Tải bản đầy đủ (.pdf) (202 trang)

vai trò của dự án và quản trị dự án trong một tổ chức, lựa chọn dự án, lựa chọn bộ máy lãnh đạo và tổ chức nhân sự cho dự án, lập kế hoạch cho dự án, quản trị các mâu thuẫn lợi ích và đàm phán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.67 MB, 202 trang )

CHƯƠNG 2: QUẢN TRỊ TRONG QUÁ
TRÌNH CHUẨN BỊ DỰ ÁN
TS Nguyễn Thị Việt Hoa
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
Nội dung
• 2.1. Vai trò của dự án và quản trị dự án trong
một tổ chức
• 2.2. Lựa chọn dự án
• 2.3. Lựa chọn bộ máy lãnh đạo và tổ chức
nhân sự cho dự án
• 2.4. Lập kế hoạch cho dự án
• 2.5. Quản trị các mâu thuẫn lợi ích và đàm
phán
2.1. Vai trò của dự án và quản trị dự án
trong một tổ chức
• Dự án ngày càng được sử dụng nhiều để đạt
được các mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng của
các tổ chức.
• Quản trị dự án trở thành một công cụ quan
trọng giúp các tổ chức đạt được các mục tiêu.
• Xu hướng cùng một lúc tiến hành nhiều dự án
có liên quan đến nhau (một danh mục dự án)
Thực trạng dự án
• Nhiều dự án thất bại hoặc phải đóng cửa giữa chừng.
• Nhiều dự án vượt quá tầm của một tổ chức.
• Nhiều dự án không có mối liên hệ gì tới chiến lược và các
mục tiêu của tổ chức.
• Nhiều dự án thực tế chi vượt quá ngân sách dự kiến rất
nhiều.
• Phản ứng dây chuyền khi một dự án bị chậm kéo theo hàng


loạt các dự án khác bị chậm.
• Sử dụng các nguồn lực của tổ chức không hiệu quả: dư
thừa hoặc thiếu hụt quá nhiều.
• Cần đánh giá lại vai trò của quản trị dự án trong các doanh
nghiệp
2.2. Lựa chọn dự án
• 2.2.1. Khái niệm
• 2.2.2. Các mô hình lựa chọn dự án
• 2.2.3. Tác động của rủi ro và các yếu tố không
chắc chắn đến dự án và lựa chọn dự án
• 2.2.4. Qui trình lựa chọn và triển khai danh
mục dự án (PPP – Project Portfolio Process)
• 2.2.5. Đề xuất dự án (project proposal)
2.2.1. Khái niệm lựa chọn dự án
Lựa chọn dự án là quá trình đánh giá các dự án
riêng lẻ hoặc các nhóm dự án để chọn ra một
hoặc một số dự án đưa vào triển khai nhằm
thực hiện các mục tiêu chung của tổ chức.
2.2.2. Các mô hình lựa chọn dự án
2.2.2.1. Các bước chuẩn bị cho việc lựa chọn dự
án
2.2.2.2. Các yêu cầu đối với mô hình lựa chọn dự
án
2.2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá dự án
2.2.3.4. Các mô hình lựa chọn dự án
2.2.2.1. Các bước chuẩn bị cho việc lựa
chọn dự án
• Xác định các mục tiêu của doanh nghiệp
• Đánh giá từng mục tiêu trong mối quan hệ với
các mục tiêu khác (cho điểm)

• Xác định các tác động có thể có của dự án đến
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Bài tập: Đánh giá mối liên hệ giữa dự án với
việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp
Mục tiêu của DN
• Duy trì thị phần ở một số thị
trường.
• Cải tiến hình ảnh của doanh nghiệp
với một nhóm khách hàng hoặc đối
thủ cạnh tranh.
• Thêm các dòng sản phẩm mới hoặc
thêm các ngành nghề, lĩnh vực kinh
doanh mới.
• Hạn chế tính mùa vụ của hoạt động
kinh doanh.
• Duy trì công việc cho một số nhóm
người lao động đặc biệt.
• Duy trì hoạt động của hệ thống ở
mức hoặc trên mức công suất nào
đó.
Dự án
2.2.2.1. Các yêu cầu đối với mô hình
lựa chọn dự án
• Thực tiễn (Realism)
• Hiệu quả (Capability)
• Linh hoạt (Flexibility)
• Dễ sử dụng
• Chi phí
2.2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá dự án
• Các chỉ tiêu liên quan đến sản xuất

