Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

Khoá luận tốt nghiệp bước đầu đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của 11 dòng lúa nhập nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.15 KB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH - KTNN
===soB3os===
TRẦN THỊ THU HUYỀN
BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH
TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MƯỜI
MỘT DÒNG LÚA NHẬP NỘI
• • •
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC • •
• •
Chuyên ngành: Dỉ truyền học
Ngưòỉ hướng dẫn khoa
học TS. ĐÀO XUÂN
TÂN TS. PHẠM XUÂN
LIÊM
HÀ NỘI, 2015
Tôi xin trân trọng cảm ơn:
- Các thầy cô trong khoa Sinh - KTNN, trường ĐHSP Hà Nội 2
- TS.Đào Xuân Tân - Trưởng phòng Chuyển giao công nghệ Viện
nghiên cứu Họp tác KHKT Châu Á- Thái Bình Dương (IAP)
- Gia đình và bạn bè đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2015 Sinh viên thực tập
Tôi xin cam đoan:
+ Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa
hề sử dụng trong các đề tài khác.
+ Các thông tin tài liệu trình bày ừong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2015 Sinh viên thực tập
LỜI CAM ĐOAN
Trần Thị Thu Huyền
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẤT *
FAO: (Food and Agriculture Organization) Tổ chức Nông Lương Thế
giới).


IAP: Viện Nghiên cứu Họp tác KHKT Châu Á- Thái Bình Dương.
IRRI: (International Rice Reseach Institute) Viện nghiên cứu lúa Quốc
tế.
KHTN: Khoa học tự nhiên.
KTNN: Kỹ thuật nông nghiệp.
NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
NSLT: Năng suất lý thuyết.
PTNT : Phát triển nông thôn
TGST: Thời gian sinh trưởng.
YTCTNS: Yếu tố cấu thành năng suất.
MỤC
LỤC
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

MỞ ĐẦU
1. Đăt vấn đề

Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới cùng với
ngô, lúa mì, sắn và khoai tây. Trên thế giới có khoảng một nửa dân số chủ yếu
ở châu Á và châu Mỹ La tinh sử dụng lúa gạo và các sản phẩm chế biến từ lúa
gạo cho nhu cầu lương thực hằng ngày. Trong tương lai xu thế sử dụng lúa gạo
sẽ còn tăng hơn vì đây là loại lương thực dễ bảo quản, dễ chế biến và cho năng
lượng khá cao.Việt Nam là quốc gia đang phát triển có số dân ừên 86 triệu
người (2009), trong đó trên 80% dân số thuộc khu vực nông thôn, lúa gạo là
cây lương thực chủ yếu và có vai trò quan trọng trong đời sống của nhân dân
ta.
5
Do sự gia tăng dân số một cách nhanh chóng ừong những thập kỉ gần
đây nên việc đảm bảo cung cấp đủ lương thực cho nhân dân trong mọi quốc
gia là một vấn đề cấp bách.

Hiện nay trên thế giới có trên một trăm nước trồng lúa ở hầu hết các
châu lục (IRRI, 1996). Vì lúa gạo là cây lượng thực chính góp phần vào đảm
bảo an ninh lương thực trên toàn thế giới. Năm 2009, tổng sản lượng lúa gạo
thu hoạch đạt 39.502 triệu tấn. Theo Bộ Nông Nghiệp và PTNT Việt Nam [1],
năm 2010 tổng sản lượng lúa gạo tiếp tục tăng lên đạt 39.710 triệu tấn. Sản
lượng lúa trên thế giới năm 2008 là 661.811 triệu tấn, có 114 quốc gia trồng
lúa, châu Á chiếm 90% dẫn đầu là Trung Quốc và Ấn Độ. Theo FAO [12], sản
lượng lúa trên Thế giới năm 2010 đạt 697,9 triệu tấn. Theo dự báo của ban
nghiên cứu kinh tế - Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ trong giai đoạn 2007 - 2017, các
nước sản xuất gạo ở châu Á sẽ tiếp tục là nguồn xuất khẩu gạo chính của thế
giới bao gồm Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ. Nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế
giới là Thái Lan (hàng năm xuất khẩu từ 7- 8 triệu tấn), thứ hai là
Việt Nam (hàng năm xuất khẩu khoảng 4-5 triệu tấn), còn lại là các nước Mỹ,
Pakistan, Ấn Độ hàng năm xuất khẩu ước khoảng 4 triệu tấn.
Theo Tổ chức lương thực Quốc Te - FAO [12] thì hàng năm có khoảng
20 triệu tấn gạo được sử dụng làm hàng hóa buôn bán ừên toàn thế giới. An
ninh lương thực là nền tảng để phát triển đất nước ở mọi quốc gia. Đảm bảo an
ninh lương thực quốc gia cũng quan ừọng như là sự ổn định chính tri - xã hội
của đất nước bởi những lí do sau:
Thứ nhất, sản xuất lúa giúp tăng nguồn lương thực phục vụ tốt cho lực
lượng lao động, tái tạo lại sức lao động cho con người để tiếp tục sản xuất các
giá trị vật chất khác làm cho đời sống ngày càng phong phú, đa dạng hơn.
6
Thứ hai, sản xuất lúa giúp đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước và thế
giới, đảm bảo an ninh lương thực trong mọi tình huống, duy trì cuộc sống của
con người.
Thứ ba, sản xuất lúa còn góp phần tăng thu nhập, tạo việc làm cho phần
lớn người dân ở nông thôn, thu hút nhiều lao động ở nông thôn, việc sản xuất
lúa còn giúp bảo vệ tài nguyên đất, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước,
Sự phát triển của sản xuất lúa đã dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế

trong nông nghiệp phù hợp với tình hình phát triển của nhiều nước coi trọng
nông nghiệp đã dẫn tới sự chuyển dịch, giao lưu nguồn gen. Từ đó thúc đẩy và
tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp có cơ hội phát triển nhanh.
Trong nền kinh tế hội nhập, sự giao lưu chia sẻ nguồn gen thông qua con
đường nhập nội mạnh mẽ hơn và là một tất yếu sẽ bổ sung cho bộ giống cây
trồng và vật nuôi trong nước gia tăng - trong đó có cây lúa.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài khoa học: “Bước đầu đánh giá khả
năng sinh trưởng & phát triển của 11 dòng lúa nhập nội” nhằm góp phần hoàn
thiện, đánh giá các giống nhập nội trước khi mở rộng vào sản xuất.
2. Mục đích nghiên cứu.
- Khảo sát, đánh giá sự sinh trưởng và phát triển và năng suất của 11 dòng
lúa nhập nội gieo cấy vụ mùa năm 2014 tại khu vực Xuân Hòa, TX
Phúc Yên,Vĩnh Phúc, tạo cơ sở để sử dụng 11 dòng lúa nhập nội trong
công tác chọn tạo giống lúa mới.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ỷ nghĩa khoa học
7
Cung cấp các dẫn liệu khoa học về đặc điểm sinh trưởng và phát triển
cũng như tính thích ứng của các dòng lúa có nguồn gốc từ IRRI tại Việt Nam
nói chung và Đồng Bằng Sông Hồng nói riêng.
3.2. Ỷ nghĩa thực tiễn
- Góp phần vào việc tạo vật liệu khởi đàu cho công tác chọn tạo giống.
Xác định được đặc điểm nông sinh học, các YTCTNS và các
chỉ tiêu chính về chống chịu sâu, bệnh của 11 dòng lúa
nhập nội gieo trồng trên đất Xuân Hòa, TX Phúc Yên, Vĩnh
Phúc tạo cơ sở cho việc chọn lọc các dòng lúa nhập nội ưu
tú.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Nguồn gốc cây lúa
Một trong những thành tựu trong lịch sử loài người là việc thuần hóa lúa

dại thành loài lúa trồng ịOryza sativa L.) bên cạnh việc hình thành nghề trồng
lúa nước [4].
về nguồn gốc cây lúa, đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đưa ra
các ý kiến khác nhau tuy nhiên đều có một quan điểm chung: Đông Nam
Á( Việt Nam, Thái Lan ) là nơi bắt nguồn của cây lúa.
Sự nhận định đó là vì:
- Đông Nam Á là vùng có diện tích trồng lúa tập trung và lớn nhất trên
thế giới, có khí hậu nóng ẩm thích hợp với sự phát triển và sinh trưởng
của cây lúa.
- Là nơi có nhiều lúa dại để thu hoạch tự nhiên trước khi có lúa trồng.
- Không có cây lương thực ngũ cốc khác để thay thế cây lúa.
- Ngoài ra các tài liệu lịch sử, các di tích khảo cổ ở nhiều nước thuộc
vùng này đều nói về cây lúa và nghề trồng lúa.
8
Từ cái nôi là lúa nước của Đông Nam Á, cây lúa đã được trồng nhiều nơi
khác nhau trên thế giới.
2. Phân loại cây lúa
* Phân loại theo đặc điểm sinh học
Lúa trồng (Oryza sativa.L) có bộ NST 2n =24 thuộc bộ hòa thảo
(Graminaỉes), họ hòa thảo (Graminacea), chi Oryza [5].
Chi Oryza phân bố rộng khắp thế giới với 21 loài trong đó có hai loài
lúa đã được thuần hóa là lúa Châu Á (Oryza sativa.L) và lúa châu Phi (Oryza
galaberrỉma.L) trong họ Poaceae có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt
đới khu vực Đông Nam Á, Châu Á và Châu Phi.
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về phân loại loài Oryza sativa.L
Ví dụ:
-Theo Gustchin (1934-1943) có 3 loài phụ Indica, Japonica, Javanica
(trung gian giữa Indica và Japonica).
- Theo Hoàng Thị Sản (1999) có 2 loại:
+ Oryza sativa.L.var. Utilissima A. Camus : lúa tẻ

+ Oryza sativa.L.var. Glutinosa Tanaka : lúa nếp
* Phân loại theo địa hình đất và điều kiện cung cấp nước: lúa cạn và lúa
nước.
* Phân loại theo thời gian gieo trồng và gặt hái trong năm: lúa mùa, lúa
chiêm, lúa hè thu.
* Phân loại theo chất lượng và hình dạng hạt: lúa tẻ, lúa nếp, lúa hạt dài,
lúa hạt tròn.
3. Đòi sống cây lúa
Thời gian sinh trưởng (TGST)
9
TGST của cây lúa khi nẩy mầm đến khi chùi kéo dài từ 90 - 180 ngày,
tùy vào giống và môi trường sinh trưởng. Trong thời gian này cây lúa hoàn
thành các giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Xét về
mặt nông học, chia đời sống cây lúa làm 3 giai đoạn: giai đoạn sinh trưởng
sinh dưỡng, giai đoạn sinh trưởng sinh thực và giai đoạn chín.
TGST của cây phụ thuộc vào giống, kĩ thuật canh tác và điều kiện môi
trường.
Ví dụ : PD2 ở vụ xuân TGST là 150 - 158 ngày, còn vụ mùa la 118 - 122
ngày (có thể do thời tiết và giống).
Nắm được quy luật sinh trưởng của cây lúa là cơ sở để chúng ta xác định
thời vụ gieo cấy, cũng như xây dựng kế hoạch thâm canh tăng vụ [8].
- Các thời kì sinh trưởng của cây lúa:
Trong toàn bộ đời sống cây lúa có thể chia làm 3 thời kì chủ yếu : thời kì
sinh trưởng sinh dưỡng, thời kì sinh trưởng sinh thực và thời kì chín :
+ Thời kì sinh trưởng sinh dưỡng: là thời kì được tính từ khi gieo cấy đến
khi làm đòng. Ở thời kì này, cây lúa chủ yếu hình thành và phát triển cơ quan
sinh dưỡng như rễ, thân, lá, đẻ nhánh
+ Thời kì sinh trưởng sinh thực: là thời kì cây lúa hình thành hoa, tập họp
nhiều hoa thành bông lúa. Nếu chăm sóc chu đáo, thời kì thứ nhất đã đẻ nhánh,
thời tiết thuận lợi thì số hoa của bông lúa sẽ được hình thành tối đa, tiền đề để

có nhiều hạt trên một bông.
Cả hai thời này đều phát triển ảnh hưởng đến nhau, thời kì sinh trưởng
sinh dưỡng ảnh hưởng đến việc hình thành số bông, thời kì sinh trưởng sinh
thực ảnh hưởng đến số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc/bông, hạt lép/bông, trọng lượng
1000 hạt (Piooo hạt)
1
0
+ Thời kì chín: hoa lúa được thụ tỉnh xảy ra quá trinh tích lũy tinh bột và
sự phát triển hoàn thiện của phôi. Nếu dinh dưỡng đủ, không bị sâu bệnh phá
hoại, thời tiết thuận lợi thì các hoa đã thụ tinh phát triển thành hạt chắc - sản
phẩm chủ yếu của cây lúa [8].
4. Đặc điểm hình thái của cây lúa
Rễ lúa: thuộc loại rễ chùm, gồm :
+ Rễ chính: là rễ hình thành từ phôi hạt sau khi nảy mầm, chỉ có một rễ
không phân nhánh, phát triển một thời gian rồi teo đi.
+ Rễ phụ: là rễ hình thành từ các mắt đốt gốc của thân cây (thân mẹ và
thân nhánh). Trên rễ phụ mọc ra các rễ nhỏ, rễ chính sau khi phát triển một
thời gian thì rễ phụ mới sẽ mọc ra làm nhiệm vụ chính ừong việc hút chất dinh
dưỡng cung cấp cho cây.
+ Rễ bất định: là một loại rễ phụ được hình thành ở các đốt phía trên cao
của thân. Chức năng của rễ bất định là tham gia vào việc hút chất dinh dưỡng
nhưng giữ vai trò không lớn lắm.
Thân lúa:
Thân lúa có hình ống tròn, gồm các đốt đặc và gióng rỗng, số lượng của
đốt và gióng tùy từng giống, số gióng và chiều dài gióng làm thành chiều cao
cây giữ cho cây đứng vững, độ dày và chiều dài gióng tùy theo vị trí trên thân.
Thân lúa thời kì đẻ nhánh là thân giả, thời kỳ làm đốt ừở đi là thân thật. Chức
năng của thân lúa là vận chuyển, dự trữ nước và muối khoáng lên lá để quang
họp, vận chuyển ôxi và các sản phẩm quang hợp từ lá tới các bộ phận khác.
Lá lúa:

