Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

đặc điểm lý, hóa bùn đáy trên các kênh rạch chính ở quận ninh kiều, thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.58 MB, 51 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG








NGUYỄN THỊ LAN ANH


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG


ĐẶC ĐIỂM LÝ, HÓA BÙN ĐÁY
TRÊN CÁC KÊNH RẠCH CHÍNH Ở
QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ







Cán bộ hướng dẫn: Ths. DƯƠNG TRÍ DŨNG







Cần Thơ, 12/2013





TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG








NGUYỄN THỊ LAN ANH


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG


ĐẶC ĐIỂM LÝ, HÓA BÙN ĐÁY
TRÊN CÁC KÊNH RẠCH CHÍNH Ở

QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ







Cán bộ hướng dẫn: Ths. DƯƠNG TRÍ DŨNG







Cần Thơ, 12/2013

i

PHÊ DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn kèm theo đây với tựa đề “Đặc điểm lý, hóa bùn đáy trên các kênh
rạch chính ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ” do Nguyễn Thị Lan Anh
thực hiện và báo cáo đã được hội đồng chấm luận văn thông qua.




PGS.TS. Bùi Thị Nga Ths. Nguyễn Công Thuận











Ths. Dương Trí Dũng


















ii


MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC 1
CẢM TẠ 3
TÓM LƯỢC 4
Chương 1: MỞ ĐẦU 4
1.1 Đặt vấn đề 4
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 5
1.2.1 Mục tiêu tổng quát 5
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 5
1.3 Nội dung thực hiện 5
Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 6
2.1 Sơ lược về thành phố Cần Thơ 6
2.1.1 Vị trí địa lý 6
2.1.2 Địa hình 7
2.1.3 Khí hậu 7
2.1.4 Thủy văn 8
2.1.5 Tài nguyên đất 8
2.1.6 Tài nguyên nước 9
2.1.7 Tài nguyên sinh vật 9
a. Thực vật 9
b. Động vật 10
2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 10
2.3 Hiện trạng chất lượng môi trường nước tại thành phố Cần Thơ 10
2.4 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng bùn đáy 11
2.4.1 Thành phần cơ giới của đất (Sa cấu đất) 11
2.4.2 pH 14
2.4.3 Chất hữu cơ 14
2.4.4 Tổng đạm (TN) 15
2.4.5 Tổng lân (TP) 16

2.5 Mối quan hệ giữa động vật đáy và cấu trúc nền đáy 16
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 17
3.1.1 Thời gian thu mẫu 17
3.1.2 Địa điểm thu mẫu 17
3.2 Vật liệu và phương tiện nghiên cứu 20
3.2.1. Vật liệu 20
3.2.2.Phương tiện nghiên cứu 20
3.3 Phương pháp nghiên cứu 20
3.3.1 Phương pháp thu và bảo quản mẫu 20
3.3.2 Phương pháp phân tích mẫu 20
3.3.3 Phương pháp xử lí số liệu 21
Chương 4: KẾT QUẢ - THẢO LUẬN 21
4.1 Đặc điểm lý, hóa bùn đáy của rạch Cái Khế 21
4.1.1 Thành phần cơ giới của nền đáy 21
a. Tỉ lệ cát trong nền đáy 22
b. Tỉ lệ sét trong nền đáy 23

iii

c. Tỉ lệ thịt trong nền đáy 24
4.1.2 pH 25
4.1.3 Chất hữu cơ (CHC) 25
4.1.4 Đạm tổng số (TN) 26
4.1.5 Lân tổng số (TP) 27
4.2 Đặc điểm lý, hóa bùn đáy của rạch Đầu Sấu 27
4.2.1 Thành phần cơ giới của nền đáy 27
a. Tỉ lệ cát trong nền đáy 28
b. Tỉ lệ sét trong nền đáy 28
c. Tỉ lệ thịt trong nền đáy 29

4.2.2 pH 29
4.2.3 Chất hữu cơ (CHC) 30
4.2.4 Đạm tổng số (TN) 30
4.2.5 Lân tổng số (TP) 31
4.3 Đặc điểm lý, hóa bùn đáy của rạch Cái Sơn 31
4.3.1 Thành phần cơ giới của nền đáy 31
a. Tỉ lệ cát trong nền đáy 32
b.Tỉ lệ sét trong nền đáy 33
c.Tỉ lệ thịt trong nền đáy 33
4.3.2 pH 34
4.3.3 Chất hữu cơ (CHC) 34
4.3.4 Đạm tổng số (TN) 35
4.3.5 Lân tổng số (TP) 36
4.4 Tính chất bùn đáy tại rạch Cái Khế, Đầu Sấu và Cái Sơn 36
Chương 5: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 37
5.1 Kết luận 37
5.2 Kiến nghị 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
Phụ lục 1: Kết quả phân tích các chỉ tiêu chất lượng bùn đáy 43

















iv

CẢM TẠ
Em xin chân thành cảm ơn:
Quý thầy cô thuộc Bộ môn Khoa học Môi trường – Khoa Môi trường và Tài
nguyên Thiên nhiên – Trường Đại học Cần Thơ đã tận tâm truyền đạt kiến thức
trong những năm học qua và tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đề tài luận
văn tốt nghiệp.
Thầy Dương Trí Dũng đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành tốt
luận văn tốt nghiệp của mình. Thầy Trần Sỹ Nam đã tận tình hướng dẫn em trong
quá trình phân tích mẫu.
Gia đình đã động viên và giúp đỡ em cả về vật chất lẫn tinh thần trong suốt
thời gian học tập và đặc biệt trong thời gian làm luận văn tốt nghiệp.
Tập thể lớp Khoa học Môi trường khóa 36 đã nhiệt tình giúp đỡ và đóng góp
ý kiến cho em suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.

Cần Thơ, ngày 27 tháng 12 năm 2013
























v
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Bản đồ hành chính Thành phố Cần Thơ 3
Hình 2.2: Tam giác sa cấu (USDA/ Soil Taxonomy) (nguồn: Lê Văn Khoa và Trần
Bá Linh, 2000) 10
Hình 3.1: Sơ đồ vị trí thu mẫu rạch Cái Khế 16
Hình 3.2: Vị trí thu mẫu rạch Đầu Sấu và rạch Cái Sơn 17
Hình 4.1: Tỉ lệ cát trong nền đáy tại các địa điểm khảo sát ở rạch Cái Khế 22
Hình 4.2: Tỉ lệ sét trong nền đáy tại các địa điểm khảo sát ở rạch Cái Khế 22
Hình 4.3: Tỉ lệ thịt trong nền đáy tại các địa điểm khảo sát ở rạch Cái Khế 23
Hình 4.4: Giá trị pH tại các địa điểm khảo sát ở rạch Cái Khế 24
Hình 4.5: Giá trị CHC tại các địa điểm khảo sát ở rạch Cái Khế 25
Hình 4.6: Giá trị TN các địa điểm khảo sát ở rạch Cái Khế 26
Hình 4.7: Giá trị TP các địa điểm khảo sát ở rạch Cái Khế 26

Hình 4.8: Tỉ lệ cát trong nền đáy tại các địa điểm khảo sát ở rạch Đầu Sấu 28
Hình 4.9: Tỉ lệ sét trong nền đáy tại các địa điểm khảo sát ở rạch Đầu Sấu 28
Hình 4.10: Tỉ lệ thịt trong nền đáy tại các địa điểm khảo sát ở rạch Đầu Sấu 29
Hình 4.11: Giá trị pH tại các địa điểm khảo sát ở rạch Đầu Sấu 30
Hình 4.12: Giá trị CHC tại các địa điểm khảo sát ở rạch Đầu Sấu 30
Hình 4.13: Giá trị TN tại các địa điểm khảo sát ở rạch Đầu Sấu 31
Hình 4.14: Giá trị TP tại các địa điểm khảo sát ở rạch Đầu Sấu 31
Hình 4.15: Tỉ lệ cát trong nền đáy tại các địa điểm khảo sát ở rạch Cái Sơn 33
Hình 4.16: Tỉ lệ sét trong nền đáy tại các địa điểm khảo sát ở rạch Cái Sơn 33
Hình 4.17: Tỉ lệ thịt trong nền đáy tại các địa điểm khảo sát ở rạch Cái Sơn 34
Hình 4.18: Giá trị pH tại các địa điểm khảo sát ở rạch Cái Sơn 34
Hình 4.19: Giá trị CHC tại các địa điểm khảo sát ở rạch Cái Sơn 35
Hình 4.20: Giá trị TN tại các địa điểm khảo sát ở rạch Cái Sơn 36
Hình 4.21: Giá trị TP tại các địa điểm khảo sát ở rạch Cái Sơn 37











vi

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Sơ đồ vị trí thu mẫu rạch Cái Khế, Đầu Sấu, Cái Sơn 17

Bảng 4.1: Hàm lượng cát, thịt, sét trong thành phần cơ giới của bùn đáy ở các địa
điểm khảo ở rạch Cái Khế 21
Bảng 4.2: Hàm lượng cát, thịt, sét trong thành phần cơ giới của bùn đáy ở các địa
điểm khảo ở rạch Đầu Sấu 27
Bảng 4.3: Hàm lượng cát, thịt, sét trong thành phần cơ giới của bùn đáy ở các địa
điểm khảo ở rạch Cái Sơn 32
Bảng 4.4: Biến động giá trị của các chỉ tiêu lý, hóa bùn đáy tại các rạch khảo sát 37

vii

TÓM LƯỢC
Đề tài “Đặc điểm lý, hóa bùn đáy trên các kênh rạch chính ở quận Ninh
Kiều, thành phố Cần Thơ” được tiến hành thực hiện từ tháng 6/2013 đến tháng
11/2013 nhằm đánh giá chất lượng và mức độ ô nhiễm bùn đáy trên một số kênh
rạch chính trong nội ô tại 15 vị trí khảo sát dọc theo 3 tuyến rạch Cái Khế, Đầu Sấu,
Cái Sơn qua 2 đợt thu mẫu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy bùn đáy của các kênh rạch khảo sát có tỉ lệ cát, thịt
và sét dao động lần lượt là 2,64 - 77,4%; 15,7 - 65,9%; 6,91 - 39%; giá trị pH dao
động trong khoảng 6,06 - 7,34; hàm lượng chất hữu cơ chiếm 2,47 - 8,86%C; hàm
lượng TN từ 0,07 - 0,29%N và hàm lượng TP dao động trong khoảng 0,09 -
0,41%P
2
O
5
. Các chỉ tiêu khảo sát ở đầu mùa mưa và cuối mùa mưa của các rạch ít
biến động. Tất cả các rạch khảo sát đều có hàm lượng chất hữu cơ rất cao, nhất là
rạch Đầu Sấu.
Nguồn gây ô nhiễm chính cho các rạch khảo sát chủ yếu là chất thải sinh hoạt
của các chợ, của các hộ dân sống ven rạch và ghe xuồng neo đậu trong lòng rạch;
ngoài ra còn có chất thải từ các nhà máy tiểu thủ công nghiệp và nước thải từ các

hoạt động sản xuất nông nghiệp. Mỗi nguồn thải khác nhau sẽ thải ra môi trường
kênh rạch những chất ô nhiễm khác nhau, tuy nhiên chúng đều gây ra sự suy giảm
chất lượng nước, đặc biệt là ô nhiễm hữu cơ của bùn đáy thủy vực. Gây ảnh hưởng
xấu đến nhiều loài sinh vật sống trong thủy vực.













1

Chương 1: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Thành phố Cần Thơ nằm ở vùng hạ lưu của sông Mekong và ở vị trí trung tâm
của Đồng Bằng sông Cửu Long. Từ năm 2004 sau khi được quyết định công nhận
thành Thành phố trực thuộc trung ương thì cho đến nay, hệ thống kênh rạch nội ô
thành phố Cần Thơ bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Theo kết quả giám sát ô
nhiễm của trạm quan trắc môi trường Cần Thơ mới đây cho thấy hầu như tất cả các
rạch thoát nước, cung cấp nước chính của thành phố này đều bị ô nhiễm nặng nề,
nhiều nơi nước biến thành màu đen bốc mùi hôi thối.
Rạch Cái Khế, Đầu Sấu, Cái Sơn thuộc quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ là
một ví dụ điển hình về sự suy giảm chất lượng nguồn nước. Rạch Cái Khế - một

trong những con rạch chính dài nhất tại thành phố Cần Thơ hiện nay là nơi phải tiếp
nhận nguồn chất thải từ dân cư ven rạch, từ việc buôn bán trên khu chợ (chợ Cái
Khế và chợ An Nghiệp), nước thải đô thị, Theo kết quả quan trắc chất lượng nước
tại thành phố Cần Thơ trong vòng 3 năm: 2008, 2009, 2010 trên rạch Cái Khế, các
chỉ tiêu BOD, COD, Coliform đều không đạt QCVN 08: 2008/BTNMT, chủ yếu ô
nhiễm hữu cơ (Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Cần Thơ, 2011). Với kết
quả khảo sát động vật nổi trên rạch Cái Khế vào mùa khô năm 2010 cho thấy hầu
hết các loài động vật nổi đã phát hiện được đều là những loài sống trong thủy vực
giàu hữu cơ (Dương Trí Dũng, 2011). Rạch Đầu Sấu và rạch Cái Sơn trước đây
rộng 9-10m, đến nay lòng rạch đã bị thu hẹp có đoạn lòng rạch chỉ còn 4-5m do sự
lấn chiếm của người dân sống ven sông rạch cùng với rác thải sinh hoạt từ các hộ
dân thải ra môi trường.
Việc xả rác thải và nước thải chưa được xử lý mang theo nhiều cặn bã hữu cơ và
vô cơ từ các căn nhà ven sông, từ khu chợ hoặc khu công nghiệp vào trong kênh
rạch nội ô thành phố đã gây ra ô nhiễm môi trường nước, đồng thời, theo thời gian
lắng đọng xuống nền đáy sẽ gây ra hiện tượng bùn lắng và bùn đáy. Sự tích tụ chất
hữu cơ vào các con rạch này làm cho bùn đáy thường chứa hàm lượng chất hữu cơ
dạng thô rất cao đang trong quá trình phân huỷ. Đặc biệt với mức độ phát triển
nhanh chóng của dân số ở thành phố Cần Thơ thì tình trạng ô nhiễm sẽ ngày càng
trở nên trầm trọng hơn và ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị của thành phố.
Ô nhiễm bùn đáy hiện nay là một trong những vấn đề đáng được quan tâm vì nó
có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái thuỷ vực, thay đổi cấu trúc và thành
phần loài, đặc biệt là động vật đáy (Đặng Ngọc Thanh và ctv., 2002; Dương Trí
Dũng và ctv., 2007). Việc xác định đặc điểm bùn đáy và đánh giá mức độ ô nhiễm
của bùn đáy các thủy vực trên là yêu cầu bức thiết cho công tác quản lý và giảm
thiểu ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, hiện nay thành phố Cần Thơ vẫn chưa có
nhiều nghiên cứu đánh giá chất lượng và mức độ ô nhiễm bùn đáy trên một số kênh

2
rạch chính trong nội ô. Do vậy, đề tài “Đặc điểm lý, hóa bùn đáy trên các kênh rạch

chính ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ” được tiến hành thực hiện nhằm các
mục tiêu sau:
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Cung cấp thông tin để thiết lập mối tương quan giữa động vật đáy và các yếu tố
môi trường, trên cơ sở đó đánh giá nhanh sự ô nhiễm môi trường nước dựa vào tính
chỉ thị của các loài động vật đáy phân bố trên thủy vực.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Đánh giá chất lượng bùn đáy ở các vị trí khảo sát trên các con rạch chính ở quận
Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
1.3 Nội dung thực hiện
- Khảo sát thu mẫu bùn đáy tại 3 rạch Cái Khế, Đầu Sấu và Cái Sơn ở đầu và
cuối mùa mưa.
- Đánh giá chất lượng bùn đáy thủy vực nghiên cứu dựa vào các chỉ tiêu lý, hoá:
thành phần cơ giới của đất, pH, TN, TP và Chất hữu cơ (CHC).
- So sánh mức độ ô nhiễm của các con rạch.






















3
Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về thành phố Cần Thơ
2.1.1 Vị trí địa lý























Hình 2.1: Bản đồ hành chính Thành phố Cần Thơ
Thành phố Cần Thơ có vị trí địa lý tại trung tâm vùng ĐBSCL, là cửa ngõ giao
lưu chính của vùng Tây Nam sông Hậu với vùng Tứ giác Long Xuyên, vùng Bắc
sông Tiền và vùng trọng điểm phía Nam giữa một mạng lưới sông ngòi, kênh rạch
chằng chịt, cách biển Đông 75 km, cách Thủ đô Hà Nội 1.877 km và cách thành
phố Hồ Chí Minh 169 km (theo đường bộ). Tọa độ địa lý: 9
o
55’08” – 10
o
19’38” vĩ
độ Bắc; 105
o
13’38” – 105
o
50’35” kinh độ Đông với các mặt tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp An Giang;
- Phía Nam giáp Hậu Giang;
- Phía Tây giáp Kiên Giang;
- Phía Đông giáp 2 tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp;
( Nguồn Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường Cần Thơ, 2010)
Thành phố Cần Thơ có 4 mặt đều không giáp biển, hầu như không có rừng tự
nhiên. Tổng diện tích 140.894,9 ha chiếm 3,45% tổng diện tích toàn vùng ĐBSCL;

4
toàn thành phố có 5 quận nội thành và 4 huyện ngoại thành gồm 85 xã, phường và
thị trấn với 644 ấp và khu vực (Nguồn Cục thống kê thành phố Cần Thơ, 2012).
2.1.2 Địa hình

Thành phố Cần Thơ có địa hình bằng phẳng hơi nghiêng theo các chiều: cao từ
Đông Bắc thấp dần xuống Tây Nam và cao từ bờ sông Hậu thấp dần vào nội đồng,
rất đặc trưng cho dạng địa hình địa phương. Đây là vùng đất có hệ thống sông
ngòi, kênh rạch chằng chịt, cao độ mặt đất phổ biến từ 0,8m - 1m so với mực nước
biển tại mốc quốc gia Hòn Dấu. Cần Thơ có 3 vùng địa mạo chính:
- Khu dòng chảy chính giới hạn bởi 2 bờ sông Hậu hình thành dãy đất cao và các
cù lao giữa sông;
- Vùng đồng lũ thuộc Tứ giác Long Xuyên bao gồm quận Thốt Nốt, Vĩnh
Thạnh, một phần huyện Cờ Đỏ và một phần quận Ô Môn, chịu ảnh hưởng lũ hằng
năm;
- Vùng châu thổ chịu ảnh hưởng triều và tác động của lũ cuối vụ gồm các quận
Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, phần phía Nam của quận Ô Môn và huyện
Phong Điền.
Nằm trong khu vực bồi tụ phù sa hàng năm của sông Mekong, trên bề mặt đất
xuống độ sâu 50m có 2 nhóm trầm tích phù sa mới và phù sa cổ. Nhìn chung đất
phù hợp cho sản xuất nông nghiệp, nhưng không phù hợp cho xây dựng, giao
thông (Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường Cần Thơ, 2010).
2.1.3 Khí hậu
Thành phố Cần Thơ thuộc vùng ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí
hậu nóng ẩm nhưng ôn hòa; có hai mùa rõ rệt trong năm gồm mùa mưa (từ tháng 5
đến tháng 11) và mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau).
Nhiệt độ không khí trung bình tại trạm Cần Thơ trong năm 2011 là 27,2
o
C giảm
0,4
o
C so với năm trước. Tháng có nhiệt độ cao nhất từ tháng 3 đến tháng 4 (28,1-
28,6
o
C); vào tháng 1 nhiệt độ 25,8

o
C có giá trị thấp nhất trong năm.
Độ ẩm có giá trị bình quân so với các năm trước nhưng không nhiều dao động
khoảng 76 - 86%, phân hóa theo mùa, các tháng mùa mưa, độ ẩm khá cao: 82-
86%; các tháng mùa khô độ ẩm thấp hơn khoảng 76-80%. Nhìn chung, giá trị độ
ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm tại thành phố Cần Thơ biến động
không lớn (Cục thống kê Thành phố Cần Thơ, 2012).
Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa vào mùa mưa chiếm trên
90% tổng lượng mưa trong năm. Mưa lớn kéo dài thường xảy ra trên diện rộng,
hàng tháng thường xảy ra 1-2 trận mưa lớn từ 50-100mm. Lượng mưa cao nhất tập
trung vào các tháng 6, 7 và tháng 11, lúc cao điểm mưa lớn kết hợp với triều cường
từ sông Hậu tràn vào thành phố gây ngập úng và làm tắc nghẽn giao thông trong
khu vực nội thành đặc biệt là trên Quốc lộ 91, đoạn từ quận Bình Thủy đến quận Ô
Môn. Khu vực thành phố Cần Thơ dù không chịu ảnh hưởng nhiều do gió bão,

5
nhưng gần đây vào mùa mưa thường có các trận mưa giông lớn, kéo dài. Trong
năm hình thành các hướng gió chính như sau:
- Hướng gió Đông-Bắc trong mùa khô với vận tốc trung bình 3 m/s.
- Hướng gió Tây-Nam trong mùa mưa với vận tốc trung bình 1,8 m/s
(Nguồn Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường Cần Thơ, 2010).
2.1.4 Thủy văn
Chế độ thủy văn dòng chảy trên hệ thống sông, kênh thuộc thành phố Cần Thơ
chịu sự chi phối của dòng chảy sông Mekong thông qua sông Hậu, thủy triều biển
Đông, mưa nội vùng và hệ thống cơ sở hạ tầng. Trong đó, sự tổ hợp giao tranh
giữa ảnh hưởng của chế độ dòng chảy thượng nguồn sông Mekong và chế độ triều
Biển Đông chi phối mạnh nhất. Mật độ sông rạch tại thành phố Cần Thơ khá lớn
khoảng 1,8 km/km
2
, vùng ven sông Hậu thuộc quận Ninh Kiều, Ô Môn, Cái Răng

và Thốt Nốt lên tới trên 2 km/km
2
. Hệ thống sông rạch chính tại Cần Thơ gồm:
- Sông Hậu: là nhánh phía Tây của sông Mekong trong lãnh thổ Việt Nam, vừa
là nguồn cung cấp nước ngọt chính cho ĐBSCL và Cần Thơ, vừa là ranh giới
tự nhiên của thành phố Cần Thơ với 2 tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long. Sông Hậu
cũng là thủy lộ Quốc tế cho các tàu đi về Campuchia Sông Hậu là con sông lớn
nhất của vùng với tổng chiều dài chảy qua Cần Thơ là 55 km, tổng lượng nước
sông Hậu đổ ra biển khoảng 200 tỷ m
3
/năm (chiếm 41% tổng lượng nước của sông
Mekong), lưu lượng nước bình quân tại sông Cần Thơ là 14.800 m
3
/giây. Tổng
lượng phù sa của sông Hậu là 35 triệu m
3
/năm (chiếm gần 1/2 tổng lượng phù sa
sông Mekong).
Hệ thống các kênh rạch nhỏ: Rạch Cần Thơ dài 16 km đổ ra sông Hậu tại bến
Ninh Kiều, rạch Bình Thủy, rạch Trà Nóc, rạch Ô Môn, rạch Thốt Nốt, kênh
Cái Sắn, Đây là những kênh rạch lớn dẫn nước từ sông Hậu vào các vùng nội
đồng và nối liền với kênh rạch của các tỉnh lân cận thành phố Cần Thơ, có nước
ngọt quanh năm, vừa có tác dụng tưới nước trong mùa cạn, vừa có tác dụng tiêu
úng trong mùa lũ và có ý nghĩa lớn về giao thông.
(Nguồn Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường Cần Thơ, 2010).
2.1.5 Tài nguyên đất
Thành phố Cần Thơ nằm bên bờ sông Hậu, thường xuyên được bồi đắp phù sa
và có nguồn nước ngọt quanh năm. Đất đai chủ yếu là đất phù sa, về đặc điểm có
thể chia thành 4 loại:
- Đất phù sa ven sông: hình thành do sự bồi đắp phù sa hằng năm của sông Hậu.

Loại đất này phân bố dọc theo sông Hậu, từ Thốt Nốt đến Cái Răng và trên các cù
lao giữa sông. Đất rất phì nhiêu, nhiều chất hữu cơ, thành phần cơ giới tốt. Đất có
thể canh tác 2 - 3 vụ lúa/năm và các cây trồng hằng năm khác.
- Đất phù sa có tầng loang lỗ đỏ vàng: phân bố thành một dải tiếp giáp với giải
đất phù sa ven sông. Dải đất này có chiều rộng không đồng nhất, phía đầu nguồn

6
thuộc huyện Thốt Nốt có diện tích khá hẹp, diện tích tăng dần về phía hạ lưu. Đất
có thành phần cơ giới nặng, chủ yếu là đất sét. Do khai thác lâu đời nên tầng thuần
thục tương đối dày, khoảng 80cm. Phần tích tụ phía dưới có đốm rỉ nâu vàng loang
lổ do tích tụ các oxit và nhôm trong đất. Loại đất này có thể canh tác lúa 2 vụ/năm,
hoa màu và cây công nghiệp.
- Đất phù sa glây: hình thành trên những vùng trũng thường xuyên bị ngập nước,
phân bố trên địa bàn các huyện: Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt và một phần huyện
Phong Điền. Do bị ngập nước nhiều tháng trong năm, đất bị yếm khí tạo thành tầng
tích tụ glây màu xám xanh. Loại đất thường ngập úng vào mùa mưa, nhưng lại
thiếu nước vào mùa khô. Vì vậy, muốn khai thác, cần có hệ thống thủy lợi hoàn
chỉnh để chủ động tưới tiêu. Trong quá trình canh tác, cần kết hợp bón phân hoá
học và hữu cơ cân đối, chú trọng bón phân lân trong sản xuất lúa và hoa màu.
- Đất phù sa nhiễm phèn: chủ yếu phân bố ở hai huyện Vĩnh Thạnh và Cờ Đỏ,
phần lớn là đất nhiễm phèn ít hoặc trung bình. Sự hình thành đất nhiễm phèn gắn
liền với quá trình tạo khoáng FeS trong đất. Khi đất bị ẩm ướt, FeS không bị biến
đổi gọi là phèn tiềm tàng. Khi đất bị khô, ion S
2-
bị biến thành ion SO4
2-
gọi là đất
phèn hoạt động. Trên đất phèn tiềm tàng vẫn có thể canh tác. Do tầng sinh phèn
thường nằm rất cạn nên biện pháp quan trọng nhất để đất phèn tiềm tàng không
hoạt động là giữ nước trên mặt đất, hoặc ít nhất là giữ nước ở mực cao hơn tầng

phèn.
2.1.6 Tài nguyên nước
Nước ngọt từ sông Hậu, một chi lưu của sông Mekong, rất dồi dào, 200 tỷ
m
3
/năm, nhưng 81% có vào mùa mưa; vào 6 tháng mùa khô (12-5) chỉ có 19% lưu
lượng năm, riêng 3 tháng mùa kiệt (3-5) lưu lượng chỉ có 4% của lưu lượng năm.
Một điều đáng lưu ý là 90% lưu lượng của sông Mekong có nguồn ngoài biên giới
Việt Nam, nên các tỉnh, thành thuộc đồng bằng sông Cửu Long không thể chủ động
tổ chức khai thác sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này, mà bị ảnh hưởng nhiều từ
các quốc gia thượng nguồn.
-Nước mưa có tổng lượng trung bình khoảng 2,3 tỷ m
3
/năm. Nếu tận dụng chỉ
tạm đủ cho nhu cầu nước của toàn thành phố Cần Thơ 3 tháng mùa kiệt.
-Nước dưới đất có trữ lượng dồi dào, ở các tầng Pleistocene, Pliocen và Miocen,
đều có chất lượng nước tốt. Theo một số nghiên cứu của các chuyên gia đầu ngành
nguồn nước này của Cần Thơ thuộc dạng chôn vùi, được bổ cập rất ít, khi khai thác
sẽ dẫn đến việc cạn kiệt (Nguồn: Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường
Cần Thơ, 2010).
2.1.7 Tài nguyên sinh vật
a. Thực vật
Tài nguyên thực vật của thành phố Cần Thơ không nhiều. Thành phố không có
rừng, ngoại trừ một số vườn sinh thái. Thảm thực vật của thành phố Cần Thơ tập

