Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.7 KB, 2 trang )
Trang phục phụ nữ Việt Nam xưa và nay
November 17, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu THCS - Tác giả: Thu Huyền
Trang phục phụ nữ Việt Nam xưa và nay
Yếm, váy là trang phục riêng biệt của nữ giới, nói tới “yếm, váy” là nói tới phụ nữ. Yếm lá mảnh vải
che trước ngực. Váy là loại quần một ống, loại quần không đáy, có người gọi là quần ống xẻ, cho nên
vào đầu thế kỷ này có người lại gọi đùa vui là cái “Bàn tà lồng ộp” (phiên âm tiếng Pháp “pantalon
opéré” – có nghĩa là cái quần được xẻ ra).
Vạn vật đổi thay hàng ngày, loài người theo đó mà tiến hóa, trang phục của phụ nữ ta cũng biến cải
theo “mô đen” – “gu” thẩm mỹ mỗi thời kỳ.
Ta có câu phong daơ từ thời xa xưa:
“Đàn ông đóng khố đuôi lươn
Đàn bà mặc yếm hở lườn, mới xinh…”
“Khố đuôi lươn” là một tấm vải (dài một sải tay) dùng quấn người để che dậy phần hạ hộ của nam giới,
có đầu mút nhỏ dần giống như cái đuôi của con lươn, cốt ý để lộ ra cặp đùi mạnh khỏe của đàn ông.
Yếm không che tới hông, sườn (lườn) cốt ý để lộ cái đẹp của eo thon (vòng số 2) của nữ giới, như loại
áo bà ba xẻ hông cao ngày nay. Đó là thời trang “mô đen” theo óc thẩm mỹ của thời xưa. (Kém gì
chúng ta ngày nay?!)
Yếm, váy là trang phục riêng biệt của nữ giới, nói tới “yếm, váy” là nói tới phụ nữ
Thời cận đại có bài phong dao khác:
“Tháng Tám có chiếu vua ra.
Cấm quần không đáy, người ta ngại ngùng.
Không đi thì chợ không đông,
Đi thì mượn lấy quần chồng mà mang.
Không quần, dọn quán bán hàng,
Có quần ra đứng đầu làng xem vua”.
Đây là nói về việc chúa Nguyễn – người cai trị ở Đàng Trong – ra chiếu lệnh cấm phụ nữ mặc váy
(quần xẻ ống) ra đường…
Tiếp theo là một bài khác:
Cùng chung một giải sông đào
Nghệ An, Hà Tĩnh ào ào kéo lên
Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên.