Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Truyện đồng thoại của tô hoài và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 110 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2



NGUYỄN THỊ THOA



TRUYỆN ĐỒNG THOẠI CỦA TÔ HOÀI
VÀ Ý NGHĨA GIÁO DỤC
ĐỐI VỚI HỌC SINH TIỂU HỌC

Chuyên ngành: Giáo dục học (bậc tiểu học)
Mã số : 60 14 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Công Hảo



HÀ NỘI, 2014


Luận văn Thạc sỹ - Nguyễn Thị Thoa
1
LỜI CẢM ƠN


Luận văn được hoàn thành tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Có được kết quả này, trước tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới TS. Vũ Công Hảo, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Sau đại học, các thầy cô
giáo Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giảng dạy, trang bị cho tôi những
kiến thức chuyên ngành cần thiết và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập
tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu và giáo viên khối 4 trường
Tiểu học Nguyễn Trãi - Quận Thanh Xuân đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã quan tâm và giúp
đỡ tôi hoàn thiện công trình nhỏ này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!







Luận văn Thạc sỹ - Nguyễn Thị Thoa
2

LỜI CAM ĐOAN

Đề tài “Truyện đồng thoại của Tô Hoài và ý nghĩa giáo dục đối với
học sinh tiểu học’’ được chúng tôi nghiên cứu và hoàn thành trên cơ sở kế
thừa và phát huy những công trình nghiên cứu có liên quan của các tác giả
khác cộng với sự cố gắng, nỗ lực của bản thân.

Tôi xin cam đoan kết quả của đề tài này không trùng với bất cứ một công
trình nghiên cứu nào khác đã công bố.
Tác giả












Luận văn Thạc sỹ - Nguyễn Thị Thoa
3
MỤC LỤC

Trang
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
4
MỞ ĐẦU
5
NỘI DUNG
13
Chƣơng 1: Truyện đồng thoại và truyện đồng thoại của Tô Hoài
viết cho thiếu nhi
13
1.1. Truyện đồng thoại trong văn học thiếu nhi ……………………

13
1.2. Truyện đồng thoại của Tô Hoài ………………………………
21
Chƣơng 2: Ý nghĩa giáo dục của truyện đồng thoại của Tô Hoài
đối với học sinh tiểu học
45
2.1. Ý nghĩa giáo dục của truyện đồng thoại của Tô Hoài……………
45
2.2. Vai trò của những bài học đạo đức trong những tác phẩm đồng
thoại đối với việc hình thành và phát triển nhân cách của HSTH……

67
Chƣơng 3: Việc dạy học truyện đồng thoại của Tô Hoài trong
chƣơng trình tiểu học
72
3.1. Vị trí của tác phẩm đồng thoại và truyện đồng thoại của Tô Hoài
trong chương trình tiểu học
72
3.2. Tổ chức dạy thực nghiệm ……………………………………….
74
KẾT LUẬN……………………………………………………………
84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………….
87
PHỤ LỤC ………………………………………………………………
90





Luận văn Thạc sỹ - Nguyễn Thị Thoa
4
Phụ lục viết tắt trong Luận văn

1. Đối chứng: ĐC
2. Học sinh: HS
3. Học sinh tiểu học: HSTH
4. Nhà xuất bản: NXB
5. Thực nghiệm: TN
6. Văn học thiếu nhi: VHTN


Luận văn Thạc sỹ - Nguyễn Thị Thoa
5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học thiếu nhi là những sáng tác phù hợp với tâm lí lứa tuổi của trẻ
em, được “nhìn bằng đôi mắt trẻ thơ” và xuất phát từ cảm xúc hồn nhiên,
trong trẻo, tự nhiên “như trẻ thơ”. Mỗi lần sáng tác cho các em là một lần
người viết được sống lại tuổi thơ của mình và hòa đồng tâm hồn với trẻ thơ.
Thế giới xung quanh trẻ luôn vui tươi, trong trẻo và đầy nhân ái; niềm vui
như là một lẽ sống tự nhiên - từ cách nhìn, cách nghe, cách cảm, cách nghĩ, trí
tưởng tượng… đều mang những niềm vui vô cùng đặc biệt, phù hợp với tâm
hồn ngây thơ của trẻ. Văn học thiếu nhi có vai trò quan trọng trong việc giáo
dục toàn diện nhân cách trẻ em cả về đạo đức, trí tuệ và tình cảm thẩm mĩ.
Không những thế, các tác phẩm văn học thiếu nhi phù hợp với thị hiếu, tâm lí
các em và hướng dẫn tới cái đẹp chân - thiện - mĩ. Những hình tượng nghệ
thuật, giàu giá trị nhân văn kết hợp vần điệu, nhạc điệu do các nhà văn dày
công sáng tạo trong tác phẩm sẽ gây được những ấn tượng sâu sắc trong tâm
hồn trẻ thơ, tác động nhẹ nhàng đến nhận thức, tư tưởng tình cảm ở trẻ.

Ngoài ra, văn học thiếu nhi có vai trò quan trọng trong việc phát triển
ngôn ngữ cho trẻ. Nó như một nguời bạn đồng hành cùng trẻ thơ, cung cấp
cho các em một vốn từ ngữ đa dạng, đặc biệt là những từ ngữ nghệ thuật. Khi
trẻ thường xuyên tiếp xúc với các tác phẩm VHTN, vốn từ ngữ của các em
phong phú và sống động hơn. Các em tự hình thành cho mình khả năng diễn
đạt một vấn đề một cách mạch lạc, giàu hình ảnh và biểu cảm bởi đã được học
cách diễn đạt sinh động ấy trong tác phẩm. Những tác phẩm văn học thiếu nhi
giàu chất thơ, hài hước, dí dỏm, ngắn gọn, trong sáng, dễ hiểu, giàu hình ảnh,
vần điệu, nhạc điệu sẽ có sức lôi cuốn đặc biệt và có vai trò vô cùng quan

Luận văn Thạc sỹ - Nguyễn Thị Thoa
6
trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh (HS), đặc biệt là học sinh tiểu
học (HSTH).
Một trong những tác giả nổi tiếng trong làng văn học viết cho thiếu
nhi là Tô Hoài. Ông là một trong những cây đại thụ của nền văn học Việt
Nam. Nhà phê bình Vương Trí Nhàn đã nhận xét: “So với các cây bút đương
thời, Tô Hoài có lẽ là nhà văn giàu chất chuyên nghiệp bậc nhất, sống đến đâu
viết đến đấy. Việc viết lách đối với ông là một thứ lao động hàng ngày”. Giáo
sư Hà Minh Đức cho rằng “Tô Hoài là một cây bút văn xuôi sắc sảo và đa
dạng”. Quả thật, Tô Hoài đã miệt mài sáng tác 70 năm nay và đã cho ra đời
gần 200 đầu sách. Ông thành công ở nhiều thể loại như truyện ngắn, truyện
dài, truyện đồng thoại, tiểu thuyết, kịch, hồi kí, chân dung văn học, đặc biệt là
truyện đồng thoại. Trong văn nghiệp của Tô Hoài, truyện đồng thoại là một
mảng sáng tác đặc sắc, không chỉ trẻ em mà người lớn cũng đem lòng yêu
thích. Với tài năng thiên phú, Tô Hoài đã sáng tạo nên nhiều tác phẩm sinh
động, hấp dẫn như Dế Mèn phiêu lưu ký, Võ sĩ Bọ Ngựa, Chim chích lạc
rừng Những tác phẩm như thế đã góp phần quan trọng vào việc định vị cái
đẹp vào tâm hồn tuổi thơ. Truyện đồng thoại của Tô Hoài không chỉ hấp dẫn
đối với thiếu nhi trong nước mà còn hấp dẫn với cả thiếu nhi nước ngoài.

Nhiều tác phẩm của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau trên thế giới.
Trong nhà trường, các tác phẩm của ông cũng được trích dẫn để giảng dạy; tất
cả đều mang lại cho tuổi thơ một thế giới sinh động, trong sáng, cuốn hút.
Trong trường tiểu học cũng vậy, các tác phẩm của Tô Hoài được đưa vào
giảng dạy luôn chứa đựng những bài học đạo đức sâu sắc, có ý nghĩa rất lớn
trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh.
Chọn nghiên cứu đề tài “Truyện đồng thoại của Tô Hoài và ý nghĩa
giáo dục đối với học sinh tiểu học”, chúng tôi mong muốn có cái nhìn đầy đủ,

Luận văn Thạc sỹ - Nguyễn Thị Thoa
7
trọn vẹn về những ý nghĩa giáo dục trong truyện đồng thoại của Tô Hoài đối
với lứa tuổi học sinh nói chung và học sinh tiểu học nói riêng.

