Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Bài 1 : HÌNH ẢNH QUÊ HƯƠNG TRÀ VINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (673.98 KB, 7 trang )

HÌNH ẢNH QUÊ HƯƠNG TRÀ VINH
Trà Vinh, mảnh đất cuối trời của Tổ quốc, nơi con người hiền hòa sống bám trụ với biển, với
rừng. Đến Trà Vinh, khách du lịch sẽ thú vị nhiều thắng cảnh mang một vẻ đẹp rất hoang sơ, thơ
mộng. Mấy năm gần đây, biển Ba Động thu hút một lượng du khách đáng kể.
Trà Vinh, mảnh đất cuối trời của Tổ quốc, nơi con người hiền hòa sống bám trụ với biển, với rừng. Đến
Trà Vinh, khách du lịch sẽ thú vị nhiều thắng cảnh mang một vẻ đẹp rất hoang sơ, thơ mộng. Mấy năm
gần đây, biển Ba Động thu hút một lượng du khách đáng kể. Khách đến quê biển Ba Động sẽ được người
dân nơi đây đón tiếp thật nồng hậu, chân chất, hết lòng. Ở vùng biển này, khách sẽ được thưởng thức
những món ăn đặc sản rất lạ lùng, đem lại những cảm giác rất tuyệt vời và không bao giờ quên. Con vọp -
đặc sản vùng bãi bồi: Vọp là một loài động vật hai mảnh giống như con sò, con nghêu nhưng nó to hơn
nhiều và thịt cũng có mùi rất đặc biệt. Vọp sống tập trung ở những bãi bồi ven biển, nơi có lớp đất mềm,
dẻo, mát mẻ dưới những bụi cây rậm rạp. Cách bắt vọp rất thủ công nên để có một số lượng lớn là một
điều khó khăn. Do đó, giá vọp cũng khá cao, người ta không bán bằng đơn vị ký lô mà bằng chục, một
chục mười hai con. Cách chế biến vọp đơn giản nhất là nướng. Từng con vọp được để lên vỉ than hồng,
khi vọp bị nóng hả họng ra, bỏ một chút muối tiêu vào và chờ thêm một lúc cho vọp chín vàng. Gắp phần
ruột bên trong cho vào miệng nhai từ từ, vị ngọt của thịt vọp tan dần trên đầu lưỡi, càng nhai càng ngọt,
càng thèm. Món này nhậu với rượu đế rất bắt, và chỉ nhậu với rượu đế mới ngon. Nếu kết hợp được với
Xuân Thạnh, một loại danh tửu của đất Trà Vinh thì “trên cả tuyệt vời”. Vọp còn có thể kho khô sả ớt, ăn
cơm rất ngon. Cách chế biến cũng rất đơn giản nhưng phải đúng cách mới bộc lộ hết cái ngon của nó.
Đầu tiên, người ta cho vọp vào nồi nước sôi cho hả họng rồi gắp phần ruột bên trong ra, cho vào nồi kho
lại, khi khô nước thì cho sả ớt và một chút mỡ vào. Món này ăn với cơm nóng thì quên thôi. Vọp còn có
thể xào với hẹ, đây là một món nhậu rất ngon, nếu như may mắn góp mặt trong các nhà hàng thì giá cũng
rất cao. Cách chế biến cũng giống như những món xào Nam bộ khác nhưng mùi vị rất lạ, vị ngọt của con
vọp khác với các loại hải sản và cũng khác xa với sò, nghêu, chem chép Con vọp như một món quà
thiên nhiên ban tặng cho vùng duyên hải này. Con chù ụ - món lạ xứ biển: Một món ăn lạ khác của xứ biển
này là chù ụ. Cái tên thôi nghe đã thấy lạ lùng. Không biết từ khi nào nó có được cái tên này. Chù ụ thuộc
họ hàng với cua, còng, ba khía nhưng hình dáng bên ngoài ù lì hơn và di chuyển cũng chậm chạp. Có
nhiều cách chế biến món ăn từ chù ụ. Đơn giản nhất là nướng trên vỉ than, những con chù ụ còn sống
được bỏ trên vỉ nướng chín đều hai bề. Sau đó chấm muối ớt ăn. Cách chế biến đơn giản. Cứ ngồi với
bạn bè trong một buổi chiều bên biển, gió mát rượi, thêm một lít rượu vừa uống vừa tâm sự, vừa ngắm
biển thì mê đến nỗi hoàng hôn xuống lúc nào không hay. Chù ụ còn có thể luộc, hoặc sang hơn một chút