7
trung trên vùng đất phù sa ngọt, gồm các loại cỏ, rong tảo, trâm bầu, cò ke, sung
vả, dừa nước, rau má, rau dền lửa, rau sam và các loại bèo, lục bình, rong đuôi
chồn, bình bát, Trên vùng đất phèn chủ yếu có các loài tràm, chà là nước, mây
nước, bòng bong, bồn bồn, bình bát, điên điển, lúa ma, sen, bông súng

b. Động vật
Động vật của thành phố Cần Thơ chủ yếu là thủy sản nước ngọt. Cá, tôm và một
số loài nhuyễn thể sống chủ yếu trên các sông rạch. Các loại cá đen như: lóc, rô,
trê, bống có số lượng nhiều, sinh trưởng nhanh, sống chủ yếu ở hồ ao, mương đìa.
Các loại cá trắng như: chày, mè, năng thường sống ở các sông lớn như sông Hậu,
sông Cần Thơ, kênh Cái Sắn. Các loài tôm tép như: tôm càng xanh, tép bạc, tép cỏ,
tép đất sống trên sông sạch và đồng ruộng. Thành phố có vườn cò Bằng Lăng là
nơi sinh sống của một số loài thực vật tự nhiên và các loài chim, cò. Ngoài ra,
thành phố cũng có các điểm du lịch sinh thái như Ngọc Sinh, Tân Long, Mỹ
Khánh là nơi cư ngụ của một số loài động thực vật.
2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Thành phố Cần Thơ có tổng diện tích đất: 140.894.9 ha. Trong đó:
- Đất nông nghiệp 115.432,1 ha chiếm 81,93% tổng diên tích đất.
- Đất phi nông nghiệp 25.265,4 ha chiếm 17,93% tổng diên tích đất.
- Đất chưa sử dụng 194,7 ha chiếm 0,14% tổng diện tích đất.
Dân số của thành phố Cần Thơ năm 2011là 1.209.192 người. Mật độ dân số
trung bình là 863 người/km
2
. Trong đó:
- Số dân sống ở thành thị: 799.859 người, chiếm 66,15% tổng số dân.
- Số dân sống ở nông thôn: 409.333 người, chiếm 33,85% tổng số dân.
(Nguồn Cục thống kê Thành phố Cần Thơ, 2012)
2.3 Hiện trạng chất lượng môi trường nước tại thành phố Cần Thơ
Cần Thơ với những đặc điểm có nhiều hệ thống sông ngòi dày đặc như kênh
rạch, phía Bắc có kênh Xà No, kênh Cầu Sắc, kênh Thốt Nốt, kênh Thị Đôi, kênh
Ô Môn, sông Cần Thơ,…phía Nam có rạch Cái Khế, rạch Đầu Sấu, rạch Cái Sơn
kênh Cái Lớn, kênh Loan Mỹ, kênh Phụng Hiệp… do nhu cầu cuộc sống con
người đã khai thác quá mức tài nguyên nước mặt để phục vụ việc sản xuất, sinh
hoạt, các chất thải từ sản xuất, bệnh viện, chợ, trường học…phần lớn đổ xuống
sông rạch làm cho nước mặt ngày càng bị ô nhiễm hữu cơ và vi sinh vật khá cao.

Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ở các kênh rạch tại Thành phố Cần Thơ
là do:
- Các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố chưa có hệ thống xử lý nước thải
tập trung. Có những doanh nghiệp có hệ thống xử lý nước thải nhưng hoạt động
không liên tục. Có doanh nghiệp đặt cống xả nước thải ngầm dưới đất lén lút xả
nước thải ra sông rạch, gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng. Theo ông Nguyễn
Ngọc Minh - Giám đốc Sở Công thương thành phố Cần Thơ (2008), thành phố

8
Cần Thơ hiện có 6 khu công nghiệp và trên 6.000 cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp. Trong đó, 490 doanh nghiệp sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
- Tình trạng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố ngày càng phát triển,
nhưng người nuôi không xây dựng ao hồ lắng lọc xử lý nước thải. Nước thải, bùn
đáy ao vẫn xả trực tiếp ra sông rạch, gây ô nhiễm nguồn nước. Đặc biệt là các
lồng, bè nuôi cá trên sông gây ô nhiễm nguồn nước từ chất thải của cá, thức ăn dư
thừa, hóa chất xử lý nước và khi cá bệnh Theo Sổ tay Kinh tế - Xã hội thành phố
Cần Thơ (2009), ước tính thành phố có 12.216 ha ao cá. Với chiều sâu nước ao cá
thực tế biến thiên từ 1,5 đến 4m, ta lấy trung bình là 2m thì lượng nước thay cho ao
cá là hơn 70 triệu m
3
nước/ngày hay gần 27 tỷ m
3
/năm, và nồng độ COD trong
nước thay ao cá lên đến 80 mg/l.
- Một vấn đề nữa là ở các khu đô thị trong nội ô thành phố chưa có hệ thống xử
lý nước thải sinh hoạt, do đó nước thải đổ trực tiếp ra sông rạch, gây ô nhiễm
nguồn nước mặt.
- Bên cạnh đó, người dân chưa có ý thức bảo vệ môi trường, vứt ném rác thải,
các chất độc hại trong sản xuất xuống sông, rạch làm tăng thêm ô nhiễm môi
trường nước

Theo Nguyễn Hoàng Oanh, lấy dữ liệu từ Công Ty Trách nhiệm hữu hạn Cấp
Thoát Nước Cần Thơ (2009), có 31 cửa xả nước thải thoát ra rạch Cái Khế để ra
sông Hậu thuộc các tuyến đường nội ô Trần Quang Khải, Trần Hưng Đạo, Mậu
Thân, Phạm Ngũ Lão, Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Trãi, Hoàng Văn Thụ, Đề Thám,
Xô Viết Nghệ Tĩnh, Huỳnh Thúc Kháng, Bùi Thị Xuân. Có 8/31 cửa xả có dòng
chảy chậm do bùn hai bên bồi đắp, bê tông và rác xả đầy trước miệng cửa xả.
Ngoài ra, người dân còn tự xây dựng nhiều cống hở nhận nước từ khu vực đông
dân cư thải thẳng ra rạch Cái Khế.
Rạch Cái Khế ô nhiễm khá nặng. Nguyên nhân do nước thải từ Trung tâm
thương mại Cái Khế mỗi ngày thải xuống rạch khoảng 2.000 m
3
nước bẩn, chất
thải rắn và rác sinh hoạt. Cư dân sống trên những nhà sàn dọc theo kênh cũng đổ
nhiều loại chất thải xuống rạch làm cho tình trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng
thêm (Nguyễn Hoàng Oanh (2009) trích từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2006).
Trong vài năm gần đây, chất lượng nước rạch Cái Khế có khuynh hướng
suy giảm. Theo Đào Minh Minh, trích nghiên cứu của Bùi Thị Nga & Nguyễn
Hoàng Vinh (2006), hàm lượng COD, tổng Coliform tăng liên tục từ năm 2001-
2006; trong khi đó DO ngày càng giảm với các giá trị thể hiện: DO biến động
trong khoảng 1,8-3,6 mg/l, DO giảm từ 1,2-2,0 lần năm 2006 so với năm 2001;
COD dao động trong khoảng 20,5-30,5 mg/l, cao hơn 1,5-2,2 lần so với năm 2001.
Tổng Coliform biến động 4,8x103 – 3x105 MPN/100ml, Coliform năm 2006 cao
hơn từ 7- 63 lần so với năm 2001 và 2004. Theo số liệu báo cáo hiện trạng môi
trường 1999-2009 của thành phố Cần Thơ, cho thấy vào năm 2008, một số các chỉ

9
tiêu như: COD vượt 1,87 lần, TSS đã vượt 1,8 lần, chỉ tiêu NH
4
-N vượt 8,5 lần và
Coliform vượt 64 lần so với QCVN 08:2008 cột A1.