2. Lịch sử vấn đề
Từ những năm đầu thế kỷ XX, truyện đồng thoại được nhiều tác giả
nghiên cứu và có những đánh giá sâu sắc. Có nhiều công trình nghiên cứu về
đặc trưng, chức năng của thể loại truyện đồng thoại như: Tìm hiểu đặc điểm
của đồng thoại của Vân Thanh, Lại nói về truyện đồng thoại viết cho thiếu
nhi của Võ Quảng, Về sức tưởng tượng của đồng thoại của Nguyễn Kiên và
Truyện đồng thoại viết cho lứa tuổi nhi đồng của Định Hải. Trong các công
trình trên các tác giả trên đều khẳng định: Truyện đồng thoại phản ánh cuộc
sống không theo quy luật tả thực mà theo quy luật của tưởng tượng. Theo họ,
nhờ tưởng tượng mà cuộc sống trong truyện đồng thoại hiện lên rõ hơn, lộng
lẫy hơn, có sức khái quát cao hơn. Nhờ đó, thể loại này dễ dàng bắt nhịp với
tuổi thơ, tham gia rất sớm vào quá trình hình thành nhân cách của mỗi con
người. Khi nói về đặc trưng của truyện đồng thoại, các tác giả trên cũng bàn
đến vấn đề nhân vật. Theo họ, hệ thống nhân vật của truyện đồng thoại rất đa
dạng, nhưng trọng tâm vẫn là loài vật, và chúng được miêu tả theo một số
nguyên tắc nhất định: nhân cách hóa, cách điệu hóa Nhân vật của đồng thoại

không chỉ là người mà còn đủ cả các loài vật, loài có xương sống hoặc không
có xương sống, biết nhảy, biết bay, biết lội ( ), là các loài cây cỏ hoa quả
mọc ở bất cứ khí hậu nào. Cả từ cây kim sợi chỉ cho đến đoàn tàu, chiếc cầu
sắt, đều có thể biến thành nhân vật của đồng thoại.
Ngoài ra, bàn về vai trò, chức năng giáo dục của truyện đồng thoại, còn
có các tác giả Ngô Quân Miện, Lã Thị Bắc Lý và Nguyễn Ánh Tuyết. Tác giả
Ngô Quân Miện nhận thấy: “Việc đưa những tình cảm, tư tưởng cao đẹp vào

Luận văn Thạc sỹ - Nguyễn Thị Thoa
8
tâm hồn các em nhi đồng qua con đường đồng thoại là con đường có hiệu quả
hơn hết”. Nhà tâm lí học Nguyễn Ánh Tuyết trong Truyện đồng thoại với trẻ
thơ cũng có quan điểm tương tự khi viết rằng: Truyện đồng thoại ngắn gọn,
đậm chất mơ tưởng, có khả năng khơi dậy ở các em những cảm xúc thú vị,
bất ngờ; đồng thời nó “khiến cho một đứa trẻ từ một thính giả thụ động biến
thành một người tham gia tích cực vào các sự kiện của các nhân vật vốn chỉ
là chim muông, cây cỏ hay những vật vô tri, vô giác mà trở thành người bạn
thân thiết với chúng” [42, tr.253]. Bài viết Truyện đồng thoại với giáo dục
mẫu giáo của Lã Thị Bắc Lý tiếp cận vấn đề theo hướng khác, đó là đi vào
phân tích những tác động cụ thể như việc bồi dưỡng lòng nhân ái, cảm xúc
thẩm mĩ Trên cơ sở đó, tác giả đã chứng minh khả năng to lớn của truyện
đồng thoại trong việc thực hiện chức năng giáo dục, một chức năng vốn rất
được coi trọng trong văn học thiếu nhi.
Nhân năm Quốc tế thiếu nhi (1980), một cuộc hội thảo toàn quốc về
văn học thiếu nhi đã được Hội nhà văn Việt Nam tổ chức tại Hà Nội (ngày 22
- 23/8/1981), thu hút sự tham gia đông đảo các nhà văn và nhà nghiên cứu.
Tại Hội thảo này, nhà văn Nguyên Ngọc, thay mặt Ban chấp hành Hội Nhà
văn Việt Nam trình bày bản báo cáo đề dẫn 35 năm văn học thiếu nhi. Báo
cáo khẳng định: cùng với nhiều thể loại văn xuôi khác, truyện đồng thoại đã
đạt được bước tiến mạnh mẽ, nhiều tác phẩm “có sức sống, sức tỏa sáng lâu

dài”. Cũng tại Hội thảo này, nhà văn Ngô Quân Miện có bài viết riêng về
truyện đồng thoại với nhan đề Đồng thoại với việc bồi dưỡng tâm hồn các
em. Trong phần đầu bài viết, tác giả khẳng định, truyện đồng thoại là loại
truyện thích hợp nhất với các em nhi đồng, được nhiều người quan tâm khai
thác. Nhờ vậy, theo thời gian, “cái vốn đồng thoại của chúng ta ngày một
thêm dày và đa dạng hơn trước”. Trong Phác thảo 50 năm văn học thiếu nhi
Việt Nam, Vân Thanh thừa nhận: “Kể từ Dế Mèn của Tô Hoài, dòng đồng

