Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Nghiên cứu xây dựng công thức thuốc dán niêm mạc miệng diazepam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 51 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
— 0 3 ★ s o —
NGUYỄN THỊ MINH THƯ
NGHIÊN CỨU XÂY DỤNG CÔNG THỨC THUỐC DÁN
NIÊM MẠC MIỆNG DIAZEPAM
(KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Dược sĩ KHÓA 2002-2007)
HÀ NỘI, THÁNG 05 NĂM 2007
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
— 0 3 ★ EO —
NGUYỄN THỊ MINH THƯ
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÔNG THỨC THUỐC DÁN
NIÊM MẠC MIỆNG DIAZEPAM
(KHÓA LUẬN TỐT NGHỆP Dược sĩ KHÓA 2002-2007)
Người hướng dẫn : PGS. TS. Nguyễn Văn Long
Nơi thực hiện : Bộ môn Bào chế
Thời gian thực hiện : 05/2006 đến 05/2007
HÀ NỘI, THÁNG 05 NĂM 2007
LÒI CẢM ON
Trong quá trình hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận được sự hướng
dẫn và giúp đỡ tận tình về mọi mặt từ các thầy cô, gia đình, bạn bè.
Nhân dịp này, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc
tói:
PGÔ. Tổ. NGUYỄN VĂN LONG
Người thầy đã hết lòng, tận tình dẫn dắt, giúp đỡ và hướng dẫn tôi
trong quá trình làm thực nghiệm và hoàn thành khóa luận.
Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo, các kỹ thuật viên trong bộ môn
Bào chế, các thầy cô trong Ban giám hiệu, Phòng đào tạo cùng toàn thể các
thầy cô giáo, cán bộ trong trường đại học Dược Hà nội đã tạo mọi điều kiện
giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận.


Đồng thời tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, quan tâm,
giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận này.
Hà nội, ngày 25 tháng 05 năm 2007
Sinh viên
Nguyễn Thị Minh Thư
MỤC LỤC
Trang
Đặt vấn đề 1
Phần 1: Tổng quan
2
1.1. Diazepam 2
1.1.1. Công thức hoá học 2
1.1.2. Tính chất 2
1.1.3. Tác dụng dược lý 2
1.1.4. Liều dùng và cách dùng 3
1.1.5. Độ ổn định 3
1.1.6. Bảo quản 4
1.1.7. Các dạng bào chế của diazepam 4
1.2. Đường hấp thu thuốc qua niêm mạc miệng và các yếu tố
ảnh hưởng 4
1.2.1. Cấu trúc niêm mạc miệng 4
1.2.2. Sự hấp thu thuốc qua niêm mạc miệng

5
1.3. Các chất làm tăng tính thấm của thuốc qua niêm mạc
miệng 7
ỉ.3.1. Cơ chế hoạt động của các tác nhân hoá học tăng hấp
thu 7
1.3.2. Nhóm các chất thường được sử dụng để tăng tính
thấm niêm mạc miệng

8
1.4. Các polyme dính 9
1.4.1 Phân loại các polyme 9
1.4.2. Một vài polyme đại diện

9
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự kết dính của thuốc dán niêm
mạc miệng 11
1.5.1. Các yếu tố thuộc vềpolyme
1.5.2. Các yếu tố thuộc về môi trường

1 3
1.6. Một sô' công trình nghiên cứu của các tác giả trên thế giới
về thuốc dán niêm mạc miệng 13
Phần 2: Thực nghiệm và kết quả
1 5
2.1. Nguyên vật liệu và phương pháp thực nghiệm 1 5
2.1.1. Nguyên vật liệu 1 5
2.1.2.Thiết bị, máy móc 1 5
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu

u
2.2. Kết quả thực nghiệm và nhận xét 26
2.2.1. Xây dựng đường chuẩn biểu thị mối quan hệ giữa
nồng độ diazepam và mật độ quang
26
2.2.2. Kết quả xác định độ tan của diazepam trong
propylen glycol và polyethylen glycol 400 28
2.2.3. Kết quả điều chế miếng dính diazepam


29
2.2.4. Kết quả định lượng miếng dính

29
2.2.5. Kết quả giải phóng của miếng dính diazepam

3 0
2.3. Bàn luận 40
Phần 3: Kết luận và đề xuất 4 2
3.1. Kết luận 42
3.2 Đề xuất 42
NHỮNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BP
: Bristish Pharmacopoeia
CMC
: Carboxymethyl cellulose
CT : Công thức
DĐVN : Dược điển Việt Nam
DMSO : Dimethylsulfoxid
EC : Ethyl cellulose
HEC
: Hydroxy ethyl cellulose
HPC
: Hydroxy propyl cellulose
HPMC : Hydroxy propyl methyl cellulose
HP-ß cyclodextrin
: Hydroxy-propyl-ß-cyclodextrin
MC
: Methyl cellulose
NaCMC : Natri carboxy methyl cellulose

NF
: National Formulation
PEG
: Polyethylen glycol
PG
: Propylen glycol
PVA
: Polyvinyl alcohol
PVP
: Polyvinylpyrrolidon
TEA
: Triethanolamin
USP
: United State Pharmacopoeia
VD
: Ví du
ĐẶT VÂN ĐỂ

