Doanh nhân Việt Nam - xưa và nay
Trong những thành quả mà chúng ta đang được chứng kiến
và hưởng thụ ngày nay, có sự đóng góp không nhỏ của đội
ngũ doanh nhân từ thời xa xưa để lại. Cho đến tận hôm nay,
lại có sự tiếp bước của thế hệ doanh nhân mới. Họ đã cống
hiến hết mình và họ đáng được chúng ta tôn vinh họ. Và
ngày 20/9/2004 Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký quyết định
lấy ngày 13/10 hằng năm là ngày Doanh nhân Việt Nam.
Xin gửi đến Doanh nhân Việt Nam lẵng hoa nhân ngày Doanh
nhân Việt Nam 13/10
Doanh nhân xưa - Họ đã làm được gì?
Có thể nói cha ông ta - tức những doanh nhân từ thời xa xưa đã
gây dựng và để lại cho ngày nay một kho tàng của cải – là tiền đề
khơi nguồn cho sự phát triển không ngừng của nền kinh tế đất
nước.
Đó là những Trạng Bùng (Phùng Khắc Khoan) – Phùng Khắc
Khoan chính là ông tổ nghề làm lượt - "lượt Bùng" - một sản
phẩm nổi tiếng của Xứ Đoài. Khắp nơi trong nước, hồi ấy đâu
đâu người ta cũng dùng "lượt Bùng" để may áo và nhất là làm
khăn đội đầu; ông Khổng Lồ - người truyền lại nghề rèn sắt cho
dân một số vùng ở Nghệ Tĩnh; là những Bạch Thái Bưởi - "Cậu
ký" đường thủy, “Ông vua đường thủy” Bạch Thái Bưởi (1874-
1932) được coi là một doanh nhân kiệt xuất của đất Việt, biết
khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, có ý thức dân tộc. Bạch Thái
Bưởi đã tạo dựng một cơ ngơi khép kín từ chạy tàu đến đóng
tàu, sửa chữa tàu và các chi nhánh ở nhiều nơi. Năm 1916, ông
chuyển trụ sở từ Nam Định vào Hải Phòng rồi bắt đầu mở rộng
tầm hoạt động khắp Đông Dương và các vùng lân cận như Hồng
Kông, Trung Quốc, Nhật, Singapore…
Và còn nhiều, còn nhiều những doanh nhân nữa…
Doanh nhân ngày nay đang vững vàng tiếp bước
Qua nhiều bước thăng trầm, doanh nhân nước ta, từ thân phận
tội đồ, không được coi là một lực lượng kinh tế, bị cải tạo đi đến
xóa bỏ, chuyển dần sang vị trí thứ dân, cũng được xếp hạng,
nhưng là hạng sau, "phi xã hội chủ nghĩa", bị kỳ thị, coi khinh, bị
lép vế, đến nay, doanh nhân được coi là chính dân của xã hội,
hơn nữa, lại được tôn vinh.
Doanh nhân trở thành một tầng lớp xã hội mới, có sứ mạng ngày
càng vẻ vang, được xã hội tin cậy, gửi gắm. Và họ đã được công
nhận là “lính xung kích thời bình”. Ngày nay những doanh nhân
đã đang khẳng định được vị thế của chính mình bằng những
thành công trên thương trường, những đóng góp cho lợi ích kinh
tế xã hội. Là đội ngũ tiên phong trong công cuộc đổi mới và phát
triển đất nước.
Ở Việt Nam, đội ngũ doanh nhân có tác động tích cực đến đời
sống kinh tế - xã hội, hoạt động của doanh nhân là chất “men” gợi
mở ra cách nhìn mới, chiều kích mới về tổ chức, quản lý, tạo ra
những xung lực mới trong tiếp nhận những dòng chảy thời đại.
Đó là những Đặng Lê Nguyên Vũ - người đã tạo ra một sản phẩm
cà phê mang thương hiệu Việt mà nó đã vượt xa ra ngoài biên
giới Việt Nam. Anh trở thành thần tượng trong suy nghĩ của giới
trẻ với những hoài bão lớn lao, những ý tưởng táo bạo cùng sự
thành công thần kỳ của mình.
Hay như Võ Quốc Thắng - một cái tên quen thuộc trong giới kinh
doanh vật liệu xây dựng và trang trí nội thất. Anh đã được nhiều
Doanh nhân trẻ cho rằng đã gây ảnh hưởng đến những quyết
định kinh doanh và cách đối nhân xử thế của họ.
Hay những nữ Doanh nhân tiêu biểu chúng ta đã từng thấy tên
tuổi của họ xuất hiện trên nhiều phương tiện thông tin, như bà
Phạm Thị Loan Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Việt Á,
đại biểu Quốc hội, thành viên của Mạng lưới Nữ doanh nhân Hà
Nội. Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường , Chủ tịch HĐQT tập đoàn
đầu tư phát triển Việt Nam, Đại biểu Quốc hội khoá XII; Bà Tạ Thị
Ngọc Thảo - được nhiều người biết đến như một doanh nhân bản
lĩnh trên thương trường với vai trò Giám đốc Công ty TNHH
T.T.N.T. v.v…
Với những gì đội ngũ doanh nhân đã và đang làm được, họ đã
thực sự đã trở thành “người lính xung kích trong thời bình” khi đất
nước hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới