Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Bước đầu nghiên cứu phân loại chi đức diệp (daphniphyllum blume) ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 55 trang )




TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN



VŨ NGUYỄN HUYỀN TRANG


BƢỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI
CHI ĐỨC DIỆP (DAPHNIPHYLLUM BLUME)
Ở VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Thực vật học






HÀ NỘI – 2015




TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN





VŨ NGUYỄN HUYỀN TRANG


BƢỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI
CHI ĐỨC DIỆP (DAPHNIPHYLLUM BLUME)
Ở VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Thực vật học

Người hướng dẫn khoa học
TS. HÀ MINH TÂM
TS. ĐỖ THỊ XUYẾN


HÀ NỘI – 2015




LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình làm khóa luận, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và
giúp đỡ của TS. Hà Minh Tâmvà TS. Đỗ Thị Xuyến. Nhân dịp này, tôi
xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy cô.
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Trần Thế Bách cùng tập thể cán bộ
phòng Thực vật – Viện sinh thái và tài nguyên Sinh vật đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và tận tính giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của
nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài trường. Tôi xin trân trọng cảm ơn
Ban chủ nhiệm khoa Sinh-KTNN – Trường đại học Sư phạm Hà Nội 2;
đặc biệt là sự động viên, giúp đỡ của thầy cô, gia đình và bạn bè trong
suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!

ĐHSP Hà Nội 2, ngày 05/05/2015

Sinh viên



Vũ Nguyễn Huyền Trang





LỜI CAM ĐOAN

Để đảm bảo tính trung thực của khóa luận, tôi xin cam đoan:
Khóa luận “Bƣớc đầu nghiên cứu phân loại chi Đức diệp
(Daphniphyllum Blume) ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu của cá
nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Hà Minh
TâmvàTS. Đỗ Thị Xuyến. Các kết quả trình bày trong khóa luận là trung
thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây.

ĐHSP Hà Nội 2, ngày 05/05/2015


Sinh viên



Vũ Nguyễn Huyền Trang











MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Các nghiên cứu chi Đức diệp (Daphniphyllum Blume) trên thế giới 3
1.2. Các nghiên cứu chi Đức diệp (Daphniphyllum Blume) ở Việt Nam 5
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU 8
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 8
2.2. Phạm vi và thời gian nghiên cứu 8
2.3. Nội dung nghiên cứu 8

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 9
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 12
3.1. Hệ thống phân loại và vị trí của chi Đức diệp (Daphniphyllum Blume)
12
3.2. Đặc điểm phân loại chi Đức diệp (Daphniphyllum Blume) ở Việt
Nam… 13
3.3. Khóa định loại các loài thuộc chi Đức diệp (Daphniphyllum Blume) ở
Việt Nam 16
3.4. Đặc điểm phân loại các loài thuộc chi Đức diệp (Daphniphyllum
Blume) ở Việt Nam 17
3.4.1. Daphniphyllum atrobadiumCroiz. & Metc. 17



3.4.2. Daphniphyllum beddomiiCraib. 20
3.4.3. Daphniphyllum calycinumBenth. 22
3.4.4. Daphniphyllum chartaceumRosenth. 26
3.4.5. Daphniphyllum glaucescensBlume 28
3.4.6. Daphniphyllum himalayense(Benth.) Muell Arg. 34
3.4.7. Daphniphyllum majusMuell Arg. 36
3.4.7.a. Daphniphyllum majusMuell Arg. var.pierrei (Hance) Huang. 36
3.4.7.b. Daphniphyllum majusMuell Arg. var.phanrangense(Gagnp.)
Huang. 38
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC





1

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Từ những nét đặc trưng riêng của giới thực vật, động vật, nấm,…
chúng đã tạo nên thế giới sinh vật đa dạng và phong phú. Với khả năng tự
dưỡng được thực hiện qua quá trình quang hợp, thực vật có thể chuyển hóa
năng lượng mặt trời thành năng lượng hóa học dữ trữ cần thiết cho tất cả
sinh vật trên trái đất. đồng thời nhờ quá trình này sự cân bằng khí CO2 và
O2 trong khí quyển đảm bảo đến sự sống. Có thể nói: không có thực vật thì
không tồn tại sự sống trên trái đất.
Nhận thức được sự quan trọng đó, thực vật đã trở thành đối tượng
nghiên cứu quan trọng của khoa học sinh học ngày từ thuở sơ khai. Trên thế
giới cũng như Việt Nam đã có rất nhiều chuyên ngành khoa học nghiên cứu
về thực vật. Trong đó, phân loại học thực vật đóng vai trò nền tảng. Phân
loại thực vật một cách chính xác sẽ cung cấp tài liệu cho nhiều ngành khoa
học khác có liên quan.
Chi Đức diệp (Daphniphyllum Blume) thuộc họ Đức diệp
(Daphniphyllaceae). Ở Việt Nam, tuy là một chi nhỏ nhưng một số loài được
dùng làm thuốc, lấy gỗ, lấy dầu,… Do vậy, bên cạnh giá trị khoa học, chi
này còn có giá trị về thực tiễn.
Để chuẩn bị cho việc nghiên cứu một cách toàn diện về chi Đức diệp
ở Việt Nam và góp phần cung cấp dữ liệu cho việc nhận biết, sử dụng các
loài thuộc chi này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Bước đầu
nghiên cứu phân loại chi Đức diệp (Daphniphyllum Blume) ở Việt Nam”.
Mục đích nghiên cứu
Hoàn thành công trình khoa học về phân loại chi Đức diệp
(Daphniphyllum Blume) ở Việt Nam một cách có hệ thống, làm cơ sở cho

2


việc nghiên cứu họ Đức diệp (Daphniphyllaceae), phục vụ cho việc biên
soạn Thực vật chí Việt Nam và những nghiên cứu có liên quan.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: cung cấp tài liệu phục vụ cho việc viết Thực vật chí ở
Việt Nam về họ Đức diệp ở Việt Nam; bổ sung kiến thức cho chuyên ngành
thực vật và cơ sở dữ liệu cho những nghiên cứu sau này về chi Đức diệp
(Daphniphyllum Blume) ở Việt Nam.
- Ý nghĩa thực tiễn: kết quả của đề tài phục vụ trực tiếp cho các ngành ứng
dụng và sản xuất lâm nghiệp, công nghiệp, y dược, sinh thái và tài nguyên
sinh vật,…
Bố cục của khóa luận: gồm 42 trang, 9 hình vẽ, 7 ảnh, 1 bảng, được
chia thành các phần chính như sau: Mở đầu (2 trang), chương 1 (Tổng quan
tài liệu: 5 trang), chương 2 (đối tượng, phạm vi, nộ i dung và phương pháp
nghiên cứu: 4 trang), chương 3 (kết quả nghiên cứu: 28 trang), kết luận và
kiến nghị (1 trang), tài liệu tham khảo: 23 tài liệu; bảng tra tên khoa học và
tên Việt Nam, các phụ lục khác.

3

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các nghiên cứu chi Đức diệp (Daphniphyllum Blume) trên thế giới
Chi Đức diệp là chi duy nhất của họ Đức diệp, trên thế giới có khoảng
25-30 loài, phân bố chủ yếu ở Đông và Đông Nam châu Á. Ở Việt Nam có
7 loài.
Người đầu tiên đề cập đến chi này là Blume vào năm 1826 trong công
trình nổi tiếng “Bijdragen tot de flora van Nederlandsch Indie” (trang 1153)
ông đã đặt tên cho chi này là Daphniphyllum với typus là Daphniphyllum
glaucescens [9].
Những nghiên cứu chuyên khảo về chi Daphnihyllum đã được khởi

đầu bởi Muller Argoviensis (1869), và theo sau ông là Rosenthal (1916) và
Huang (1965, 1966). Sau đó có nhiều tác giả khác đề cập đến chi này, như:
- J. D. Hooker (1890) trong cuốn “Flora of British India”, ông xếp chi
này vào họ Euphorbiaceae, mô tả đặc điểm của chi và các loài D. majus, D.
laurinum, D. glacescens, D. himalayense và 3 loài còn lại chưa được mô tả
hoa là D. kingii, D. lancifolium, D. scortechinii [10].
- C. A. Backer (1963) trong công trình “Flora of Java” cũng đồng tình
xếp chi này vào họ Daphniphyllaceae. Ông đã mô tả đặc điểm họ
Daphniphyllaceae và 2 loài thuộc chi này là D. glaucescens, D. laurinum [6].
- T.C.Huang (1965, 1966) đã thể hiện những nghiên cứu chuyên khảo
của mình về chi này trong “Taiwania 11” và “Taiwania 12”. Ông mô tả đặc
điểm của họ Daphniphyllaceae, đối với chi Daphniphyllum ông mô tả đặc
điểm của 2 loài (D. glaucescens oldhamii, D. himalaense macropodum) và 3
thứ là D. glaucescens oldhamii var. oldhamii, D. glaucescens oldhamii var.
lanyuense, D. glaucescens oldhamii var. kengii). Trong cuốn Taiwania 12,
ông liệt kê 18 đơn vị phân loại vào bậc phân loài của D. glaucescens, bao