2.4 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng bùn đáy
2.4.1 Thành phần cơ giới của đất (Sa cấu đất)
Đất tự nhiên bao gồm các kích cỡ hạt khác nhau. Tùy thuộc vào tỉ lệ kích cỡ các
hạt đất mà người ta chia thành đất cát, đất thịt và đất sét. Tỉ lệ tương đối của các loại
hạt riêng lẻ trong đất (cát, thịt, sét) được định nghĩa là sa cấu đất (Lê Văn Khoa,
2000). Đất có tỉ lệ sét chiếm đa số hơn gọi là đất sét; đất chứa thịt nhiều hơn gọi là
đất thịt và chiếm phần trăm cát cao hơn gọi là đất cát. Một loại đất mà không biểu
thị đặc tính vật lý ưu thế nào trong 3 nhóm trên (ví dụ 40% cát, 40% thịt, 20% sét)
thì được gọi là đất thịt nhẹ.
Sa cấu có liên quan đến kích thước của các phần tử hạt trong đất và nó biểu thị
thành phần tương đối các cấp hạt trong một loại đất. Vì kích thước các hạt đất luôn
cố định, do đó nó được xem là một đặc tính cơ bản của đất.
Sa cấu đất có ý nghĩa rất quan trọng liên quan đến nguồn gốc phát sinh và tính
chất phì nhiêu của đất. Các tính chất như: độ xốp, khả năng giữ ẩm, tính thấm, khả
năng giữ khí và nhiệt cũng đều phụ thuộc vào sa cấu đất (Ngô Ngọc Hưng, 2005).
Đất cát thì thông thoáng tốt cho sự phát triển của rễ, dễ thấm nhưng khô nhanh, dễ
mất chất dinh dưỡng. Đất sét nặng (quá 30% sét) có các phân tử đất nhỏ, mịn liên
kết với nhau, khoảng trống giữa các hạt đất rất nhỏ, làm cho nước khó thấm qua
đất sét (Nguyễn Công Thuận trích dẫn của Raymond W.Miller et al., 1995).
Theo Lê Văn Khoa và Trần Bá Linh (2000) để phân cấp sa cấu đất, các nhà khoa
học đã thiết lập ra tam giác sa cấu. Trên cơ sở tam giác này chúng ta có 12 cấp sa
cấu khác nhau (theo USDA/ Soil Taxonomy) tùy thuộc vào tỉ lệ phần trăm của các
loại hạt khác nhau trong đất. Tam giác này chỉ dùng cho các hạt khoáng có kích
thước <2mm.


10

Hình 2.2: Tam giác sa cấu (USDA/Soil Taxonomy)
Thành phần cơ giới được chia thành 12 cấp:

1. Cát (Sand)
2. Cát pha thịt nhẹ (Loamy sand)
3. Thịt nhẹ pha cát (Sand loam)
4. Thịt nhẹ (Loam)
5. Thịt trung bình (Silt loam)
6. Thịt nặng (Silty)
7. Sét pha cát (Sandy clay )
8. Thịt trung bình pha sét (Silty clay loam)
9. Thịt pha sét (Clay loam)
10. Sét pha thịt (Silty clay)
11. Sét pha cát (Sandy clay)
12. Sét (Clay)
(Nguồn Hội Khoa Học Đất Việt Nam)
Do thành phần hóa học cũng như tính chất vật lý của các cấp hạt khác nhau nên
các loại đất có thành phần cơ giới khác nhau cũng có các tính chất khác nhau.

11
- Đất cát là loại đất có tỉ lệ cấp hạt cát cao, có thể lên tới 100%. Đất có đặc
điểm là tổng thể tích các khe hở lớn, làm nước dễ thấm xuống sâu; nghèo mùn do
có điều kiện oxy hóa tốt nên quá trình khoáng hóa chất hữu cơ mạnh, dễ bị đốt
nóng và mất nhiệt nên bất lợi chi vi sinh vật phát triển.
- Đất sét là loại đất mà trong đó cấp hạt sét chiếm tỉ lệ cao. Đất sét không có kết
cấu hạt hay kết cấu kém. Đất sét có đặc điểm là khả năng thoát nước kém, độ
thoáng khí kém nên đất dễ bị glây hóa, xác hữu cơ bị phân giải chậm. Đất sét giữ
được nhiều chất hữu cơ, giữ được nhiều nước.
- Đất thịt là loại đất có tỉ lệ các cấp hạt cũng như các tính chất lý, hóa học nằm
trung gian giữa 2 loại đất cát và đất sét. Thường đất thịt có đầy đủ 3 cấp hạt: cát,
limon và sét. Nếu là đất thịt nhẹ thì tỉ lệ cát lớn, ngược lại đất thịt nặng thì tỉ lệ cát
giảm và tỉ lệ sét tăng lên.
Mỗi cấp hạt có những ảnh hưởng khác nhau lên tính chất lý - hóa, vật lý, quá

trình hình thành đất. Nguyên nhân là do chúng có thành phần khoáng và hóa học
khác nhau, tính chất vật lý, lý - hóa khác nhau.
- Đá vụn >3mm: là điểm bất lợi của đất. Nếu hàm lượng nhỏ hơn 0,5% thì gọi là
đất không có đá.
- Sỏi (3 – 2mm): thẩm thấu quá lớn, không có khả năng dẫn nước theo mao dẫn,
sức chứa ẩm thấp (<3%).
- Cát (2 – 0,05mm) và bụi thô (0,05 -0,01mm): thẩm thấu cao, không trương nở,
không dẻo, có khả năng dẫn nước theo mao dẫn và khả năng giữ ẩm nhưng không
đáng kể.
- Thịt trung bình (0,05- 0,01mm): có tính dẻo, dính, độ phân tán, có khả năng
giữ nước, tính thấm kém, hầu như chưa tham gia vào quá trình hấp phụ trao đổi.
- Thịt nặng (0,005 – 0,001mm): có tính phân tán cao, thành phần gồm có
khoáng thứ sinh và nguyên sinh, có tính hấp phụ trao đổi cao, có chứa nhiều chất
mùn, có khả năng tạo cấu trúc đất. Nếu nằm ở dạng phân tán thì sẽ làm cho đất có
tính thẩm thấu kém, trương nở cao, dẻo, kết cấu chặt.
- Sét (<0,001mm): chủ yếu là các khoáng thứ sinh có tính phân tán cao, là
thành phần chính trong hấp phụ trao đổi, đóng góp quan trọng trong tạo kết cấu đất.
Thành phần cơ giới là một trong những tính chất quan trọng nhất của đất. Nó
ảnh hưởng lên các tính chất khác của đất, có ý nghĩa quan trọng trong vấn đề quản
lý và sử dụng đất.
Nói chung đất cát có hàm lượng chất hữu cơ thấp và độ phì thấp. khả năng giữ
ẩm và dinh dưỡng cũng kém. Dung lượng hấp phụ thấp và tính đệm kém. Tốc độ
thẩm thấu nhanh.
Khi hàm lượng sét hay thịt trong đất tăng lên thì tính chất của đất cũng được cải
thiện. Thông thường chúng trở nên phì nhiêu hơn, chứa nhiều chất hữu cơ hơn, khả

