Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

khảo sát thành phần côn trùng và nhện gây hại trên ớt tại huyện chợ mới, tỉnh an giang đặc điểm hình thái, sinh học của bù lạch scritothrips dorsalis hood trong điều kiện phòng thí nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 57 trang )




TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG






LÊ VĂN KHỞI


KHẢO SÁT THÀNH PHẦN CÔN TRÙNG VÀ NHỆN GÂY HẠI
TRÊN ỚT TẠI HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH AN GIANG -
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC CỦA BÙ LẠCH
SCRITOTHRIPS DORSALIS HOOD TRONG
ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM






LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
KỸ SƢ NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT













Cần Thơ - 2013




TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG









KHẢO SÁT THÀNH PHẦN CÔN TRÙNG VÀ NHỆN GÂY HẠI
TRÊN ỚT TẠI HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH AN GIANG -
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC CỦA BÙ LẠCH
SCRITOTHRIPS DORSALIS HOOD TRONG
ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
KỸ SƢ NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT



Giáo viên hƣớng dẫn Sinh viên thực hiện
Ths. Lăng Cảnh Phú Lê Văn Khởi
MSSV: 3103621
Lớp: BVTV K36




Cần Thơ - 2013


i
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT


Chứng nhận đã chấp nhận Luận văn tốt nghiệp với tên đề tài: “Khảo sát thành
phần côn trùng và nhện gây hại trên ớt tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Đặc
điểm hình thái, sinh học của bù lạch Scritothrips dorsalis Hood trong điều kiện
phòng thí nghiệm”.


Do sinh viên Lê Văn Khởi thực hiện.
Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.


Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm 2013
Cán bộ hƣớng dẫn



Ths. Lăng Cảnh Phú

ii
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

-O0O-


Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn đính kèm với đề tài:
“Khảo sát thành phần côn trùng và nhện gây hại trên ớt tại huyện Chợ Mới,
tỉnh An Giang. Đặc điểm hình thái, sinh học của bù lạch Scritothrips dorsalis
Hood trong điều kiện phòng thí nghiệm”.




Đƣợc thực hiện từ 5/2013 – 11/2013 do sinh viên Lê Văn Khởi thực hiện và bảo vệ trƣớc
hội đồng ngày……tháng……năm 2013.


Luận văn tốt nghiệp đã đƣợc hội đồng đánh giá ở mức:


Ý kiến của hội đồng chấm luận văn:




Duyệt khoa Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2013
Trƣởng Khoa Nông Nghiệp và SHƢD Chủ tịch hội đồng


iii
LÝ LỊCH CÁ NHÂN

1. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC
Họ và tên: Lê Văn Khởi Giới tính: Nam
Ngày sinh: 16/01/1992 Dân tộc: Kinh
Nguyên quán: Ấp An Thái, xã Hòa Bình, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Họ và tên cha: Lê Văn Mốt
Họ và tên mẹ: Lƣu Thị Niêm
2. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Từ năm 1998 - 2003: học tại trƣờng tiểu học “A” Hòa Bình, xã Hòa Bình, huyện
Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Từ năm 2003- 2007: học tại trƣờng Trung học cơ sở Hòa Bình, xã Hòa Bình, huyện
Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Từ năm 2007 - 2010: học tại trƣờng Trung học phổ thông Hòa Bình, xã Hòa Bình,
huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Từ năm 2010 đến nay học tại trƣờng Đại học Cần Thơ, quận Ninh Kiều, thành phố
Cần Thơ.


iv
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố
trong bất kỳ công trình luận văn nào trƣớc đây.


Tác giả luận văn



Lê Văn Khởi

v
LỜI CẢM TẠ
Kính dâng!
Ông bà, cha mẹ, những ngƣời đã suốt đời tận tụy, hết lòng vì con đã chăm sóc và
dạy bảo con nên ngƣời.
Thành kính biết ơn!
Thầy Lăng Cảnh Phú đã dành nhiều thời gian quý báu hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp.
Thầy, cô trong bộ môn Bảo Vệ Thực Vật đã giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức và
kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình thực hiện đề tài và trong những ngày ở
giảng đƣờng đại học.
Chân thành cảm ơn!
Anh Chiến, anh Hùng, anh Tuấn, anh Đạt, chị Thắm chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực
tiễn trong quá trình thực hiện đề tài.
Các bạn Đăng, Nhớ, Việt, Sơn, Minh và các bạn lớp Bảo Vệ Thực Vật K36 cùng
các em Khanh, Khánh, Công, Duy, Triệu, Khoa, Linh đã giúp đỡ và động viên tôi

trong suốt quá trình điều tra để hoàn thành đề tài.


Lê Văn Khởi

vi
Lê Văn Khởi, 2013. “Khảo sát thành phần côn trùng và nhện gây hại trên ớt tại
huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Đặc điểm hình thái, sinh học của bù lạch
Scirtothrips dorsalis Hood trong điều kiện phòng thí nghiệm”. Luận văn tốt nghiệp
Đại học, ngành Bảo Vệ Thực Vật, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng,
trƣờng Đại Học Cần Thơ. Cán bộ hƣớng dẫn: Thạc sĩ Lăng Cảnh Phú.

TÓM LƢỢC
Đề tài “Khảo sát thành phần côn trùng và nhện gây hại trên ớt tại huyện Chợ Mới,
tỉnh An Giang. Đặc điểm hình thái, sinh học của bù lạch Scirtothrips dorsalis Hood
trong điều kiện phòng thí nghiệm” đƣợc thực hiện từ tháng 5/2013-11/2013 với kết
quả nhƣ sau:
(1) Qua kết quả điều tra tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang cho thấy, côn trùng và
nhện gây hại trên ớt chủ yếu là bù lạch (Scirtothrips dorsalis Hood), rầy mềm
(Aphis gossypii Glover), nhện trắng (Polyphagotarsoneums latus) và nhện đỏ
(Tetranychus cinnabarinus).
(2) Về đặc điểm hình thái và sinh học của bù lạch đƣợc ghi nhận phát triển qua các
giai đoạn nhƣ sau: trứng, ấu trùng tuổi 1, ấu trùng tuổi 2, tiền nhộng, nhộng và
thành trùng: trong đó trứng có hình quả thận đƣợc đẻ trong mô gần gân lá, trứng bù
lạch có màu trắng trong khi mới đẻ chuyển màu vàng khi sắp nở, vài giờ trƣớc khi
bù lạch nở quan sát kỹ sẽ thấy hai mắt màu đỏ, thời gian ủ trứng trung bình là 5,68
ngày; giai đoạn ấu trùng có 2 tuổi: tuổi 1 trung bình là 3,25 ngày, tuổi 2 kéo dài là
5,12; giai đoạn tiền nhộng trải qua 0,7 ngày; giai đoạn nhộng thì kéo dài 1,18 ngày.
Hình dạng ấu trùng ở các tuổi tƣơng tự nhau.
Thành trùng có hình dạng giống nhƣ ấu trùng. Thành trùng cái có kích thƣớc lớn

hơn thành trùng đực. Thời gian thành trùng đực bắt cặp sau khi vũ hóa là 1 ngày,
thời gian thành trùng cái đẻ trứng là 2,42 ngày (từ khi vũ hóa đến khi đẻ trứng đầu
tiên). Bù lạch sinh sản đơn tính và hữu tính (phổ biến). Vòng đời của bù lạch (từ
trứng tới trứng) là 18,64 ngày. Cả ấu trùng và thành trùng đều gây hại và gây hại
nặng nhất là khi thời tiết nóng.