Lá được sinh ra từ các mầm lá ở các đốt thân mọc ra ở hai bên thân
chính.
1
1
Có hai loại lá lúa :
+ Lá lúa không hoàn toàn (lá bao) là loại lá chỉ có bẹ. Lá ôm lấy thân,
phát triển ngay sau khi hạt nảy mầm.
+ Lá lúa hoàn toàn (lá thật) là loại lá có bẹ lá, phiến lá, tai lá, cổ lá, thìa
lìa.
Lá lúa là trung tâm hoạt động sinh lý của cây lúa : quá trình quang hợp,
hô hấp, tích lũy chất khô.
Bẹ lá giúp thân lúa chống đổ và làm nhiệm vụ như một kho dự trữ đường,
tinh bột tạm thời trước khi trổ bông. Tùy theo chức năng của lá lúa chia làm 3
loại:
+ Lá sinh trưởng sinh dưỡng : thúc đẩy quá trình đẻ nhánh tò lá thứ 3 đến
lá thứ 7.
+ Lá quá độ : thúc đẩy quá trình phát triển thân và tạo bông hạt từ lá thứ
8 đến lá thứ 10.
+ Lá sinh trưởng bông hạt: từ lá thứ 11 trở đi là các lá có vai trò vận
chuyển các chất đồng hóa được về bông hạt sau khi cây lúa trổ bông.
Bông lúa: gồm cuống bông, cổ bông, thân bông, gié, hoa, hạt.
+ Cuống bông: là gióng trên cùng của cây lúa, phàn cuối của thân bông
+ Cổ bông: là đốt nối giũa cuống bông với thân bông.
+ Thân bông: có từ 5- 10 đốt, mỗi đốt mọc một gié chính (gié cấpl), ừên
gié cấp 1 có các gié cấp 2. Mỗi gié cấp 1 và gié cấp 2 lại chia ra nhiều chẽn,
mỗi chẽn đính một hoa.
+ Hoa lúa: là hoa lưỡng tính. Gồm: đế hoa, lá bắc, vảy cá, 6 nhị và 2
nhụy.
1
2

+ Hạt thóc gồm nội nhũ và phôi. Nội nhũ chiếm phần lớn hạt gạo. Phôi
gồm rễ phôi, trụ phôi. Chức năng của bông lúa là dự trữ các chất đường, tinh
bột được con người và vật nuôi sử dụng, là cơ quan duy trì đời sống cây lúa ở
thế hệ sau [10].
5. Đặc điểm di truyền một số tính trạng hình thái ở cây lúa
•Đặc điểm di truyền tính trạng màu sắc thân, lá và các bộ phận khác
của cây lúa.
Màu sắc thân, lá và các bộ phận khác của cây lúa do nhiều gen quy
định. Theo Nagao và cộng sự (1962) cho biết : màu sắc anthocyanin ở các bộ
phận của cây lúa có liên quan mật thiết đến 2 gen trội bổ trợ ký hiệu là A và c,
gen A hoạt hóa sản phẩm của gen с và điều khiển việc chuyển hóa chất tạo
màu thành anthocyanin. Anthocyanin được phân bố trong các bộ phận khác
nhau của cây như thân, lá, nhị Quá trình này chịu sự kiểm soát của một số
gen độc lập với A và с, cùng với một hệ thống các gen ức chế 3 quá trình nêu
trên [7].
Theo Đào Xuân Tân (1994), Đỗ Hữu Ất (1997), nghiên cứu sự phát
sinh đột biến ở lúa khi chiếu xạ Gamma (Co
60
) vào hạt nảy mầm đều thu được
các đột biến trội (bẹ lá, mép lá và đỉnh lá màu tím). Do đột biến trội с —> с
hoặc а —» A dẫn đến sự có mặt của hai alen trội A và с nên cho kiểu hình
màu tím.
Một số giống lúa thuộc loài phụ Indica còn thấy có gen Psh quy định màu
tím trên bẹ lá (Đào Xuân Tân, 1994).
Như vậy tính trạng màu sắc thân, lá được kiểm ừa bởi một số gen đa
phân chính và phối hợp với các alen phụ tác động theo kiểu bổ sung.
1
3
•Đặc điểm di truyền tỉnh trạng góc lá, chiều dài, chiều rộng lá đòng và lá
công năng.