Luận văn Thạc sỹ - Nguyễn Thị Thoa
9
thoại luôn chảy trong văn học thiếu nhi Việt Nam”. Năm 2011, trong luận án
Tiến sĩ của Lê Nhật Ký có tên Thể loại truyện đồng thoại trong văn học Việt
Nam hiện đại, tác giả đã khổ công sưu tập và phân loại để có đối tượng khảo
sát là 1054 đồng thoại của 275 tác giả. Luận án đã đưa đến cho người đọc
một cái nhìn tổng quan sâu sắc về thể loại truyện đồng thoại nói chung, trong
đó tác giả đã gọi Tô Hoài là “người đi tiên phong và tạo được đỉnh cao” trong
truyện đồng thoại.
Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài đã được rất nhiều các nhà
phê bình, nghiên cứu tìm hiểu; nhiều công trình nghiên cứu về các tác phẩm
của ông có những nhận xét, ghi nhận sâu sắc, có ý nghĩa quan trọng trong
việc nghiên cứu, dạy – học các tác phẩm của ông. Trong cuốn Tô Hoài về tác
gia và tác phẩm, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2007 được tái bản nhiều lần, do
Phong Lê (giới thiệu) và Vân Thanh (tuyển chọn), Phong Lê cho rằng: “Đặc
sắc của Tô Hoài trước năm 1945 là truyện ngắn, gồm truyện ngắn về loài vật
và truyện ngắn về cảnh và người một vùng quê ven đô - quê ngoại và cũng là
quê sinh - nơi tác giả đã sinh sống suối đời cho đến hôm nay” [30, tr.17].
Ngòi bút của Tô Hoài đã miêu tả sự thay đổi của cuộc sống xung quanh mình
những năm trước năm 1945.
Khi nghiên cứu về Tô Hoài, nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ cũng nhận
xét: “Tô Hoài có một khả năng quan sát đặc biệt, rất thông minh, hóm hỉnh và

tinh tế. Khả năng này giúp anh thành công khi miêu tả những hiện tượng bên
ngoài, dễ trực tiếp quan sát và cảm thụ; cảnh vật thiên nhiên, sinh hoạt hằng
ngày, phong tục lễ nghi, thế giới loài vật v.v , nhưng khả năng này rõ ràng là
không đủ khi nói về đời sống tâm lí bên trong, biện chứng tâm hồn, những
quy lật bản chất xã hội. Mặt khác, giống như một số nhà văn hiện thực phê
phán chuyển mình sang phương pháp hiện thực chủ nghĩa, Tô Hoài miêu tả
khá thành công các quan hệ gia đình, làng xóm, bạn bè, trai gái ”. Đồng

Luận văn Thạc sỹ - Nguyễn Thị Thoa
10
quan điểm với Phan Cự Đệ, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh cũng cho
rằng: “Nhà văn có khiếu quan sát hết sức phong phú và sắc sảo, tài hoa”. Hà
Minh Đức trong Lời giới thiệu tuyển tập Tô Hoài khẳng định: “Tô Hoài có
một năng lực phát hiện và nắm bắt nhanh chóng thế giới khách quan”. Về
ngôn ngữ giọng điệu, Vân Thanh nhận định: “Ngôn ngữ Tô Hoài thường
ngắn gọn và rất gần với khẩu ngữ của nhân dân lao động” [41, tr.105].
Năm 2006, Mai Thị Nhung cho ra đời cuốn sách Phong cách nghệ
thuật Tô Hoài và bài viết Đặc Điểm thế giới nhân vật Tô Hoài trên Tạp chí
Văn học. Trong đó, tác giả cũng đã thu thập rất nhiều ý kiến về nghệ thuật
viết văn Tô Hoài.
Năm 2007, cuốn Truyện ngắn Việt Nam lịch sử - thi pháp - chân
dung” do nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ chủ biên đã viết về quá trình ra đời,
phát triến của truyện ngắn Việt Nam cùng với những gương mặt nhà văn
tiêu biểu. Trong đó, Tô Hoài đựơc nhắc đến cùng với các tác giả tên tuổi
như Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Nam Cao Người viết đã nhấn
mạnh một số đặc trưng nghệ thuật truyện ngắn Tô Hoài như “lối viết thông
mình, hóm hỉnh, thậm chí tinh quái, một đôi nét tâm lí và triết lí đượm sắc
thái buồn pha chút mùi vị chua chát kiểu Nam Cao”; “Những con vật trong
tác phẩm Tô Hoài có nét gì đó giống người, quen thuộc với người. Tô Hoài
bắt rất nhanh những nét đặc trưng trong tính cách của chúng.”; “Truyện

ngắn Tô Hoài chịu nhiều ảnh hưởng của văn học dân gian. Nhưng lối dẫn
truyện, kết cấu truyện, giọng điệu trần thuật cũng như các thủ pháp khắc hoạ
tính cách nhân vật đã thuộc về truyện ngắn hiện đại”; “Trong một số truyện,
cũng giống như Nam Cao trong Chí Phèo, Tô Hoài đã sử dụng ngôn ngữ
văn xuôi đa thanh, giọng điệu của người kể chuyện hoà lẫn với giọng điệu
nhân vật.