4

gồm cả D. beddomei. Tuy nhiên trong cuốn “Flora Malesiana” (1997) ông
nâng tất cả các phân loài có ở Malesia quay trở lại bậc loài [12].
- Hutchinson (1969) khi xây dựng cuốn “The Families of Flowering
Plants” vol 1 đã mô tả họ Daphniphyllaceae với một số đặc điểm đặc trưng:
không có lá kèm, phân tính, không có tràng, bầu 2 ô không hoàn chỉnh, noãn
rủ xuống, quả hạch và có kèm theo một hình minh họa [13].
- Armen Tahktajan (1997), trong cuốn “Diversity and Classification of
Flowering Plants” ông mô tả chi tiết đặc điểm chung của bộ Daphniphyllales
(bộ Đức diệp hay bộ Hổ bì nam, bộ này chỉ chưá 1 họ duy nhất là
Daphniphyllaceae và có duy nhất một chi đó là Daphniphyllum) dựa trên
những công trình nghiên cứu của Muller Arg. Trong đó ông có đề cập đến

việc chi Daphniphyllum ở một số công trình nghiên cứu được xếp vào bộ
Euphorbiales hoặc xếp vào họ Euphorbiaceae. Quan điểm này được nhắc lại
trong công trình của ông năm 2009. Tuy nhiên với các dẫn chứng của nhiều
nhà khoa học đã chỉ ra chi này khác với họ Euphorbiaceae bởi sự biến mất
của lá kèm, giải phẫu gỗ (theo Metcalfe và Chalk 1950), nhị có 3 vết mạch
dẫn, hình thái hạt phấn (Bhatnagar và Garg 1977), hình thái bộ nhụy, sự
hình thành tế bào nội nhũ, chất hóa học (bao gồm sự hiện diện của alkaloid
daphniphylline), quả, và chủ yếu trong phôi, áo hạt, và thành phần hóa học
của nội nhũ (theo Mohana Rao 1974; Bhatnagar và Kapil 1982). Tổng kết lại
tất cả các bằng chứng (bao gồm cả giải phẫu gỗ, Jansonius 1950) đã chỉ ra
rằng họ Daphniphyllaceae có mối quan hệ gần với họ Hamamelidaceae (họ
Sau sau thuộc bộ Tai hùm) hơn họ Euphorbiaceae. Đây là những minh
chứng quan trọng cho việc đưa họ Daphniphyllaceae thành một họ riêng
[16].
- Min Tianlu (2007) xây dựng cuốn “Flora of China” đã mô tả chi tiết
đặc điểm và phân bố của 10 loài có trên đất nước Trung Quốc (D.

5

macropodum, D. himalense, D. angustifolium, D. longeracemosum, D.
olhamii, D. chartaceum, D. calycinum, D. majus, D. paxianum, D.
subverticillatum), tuy nhiên ông cũng chưa đề cập đến sinh học sinh thái và
giá trị tài nguyên của mỗi loài [15].
- Bod Harwood (2011) khi nghiên cứu về hệ thực vật Thái Lan công
bố trong công trình Flora of Thailand vol 11, đã mô tả đặc điểm nhận biết
chung của chi, xác định chi này có tất cả khoảng 25 loài trên thế giới và Thái
Lan có 4 loài. Ông xây dựng khóa định loại và bản mô tả cho 4 loài xuất
hiện ở Thái Lan là D. beddomei, D. laurinum, D. majus, D. pierrei. Trong
cuốn sách này, ông đã đề cập đến đặc điểm nhận biết, phân bố, sinh học và
sinh thái nhưng chưa nêu được giá trị sử dụng của từng loài [8].

- Trong cuốn “The Families and Genera of Vascular Plants 9” do K.
Kubitzki (1992) chỉnh sửa, có mô tả đặc điểm chung, cấu trúc sinh dưỡng,
cấu trúc sinh sản, phôi, hình thái hạt phấn, nhân tế bào, hóa học thực vật của
và mối quan hệ, phân bố và sinh thái học của họ Daphniphyllaceae. Trong
mối quan hệ này có đề cập đến quan điểm chi Daphniphyllum được xếp vào
họ Euphorbiaceae dưới những cái nhìn của những người cũ tuy nhiên thì
hiện tại điều này là hoàn toàn không chắc chắn. Cùng với nhiều bằng chứng,
cuối cùng ông nghiêng về quan điểm Daphniphyllum thuộc họ
Daphniphyllaceae và Daphniphyllaceae được xếp vào bộ Saxifragales [14].
1.2. Các nghiên cứu chi Đức diệp (Daphniphyllum Blume) ở Việt Nam
Hiện nay các công trình nghiên cứu họ Đức diệp nói chung và chi Đức
diệp nói riêng ở Việt Nam còn ít và chưa có những nghiên cứu đi sâu. Hầu
hết các công trình có đề cập đến chi Đức diệp cũng chỉ dừng lại ở mô tả qua
về một vài đặc điểm hoặc giá trị sử dụng của một số loài. Chi Đức diệp ở
Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn vẹn, thống kê
đầy đủ về đặc điểm, sinh thái sinh học, phân bố và giá trị tài nguyên của các

6

loài thuộc chi này. Người đầu tiên đề cấp đến chi Đức diệp ở Việt Nam là
Gagnp. (1927) trong cuốn “Fl. Indo-Chine”, ông đã xếp chi này vào họ
Euphorbiaceae. Tuy nhiên, các công trình về sau, các nhà khoa học đã tiếp
thu các từ các công trình trên thế giới và thống nhất với quan điểm: chi Đức
diệp (Daphniphyllum) thuộc họ Đức diệp hay họ Vai (Daphniphyllaceae),
thuộc bộ Cỏ tai hùm (Saxifragales), như:
- Phạm Hoàng Hộ (2000) công trình “Cây cỏ Việt Nam” công bố chi
Đức diệp (Daphniphyllum Blume) thuộc họ Đức diệp (Daphniphyllaceae)
gồm có 7 loài (D. atrobadium, D. calycinum, D. chatarcenum, D.
glaucescens, D. himalayense, D. majus, D. marchandii), 2 phân loài (D.
glaucescens subsp. beddomii, D. glaucescens subsp. oldhamii), 2 thứ (D.

majus var. pierrei, D. majus var. phanrangense) với bản mô tả ngắn gọn
kèm hình vẽ đơn giản. Tuy nhiên công trình này có nhiều hạn chế như danh
pháp không có tài liệu trích dẫn, không có mẫu nghiên cứu. Nhưng cho đến
nay, đây vẫn là tài liêu quan trọng cho việc định loại sơ bộ những loài thực
vật có ở Việt Nam [3].
- Nguyễn Tiến Bân (2003) khi xây dựng “Danh lục các loài Thực Vật
ở Việt Nam” ông xếp chi Daphniphyllum vào họ Daphniphyllaceae, và mô
tả đặc điểm về dạng sống của 7 loài (D. atrobadium, D. calycinum, D.
chatarcenum, D. glaucescens, D. himalayense, D. majus, D. marchandii), 2
phân loài (D. glaucescens subsp. beddomii, D. glaucescens subsp. oldhamii),
2 thứ (D. majus var. pierrei, D. majus var. phanrangense) thuộc chi này ở
Việt Nam. Tuy nhiên, các bản mô tả của ông cũng chưa đầy đủ và không có
khóa định loại. Đối với D. atrobadium, D. calycinum ông nói về phân bố,
dạng sống và sinh thái, công dụng. Đối với các loài còn lại thì ông mới nói
qua về phân bố, dạng sống và sinh thái. Tuy nhiên công trình này cung cấp
những thông tin hữu ích cho việc nghiên cứu ngoài thực địa [2].

7

- Nguyễn Tiến Bân (1997) tác giả “Cẩm nang tra cứ và nhận biết các
loài thực vật ở Việt Nam” đã đề cập đến chi Đức diệp (Daphniphyllum) với
mô dặc ngắn gọn và các đặc điểm đặc trưng [1].
- Trong “Từ điển Thực vật thông dụng” của Võ Văn Chi (2003) có mô
tả đặc điểm, sinh học – sinh thái, giá trị của 2 loài D. calycinum và D.
glaucescens. “Cây cỏ có ích ở Việt Nam” tập 2 của ông cũng đã đề cập đến
3 loài thuộc chi này (D. calycinum, D. glaucescens, D. atrobadium). Trong
đó ông đã mô tả đặc điểm, phân bố, sinh thái, công dụng và có kèm hình vẽ
cho mỗi loài. Những công trình này của ông cung cấp những thông tin bổ ích
và khá chi tiết về giá trị của các loài được đề cập đến [4, 5].
Như đã nói ở trên, chi Đức diệp ở Việt Nam hiện nay chưa có công

trình nào nghiên cứu toàn vẹn và đầy đủ, nhất là thông tin về khóa định loại,
đặc điểm nhận biết, giá trị tài nguyên,… Chính vì vậy, công trình nghiên cứu
“Bước đầu nghiên cứu phân loại chi Đức diệp (Daphniphyllum Blume) ở
Việt Nam” của chúng tôi sẽ là công trình đầu tiên nghiên cứu phân loại một
cách đầy đủ và có hệ thống về chi Đức diệp (Daphniphyllum Blume) ở Việt
Nam.

