Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

ĐỀ TÀI điều TRA các LOÀI cỏ dại và ẢNH HƯỞNG của CHÚNG đến cây lúa TRÊN RUỘNG lúa ở QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.59 MB, 110 trang )

GVHD: ThS. Đặng Minh Quân SVTH: La Sở Sen và Trương Quốc Tất
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng châu thổ sông Mê Kông. Nơi đây
mưa thuận gió hòa, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm, thích
hợp cho nhiều loài cây phát triển, đặc biệt là cây lúa. ĐBSCL được mệnh danh là vựa lúa
của cả nước, đóng góp 50% sản lượng lúa cả nước và 80% gạo xuất khẩu (Nguồn: Viện
lúa ĐBSCL). Cần Thơ cũng nằm trong vùng ĐBSCL nên chọn cho mình cây lúa là cây
lương thực chính. Quận Ninh Kiều là trung tâm của thành phố Cần Thơ, mặc dù mức độ
đô thị hóa ngày càng cao nhưng câu ca dao ông bà ta để lại vẫn còn trong câu nói của
người dân, cho thấy cây lúa vẫn chiếm một vị trí rất quan trọng:
“Cần Thơ gạo trắng, nước trong
Ai đi đến đó, lòng không muốn về.”
Từ khi khai hoang lập địa, dân di cư đã mang theo tập quán trồng lúa đến vùng đất
này. Quanh năm người dân sống với nghề làm ruộng là chính, thế hệ này nối tiếp thế hệ
kia nên nông dân ta có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng lúa. Chẳng hạn như câu:
“Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn.”
Đúng vậy, từ rất lâu nông dân đã thấy được cỏ dại làm giảm năng suất lúa, làm tốn
hao nhiều công sức khi làm ruộng. Cỏ dại gây hại cho lúa mà không biểu hiện liền, đến
khi lúa lớn và thu hoạch mới thấy cây lúa không vững, ít bông hoặc hột lép hoặc hột
không mẩy. Nó làm giảm năng suất, sản lượng và tăng chi phí sản xuất. Theo thống kê ở
các nước trồng lúa châu Á, cỏ dại có thể làm giảm tới 60% năng suất lúa. Nhìn chung
trên thế giới, cỏ dại làm giảm 15% tổng sản lượng lúa gạo hằng năm. Theo FAO (Cơ
quan lương thực của Liên hiệp quốc) thì thiệt hại do cỏ dại gây ra trên thế giới hằng năm
có thể nuôi sống 100 triệu người/năm.
Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành Sư phạm Sinh vật
1
GVHD: ThS. Đặng Minh Quân SVTH: La Sở Sen và Trương Quốc Tất
Nhìn chung, nông dân đã nhận thấy cỏ dại ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây lúa.
Họ và những nhà khoa học tìm cách để phòng trừ cỏ dại. Tuy nhiên sự hiểu biết của họ
về cỏ dại đã đầy đủ chưa ? Họ có biết hết tên các loài cỏ trong ruộng của mình hoặc đã


nắm được tác hại của cỏ dại và cơ sở của những tác hại đó hay chưa ? Vì lẽ đó, chúng tôi
thực hiện đề tài “Điều tra các loài cỏ dại và ảnh hưởng của chúng đến cây lúa trên ruộng
lúa ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ” với mục đích:
Nhận biết và phân loại được các loài cỏ dại trên ruộng lúa ở quận Ninh Kiều.
Tìm hiểu ảnh hưởng của cỏ dại lên sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây
lúa, cùng những biện pháp phòng trừ các loài cỏ dại.
Là một nguồn tài liệu cho môn Phân loại học Thực vật, Cỏ dại học, Bảo vệ thực
vật, và là tài liệu tham khảo ban đầu cho những nghiên cứu sâu hơn về cỏ dại.
Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành Sư phạm Sinh vật
2
GVHD: ThS. Đặng Minh Quân SVTH: La Sở Sen và Trương Quốc Tất
PHẦN II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1. ĐỊNH NGHĨA CỎ DẠI
Không có một định nghĩa chính xác dành cho “cỏ dại”, tùy theo quan điểm khi
đánh giá vấn đề mà người ta có thể có những định nghĩa khác nhau về cỏ dại [Phến,
2005]. Theo Nguyễn Mạnh Chinh và Mai Thành Phụng [2000]: “Cỏ dại là tất cả những
cây không được trồng mà lại có trên ruộng. “Dại” ở đây không có nghĩa là độc hay nguy
hiểm cho người mà có nghĩa là mọc bừa bãi, mọc ở những nơi mà người ta không muốn
chúng mọc.” Như vậy “cỏ dại” không chỉ là những cây có hại cho cây trồng như Cỏ lồng
vực (Echinochloa crus-galli L.), cỏ Đuôi phụng (Leptochloa chinensis L.), Cỏ chác
(Fimbristylis miliacea L.),… mà kể cả những cây có ích như Rau ngổ (Enydra fluctuans
Lour.), Rau muống (Ipomoea aquatica Forsk),… nếu mọc xen vào ruộng (không do con
người trồng) thì vẫn bị xem là cỏ dại. Trần Vũ Phến [2005] tạm đưa ra một vài định
nghĩa dựa theo những quan niệm đánh giá khác nhau:
- Cỏ dại là những loài thực vật mọc hoang trong tự nhiên, ở những nơi và vào
những thời điểm mà con người không mong muốn có sự hiện diện của chúng.
- Cỏ dại cũng có thể được định nghĩa như là những thực vật mà các đặc điểm con
người không mong muốn nhiều hơn các đặc điểm được mong muốn.
- Cỏ dại cũng có thể là những loài thực vật mà ở thời điểm này, ở nơi này những

tính hữu ích của chúng chưa được phát hiện, hoặc những loài thực vật mà tính năng gây
hại của chúng cho con người lớn hơn những lợi ích mà nó đem lại.
Tuy nhiên, có một số loài cỏ lúc nào cũng được xem là cỏ dại như Cỏ lồng vực
(Echinochloa crus-galli L.), cỏ Đuôi phụng (Leptochloa chinensis L.),…
Nói chung: “Cỏ dại là những thực vật mọc ở một nơi ngoài ý muốn của con
người và làm ngăn trở hoạt động của con người”.
Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành Sư phạm Sinh vật
3
GVHD: ThS. Đặng Minh Quân SVTH: La Sở Sen và Trương Quốc Tất
Trong đề tài này, chúng tôi xem cỏ dại là những cây không được người trồng mà
tự mọc ở trong ruộng lúa và trên bờ ruộng.
2. PHÂN LOẠI CỎ DẠI
Tùy theo mục tiêu mà người ta có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại. Theo
Trần Vũ Phến [2005]: “Nguyên tắc của việc phân loại cỏ là xếp những loại cỏ có nhiều
đặc tính tương tự hơn là khác biệt vào cùng một nhóm”. Các tiêu chuẩn phân loại thường
được sử dụng là:
- Phân loại theo Hệ thống phân loại Thực vật.
- Phân loại theo thời gian sống của cỏ.
- Phân loại dựa theo hình dạng lá.
- Phân loại dựa theo cấu trúc cơ thể và tập tính tăng trưởng.
- Phân loại dựa trên tập tính sinh sống.
- Phân loại theo một số tiêu chuẩn phân loại khác.
Trong phạm vi đề tài, chúng tôi tra khảo và phân loại các cây cỏ theo tài liệu “Cây
cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ [2000] và “Cỏ dại phổ biến tại Việt Nam” của Dương
Văn Chín [2000].
2.1. Phân loại theo Hệ thống phân loại Thực vật
Cách phân loại này thường được áp dụng trong nghiên cứu cơ bản. Người ta dựa
vào những đặc điểm giống nhau và khác nhau về hình thái, giải phẩu để phân loại chúng.
Mức phân loại căn bản nhất là loài (species), nhiều loài giống nhau hợp thành chi
(genus), nhiều chi hợp thành họ (familia), nhiều họ giống nhau hợp thành bộ (ordo), cứ

như vậy lên đến những mức phân loại cao dần là lớp (classis), ngành (divisio), giới
(regnum). [Chinh và Phụng, 2000; Phến, 2005]
Ví dụ: Các loài Cỏ mực (Eclipta alba L.), Cỏ chân vịt (Sphaeranthus africanus
L.), cỏ Cúc áo (Spilanthes paniculata Wall.)… hợp thành họ Cúc (Asteraceae).
Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành Sư phạm Sinh vật
4
GVHD: ThS. Đặng Minh Quân SVTH: La Sở Sen và Trương Quốc Tất
2.2. Phân loại theo thời gian sống của cỏ
“Chu kỳ sống được tính từ lúc cỏ nẩy mầm - tạo ra thế hệ mới và chết”. Kiểu phân
loại này thường được dùng để xem xét áp dụng các biện pháp hóa học hoặc thủ công.
[Chinh và Phụng, 2000; Phến, 2005].
2.2.1. Cỏ hằng niên (hàng niên) hay nhất niên
Thời gian chu kỳ đời sống là một năm. Chu kỳ sống của nhóm cỏ này thường
trùng vời thời vụ. Sinh sản và phát tán chủ yếu bằng hột. Cũng có một số ít cây sinh sản
bằng đốt thân có rễ để lại cho năm sau tiếp tục mọc lên.
Phần lớn cỏ dại trong ruộng thuộc nhóm cỏ hằng niên. Nhóm cỏ này tương đối dễ
trị và ít tốn kém. Tốt nhất là diệt khi mới nẩy mầm hoặc trước khi ra hoa bằng biện pháp
hóa học và biện pháp khác kết hợp. Nhưng do sự tạo hột rất nhiều nên cần kiểm soát
chúng liên tục qua nhiều vụ.
Ví dụ: Cỏ chác (Fimbristylis miliacea L.), Rau trai (Commelina diffusa Burm.f.),
Đuôi phụng (Leptochloa chinensis L.), Cỏ lồng vực (Echinochloa crus-galli L.),…
2.2.2. Cỏ nhị niên
Cỏ nhị niên có chu kỳ đời sống là hai năm. Năm thứ nhất là giai đoạn tăng trưởng,
tạo rễ củ… Năm thứ hai là giai đoạn cây ra hoa, tạo hột. Sau khi tạo hột thì chết. Ở nước
ta ít thấy nhóm cỏ này [Phến, 2005].
Ví dụ: Meliotus albus Med. (họ Đậu), Carduus nutans L. (họ Compositeae),…
2.2.3. Cỏ đa niên
Trần Vũ Phến [2005] phân chia ra cỏ hằng niên, cỏ nhị niên, cỏ đa niên, nên nhóm
cỏ đa niên là những loài cỏ có chu kỳ đời sống từ hai năm trở lên. Còn với Nguyễn Mạnh
Chinh và Mai Thành Phụng [2000] chỉ phân chia thành cỏ hằng niên và cỏ đa niên nên

nhóm cỏ đa niên có chu kỳ sống trên một năm. Nhóm cỏ này sinh sản và phát tán cả bằng
hột (hữu tính) lẫn bằng cơ quan sinh dưỡng (vô tính).
Do một năm thường trồng nhiều vụ, mỗi vụ đều có khâu làm đất và liên tục có
nước nên nhóm cỏ này thường hiện diện ít hơn cỏ hằng niên. Tuy nhiên, việc phòng trừ
cỏ đa niên thường khó khăn và tốn kém hơn, vì chưa có thuốc đặc trị để diệt các bộ phận
Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành Sư phạm Sinh vật
5
GVHD: ThS. Đặng Minh Quân SVTH: La Sở Sen và Trương Quốc Tất
giúp cỏ tồn tại. Nguyễn Mạnh Chinh và Mai Thành Phụng [2000] đã nêu lên biện pháp
phòng trừ cỏ đa niên tốt nhất là cày bừa nhiều lần, nhặt bỏ cây cỏ hoặc phun các loại
thuốc không chọn lọc trước khi làm đất gieo cấy hoặc ngâm nước một thời gian dài.
Ví dụ: Cỏ chỉ (Cynodon dactylon L.), Cỏ lông (Brachiaria mutica F.),…
2.3. Phân loại dựa theo hình dạng lá [Chinh và Phụng, 2000; Phến, 2005].
Dựa vào hình dạng của lá, người dân thường phân ra cỏ lá rộng, cỏ lá hẹp. Có
người còn phân thêm một dạng trong cỏ lá hẹp đó là nhóm cỏ lác. Phân loại theo hình
dạng lá có ý nghĩa khi sử dụng các biện pháp trừ cỏ, biện pháp thủ công…
2.3.1. Cỏ lá hẹp
Cỏ lá hẹp có phiến lá thường hẹp và dài, gân lá song song. Đa số là cây một lá
mầm (đơn tử diệp).
Ví dụ: Các loài cỏ thuộc họ Hòa bản (Poaceae) và họ Lác (Cyperaceae).
2.3.2. Cỏ lá rộng
Cỏ lá rộng có phiến lá thường rộng, ngắn hoặc dài, rất đa dạng, gân lá xếp theo
nhiều cách nhưng không song song. Cỏ lá rộng gặp ở cả cây một lá mầm và cây hai lá
mầm (song tử diệp).
Ví dụ: Rau mác bao (Monochoria vaginalis Burm.f.), Cỏ xà bông (Sphenoclea
zeylanica Gaertn.),…
2.4. Phân loại dựa theo cấu trúc cơ thể và tập tính tăng trưởng [Phến, 2005]
- Thân thảo: Cây có thân mềm, không có cơ cấu hậu lập. Ví dụ: Cỏ lồng vực
(Echinochloa crus-galli L.), Rau mác bao (Monochoria vaginalis Burm.f.), …
- Dây leo: Thân dạng dây leo hoặc có tua cuốn. Ví dụ: Dây bò như Rau muống

(Ipomoea aquatica Forsk), dây leo quấn như Bìm bìm (Ipomoea triloba L.), thân trườn
như Biện lý (Quisqualis indica L.).
- Bụi: Thân cây mọc thành dạng bụi. Ví dụ: Mắc cỡ (Mimosa pudica L.),…
Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành Sư phạm Sinh vật
6
GVHD: ThS. Đặng Minh Quân SVTH: La Sở Sen và Trương Quốc Tất
- Thân mộc: Thân cứng, có cơ cấu hậu lập, có nhánh. Ví dụ: Đậu điều (Phaseolus
lathyroides L.),…
2.5. Phân loại dựa trên tập tính sinh sống
Theo Trần Vũ Phến [2005] cách phân loại này dựa vào tập tính sinh sống trên giá
thể cần thiết nào mà cỏ được chia ra:
- Cỏ mọc trên đất: Cỏ sống ở trên cạn, rễ ở dưới đất và thân, cành, lá trên không.
- Cỏ biểu sinh: Sống bám trên cây khác, có thể sống kí sinh như dây Tơ hồng
(Cuscuta spp. Tourn.) hay bán ký sinh như Striga asiatica L
- Cỏ thủy sinh:
+ Thủy sinh nổi: Rễ trên đất, thân trên mặt nước.
+ Thủy sinh ngập trong nước: Các bộ phận của cây nằm trong nước.
+ Thủy sinh trôi nổi trong nước: Rễ không tiếp xúc với đất.
Trong đề tài này, chúng tôi phân loại các loài cỏ dại tìm được dựa vào Hệ thống
phân loại Thực vật, đồng thời xếp chúng vào 3 nhóm dựa theo môi trường sống của cây:
- Nhóm cỏ dại sống trong ruộng.
- Nhóm cỏ dại sống trên bờ ruộng.
- Nhóm cỏ dại sống cả trong ruộng lẫn trên bờ ruộng.
3. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CỎ DẠI
Để có thể áp dụng các biện pháp phòng trừ cỏ tốt, ta cũng cần biết một số đặc
điểm của chúng. Trần Vũ Phến [2005] cho rằng “Cỏ dại là những thực vật được tồn tại
qua quá trình chọn lọc tự nhiên, không như cây trồng là do con người. Do đó, bên cạnh
những đặc điểm sinh học của các loài thực vật nói chung, chúng còn có những đặc điểm
khác mà cây trồng không có hoặc ít có”.
Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành Sư phạm Sinh vật

7
GVHD: ThS. Đặng Minh Quân SVTH: La Sở Sen và Trương Quốc Tất
3.1. Miên trạng
“Miên trạng là dạng của tình trạng nghỉ của hột hay cơ quan sinh sản sinh dưỡng,
chúng không nẩy mầm ngay cả khi dưới điều kiện thuận hợp”. Trần Vũ Phến [2005] chia
ra 3 dạng miên trạng: miên trạng nguyên sinh, miên trạng cảm ứng, miên trạng ép buộc.
Hột có miên trạng thường không thấm nước và oxy, phôi chưa thành thục hoặc có chất ức
chế trong phôi.
Miên trạng giúp cho cỏ sống sót qua điều kiện khí hậu khắc nghiệt nên nó cũng là
một trong những nguyên nhân khiến cho cỏ dại khó trị. Muốn áp dụng các biện pháp
phòng trừ cỏ được hiệu quả thì cần phải phá vỡ sự miên trạng này. Sau đây là một vài
biện pháp giúp phá vỡ sự miên trạng:
- Hoạt động của vi sinh vật hay xử lý với acid đối với hột có vỏ không thấm nước.
- Có những loài cỏ lớp vỏ cứng bị vỡ trong điều kiện ẩm ướt hoặc khô liên tục.
- Phương pháp nhân tạo: Xử lý với KNO
3
, Gibberellic acid, chất có tác động giống
Cytokinin và Auxin hoặc xử lý ánh sáng và nhiệt độ. Benzyladenine có thể làm giảm khả
năng đâm chồi từ thân củ Cỏ cú (Cyperus rotundus L.) và phá vỡ tác động hưu miên của
chồi ngọn ở Cỏ năng (Scirpus maritimus).
3.2. Sự nẩy mầm của cỏ dại
Theo Nguyễn Mạnh Chinh và Mai Thành Phụng [2000] mặc dầu cỏ có khả năng
thích ứng cao, nhưng để nẩy mầm thì vẫn cần những điều kiện nhất định như nước, ánh
sáng, oxy… Trong đó điều kiện quan trọng nhất là nước. Ruộng quá khô hoặc thường
xuyên ngập nước hột cỏ đều không nẩy mầm. Phần lớn cây hằng niên đều nẩy mầm vào
đầu mùa mưa để rồi cho ra hột giống vào mùa nắng.
Khi nẩy mầm, hột cỏ trải qua các quá trình: hấp thu nước và thủy phân tinh bột,
hoạt động trao đổi chất nhanh, rễ hình thành và mọc dài ra, hình thành chồi mầm, tăng
trưởng độc lập. Có 2 kiểu nẩy mầm là nẩy mầm thượng địa (nẩy mầm trên mặt đất) ở cây
hai lá mầm và nẩy mầm hạ địa (nẩy mầm dưới mặt đất) ở cây một lá mầm.

Đặc điểm của cỏ dại là thời gian mọc mầm không đều. Sau khi làm đất gieo cấy,
gặp điều kiện ánh sáng và nước đầy đủ, một số cỏ bắt đầu mọc và thường sau 7 - 10 ngày
Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành Sư phạm Sinh vật
8
GVHD: ThS. Đặng Minh Quân SVTH: La Sở Sen và Trương Quốc Tất
phần lớn mới mọc hết, còn lại một số ít tiếp tục mọc về sau, chậm nhất là khoảng 15
ngày. Nguyên nhân là do thời gian miên trạng khác nhau, thời gian chín không đều, độ
sâu chôn vùi khác nhau. Tuy nhiên, do đặc điểm canh tác nên mặc dù thời gian cỏ mọc
không đều nhưng cũng tương đối tập trung (nẩy mầm từ 3 - 5 ngày và thành cây từ 7 - 10
ngày). Đây cũng là một thuận lợi cho việc phòng trừ.
3.3. Sự tăng trưởng và phát triển của cỏ dại
Cỏ dại tăng trưởng qua 2 giai đoạn:
- Giai đoạn cây non: Là giai đoạn tích lũy chất dinh dưỡng và lớn lên. Nó bắt đầu
cạnh tranh với cây trồng dưỡng chất và nước. Tuy nhiên đây là giai đoạn dễ bị tổn
thương nên các biện pháp phòng trừ thường được áp dụng khi cây còn non và dễ đạt
được kết quả. Hiệu quả nhất là biện pháp hóa học, sử dụng thuốc diệt cỏ tiền nẩy mầm,
hậu nẩy mầm sớm.
- Giai đoạn cây trưởng thành: Là giai đoạn cỏ đã phát triển đầy đủ rễ, thân, lá.
Cây cứng cáp hơn, khả năng cạnh tranh gay gắt hơn, nhất là lúc trước khi bước vào sinh
sản. Giai đoạn này cỏ có sức chống chịu tốt hơn nên việc quản lý chúng cũng khó hơn.
Một số loài, khi điều kiện môi trường quá khắc nghiệt, chúng sẽ chuyển sang sinh sản
sớm hơn.
Trong 2 giai đoạn tăng trưởng và phát triển của cỏ dại thì giai đoạn cây non là giai
đoạn được Trần Vũ Phến [2005] đánh giá là “giai đoạn quan trọng nhất cho việc tác động
các biện pháp quản lý cỏ dại”.
3.4. Sự sinh sản của cỏ dại
Nguyễn Mạnh Chinh và Mai Thành Phụng [2000] cho biết sự sinh sản của cỏ dại
có những đặc điểm:
- Có nhiều hình thức sinh sản: “Các loài cỏ dại càng có khả năng sinh sản với
nhiều hình thức thì việc quản lý chúng càng khó khăn” [Phến, 2005]. Đa số các loài cỏ

hằng niên và nhị niên sinh sản hữu tính bằng hột. Hầu hết thường trổ hoa vào khoảng 5
tuần sau khi nẩy mầm. Một số loài còn có khả năng ra hoa, tạo hột trước khi điều kiện
Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành Sư phạm Sinh vật
9
GVHD: ThS. Đặng Minh Quân SVTH: La Sở Sen và Trương Quốc Tất
môi trường trở nên bất lợi, hoặc rụng hột trước khi ruộng được thu hoạch. Một số khác
sinh sản bằng bào tử, bằng hình thức trinh sản. Ngoài ra, có nhiều loài cỏ sinh sản bằng
các cơ quan sinh dưỡng như thân rễ, thân củ, căn hành, đốt thân,… Các hình thức này
thường thấy ở cỏ đa niên.
- Khả năng sinh sản nhanh và nhiều: “Từ một hột Cỏ lồng vực (Echinochloa
crus-galli L.) mọc thành cây chỉ sau 3 tháng có thể sinh ra từ 200 - 300 hột cỏ mới. Một
cây Rau dền (Amaranthus sp.) có thể sinh ra hàng triệu hột. Steven (1932) điều tra 101
cây cỏ mỗi năm sản sinh 20.832 hột (trung bình 206 hột/cây), 61 cây cỏ đa niên sản sinh
16.629 hột (trung bình 272 hột/cây)”. Hoa của các loài cỏ sinh sản bằng hột thường
không mọc riêng lẻ, nếu mọc riêng lẻ thì trên một cây có rất nhiều hoa.
- Có nhiều hình thức tồn tại: Hột cỏ khi chín thường rụng xuống đất. Đến mùa
sau, khi gặp điều kiện thuận lợi lại tiếp tục mọc lên. Hoặc nó được gặt hái cùng với lúa
khi thu hoạch, đặc biệt là Cỏ lồng vực (Echinochloa crus-galli L.) tồn tại lẫn trong hột
giống vì chín cùng lúc với lúa và có kích thước tương đương. Ngoài ra, cỏ còn có thể tồn
tại nhờ đốt thân, thân củ,…
3.5. Sự phát tán của cỏ dại
Cỏ dại có nhiều hình thức phát tán, lan truyền. Các tác nhân thường gặp là:
- Phát tán nhờ gió: Các hột cỏ nhỏ, nhẹ, có cơ quan phụ dạng cánh khi chín được
gió phát tán đi xa.
- Phát tán nhờ nước: Đây là tác nhân quan trọng nhất trong ruộng lúa. Cỏ thủy
sinh, nổi nhờ cấu trúc phao, hột nhỏ, nhẹ, vỏ hột không thấm nước khi rơi xuống nước
được nước mang đi theo kênh mương từ ruộng này sang ruộng khác. Ở ĐBSCL, hằng
năm có lũ tràn ngập, khi nước rút có thể để lại nhiều mầm cỏ, làm mật độ cỏ tăng lên.
- Phát tán nhờ người và động vật: Một số hột cỏ, vỏ của chúng có độ dính, có
lông hoặc có gai móc… dính vào quần áo của người, vào lớp lông hoặc da của động vật.

Như vậy cỏ vô tình được phát tán đi khi người và động vật di chuyển từ nơi này đến nơi
khác [Chinh và Phụng, 2000; Phến, 2005].

Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành Sư phạm Sinh vật
10
GVHD: ThS. Đặng Minh Quân SVTH: La Sở Sen và Trương Quốc Tất
3.6. Sự lưu tồn và khả năng sống sót của giống mầm cỏ dại
Hột cỏ dại có khả năng tồn tại trong đất trong thời gian rất dài. Nhiều thí nghiệm
cho thấy hột cỏ bị chôn vùi dưới đất có khả năng tồn tại từ vài năm đến hàng chục năm.
Hột của Lục bình (Eichhornia crassipes Mart.) có thể sống khoảng 15 năm. Thời gian
sống của cỏ chịu ảnh hưởng bởi loại đất và hàm lượng nước trong đất.
Cỏ dại có khả năng chịu đựng và thích ứng cao hơn so với cây trồng nên nó tồn tại
ở khắp nơi, cả ở những nơi khắc nghiệt đối với cây trồng. “Trong ruộng thiếu phân bón
và nước, cây cỏ vẫn sống tốt hơn hẳn so với cây lúa. Phạm vi nhiệt độ thích hợp của cây
cỏ cũng rộng hơn cây lúa. Ở nhiệt độ thấp 10 - 12
0
C cây lúa có thể bị chết nhưng cây cỏ
vẫn ít bị ảnh hưởng [Chinh và Phụng, 2000]. Thấy được đặc tính này của cỏ, một số nhà
khoa học đang tìm cách để chuyển gen chống chịu tốt cho cây trồng, bao gồm cả lúa.
4. TÁC HẠI CỦA CỎ DẠI TRÊN RUỘNG LÚA
Theo F.A.O (Cơ quan lương thực của Liên hiệp quốc) thì thiệt hại do cỏ dại gây ra
hàng năm trên thế giới có thể nuôi sống 100 triệu người/năm và sự thiệt hại này xảy ra
nặng nề hơn ở vùng nhiệt đới, theo thống kê ở các nước trồng lúa châu Á, cỏ dại có thể
làm giảm tới 60% năng suất lúa [Chinh và Phụng, 2000].
Năng suất giảm do cỏ dại gây ra có thể được đánh giá qua một số quốc gia. Tại Ấn
Độ sản lượng lúa giảm 10% do cỏ dại. Philippines, thiệt hại này vào khoảng 11% trong
mùa khô và 13% trong mùa mưa. Nhật Bản, sản lượng giảm 8,6% do cỏ dại. Bình quân
mỗi năm trên thế giới, người ta ước tính có khoảng 10% tổng sản lượng lúa gạo bị mất đi
do cỏ dại.
Sự hiện diện của cỏ dại trên ruộng lúa ngoài việc làm giảm sản lượng và chất

lượng lúa gạo, nó còn phát sinh nhiều chi phí cho các biện pháp phòng trừ cỏ dại như:
biện pháp canh tác, biện pháp vật lý, cơ giới, biện pháp hóa học, biện pháp sinh học. Các
chi phí trên ước tính vào khoảng 5% sản lượng lúa gạo thế giới. Như vậy, nhìn chung
trên thế giới cỏ dại làm giảm 15% tổng sản lượng lúa gạo hàng năm.
Các thí nghiệm gần đây cho thấy sự giảm sút năng suất lúa tỷ lệ với mật độ cỏ dại.
Cứ 100 cây cỏ/m
2
làm giảm 17% năng suất, từ 100 - 200 cây cỏ/m
2
thì năng suất giảm
thêm 10%, nhưng từ 200 cây về sau cứ tăng 100 cây cỏ thì năng suất cũng chỉ giảm thêm
Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành Sư phạm Sinh vật
11
GVHD: ThS. Đặng Minh Quân SVTH: La Sở Sen và Trương Quốc Tất
từ 4 - 6%. Tác hại của cỏ không chỉ trên số lượng mà còn tùy thuộc vào loài cỏ và sự sinh
trưởng của từng cây cỏ.
Thành phần cỏ dại luôn thay đổi theo địa hình, đất đai, chế độ nước, mùa vụ và kỹ
thuật thâm canh cây lúa. Nhìn chung, ở Việt Nam các loài Cỏ lồng vực (Echinochloa
crus-galli L.) được xem là các đối tượng gây hại nghiêm trọng nhất trên ruộng lúa.
[Chinh, Tuyền và Trường, 1978]
Nguyên nhân của những tác hại trên là do:
4.1. Cỏ dại cạnh tranh ánh sáng, dưỡng chất và nước đối với lúa
Hình 1: Cỏ dại cạnh tranh, ánh sáng, dưỡng chất và ẩm độ với lúa
4.1.1. Cạnh tranh về ánh sáng
Ánh sáng quyết định đến 90 - 95% năng suất lúa. Quá trình quang hợp của cây lúa
nhờ vào 100% nguồn năng lượng từ ánh sáng mặt trời. Vì vậy cỏ dại mọc trong lúa sẽ
che bớt ánh sáng của lúa nên quang hợp giảm dẫn đến năng suất lúa giảm.
4.1.2. Sự tranh cướp nước và dưỡng chất
Khi cỏ dại có mặt trên ruộng lúa thì chúng hút một lượng đáng kể nước và muối
khoáng trong đất, làm lúa thiếu nước và dinh dưỡng nên sinh trưởng chậm năng suất