vii
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ
1
CHƢƠNG 1 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
2
1.1 Nguồn gốc và vai trò của ớt
2
1.2 Đặc điểm chung của ớt
2
1.2.1. Yêu cầu ngoại cảnh
2
1.2.2. Kỹ thuật canh tác
3
1.3 Một số côn trùng và nhện gây hại chính trên ớt
5
1.3.1. Rầy mềm Aphis gosyypii Glover
5
1.3.2. Rầy phấn trắng Bemisia tabaci Gennadius
6
1.3.3. Nhện trắng Polyphagotarsonemus latus
7

1.4 Đặc điểm hình thái, sinh thái của bù lạch
8
1.4.1 . Sơ lƣợc về bù lạch
8
1.4.2. Bù lạch Thrips palmi
10
1.4.3. Bù lạch Scirtothrips dorsalis
11
1.5 Khóa phân loại bù lạch Scirtothrips dorsalis Hood
13
CHƢƠNG 2 PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP
15
2.1. Phƣơng tiện
15
2.1.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
15
2.1.2. Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm
15
2.2 Phƣơng pháp
15
2.2.1. Phƣơng pháp điều tra thành phần, mức độ phổ biến của côn
trùng và nhện gây hại trên cây ớt tại Chợ Mới, tỉnh An Giang vụ Hè Thu
2013
15

viii
2.2.2. Khảo sát đặc điểm hình thái và sinh học của bù lạch
Scirtothrips dorsalis Hood
16
2.3 Định danh bù lạch

17
2.4 Xử lý số liệu
17
CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
18
3.1 Thành phần, mức độ phổ biến của côn trùng và nhện gây hại trên
cây ớt tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang vụ Hè Thu 2013.
18
3.1.1. Thành phần, mức độ phổ biến của côn trùng gây hại trên ớt
tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang vụ Hè Thu 2013.
18
3.2 Một số đặc điểm hình thái đƣợc sử dụng để định danh loài
Scirtothrips dorsalis Hood theo Palmer et al., 1989.
21
3.3 Đặc điểm hình thái, sinh học của bù lạch Scirtothrips dorsalis Hood
24
3.3.1. Một số đặc điểm hình thái của bù lạch Scirtothrips dorsalis
Hood.
24
3.3.2. Một số đặc điểm sinh học của bù lạch Scirtothrips dorsalis
Hood
29


CHƢƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
33
TÀI LIỆU THAM KHẢO
34
PHỤ CHƢƠNG



ix
DANH SÁCH HÌNH
Hình
Tên hình
Trang
2.1
Buồng nuôi bù lạch tự tạo.
17
2.2
Khảo sát vòng đời, thời gian sinh trƣởng và hình thái bù lạch
Scirtothrips dorsalis Hood.
17
3.1
Một số loài côn trùng và nhện gây hại trên ớt
21
3.2
Một số đặc điểm của bù lạch Scirtothrips dorsalis Hood
23
3.3
Trứng bù lạch Scirtothrips dorsalis Hood
25
3.4
Trứng bù lạch vài giờ trƣớc khi nở
25
3.5
Ấu trùng tuổi 1 của bù lạch Scirtothrips dorsalis Hood
26
3.6
Ấu trùng tuổi 2 của bù lạch Scirtothrips dorsalis Hood

26
3.7
Tiền nhộng của bù lạch Scirtothrips dorsalis Hood
27
3.8
Nhộng của bù lạch Scirtothrips dorsalis Hood
27
3.9
Thành trùng của bù lạch Scirtothrips dorsalis Hood
28
3.10
Vòng đời của bù lạch Scirtothrips dorsalis Hood
29
3.11
Triệu chứng cây ớt bị bù lạch gây hại
32

x
DANH SÁCH BẢNG
Bảng
Tên bảng
Trang
3.1
Thành phần, mức độ phổ biến của côn trùng và nhện gây hại trên
ớt tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang vụ Hè Thu 2013.
20
3.2
Kích thƣớc các giai đoạn phát triển của bù lạch Scirtothrips
dorsalis Hood trong điều kiện phòng thí nghiệm, Đại học Cần
Thơ, 2013.

24
3.4
Vòng đời và các giai đoạn phát triển của bù lạch Scirtothrips
dorsalis Hood trong điều kiện phòng thí nghiệm, Đại học Cần
Thơ, 2013.
30



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rau là một loại thực phẩm thiết yếu trong mỗi bữa ăn hằng ngày. Rau cung
cấp vitamin, khoáng chất và nâng cao tính đề kháng cho cơ thể con người. Trong
các loại rau thì nhóm rau gia vị tương đối phong phú và có giá trị dinh dưỡng cao.
Một trong những loại rau gia vị được trồng phổ biến với diện tích lớn ở Việt Nam
hiện nay là cây ớt (Capsium annum L). Ớt là một loại rau gia vị rất được ưa chuộng
ở Việt Nam và trên thế giới (Trần Khắc Thi và Nguyễn Công Hoan, 2005).
Ớt được trồng phổ biến ở Ấn Độ, Châu Phi và ở các nước nhiệt đới. Ở nước ta
cây ớt được trồng phổ biến từ Bắc cho tới Nam và cây ớt là một loại rau gia vị được
sử dụng rộng rãi trong các bữa ăn của người dân Việt Nam và các nước trên thế giới
như: Thái Lan, Ấn Độ và Hàn Quốc,…Ớt cũng là nguyên liệu cho một số ngành
công nghiệp chế biến thực phẩm. Ngoài ra, ớt còn là một vị thuốc quý trong y học
cổ truyền, mà có thể chữa một số bệnh rất hữu hiệu. Ngày nay việc trồng ớt mang
lại giá trị kinh tế cao cho người trồng, vì vậy ngày nay cây ớt được trồng rộng rãi
trong cả nước (Đường Hồng Dật, 2003). Ở Việt Nam diện tích canh tác ớt ngày
càng gia tăng là do cây ớt dễ trồng, mang lại giá trị kinh tế cao và thích hợp với
nhiều điều kiện tự nhiên nhưng cũng bị nhiều loại sâu bệnh hại tấn công, nhất là khi
thời tiết nóng ấm cộng với mưa rải rác là điều kiện cho nhiều sâu, bệnh phát triển
như: bù lạch, rầy mềm, nhện trắng, rầy phấn trắng, sâu xanh đục trái,… bệnh virus,

héo xanh, thán thư… Đây là những bệnh rất nguy hiểm gây thối trái hàng loạt…
Đây là nguyên nhân trực tiếp làm giảm năng suất và chất lượng của ớt khi thu
hoạch. Trong đó, bù lạch và rầy mềm hiện diện thường xuyên trên ruộng với vòng
đời rất ngắn, khả năng sinh sản cao, phổ ký chủ rộng và đặc biệt với khả năng
truyền nhiều loại virus gây bệnh trên ớt đã gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh
trưởng và phát triển của ớt. Do đó, hiện nay nông dân thường xuyên áp dụng biện
pháp phun thuốc hóa học để phòng trừ các côn trùng gây hại trên rau màu nói chung
và trên ớt nói riêng đã gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như: dư lượng thuốc bảo vệ
thực vật vượt mức quy định, gây ra hiện tượng kháng thuốc của dịch hại.
Do đó, đề tài: “Khảo sát thành phần côn trùng và nhện gây hại trên ớt ở
huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Đặc điểm hình thái, sinh học của bù lạch
Scirtothrips dorsalis Hood trong điều kiện phòng thí nghiệm” được thực hiện
nhằm tìm hiểu thành phần côn trùng và nhện gây hại, một số đặc điểm hình thái và
sinh học của loài bù lạch Scirtothrips dorsalis Hood để quản lý và phòng trừ chúng
một cách hiệu quả.


2

CHƢƠNG 1: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 NGUỒN GỐC VÀ VAI TRÒ CỦA ỚT
Ớt có tên khoa học là Capsicum annuum L., tên tiếng anh pepper thuộc họ cà
Solanaceae, (Mai Văn Quyền và ctv.,2007; Mai Thị Phương Anh, 1999) và cây ớt
có nguồn gốc từ Nam Mỹ, từ một ớt cay hoang dại và được thuần hóa và trồng ở
Châu Âu, Ấn Độ cách đây khoảng 500 năm (Nguyễn Văn Thắng và Trần Khắc Thi,
1999). Riêng ớt cay được trồng phổ biến ở Ấn Độ, Châu Phi và các nước nhiệt đới
khác, ở nước ta ớt cay được trồng phổ biến từ Bắc chí Nam, một số nơi còn gặp ớt
dại mọc trong rừng. Ớt cay được sử dụng làm gia vị cũng là cây trồng có giá trị kinh
tế (Đường Hồng Dật, 2003).
Bên cạnh đó, trong trái ớt chứa nhiều loại vitamin, đặc biệt trong trái ớt đều

chứa nhiều vitamin C nhất, so với tất cả các loại rau, theo một số tài liệu thì hàm
lượng vitamin C ở một số giống ớt là 340 mg/100 g trái tươi. Ngoài ra ớt là cây rất
giàu các loại vitamin như: vitamin A (các tiền vitamin A như α, β, γ carotene,
cryptoxanthin trong cơ thể người chuyển thành vitamin A), các nhóm vitamin B
như: B
1
(thiamin), B
2
(Riboflavin), B
3
(Niacin), vitamin E, vitamin PP và trong ớt
còn có chứa một lượng Capsaicine (C
18
H
27
NO
3
), là một loại alkaloid có vị cay, gây
cảm giác ngon miệng khi ăn, kích thích quá trình tiêu hóa (Mai Thị Phương Anh,
1999). Ớt không chỉ là gia vị tươi mà còn có giá trị y học để điều chế thuốc trị ngoại
khoa như: phong thấp, nhức mõi, cảm lạnh hay nội khoa như thương hàn, cảm
phổi…(Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001).
1.2 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÂY ỚT
1.2.1. Yêu cầu ngoại cảnh
Nhiệt độ:
Ớt là cây ưa nhiệt độ cao, nhiệt độ thích hợp nhất cho ớt sinh trưởng và phát
triển là 20 - 30
0
C, ở nhiệt độ 15
0

C hạt nảy mầm chậm. Nhiệt độ thích hợp cho hạt
nảy mầm là 25 - 30
0
C. Khi nhiệt độ lên trên 32
0
C cây sinh trưởng kém, tỷ lệ đậu trái
thấp. Còn khi nhiệt độ <10
0
C và >40
0
C hạt không thể nảy mầm (Mai Thị Phương
Anh, 1999 và Trần Khắc Thi, 1999).
Ánh sáng:
Ớt là cây không mẫn cảm với thời gian chiếu sáng trong ngày. Do đó, ớt có thể
trồng quanh năm, nhưng khi trời âm u sẽ làm hạn chế sự đậu trái (Mai Thị Phương
Anh, 1999 và Trần Khắc Thi 1999).
3

Ẩm độ:
Ớt là cây chịu hạn, nhưng ở giai đoạn ra hoa, hình thành trái cần độ ẩm đồng
ruộng 70 - 80%, nếu độ ẩm dưới 70% ở giai đoạn này thì trái thường bị cong và vỏ
sần sùi, giảm giá trị thương phẩm. Ớt thì không chịu được ngập úng, độ ẩm đồng
ruộng >80% thì rễ sinh trưởng kém, cây bị còi cọc (Mai Thị Phương Anh, 1999).
Đất và dinh dƣỡng:
Ớt là cây không kén đất nhưng tốt nhất là đất bãi hằng năm có phù sa hoặc đất
thịt nhẹ có độ màu mỡ, thoát nước, có pH khoảng 5,5 - 7. Không trồng trên đất đã
trồng ớt, cà chua và đặc biệt là khoai tây. Trồng trên đất ở xa nguồn nước thải, khu
công nghiệp, nghĩa trang và bệnh viện (Mai Thị Phương Anh, 1999).
1.2.2. Kỹ thuật canh tác
Thời vụ:

Theo Mai Thị Phương Anh (1999), ớt cay có biên độ thời vụ rộng, nhưng vùng
chuyên canh có thể gieo trồng vào hai thời vụ chính: vụ đông xuân gieo hạt tháng
10 - 12 trồng, tháng 12 - 2, vụ hè thu gieo tháng 6 - 7, trồng tháng 8 - 9.
Ở đồng bằng sông Cửu Long ớt có thể trồng quanh năm, trong sản xuất thực
tế thường canh tác ớt vào các thời vụ. Nhưng cây ớt phát triển tốt mùa khô hơn mùa
mưa. Vụ sớm gieo tháng 8 - 9, trồng tháng 9 - 10, vụ chính (Đông - Xuân) gieo
tháng 10 - 11, trồng tháng 11 - 12, thu hoạch tháng 2 - 3 dl. Trong vụ này cây sinh
trưởng tốt, năng suất cao, ít sâu bệnh. Vụ Hè - Thu gieo tháng 4 - 5, trồng 5 - 6, thu
hoạch 8 - 9 dl. Mùa này cần trồng trên đất thoát nước tốt tránh ngập úng và chọn
giống kháng bệnh thán thư (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001).
Làm đất:
Theo Trần Khắc Thi (1999), Nguyễn Đăng Nghĩa và Nguyễn Mạnh Chinh
(2007), cây ớt thích hợp với đất thịt nhẹ hoặc đất cát pha để thoát nước. Đất sau khi
cày bừa kỹ và phơi đất khoảng 10 - 15 ngày, nếu lâu hơn càng tốt. Lên líp với bề
mặt líp 1 m, cao 30 cm, rãnh rộng 20 cm hoặc líp cao 20 - 30 cm, rộng 1,2 - 1,4 m,
mặt líp làm đất nhỏ và san phẳng.
Bón phân:
Đối với giống ớt lai F
1
lượng phân bón cần đầu tư phải cao gấp 2 - 3 lần so
với các giống ớt địa phương, khoảng 1,5 - 2 tấn NPK 16 - 16 - 8 mới đạt năng suất
20 - 30 tấn/ha.
4

Tùy vào loại đất, mức phân bón cho toàn vụ cho 1000 m
2
như sau: 20 kg
Urê + 50 kg Super lân + 20 kg Clorua kali + 12 kg Calcium nitrat + (50 - 70) kg 16
- 16 - 8 + 1 tấn phân chuồng hoai + 100 kg vôi bột, tương đương với lượng phân
nguyên chất (185 - 210N) - (150 - 180P

2
O
5
) - (160 - 180K
2
O) kg/ha.
Bón lót: 50 kg Super lân, 3 kg Clorua kali, 2kg Calcium nitrat, 10 - 15 kg, 16
- 16 - 8,1 tấn phân chuồng và 100 kg vôi.
Bón thúc: lần 1: 20 - 25 ngày sau khi cấy 4 kg Urê, 3 kg Clorua kali, 10 kg
16 - 16 - 8 + 2 kg Calcium nitrat.
Lần 2: 55 - 60 ngày sau khi cấy khi đã đậu trái đều 6 kg Urê, 5 kg Clorua kali, 10 -
15 kg 16 - 16 - 8 + 2 kg Calcium nitrat.
Lần 3: khi cây 80 - 85 ngày sau khi cấy, bắt đầu thu hoạch trái bón 6 kg Urê, 5 kg
Clorua kali, 10 - 15 kg 16 -16 - 8 + 3 kg Calcium.
Lần 4: khi cây 100 - 110 ngày sau khi cấy, thúc thu hoạch rộ đối với ớt sừng dài
ngày (
Tƣới nƣớc:
Ớt cần nhiều nước nhất lúc ra hoa rộ và phát triển trái mạnh. Giai đoạn này
thiếu nước hoặc quá ẩm đều dẫn đến đậu trái ít. Nếu khô hạn kéo dài thì nên tưới
rãnh (tưới thấm) là phương pháp tốt nhất, khoảng 3 - 5 ngày tưới/lần. Tưới thấm
vào rãnh tiết kiệm nước, không văng đất lên lá, giữ ẩm lâu, tăng hiệu quả sử dụng
phân bón. Vào mùa mưa cần chú ý đến việc thoát nước tốt không để nước ứ đọng
lâu.( />.htm).
Thu hoạch:
Căn cứ vào mục đích sử dụng, để có kế hoạch thu hái cho hợp lý.
Thu hoạch bán tươi: khi ớt chín, trái có màu đỏ một phần ở gần cuống là có
thể tiến hành thu hoạch được. Thu để bán tươi không nên để trái chín quá, vì khi thu
về trái còn tiếp tục chín, kéo dài được thời gian bảo quản.
Thu hoạch để tiêu thụ khô, làm bột: thu hái khi trái đã chín đều, có màu đỏ,
hay có màu hồng, phần xanh còn lại ít. Có thể phân loại theo độ đồng đều của trái.

Sau đó phơi hoặc sấy khô, tùy vào điều kiện của từng nơi mà có thể áp dụng biện
pháp nào đó cho thích hợp. Nếu chế biến ớt thành dạng bột thì công việc phơi sấy
ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và màu sắc của bột. Ngày nay, ớt còn được sử
dụng để làm tương ớt, được nhiều người ưa thích (Trung tâm UNESCO phổ biến
kiến thức văn hóa giáo dục cộng đồng, 2005).
Theo Trần Thế Tục và Nguyễn Ngọc Kính (2002) thì sau khi trồng khoảng
hai tháng thì ớt ra hoa. Đến tháng thứ ba thì thu hoạch được lứa đầu tiên. Cây ớt có
5

nhiều lứa hoa nên trên cây có trái đang chín, có trái già và có hoa. Nếu nơi tiêu thụ
gần thì thu hoạch khi trái thật chín. Tránh không làm ảnh hưởng đến chùm hoa trên
cây. Sau đó cứ ba ngày thu hoạch trái một lần. Nếu không bị sâu hại phá hại chăm
sóc tốt, cây khỏe có thể thu hoạch liên tiếp trên chục đợt và kéo dài đến hai tháng.
1.3 MỘT SỐ CÔN TRÙNG VÀ NHỆN GÂY HẠI CHÍNH TRÊN ỚT
1.3.1. Rầy mềm Aphis gossypii Glover
Vị trí phân loại và ký chủ
Rầy mềm có tên khoa học Aphis gossypii Glover, họ rầy mềm (Aphididae), bộ
cánh đều (Homoptera) là loài có phân bố rất rộng và đa ký chủ, tấn công nhiều loại
rau màu như cà chua, bầu bí dưa, ớt…
Đặc điểm hình thái và sinh học: thành trùng có hai dạng:
Dạng không cánh: cơ thể dài từ 1,5 - 1,9 mm và rộng từ 0,6 - 0,8 mm. Toàn
thân màu xanh đen, xanh thẫm và có phủ sáp, một ít cá thể có dạng màu vàng xanh.
Dạng có cánh: cơ thể dài từ 1,2 - 1,8 mm, rộng từ 0,4 - 0,7 mm. Đầu và ngực
màu nâu đen, bụng màu vàng nhạt, xanh nhạt, có khi xanh đậm, phiến lưng ngực
trước màu đen. Mắt kép to. Ống bụng đen (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen,
2011).
Tập quán sinh sống và cách gây hại
Ấu trùng và thành trùng tập trung ở mặt dưới lá, nhất là đọt non, hoa, chồi hút
nhựa làm cho các phần bị tấn công khô héo hoặc để lại những vết thâm đen trên lá.
Trên cây dưa, rầy gây hại trầm trọng nếu tấn công các dây chèo hay đỉnh sinh

trưởng. Rầy mềm thường tập trung với số lượng lớn ở đọt non làm lá bị quăn queo
và phân tiết ra thu hút nhiều nấm đen bao quanh làm ảnh hưởng đến sự phát triển
của trái.
Đối với bầu bí trong giai đoạn có hoa nếu bị loài này tấn công với mật số cao
thì hoa dễ bị rụng nhất là vào thời kỳ trái non, gây hiện tượng rụng trái hay trái bị
méo mó.
Trên cây bông vải, những dịch mật do rầy tiết ra rơi vào quả nang và lá đang
mở ra sẽ là môi trường cho nấm mốc phát triển và gây khó khăn cho việc thu hoạch
bông vải.
Ngoài ra, rầy mềm còn là tác nhân truyền bệnh virus cho cây. Sau cùng làm
cho cây bị mất sức và chết.
Biện pháp phòng trừ:
Nhặt và chôn vùi các phần có rầy gây hại.
Phủ rơm lên líp từ khi có cây con đến khi cây trổ hoa.
Không nên bón nhiều phân đạm.
6

Rầy nhân mật số rất nhanh nên thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát
hiện kịp thời và phòng trị đúng lúc thì cũng tương đối dễ diệt. Có thể sử dụng các
loại thuốc trừ sâu thông dụng để trị.
Vì rầy mềm truyền bệnh virus nên thuốc trừ sâu chỉ có thể diệt được rầy mà
không hạn chế được bệnh, nhưng nếu áp dụng thuốc sớm, có thể diệt được số lượng
lớn rầy mềm giai đoạn đầu thì khả năng truyền virus của rầy không nhiều (Nguyễn
Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011).
Sử dụng thuốc trừ sâu nên chú ý đến quần thể thiên địch rầy mềm.
1.3.2. Rầy phấn trắng Bemisia tabaci Gennadius
Vị trí phân bố và ký chủ
Rầy phấn trắng có tên khoa học là Bemisia tabaci Gennadius, họ Aleyrodidae,
bộ cánh đều (Homoptera) là loài có phổ ký chủ rất rộng gây hại trên nhiều loại cây
trồng ôn đới và nhiệt đới như cây bông vải, dưa bầu bí, ớt và các loại rau màu khác

(Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001 và Nguyễn Đức Khiêm, 2006).
Đặc điểm hình thái và sinh học
Thành trùng màu trắng bóng, dài 3 - 4 mm, bay chậm, hình dáng giống như
bướm. Ấu trùng rất giống rệp dính, màu trắng trong, được phủ một lớp sáp, ít bò,
thường cố định một chỗ chích hút mô cây (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001).
Trứng hình bầu dục, đẻ thành từng ổ hoặc đẻ rải rác trong mô lá, có cuống, dài
0,18 - 0,2 mm, trứng mới đẻ có màu trắng trong sau chuyển sang màu nâu nhạt rồi
thành màu nâu xám. Một con cái có thể đẻ được 50 - 85 trứng. Ấu trùng có 3 tuổi,
màu vàng nhạt, khi mới nở có chân, bò dưới mặt lá rồi cố định một chỗ mặt dưới lá.
Đến tuổi 2 thì không còn chân, có thể nhìn rõ mắt kép và râu đầu. Nhộng giả có
hình bầu dục, màu trắng, có một số lông thưa hai bên sườn.
Thành trùng dài 0,75 - 1,4 mm, sải cánh, 1,1 - 2 mm. Hai đôi cánh trước và sau
dài bằng nhau toàn thân được phủ một lớp phấn trắng. Mắt kép có một rãnh ngang
chia thành hai phần giống hình số 8. Râu đầu có 6 đốt. Bụng có 9 đốt.
Trong điều kiện nhiệt độ 18 - 19
0
C, ẩm độ 90%, vòng đời rầy phấn trắng là 35
- 54 ngày còn ở 25
0
C thì vòng đời từ 22 - 23 ngày (Viện Bảo Vệ Thực Vật, 2003).
Theo Nguyễn Đức Khiêm (2006) thì con cái đẻ từ 50 - 160 trứng, trứng đẻ
từng ổ 4 - 6 trứng ở mặt dưới lá cũng có khi đẻ rải rác trong mô lá. Trong điều kiện
30
0
C giai đoạn trứng kéo dài 5 - 9 ngày.
Tập quán sinh sống và cách gây hại
Theo Nguyễn Đức Khiêm (2006) và Viện Bảo Vệ Thực Vật (2003), rầy thành
trùng ban ngày sống ở mặt dưới lá, không thích ánh sáng trực xạ. Chúng hoạt động
vào lúc sáng sớm và chiều mát. Rầy phấn trắng xuất hiện quanh năm, khó xác định
số thế hệ trong năm. Một năm thường có hai đợt phát sinh rộ là đầu tháng ba và

tháng năm. Rầy phấn trắng là môi giới truyền bệnh virus.
Biện pháp phòng trừ
7

Có thể dùng bẫy dính màu vàng để diệt trừ rầy phấn trắng khi mật độ còn thấp,
dùng giống chống chịu với rầy phấn trắng.
Luân canh với những cây trồng không phải là ký chủ của rầy phấn trắng.
Diệt sạch cỏ xung quanh ruộng.
Triệt nguồn cây mang bệnh virus bằng con đường chọn lọc giống và loại bỏ
cây bị bệnh ra khỏi ruộng.
Khi bị rầy phấn trắng gây hại nặng thì có thể sử dụng một số loại thuốc hóa
học như: Bifenthrin, Buprofezin, Imidacloprid, Cyfluthrin…(Nguyễn Đức Khiêm,
2006).
1.3.3. Nhện trắng Polyphagotarsonemus latus
Phân bố và ký chủ
Là loài dịch hại có mặt ở trên 55 nước, phân bố rộng mang tính toàn cầu nhất
là trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ẩm. Ở Việt Nam chúng xuất hiện và gây hại
trên tất cả các vùng (Nguyễn Văn Đĩnh, 2002).
Theo Nguyễn Văn Đĩnh (2002), đây là loài nhện đa thực điển hình, phá hoại
trên hầu hết các họ thực vật vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Là dịch hại nghiêm
trọng trên cây chè, ớt và cà tím ở Nam Phi và đay ở Bangladesh. Ở nước ta nhện
trắng xuất hiện đầu tiên được ghi nhận gây hại trên khoai tây vào năm 1990 với
mức trung bình. Năm 1992 đã ghi nhận nhện trắng tấn công gây hại 59 loài thực vật
tại vùng Hà Nội, trong đó những loài cây bị hại nặng gồm có khoai tây, ớt, cà chua,
đậu tương, đậu đũa, chè, cam, chanh, tía tô, kinh giới, nhiều loài hoa, cây cảnh, cây
làm cảnh, cỏ dại…
Đặc điểm hình thái và sinh học
Theo Nguyễn Văn Đĩnh (2002), nhện cái trưởng thành có hình oval, màu trắng
trong. Kích thước con cái là 0,19 × 0,11 mm, rất khó nhìn thấy bằng mắt thường.
Trên lưng có ba ngấn chạy ngang, giữa lưng có một vệt màu xanh nhạt chạy dọc.