• Các chỉ tiêu Marketing
• Các chỉ tiêu tài chính
• Các chỉ tiêu nhân sự
• Các chỉ tiêu hành chính và các chỉ tiêu khác
Các chỉ tiêu liên quan đến sản xuất
• Tiến độ:
– Thời gian đến khi sẵn sàng để lắp đặt
– Thời gian dán đoạn trong quá trình lắp đặt
– Thời gian cho đến khi chạy hết công suất như dự kiến
– Thời gian và chi phí triển khai
• Tài sản cố định, qui trình công nghệ:
– Yêu cầu về sơ sở vật chất và trang thiết bị
– Độ an toàn của qui trình
– Các ứng dụng công nghệ khác
• Các yếu tố đầu vào thường xuyên:
– Yêu cầu về năng lượng
– Thay đổi về chi phí để sản xuất được 1 đơn vị đầu ra
– Thay đổi trong sử dụng nguyên liệu thô
– Tính sẵn có của các nguyên liệu thô
– Tác động đến các nhà cung cấp hiện tại
• Phế phẩm, hao phí
• Thay đổi chất lượng của đầu ra
Các chỉ tiêu Marketing
• Qui mô của thị trường đầu ra dự kiến
• Dự kiến thị phần của sản phẩm đầu ra
• Thời gian cần thiết để đạt đến thị phần dự kiến
• Tác động đến dòng sản phẩm hiện tại
• Mức độ chấp nhận của người tiêu dùng
• Tác động đến sự an toàn của người tiêu dùng
• Vòng đời dự kiến của sản phẩm đầu ra

• Khả năng có thêm các sản phẩm phụ
Các chỉ tiêu tài chính
• Doanh lợi, giá trị hiện tại thuần (NPV) của dự
án, IRR, PI
• Tác động đến dòng tiền
• Thời gian hoàn vốn
• Yêu cầu về tiền mặt
• Thời gian đến khi hòa vốn (điểm hòa vốn)
• Qui mô đầu tư
• Tính mùa vụ và chu kỳ
Bài tập về nhà buổi 2 – bài số 1
Một dự án có tổng vốn đầu tư dự kiến là 80.000 USD, trong đó
60.000 USD đầu tư mua sắm tài sản cố định, còn lại để trang trải
nhu cầu vốn lưu động của dự án. Dự kiến dự án Ɵến hành trong
5 năm. Tài sản cố định của dự án được khấu hao đều và khấu
hao hết trong 5 năm. Doanh thu hàng năm của dự án là 100.000
USD, tổng chi phí hàng năm (đã bao gồm chi phí khấu hao) là
70.000 USD. Thuế thu nhập doanh nghiệp mà công ty phải nộp
sẽ có thuế suất là 25%, r=10%.
Câu hỏi:
• 1. Hãy xác định thời gian hoàn vốn không tính đến hiện giá và
thời gian hoàn vốn có tính đến hiện giá của dự án.
• 2. Hãy xác định các chỉ tiêu NPV, IRR, PI của ưự án.
• 3. Hãy tư vấn cho chủ đầu tư xem có nên thực hiện dự án
không? Tại sao?
15
Tỷ suất hoàn vốn bình quân (Average
rate of return)
• ARR = Lợi nhuận bình quân hàng năm/Tổng
vốn đầu tư

Bài tập về nhà buổi 2 – bài số 2
• Một chủ đầu tư dự kiến đầu tư vào một dự án với các dữ kiện về tài chính như
sau: Đầu tư mua sắm tài sản cố định với số tiền là 60 triệu USD (bỏ ra một lần khi
mới thành lập dự án). Các tài sản cố định được khấu hao đều và hết trong vòng 5
năm (đây cũng chính là thời gian hoạt động của dự án). Sau 5 năm các tài sản cố
định được thanh lý với giá 5 triệu USD. Doanh thu hàng năm của dự án như sau:
• Tổng chi phí hoạt động hàng năm của dự án bằng 80% doanh thu (chưa kể chi phí
khấu hao). Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng cho dự án là 20%.
Nhu cầu vốn lưu động bằng 25% doanh thu và phải chuẩn bị sẵn từ năm trước. Tỷ
suất hoàn vốn mà chủ đầu tư yêu cầu là 10%.
• Câu hỏi:
1. Hãy lập bảng lưu chuyển tiền tệ của dự án.
2. Xác định tỷ suất hoàn vốn bình quân của dự án.
3. Xác định thời gian hoàn vốn, NPV, IRR và PU của dự án.
4. Tư vấn cho chủ đầu tư xem có nên đầu tư dự án này không? Tại sao?
Năm 1 2 3 4 5
Doanh thu (triệu USD) 80 100 120 110 100
17
Bài tập về nhà buổi 2
• Bài số 3: Đọc bài tập trang 48 “Project
management a managerial approach” 7
th
Edition và trả lời câu hỏi sau: Tính các chỉ tiêu
IRR, PI của dự án và bình luận về các chỉ tiêu
này.
• Bài số 4 – 8: Bài tập từ 1 đến 5 trang 85 sách
“Project management a managerial approach”
7
th
Edition