Mitra (1962) phân tích sự biểu hiện chiều dài và chiều rộng của phiến
lá lúa và cây lai F1 thuộc tổ hợp lai giữa giống Charmock có phiến lá ngắn,
rộng với giống lúa Potani - 23 có phiến lá dài, hẹp. Kết quả cho thấy, tất cả cây
lai F1 đều có phiến lá dài, rộng còn ở F2 phân ly tăng tiến cả về chiều dài và
chiều rộng lá. Từ đó các tác giả kết luận chiều dài và chiều rộng lá được kiểm
soát bởi hệ thống di truyền khác nhau và mỗi tính trạng được kiểm soát bởi
nhiều gen. Từ kết quả phép lai dialen giữa 7 giống lúa, Karamer (1974) đã kết
luận: tính ừạng góc lá đòng và tính trạng góc lá công năng được kiển soát bởi
hai hệ thống gen khác nhau. Góc lá đòng rộng là ừội so với góc lá rộng.
Kikuchi và cộng sự (1978) đo chiều rộng lá đòng ở các cây F1 thuộc
tổ họp lai giữa giống lúa Sasanishiki (lá hẹp) với giống lúa Norin - Mochi 4
( lá rộng), kết quả cho thấy: lá đòng ở F1 rộng hơn trung bình giữa 2 bố mẹ
nhưng thiên về dạng có lá đòng rộng, ở F2 có hiện tượng phân ly tăng tiến theo
hướng tăng chiều rộng phiến lá. Từ đó tác giả đã kết luận rằng : phiến lá rộng
là ừội không hoàn toàn, tính trạng chiều rộng lá đòng được kiểm soát bởi nhiều
gen. Như vậy các tính trạng góc lá, chiều dài, chiều rộng lá đòng và lá công
năng được kiểm soát bởi nhiều gen.
•Đặc điểm di truyền tính trạng màu sẳc vỏ trẩu.
Màu sắc vỏ trấu không ảnh hưởng đến năng suất hoặc các đặc tính về
chất lượng quan trọng, nhưng vẫn được coi là chỉ tiêu đánh giá nguồn gen lúa,
đánh giá độ thuần chủng của giống và dòng (Jenning và cộng sự (1974)). Cũng
theo tác giả ừên, màu sắc vỏ trấu là tính trạng di truyền đơn gen, hai màu cơ
bản khá phổ biến ở các giống lúa trồng. Hiện nay là màu vàng rơm và màu
1
4
vàng. Do sự di truyền khá đơn giản này mà màu sắc vỏ trấu còn được sử dụng
làm tiêu chuẩn để kiểm tra và phát hiện các cá thể F1 tự thụ phấn trong các
phép lai nghiên cứu. Di truyền các tính trạng ở cây lúa khi cây có hạt màu
vàng sẫm dùng làm mẹ [10].
Theo thống kê của Nguyễn Vãn Hiển và Trần Thị Nhàn (1982) có tới

26 kiểu màu sắc vỏ trấu khác nhau trong đó chủ yếu là màu vàng và màu vàng
rơm.
Trần Duy Quý và cộng sự (1986) phát hiện một đột biến trội vỏ trấu
màu tím đen, di truyền đơn gen, do gen Pr nằm ừên NST số 11 thuộc nhóm
liên kết 4 quy định [7].
Đào Xuân Tân (1994), bằng đột biến thực nghiệm đã thu được các thể
đột biến vỏ trấu màu tím, vỏ trấu màu vàng nhạt và vỏ trấu màu vàng nâu tươi
từ giống nếp 415 (vỏ trấu màu vàng rơm).
Như vậy tính trạng màu sắc vỏ trấu là tính trạng di truyền đơn gen, có
hai màu cơ bản khá phổ biến hiện nay là màu vàng rơm và màu vàng.
6. Cơ sở
khoa học ■
Ngày nay, quan niệm “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” đã không
còn phù hợp nữa. Nếu xếp giống vào hệ thống các khâu kỹ thuật canh tác thì
giống tốt phải được xếp vào vị trí trung tâm. Trong những năm gần đây, sản
lượng lương thực ở một số nước tăng lên khá nhanh, chủ yếu nhờ áp dụng trên
quy mô lớn các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp thích hợp mà chủ yếu là cải
tiến giống. Vì giống lúa là một trong những điều kiện quyết định đến năng suất
và phẩm chất của sản phẩm thu hoạch [9].
Nhập nội giống cây ừồng có vai ừò rất quan trọng trong công tác chọn tạo
giống. Nhập nội giống không những làm cho tập đoàn giống ngày càng phong
1
5
phú mà còn tăng thêm nguồn gen quý để phục vụ trong công tác lai tạo, gây
đột biến, từ đó tạo nguồn vật liệu khởi đầu tốt cho chọn giống. Vì vậy Đảng và
Chính phủ ta rất quan tâm đến vấn đề nhập nội giống. Các giống lúa nhập nội
như: IRRI 352, Q5, Khang Dân 18, Bắc Thom 7, Nhị Ưu 63, Nhị Ưu 838, Bác
Ưu 903 đều là những giống lúa thuần, lúa lai cao sản được lựa chọn cho sản
xuất đại trà ở hầu hết các địa phương (Nguyễn Văn Hoan, 2006) [11].
Giống lúa mới được coi là tốt thì phải có độ thuần cao và cần thoả mãn