Có nhiều phương pháp khác nhau để đưa thuốc vào cơ thể. Mỗi phương
pháp có những ưu, nhược điểm riêng. Thông thường, đường tiêm làm tăng nhanh
nồng độ thuốc trong máu, tuy nhiên có thể gây phản ứng độc hoặc phản ứng tự
miễn (sốc). Đường uống, thường chỉ áp dụng vói các dược chất bền vững trong
bộ máy tiêu hoá. Đưa thuốc qua trực tràng, qua mũi, qua da, qua phổi và các
đường khác cũng đang được dùng phổ biến. Tuy nhiên, tất cả các phương pháp
này có một vài hạn chế như: sinh khả dụng thấp hoặc gây ra một số phản ứng tự
miễn. Trong thời gian gần đây, đường đưa thuốc qua niêm mạc miệng đã thu hút
được khá nhiều sự quan tâm. Có nhiều lý do giải thích tại sao niêm mạc miệng lại
có thể là một đích hấp dẫn để đưa các nhân tố điều trị vào vòng tuần hoàn chung
cơ thể. Ở niêm mạc miệng, sự dẫn lưu của máu là trực tiếp từ biểu mô niêm mạc
vào tĩnh mạch cổ trong, do đó thuốc tránh không phải qua ruột (vì vậy ngăn ngừa

được sự thuỷ phân acid trong dạ dày), đồng thời tránh không bị chuyển hoá qua
gan lần đầu (mà chúng ta biết rằng, tác dụng chuyển hoá qua gan lần đầu là
nguyên nhân chính làm giảm sinh khả dụng của một số thuốc dùng qua đường
uống). Ngoài ra, lớp nền biểu mô niêm mạc miệng lại là môi trường hết sức êm
dịu cho sự hấp thu thuốc [19]. Vói tất cả các lợi thế đó, rõ ràng niêm mạc miệng
là một đường đưa thuốc lý tưởng đối vói nhiều loại dược chất khác nhau. Trên cơ
sở đó, chúng tôi thực hiện đề tài vói mục tiêu sau:
- Nghiên cứu xây dựng công thức miếng dán niêm mạc miệng chứa 5 mg
diazepam.
- Bước đầu nghiên cứu độ ổn định của chế phẩm.
1
PHĂN 1: TONG QUAN
1.1. Diazepam
1.1.1. Công thức [4J, [5]
- Công thức phân tử: C16H13QN20.
- Khối lượng phân tử: 284,7.
- Công thức cấu tạo:
- Tên khoa học: 7-cloro-l,3-dihydro-l methyl-5 phenyl-2 H-1,4
benzodiazepin-2-one.
- Mã ATC: N05BA01.
1.12. Tính chất ¡27]
- Diepam ở dạng bột tinh thể màu trắng hoặc vàng, không mùi hoặc hầu
như không mùi.
- T°nc: 131°C-135°C.
- Độ hoà tan: Diazepam tan rất ít trong nước (tỉ lệ 1/333), tan trong ethanol
vói tỉ lệ 1/25, trong aceton với tỉ lệ 1/8, trong ether vói tỉ lệ 1/39, trong propylen
glycol với tỉ lệ 1/60, rất dễ tan trong cloroform (tỉ lệ 1/2).
1.1.3. Tác dụng dược lý ß '], [4],[5]
- Cơ chế tác dụng: Diazepam gắn với các thụ thể đặc hiệu trên hệ thần kinh
trung ương và các cơ quan ngoại vi đặc biệt. Thụ thể benzodizepin trên hệ thần

2
kinh trung ương có liên hệ chặt chẽ về chức năng với thụ thể của hệ thống dẫn
truyền GABA (Gamma Amino Butyric Acid). Sau khi gắn với thụ thể
benzodiazepin, diazepam tăng tác dụng ức chế của hệ dẫn truyền GABA.
- Tác dụng:
+ Giảm căng thẳng, kích động, lo âu.
+ An thần, gây ngủ.
+ Giãn cơ, chống co giật.
1.1.4. Liều dùng và cách dùng [3], [4], [5]
- Cách dùng: Khi điều trị liên tục và đạt được tác dụng mong muốn thì nên
dùng liều thấp nhất. Để tránh nghiện thuốc không nên dùng quá 15-20 ngày.
-Liều dùng:
Người lớn: 5-10mg/lần. Liều tối đa 20mg/lần, 100mg/24h.
1.1.5. Độ ổn định [23], [17]
Diazepam là một trong những dẫn xuất 1,4 benzodiazepin bền vững nhất
do có nhóm methyl ở vị trí 1. Trong nước, diazepam bị thuỷ phân bằng phản ứng
mở vòng để tạo thành 2-methylamino-5 clorobenzophenon và glycin
Cấu trúc của sản phẩm trung gian được đề xuất bởi Han và cộng sự,
diazepam bị thuỷ phân liên kết 4,5 azomethin tạo thành 2-glycyl (methyl) amino-
5-clorobenzophenon. Phản ứng thuận nghịch và phụ thuộc vào pH. Theo Nakano
và cộng sự, trong môi trường pH acid, ngay ở nhiệt độ của cơ thể, phản ứng thuỷ
phân xảy ra khá nhanh, hợp chất mở vòng cân bằng với diazepam ở dạng proton.
Diazepam ổn định nhất ở pH=5. Ở nhiệt độ phòng, hằng số tốc độ thuỷ
phân của diazepam, K là l,41.10-5/s (ở pH 0,93) và 2,95.10‘8/s (ở pH 10,18)
(tương đương với nửa đòi là 0,57 ngày và 272 ngày).
Theo Carstensen và cộng sự, ở nhiệt độ cao, sự phân huỷ của một số dẫn
xuất benzodiazepin, trong đó có diazepam, ngoài sản phẩm chính là
3
benzophenon, còn có một lượng nhỏ carbostyril và acridon. Tỉ lệ hình thành
những của những chất này ở nhiệt độ phòng là bằng 1/10 đến 1/100 so với sự tạo

