Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Góp phần nghiên cứu sinh trưởng phát triển loài hoàng linh (peltrophurum dasyrrhachis (MIQ) kurz 1877) trồng tại trạm đa dạng sinh học mê linh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 43 trang )


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN

======



ĐỖ THỊ TRANG



GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU SINH TRƢỞNG
PHÁT TRIỂN LOÀI HOÀNG LINH
(PELTROPHORUM DASYRRHACHIS (MIQ).
KURZ. 1877) TRỒNG TẠI TRẠM ĐA DẠNG
SINH HỌC MÊ LINH – VĨNH PHÚC


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Thực vật học











HÀ NỘI - 2015


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Đỗ Thị Trang

Khóa luận tốt nghiệp K36B Sinh

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên cho tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc tới sự hƣỡng dẫn trực tiếp của Tiến
sĩ Lê Đồng Tấn, Trung tâm nghiên cứu Công nghệ cao, Viện Hàn lâm Khoa học
và Công nghệ Việt Nam đã quan tâm, tận tình giúp đỡ tôi rất nhiều để tôi có
đƣợc một khóa luận đạt kết quả tốt nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Viện sinh thái và Tài nguyên
sinh vật, Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi trong việc nghiên cứu, thu thập số liệu.
Nhân dịp này tôi xin gửi lời cảm ơn tới anh Trịnh Xuân Thành (Trạm Đa
dạng Sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc) đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá
trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
Ngoài ra, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Sinh -
Kĩ thuật Nông nghiệp, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện để
tôi có thể hoàn thành tốt nhất khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, ngày 13 tháng 05 năm 2015.
Ngƣời thực hiện



Đỗ Thị Trang



Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Đỗ Thị Trang

Khóa luận tốt nghiệp K36B Sinh

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nghiên cứu, số liệu đƣợc trình bày trong khóa luận là trung thực và không trùng
với công trình của các tác giả khác.

Hà Nội, ngày 13 tháng 05 năm 2015.
Ngƣời thực hiện


Đỗ Thị Trang
















Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Đỗ Thị Trang

Khóa luận tốt nghiệp K36B Sinh

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Tình hình nghiên cứu về sinh trƣởng của cây rừng 3
1.2. Tình hình nghiên cứu sinh trƣởng cây rừng tại Trạm ĐDSH Mê Linh – Vĩnh
Phúc 5
1.3. Tình hình nghiên cứu loài Hoàng linh ở Việt Nam 9
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 10
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 11
2.2. Phạm vi nghiên cứu 11
2.3. Thời gian nghiên cứu 11
2.4. Nội dung nghiên cứu 11
2. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 11
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 16
3.1. Một số thông tin về phân loại. 16
3.1.1. Danh pháp và vị trí phân loại 16
3.1.2. Đặc điểm hình thái 16
3.1.3. Đặc điểm dạng sống và sinh thái 16
3.1.4. Phân bố 17
3.1.5. Giá trị kinh tế 17
3.2. Sự thích nghi của cây hoàng linh 17

3.2.1. Tổng hợp kết quả đo đƣợc ở thực địa 17
3.2.2. Tỉ lệ sống và chết của cây hoàng linh trồng tại Trạm ĐDSH Mê Linh 20
3.2.3. Phân bố cây theo các cấp phân chia 20
3.2.3.1. Phân bố cây theo cấp chiều cao 20
3.2.3.2. Phân bố cây theo cấp đƣờng kính thân 22
3.3. Khả năng sinh trƣởng của cây hoàng linh 23
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Đỗ Thị Trang

Khóa luận tốt nghiệp K36B Sinh

3.3.1. Sinh trƣởng về chiều cao 23
3.3.2. Sinh trƣởng về đƣờng kính thân cây 24
3.4. Mô hình hóa quá trình sinh trƣởng phát triển của cây trồng 26
3.4.1. Mô hình hóa quá trình sinh trƣởng phát triển của cây theo chiều cao
.26
3.4.2. Mô hình hóa sinh trƣởng của cây hoàng linh theo đƣờng kính 29
3.4.3. Tốc độ tăng trƣởng chiều cao của cây hoàng linh 30
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
PHỤ LỤC

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Đỗ Thị Trang

Khóa luận tốt nghiệp K36B Sinh

DANH MỤC HÌNH, ẢNH
Hình 2.1: Cách đo chiều cao vút ngọn 12
Hình 2.2. Cách đo đƣờng kính thân cây 13
Ảnh 3.1. Cây hoàng linh trồng ở Trạm ĐDSH Mê Linh – Vĩnh Phúc 16


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Đỗ Thị Trang

Khóa luận tốt nghiệp K36B Sinh

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Số liệu điều tra về cây hoàng linh đƣợc trồng ở Trạm ĐDSH 18
Mê Linh 18
Bảng 3.2. Sự phân bố của cây theo cấp chiều cao 21
Bảng 3.3. Sự phân bố cây theo cấp đƣờng kính thân trung bình 22
Bảng 3.4 Sinh trƣởng chiều cao trung bình của cây hoàng linh 23
Bảng 3.5 Sinh trƣởng đƣờng kính trung bình của cây hoàng linh từ 25
2002-2015 25
Bảng 3.6. Các dạng phƣơng trình sinh trƣởng chiều cao vút ngọn 29
của cây trồng 29
Bảng 3.7. Các dạng phƣơng trình sinh trƣởng theo đƣờng kính trung bình của
cây trồng 30
Bảng 3.8. Các dạng phƣơng trình thể hiện tốc độ tăng trƣởng chiều cao của cây
trồng 31
Bảng 3.9. Tổng kết các phƣơng trình thể hiện rõ nhất sự sinh trƣởng của loài
Hoàng linh đƣợc trồng trong Trạm 32
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Đỗ Thị Trang

Khóa luận tốt nghiệp 1 K36B Sinh

MỞ ĐẦU

Lí do chọn đề tài:
Tài nguyên rừng không chỉ cung cấp cho con ngƣời nguồn thức ăn, nƣớc
uống, dƣợc liệu,… mà nó còn có tác dụng trong việc giữ đất, giữ nƣớc, điều hòa

khí hậu. Một vai trò đặc biệt quan trọng hơn cả của rừng đó là cung cấp nguồn
oxi vô tận cho con ngƣời và các loài sinh vật có thể tồn tại đến ngày nay. Do đó
rừng là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của môi trƣờng sinh thái. Ngoài
những giá trị to lớn trên, hàng năm, ngành lâm nghiệp cũng đóng góp một phần
không nhỏ cho nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên trong những năm gần đây, diện
tích rừng trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang bị suy giảm một
cách nhanh chóng, nguyên nhân chủ yếu là do con ngƣời sử dụng nguồn tài
nguyên rừng không hợp lý. Mất rừng đồng nghĩa với sự thay đổi môi trƣờng
sinh thái và làm không ít các loài sinh vật đã và đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Nhƣ vậy, việc trồng rừng là vô cùng cần thiết và không thể thiếu.
Nằm trong địa phận xã Ngọc Thanh, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc, Trạm
Đa dạng sinh học (ĐDSH) Mê Linh thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh
vật, là một điểm định vị tự nhiên để thực hiện các nghiên cứu diễn thế cũng nhƣ
phục hồi các hệ sinh thái suy thoái. Tổ chức nghiên cứu, gieo trồng, thuần
dƣỡng và phục hồi các loài động-thực vật quý hiếm góp phần bảo tồn và phục
hồi đa dạng sinh vật cũng nhƣ phối hợp cùng địa phƣơng ứng dụng và triển khai
các kết quả nghiên cứu. Trong số 21 loài cây bản địa trƣớc đây đã có trong khu
vực, nay đã mất hay rất hiếm, đã đƣợc trồng từ năm 2001 đến nay thì loài Hoàng
linh (Peltophorum dasyrrhachis) cũng nằm trong danh sách các loài cây cần bảo
tồn đó. Nhƣ vậy, đây là một trong 21 loài cần đƣợc theo dõi để đảm bảo cho sự
thích nghi của loài khi trồng tại Trạm.
Từ những cơ sở khoa học và thực tiễn trên, chúng tôi đề xuất đề tài “Góp
phần nghiên cứu sinh trƣởng, phát triển loài Hoàng linh (Peltophorum
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Đỗ Thị Trang

Khóa luận tốt nghiệp 2 K36B Sinh

dasyrrhachis (Miq). Kurz. 1877) đƣợc trồng tại Trạm Đa dạng sinh học Mê
Linh-Vĩnh Phúc” nhằm nghiên cứu một cách chi tiết hơn về đặc điểm hình thái
sinh thái, sự thích nghi và khả năng sống sót, bảo tồn phát triển của loài Hoàng

linh.
Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đặc điểm hình thái sinh thái học, khả năng sống sót của loài
Hoàng linh (Peltophorum dasyrrhachis) để góp phần cho công việc bảo tồn và
phát triển loài Hoàng linh tại Việt Nam.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Ý nghĩa khoa học: Góp phần bổ sung dẫn liệu (đặc điểm hình thái sinh
thái, sự thích nghi, quá trình sinh trƣởng,…) của loài Hoàng linh (Peltophorum
dasyrrhachis) ở Việt Nam.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài bƣớc đầu đƣa ra đƣợc
một số kết quả về khả năng thích nghi, quá trình sinh trƣởng và phát triển loài
Hoàng linh đƣợc trồng tại Trạm ĐDSH Mê Linh, Vĩnh Phúc.
Điểm mới của đề tài:
Đây là đề tài nghiên cứu về sự sinh trƣởng và phát triển về loài Hoàng
linh đƣợc trồng tại Trạm Đa dạng Mê linh - Vĩnh Phúc đến năm 2015.


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Đỗ Thị Trang

Khóa luận tốt nghiệp 3 K36B Sinh

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu về sinh trƣởng của cây rừng
Sinh vật sống luôn luôn có xu hƣớng sinh trƣởng và phát triển để đạt kích
thƣớc tối đa, nhƣng khả năng này lại bị kìm hãm do các yếu tố môi trƣờng sống
và đặc tính di truyền của chúng. Nói cách khác, quá trình sinh trƣởng của sinh
vật luôn luôn đƣợc kiểm soát bởi hai xu hƣớng trái ngƣợc nhau: tăng trƣởng để
đạt kích thƣớc tối đa và ngƣợc lại là kìm hãm chúng. Đó là một hệ thống điều
khiển hoàn chỉnh tinh tế đến mức mà tạo ra một thế giới sinh vật vô cùng đa
dạng và phong phú mà cho đến nay con ngƣời chƣa thể khám phá hết đƣợc.

Đối với những loại cây trồng do có sự chăm sóc của con ngƣời nên
chúng ít bị cạnh tranh gay gắt về không gian sống và chất dinh dƣỡng trong suốt
quá trình sinh trƣởng, phát triển từ khi gieo trồng đến khi khai thác. Trong điều
kiện đó các cá thể hầu nhƣ sinh trƣởng, phát triển hầu nhƣ đạt tới kích thƣớc tối
đa so với khả năng của chúng trên nền lập địa đƣợc gieo trồng. Tuy nhiên, khi
không gian sống bị vi phạm thì ngay lập tức có sự cạnh tranh xảy ra giữa các cá
thể. Dấu hiệu đầu tiên của hiện tƣợng này là sự giảm sút về sinh trƣởng, cây còi
cọc đi, tiếp theo là quá trình tỉa thƣa.
Ngoài yếu tố môi trƣờng, yếu tố quan trọng nhất kiểm soát mọi quá trình
sinh trƣởng, phát triển của thực vật là bộ gen di truyền. Có loài sinh trƣởng
nhanh ở giai đọan cây non sau đó giảm dần khi cây trƣởng thành. Ngƣợc lại, có
loài sinh trƣởng chậm ở giai đoạn còn non cho tới khi cây đạt đƣợc kích thƣớc
đủ lớn thì tốc độ sinh trƣởng tăng nhanh sau đó lại giảm dần.
Đối với cây tái sinh tự nhiên, đặc biệt những cây tái sinh trên vùng đất bạc
màu, không chỉ sinh trƣởng trong điều kiên nghèo chất dinh dƣỡng mà còn phải
chịu sự cạnh tranh gay gắt với nhiều cây cỏ khá phong phú và đa dạng nên
chúng ít nhiều cũng bị hạn chế về sự sinh trƣởng, phát triển.
Một số nghiên cứu trong lĩnh vực phytoxit cho thấy mối quan hệ tƣơng hỗ
giữa các loài cây trong quần xã không chỉ có tính chất loại trừ lẫn nhau mà còn
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Đỗ Thị Trang

Khóa luận tốt nghiệp 4 K36B Sinh

tính chất tƣơng hỗ cùng nhau phát triển. Tuy nhiên, tính chất này chỉ có ở mức
độ giới hạn nhất định. Trong trƣờng hợp “lợi ích” của một trong hai cá thể hay
loài (hoặc nhiều hơn) bị vi phạm thì quá trình cạnh tranh hay đào thải sẽ xảy ra
và dấu hiệu đầu tiên là sự suy giảm về sinh trƣởng, phát triển nhƣ đã trình bày ở
trên.
Nhƣ vậy, sinh trƣởng của thực vật, ngoài yếu tố di truyền, nó còn chịu tác
động của nhiều yếu tố sinh thái trong môi trƣờng sống. Đây là một đề tái khá

mới và thú vị. Khi hiểu biết đƣợc quy luật sống của thực vật, ngƣời ta có thể tác
động trực tiếp để điều khiển quá trình sinh trƣởng, phát triển của chúng sao cho
có lợi nhất. Vì vậy việc nghiên cứu sinh trƣởng, phát triển của cây rừng cũng
nhƣ cây trong điều kiện nuôi trồng là hết sức cần thiết.{8}
Trên thế giới những nghiên cứu về sinh trƣởng cây rừng đã đƣợc thực hiện
từ khá lâu. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào đối tƣợng là cây trồng rừng
nhằm mục đích kinh doanh. Đặc biệt, gần đây, để đánh giá khả năng tích lũy
Các bon của thảm thực vật phục vụ cho việc dự báo và đƣa ra các phƣơng án
giảm thiểu ảnh hƣởng của khí Các bon đến hiện tƣợng biến đổi khí hậu. Những
nghiên cứu về sinh trƣởng thực vật nhằm đánh giá khả năng tích lũy sinh khối
và Các bon của thảm thực vật đang là vấn đề đƣợc nhiều quốc gia quan tâm.{9}
Ở trong nƣớc, các nghiên cứu về sinh trƣởng của cây rừng chủ yếu tập
trung ở một số loài cây trồng rừng: Bạch đàn, Keo, Mỡ, Thông. Một số loài cây
bản địa cũng đã đƣợc nghiên cứu: Dẻ, Trám, Re gừng. Các nội dung nghiên cứu
đƣợc đề cập nhiều nhất là về sinh trƣởng chiều cao và đƣờng kính trong một chu
kỳ kinh doanh hay trong một giai đoạn nhất định (thƣờng 2 - 3 năm). Một số đối
tƣợng là cây rừng tái sinh tự nhiên cũng đã đƣợc nghiên cứu. Kết quả cho thấy
khả năng sinh trƣởng phát triển của cây rừng phụ thuộc vào đặc tính sinh lý,
sinh thái của các loài cây. Các điều kiện lập địa và yếu tố môi trƣờng cũng đều
có ảnh hƣởng đến sinh trƣởng phát triển của các loài cây.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Đỗ Thị Trang

Khóa luận tốt nghiệp 5 K36B Sinh

Mặc dù có nhiều nghiên cứu đã đƣợc thực hiện, nhƣng những nghiên
cứu lâu dài quá trình sinh trƣởng của các loài cây trong giai đoạn còn rất hạn
chế.{9}
1.2. Tình hình nghiên cứu sinh trƣởng cây rừng tại Trạm ĐDSH Mê Linh –
Vĩnh Phúc
Nghiên cứu về sinh trƣởng của cây rừng tại Trạm ĐDSH Mê Linh (tăng

trƣởng về chiều cao, đƣờng kính), Ma Thị Ngọc Mai (2007) trong Luận án tiến
sĩ với đề tài “Nghiên cứu quá trình diễn thế đi lên của thảm thực vật ở Trạm Đa
dạng sinh học Mê Linh (Vĩnh Phúc) và vùng phụ cận” đã thực hiện trên hệ thống
ô định vị từ năm 2004 – 2007; trên cơ sở kế thừa số liệu quan trắc của Trạm
ĐDSH Mê Linh trƣớc đó, trong 3 năm từ 2001 – 2003; đồng thời kết hợp
phƣơng pháp lấy không gian bù thời gian, tác giả đã có quỹ thời gian nghiên cứu
sinh trƣởng của 4 loài cây gồm Trám chim, Hoắc quang, Sau sau và Sơn rừng.
Kết quả cho thấy:
Sau 12 năm, Sau sau đạt chiều cao cao nhất 7,2 m; sau đó là Trám chim
6,6 m; Sơn rừng đạt 5,6 m và Hoắc quang thấp nhất chỉ đạt 5,2 m.
So với các loài cây trồng, sinh trƣởng về chiều cao của các loài cây mọc tự
nhiên không cao, chỉ đạt mức trung bình 0,4 m - 0,5 m/năm. Trong suốt thời kỳ
12 năm thì Sau sau đạt mức tăng trƣởng trung bình cao nhất (0,60 m/năm), tiếp
đến là Trám chim (0,55 m/năm), Sơn rừng đạt 0,42 m/năm và thấp nhất là Hoắc
quang 0,43 m/năm.
Theo thời gian, mức độ sinh trƣởng chiều cao của cả 4 loài đều đạt giá trị
cao nhất ở 4 tuổi (Sau sau tăng trƣởng cao nhất đạt 0,9 m/năm, thấp nhất là Sơn
rừng đạt 0,65 m/năm), rồi sau đó giảm dần ở các tuổi sau. Đến 10 và 12 tuổi
chiều cao tăng trung bình từ 0,1 - 0,35 m/năm. Hoắc quang, Sơn rừng chỉ đạt 0,1
- 0,2 m/năm, với mức tăng trƣởng này đƣợc coi nhƣ cây không còn khả năng
tăng trƣởng về chiều cao.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Đỗ Thị Trang

Khóa luận tốt nghiệp 6 K36B Sinh

Về đƣờng kính: Sau 12 năm, Trám chim và Sau sau đều đạt đƣờng kính
trên 10cm (Trám chim 10.5cm, Sau sau 10,2cm), hai loài Sơn rừng và Hoắc
quang chỉ đạt đƣờng kính dƣới 10cm (Sơn rừng 7,90cm và Hoắc quang 8,53cm).
Trong cả quá trình đến tuổi 12 Trám chim đạt mức tăng trƣởng trung bình cao
nhất (8,80cm/năm); tiếp đến là Sau sau (0,85cm/năm); Hoắc quang

(0,71cm/năm) và thấp nhất là Sơn rừng (0,69cm/năm).
Theo thời gian, có 3 chiều hƣớng tăng trƣởng về đƣờng kính cây khác
nhau. Trám chim có mức tăng trƣởng nhanh ở giai đoạn từ 10 đến 12 tuổi (10
tuổi là 1,07cm; 12 tuổi là 1,13cm). Sau sau tăng nhanh ở 6 tuổi đến 8 tuổi (6 tuổi
là 0,66 cm, 8 tuổi là 0,88cm), sau đó giảm dần đến 12 tuổi (0,54cm/năm).
Ngƣợc lại, Hoắc quang và Sơn rừng có mức tăng trƣởng nhanh ở 6 tuổi (Hoắc
quang là 0,87cm/năm, Sơn rừng 0,92cm/năm. Sau đó lại giảm dần đến 12 tuổi
tốc độ tăng trƣởng chỉ là 0,35 - 0,38cm.
Trạm ĐDSH Mê Linh thành lập mới chỉ có hơn 5 năm nhƣng bộ mặt của
Trạm đã có nhiều thay đổi, Những nghiên cứu về thành phần loài thực vật, về di
nhập các loài cây bản địa vào trồng bổ sung và thay thế các loài cây đã mất,
những năm qua là đóng góp rất đáng kể vào việc bảo tồn và làm phong phú thêm
Hệ thực vật của Trạm.{8}
Sau 10 năm mặc dù còn có nhiều khó khăn nhƣng Trạm đã luôn hoàn thành
nhiệm vụ đƣợc giao và đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể trong việc bảo vệ
tài nguyên rừng, xây dựng cơ sở vật chất cũng nhƣ phục vụ các chƣơng trình
nghiên cứu khoa học. Từ một vùng đất chủ yếu là thảm thực vật rừng nghèo kiệt
phục hồi sau khai thác, cây bụi và đất trống trọc, đến nay toàn bộ diện tích
170,3ha do Trạm quản lý đã đƣợc phủ xanh bằng các trạng thái rừng ở các mức
độ khác nhau. Bƣớc đầu đã xây dựng đƣợc bộ sƣu tập sống các loài thực vật,
xây dựng vƣờn bảo tồn nguồn gen (vƣờn cây thuốc, vƣờn lan). Theo số liệu
thống kê, trong giai đoạn 2002 - 2003 có 27 loài cây đã đƣợc trồng nhằm tăng
cƣờng tính đa dạng thực vật. Thành phần loài cây trồng gồm: Sữa (Alstonia
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Đỗ Thị Trang

Khóa luận tốt nghiệp 7 K36B Sinh

scholaris), Lim xẹt (Peltophorum dasyrrhchis), Dẻ đỏ (Lithocarpus corneus),
Lim xanh (Eyrythrophleum fordii), Re gừng (Cinnamomum bejolghota), Lát hoa
(Chukrasia tabularis), Đinh vàng (Fernandoa serrata), Trám trắng (Canarium

album), Trám đen (Canarium tramdenum), Dẻ bốp (Lithocarpus cerebrinus),
Sâng (Pometia pinnata), Sấu (Dracontomelum duperreanum), Móc (Caryota
mitis), Dừa (Cocos nucifera), Vàng anh (Saraca dives), Dọc (Garcinia
multiflora), Dầu nƣớc (Dipterocarpus alatus), Sao đen (Hopea odorata), Chò
nâu (Dipterocarpus retusus), Mun (Diospyros mun), Sƣa (Dalbergia
tonkinensis), Giổi (Michelia tonkinensis), Kháo vàng (Machilus bonii), Mỡ
(Manglietia conifera), Chay (Artocarpus tonkinensis), Kim giao (Nageia
fleuryi), Sến mật (Madhuca pasquieri). Trong hai năm (2006 -2007), Trạm đã thực
hiện đề tài lập hồ sơ quản lý hệ thống cây trồng tại Trạm Đa dạng sinh học Mê
Linh - Vĩnh Phúc. Kết quả đã thu thập đƣợc những dẫn liệu ban đầu về sinh trƣởng
phát triển của tập đoàn cây trồng này{8}
Trên cơ sở số liệu đã thu thập, sơ bộ đánh giá khả năng sinh trƣởng của cây
trồng nhƣ sau:
Sinh trưởng chiều cao của các loài cây
Trong giai đoạn 2002 – 2005:
+ Chiều cao cây trồng đạt từ 0,4 - 4,02 m. Loài có chiều cao lớn nhất
là Lát hoa (4,02 m). Loài có chiều cao bé nhất là Giổi, chỉ có 0,4 m.
+ Sinh trƣởng chiều cao trung bình của các loài cây đạt từ 0,0375 -
0,775 m/năm.
+ Loài có sinh trƣởng chiều cao nhanh nhất là Lim xẹt và Dẻ đỏ, đều
đạt 0,775 m/năm.
+ Loài có sinh trƣởng chiều cao ít nhất là Giổi, chỉ đạt 0,0375 m/năm.
Trong giai đoạn 2005 – 2007:
+ Chiều cao cây trồng đạt từ 0,55 - 5,85 m. Loài có chiều cao lớn nhất
là Lát hoa (5,85 m). Loài có chiều cao bé nhất là Giổi, chỉ có 0,55 m.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Đỗ Thị Trang

Khóa luận tốt nghiệp 8 K36B Sinh

+ Sinh trƣởng chiều cao trung bình của các loài cây đạt từ 0,05 - 0,85

m/năm.
+ Loài có sinh trƣởng chiều nhanh nhất là Sao đen, đạt 0,85 m/năm.
+ Loài có sinh trƣởng chiều cao ít nhất là Giổi, chỉ đạt 0,05 m/năm.
Trong giai đoạn 2007 – 2011:
+ Chiều cao cây trồng đạt từ 0,82 - 9,5 m. Loài có chiều cao lớn nhất
là Sao đen (9,5 m). Loài có chiều cao bé nhất là Giổi, chỉ có 0,82 m.
+ Sinh trƣởng chiều cao trung bình của các loài cây đạt từ 0,054 - 1,07
m/năm.
+ Loài có sinh trƣởng chiều cao nhanh nhất là Sao đen, đạt 1,07
m/năm.
+ Loài có sinh trƣởng chiều cao ít nhất là Giổi, chỉ đạt 0,054 m/năm.
Bƣớc đầu xây dựng mô hình sinh trƣởng chiều cao của các loài cây
Sinh trưởng đường kính của các loài cây
Từ các kết quả về sinh trƣởng đƣờng kính của các loài cây trồng cho thấy:
Trong giai đoạn 2007 – 2011:
+ Đƣờng kính cây trồng đạt từ 0,85 - 11,67 cm. Loài có đƣờng kính
lớn nhất là Sao đen (11,67 cm). Loài có chiều cao bé nhất là Giổi, chỉ có 0,85
cm.
+ Sinh trƣởng đƣờng kính trung bình của các loài cây đạt từ 0,05 -
1,062 cm/năm.
+ Loài có sinh trƣởng đƣờng kính nhanh nhất là Sao đen, đạt 1,062
cm/năm.
+ Loài có sinh trƣởng đƣờng kính ít nhất là Giổi, chỉ đạt 0,05 cm/năm.
Cần tiếp tục theo dõi tình hình sinh trƣởng phát triển của các loài cây này. Đồng
thời phải tăng cƣờng công tác chăm sóc, phát dọn dây leo, tế guột xung quanh
các gốc cây trồng. Tăng cƣờng hơn nữa công tác bảo vệ các loài cây trồng nói
riêng và bảo vệ rừng nói chung.{9}
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Đỗ Thị Trang

Khóa luận tốt nghiệp 9 K36B Sinh


1.3. Tình hình nghiên cứu loài Hoàng linh ở Việt Nam
Các nghiên cứu về loài này đƣợc đề cập ở nhiều công trình nhƣ:
Trong cuốn sách “1900 loài cây có ích ở Việt Nam”, của Trung tâm khoa
học tự nhiên và công nghệ quốc gia Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật, có đề
cập tới công dụng và nơi phân bố của Hoàng linh.{7}
Nguyễn Tiến Bân & cộng sự (2001) đã công bố “Danh lục các loài thực vật
Việt Nam” trong đó mô tả đặc điểm hình thái, sinh học, phân bố và các công
dụng chính của loài.{1}
Võ Văn Chi (2012) trong tập “Từ điển cây thuốc Việt Nam”đã mô tả đặc
điểm sinh thái, sinh học,chỉ rõ nơi sống, bộ phận sử dụng và công dụng của loài
Hoàng linh.{2}
Trong Hội thảo Quốc gia về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ nhất
2005, báo cáo khoa học “Hệ thực vật Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh và biện
pháp phục hồi một số loài cây bản địa” của các tác giả Vũ Xuân Phƣơng,
Nguyễn Tiến Bân, Nguyễn Khắc Khôi, đề cập tới Hoàng linh nhƣ loài hiếm có
và đƣợc trồng tại khu vực từ năm 2001, các kết quả về sự sinh trƣởng và phát
triển đƣợc đánh giá là tốt, phù hợp với môi trƣờng đất.{9}
Trong cuốn sách “Kỹ thuật trồng một số loài cây rừng” của bộ Lâm nghiệp
có giới thiệu về các đặc điểm hình thái, sinh thái, lâm sinh, phân bố , giá trị kinh
tế và đặc biệt là kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc cây hoàng linh. Trong đó có chỉ
dẫn một số kỹ thuật nhƣ sau:
Gieo ƣơm: Cần thiết xử lí hạt trƣớc khi gieo để hạt nảy mầm đồng đều,
thuận lợi cho việc chăm sóc sau này. Xử lí hiệu quả nhất là bằng nƣớc sôi giội
vào hạt lim, nhặt các hạt nứt và ngậm nƣớc rồi tiếp tục xử lí hạt chƣa bị tác
động. Hạt đã xử lí, sau khi ủ 3-5 ngày thì nứt nanh, sau đó đem gieo.
Để đảm bảo yêu cầu thƣờng hạt gieo bằng bầu P.E. Bầu có kích thƣớc 8-9 x
12-15cm. Hỗn hợp bầu 70% đất mặn trộn đều với 30% phân chuồng ủ hoai. Mỗi
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Đỗ Thị Trang


Khóa luận tốt nghiệp 10 K36B Sinh

bầu gieo 2-3 hạt đã xử lí và ủ nứt nanh. Nếu gieo luống thì cấy cây con vào bầu
khi cây mầm có 2-3 lá thật.
Làm đất: Đất vƣờn ƣơm còn tốt, cần bừa kỹ, trộn đều phân chuồng hoai
trên mặt luống 1,5kg/m
2
. Mặt luống rộng 0,8-1m. Hai bên có rãnh rộng 20-
25cm.
Gieo hạt trên luống cự li hàng 20cm. Hạt cách hạt 5-10cm, 1kg hạt gieo
trên diện tích 400m
2
. Nếu gieo vãi thì mỗi hạt cần 200m
2
đất gieo. Sau khi gieo
lấp kín hạt bằng một lƣợt đất mịn sàng nhỏ rồi tủ thêm một lớp rạ mỏng và tƣới
giữ ẩm thƣờng xuyên cho luống gieo. Khi hạt đã nảy mầm phả dỡ bỏ rạ và thay
bằng giàn che mỏng bên trên. Khi cây con ra lá thật, tiến hành nhổ cỏ, phá váng
cho cây. Khoảng 40-50 ngày tuổi bổ sung bằng cách tƣới đạm nồng độ 15-
20g/lít nƣớc. Sau 20 ngày tƣới 1 lần, và tƣới bổ sung 3 lần. Khi cây có 3-4 lá
thật, nhổ cây, cắt bớt rễ cọc rồi cấy giãn đều cự ly 20x10cm. Cấy xong phải tƣới,
che dâm, ngăn chặn dế xâm nhập cắn gốc cây con.
Trồng rừng: Trồng nơi đất còn tốt, còn tính chất đất rừng, đất rừng nghèo
hoặc đất rừng cây bụi.
Trong thảm rừng nghèo, chủ yếu là chặt các cây cao còn lại và toàn bộ dây
leo, dọn sống, sau đó cuốc hố để trồng. Cự li hố trồng 5 x 5m hoặc 6 x 6m bảo
đảm mật độ lúc trồng 400-500 cây/ha. Kích thƣớc hố 30x30x30cm. Chuẩn bị hố
trƣớc lúc trồng 1 tháng. Trồng bằng cây con rễ trần hoặc có bầu 7-8 tháng tuổi,
chiều cao cây con 70-80cm. Có thể trồng lim vào tháng 7, 8, 9.
Chăm sóc: Chăm sóc 3 năm đầu. Năm thứ nhất: 2 lần. Năm thứ 2: 3 lần.

Và năm thứ 3: 2 lần.{4}





Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Đỗ Thị Trang

Khóa luận tốt nghiệp 11 K36B Sinh

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Các cá thể loài Hoàng linh (Peltophorum dasyrrhachis) thuộc họ Vang
(Caesalpiniaceae) đƣợc trồng tại Trạm ĐDSH Mê Linh, thuộc xã Ngọc Thanh,
thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài đƣợc nghiên cứu tại Trạm ĐDSH Mê Linh, xã Ngọc Thanh, thị xã
Phúc Yên, Vĩnh Phúc.
2.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 9/2014 đến 5/2015.
2.4. N ội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm sinh thái hình thái của cây hoàng linh trồng tại
Trạm ĐDSH Mê Linh.
- Nghiên cứu sự thích nghi của cây hoàng linh trồng tại Trạm ĐDSH Mê
Linh.
- Nghiên cứu khả năng sinh trƣởng của cây hoàng linh trồng tại Trạm
ĐDSH Mê Linh.
- Mô hình hóa quá trình sinh trƣởng phát triển của cây trồng.
2. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để thực hiện các nội dung nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sử dụng các
phƣơng pháp phổ biến đã và đang đƣợc áp dụng hiện nay. Các bƣớc tiến hành cụ
thể nhƣ sau:
Phương pháp kế thừa: Kế thừa các tài liệu số liệu có liên quan đế cây
trồng, trong đó có cây hoàng linh do các đề tài nghiên cứu khoa học và các số
liệu do cán bộ của Trạm ĐDSH Mê Linh – Vĩnh Phúc thu thập trong thời gian từ
năm 2001 đến nay.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Đỗ Thị Trang