Các chỉ tiêu nhân sự
• Yêu cầu về đào tạo
• Yêu cầu về kỹ năng làm việc
• Kỹ năng có sẵn của người lao động
• Thay đổi về qui mô của lực lượng lao động
• Yêu cầu giao tiếp trong và ngoài nhóm
• Ảnh hưởng đến điều kiện làm việc
Các chỉ tiêu hành chính và các chỉ tiêu khác
• Đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn của Chính phủ
• Đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường của Chính phủ
• Tác động đến hệ thống thông tin
• Phản ứng của nhà đầu tư và của thị trường chứng
khoán
• Bảo hộ bí mật thương mại và patent
• Tác động đến hình ảnh đối với khách hàng, nhà cung
cấp và đối thủ cạnh tranh
• Mức độ hiểu biết về công nghệ mới
• Năng lực quản trị nhằm định hướng và kiểm soát các
hoạt động mới trong qui trình
2.2.2.4. Các mô hình lựa chọn dự án
• Mô hình số hóa (numeric models)
– Mô hình doanh lợi – lợi nhuận (profitability/profit)
– Mô hình tính điểm (scoring)
• Mô hình phi số hóa (nonnumeric models)
– Con bò thiêng (Sacred cow model)
– Theo yêu cầu của thực tiễn (The operating necessity
model)
– Theo yêu cầu cạnh tranh (The competitive necessity
model)
– So sánh lợi ích (The comparative benefit model)

Lưu ý khi sử dụng mô hình
• Mô hình không ra quyết định – con người mới
là chủ thể ra quyết định và chịu trách nhiệm
về các quyết định của mình.
• Mô hình dù có phức tạp đến mấy cũng chỉ
phản ánh được một phần thực tế.
Mô hình doanh lợi/lợi nhuận
• Thời gian hoàn vốn (Payback period)
• Tỷ suất hoàn vốn bình quân (Average rate of return)
• Dòng tiền chiết khấu (discounted cash flow)
– Bảng lưu chuyển tiền tệ
– Giá trị hiện tại thuần (NPV)
– Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)
– Chỉ số doanh lợi (PI)
• Các mô hình doanh lợi/lợi nhuận khác:
– Phân tích từng yếu tố của bảng lưu chuyển tiền tệ
– Thêm phân tích rủi ro
– Đánh giá cả tác động của dự án đến các dự án khác hoặc
các hoạt động của tổ chức
Thời gian hoàn vốn (Payback period
hoặc payout period)
• Thời gian hoàn vốn của một dự án đầu tư là
khoảng thời gian cần thiết để tổng thu nhập
của dự án trong khoảng thời gian đó đủ bù
đắp tổng vốn đầu tư bỏ ra cho cả vòng đời dự
án.
Năm 0 1 2 3 4 5 6 7 8
Dự án A 1,000.00- 505.00 505.00 505.00
Dự án B 10,000.00- 2,000.00 2,000.00 2,000.00 2,000.00 2,000.00 2,000.00 2,000.00 12,000.00
Dự án C 11,000.00- 2,650.00 2,650.00 2,650.00 2,650.00 2,650.00 2,650.00 2,650.00 2,650.00

Có 3 dự án đầu tư loại trừ nhau với các bảng lưu chuyển tiền tệ như sau: (đơn vị tính:
1.000 USD)
Câu hỏi:
1. Xác định các chỉ tiêu NPV, IRR, PI và DPP của 3 dự án này.
2. Hãy tư vấn cho chủ đầu tư xem nên chọn dự án nào và tại sao? Biết tỷ suất sinh lợi
mà chủ đầu tư yêu cầu là r=10%.
Bài tập – Lựa chọn dự án
29

×