Có 4 đôi chân, đôi chân thứ 4 không linh hoạt và có hai lông bàn chân rất dài. Con
đực cơ thể nhỏ màu trắng vàng. Kích thước con đực 0,14 × 0,08 mm. Cơ thể hình
oval, nhọn hai đầu, đôi chân thứ 4 đốt đùi to, các đốt tiếp theo nhỏ dần. Gần cuối
đốt bàn có 1 lông dài khoảng bằng ½ chiều dài thân.
Trứng hình nửa trái dứa bổ dọc, màu trong, trên đó có các u lồi màu trắng như
bụi phấn xếp thành 5 - 6 dãy.
Nhện non màu trắng sữa có ba đôi chân.
Tập quán sinh sống và gây hại
8

Nhện trắng phát sinh gây hại quanh năm. Mật độ cao thường thấy nhất trong
các tháng nóng ẩm 4, 5, 9 và 10. Những tháng mùa đông hanh khô nhện bị chết
nhiều và những tháng có mưa rào nhện bị rửa trôi nên mức độ hại không đáng kể,
cây bị hại có thể hồi phục (Nguyễn Văn Đĩnh, 2002).
Nhện trắng sống chủ yếu ở mặt dưới lá non hoặc trên ngọn non hút dịch cây.
Chúng làm cho lá nhỏ, mép lá cong xuống và cuốn vào, lá nhăn nheo. Nhiều trường
hợp triệu chứng cây bị nhện hại khá giống bị virus. Đặc điểm quan trọng là mặt
dưới lá mất màu xanh nhạt đặc trưng, chuyển sang màu xám hoặc thâm nâu hơi láng
bóng. Khi hại nặng lá nhỏ hơn bình thường, màu sắc đậm hơn, lá nhăn nheo và mép
lá cong xuống phía dưới như đối với cây ớt (Nguyễn Văn Đĩnh, 2002).
Biện pháp phòng trừ
Biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bao gồm các biện pháp kỹ thuật
canh tác hợp lý, trồng đúng thời vụ, luân canh với lúa nước hoặc các cây trồng
không phải là ký chủ của nhện trắng và bón phân cân đối, tránh bón quá nhiều phân
đạm là cần thiết. Thường xuyên quan sát đồng ruộng để phát hiện các ổ nhện hại
ngay từ khi chúng mới xuất hiện trong diện hẹp trên một vài khóm. Tiến hành ngắt
toàn bộ ngọn và lá non bị hại (đến lá thứ 5 - 6 từ ngọn trở xuống) cho vào túi nilon
ngâm xuống nước sẽ hạn chế sự lây lan của nhện một cách hiệu quả.
Các loài thuốc trừ nhện trắng có hiệu quả cao gồm: Danitol 0,1%, Sevin 0,1%,
Pegasus 500SC 0,1%, Nissorun 5EC 0,2% Cần chú ý phun ướt hai mặt lá, nhất là

dưới lá (Nguyễn Văn Đĩnh, 2002).
Theo Nguyễn Văn Đĩnh (2002), có hai loài nhện bắt mồi họ Phytoseiidae trên
cây khoai tây và cây đơn đuốt ở vùng Hà Nội. Loài Amblyseius sp., có khả năng
kìm hãm nhện trắng khá tốt.
Ngoài ra, nhện trắng còn bị ba loài nấm và chế phẩm Betaexotoxin của loài
vi khuẩn Bacillus thuringiensis (ABG6364) tấn công. Nấm Beauveria bassiana có
thể tiêu diệt tới 88% nhện trắng tiếp theo là ABG6364.
1.4 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC CỦA BÙ LẠCH
1.4.1. Sơ lƣợc về bù lạch
Bù lạch thuộc bộ Thysanoptera, họ Thripidae thường xuất hiện ở nhiều châu
lục như Châu Phi (Mauritius, Sudan), Bắc Mỹ (USA), Trung Mỹ, Ca-ri-bê,… đặc
biệt là ở các nước Châu Á. Bù lạch là loài côn trùng thuộc nhóm chích hút, chúng
tấn công và gây hại trên 50 loài cây trồng thuộc họ thực vật. Bù lạch gây hại quan
trọng trên các cây họ cà (cà tím, ớt, khoai tây, thuốc lá…); họ bầu bí (dưa chuột,
9

dưa hấu, bí rợ…); họ đậu (đậu tây, đậu đũa, đậu xanh, đậu tương,…) và các cây
trồng khác như: hoa cúc, bông vải, hoa anh thảo, thược dược, phong lan,…(trích
dẫn Nguyễn Duy Hợi, 2010).
Bù lạch là loài côn trùng đa ký chủ, phân bố rộng, gia tăng mật số rất nhanh
khi gặp điều kiện thuận lợi nên có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho cây trồng. Cả
ấu trùng và thành trùng đều tấn công gây hại trên tất cả các bộ phận của cây, nhất là
các bộ phận non như: lá non, hoa và trái non. Mặc dù một số loài bù lạch gây giảm
năng suất cây trồng, hoặc truyền bệnh tospovirus.
( />pests.html).
Theo Lewis (1973) vòng đời của bù lạch (bộ phụ Terebrantia) tương tự nhau
bao gồm các giai đoạn như: ấu trùng (tuổi 1 và tuổi 2), tiền nhộng, nhộng và thành
trùng. Họ Thripidae có đặc điểm là con cái sử dụng bộ phận đẻ trứng rạch mô cây
để đẻ trứng trong mô (Trích dẫn Reitz, Yu-lin và Zhong-ren, 2011).
Theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2010), bù lạch thuộc họ Thripidae là một họ lớn

nhất trong bộ Thysanoptera và gồm hầu hết các loài quan trọng. Cánh thường dài,
hẹp, nhọn ở phía cuối cánh, râu đầu có từ 6 - 9 đốt, ống đẻ trứng của con cái dạng
lưỡi cưa và cong xuống. Cuối bụng con đực tròn, tù.
Theo Nguyễn Viết Tùng (2006), có loài bù lạch có tính bắt mồi, khi phát sinh
số lượng nhiều có thể hút dịch cơ thể các loài bù lạch khác hoặc nhện nhỏ, rệp
muội, rệp bột và các loài côn trùng bé nhỏ khác hoặc trứng, sâu non các loài côn
trùng lớn hơn. Bù lạch thuộc nhóm biến thái không hoàn toàn, bù lạch non và thành
trùng có hình dạng và tập quán sinh sống tương tự nhau và bù lạch có thể sinh sản
theo phương thức hữu tính (phổ biến) hoặc đơn tính. Loài có phương thức sinh sản
hữu tính thì cơ thể con đực bé hơn con cái. Giữa con đực và con cái, một trong hai
giống có thể có cánh dài hoặc ngắn hoặc không có cánh là loài sinh sản theo
phương thức đơn tính. Con đực ít gặp hoặc tuy có gặp nhưng trứng ở con cái vẫn
phát dục theo kiểu sinh sản đơn tính, có một số loài có thể đẻ con.
Bù lạch tùy loài có cách đẻ trứng và vị trí đẻ trứng khác nhau. Có loài, con
cái chọc ống đẻ trứng vào mô cây để đẻ, trứng đẻ từng trứng rất bé (mắt thường khó
thấy), bề ngoài của vị trí đẻ trứng có thể hơi nhô lên. Có loài đẻ vào khe nứt hoặc
dưới vỏ cây, trứng thường có hình trứng dài, đẻ từng trứng một hoặc từng cụm một.
Bù lạch là loài gây hại trên rất nhiều loại cây trồng như: cây có múi, cà phê,
dâu, chuối, xoài, ca cao, lúa mì, trà, cà chua, đậu, cà tím, ớt, hành
10

( Theo Mai Thị Phương Anh,
(1999) trên ớt có hai loài bù lạch gây hại là Scirtothrips dorsalis và Thrips palmi.
1.4.2. Bù lạch Thrips palmi.
Vị trí phân loại, phân bố và ký chủ
Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011) bù lạch có khoa học là Thrips
palmi, Họ Thripidae, Bộ Thysanoptera. Phân bố rất rộng và có thể tấn công trên
nhiều loại cây trồng từ các loại rau đến cây ăn trái. Đặc biệt, gần đây chúng phát
dịch và gây hại nghiêm trọng trên dưa hấu và trên dưa leo.
Đặc điểm hình thái và sinh học

Bù lạch có cơ thể rất nhỏ, khoảng 1 mm, màu nâu nhạt. Miệng phát triển cho
việc chích hút. Chân của bù lạch rất đặc biệt là đốt bàn không có móng tận cùng
bằng một mảnh nhỏ.
Trứng bù lạch hình trái thận, nở trong vòng 3 - 10 ngày.
Ấu trùng rất giống thành trùng nhưng màu nhạt hơn, phát triển từ 4 - 7 ngày.
Thành trùng từ 8 - 18 ngày, vòng đời khoảng 25 ngày.
Theo Park, Kim và Lee (2010) thì thời gian sống của bù lạch Thrips palmi sẽ
giảm khi nhiệt độ tăng. Khi ở 12,5
0
C thì bù lạch sống 64,2 ngày nhưng khi ở 32,5
0
C
thì chỉ còn 9,2 ngày.
Theo Martin và Mau (1992), trứng có dạng hình thận, nhỏ màu vàng trắng, có
kích thước chiều dài khoảng 0,254 mm, đường kính nhỏ hơn 0,254 mm, trứng được
đẻ vào lá, hoa, trái. Khoảng 3 ngày trứng nở.
Giai đoạn ấu trùng có 2 tuổi, khi mới nở có màu vàng nhạt, giai đoạn tuổi 1
có chiều dài khoảng 0,508 mm, giai đoạn tuổi 2 có chiều dài khoảng 0,725 mm, mắt
nhỏ.
Giai đoạn tiền nhộng vẫn di chuyển, râu đầu thì vẫn chìa về phía trước và
giai đoạn này xuất hiện mầm cánh, khi chuyển sang giai đoạn nhộng thì bù lạch hạn
chế di chuyển khi đó thì mầm cánh dài và râu đầu thì xếp dọc về sau sát đầu trong
giai đoạn này bù lạch không cần ăn, thời giai phát triển của 2 giai đoạn khoảng 3
ngày.
11

Thành trùng có màu vàng có chiều dài khoảng 1,106 mm và bù lạch Thrips
palmi là loài sinh lưỡng tính, con cái đẻ khoảng 200 trứng và vòng đời khoảng 2
tháng.
Tập quán sinh sống và gây hại

Bù lạch thường đẻ trứng trong mô cây. Cả ấu trùng và thành trùng bù lạch
thường sống ở mặt dưới lá và hay chui vào gân lá để trốn, do đó rất khó nhìn thấy
và thuốc trừ sâu cũng khó tiếp xúc được với chúng. Bù lạch thường chích cho nhựa
cây chảy ra để hút ăn, đôi khi còn cạp cả mô lá hoặc cây. Lá cây bị bù lạch gây hại
sẽ có dạng quăn queo, lá non biến dạng và cong xuống phía dưới.
Biện pháp phòng trừ
Đốt tàn dư thực vật.
Áp dụng màn phủ nông nghiệp.
Dùng bẫy màu vàng đặt vào rẫy từ khi cây con đến lúc trổ hoa để xác định mật
số và quyết định khi nào áp dụng thuốc.
Bù lạch rất khó trị vì bù lạch rất nhỏ dễ ẩn náu cũng như khả năng kháng thuốc
rất nhanh. Có thể lợi dụng thiên địch để khống chế mật số bù lạch. Nếu sử dụng
thuốc hóa học để trị và nên thay đổi thuốc thường xuyên để tránh bù lạch quen
thuốc. Dùng thuốc Actara hoặc Vertimec kết hợp với dầu khoáng.
1.4.3. Bù lạch Scirtothrips dorsalis
Vị trí phân loại, phân bố và ký chủ
Theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2010), bù lạch có tên khoa học Scirtothrips
dorsalis, họ Thripidae, bộ Thysanoptera.
Theo Vivek Kumar và ctv. (2013) Scirtothrips dorsalis được phân bố rộng rãi
dọc theo các nước Châu Á bao gồm: Bangladesh, Brunei, Darussalam, Trung Quốc,
Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Myanma, Pakistan,
Philippines, Sri Lanka, Đài Loan và Thái Lan. Ở phía nam bù lạch Scirtothrips
dorsalis xuất hiện tại quần đảo Soloman và miền bắc Australia. Còn ở Châu Phi thì
từng xuất hiện ở Nam Phi và Bờ biển Ngà. Ở Nam Mỹ, Scirtothrips dorsalis đã
được phát hiện và gây hại nghiêm trọng cho cây nho ở miền tây Venezuela.
Phổ ký chủ của bù lạch Scirtothrips dorsalis bao gồm hơn 100 loại thực vật
trong 40 họ thực vật. Các loại thực vật hoang dại chủ yếu thuộc họ Fabaceae. Trong
phạm vi của Ấn Độ, các báo cáo về cây ớt có 25 loài gây hại khác nhau tấn công,
12