Khóa luận tốt nghiệp 12 K36B Sinh


Phương pháp thu thập số liệu:
 Đo chiều cao cây
Chiều cao là chỉ tiêu điều tra quan trọng, nó phản ánh kích thƣớc cây,
là một nhân tố để tính thể tích cây, để phân chia sản phẩm gỗ
Những cây có chiều cao dƣới 4m đƣợc đo trực tiếp bằng thƣớc sào có
chia vạch đến 0,1m. Những cây cao hơn 4m đƣợc đo bằng máy Blume - leiss có
kiểm tra bằng phƣơng pháp đo trực tiếp.
Các thông số cần thu thập gồm: chiều cao vút ngọn (H
DC
), chiều cao
dƣới cành (H
DC
)
Đo chiều cao vút ngọn (H
VN
): Dùng thƣớc sào khắc vạch đo trực tiếp,
hoặc máy đo chiều cao cây Blume- leiss. Vị trí đo chiều cao vút ngọn nhƣ trong

hình 1.


Hình 2.1: Cách đo chiều cao vút ngọn
Đo chiều cao dƣới cành (H
DC
)
Chiều cao dƣới cành là chiều cao thân cây từ dƣới đất lên đến độ cao của
cảnh sống mà có tán lá tham tham gia vào tán cây đứng.
H
VN
H
VN
H
VN
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Đỗ Thị Trang

Khóa luận tốt nghiệp 13 K36B Sinh


 Đo đường kính cây
Dụng cụ đo đƣờng kính thân cây thƣờng đƣợc sử dụng gồm:
(1)Thƣớc kẹp đo đƣờng kính theo hai chiều vuông góc với nhau và lấy
trị số bình quân.
(2) Thƣớc dây: Dùng thƣớc dây có ghi sẵn giá trị đƣờng kính khi đo thân
cây theo chu vi cây ở vị trí 1,3m. Đƣờng kính đƣợc tính qua chu vi và đƣợc ghi
sẵn lên thƣớc để ngƣời sử dụng đọc trực tiếp giá trị đƣờng kính cây. Nếu dùng
thƣớc dây khắc vạch cm thông thƣờng thì tính đƣờng kính bằng cách lấy chu vi
chia cho 3,1416.




Hình 2.2. Cách đo đƣờng kính thân cây
 Đo đường kính tán
Đƣờng kính tán cây đƣợc đo thông qua hình chiếu của nó trên mặt đất.
Sử dụng thƣớc dây đo 2 đƣờng vuông góc qua gốc cây theo hình chiếu tán cây
trên mặt đất, sau đó lấy giá trị bình quân.
 Thu thập số liệu sinh trưởng:
Căn cứ vào sơ đồ và số hiệu cây trồng, thực hiện đo các chỉ tiêu về sinh
trƣởng chiều cao, đƣờng kính. Các nội dung thu thập đƣợc ghi theo mẫu sau:

1.3m
1.3m
1.3m
d=(d
1
+ d
2
)/2
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Đỗ Thị Trang

Khóa luận tốt nghiệp 14 K36B Sinh

Biểu 1: Phiếu thu thập số liệu đo đƣợc của sự sinh trƣởng về chiều cao,
đƣờng kính của loài
Ngƣời điều tra:
Ngày điều tra:

STT
H

VN
(m)

H
DC

(m)
D
1.3
(cm)
D
TÁN
(m)
Ghi chú
Đ - T
N - B
Đ - T
B – N
1.







2.








3.







Trong đó:
H
VN
: Chiều cao vút ngọn
H
DC
: Chiều cao dƣới tán
D
1.3
: Đƣờng kính thân tính từ chiều cao 1,3m so với mặt đất
D
TÁN
: Đƣờng kính tán
Phương pháp xử lý số liệu:
Phân tích số liệu điều tra để mô tả các đặc điểm hình thái và sinh thái:
phân bố (phân bố địa lý: độ cao, độ vĩ, đặc điểm địa hình, địa phƣơng nơi có cây
sinh trƣởng), sinh cảnh (kiểu thảm thực vật), cấu trúc quần thể…
Sử dụng phần mềm Excel để xử lý và tính toán số liệu.

Sử dụng các phƣơng trình toán học để mô hình hóa quá trình sinh trƣởng
phát triển của cây trồng bằng việc sử dụng các thao tác trên Excel nhƣ sau:
Mở cửa sổ Excel => Nhập bẳng số liệu cần xử lí => Vẽ biểu đồ => Nhấn
chuột phải vào đƣờng biểu diễn => Add Trendline => Chọn các phƣơng trình =>
Display Equation on chart => Display R-squared value on chart => Close
Để vẽ biểu đồ biểu thị cho sự sinh trƣởng của cây, chúng tôi sử dụng đồ
thị dạng đƣờng, thao tác nhƣ sau:
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Đỗ Thị Trang

Khóa luận tốt nghiệp 15 K36B Sinh

Chọn bảng số liệu cần vẽ đồ thị => Insert => Charts => Line => Chọn kiểu
đồ thị dạng đƣờng trong 2D-line. Kết quả đƣa ra một đồ thị cần biểu diễn.











Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Đỗ Thị Trang

Khóa luận tốt nghiệp 16 K36B Sinh

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Một số thông tin về phân loại.

3.1.1. Danh pháp và vị trí phân loại
Loài Hoàng linh, còn gọi là Lim vàng, có tên khoa học Peltophorum
dasyrrhachis (Miq.) Kurz, 1877. Có 2 tên đồng nghĩa là: Caesalpinia
dasyrrhachis Miq. 1861 và Baryxylum dasyrrhachis (Miq.) Pierre, 1899 thuộc
chi Lim xẹt (Peltophorum), họ Vang (Caesalpiniaceae), bộ Đậu (Fabales).
3.1.2. Đặc điểm hình thái
Cây gỗ lớn cao 20-30m; nhánh non hoe. Lá hai lần kép; cuống có lông sát;
lá kèm có rìa dạng sợi; lá chét cứng, mốc trắng ở mặt dƣới. Chùm hoa đơn, dài
15-20cm, có lông sét; lá bắc dài 7-9mm; bầu có lông. Quả dài 10-13cm, mỏng,
chứa 3-6 hạt ngang.

Ảnh 3.1. Cây hoàng linh trồng ở Trạm ĐDSH Mê Linh – Vĩnh Phúc
3.1.3. Đặc điểm dạng sống và sinh thái
Gỗ lớn, rụng lá mùa khô. Mọc trong rừng rậm thứ sinh thƣờng xanh hay
rụng lá, ở độ cao dƣới 800m, trên đất feralit phát sinh trừ các loại đá mẹ khác
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Đỗ Thị Trang

Khóa luận tốt nghiệp 17 K36B Sinh

nhau, đất xung tích, dốc tụ và phù sa, có tần trung bình đến dầy, thoát nƣớc, chỉ
thị cho đất giàu kali.
Cây ƣa sáng nhẹ, trong rừng thƣờng tái sinh từ hạt ở các chỗ trống nhiều
ánh sáng. Cây tiên phong phục hồi rừng sau khi thác và sau nƣơng rẫy.
Trong điều kiện trồng bảo tồn tại Trạm ĐDSH Mê Linh, cây trồng ra hoa
tháng 2-4, cùng lúc với lá non, có quả tháng 7-11.
3.1.4. Phân bố
Ở Việt Nam: Ở nƣớc ta Hoàng linh mọc ở rừng các tỉnh Lạng Sơn, Bắc
Giang, Hòa Bình, Nghệ An, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Kon Tum,
Đăk Lăk, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Dƣơng, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa-
Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang.

Thế giới: Có ở Ấn Độ, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia.
3.1.5. Giá trị kinh tế
Gỗ màu đỏ vàng, nặng, khá cứng, không bị mối mọt, dùng trong xây dựng
nhà, làm tà vẹt, đóng tàu thuyền và đồ mộc cao cấp. Vỏ dùng thay vỏ cây Bung
rép-Parkia sumatrana làm thuốc trị ho. Có thể trồng làm cây bóng mát ở thành
phố.
3.2. Sự thích nghi của cây hoàng linh
3.2.1. Tổng hợp kết quả đo đƣợc ở thực địa
Chúng tôi đã đo đƣợc các số liệu về chiều cao dƣới cành, chiều cao vút
ngọn, đƣờng kính thân, đƣờng kính tán của 44 cây hoàng linh trồng tại Trạm
ĐSH Mê Linh 2015. Số liệu đƣợc trình bày trong bảng 3.1.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Đỗ Thị Trang

Khóa luận tốt nghiệp 18 K36B Sinh

Bảng 3.1. Số liệu điều tra về cây hoàng linh đƣợc trồng ở Trạm ĐDSH
Mê Linh
STT
cây
H
VN
(m)
H
DC
(m)
D
1.3
(cm)
D
TÁN

(m)
Ghi chú
Đ – T
B – N
Đ - T
B - N

1
8,0
5,7
8,0
7,8
2,0
1,6

2
8,5
6,3
9,5
12,1
3,5
2,8

3
7,5
5,1
9,1
9,4
3,5
2,8


4
8,0
4,2
8,7
9,3
5,4
3,3

5
8,5
6,2
9,7
9,0
3,0
3,5

6
9,5
5,8
12,8
12,3
3,2
2,8

7
8,7
5,3
9,1
10,6

4,0
4,4

8
1,9
1,1
0,6
0,5
0,8
1,0
Gãy thân
9
4,9
3,8
5,9
5,4
1,9
2,8

10
10,5
6,0
9,7
9,5
4,2
3,8

11
8,3
5,7

9,4
8,9
3,6
3,4

12
6,0
2,0
6,7
6,5
2,4
2,2

13
8,0
3,7
10,1
10,4
2,9
5,0

14
9,2
5,2
9,0
8,6
3,1
2,8

15

6,6
3,4
7,8
7,8
1,9
1,4

16
7,2
6,0
5,0
4,8
1,8
1,6

17
7,6
5,5
7,1
7,1
4,5
2,8

18
6,5
3,6
9,7
10,1
4,2
2,5


19
8,4
4,5
10,0
9,0
3,6
3,2

20
8,9
5,8
10,6
10,5
4,5
3,0

21
9,0
4,2
11,6
12,1
6,2
4,3

22
8,3
2,0
8,8
9,7

3,2
3,8

23
9,6
3,5
9,4
10,2
3,4
4,5

×