Luận văn Thạc sỹ - Nguyễn Thị Thoa
11
Như vậy, trong các công trình, bài viết về sự nghiệp và sáng tác của Tô
Hoài, truyện đồng thoại đã được đề cập đến. Tuy nhiên, chưa có một công
trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu và có tính hệ thống về truyện đồng
thoại, đặc biệt là ý nghĩa giáo dục của truyện với trẻ thơ. Chính vì thế, chúng
tôi đã lựa chọn đề tài cho luận văn của mình là “Truyện đồng thoại của Tô
Hoài và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học”.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Đặc điểm truyện đồng thoại của Tô Hoài và ý nghĩa giáo dục đạo đức
sâu sắc đối với HSTH.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Các truyện đồng thoại của Tô Hoài và các đoạn trích có trong chương
trình tiểu học.
- Giới hạn phạm vi thực nghiệm: Việc thực nghiệm (TN) được thực
hiện tại trường Tiểu học Nguyễn Trãi - Quận Thanh Xuân - Hà Nội.
4. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu những ý nghĩa giáo dục trong các truyện đồng thoại của Tô
Hoài nhằm giúp HSTH yêu thích hơn các tác phẩm văn học thiếu nhi nói
chung đồng thời thông qua đó bồi dưỡng tâm hồn, phát triển nhân cách cho
các em.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tìm hiểu, nghiên cứu ý
nghĩa giáo dục cho HSTH trong tác phẩm đồng thoại.
- Hệ thống những giá trị đạo đức cho HSTH trong tác phẩm đồng
thoại.

Luận văn Thạc sỹ - Nguyễn Thị Thoa
12
- Ảnh hưởng của những giá trị đạo đức trong tác phẩm với sự hình
thành và phát triển nhân cách cho HSTH.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận hệ thống
- Phương pháp khảo sát văn bản
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp thực nghiệm
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số thao tác khác như phân tích,
thống kê, tổng hợp, hệ thống hoá, miêu tả, …
7. Dự kiến đóng góp mới
Kết quả của luận văn có thể được sử dụng để làm tư liệu trong quá trình
dạy – học Tiếng Việt ở tiểu học; trong quá trình giáo dục đạo đức cho HSTH.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn
được triển khai trong ba chương:
Chƣơng 1: Truyện đồng thoại trong văn học thiếu nhi và truyện đồng
thoại của Tô Hoài
Chƣơng 2: Ý nghĩa giáo dục của truyện đồng thoại của Tô Hoài đối
với học sinh tiểu học
Chƣơng 3: Việc dạy học truyện đồng thoại của Tô Hoài trong chương
trình tiểu học



Luận văn Thạc sỹ - Nguyễn Thị Thoa
13
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
TRUYỆN ĐỒNG THOẠI VÀ TRUYỆN ĐỒNG THOẠI
CỦA TÔ HOÀI VIẾT CHO THIẾU NHI

1.1. Truyện đồng thoại trong văn học thiếu nhi
1.1.1. Văn học thiếu nhi và vai trò của văn học thiếu nhi đối với việc phát
triển nhân cách cho học sinh
Văn học thiếu nhi ở Việt Nam vốn khởi đầu là một nền văn học truyền
miệng. Từ ngàn xưa những câu chuyện cổ tích, những bài hát ru vẫn được
truyền từ đời này sang đời khác trong sinh hoạt gia đình, làng xóm của người
Việt Nam. Đó là những “dòng sữa ngôn ngữ” dịu ngọt đầu tiên nuôi dưỡng
tâm hồn trẻ em nước Việt. Khi bước vào tuổi nhi đồng những bài hát đồng
dao gắn liền với những trò chơi dân gian là những hình thức sinh hoạt cộng
đồng của trẻ em tùy theo từng vùng miền mỗi nơi có một sắc thái riêng nhưng
đều tạo nên những không gian sinh động giúp trẻ em phát triển thể lực và trí
tuệ hồn nhiên trong sáng. Rất nhiều những bài hát ru, những bài đồng dao là
những hạt ngọc quý của tiếng Việt được lưu truyền từ đời này sang đời khác.
Trải qua hàng trăm năm lịch sử, Phật giáo và Nho giáo đã tạo nên một nền
tảng tâm linh thấm đượm trong ứng xử văn hóa ngoài xã hội và được gìn giữ
trong nề nếp gia phong của các gia đình kết đọng thành lời văn trong những
bài Gia huấn ca lưu truyền trong dân gian.
Có thể nói rằng đến khi có sự xuất hiện chữ Quốc ngữ, văn học thành
văn dành cho trẻ em của Việt Nam mới thật sự được khai sinh. Từ đầu thế kỷ