một số yêu cầu sau:
- Sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và điều kiện
canh tác tại địa phương.
- Cho năng suất cao, ổn định qua các năm trong giới hạn biến động của
thời tiết.
- Có khả năng chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh bất thuận và sâu
bệnh.
- Có chất lượng đáp ứng yêu cầu sử dụng.
Muốn phát huy hết tiềm năng năng suất của một giống tốt đó phải sử
dụng chứng họp lý, phù hợp với đất đai, điều kiện khí hậu và kinh tế xã hội
của vùng đó.
Trong sản xuất, lưu thông và tiêu thụ lúa gạo thì chất lượng gạo quyết
định phần lớn giá cả trên thị trường. Theo IRRI (1996) thì những yếu tố quyết
định chất lượng gạo bao gồm:
- Chất lượng bề ngoài: Các yếu tố cấu thành chất lượng của hạt gồm kích
thước và hình dạng hạt, độ đồng đều, độ bóng, độ bạc bụng, màu sắc
hạt, tỷ lệ hạt bị hư, bị gãy được đánh giá chủ quan bằng mắt thường
[4].
1
6
- Đặc điểm của hạt gạo: Loại hình của hạt được dựa trên 3 tiêu chuẩn là:
dài, rộng và khối lượng. Mỗi giống có thể căn cứ 3 tiêu chuẩn này để
xếp loại. Kích thước và hình dạng hạt là tiêu chuẩn chất lượng đàu tiên
mà những nhà chọn lọc giống quan tâm trong phát triển giống mới. Sự
chọn lọc giống mang tính di truyền cao nhằm loại trừ những đặc tính
không mong muốn của hạt [6].
- Nội nhũ, độ bóng và độ bạc bụng: Độ bạc bụng là đặc điểm không
mong muốn, nó làm giảm năng suất xay trà bởi những hạt bạc bụng
thường yếu và dễ vỡ. Độ bạc bụng ở gạo ở nước ta thường phụ thuộc
vào một số yếu tố như: Thu hoạch ở độ ẩm quá cao, chín không đều

trên cùng bông lúa, nhiệt độ cao trong lúc lúa chín và một phần là do
những yếu tố di truyền của giống.
- Màu sắc: Màu sắc được sử dụng như là một tiêu chuẩn chất lượng gạo ở
Mỹ. Gạo sẽ mất tính hấp dẫn khi thấy những hạt màu xám hoặc đỏ làm
màu sắc hoặc diện mạo chung của gạo thay đổi.
- Chất lượng xay trà: Đây là tiêu chuẩn quan trọng của gạo, giá trị của
năng suất xay trà là tỷ lệ gạo nguyên, gạo gãy và tấm; ừong đó tỷ lệ gạo
gãy và tấm chiếm khoảng 30 - 50% khối lượng toàn bộ hạt [5].
- Chế biến: Những đặc điểm về xay trà và nấu ăn có tính quyết định hầu
hết giá ừị kinh tế của gạt gạo. Chất lượng cơm ngon liên quan đến mùi
thơm, độ dẻo, vị ngọt, độ sáng của cơm. Đó chính là tiêu chuẩn cho sự
đánh giá phẩm chất hạt gạo [5].
Đe nâng cao chất lượng lúa gạo Việt Nam nhằm đẩy mạnh giá tri xuất
khẩu và đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của một số thị trường khó tính trên thế giới,
đồng thời có thể khai thác triệt để tiềm năng đất đai, khí hậu của vùng Trung
1
7
du miền núi phía Bắc (vùng có mùa đông lạnh khá dài), đề tài là cơ sở ban đầu
để có thể tìm ra một kiểu gen tốt, một kiểu gen tốt chỉ được biểu hiện trong
những phạm vi nhất định của ngoại cảnh. Vì vậy, trước tiên cần phải nghiên
cứu, đánh giá toàn diện sau đó kết hợp các đặc tính riêng để tìm ra các dòng,
giống lúa tốt [10].
7. Tình hình nhập nội giống cây trồng trên thế giới và ở Việt Nam
7.1. Nhập nội giống cây tròng
Nhập nội giống là đưa các giống cây trồng tò nước ngoài vào một nước
để canh tác và sử dụng.
Trong chọn giống có nhiều phương pháp chọn giống, một trong những
phương pháp chọn giống là phương pháp nhập nội.
Những giống lúa nhập nội phù họp với điều kiện Việt Nam, đưa về phát
hiện những đặc tính tốt, sinh trưởng phát triển tốt, khả năng chống chịu sâu