8

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Các loài thuộc chi Đức diệp (Daphniphyllum Blume) ở Việt Nam, dựa
trên cơ sở mẫu vật và tài liệu.
Tài liệu: Các tài liệu về phân loại chi Đức diệp trên thế giới và Việt
Nam, nhất là các chuyên khảo.
Mẫu vật: Các mẫu vật thức vật thuộc chi Đức diệp ở Việt Nam, hiện
được lưu giữ ở các phòng tiêu bản thực vật viện Sinh thái và Tài nguyên
sinh vật (HN) và phòng tiêu bản thực vật, trường đại học Khoa học Tự
nhiên, đại học Quốc gia Hà Nội (HNU).
Tổng số mẫu nghiên cứu: là 32 số hiệu với 61 tiêu bản. Việc phân tích mẫu
vật được tiến hành tại phòng tiêu bản thực vật (viện Sinh thái và Tài nguyên
sinh vật). Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo mẫu tiêu bản ở HNU, một số
mẫu thu thập được trong khi điều tra thực địa và các ảnh chụp mẫu vật trên
internet.
2.2. Phạm vi và thời gian nghiên cứu
Phạm vi: Các loài thuộc chi Đức diệp trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Thời gian: Từ 11/2012 đến 4/2015
2.3. Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu vị trí và hệ thống phân loại chi Đức diệp (Daphniphyllum

Blume).
Xây dựng bản mô tả chi Đức diệp (Daphniphyllum Blume) ở Việt
Nam.

9

Xây dựng khóa định loại các loài thuộc chi Đức diệp (Daphniphyllum
Blume) ở Việt Nam.
Xây dựng bản mô tả các loài thuộc chi Đức diệp (Daphniphyllum
Blume) ở Việt Nam.
Tìm hiểu giá trị tài nguyên các loài thuộc chi Đức diệp
(Daphniphyllum Blume) ở Việt Nam.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu phân loại chi Đức diệp (Daphniphyllum Blume) ở Việt
Nam chúng tôi sử dụng phương pháp hình thái so sánh, theo Nguyễn Nghĩa
Thìn (2007). Phương pháp này dựa trên đặc điểm hình thái và cấu tạo các cơ
quan của thức vật, quan trọng nhất là cơ quan sinh sản vì đặc điểm của nó
liên quan chặt chẽ với bộ mã di truyền và ít biến đổi bởi tác động của môi
trường. Việc so sánh dựa trên nguyên tắc chỉ so sánh các cơ quan tương ứng
với nhau trong cùng một giai đoạn phát triển.
Để tiến hành tốt phương pháp nghiên cứu hình thái so sánh, cần tiến
hành đồng thời cả 2 công tác là ngoại nghiệp và nội nghiệp.
- Công tác ngoại nghiệp: được thực hiện trong các chuyến đi thực địa
nhằm thu thập mẫu vật, chụp ảnh, quan sát và ghi chép các đặc điểm
của mẫu ở trạng thái tươi, quan sát về phân bố, môi trường sống và
các đặc điểm khác.
- Công tác nội nghiệp: được tiến hành trong phòng thí nghiệm, bao
gồm việc xử lý, phân tích và bảo quản mẫu vật. tại đây, các mẫu vật
được phân tích, chụp ảnh, vẽ hình và mô tả, sau đó dựa vào các bản
mô tả gốc và mẫu vật chuẩn (nếu có), các chuyên khảo, các bộ thực

vật chí (nhất là của Việt Nam và các nước lân cận) để phân tích, so
sánh và định loại.

10

Các bước tiến hành:
Bước 1: tổng hợp, phân tích các tài liệu trong và ngoài nước về chi
Đức diệp. Từ đó lựa chọn hệ thống phân loại phù hợp với việc phân loại chi
này ở Việt Nam.
Bước 2: phân tích, định loại các mẫu vật thuộc chi Đức diệp hiện có.
Bước 3: tham gia các chuyến điều tra, nghiên cứu thực địa để thu
thêm mẫu, tìm hiểu về sinh thái học, sự phân bố và các thông tin có liên
quan khác.
Bước 4: tổng hợp kết quả nghiên cứu, mô tả các đặc điểm chung của
chi, xây dựng khóa định loại, mô tả các phân chi và các loài, chỉnh lý phần
danh pháp theo luật danh pháp quốc tế và cuối cùng hoàn chỉnh các nội dung
khoa học khác của đề tài.
Soạn thảo chi và các loài dựa theo quy ước quốc tế về soạn thảo thực
vật và quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam, thứ tự như sau:
- Thứ tự soạn thảo chi: Tên khoa học chính thức kèm theo tên tác giả
công bố tên gọi, tên Việt Nam thường dùng, trích dẫn lại tên tác giả công bố
tên khoa học, năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu chính và các
tài liệu ở Việt Nam đề cập đến, các tên đồng nghĩa (nếu có), tên Việt Nam
khác (nếu có), mô tả, loài của chi, ghi chú (nếu có).
- Thứ tự soạn thảo loài và dưới loài: tên khoa học chính thức kèm theo
tên tác giả công bố tên gọi, tên Việt Nam thường dùng, trích dẫn lại tên tác
giả công bố tên khoa học, năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu
chính và các tài liệu ở Việt Nam đề cập đến, tên đồng nghĩa gốc (nếu có),
các tên đồng nghĩa (nếu có), tên Việt Nam khác (nếu có), mô tả, địa điểm
thu mẫu chuẩn (Loc. Class.), mẫu vật chuẩn (Typus) kèm theo nơi bảo quản