thấp. Cỏ dại tranh cướp nước và dưỡng chất xảy ra suốt thời kỳ sinh trưởng của cây lúa.
Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành Sư phạm Sinh vật
12
GVHD: ThS. Đặng Minh Quân SVTH: La Sở Sen và Trương Quốc Tất
Hầu hết các loài cỏ dại sinh trưởng, phát triển mạnh hơn lúa nên sự cạnh tranh nước và
dưỡng chất diễn ra rất quyết liệt. Sự cạnh tranh càng gay gắt khi lúa thiếu phân bón và
nước, lúc này cây lúa bị ảnh hưởng rất lớn. [Chinh, Tuyền và Trường, 1978]
Thực nghiệm cho thấy tỷ lệ phần trăm các chất dinh dưỡng quan trọng trong cây
cỏ bằng hoặc cao hơn trong cây lúa. Vì vậy việc bón phân có thể không làm tăng năng
suất trên ruộng lúa có hiện diện cỏ dại, vì cỏ dại hấp thu chất dinh dưỡng (đặc biệt là đạm
và lân) mạnh hơn lúa. [Reissing và ctv, 1993]
Hình 2: Sự hấp thu đạm giữa lúa và cỏ
Nếu trên ruộng lúa có những cỏ thấp cây (Cây vảy ốc Rotala indica Willd., ),
lượng đạm do lúa hấp thu được chỉ bằng 70% so với ruộng lúa không có cỏ. Còn nếu trên
ruộng lúa có những cỏ cao cây (Cỏ lồng vực Echinochloa crus-galli L., Lác mỡ Cyperus
difformis L., ) thì lúa chỉ hấp thu đạm 50% so với ruộng lúa sạch cỏ.
Nhìn chung ánh sáng, nước và dưỡng chất là 3 yếu tố rất cần thiết đối với cây lúa,
nếu thiếu một trong ba yếu tố này, các yếu tố khác sẽ không được cây lúa sử dụng hiệu
quả. Vì vậy cần phải diệt cỏ sớm và triệt để. [Benito S.V.,1998]
4.2. Cỏ dại là ký chủ trung gian cho côn trùng, các đối tượng gây bệnh cho lúa và là
nơi trú ẩn của chuột [Chinh và Phụng, 2000]
Các loài cỏ cùng họ, bộ hay có những đặc tính giống cây lúa sẽ làm ký chủ cho
những nguồn sâu bệnh hại lúa.
Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành Sư phạm Sinh vật
13
GVHD: ThS. Đặng Minh Quân SVTH: La Sở Sen và Trương Quốc Tất
Ruộng có nhiều cỏ dại thì ẩm độ và nhiệt độ tăng làm cho sâu bệnh tăng. Mặt khác
cỏ dại tranh cướp các điều kiện sống làm lúa sinh trưởng kém, tính đề kháng sâu bệnh
giảm đi, tác hại của sâu bệnh càng thêm nghiêm trọng. [Chinh, Tuyền và Trường, 1978]
Hình 3: Cỏ dại là ký chủ trung gian cho côn trùng và chuột phá hại lúa

Bọ rầy xanh đuôi đen (Nephotettix nigropictus) mang virus gây bệnh vàng lụi cho
lúa trong những điều kiện nhất định, thường ẩn náu và sống trên cỏ dại.
Các loài nấm bệnh đạo ôn, khô vằn, sâu cuốn lá lúa, bọ xít sinh sống được trên
nhiều loài cỏ Hòa bản như Cỏ lồng vực (Echinochloa crus-galli L.), Đuôi phụng
(Leptochloa chinensis L.), Cỏ chỉ (Cynodon dactylon L.),…
Riêng Cỏ lồng vực (Echinochloa crus-galli L.) là nơi trú ẩn của Sâu xám (Agrotis
ypsilon Rott. ) và là nơi đẻ trứng của Bọ xít đen (Scotinophara coartata).
Ở Việt Nam, nhiều người đã xác nhận Lục bình (Eichhornia crassipes Mart.) là
nơi tồn tại lan truyền nấm bệnh khô vằn rất quan trọng.
Cỏ dại cũng là nơi trú ẩn và sinh đẻ rất tốt của chuột.
Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành Sư phạm Sinh vật
14
Côn trùng
Chuột
Cỏ dại
Lúa
GVHD: ThS. Đặng Minh Quân SVTH: La Sở Sen và Trương Quốc Tất
4.3. Cỏ dại làm giảm phẩm chất và năng suất lúa gạo
Những tác hại trên do cỏ dại gây ra không chỉ làm cho cây lúa sinh trưởng, phát
triển kém, năng suất lúa giảm mà còn làm giảm chất lượng của lúa gạo như làm hột lúa bị
lem vỏ, không mẩy, hột gạo bị đục và gãy, đồng thời hột cỏ (nhất là Cỏ lồng vực) lẫn
trong lúa làm giảm giá trị của lúa gạo, đặc biệt là hột lúa làm giống và xuất khẩu. [Chinh
và Phụng, 2000]
4.4. Cỏ dại làm tăng thêm giá thành sản phẩm nông nghiệp [Chinh, Tuyền và Trường,
1978]
Việc trừ cỏ phải tốn thêm công sức và những phương tiện như máy móc, nông cụ,
nhiên liệu, hóa chất đã làm tăng chi phí, tăng giá thành trong sản xuất nông nghiệp.
- Cỏ dại làm tăng thêm chi phí về làm đất: Làm đất không chỉ tạo trạng thái vật
lý, hóa học, sinh học cho việc gieo cấy và sinh trưởng của cây lúa mà còn để phòng trừ
cỏ dại.

- Cỏ dại làm tăng chi phí về thu hoạch: Ruộng nhiều cỏ, máy móc thu hoạch
chậm hoặc không thu hoạch được.
Tuy nhiên cỏ dại hiện diện trên ruộng lúa cũng có những mặt có lợi nhất định:
- Tích lũy vào tầng đất cày những chất dinh dưỡng như: N, P, K có ở những lớp
đất sâu và trong nước mưa.
- Với khối lượng chất hữu cơ lớn, cỏ dại làm tăng thêm chất hữu cơ và mùn cho
đất.
- Giữ đất khỏi bị xói mòn, đất và dinh dưỡng khỏi bị trôi đi.
- Tận thu làm chất đốt: Sử dụng cỏ làm nhiên liệu đồng thời là cách trị cỏ có hiệu
quả và tận thu những tro mà cỏ đã tích lũy được.
* Các yếu tố chi phối tác hại của cỏ dại đối với lúa
- Loại hình canh tác và giống lúa
Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành Sư phạm Sinh vật
15
GVHD: ThS. Đặng Minh Quân SVTH: La Sở Sen và Trương Quốc Tất
Lúa và cỏ dại có mối liên quan rất chặt chẽ với các điều kiện sống, đặc biệt với
điều kiện nước trong đất. Lúa vùng khô hạn có các loài cỏ chịu khô hạn. Lúa vùng ngập
nước cũng có những loài cỏ chịu ngập nước hoặc sống trong nước để cạnh tranh với lúa.
Vì vậy cỏ dại làm giảm năng suất lúa cả mùa mưa lẫn mùa khô.
Năng suất giảm nhiều hay ít là tùy thuộc vào loại hình canh tác. Ở Nhật, lúa gieo
sạ mà không làm cỏ thì năng suất giảm 70 - 90 %, còn lúa cấy giảm 20 - 40 %.
Giống lúa khác nhau thì thiệt hại do cỏ dại gây ra cũng khác nhau [Chinh, Tuyền
và Trường, 1978]. Nhóm tác giả này tiến hành thí nghiệm năm 1973, đã thu được kết quả
về tỷ lệ (%) năng suất lúa giữa làm cỏ và không làm cỏ như sau:
Bảng 1: Tỷ lệ % năng suất lúa giữa làm cỏ và không làm cỏ
Biện pháp
kỹ thuật
Giống lúa
NN8 NN22
Có trừ cỏ

Không trừ cỏ
100 %
19,46 %
100 %
39,47 %
- Thành phần cỏ và số lượng cỏ trên ruộng lúa
Tác hại của cỏ dại trên ruộng lúa sẽ tùy thuộc vào thành phần cỏ, số lượng cây cỏ
trên một m
2
và sự sinh trưởng của từng cây cỏ. Số lượng cỏ càng nhiều năng suất lúa
càng giảm [Chinh, Tuyền và Trường, 1978]:
Bảng 2: Tỷ lệ (%) năng suất lúa ở số lượng cỏ khác nhau
Năm thí nghiệm Số lượng cỏ/m
2
Năng suất lúa (Tỷ lệ % so với có trừ cỏ)
1971
1973
1974
36
608
1008
84,7
19,46
21,75
Có nhiều loài cỏ trong ruộng lúa, các loài cỏ khác nhau ảnh hưởng đến lúa khác
nhau. Riêng Cỏ lồng vực (Echinochloa crus-galli L.) là loài cỏ rất giống lúa, sinh trưởng
Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành Sư phạm Sinh vật
16
GVHD: ThS. Đặng Minh Quân SVTH: La Sở Sen và Trương Quốc Tất
mạnh hơn lúa, làm giảm năng suất lúa khá nhiều. [Reissing và ctv,1993] và [Chinh,

Tuyền và Trường, 1978]
Làm thí nghiệm trên lúa cấy năm 1970, cứ 1 khóm lúa có 1 cây Cỏ lồng vực, trên
2 nền phân khác nhau 0N (không có đạm) và 80N (có 80 % đạm) cho kết quả sau:
Bảng 3: Tỷ lệ năng suất lúa có cỏ ở 2 nền phân khác nhau
Nền phân 0N 80N
Lúa không cỏ
Lúa có lẫn cỏ
100%
59,7%
100%
40,6%
Qua bảng cho thấy năng suất lúa bằng nhau ở 2 nền phân khi ruộng không có cỏ.
Và năng suất lúa đều giảm ở 2 nền phân khi ruộng có cỏ. Ta thấy cứ 1 khóm lúa có 1 cây
Cỏ lồng vực thì năng suất giảm 50%, đặc biệt lượng đạm càng cao thì năng suất lúa càng
giảm. [Chinh, Tuyền và Trường, 1978]
Phùng Đăng Chinh, Dương Hữu Tuyền, Lê Trường, làm thí nghiệm năm 1976,
xác định số lượng cỏ trên một m
2
và năng suất lúa đã thu được kết quả:
Bảng 4: Số lượng cỏ và tỷ lệ năng suất lúa
Số lượng cỏ trên 1 m
2
Tỷ lệ(%) năng suất lúa
Không có cỏ
100 cây cỏ
200
300
400
500
600

Trên 600
100
83,2
73,1
69,4
65,5
63,0
60,6
56,8
Với số lượng 100 cây cỏ/m
2
, năng suất lúa giảm 17%. Từ 100 cây cỏ tăng lên 200
cây cỏ, năng suất giảm thêm 10%, nhưng từ 200 cây về sau, cứ tăng 100 cây cỏ thì năng
suất cũng chỉ giảm thêm từ 4 - 6 %.
Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành Sư phạm Sinh vật
17
GVHD: ThS. Đặng Minh Quân SVTH: La Sở Sen và Trương Quốc Tất
Nhiều tác giả còn đánh giá trọng lượng cỏ /m
2
để xác định tác hại của cỏ dại và đề
ra biện pháp phòng trừ. Zakharenco đề nghị khi có 200 g cỏ /m
2
, thì cần thiết phải trừ cỏ [
Chinh, Tuyền và Trường, 1978]. Theo dõi về mối tương quan giữa trọng lượng tươi của
cỏ và năng suất lúa được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 5: Trọng lượng tươi của cỏ và tỷ lệ (%) năng suất lúa
Năm thí
nghiệm
Trọng lượng
cỏ tươi (g/m

2
)
Tỷ lệ (%)
1971
414,0
164,0
89,9
100,0
1975
1770,2
82,4
45,8
100,0
1976
646,0
0
59,7
100,0
Bảng cho thấy trọng lượng cỏ càng cao thì năng suất lúa càng giảm.
- Thời gian làm cỏ
Để giảm bớt thiệt hại do cỏ dại gây ra cần tiến hành làm cỏ sớm. Trừ cỏ càng
muộn thì lúa đẻ nhánh kém, tích lũy chất khô ít dẫn đến số bông ít, số hột trên bông thấp,
năng suất lúa giảm.
Phùng Đăng Chinh, Dương Hữu Tuyền và Lê Trường đã làm thí nghiệm năm
1976, về ảnh hưởng của các thời kỳ diệt cỏ đến năng suất lúa và thu được kết quả :
Bảng 6: Tỷ lệ năng suất lúa khi làm cỏ ở các thời kỳ khác nhau
Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành Sư phạm Sinh vật
18
GVHD: ThS. Đặng Minh Quân SVTH: La Sở Sen và Trương Quốc Tất
Thời kỳ để cỏ

trên ruộng lúa
Số lượng
cỏ
(cây/m
2
)
Trọng lượng
khô của cỏ
(g/m
2
)
Số bông
lúa trên m
2
Tỷ lệ (%)
năng suất
Không để cỏ
Để cỏ đến lúc lúa 3 lá
Để cỏ đến lúc lúa đẻ tối đa
Để cỏ đến lúc lúa đứng cái
Để cỏ đến lúc lúa làm đòng
Để cỏ đến lúc lúa trổ
Để cỏ đến lúc lúa chín
0
110
463,7
286,5
126,7
109,5
90,0

0
12,50
122,36
181,66
183,86
188,61
202,20
477,0
468,5
411,0
405,0
386,0
379,0
350,0
100,0
99,7
86,8
83,0
79,1
76,3
68,9
Bảng cho thấy thời gian làm cỏ càng muộn thì năng suất lúa càng giảm. Nếu để cỏ
đến khi lúa 3 lá, hầu như không ảnh hưởng gì vì lúc đó cỏ còn nhỏ, sự cạnh tranh giữa lúa
và cỏ không đáng kể. Nếu để cỏ đến lúc lúa đẻ nhánh tối đa, cỏ đã lớn, vừa hút mất nhiều
dinh dưỡng, vừa che khuất ánh sáng làm cho khả năng đẻ nhánh của lúa giảm, số
bông/1m
2
đất giảm nhiều. Nếu để cỏ đến lúa đứng cái, so với để cỏ đến lúc lúa đẻ tối đa
cũng chênh lệch ít vì giai đoạn từ lúa đẻ tối đa đến đứng cái ngắn, cỏ không ảnh hưởng
nhiều đến các yếu tố tạo thành năng suất lúa. Càng về sau, cỏ càng ảnh hưởng đến khả

năng làm đòng, tạo hột và trọng lượng hột của lúa. Cho nên, làm cỏ tốt nhất là trước khi
lúa đẻ nhánh, để đảm bảo điều kiện tốt cho lúa đẻ nhiều, tăng số bông và cũng không ảnh
hưởng đến số lượng hột và trọng lượng hột sau này. [Chinh, Tuyền và Trường, 1978]
Tùy theo loại hình canh tác, kỹ thuật canh tác và trình độ thâm canh mà trên
các ruộng lúa sẽ có các thành phần cỏ dại khác nhau. Từ đó, để có biện pháp trừ cỏ
tốt nhất, hiệu quả diệt cỏ cao, nâng cao năng suất lúa, muốn vậy cần phải điều tra
để nắm vững thành phần cỏ dại từng vùng thậm chí từng cánh đồng, từng ruộng để
trừ cỏ triệt để kịp thời.
5. BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ CỎ DẠI
Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành Sư phạm Sinh vật
19
GVHD: ThS. Đặng Minh Quân SVTH: La Sở Sen và Trương Quốc Tất
5.1. Các biện pháp phòng ngừa cỏ dại hại lúa
Theo Hà Thị Hiến [2000]; Phùng Đăng Chinh, Dương Hữu Tuyền và Lê Trường
[1978] có các biện pháp sau:
5.1.1. Loại bỏ cỏ dại khỏi hột giống
Các cơ quan sinh sản có thể tồn tại trong hột giống lúa đặc biệt là các hột cỏ. Khi
gieo sạ hột thì chúng có điều kiện nẩy mầm và gây hại cho lúa. Vì vậy để hạn chế cỏ trên
ruộng lúa thì phải làm cho hột giống sạch cỏ. Có các biện pháp sau:
- Phơi khô quạt sạch: Hột cỏ thường nhẹ hơn hột lúa nên khi phơi khô, quạt, sảy,
hột cỏ sẽ bị loại khỏi hột giống.
- Chọn ruộng lúa làm giống không có cỏ, hoặc loại bỏ cỏ trước khi thu hoạch lúa
làm giống.
- Dùng nước có tỷ trọng lớn (nước bùn hoặc nước muối) ngâm hột giống vào để
loại bỏ hột lép, hột lửng và các cơ quan sinh sản của cỏ.
5.1.2. Trừ cỏ ở bờ mương
Các loài cỏ sống trên bờ ruộng có thể phát tán cơ quan sinh sản xuống ruộng. Để
làm mất nguồn duy trì cỏ dại trên đồng ruộng cần phải trừ cỏ trên bờ. Ở các nước tiên
tiến, người ta xây dựng bờ ruộng theo hướng giảm diện tích hoặc dùng các loại thuốc diệt
cỏ trên bờ.

5.1.3. Dọn sạch cỏ ở mương, ao hồ hoặc làm sạch nguồn nước tưới
Nước tưới cho lúa được lấy từ sông, ao, hồ là những nơi có nhiều mầm móng cỏ
dại hại lúa. Nước được dẫn qua hệ thống mương máng khá dài, có thể cuốn đi rất nhiều
cơ quan sinh sản của cỏ đưa vào ruộng lúa nếu mương máng đó không được tu sửa,
không làm sạch cỏ. Vì vậy để ngăn chặn cỏ dại thì phải thường xuyên tu sửa mương
máng, trừ các loài cỏ ở bờ ruộng và làm sạch nguồn nước tưới.
Ở Nhật, người ta xây dựng một hệ thống lọc hột cỏ và các cơ quan sinh sản của cỏ
trước khi đưa vào ruộng lúa. Ở các nước tiên tiến, người ta xây dựng bằng xi măng hoặc
Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành Sư phạm Sinh vật
20
GVHD: ThS. Đặng Minh Quân SVTH: La Sở Sen và Trương Quốc Tất
dùng ni-lông lót đáy và thành mương để ngăn cỏ. Đồng thời dùng các loại thuốc diệt cỏ
tan chậm thả dưới đáy mương, hoặc dùng thuốc thả lơ lửng trong nước để diệt cỏ. Ngoài
ra ở Liên Xô, Mỹ, dùng Cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idellus) để diệt cỏ ở sông,
mương máng dẫn nước.
5.1.4. Làm sạch cỏ có ở phân bón
Phân chuồng có thể chứa nhiều mầm sống của cỏ (quả, hột…). Hột cỏ sau khi qua
hệ tiêu hóa của gia súc, chúng chỉ mòn đi một lớp vỏ vững chắc. Nên khi gặp điều kiện
thuận lợi sẽ nẩy mầm càng mạnh.
Những chất độn chuồng như: rơm, rạ, cỏ dại cũng chứa nhiều cơ quan sinh sản của
cỏ. Chính vì vậy muốn giảm số lượng cỏ dại trên đồng ruộng thì cần phải tiêu diệt cỏ dại
trong phân chuồng trước khi bón bằng cách ủ phân kỹ trước khi bón vào ruộng hoặc dùng
thuốc hóa học trộn vào phân chuồng để diệt mầm cỏ.
5.2. Các biện pháp trừ cỏ cho lúa
5.2.1. Biện pháp vật lý, cơ giới
5.2.1.1. Làm cỏ bằng tay
Đây là phương pháp cổ truyền, đơn giản và trực tiếp nhất trong việc diệt cỏ dại
trên ruộng lúa, vẫn được nhiều nông dân áp dụng cho cả ruộng lúa sạ và lúa cấy.
[Reissing và ctv, 1993]
- Xác định thời gian làm cỏ:

Nên tiến hành sớm trong giai đoạn tăng trưởng. Thời gian chính xác tùy thuộc vào
lịch canh tác lúa.
Với lúa sạ thời gian nhổ cỏ lần đầu tốt nhất là khi lúa được 4 - 5 lá, bắt đầu đẻ
nhánh (thường là sau sạ 20 - 25 ngày). Cây cỏ lúc này tương đối lớn (3 - 4 lá) dễ phát
hiện và nhổ bỏ nhất là với cỏ Hòa bản có hình dạng giống cây lúa như Cỏ lồng vực
(Echinochloa crus-galli L.), Đuôi phụng (Leptochloa chinensis L.), lần nhổ cỏ này
thường kết hợp với tỉa dặm lúa để ổn định và phân bổ mật độ đồng đều trên ruộng. Sau
khi tỉa cấy dặm và nhổ cỏ khoảng 5 - 7 ngày tiến hành bón phân thúc đợt 2 làm cho lúa đẻ
Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành Sư phạm Sinh vật
21
GVHD: ThS. Đặng Minh Quân SVTH: La Sở Sen và Trương Quốc Tất
nhánh mạnh và tập trung, tăng sức cạnh tranh lấn át số cỏ còn sót lại. Nhổ cỏ lần 2 lúc 40
- 45 ngày trước khi bón phân thúc lần cuối. Đến khi lúa trổ xong cũng là lúc Cỏ lồng vực
(Echinochloa crus-galli L.), cỏ Đuôi phụng (Leptochloa chinensis L.) và Lúa cỏ (Oryza
sativa L.) sắp chín, cần cắt bỏ các bông cỏ để không cho hột cỏ chín rụng xuống hoặc lẫn
vào hột lúa khi thu hoạch. [Chinh và Phụng, 2000]
- Kỹ thuật làm cỏ [Reissing và ctv, 1993]
Đối với các loài cỏ đa niên, có thể mọc lại từ các điểm sinh trưởng ở dưới mặt đất.
Vì vậy muốn diệt chúng triệt để cần phải diệt cỏ nhiều lần.
Dùng tay cào sâu trong đất để nhổ cả rễ đối với cỏ còn non khó nắm lấy.
Nên nhổ và chuyển cỏ khỏi ruộng hoặc chôn trong bùn ở ruộng lúa nước hoặc bỏ
giữa hàng trên các ruộng cao để phơi khô.
- Ưu và khuyết điểm của biện pháp làm cỏ bằng tay:
+ Ưu điểm:
 Đơn giản, dễ làm, không tốn chi phí.
 Có hiệu quả trong việc diệt cỏ còn non.
 Những cây cỏ mọc lẫn trong bụi và giữa hàng lúa có thể được nhổ đi mà
không hại đến cây lúa.
+ Khuyết điểm:
 Tốn nhiều thời gian và công sức.

 Cỏ mới mọc không thể phân biệt được với lúa vào đầu vụ khi mà việc nhổ
cỏ bằng tay có hiệu quả cao nhất.
5.2.1.2. Làm cỏ bằng cơ giới
- Dụng cụ cào nhận cỏ đẩy tay là một loại dụng cụ cơ giới diệt cỏ hữu hiệu nhất
trên ruộng lúa nước. Cào cỏ có thể là loại cào có răng bằng sắt hay gỗ cố định, hoặc cào
cỏ có bàn răng xoay. [Chinh và Phụng, 2000]
Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành Sư phạm Sinh vật
22
GVHD: ThS. Đặng Minh Quân SVTH: La Sở Sen và Trương Quốc Tất
Hình 4: Cào cỏ có bàn răng xoay
- Sử dụng dụng cụ diệt cỏ bằng cơ giới, lúa phải được cấy thẳng hàng, khoảng
cách trồng không nhỏ hơn 20 x 20 cm. Đất phải mềm và tơi xốp. [Reissing và ctv, 1993]
- Tuy nhiên cũng gặp những trở ngại [Reissing và ctv, 1993]:
+ Nếu đất quá khô, dụng cụ làm cỏ sẽ lăn khơi trên mặt đất và cỏ.
+ Dụng cụ làm cỏ không thể làm cỏ được trong ruộng ngập nước, cỏ nổi
trên mặt nước và có thể mọc lại.
+ Dụng cụ có trục lăn không thể đi sát cây lúa để nhổ hết cỏ dại, vì vậy
cũng cần nhổ thêm bằng tay.
5.2.2. Biện pháp canh tác
5.2.2.1. Biện pháp làm đất
Cỏ dại có thể mọc tốt hơn lúa khi đất xấu, đất chưa làm cỏ sạch và nước không
ngập hết mặt ruộng. Để hạn chế cỏ dại trên ruộng cần làm đất kỹ. [Benito S.V., 1998]
Trước khi làm đất phải dọn cỏ mặt ruộng. Trên ruộng có nhiều cỏ thì phải làm
sạch cỏ trước khi cày bừa. Cày đất để lật cỏ dại còn sót lại. Đánh bùn đất và bừa từ 2 - 4
lần để tiêu diệt cỏ dại không diệt được do cày. [Reissing và ctv,1993]
Sau thu hoạch, dùng rơm rạ để đốt ruộng cũng có hiệu quả phòng trừ cỏ tốt. Biện
pháp này không những làm chết gốc rạ mà phần lớn gốc thân và hột cỏ cũng bị chết. Ở
ĐBSCL ruộng sạ chay (không làm đất), đốt ruộng là biện pháp rất cần thiết. [Chinh và
Phụng, 2000]
Sau khi thu hoạch hoặc phát cỏ xong nếu chưa gieo sạ ngay thì cần làm đất sớm.

Làm ải (phơi khô đất) có tác dụng diệt cỏ ưa nước hoặc một số cỏ vô tính. Làm dầm
Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành Sư phạm Sinh vật
23
GVHD: ThS. Đặng Minh Quân SVTH: La Sở Sen và Trương Quốc Tất
(ngâm đất trong nước), cày lật đất, chôn vùi cỏ dại vào đất và ngâm nước trong thời gian
dài thì nhiều loài cỏ ưa ẩm sinh sản vô tính hoặc chịu ngập nước trong thời gian ngắn bị
vi sinh vật phân hủy tạo nguồn hữu cơ cho đất, đồng thời cỏ bị tiêu diệt. Tuy nhiên làm ải
đất thì sau này một số loài cỏ như: Cỏ lồng vực (Echinochloa crus-galli L.), Cỏ chác
(Fimbristylis miliacea L.), nhiều hơn so với đất làm dầm. [Chinh, Tuyền và Trường,
1978]
Có thể áp dụng cách nhử cỏ mọc để diệt, tức là làm đất san phẳng mặt ruộng để
hột cỏ mọc lên, sau đó bừa hoặc trục lại. Kết hợp làm đất cần san mặt ruộng bằng phẳng
để sau đó điều tiết mực nước ruộng thích hợp, khống chế cỏ và thuận lợi cho việc dùng
thuốc. [Chinh và Phụng, 2000]
5.2.2.2. Gieo cấy mật độ thích hợp
Qua nghiên cứu và tổng kết thực tế ở ĐBSCL nên gieo sạ từ 150 - 170 kg giống
cho 1 hecta là tốt. Tốt nhất nên sạ theo hàng với lượng hột giống thấp khoảng 100
kg/hecta. [Reissing và ctv,1993]
Gieo hột lúa đã nẩy mầm trước, tạo điều kiện cho lúa sinh trưởng nhanh, phủ kín
đất sớm, cỏ dại không đủ ánh sáng thì không thể nẩy mầm được hoặc mọc mầm được
nhưng sinh trưởng yếu dễ bị chết. [Chinh, Tuyền và Trường, 1978]
Kết hợp với các biện pháp chăm sóc lúa và diệt cỏ khác, ruộng vẫn ít cỏ và năng
suất cao. Nếu cấy thì nên cấy với mật độ khoảng 40 - 50 khóm/m
2
. [Chinh và Phụng,
2000]
5.2.2.3. Chăm sóc ruộng lúa
Đảm bảo chế độ nước và phân bón thích hợp có tác dụng hạn chế cỏ, đồng thời tạo
điều kiện cho cây lúa phát triển đủ sức cạnh tranh với cây cỏ.
Tạo điều kiện cho lúa phát triển tốt , tăng sức cạnh tranh với cỏ bằng cách bón

phân kịp thời, đầy đủ và cân đối N, P, K. Đợt bón thúc đầu tiên tốt nhất lúc lúa 2 - 3 lá
(sau sạ 10 - 15 ngày) lúc này hết chất dinh dưỡng dự trữ, cây lúa bắt đầu cần chất dinh
dưỡng từ đất. [Chinh và Phụng, 2000]
Nước là một trong những yếu tố không thể thiếu trong đời sống của cây lúa. Vì
vậy điều chỉnh mực nước thích hợp vừa có tác dụng giúp lúa sinh trưởng phát triển tốt
vừa kiểm soát được cỏ dại. [Chinh, Tuyền và Trường, 1978]
Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành Sư phạm Sinh vật
24
GVHD: ThS. Đặng Minh Quân SVTH: La Sở Sen và Trương Quốc Tất
Giữ nước trên ruộng lúa phải đảm bảo [Reissing và ctv,1993]:
+ Độ sâu thích hợp:
Ở độ sâu 1 - 2 cm, cỏ lá hẹp giảm nhưng vài loài cỏ lá rộng và cỏ họ Lác
(Cyperaceae) vẫn sống được.
Ở độ sâu 5 - 10 cm, cỏ lá hẹp hầu như bị tiêu diệt nhưng một số ít cỏ lá rộng
và cỏ Lác vẫn sống được.
Hình 5: Độ sâu mực nước trên ruộng có tác dụng hạn chế cỏ dại
+ Thời gian ngập nước:
Lúa cấy nên cho ngập nước từ 3 - 4 ngày sau khi cấy, khi cây lúa phát triển, mực
nước có thể nâng lên từ 5 - 10 cm.
Hình 6: Thời gian cho ngập nước và mực nước trên ruộng lúa cấy
Lúa sạ có thể cho ngập nước sau khi hột giống nẩy mầm và cây lúa trở nên ổn
định, thường từ 5 - 7 ngày sau sạ. Việc cho ngập nước không hoàn toàn có hiệu quả trong
phương thức gieo trồng này, vì một số loài cỏ mọc cùng lúc với cây lúa non.
Hình 7: Thời gian cho ngập nước và mực nước trên ruộng lúa sạ
Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành Sư phạm Sinh vật
25

×