bệnh cao được nghiên cứu chọn lọc và đưa vào nhân giống tạo các giống lúa
mới.
7.2. Tình hình nhập nội trên thế giới
Từ các trung tâm khởi nguyên, cây ừồng được chuyển dịch tò nhiều vùng
đất lạ song song với sự di cư của con người và xuất hiện khá sớm ừong lịch sử.
Từ thời cổ xưa, đậu xanh, cải dầu, táo được nhập vào Ân Độ từ Trung tâm
khởi nguyên Trung Á. Bông châu Á cũng được chuyển vào Ấn Độ từ Châu
Phi.
Nhập nội được tiến hành một cách có ý và vô ý thức. Từ thế kỉ XVI sau
công nguyên, người Bồ Đào Nha đã nhập nội ngô, khoai tây, khoai lang, dứa,
đu đủ và thuốc lá. Từ cuối thế kỉ XVIII, chè từ Trung Quốc, bắp cải, súp lơ và
nhiều loại rau tò Địa Trung Hải được Công ty Đông Ân nhập vào Ân Độ.
1
8
7.3. Tình hình nhập nội tại Việt Nam
Hiện nay, sản xuất lương thực là ngành quan trọng nhất của nông nghiệp
Việt Nam. Các nhà nghiên cứu đã đề ra chiến lược và xu thế nghiên cứu về lúa
như sau:
- Phát triển giống có chất lượng cao đáp ứng đòi hỏi của thị trường trong
nước và thế giới, phù họp với các điều kiện sinh thái nông nghiệp Đồng
bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
- Phát triển các giống lúa năng suất cao cho các vùng sản xuất thâm canh
(lúa lai và siêu lúa)
- Phát triển các giống lúa thích họp với các điều kiện bất lợi như hạn hán,
ngập úng, chua phèn và mặn.
- Nghiên cứu, đề xuất và chuyển giao kỹ thuật canh tác lúa thích họp cho
các vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau nhằm đạt được năng suất
tiềm năng.
- Nghiên cứu chế tạo thiết bị và công nghệ cho thu họach, xử lý sau thu
họach, bảo quản và chế biến gạo, giảm tổn thất, nâng cao chất lượng

sản phẩm và giá trị thị trường, kể cả giá trị gia tăng thông qua đa dạng
hóa các sản phẩm tò gạo.
- Tiến hành nghiên cứu thị trường và tiếp thị đối với gạo, nhất là thị
trường xuất khẩu, bao gồm các yếu tố về cung và cầu, giá cả và biến
động giá cả ở tất cả các khâu của sản xuất.Tiến hành nghiên cứu hiệu
qủa trồng lúa và các yếu tố ảnh hưởng.
Đe đáp ứng được các mục tiêu trên, ngoài việc lai tạo, chọn lọc các giống
cổ truyền Từ nhiều năm nay, các nhà khoa học Việt Nam luôn chú trọng tới
nguồn gen ở nước ngoài. Bằng chứng là bên cạnh việc nhập nội các giống lúa
1
9
từ Viện nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) tò những năm 60 của thế kỉ XX. Trong
những năm gần đây, việc nhập nội hàng trăm giống lúa lai từ Trung Quốc đã
làm thay đổi năng suất trần và tổng sản lượng lúa toàn quốc.
Ví dụ: Giống lúa lai CNR36 là giống lúa lai 3 dòng do trường đại học
Nông nghiệp Tứ Xuyên Trung Quốc lai tạo, được Bộ NN và PTNT công nhận
là giống lúa Quốc gia năm 2007, với năng suất cao sinh trưởng phát triển tốt.
Giống lúa Thái Xuyên 111 là sản phẩm họp tác giữa Công ty TNHH NN
công nghệ cao trường Đại học Nông nghiệp Tứ Xuyên Trung Quốc với Tổng
Công ty giống cây trồng Thái Bình và được công nhận là giống Quốc gia năm
2011 có năng suất cao 70 - 80 tạ/ha, sinh trưởng khỏe, cứng cây,
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
■ 7 •
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu ừong đề tài là 11 dòng lúa nhập nội do Viện
Nghiên cứu và Hợp tác Khoa học kĩ thuật Châu Á - Thái Bình Dương (IAP)
cung cấp.
Các dòng nhập nội này đã được đánh giá bởi IRRI tại Philipin và Viện
lúa Đồng bằng sông Cửu Long và đây là lần đầu tiên được khảo sát tại khu