11

(theo quy ước quốc tế), sinh học và sinh thái, phân bố, mẫu nghiên cứu, giá
trị sử dụng, ghi chú (nếu có).
Cách mô tả: mô tả liên tục những đặc điểm cơ bản theo nguyên tắc
truyền tin ngắn gọn, theo trình tự từ cơ quan dinh dưỡng (dạng sống, cành,
lá,…) đến cơ quan sinh sản (cụm hoa, cấu trúc của hoa, quả, hạt,…).
Để xây dựng bản mô tả cho một loài, chúng tôi tập hợp các số liệu đã
phân tích về loài, sau đó so sánh với tài liệu gốc, các chuyên khảo và mẫu
typ (nếu có), từ đó xác định các tiêu chuẩn và dấu hiệu định loại cho loài.
Bản mô tả này có sự khác biệt so với tài liệu gốc và các tài liệu khác (thường
do số loài trong chi ở mỗi tài liệu khác nhau), chúng tôi sẽ có những ghi chú
bổ sung.
Xây dựng khóa định loại: Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi lựa
chọn cách xây dựng khóa lưỡng phân kiểu zic-zắc, cách làm được tiến hành
như sau: Từ tập hợp các đặc điểm mô tả cho các taxon, chọn ra cặp các tập
hợp đặc điểm đối lập và xếp chúng vào 2 nhóm (các đặc điểm được chọn
phải ổn định, dễ nhận biết và thể hiện tính chất phân biệt giữa các taxon).
Trong mỗi nhóm lại tiếp tục chọn ra cặp đặc điểm đối lập và xếp chúng vào
hai nhóm khác, cứ tiếp tục như vậy đến khi phân biệt hết các taxon.
Danh pháp của các taxon được chỉnh ý theo luật danh pháp quốc tế
hiện hành và theo Quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam.








12

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Hệ thống phân loại và vị trí của chi Đức diệp (Daphniphyllum Blume)
Sau khi phân tích hệ thống phân loại chi Đức diệp và họ Đức diệp,
tham khảo các công trình thực vật chí ở các nước lân cận với Việt Nam và
các công trình nghiên cứu về họ Đức diệp ở Việt Nam, chúng tôi nhận thấy
hệ thống phân loại và vị trí của chi Đức diệp còn chưa đồng nhất ở hầu hết
các tác giả nghiên cứu, cụ thể:
- Phạm Hoàng Hộ và Nguyễn Tiến Bân đều sử dụng hệ thống phân
loại của Huang T. C. là xếp đơn vị phân loại D. beddomii vào thành phân
loài của D. glaucescens. Còn Bob Harwood lại theo hệ thống phân loại của
Craib là sử dụng đơn vị phân loại bậc loài cho D. beddomii. Và trong công
trình này chúng tôi theo hệ thống phân loại của Craib cũng là sự chỉnh lý lại
của Huang T. C. (1997) trong “Flora Malesiana” nâng D. glaucescens subsp.
beddomii lên đơn vị phân loại bậc loài D. beddomii.
- Theo quan điểm của Phạm Hoàng Hộ và Nguyễn Tiến Bân, 2 đơn vị
phân loại D. glaucescens subsp. oldhamii và D. marchandii là khác nhau.
Tuy nhiên, dựa trên việc nghiên cứu và tham khảo một số công trình khác
như “Acta Phytotax” của Wang (1981) và “Flora of China” của T. Min
(2008), chúng tôi thống nhất 2 đơn vị phân loại này là 1 và lấy tên là D.
glaucescens subsp. oldhamii.
Về vị trí của chi Đức diệp thì cũng có 2 quan điểm trái ngược đó là:
- Quan điểm thứ 1 cho rằng chi Đức diệp (Daphniphyllum) thuộc họ
Euphorbiaceae. Theo quan điểm này có J. D. Hooker (1890), Gagnep (1927).
- Quan điểm thứ 2 xếp chi Đức diệp (Daphniphyllum) vào họ Đức
diệp (Daphniphyllaceae). Đi theo quan điểm này là hầu hết các tác giả khác