thành của benzophenon.
Diazepam cũng dễ bị phân huỷ bởi ánh sáng. Theo Emergy và Kowto, sản
phẩm phân ly là 3-amino-6-cloro-l-methyl-4 phenylcarbostyril và 2-
methylamino-5 -clorobenzophenon.
Tốc độ thuỷ phân của diazepam trong các dạng thuốc rắn có thể hạn chế
bằng cách kiểm soát độ ẩm. Dung dịch diazepam trong hỗn hợp dung môi thân
nước (bao gồm PG hoặc PEG, ethanol, alcol benzylic và nước) không chỉ làm
tăng độ Ổn định mà còn làm tăng độ hoà tan của diazepam.
1.1.6. Bảo quản'. Tránh ánh sáng, bảo quản trong bao bì kín ở nhiệt độ không quá
25°c.
1.1.7. Các dạng bào chế của diazepam ¡9], [10]
- Viên nén chứa 2 mg, 5mg, 10mg diazepam (VD: Biệt dược Seduxen;
Diazefar).
- Thuốc tiêm diazepam 10mg/2ml (VD: Biệt dược Aspen)
- Thuốc đạn chứa 5mg, 10mg diazepam.
1.2. Đường hấp thu thuốc qua niêm mạc miệng và các yếu tố ảnh hưởng
1.2.1. Cấu trúc niêm mạc miệng [12], [19], /25], [28]
Niêm mạc miệng là phần miệng được giói hạn ở đằng trước và bên cạnh
bởi môi và má, đằng sau và ở giữa bởi răng và lợi, ở bên trên và bên dưới bởi
phần niêm mạc đối diện vói phần niêm mạc kéo dài từ môi và má tới lợi.
Vai trò đầu tiên của niêm mạc miệng, cũng giống như da, là để bảo vệ các
cấu trúc nằm bên dưói khỏi các tác nhân ngoại lai. Bề mặt của niêm mạc miệng
bao gồm một lớp “biểu mô có vảy phân tầng” được ngăn chia với mô liên kết
4
nằm bên dưói bởi một màng nền nhấp nhô (một lớp vật chất ngoại bào liên tục
dày khoảng l-2|nm). Biểu mô có vảy phân tầng này bao gồm các lớp tế bào khác
nhau. Chúng thay đổi về kích cỡ, hình dạng và nội dung khi di chuyển từ lớp nền
đến lớp bề mặt. Có khoảng 40-50 lớp tế bào, do đó bề dày niêm mạc miệng
khoảng từ 500-800Ịim.
Lớp biểu mô niêm mạc miệng- đóng vai trò lớp bảo vệ cho các mô bên

dưói- lại được chia thành 2 loại: biểu mô không keratin (lót ở hàm ếch mềm,
bụng lưỡi, sàn miệng, lọi, tiền đình, môi và má) và biểu mô keratin- được tìm
thấy ở hàm ếch cứng và các vùng không co giãn của khoang miệng.
Động mạch hàm trên cung cấp máu cho niêm mạc miệng nên máu ở đây
rất dồi dào và tốc độ chảy nhanh (khoảng 2,4 ml/lphút/lcm2) hơn hẳn so với các
vùng dưới niêm mạc, vùng nướu và vòm miệng do đó sự khuyếch tán thụ động
của các phân tử thuốc qua vùng niêm mạc này là khá dễ dàng. Độ dày niêm mạc
là từ 500-800|xm và lại có kết cấu xù xì, thô ráp nên thích hợp với các loại thuốc
cần lưu giữ lâu dài. Thòi gian thay cũ, đổi mới của biểu mô miệng là khoảng 5-6
ngày.
Hình 1.1: Sơ đồ cấu trúc niêm mạc miệng
5
1.2.2. Sự hấp thu thuốc qua niêm mạc miệng [12], [19], [25], ¡28]
Sự hấp thu thuốc qua niêm mạc miệng có thể theo 2 con đường: qua kẽ tế
bào hoặc qua tế bào. Một thuốc có thể được hấp thu theo 2 cách nhưng thông
thường một con đường sẽ chiếm ưu thế hơn tuỳ thuộc vào đặc tính lý hoá của
chất hấp thu. Vì khoảng gian bào và bào tương có đặc tính thân nước nên những
hợp chất thân lipid sẽ hoà tan rất kém ở môi trường này. Tuy nhiên màng tế bào
lại khá thân lipid do đó các chất thân nước sẽ rất khó hấp thu qua màng tế bào.
Rõ ràng, khoảng gian bào đóng vai trò như một hàng rào hấp thu đối với các hợp
chất thân lipid và ngược lại màng tế bào lại là hàng rào hấp thu đối với các hợp
chất thân nước. Vì biểu mô miệng là phân tầng nên sự hấp thu các chất có thể
phối hợp cả hai cách trên. Tuy nhiên con đường nào mà đem lại ít chướng ngại
nhất đối với sự di chuyển của chất hấp thu sẽ chiếm ưu thế.
Người ta ước tính rằng sự hấp thu của niêm mạc miệng lớn hon da khoảng
từ 4-4000 lần. Tuy nhiên, ở các vùng khác nhau của khoang miệng, sự hấp thu lại
rất khác nhau. Căn cứ vào bề dày và mức độ keratin hoá ở các mô, người ta sắp
xếp khả năng hấp thu giảm dần theo thứ tự: niêm mạc dưới lưõi> niêm mạc
miệng> niêm mạc hàm ếch cứng (niêm mạc dưới lưỡi mỏng và không có keratin,
niêm mạc miệng dày hơn và không có keratin, niêm mạc hàm ếch cứng có độ

dày trung gian nhưng lại chứa keratin).
Niêm mạc dưói lưỡi có khả năng thấm rất tốt, đem lại sự hấp thu nhanh và
sinh khả dụng cao đối vói nhiều loại thuốc và việc sử dụng khá thuận lợi. Các
thuốc sử dụng qua đường này đã được nghiên cứu khá nhiều, thông thường là 2
dạng: dạng viên tan rã nhanh hoặc viên nang mềm chứa dung dịch thuốc. Thuốc
sẽ tập trung với nồng độ cao ở dưói niêm mạc trước khi được hấp thu. Mặc dù
tính thấm cao và lượng máu tưới cho vùng niêm mạc này khá dồi dào nhưng nó
lại thiếu đi một khoảng cơ phẳng hoặc một vùng niêm mạc bất động và thường
6
xuyên bị rửa trôi bỏi một lượng nước bọt đáng kể nên niêm mạc dưới lưỡi chỉ
thích hợp vói các loại thuốc dùng trong thòi gian ngắn và không yêu cầu liều duy
trì.
Niêm mạc miệng có tính thấm kém hơn niêm mạc dưới lưỡi và thường
không thể đem lại sự hấp thu nhanh và sinh khả dụng cao bằng niêm mạc dưói
lưỡi nhưng nó lại rất phù hợp với các hệ điều trị qua niêm mạc (các thuốc giải
phóng kéo dài) do nó có một vùng cơ phẳng và vùng niêm mạc bất động.
1.3. Các chất làm tăng tính thấm của thuốc qua niêm mạc miệng
Cũng giống như da, niêm mạc miệng vừa có vai trò bảo vệ các cấu trúc bên
dưới khỏi các tác nhân ngoại lai, nhưng cũng đồng thòi là hàng rào hấp thu đối
vói các thuốc dùng theo đường này. Vì vậy, việc áp dụng các phương pháp cải
thiện tính thấm qua niêm mạc miệng là rất cần thiết nhằm làm tăng tác dụng điều
trị của thuốc. Có nhiều phương pháp khác nhau có thể khắc phục đặc tính hàng
rào của niêm mạc miệng bao gồm: việc sử dụng các chất hoá học làm tăng hấp
thu, các tiền thuốc và các phương pháp vật lý. Ở đây, chúng tôi chỉ trình bày về
các chất hoá học làm tăng tính thấm của niêm mạc miệng.
Chất làm tăng tính thấm (tăng hấp thu) là một hợp chất được thêm vào một
chế phẩm dược phẩm để tăng tính thấm (tăng hấp thu) qua màng của dược chất,
mà không gây hư hại màng tế bào hay gây độc [19].
1.3.1. Cơ chế hoạt động của các tác nhân hoá học tăng hấp thu [28]
Các chất hoá học làm tăng hấp thu thuốc qua niêm mạc miệng có thể là do

một trong các cơ chế sau đây:
a. Thay đổi tính lưu biến của niêm mạc: Màng nhày của niêm mạc miệng
tạo thành các lớp co giãn, nhớt vói độ dày khác nhau. Điều này ảnh hưởng không
nhỏ đến quá trình hấp thu thuốc. Hơn nữa, nước bọt bao phủ các lớp màng nhày
7
này cũng gây cản trở hấp thu. Một vài hợp chất làm tăng hấp thu bằng cách giảm
độ nhớt của màng nhày và nước bọt nhằm khắc phục đặc tính hàng rào này.
b. Tăng tính lỉnh động của lớp màng lipid kép: Một vài chất tăng hấp thu
làm xáo trộn trật tự các lipid nội bào bằng cách tương tác vói hoặc là các thành
phần lipid hoặc là các thành phần protein. Nhờ đó quá trình hấp thu của nhiều
loại thuốc sẽ trở nên dễ dàng hơn.
c. Tác động trên các “tiểu thểnốỉ” gian bào: Một số chất tăng hấp thu có
khả năng tác dụng trên những thành phần này, tạo ra các khe hở giúp phân tử
thuốc chui qua dễ dàng-» tăng hấp thu thuốc.
d. Khắc phục hàng rào enzym: Các chất tăng hấp thu loại này hạn chế sự
có mặt của các peptidase và protease khác nhau trong niêm mạc miệng do đó hạn
chế hàng rào enzym này. Thêm vào đó, thay đổi tính linh động của màng cũng
làm biến đổi gián tiếp hoạt động của các enzym.
e. Tăng cường nhiệt động của thuốc: Một vài chất có khả năng làm tăng
hoà tan thuốc —> tăng hấp thu thuốc qua niêm mạc miệng.
1.3.2. Nhóm các chất thường được sử dụng để tăng tính thấm niêm mạc miệng
/791 /20], [28]
a. Các chất tạo phức càng cua: EDTA, acid citric, natri salicylat,
methoxy salicylat, v.v
b. Chất diện hoạt (VD: polysorbat 80, natri lauryl Sulfat, polyoxyethylen,
polyoxyethylen-9-laurylether, polyoxyethylen-20-cetylether, benzalkonium
clorid, cetyltrimethyl amoni bromid, acid lysalbinic), Muối mật (natri
glycocholat, natri deoxycholat, natri taurocholat, natri glycodeoxycholat, natri
taurodeoxycholat), có tác dụng tăng hấp thu nhiều hợp chất khác nhau qua niêm
mạc miệng, cả in vivo và in vitro. Tác dụng tăng tính thấm phụ thuộc vào ảnh

hưởng của chúng trên các lipid gian bào niêm mạc.
8
Acid lysalbinic được chứng minh là có khả năng làm tăng hấp thu của a-
interferol lên gấp 5 lần khi dùng nồng độ 1%, làm tăng khả năng vận chuyển của
protein qua niêm mạc miệng từ 6-9 lần khi dùng nồng độ 5% [26].
c. Các acid béo: acid oleic, capric, lauric, v.v
d. Các chất khác: cyclodextrin, dextran sulfat, menthol, các sulfoxid, các
alkyl glycosid khác nhau, aprotinin, azon, các polyme thiolat, v.v
Theo Joseph A. Nicolazzo và cộng sự, azon không chỉ làm tăng khả năng
hấp thu của triamcinolon acetonid mà còn làm tăng cường lưu giữ dược chất trên
bề mặt niêm mạc miệng [21].
1.4. Các polyme dính
1.4.1.Phân loại các polyme ¡25]
Có rất nhiều cách phân loại polyme dính dựa vào nguồn gốc (tự nhiên hay
tổng hợp), cấu trúc hoá học, độ tan của của các polyme trong nước, độ nhớt của
các dung dịch polyme, khả năng tích điện của polyme, các ứng dụng của
polyme Cách thức phân loại phổ biến các polyme được trình bày ờ bảng sau 1.1
1.4.2. Một vài polyme đại diện ¡28]
a. Các hydrogel: hay còn được gọi là các chất kết dính “ẩm ướt” vì chúng
cần phải có độ ẩm mói có thể dính được. Hydrogel thường là các polyme chứa
các liên kết chéo, trương nở trong môi trường thân nước (đối với thuốc dính niêm
mạc miệng, nước bọt chính là môi trường thân nước). Các sọi liên kết chéo trong
phân tử tạo thành các ma trận bảo vệ hydrogel khỏi bị hoà tan và giúp chúng lưu
giữ nước. Khi nước vào các ma trận này, các chuỗi nói lỏng và phân tử thuốc
trong các ma trận được giải phóng qua bề mặt hoặc qua các kênh trong mạng lưói
hydrogel. Một số polyme loại này:
9
+ Các polyacrylat: carbopol, polycarbophil.
+ Ethylen vinyl alcohol, polyethylen oxyd, polyvinyl alcohol, poly (N-
acryloylpyrrolidin), các polyoxyethylen.

+ Gelatin, natri alginat, gôm tự nhiên như gôm xanthan, gôm karaya, gôm
guar, v.v
+ Các cellulose như methylcellulose, hydroxypropyl cellulose,
hydroxypropyl methylcellulose, natri carboxymethylcellulose

b. Các polyme đa chức năng'. Đây là những polyme dính sinh học có
nhiều chức năng. Ngoài chức năng kết dính, những polyme này còn có một vài
chức năng khác như: hạn chế tác dụng của các enzym, tăng tính thấm,v.v
VD: Polyacrylat, chitosan, polycarbophil, v.v
Chitosan và dẫn xuất của nó đã được chứng minh là có tác dụng tăng tính
thấm của niêm mạc [16], [29].
c. Các polyme thỉolat ¡Ịl]y [28]: Đây là nhóm các polyme đa chức năng
đặc biệt mà còn được gọi là các thiome. Chúng là các đại phân tử thân nước chứa
các nhóm thiol tự do. Các thiome có khả năng tạo thành các liên kết disulfid với
vùng bên dưới giàu cystein của glycoprotein niêm mạc. Bằng cách cố định các
nhóm thiol, đặc tính kết dính niêm mạc của polyacrylic và chitosan đã được cải
thiện gấp khoảng từ 100 đến 250 lần. Một số ví dụ về các polyme loại này:
+ Chitosan-4-thiobutylamid, chitosan-4-thiobutylamid, chitosan-cystein,
polyacrylic-homocystein, chitosan-4-thioethylamid, acid chitosan-4-
thioglycholic.
+ Polycarbophil-cystein, v.v
d. Một sốpolyme khác: các copolyme, các protein sữa, v.v
10
Bảng 1.1. Bảng phân loại các polyme
Tiêu chuẩn
Loại
Ví dụ
Nguồn gốc
Bán tự
nhiên/ Tự