12
năng hấp phụ và tính đệm cũng tăng lên. Chúng có thể giữ nước tốt hơn, khả năng
thẩm thấu giảm.
Khi thành phần cơ giới cuả đất quá nhiều sét thì đất gây trở ngại cho quản lý và

sử dụng. Đất như thế sẽ quá dính khi ướt và quá cứng khi khô.
2.4.2 pH
pH là nhân tố quyết định giới hạn phân bố của các loài thủy sinh vật (Dương Trí
Dũng, 2009).
pH là chỉ tiêu đánh giá rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển
của vi sinh vật, vận tốc phản ứng hóa học và sinh hóa trong đất, độ hữu dụng
dưỡng chất trong đất.
pH giúp các nhà nghiên cứu hiểu một cách khái quát về đặc tính hóa học của
đất. Trong đất, H
+
là nguyên nhân gây ra độ chua của đất. Độ chua của đất được
diễn tả bằng pH trong đất. Trong đất pH thường thay đổi từ 2,8 đến 10. Một số loại
đất có pH như sau: đất sodic (pH 8,5 – 11), đất kiềm nhiều vôi (pH 7- 8,2), đất
vùng nhiệt đới ẩm (pH 5-5,5), đất phèn (pH 2-3,8).
2.4.3 Chất hữu cơ
Chất hữu cơ là một chỉ tiêu quan trọng của đất, là yếu tố làm tăng lượng và chất
của CEC, tăng kết cấu đất, cải thiện tính chất vật lí, khả năng giữ ẩm của đất. Chất
hữu cơ OM có thể biểu thị bằng % cacbon hữu cơ (OC), hoặc % chất hữu cơ
(OM), với hệ số chuyển đổi là 1,724 (%OM = %OC * 1,724).
Chất hữu cơ của đất gồm 2 dạng chính: hợp chất mùn (humic, acid humic và
acid fulvic) và hợp chất không phải mùn (các sản phẩm của xác bã thực vật đang
trong quá trình phân hủy). Chất hữu cơ của đất còn là chỉ tiêu số một về độ phì và
ảnh hưởng đến nhiều tính chất đất: khả năng cung cấp chất dinh dưỡng, khả năng
hấp phụ, giữ nhiệt,…Để phát triển nông nghiệp bền vững phải giảm sự mất chất
hữu cơ đất nhất là sử dụng đất ở vùng nhiệt đới (Lê Văn Khoa, 2000).
Theo Nguyễn Mỹ Hoa và Trần Bá Linh (2006) chất hữu cơ là kết quả của quá
trình phân hủy xác bã động thực vật. Chất hữu cơ có khả năng giữ cation và nước
rất tốt, phần trăm chất hữu cơ trong đất đo lường từ xác bã động thực vật trong đất,
màu của đất thay đổi theo hàm lượng chất hữu cơ. Đất có màu tối thì hàm lượng
chất hữu cơ cao.

Hàm lượng chất hữu cơ đất và độ bền cấu trúc đất liên quan chặt chẽ với nhau.
Hàng năm bổ sung xác hữu cơ thực vật đã duy trì có hiệu quả độ bền cấu trúc. Ở
đất không có cacbonat chứa hàm lượng mùn thấp hơn 3,4% thì cấu trúc đất bị suy
giảm nhiều hơn so với đất có chứa 4,3% có cấu trúc bền.
Vùng Tây Nam sông Hậu có hàm lượng chất hữu cơ trung bình từ (2- 4%). Hàm
lượng chất hữu cơ cao ở những vùng trũng thấp và tập trung khá trong vùng trũng
hơi thấp như: Hà Tiên, Hòn Đất, Tân Hiệp, Giồng Riềng (Kiên Giang), Long Mỹ

13
(Hậu Giang), Ngọc Hiển (Cà Mau). Chất hữu cơ có hàm lượng trung bình tập trung
ở những vùng đất phát triển, bão hòa nước ít nhất một tháng trong năm (Ngô Phạm
Trúc Hạnh (2010) trích từ Võ Quang Minh và Lê Hào Hiệp, 1990). Theo Nguyễn
Thị Gái trích từ Vũ Cao Thái (1997), đất ở Đồng bằng sông Cửu Long giàu hữu cơ
và Nito tổng số, tỉ lệ chất hữu cơ 3- 4 % có nơi 8 – 10% hoặc cao hơn, nhưng hầu
hết đều đạt mức trên 2%.
Theo Võ Thị Gương và ctv., (2010), chất hữu cơ trong đất đóng vai trò quan
trọng đối với tất cả tiến trình lý, hóa, sinh học của đất. Dựa vào khả năng phân hủy,
có thể chia chất hữu cơ trong đất thành hai thành phần chính: thành phần dễ phân
hủy và thành phần đa phân tử khó phân hủy. Những nghiên cứu gần đây về chất hữu
cơ trong đất đã chú trọng hơn đến thành phần mùn di động, dễ phân hủy cũng như
các thành phần đa phân tử chận phân hủy và rất khó phân hủy của mùn; bởi đây là
những thành phần chính liên kết với khoáng sét tạo nên chất hữu cơ cho đất.
Trong đất tự nhiên, nguồn cung cấp chất hữu cơ duy nhất là tàn tích sinh vật,
bao gồm xác động vật, thực vật và vi sinh vật (Nguyễn Như Hà, 2005).Tàn tích
sinh vật hay còn gọi là tàn dư hữu cơ, là phần chất hữu cơ do các vi sinh vật sống
trong đất, sau khi chết để lại cho đất.
Ở nền đáy thủy vực, các mảnh vụn hữu cơ rất nhỏ có vai trò như là thức ăn hơn
chất nền, trừ những động vật không xương sống nhỏ nhất và vi sinh vật, Những vật
chất hữu cơ lớn như xác lá cây hay thân gỗ mục có vai trò như chất nền hơn là thức
ăn. Ở các thủy vực có hàm lượng xác thực vật nhiều thường có mật độ động vật

đáy cao. Mặt khác, các xác thực vật lớn còn là giá bám quan trọng cho tảo phát
triển làm thức ăn cho một số loài động vật không xương sống.
(Theo Nguyễn Công Thuận (2009) trích dẫn từ www.chebucto.Ns.ca/ccn
info/science /swcs///zoobenth/primer//zoobenth. doc).
2.4.4 Tổng đạm (TN)
Theo Ngô Ngọc Hưng và ctv (2004), đạm tổng số của đất vùng nhiệt đới thường
thấp hơn ở vùng ông đới. Ở ĐBSCL, đất phèn có hàm lượng nito cao nhất, thường
0,2%. Đất phù sa hàm lượng đạm từ trung bình đến khá.
Nito là chỉ tiêu hàng đầu đánh giá độ phì của đất. Nito không có nguồn gốc từ
khoáng mà chủ yếu do nguồn hữu cơ và nguồn cố định từ không khí cung cấp,
ngoài ra đạm trong đất còn được sinh ra do việc vận chuyển phù sa, sông ngòi và
lũ lụt. Trong đất 95 – 99%N ở dạng hữu cơ, chỉ có 1 – 5% ở dạng vô cơ (amon
hoặc nitrat). Trong lớp đất cày 40 – 50% ở dạng axit amin (Viện thổ nhưỡng Nông
hóa, 1998).
Do tổng số chất hữu cơ của đất Việt Nam thấp so với đất vùng ôn đới nên hàm
lượng N tổng số và dễ tiêu trong đất nói chung thấp. Nito tổng số của đất Việt
Nam thường không quá 0,3% đối với đất đồi núi và không quá 0,2% so với đất

14
đồng bằng. Cũng thấy rõ sự giảm sút hàm lượng N trong đất khi độ chua của đất
tăng (Viện thổ nhưỡng Nông hóa, 1998).
Nito vô cơ trong đất có ở dạng NH
4
+
, NO
2
-
, và NO
-
3

được tạo thành do quá trình
khoáng hóa và tổng hợp với hai quá trình amon hóa và quá trình nitrat hóa có sự
tham gia của vi sinh vật (Viện thổ nhưỡng Nông hóa, 1998).
Hàm lượng nito dư thừa trong tự nhiên cũng gây đe dọa đến môi trường, hàm
lượng nitrit, amoni trong đất cao sẽ gây ra ô nhiễm môi trường. Việc lạm dụng
phân bón hoa màu cũng như các hợp chất của nito để nuôi gia súc đã dẫn đến một
lượng lớn nito chảy vào trong các ao hồ (khoảng 20-25%), nhờ vào dòng nito này,
lấy hết nguồn oxi trong nước và lấp đi ánh sáng mặt trời, làm tôm cá chết ngạt và
ngăn cản quá trình quang hợp của các thực vật sống dưới nước.
Do đó, việc quản lý hàm lượng nito trong đất có vai trò rất quan trọng trong
viêc bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động của ô nhiễm nito với môi trường.
2.4.5 Tổng lân (TP)
Lân tổng số trong đất phụ thuộc vào thành phần khoáng đất. Đất ĐBSCL được
tạo thành từ các khoáng nghèo lân. Đất phù sa được bồi đắp hàng năm và đất mặn
có hàm lượng lân tổng số cao nhất, thấp nhất là các loại đất phèn (Ngô Ngọc Hưng
et al., 2004).
Theo Đỗ Thị Thanh Ren (1999), trong đất lân có khuynh hướng phản ứng với
các thành phần trong đất tạo ra các hợp chất không hòa tan. Nguyên tố lân trong tự
nhiên kết hợp với oxi để cho ra P
2
O
5
, kết hợp với nước để cho ra acid
orthophosphoric. Đơn vị tính của lân trong đất là % P
2
O
5
hoặc % P.
Trong đất lân có thể ở dạng hữu cơ hoặc lân khoáng tùy thuộc vào sự hình thành
và phát triển của đất. Hàm lượng lân tổng số trong đất biến thiên trung bình từ

0.02-0.15 % P
2
O
5
. Đất ĐBSCL nhìn chung nghèo lân tổng số, hàm lượng lân trung
bình của các nhóm đất chính là 0.06% P
2
O
5
(Đỗ Thị Thanh Ren, 1999).
Đất phù sa được bồi hàng năm và đất mặn có hàm lượng lân tổng số cao nhất và
thấp nhất là các loại đất phèn (Ngô Ngọc Hưng, 2005).
Trong đất lân tổng số chia làm hai dạng: lân hữu cơ và lân vô cơ. Tỉ lệ này phụ
thuộc vào sự hình thành và phụ thuộc vào điều kiện đất. Lân hữu cơ thường chiếm
khoảng 20-80% lân tổng số. Hàm lượng lân vô cơ gia tăng theo độ sâu phẫu diện
đất, trong khi hàm lượng lân hữu cơ cao nhất ở tầng mặt.
2.5 Mối quan hệ giữa động vật đáy và cấu trúc nền đáy
Theo Dương Trí Dũng (2001), động vật đáy sống trong thủy vực không những
chịu tác động của yếu tố hóa học nước mà còn chịu tác động trực tiếp với chất nền
đáy, Dựa vào cấu trúc nền đáy nơi chúng phân bố mà chia thành các dạng như:
sinh vật ưa bùn đáy, ưa đáy cát, cát bùn,

15
Theo Đặng Ngọc Thanh và ctv (2002), trong môi trường trầm tích đáy giàu hữu
cơ thì các loài giun ít tơ xuất hiện nhiều và chúng là chỉ thị cho nguồn nước bị ô
nhiễm vừa.
Theo Dương Trí Dũng và ctv (2007), động vật đáy là nhóm sinh vật có sự biến
động chậm về thành phần loài và chịu tác động lớn của sự thay đổi cấu trúc nền đáy
thủy vực.
Theo Nguyễn Công Thuận (2009), cấu trúc động vật đáy có mối quan hệ chặt chẽ

với đặc tính nền đáy hơn là các thông số thủy hóa, đặc biệt là thành phần cơ giới và
hàm lượng chất hữu cơ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố động vật đáy.
Theo Dương Trí Dũng (2012), ở những nơi có số loài động vật đáy phong phú
và sự xuất hiện thường xuyên của giun ít tơ với số lượng lớn chứng tỏ nơi đó bị ô
nhiễm vừa với hàm lượng các chất hữu cơ và hàm lượng COD, đạm N-NO
3
-

TSS trong nước tương đối cao, hàm lượng DO thấp.


























16
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 06/2013 đến tháng 11/2013.
3.1.1 Thời gian thu mẫu
Mẫu bùn đáy được thu hai lần vào đầu mùa mưa (tháng 06) và cuối mùa mưa
(tháng 11). Cụ thể như sau:
- Đợt thu mẫu thứ nhất vào đầu mùa mưa: ngày 08/06/2013.
- Đợt thu mẫu thứ hai vào cuối mùa mưa: ngày 01/10/2013.
3.1.2 Địa điểm thu mẫu
Địa điểm thu mẫu là rạch Cái Khế, rạch Đầu Sấu và rạch Cái Sơn quận Ninh
Kiều, thành phố Cần Thơ. Mẫu được thu ở 15 điểm khác nhau dọc theo rạch Cái
Khế, Đầu Sấu và Cái Sơn bắt đầu từ đoạn trao đổi nước với sông Hậu vào sâu bên
trong rạch. Các điểm thu mẫu được thể hiện cụ thể theo hình sau:



















Hình 3.1 : Sơ đồ vị trí thu mẫu rạch Cái Khế







×