13


như C.A.Backer (1963), T.C.Huang (1965, 1966, 1997), Hutchinson (1969),
Nguyễn Tiến Bân (1997), Takhtajan (1997, 2009), Bod Harwood (2011),…
Khi nghiên cứu chi Đức diệp (Daphniphyllum Blume) ở Việt Nam,
chúng tôi dựa vào quan điểm của Nguyễn Tiến Bân (1997) để xác định vị trí
và giới hạn của chi Daphniphyllum Blume ở Việt Nam. Vì quan điểm này kế
thừa có chọn lọc kết quả của các công trình trước đó và phù hợp với việc
phân loại chi này ở Việt Nam.
Trên cơ sở hệ thống này chi Đức diệp (Daphniphyllum Blume) ở Việt
Nam có 7 loài, được xếp vào họ Đức diệp (Daphniphyllaceae), bộ Thầu dầu
(Euphorbiales), lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) hay còn gọi là lớp Hai lá
mầm (Dicotyledons), ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) hay còn gọi là ngành
Hạt kín (Angiospermae).
3.2. Đặc điểm phân loại chi Đức diệp (Daphniphyllum Blume) ở Việt Nam
Dạng sống: đa số cây dạng bụi hoặc gỗ nhỏ; cành thường mang vết lá
và lỗ vỏ màu trắng.
Lá: lá đơn, mọc cách, không có lá kèm, thường tập trung ở đỉnh của
cành, cuống lá dài; phiến hình bầu dục (D. chartaceum, D. majus,
D.himalense), trứng ngược (D. calycinum, D. majus) hay mác hẹp (D.
glaucescens, D. majus, D.himalense, D. chartaceum, D. atrobadium); chóp
lá thường nhọn đến có mũi nhọn, hiếm khi tù hay gần tròn (D. calycinum);
mép nguyên, gân lông chim; mặt dưới thường có phấn, có lông (D.
himalense, D. calycinum, D. atrobadium) hay không (D. chartaceum, D.
majus), có nốt sần ở mặt dưới (D. himalense, D. calycinum); mặt trên nhẵn.
Cụm hoa: cụm hoa chùm, ở nách lá, thường ngắn, có lá bắc thường
sớm rụng, lá bắc có răng hay xẻ thùy, hình trứng.
Hoa: đều, đơn tính khác gốc, không có tràng.

14





1
2
3
Hình 3.1. Cấu tạo hoa đực và hoa cái của chi Daphniphyllum Blume
1. hoa đực có đài; 2. hoa đực không có đài; 3. hoa cái
Đài thường có hay hiếm khi không có (D.himalayense, D.
chartaceum); thường hợp với nhau một phần rất nhỏ ở phía dưới, phía trên
mang 3-6 thùy; thùy đài hình tam giác rộng (D. calycinum), trứng (D. majus,
D. atrobadium), tồn tại bền đến giai đoạn quả (D. calycinum, D. majus, D.
atrobadium) hoặc sớm rụng (D. chartaceum, D. glaucescens), kích thước
thay đổi tùy loài.


1
2
Hình 3.2. Hình dạng đài hoa của chi Daphniphyllum Blume
1. đài xẻ thùy tự do, thùy tam giác; 2. thùy hình trứng
Hoa đực mang 6-12(-18) nhị, xếp thành vòng; chỉ nhị rất ngắn
(khoảng 1 mm) hay gần như không có; bao phấn lớn, cong hình lưỡi liềm

15

(D. majus) hay hình thuôn (D. himalense, D. calycinum, D. atrobadium, D.
glaucesen), hình trứng (D. chartaceum), 2 ô, mở bên theo chiều dọc.





1
2
3
4
Hình 3.3. Cấu tạo hoa đực của chi Daphniphyllum Blume
1,2- nhị xếp thành vòng, chụm lại ở đỉnh, có đài bao quanh;
3- nhị xếp tự do, có đài;
4- nhị xếp thành vòng, không chụm lại ở đỉnh, không có đài
Hoa cái không có nhị lép (D. chartaceum) hoặc có 5 (D. himalense,
D. majus) hay 10 nhị lép bao quanh gốc bầu. Bộ nhụy gồm 2(-4) lá noãn hợp
thành bầu thượng 2(4) ô; mỗi ô có 2 noãn đảo, đính noãn treo; bầu hình
trứng (D. calycinum, D.himalense) hoặc hình bầu dục (D. calycinum, D.
atrobadium), hình cầu (D. majus); vòi nhụy rất ngắn, xẻ 2 thùy, uốn ngược
xuống, thường tồn tại bền ở quả; núm nhụy hình bầu dục hay hình đầu (D.
calycinum).