nhiên
Agarose, chitosan, gelatin.
Acid hyaluronic.
Gôm (xanthan, guar, carragenan, pectin, và
natri alginat)
Tổng hợp Các dẫn xuất của cellulose:
CMC, thiolat CMC, natri CMC, HEC, HPC,
HPMC, MC,
Khả năng
hoà tan trong
nước
Tan trong
nước
HEC, HPC (tan trong nước <38°C), HPMC
(tan trong nước lạnh), natri CMC, natri
alginat.
Không tan
trong nước
Chitosan, EC
Mang điện Cation Aminodextran, chitosan, dimethylaminoethyl-
dextran, trimethylat chitosan.
Anion Chitosan-EDTA, CMC, pectin, natri alginat,
natri CMC, gôm xanthan
Không
mang điện
PVA, PVP, HPC, polyethylenoxyd.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự kết dính của thuốc dán niêm mạc miệng
[151128]
1.5.1. Các yếu tố thuộc về polyme
a. Trọng lượng phân tử. Có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng mỗi chất

dính sinh học có một trọng lượng phân tử tối ưu cho sự kết dính với niêm mạc
11
miệng phụ thuộc vào các loại polyme khác nhau. Thông thường, khả năng dính
của polyme tăng khi trọng lượng phân tử >100.000.
b. Độ linh động: Độ linh động của chuỗi polyme cũng là một nhân tố quan
trọng cho sự thâm nhập và kết dính của phân tử polyme với niêm mạc. Sự kết
dính sinh học bắt đầu với sự khuyếch tán của chuỗi polyme trong vùng tiếp xúc.
Khi độ linh động của polyme tăng thì hệ số khuyếch tán tăng dẫn đến sự khuyếch
tán của nó vào hệ thống niêm mạc tăng lên.
c. Mật độ liên kết chéo: Khi mật độ liên kết chéo tăng -» sự khuyếch tán
của nước vào kênh polyme giảm —» khả năng trương nở của polyme giảm ->
giảm khả năng kết dính của polyme vói niêm mạc.
d. Sự tích điện: Sự tích điện trong các polyme là một trong những đặc tính
cần thiết cho sự kết dính hiệu quả của nó với niêm mạc.
e. Nồng độ của polyme: Khi nồng độ của polyme quá thấp —» số chuỗi
polyme thâm nhập vào một đơn vị khối lượng niêm mạc là nhỏ -> sự tương tác
giữa polyme và niêm mạc không ổn định. Thông thường, nồng độ polyme tăng sẽ
dẫn đến tăng thâm nhập chuỗi polyme vào niêm mạc —> sự kết dính tăng. Tuy
nhiên, đối với mỗi polyme lại có một nồng độ tói hạn mà nếu vượt qua nồng độ
này thì khả năng hoà tan của polyme giảm xuống và sự thâm nhập của chuỗi
polyme vào niêm mạc giảm đáng kể -» giảm khả năng kết dính.
/. Sự hydrat hoá (sự trương nở): Qúa trình hydrat hoá sẽ giúp cho polyme
trương nở và tạo thành một “mạng lưới đại phân tử” thích hợp cũng như tăng tính
linh động của các chuỗi polyme nhằm tăng khả năng thâm nhập của polyme vào
hệ thống màng nhày.
g. Cấu trúc không gian của polyme: Ngoài trọng lượng phân tử, cấu trúc
không gian cũng là một yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng kết dính
12
của các polyme với niêm mạc. Chẳng hạn, mặc dù dextran có trọng lượng phân
tử là 19.500.000 nhưng khả năng kết dính của nó chỉ tương đương với