vực đồng bằng và trung du bắc bộ.
2.1.1. Thời gian nghiên cứu:
Vụ mùa 2014 (6/2014- 10/2014)
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu:
HTX Đồng Xuân, Phường Xuân Hòa, TX Phúc Yên, Vĩnh Phúc.
2.2. Phương pháp nghiên cứu.
2.2.1. Phương pháp bố trí thỉ nghiệm trên đồng mộng.
2
0
- Hạt giống của 11 dòng lúa được ngâm, ủ riêng biệt cho tới khi nảy mầm
thì đem gieo. Khi mạ có 3- 4 lá thật thì đem cấy.
- Đất ruộng làm kỹ, san phẳng, chia thành luống rộng l,2m và dài theo
chiều dài ruộng. Lặp lại 3 lần mỗi lô thí nghiệm.
- Mật độ cấy: 35 khóm/m
2
(cấy 1 dảnh)
- Tiến hành chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh theo quy định chung: chế độ
tưới nước, bón phân đồng đều.
2.2.2. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu.
Thu thập mẫu vật
Căn cứ để xác định, theo dõi và thu thập số liệu về đặc điểm nông sinh
học, khả năng chống chịu và các yếu tố cấu thành năng suất:
- Tài liệu 1: “Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá nguồn gen lúa” _ IRRI, 1996
Nxb Nông Nghiệp (1996) [11].
- Tài liệu 2: “ Quy phạm khảo nghiệm giống lúa”. Bộ Nông Nghiệp và
PTNT Nxb NôngNghiệpi2005) [1].
Theo IRRI [11], sự phát triển cây lúa gồm 9 giai đoạn:
1. Giai đoạn nảy mầm
2. Giai đoạn mạ
3. Giai đoạn mạ đẻ nhánh

4. Giai đoạn vươn lóng
5. Giai đạn làm đòng
6. Giai đoạn trổ bông
7. Giai đoạn chín sữa
8. Giai đoạn chín sáp
9. Giai đoạn chùi hoàn toàn
2
1
Các tính trạng của các dòng được đánh giá và xác định theo tiêu chuẩn
củalRRI
Thang xác định đặc điểm nông sinh học của lúa theo tiêu chuẩn IRRI
[11].
STT Tính trạng Giai
đoạn
Cách xác định tính trạng Đom
vị
1 Chiêu cao cây 7-9
Đo từ mặt đât đên đỉnh bông
(không tính râu)
Mẫu: 30
cm
2 Chiêu dài bông 8 Đo từ cô đên đỉnh bông cm
3 Chiêu dài lá đòng 6 Đo từ góc đên chóp lá cm
4 Chiêu rộng lá đòng 6
Đo phân rộng nhât của

cm
5
Chiêu dài lá công năng
6 Đo từ góc đên chóp lá cm

6 Trạng thái trục chính 7-9 Quan sát
7 Khả năng đẻ nhánh 5 Đêm sô dảnh/khóm Dảnh
8 Màu săc vỏ cám 9 Quan sát Màu
9 Màu săc vỏ trâu 9 Quan sát Màu
10 Độ bạc bụng 9 Quan sát
11 Góc lá đòng 4-5
Đo góc giữa trụ bông với góc lá
đòng
cm
12
Mức nhiêm sâu đục
thân
3-5 Quan sát
2
2
13
Mức nhiêm sâu cuôn lá
3-9 Quan sát
14
Bệnh khô văn Bạc lá
7-8
5-8
Quan sát
Đạo ôn cô bông 8
15
Tông sô hạt/ bông 9
Đêm sô hạt của tât cả các bông
thuộc 5 khóm điển hình/1 khóm
là một mẫu
Hạt

16
Sô hạt chăc/ bông 9
Đêm sô hạt chăc của tât
cả các bông thuộc 5 mẫu điển
hình
Hạt
17
Khôi lượng 1000 hạt
(P ìooo)
9
Cân 1000 hạt ở độ âm
13%
Cân 5 mẫu, mỗi mẫu cân
500 hạt
Gam
18
Năng suât hạt 9
NS = Khóm/m
2
X số
bông/khóm X Piooo hạt X số hạt
chắc/bông xlO'
3
g/m
2
19
TGST 9
Xác định băng cách theo
dõi từ khi gieo hạt đến khi 85%
số hạt/bông đã chín

Ngày
20 Sô bông/khóm 8-9
Đêm sô bông của 5 khóm
điển hình rồi tính trung bình/ 5
mẫu
Bông
2
3
Xử lý số liệu
Các số liệu được tính theo công thức sau:
n
= p'
- Giá ừị trung bình X = ——
n
2
4
s
- Sai sô trung bình m = ±-j=

Ê

-
X
)
:
i
=
l

__

n - ì
T
r
o
n
g

đ
ó

n
:

S


c
Ỳ i X i - X )
2
i=1
n >
30
n
- Độ lệch chuẩn ổ = ^
n <30

×