là hấp bia. Mùi vị cũng rất lạ, nhưng có lẽ những con chù ụ hấp bia chấm muối ớt, hoặc nước mắm chanh
chỉ được du khách sang trọng yêu cầu. Nó không được những tay “giang hồ lãng tử” ưa chuộng như món
chù ụ nướng. Bên cạnh đó, chù ụ có thể rang me để ăn cơm, nếu bạn mê mùi vị của biển thì đây là món
ăn khá lý tưởng cho những gia đình đi du lịch. Có thể mùi vị lạ và ngon của nó sẽ giúp gia đình bạn có
được những bữa cơm ngon miệng, ấm cúng, thú vị.Đuôn chà là, món độc mang dấu ấn thời khẩn hoang
Nghe kể hồi xưa những cư dân đầu tiên đến khai khẩn vùng đất Nam bộ này đã lấy thân cây chà là để cất
nhà, lợp bằng lá dừa nước có thể chịu đựng qua mấy mùa mưa. Con đuôn chà là ngày nay được xếp vào
loại “hàng độc” giống như bò cạp vậy nhưng có lẽ còn hiếm hơn nhiều. Đuôn chà là hiện nay nếu như may
mắn hiện diện trong các nhà hàng sang trọng thì giá cả cũng rất đắt. Đuôn chà là do một loại bọ có cánh
(thường gọi là kiến dương) vùi đẻ trứng vào trong bập chà là và nó lớn lên nhờ ăn củ hủ non của chà là.
Qua một thời gian nó sẽ nở thành con ấu trùng còn gọi là nhộng hay đuôn rồi biến thành con kiến dương
và bay ra. Người ta khai thác khi chúng còn ở giai đoạn nhộng. Trong một bụi có chừng một chục bập chà
là có đuôn thì mới đốn, để không phí công dọn gai của bụi chà là. Khi đốn cũng phải “canh”, nếu không có
thể chặt đứt con đuôn ra làm hai (mỗi bập chỉ có một con đuôn nằm ngay giữa phần củ hủ). Chặt làm sao
để giữ nguyên vẹn bập chà là có con đuôn trong đó, đem về có thể để vài ngày rồi ăn cũng được. Người
khai thác róc sạch bẹ và gai, chỉ giữ lại một ít đọt để cột những bập chà là lại với nhau thành một bó, chặt
một nhánh cây xỏ vào hai bó gánh về. Đuôn chà là có thể chế biến được nhiều món ăn hấp dẫn. Dân đi
rừng có một cách ăn đuôn rất lạ lùng mà không phải ai cũng có can đảm - đó là ăn sống. Những buổi trưa
nắng cháy, khi những người đi rừng đã uống hết bình nước mang theo, khi xung quanh chỉ toàn là nước
biển mặn đắng. Người ta cứ để nguyên con đuôn đang sống nhăn như vậy vào miệng và nhai rau ráu.
Thân con đuôn có nhiều nước và mùi vị béo béo làm cho người ăn vơi đi cơn khát cháy cổ. Nhưng cách
ăn này chỉ dành riêng cho cư dân “bản địa” mà thôi. Còn du khách nếu đủ bản lĩnh thì xin mời thử một lần.
Cách chế biến đơn giản và nhanh nhất là lấy một chiếc que nhỏ lụi xuyên qua thân con đuôn rồi nướng
trên than hồng. Chỉ độ hai, ba phút ta sẽ ngửi được một mùi thơm phức, khen khét kích thích vô cùng.
Đem con đuôn vàng cháy ra, cầm nguyên cái que mà ăn từ từ, vị ngọt của con đuôn tan dần trên đầu lưỡi.
Một món ăn độc đáo khác được chế biến từ con đuôn chà là nữa là đuôn chiên bột. Đây là một món nhậu
cực kỳ “bắt”, ai ăn một lần đều rất khó quên mùi vị là lạ, beo béo, ngon một cách khó tả. Cách chế biến
tương đối đơn giản nhưng cũng phải cần có sự khéo léo, am hiểu ẩm thực. Chế biến làm sao mà người
ăn thấy hết được cái ngon, cái hoang dã của món ăn này mới đạt yêu cầu. Đầu tiên, bột gạo được trộn
đều lên, khuấy một ít nước vào cho bột sền sệt, để vào một ít bột nghệ cho có màu vàng. Những con đuôn