polyethylen glycol có trọng lượng phân tử là 200.000. Điều này có thể giải thích
là do dextran có cấu trúc không gian hình xoắn ốc làm che lấp rất nhiều nhóm
chức có tác dụng kết dính.
1.5.2. Các yếu tố thuộc về môi trường
Sự kết dính niêm mạc của một polyme không chỉ phụ thuộc vào các đặc
tính phân tử mà còn phụ thuộc vào các nhân tố môi trường bao quanh polyme.
+ Yếu tố đầu tiên phải kể đến là nước bọt. Thành phần của nước bọt gồm
99,5% nước cùng với các protein, glycoprotein và các chất điện ly. Nước bọt còn
chứa các enzym như: a-amylase (thuỷ phân các liên kết 1,4 glycosid); lysozym
(tiêu hoá thành tế bào vi khuẩn) và enzym lipase (thủy phân các chất béo). Ở điều
kiện thông thường, các tuyến nước bọt tiết nước bọt vói tốc độ là 1-2 ml/phút. Sự
tiết nước bọt liên tục có thể làm giảm sự kết dính của polyme vói niêm mạc. pH
của nước bọt đo được vào khoảng 5,6-7. Độ pH của môi trường có thể làm thay
đổi trạng thái ion hoá của polyme do đó có thể làm thay đổi khả năng bám dính
của chất trùng hợp.
+ Ngoài ra sự chuyển động của các mô miệng khi ăn, uống và nói chuyện;
sự chuyển động của khoang miệng trong suốt quá trình ngủ có thể làm bong
miếng dính. Tất cả các yếu tố đó cần phải được quan tâm trong quá trình thiết kế
công thức thuốc dán niêm mạc miệng.
1.6. Một số công trình nghiên cứu của các tác giả trên thế giới về thuốc dán
niêm mạc
- Hiraku Onỉshi và cộng sự đã tiến hành bào chế, đánh giá giải phóng in
vivo và in vitro của thuốc dính niêm mạc miệng chứa 3mg diazepam: sử dụng
13
carbopol 934 vói vai trò là chất kết dính với niêm mạc miệng, propylen glycol là
dung môi để hoà tan diazepam, acid oleic để tăng tính thấm của dược chất qua
niêm mạc. Kết quả đánh giá giải phóng qua màng cellulose cho thấy, khả năng
giải phóng của diazepam giảm khi miếng dính có thêm acid oleic. Tuy nhiên khi
giải phóng qua niêm mạc má chuột, acid oleic đã làm tăng mạnh tốc độ và mức
độ hấp thu của diazepam (từ 24-30 ng/mL trong vòng 40 phút lên tới 223 ng/mL

trong vòng 10 phút) [17].
- J. M. Llabot và cộng sự nghiên cứu bào chế thuốc dính niêm mạc chống
nấm chứa nystatin trong đó sử dụng hỗn hợp carbopol 934 và NaCMC tỉ lệ 1:1
vói vai trò là chất kết dính niêm mạc, PEG 400 vừa đóng vai trò là chất hoá dẻo
vừa đóng vai trò là dung môi để hoà tan nystatin, ascorbyl palmitat là chất diện
hoạt vừa có tác dụng làm tăng độ tan của dược chất vừa làm tăng hấp thu dược
chất qua niêm mạc [22].
- Yukinao Kohda và cộng sự tiến hành kiểm soát giải phóng lidocain
hydroclorid ra khỏi miếng dính niêm mạc miệng sử dụng hệ phân tán rắn là hỗn
hợp ethylcellulose (EC)- không hoà tan trong nước và hydroxypropylcellulose
(HPC)- hoà tan được trong nước vói các tỉ lộ khác nhau. Các tác giả đã chỉ ra
rằng tốc độ giải phóng lidocain hydroclorid được kiểm soát tốt nhất khi dùng hỗn
hợp EC/HPC với tỉ lệ 5/5 [30].
- Theo Michael I. Ugwoke và cộng sự, miếng dính niêm mạc mũi sẽ làm
tăng sinh khả dụng của apormorphin (điều tri hội chứng Parkinson) do nó làm
tăng thời gian tiếp xúc của thuốc với niêm mạc và hạn chế sự oxy hoá dược chất
trong môi trường nước. Tá dược tạo gel được sử dụng là carbopol 974P. Việc sử
dụng HPMC kết hợp với tween 80 cho miếng dính niêm mạc mũi ciprofloxacin
sẽ làm cải thiện đáng kể sinh khả dụng so vói đường uống [24],
14
PHẦN 2: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
2.1. Nguyên vật liệu và phương pháp thực nghiệm
2.1.1. Nguyên vật liệu
Bảng 2.1: Hoá chất sử dụng trong nghiên cứu
STT
Tên nguyên liệu
Nguồn gốc
TCCL
1.
Diazepam

Trung Quốc
BP 2005
2.
Carbopol 940
Trung Quốc
ƯSP 29- NF 14
3.
Triethanolamin (TEA)
Trung Quốc
USP 29- NF 14
4.
Propylen glycol (PG)
Mỹ
USP29- NF 14
5.
Polyethylen glycol 400 (PEG 400)
Trung Quốc
USP 29- NF 14
6. 1-Menthol
Việt Nam
BP 2005
7.
Tween 80
Trung Quốc
USP 29- NF 14
8.
Dimethyl sulfoxyd (DMSO)
Bỉ
USP29-NF14
9.

Natri metabisulfit
Mezk
USP 29- NF 14
10.
Natri EDTA
Trung Quốc USP29-NF14
11. HP-ß cyclodextrin Trung Quốc
USP 29- NF 14
12. Nước cất
B. Braun
DĐVN
13.
Natri clorid
XN hóa dược DĐVN
2.1.2. Thiết bị, máy móc
- Máy khuấy từ IKA-Werke của Đức.
- Cân phân tích Satorius, cân kỹ thuật.
- Bình khuếch tán tự chế theo mẫu bình Frank, được mô tả theo hình 2.1.
- Hệ thống đánh giá giải phóng qua màng Hanson Research
- Các dụng cụ thuỷ tinh dùng để bào chế và phân tích.
15
- Màng cellulose acetat, màng polysulíon có lỗ xốp kích thước 0,45 |im,
màng da lưng lợn.
- Máy đo quang phổ UV- VIS HITACHI U-1800
- Bình hút ẩm.
Hình 2.1: Sơ đồ bình khuyếch tán tự chế theo mẫu bình Frank
Hình 2.2. Hệ thống đánh giá giải phóng thuốc qua màng Hanson Research
16
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu
a. Xác định độ tan của diazepam trong propylen glycol và polyethylen glycol