trong đó Scirtothrips dorsalis được coi là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng
nhất. Ngoài ra, dịch hại này còn gây hại tiềm năng kinh tế trên một số cây khác như:
chuối, đậu, hạt điều, thầu dầu, cây có múi, ca cao, ngô, bông, cà tím, nho, kiwi, vải,
nhãn, xoài, dưa, đậu phộng, hạt điều, cây dương, hoa hồng, khoai lang, chè, thuốc
lá, cà chua,… (Vivek Kumar và ctv, 2013).
Đặc điểm hình thái và sinh học
Theo Mortiz (1997), râu bù lạch từ 4 - 9 đốt nhưng thông thường 7 - 8 đốt.
Con đực thường nhỏ hơn và râu ngắn hơn con cái. Bụng bù lạch có 11 đốt. Cơ quan
đẻ trứng của bù lạch có dạng lưỡi cưa.
Theo Moritz (1997), trứng bù lạch có màu trắng nhạt, vàng hoặc tối, hình trụ
tròn hoặc dạng thận được che bởi một lớp vỏ ngoài hoặc màng đệm. Vỏ trứng thì
nhẵn, trứng được đẻ từng cái trong mô cây.
Theo Mortiz (1997), như nhiều loài côn trùng khác, kích thước cơ thể ấu trùng
của bù lạch tăng nhanh chóng sau khi nở. Ấu trùng tuổi 1 và tuổi 2 giống như là
một phiên bản thu nhỏ của thành trùng.
Theo Seal và Klassen (2005) và Scott W. Ludwig và Carlos Bográn (2007), bù
lạch thành trùng nhỏ khoảng 0,5 - 1,2 mm. Đó là khó khăn để nhận ra bù lạch bằng
mắt thường. Trứng có chiều dài 0,075 mm và chiều rộng 0,07 mm và được đẻ trong
mô cây thực vật. Giai đoạn trứng kéo dài khoảng 6 - 8 ngày, kế đến là giai đoạn ấu
trùng tuổi 1 kéo dài 2 - 4 ngày và tuổi 2 kéo dài 3 - 6 ngày. Giai đoạn tiền nhộng thì
rất ngắn (~ 24h) và giai đoạn nhộng kéo dài 2 - 3 ngày. Ấu trùng có màu trắng nhạt,
con thành trùng có màu vàng nhạt đến trắng xám với màu không liên tục có sọc trên
bề mặt lưng nơi tiếp giáp bụng. Vòng đời hoàn thành từ 14 - 20 ngày. Bù lạch cái
trên ớt đẻ từ 60 - 200 trứng trong vòng đời của bù lạch. Theo Dev (1964), thì quá
trình giao phối không dẫn đến thụ tinh tất cả các quả trứng, những quả chưa được
thụ tinh thì sẽ cho ra những con đực còn những trứng được thụ tinh sẽ cho ra những
con cái.
Đặc điểm gây hại
Theo Seal và Klassen (2005), thì bù lạch tấn công ớt trên tất cả các bộ phận
trên mặt đất của cây ký chủ, đặc biệt là các lá non, nụ và trái. Thiệt hại nặng làm

cho lá non, chồi và trái bị biến dạng có màu đồng đen, lá bị hư hại cuốn lên và xuất
hiện sự méo mó. Cây ký chủ bị nhiễm khuẩn trở nên cằn cỗi hoặc nhỏ và làm lá bị
rụng. Mật số bù lạch thấp vào mùa mưa nhưng mật số tăng cao trong mùa khô.
Biện pháp phòng trừ
13

Theo Vivek Kumar và ctv., (2013) có những biện pháp quản lý bù lạch như:
Luân canh cây trồng, loại bỏ cỏ dại (có thể loại bỏ ký chủ và nơi cho lan
truyền virus), luân chuyển thuốc trừ sâu và hỗ trợ sử dụng tối đa của kẻ thù tự nhiên
bao gồm cả động vật ăn thịt và ký sinh trùng. Trồng một số giống cây trồng kháng
Scirtothrips dorsalis ăn hại.
Còn có thể sử dụng một số loại thuốc hóa học như: Abamectin, Novaluron,
Spinetoram…
Theo Arthurs và ctv., (2009) có thể sử dụng một số thiện địch ngoài tự nhiên
như: bọ rùa (Coccinella septempunctata Linnaeus), bù lạch ăn thịt Franklinothrips
vespiformis (vespiform thrips), Scolothrips sexmaculatus (sixspotted
thrips), Selenothrips rubrocinctus (redbanded thrips), Leptothrips mali (black hunter
thrips) và nhện ăn thịt Amblyseius spp., Euseius hibisci and Euseius tularensis để
khống chế mật số bù lạch.
1.5 KHÓA PHÂN LOẠI BÙ LẠCH SCIRTOTHRIPS DORSALIS HOOD.
1. Cánh trước, có biểu hiện không rõ ràng theo chiều dọc, trên gân cánh có những
lông cứng chạy dọc và trên bề mặt có phủ những lông nhỏ. Con cái có bộ phận đẻ
trứng có hình lưỡi cưa ở đốt X thường có dạng hình nón; đốt ngực bụng thứ VIII thì
thường không phát triển, nhưng nếu có thì không tách rời khỏi đốt
VII bộ phụ TEREBRANTIA.
2. Con cái có bộ phận đẻ trứng hình lưỡi cưa rất phát triển, đốt ngực bụng thứ VIII
không phát triển, đốt lưng ngực thứ X thường không có 1 cặp lông cứng, nếu có thì
chúng rất nhỏ.
3. Con cái có bộ phận đẻ trứng cong xuống phía dưới cơ thể; râu đầu thường có 7
hoặc 8 đốt, hiếm khi có 6 hoặc 9 đốt, đốt thứ III và IV có cơ quan cảm giác hình

nón, một số loài có cơ quan cảm giác kéo dài liên tục, gần đốt đỉnh không có những
đường chạy dọc.
4. Khu vực cảm giác gắn vào trên đốt thứ III và IV của râu đầu phát triển có dạng
chẽ chạc hoặc đơn giản là hình nón…………………………… họ THRIPIDAE.
5. Đầu và bụng không được phủ bởi những đường vân có dạng lưới, đôi khi với
những đường vân mịn hơn; đốt thứ III và IV của râu đầu thường có những lông nhỏ,
những đốt cuối hiếm khi kéo dài; gân cánh thứ nhất của cánh trước không hợp nhất
với mạch costa……………………………… … … họ phụ THRIPINAE.
6. Chạc ngực giữa có gai nhọn, ở giữa mảnh lưng có những lông cứng thường dài
và cách xa nhau hơn so với các lông cứng xung quanh ngoại trừ Sericothrips và
Scirtothrips.

×