16






1
2
3
4
5
Hình 3.4. Hình dạng một số bầu ở chi Daphniphyllum Blume

1,4. bầu có đài bao quanh
2. bầu không có đài hay nhị lép bao quanh
3,5. bầu có nhị lép bao quanh
Quả: hạch, hình bầu dục (D. atrobadium), trứng-bầu dục (D.
calycinum), trứng ngược-bầu dục (D. majus) hoặc hình bầu dục rộng
(D.himalense, D. chartaceum), thường mang vòi nhụy tồn tại; vỏ có nốt sần
rõ (D. majus, D. calycinum) hoặc gần như nhẵn (D.himalense), nhăn nheo,
thường có phấn; vỏ ngoài mỏng; vỏ giữa nạc; hạch cứng. Mỗi quả có 1 hạt
hình bầu dục, thuôn dài (D. chartaceum), có nội nhũ nạc.
Typus: Daphniphyllum glaucescens Blume
Có khoảng 25-30 loài, chủ yếu ở Đông và Đông Nam Á. Việt Nam có
7 loài.
3.3. Khóa định loại các loài thuộc chi Đức diệp (Daphniphyllum Blume)
ở Việt Nam
1A. Hoa không có đài D. himalayense
1B. Hoa có đài.
2A. Đài sớm rụng.
3A. Cành non có lông vàng; D. beddomei

17

3B. Cành non không có lông.
4A. Phiến lá hình trứng, có phấn và mụn nhỏ ở mặt dưới
D. glaucescens subsp. oldhamii
4B. Phiến lá hình bầu dục hẹp, không có phấn và mụn nhỏ ở mặt dưới
D. chatarceum
2B. Đài tồn tại ở quả.
5A. Đài ngắn hơn 1,5 mm D. atrobadium
5B. Đài dài 2-3 mm.
6A. Mặt dưới lá có lông; nhị thuôn hình ellip; bầu hình trứng hay bầu

dục D. calycinum
6B. Mặt dưới lá không lông; nhị hình liềm; bầu hình cầu D. majus
3.4. Đặc điểm phân loại các loài thuộc chi Đức diệp (Daphniphyllum
Blume) ở Việt Nam
3.4.1. Daphniphyllum atrobadium Croiz. & Metc. – Đức diệp áo đen
Croiz. & Metc. 1941. Lingnan. Sci. Jo. 20: 108; Phamh. 2000. Illustr. Fl.
Vietn. 2: 532; Ban, 2003. Check. Fl. Sp. Vietn. 2: 570;
- D. panxianum K.Rosenth. 1991. in Engler, Pflanzenr. 68(IV. 147a): 13;
Wang, 1892. Acta Phytotax. Sin. 19(1): 79; T.Min & Kubitzki, 2008. Fl.
China, 11: 315.
- Vai, Giao nhượng nâu đen.
Cây gỗ, cao 15-25 m, đường kính 30-40 cm, vỏ ngoài màu lục vàng
xám; phía trong màu nâu; cành hình trụ, không lông.
Lá đơn, mọc so le, chụm ở đỉnh cành, không có lá kèm; phiến lá
thường hình thon ngược, kích thước 16 x 2,6-4 cm; chóp lá nhọn, gốc hình

18

nêm, mép nguyên, mặt tròn màu lục bóng, mặt dưới màu lục nhạt; gân lông
chim, gân bên 10-13 cặp, nổi rõ ở phía dưới; cuống lá dài 1-2 cm.
Cụm hoa chùm ở nách lá; hoa đơn tính khác gốc, có bao hoa dạng đài.
Đài xẻ 7-8 thùy; hoa đực có 5-12 nhị; hoa cái có cuống 8-12 mm, bầu 2 ô,
mỗi ô 2 noãn.
Quả hạch hình trái xoan, dài 10-13 mm, rộng 6-8 mm, khi chín màu
vàng. Hạt 1.
Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 3-5, quả chín tháng 9-10. Cây
mọc rải rác trong rừng nhiệt đới thường xanh ở độ cao dưới 1000 m. Thường
mọc dưới thung lũng ẩm hay sườn dốc thoải. Lúc nhỏ chịu bóng. Tái sinh tự
nhiên bằng hạt kém.
Phân bố: Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Ngoài ra còn

gặp ở Nam Quảng Tây, Quý Châu, Hải Nam, Tứ Xuyên, Vân Nam của
Trung Quốc.
Giá trị sử dụng: Gỗ màu nâu đen với vân tím, thuộc loại gỗ mịn,
mềm, nhẹ, dễ gia công. Có thể dùng làm đòn tay, cửa, khung cửa, cửa sổ, gia
cụ, nông cụ, văn phòng phẩm, đóng đồ mộc thông thường, làm bao bì. Hạt
cho dầu, có thể dùng chế dầu để thắp đèn. Rễ và lá được sử dụng làm thuốc
thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết tán ứ. Ở Vân Nam (Trung Quốc) được dùng
trị cảm mạo phát sốt, sưng amygdal và lá lách sưng to; dùng ngoài giã đắp
trị rắn độc cắn và bó gãy xương.

19


1

2
3

4
Hình 3.5. Daphniphyllum atrobadium
1. Cành mang quả; 2. hoa cái; 3. hoa đực; 4. quả
(Hình vẽ theo Ming Tien-lu, 2007)



×