400
- Pha dung dịch chuẩn diazepam trong cồn tuyệt đối: Pha dung dịch chuẩn
có nồng độ 50 )Lig/ml.
- Cân khoảng 1,5 g diazepam cho vào 2 bình nón có nút mài dung tích 100
ml.
- Thêm vào mỗi bình 25 ml PG hoặc PEG 400.
- Khuấy từ ở nhiệt độ phòng liên tục trong 24 giờ.
- Lọc qua giấy lọc để thu lấy dung dịch trong (1).
- Tiếp tục lọc dung dịch (1) qua màng cellulose acetat có kích thước lỗ xốp
0,45 |j,m thu được dung dịch (2).
- Pha loãng dung dịch (2) bằng cồn tuyệt đối với hệ số pha loãng K.
- Định lượng bằng phương pháp đo quang ở bước sóng hấp thụ cực đại.
- Kết quả được lấy trung bình qua 3 lần thí nghiệm.
- Công thức tính kết quả xác định độ tan của diazepam trong PG và PEG
Trong đó: C: nồng độ diazepam trong PG hoặc PEG 400 (mg/ml).
D: mật độ quang của dung dịch diazepam trong cồn tuyệt đối.
Cch: Nồng độ dung dịch diazepam chuẩn (|_ig/ml).
Dch: Mật độ quang của dung dịch diazepam chuẩn.
K: hệ số pha loãng.
400 là :
Q = -Q X^ ĩ h- X K
u DcHXm0
17
b. Điều chế gel diazepam: Tiến hành điều chế gel diazepam với tá dược carbopol
940. Do diazepam rất ít tan trong nước (tỉ lệ 1/333), nẽn phải sử dụng các dung
môi như PG và PEG 400 cũng như các chất làm tăng độ tan thích hợp (HP-P
cyclodextrin) để cải thiện độ tan của diazepam [13], [18].
* Điều chế gel diazepam với propylen glycol:
- Thành phần công thức gel diazepam sử dụng dung môi PG và các tá dược
1-menthol, tween 80, DMSO được ghi trong bảng 2.2, 2.3, 2.4.

• Phương pháp bào chế:
+ Cân các thành phần theo công thức.
+ Hoà tan natri metabisulfit và natri EDTA vào nước cất.
+ Cho carbopol vào nước. Để yên khoảng 15 phút.
+ Hoà tan diazepam trong dung môi PG.
+ Ngâm carbopol ở trên vào dung dịch PG cho đến khi carbopol trương nở
hoàn toàn (1).
+ Hoà tan 1- menthol, tween 80, DMSO (nếu có) vào (1).
+ Thêm TEA (nếu có), khuyâý trộn để tạo gel.
Bảng 2.2. Thành phần gel diazepam sử dụng dung môi PG
STT Nguyên liệu Khối lượng cần lẩy (g)
CT 1.1 CT 1.2
1. Diazepam
1,5 1,5
2. Carbopol 940
0,2 0,5
3. Triethanolamin
0,2
-
4.
Natri metabisulfit
0,1 0,1
5.
Natri EDTA 0,01
0,01
6. Nước cất 1
1
7. Propylen glycol vđ 100
100
18

Bảng 2.3. Thành phần gel diazepam trong PG
có sử dụng thêm các tá dược DMSO, l-menthol
STT
Nguyên liệu
Khối lượng cần lấy (g)
CT
2.1
CT
2.2
CT
2.3
CT
3.1
CT
3.2
CT
3.3
1.
Diazepam
1,5 1,5
1,5 1,5
1,5 1,5
2.
Carbopol 940
0,5
0,5 0,5
0,5 0,5 0,5
3.
1-Menthol
1 3

5
-
- -
4. DMSO
-
- -
5 10 15
5.
Natri metabisulfit
0,1 0,1 0,1
0,1 0,1 0,1
6. Natri EDTA
0,01 0,01
0,01 0,01 0,01 0,01
7.
Nước cất 1
1 1 1 1 1
8 . Propylen glycol vđ
100 100 100
100 100 100
Bảng 2.4: Thành phần gel diazepam trong dung môi PG có sử dụng tween 80
STT Nguyên liệu
Khối lượng cần lấy (g)
CT 4.1 CT 4.2 CT 4.3
1. Diazepam
1,5 1,5 1,5
2.
Carbopol 940 0,5 0,5 0,5
3. Tween 80 1 2 3
4. Natri metabisulfit

0,1 0,1
0,1
5.
Natri EDTA
0,01 0,01 0,01
6. Nước cất 1 1
1
7. Propylen glycol vđ 100
100 100
- Thành phần gel diazepam trong dung môi PG có sử dụng HP-P
cyclodextrin với các tỉ lệ 1:1, 5:1 so với dược chất được ghi trong bảng 2.5. Mục
19

×