gây hại bằng cách cuốn lá
non.
2.3.1.3 Một số đặc điểm hình thái
Có hiện tượng đa hình thái giữa thành trùng đực và cái A. privatana,
thành trùng đực thường có kích thước nhỏ hơn, nhưng màu sắc sặc sỡ hơn so
với thành trùng cái. Cơ thể (thân cánh) của con đực có màu vàng, trên cánh
trước có những băng cong màu nâu.
Khi đậu, hai cánh trên xếp lại, tạo thành một đốm đen ngay phía dưới
đầu và ngực. Con cái có màu tối hơn con đực, các băng cong trên cánh trước
cũng có màu nhạt hơn. Thành trùng có kích thước nhỏ, con đực có sải cánh
rộng 16,5 mm, con cái có sải cánh rộng 18 mm. Ấu trùng khi phát triển đầy đủ
dài khoảng 14 mm, đầu màu vàng, mặt lưng cơ thể có màu xanh đen, mặt
bụng có màu xanh nhạt hơn. Sâu trưởng thành nhả tơ, kết lá và hóa nhộng
ngay trên lá. Nhộng màu nâu nhạt dài khoảng 10 - 11 mm (Nguyễn Thị Thu

Cúc, 2000).


10


Hình 2.3 Thành trùng đực và cái của sâu cuốn lá Adoxophyes privatana Walker
(Nguồn: Hồ Như Thủy, 2012)
2.3.2 Sâu xếp lá Archips sp. (Lepidoptera: Tortricidae)

Theo Nicetic et al. (2007), cây có múi ở ĐBSCL bị một loài Archips sp.
tấn công. Đây là loài thuộc họ Tortricidae bộ Cánh vẩy (Lepidoptera). Do chỉ
được ghi nhận như là một loài gây hại thứ cấp trên cây có múi nên các nghiên
cứu về đặc điểm sinh học cũng như tập quán sinh sống và cách gây hại của
loài này còn rất hạn chế.

2.3.2.1 Một số đặc điểm hình thái
a) Loài Archips rosanus
Theo Aliniazee (1977), Archips rosanus (L.) (Lepidoptera: Tortricidae)
giai đoạn trứng ngủ đông nở vào cuối tháng 3 hay tuần đầu của tháng 4 ở
thung lũng Willamette của Oregon năm 1973-1976. Trứng nở một khoảng thời
gian 2 tuần. Trứng được nở tích lũy nhiệt độ khoảng 40
0
C nhưng nhiệt độ trên
8
0
C bắt đầu nở vào tháng 1. Sau khi nở ấu trùng di chuyển ngay đến chồi non,
lá non và nhả tơ kéo thành màng với nhau. Ấu trùng có 5 tuổi. Trong điều kiện
tự nhiên, ấu trùng tuổi 1 và 2 thời gian khác nhau từ 2-3 tuần. Bắt đầu tuổi 2
kéo màng tơ và cuốn lá, nhưng tuổi 3, 4, 5, gây hại đáng kể. Mỗi giai đoạn ấu

trùng thay đổi từ 7-15 ngày. Giai đoạn tiền nhộng khoảng 1-3 ngày. Nhộng
được nằm bên trong kén từ màu sáng nâu đến màu nâu sẫm. Thành trùng sống
khoảng 1-2 tuần sau khi hóa nhộng và chỉ hoạt động vào ban đêm. Trứng được
đẻ thành từng cụm, vị trí khối trứng ở thân, nhánh chính có cành nhỏ của cây.
Khối trứng có khoảng 16-137 trứng, trung bình khoảng 50 trứng. Trứng của
Archips rosanus có giai đoạn ngủ đông nên thường trứng cũng có phần không




A
B

×