được lấy ra từ những bập chà là ra, còn sống nhăn, cứ để cho chúng bò lổn ngổn trong thau bột cho bột
dính đầy mình mẩy. Bắt chảo dầu lên bếp cho thiệt nóng, sau đó gắp từng con bỏ vào chiên. Để lửa liu riu
cho đuôn chín từ từ, nếu lửa lớn quá thì đuôn mau khét ăn không ngon. Chờ cho đuôn vàng đều thì gắp ra
dĩa, trên dĩa chất đầy một số loại rau rừng. Món này đặc biệt ăn với rau rừng như lá cách, lá nhàu, lá
chùm ruột, lá bằng lăng, lá cóc kèn mới ngon, mới bộc lộ hết tính hoang dã độc đáo của ẩm thực Nam
Bộ. Một chén nước mắm chanh rất chua, một dĩa đuôn chiên bột, một mớ rau rừng và một lít rượu “xây
chừng” sẽ làm ấm lòng người bạn xa xứ trong những chiều cuối năm, bấc về lành lạnh. Trong quá trình đô
thị hóa diễn ra với tốc độ chóng mặt như hiện nay, những đám rừng chà là ở nơi xa xôi hẻo lánh cũng bị
ảnh hưởng nghiêm trọng. Những cây chà là cũng ít còn đất sống, hiện nay muốn ăn đuôn chà là cũng rất
khó khăn. Nếu ai đó có một lần đến với Trà Vinh, mảnh đất cuối trời miền Tây, hãy cố gắng một lần đến
với biển Ba Động để nhìn ngắm vẻ đẹp hoang sơ đến nao lòng và hãy thưởng thức một lần những món
ăn độc đáo này. Biết đâu một thời gian nữa chúng ta sẽ không còn cơ hội nếu như những cánh rừng chà
là và những con chù ụ, con vọp sẽ bị tuyệt chủng trước sự hủy diệt tàn bạo của con người.
Được mệnh danh là “thành phố xanh” của ĐBSCL, TP Trà Vinh (tỉnh Trà Vinh) khoác lên mình “bộ
cánh” xanh ngút ngát, mơn man của những tán cây rợp trời, tươi mát.
Hầu hết các tuyến đường trong nội ô TP Trà Vinh đều mướt một màu xanh, chủ yếu là các cây
sao, bằng lăng, me… Gây ấn tượng nhất vẫn là những cây sao cổ thụ to tướng, có cây có đường
kính lớn 2- 3 người ôm không xuể.

Một điểm đặc biệt nữa là hầu như các cây xanh ở nội ô TP Trà Vinh dù nhỏ hay to đều có đánh
số thứ tự trên thân cây.

Trà Vinh cũng là một trong những địa phương có nhiều chùa. Những ngôi chùa ở Trà Vinh đều
nằm trong khuôn viên có nhiều cây xanh nên trông rất cổ kính, đẹp mắt.

Chính vì có cây xanh phủ khắp thành phố nên TP Trà Vinh được mệnh danh là “thành phố
xanh” của ĐBSCL. Du khách phương xa khi đến TP này sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước màu
xanh miên man ấy.

Đường vào nội ô TP Trà Vinh rợp bóng cây xanh.

Những hàng cây cao ngút tầm mắt, rợp hai bên đường
"Rừng" cây giữa lòng thành phố
Độc đáo cổng vào Công ty công viên cây xanh Trà Vinh.
Những ngôi chùa cổ kính tuyệt đẹp ẩn mình trong màu xanh

Nội ô TP.Trà Vinh cũng có những cảnh hết sức thôn dã.

×