Luận văn Thạc sỹ - Nguyễn Thị Thoa
14
XX học giả Nguyễn Văn Vĩnh đã dịch những truyện cổ tích cho trẻ em từ văn

hóa phương Tây ra chữ quốc ngữ cho phố biến trên báo chí, nhà giáo Ôn Như
Nguyễn Văn Ngọc đã soạn các cuốn sách “Truyện cổ Nước Nam”, “Tục ngữ
phong dao”; “Nhi Đồng Lạc Viên” rồi các sĩ phu của Đông Kinh Nghĩa
Thục, của Hội truyền bá chữ quốc ngữ đã bước đầu phổ cập trong dân chúng
Tủ sách Truyền bá với nhiều câu chuyện được viết dành cho trẻ em.
Trong sự phát triển của nền văn học Việt Nam hiện đại dưới ảnh hưởng
của tổ chức Văn hóa Cứu quốc tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu ký” của nhà văn
Tô Hoài xuất hiện. Lần đầu tiên thế giới tưởng tượng của cỏ cây hoa lá và
những con vật bé nhỏ như con giun, cái dế ở miền nhiệt đới đã tưng bừng
hiện diện trong văn học. Hình ảnh chú Dế mèn rắn rỏi và mơ mộng đi du lịch
khắp nơi để cổ động thế giới đại đồng “muôn loài cùng kết anh em” đã làm
sáng lên tư tưởng nhân văn Việt Nam, ghi nhận một mốc son mở đầu cho
dòng chảy Văn học thiếu nhi Việt Nam hòa vào dòng chảy Văn học thiếu nhi
thế giới.
Năm 1945 Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân
chủ cộng hoà ra đời, chủ tịch Hồ Chí Minh là người rất quan tâm đến văn hóa
của trẻ em, bản thân Người đã viết thư, làm thơ gửi thiếu niên nhi đồng, học
sinh cả nước nhân dịp năm học mới và trong dịp Tết Trung thu. Trong cuộc
kháng chiến chống Pháp trên chiến khu Việt Bắc, các nhà văn tâm huyết với
trẻ em như Tô Hoài, Nguyên Hồng, Nguyễn Huy Tưởng… đã cho ra đời một
loại sách riêng cho thiếu nhi được mang tên “Kim Đồng”. Sau khi thủ đô Hà
Nội được giải phóng, năm 1957, một nhà xuất bản dành riêng cho thiếu nhi
đầu tiên được ra đời ở Việt Nam: Nhà xuất bản Kim Đồng. Từ ban đầu có vài
ba nhà văn viết cho thiếu nhi, cùng với sự phát triển của sách Kim Đồng,
hàng chục rồi hàng trăm tác giả viết cho thiếu nhi đã xuất hiện.

Luận văn Thạc sỹ - Nguyễn Thị Thoa
15
Nếu Tô Hoài là người khởi đầu dòng văn xuôi cho trẻ em thì có thể nói
rằng Phạm Hổ với Chú bò tìm bạn (năm 1956) và Võ Quảng với Gà mái hoa

(năm 1957) là những người khởi đầu dòng thơ cho trẻ em Việt Nam. Dòng
thơ này đã được tiếp nối liên tục với những sáng tác của nhiều nhà thơ tạo nên
những “đồng dao” mới cho trẻ em lứa tuổi nhỏ như Định Hải (Trái đất này là
của chúng mình…), Xuân Quỳnh (Truyện cổ tích về loài người…). Nhà văn
Nguyễn Huy Tưởng, giám đốc đầu tiên của NXB Kim Đồng lại là người mở
đầu cho dòng sách lịch sử cho thiếu nhi với tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ
vàng, dòng sách này được tiếp nối với những tên tuổi Hà Ân, An Cương (Lê
Văn Lan), Nguyễn Đức Hiền, Nghiêm Đa Văn,…Trong những năm kháng
chiến gian khổ, phong trào thiếu nhi viết văn làm thơ đã nở rộ đóng góp thêm
cho văn học thiếu nhi tiếng thơ xanh non của nhà thơ nhi đồng Trần Đăng
Khoa, những trang văn dịu dàng tinh tế của Trần Hoài Dương, những trang
sách dạt dào xúc cảm của đời sống học trò của Lê Phương Liên… Có thể nói
rằng tất cả những sáng tác của các nhà văn những năm tháng ấy đều thấm
đẫm tình yêu quê hương đất nước, ngợi ca những tấm gương anh hùng trong
lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Trước năm 1975, tại các đô thị ở miền Nam Việt Nam do nhu cầu đọc
sách của thanh thiếu nhi, có một số nhóm bút như Tuổi hoa, Tuổi Ngọc… đã
tập hợp các nhà văn thích viết cho trẻ em, xuất bản được nhiều ấn phẩm được
lưu truyền trong đời sống học sinh đô thị. Đặc biệt, trong mảng sách dành cho
tuổi mới lớn (lứa tuổi từ 15 đến 17, 18 tuổi), nhiều tác giả đã có những trang
văn đi sâu vào đời sống tình cảm riêng tư phù hợp với tâm sinh lý của người
đọc trẻ. Có những tác giả sáng tác nhiều những tác phẩm mang tính giáo dục
nhẹ nhàng cho thiếu nhi như nhà văn Võ Hồng.
Sau khi đất nước thống nhất, riêng với Văn học thiếu nhi, các tác giả
hai miền đất nước đã sớm có sự hòa hợp thân tình. Cùng với cuộc “Nam tiến”

Luận văn Thạc sỹ - Nguyễn Thị Thoa
16
của Nhà xuất bản Kim Đồng, sự ra đời của Nhà xuất bản Trẻ (có tiền thân là
Nhà xuất bản Măng Non) đã tạo điều kiện cho cả một vùng văn học phía Nam

bừng dậy sức sống mới. Nhiều tác giả vốn viết từ trước năm 1975 như Võ
Hồng, Nguyễn Thị Hoàng, Kim Hài, Đoàn Thạch Biền, Nguyễn Thái Hải…
đã tiếp tục sáng tác và cộng tác với Nhà xuất bản Kim Đồng, Nhà xuất bản
Trẻ Nhiều tác giả trẻ xuất hiện như Nguyễn Nhật Ánh, Lý Lan, Nguyên
Hương, Lưu Thị Lương… Nhiều tác giả từ miền Bắc vào Nam đã có những
đóng góp làm nên diện mạo mới cho văn học thiếu nhi như Trần Quốc Toàn,
Cao Xuân Sơn, Trần Đức Tiến, Đặng Hấn…
Phong trào sáng tác văn học cho thiếu nhi đã tiếp tục phát triển mạnh
mẽ trong những thập kỷ 70, 80, xuất hiện thêm những đóng góp mới của các
tác giả như Thanh Quế, Phùng Ngọc Hùng, Nguyễn Hoàng Sơn, Dương
Thuấn, Vương Trọng Những nhà văn thường viết cho người lớn như Phùng
Quán, Duy Khán, Sơn Tùng, Hồ Phương, Ma Văn Kháng, Nguyễn Minh
Châu… cũng đã tiếp nối những nhà văn lớn như Nguyễn Đình Thi, Nguyễn
Tuân, Huy Cận… đã chắt lọc những cảm xúc tâm huyết dành cho thiếu nhi
những sáng tác trong sáng để đời.
Không ai có thể phủ nhận được vai trò to lớn của văn học thiếu nhi đối
với việc giáo dục đạo đức cho trẻ, đặc biệt là học sinh tiểu học – lứa tuổi bắt
đầu hình thành nhân cách. Đến với các tác phẩm văn học thiếu nhi, học sinh
sẽ được phát triển toàn diện cả về trí dục, đức dục và thẩm mỹ. Mỗi tác phẩm
sẽ mang đến cho các em những kiến thức chung về chủ đề mà tác giả hướng
tới, đồng thời sẽ hướng các em đến các giá trị chân – thiện – mỹ. Qua đó, các
em sẽ rút ra được những bài học cho riêng mình, đồng thời hoàn thiện nhân
cách của mình.

Luận văn Thạc sỹ - Nguyễn Thị Thoa
17
1.1.2. Truyện đồng thoại và vai trò của truyện đồng thoại trong việc hình
thành và phát triển nhân cách của học sinh
Văn học thiếu nhi bao gồm rất nhiều các thể loại khác nhau, trong đó
thể loại truyện đồng thoại chiếm một vị trí quan trọng bởi lẽ nó có sự hấp dẫn

riêng về nội dung, đặc trưng về lứa tuổi và về giá trị đạo đức.
Thuật ngữ truyện đồng thoại trong văn học Việt Nam vốn có nguồn gốc
Trung Hoa, được xác lập vào đầu thập niên 60 của thế kỉ XX. Vào thời điểm
đó, chúng ta đang triển khai xây dựng nền văn học mới với sự chú ý đặc biệt
tới độc giả thiếu nhi. Nhằm nâng cao chất lượng phong trào, nhà xuất bản
Văn học đã tổ chức dịch, giới thiệu một số tài liệu nước ngoài về lí luận và
kinh nghiệm sáng tác cho các em. Đó là những tài liệu: Kinh nghiệm viết cho
các em (Nhiều tác giả,1960), Sáng tác đồng thoại và một số vấn đề khác
(Kim Cận, 1961), Làm thơ cho các em (Nhiều tác giả, 1961)
Nhiều nhà nghiên cứu và nhà văn đã cho rằng, viết cho con trẻ cách dễ
nhất là soi mình vào mắt trẻ thơ. Từ đó, một thế giới lung linh sắc màu hiện
lên. Đó là những câu chuyện đồng thoại mà ở đó trẻ con có thể trò chuyện với
loài vật - một khả năng mà hầu hết người lớn đều đã đánh mất. Từ đó, các em
có thể học chính ngay từ bạn bè và những thứ xung quanh mình; học để lớn
lên mỗi ngày cho tâm hồn được tưới tắm trong những yêu thương, chăm sóc.
Khi viết đồng thoại, nhà văn rất chú ý tâm lý của lứa tuổi. Trong Làm
thế nào để viết cho các em hay hơn, nhà văn Phạm Hổ nói rằng, “ở lứa tuổi
bé (vườn trẻ, mẫu giáo, cấp I), các em thường rất thích truyện cổ tích, truyện
đồng thoại, truyện ngụ ngôn ”. Nhà văn Cửu Thọ, qua nhiều năm làm công
tác xuất bản sách cho thiếu nhi, cũng khẳng định: đối với lứa tuổi nhi đồng,
loại sách được các em yêu thích hơn cả là “các truyện đồng thoại, cổ tích có
tranh minh họa nhiều màu sắc”. Nhà văn Ngô Quân Miện lí giải thêm: sở dĩ
truyện đồng thoại thích hợp với nhi đồng là vì “trong đó sự vật được nhìn

Luận văn Thạc sỹ - Nguyễn Thị Thoa
18
theo cách nhìn, cách cảm nghĩ của các em và kể lại theo cách nói của các
em” Qua một số ý kiến trên đây, chúng ta nhận thấy, các em ở lứa tuổi nhi
đồng chính là lớp công chúng đặc biệt của thể loại truyện đồng thoại. Lứa
tuổi này, như nhà tâm lí học Vũ Thị Nho đã nhận xét, giàu tình cảm, trí tưởng

tượng phát triển mạnh và nhu cầu huyễn tưởng cao Ở các em, bộ não đang
trên đà phát triển nên sự hưng phấn thường bộc lộ ra rất mạnh. Khả năng ghi
nhớ những cái cụ thể của các em tốt hơn các khái niệm trừu tượng. Do đó,
tính trực quan, hình tượng là một đặc điểm quan trọng về nhận thức của lứa
tuổi này. Mặt khác, trong quan hệ với thế giới xung quanh, các em luôn lấy
mình là trung tâm và nhìn sự vật bằng cái nhìn nhân hóa. Cho nên, thế giới
trong mắt các em luôn là những thực thể sinh động, có hồn người. Chúng ta
sẽ không lạ khi nhìn thấy các em chơi với búp bê, ru búp bê ngủ, hát cho búp
bê nghe Bản thân các em rất yêu thương loài vật, đối xử với loài vật như
bầu bạn. Trong quan niệm của các em, con vật nào cũng biết yêu, biết ghét,
có cảm nghĩ, nói năng như con người. Những đặc điểm tâm lí như vậy đã
giúp các em tìm thấy ở truyện đồng thoại những điều phù hợp với lứa tuổi
của mình. Có thể nói tới ba điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, các em vốn giàu tưởng tượng, nhất là tưởng tượng hoang
đường, ưa thích cái mới lạ, không thích những gì tầm thường tẻ nhạt, đúng
như nhà tâm lí học người Nga M. Arnauđôp đã viết trong tác phẩm Tâm lí
học sáng tạo văn học: “Sáng tác hoang đường thích hợp với tư duy trẻ em
( ), những gì làm xúc động mạnh mẽ là phương tiện duy nhất để làm cho trí
tưởng tượng và sự nhạy cảm phải hoạt động”. Nhà văn Nga K. Pauxtốpxki
cũng có nhận xét tương tự: “Với tuổi thơ, mặt trời nóng bỏng hơn, cỏ rậm
hơn, mưa to hơn, trời tối hơn và con người nào cũng thật thú vị ”. Là một
thể loại giàu tưởng tượng, truyện đồng thoại đáp ứng được yêu cầu này của
các độc giả thiếu nhi.

Luận văn Thạc sỹ - Nguyễn Thị Thoa
19
Thứ hai, nhân hóa là một hình thức nghệ thuật đặc thù của truyện đồng
thoại. Hơn nữa, nhân cách hóa trong truyện đồng thoại được dựa trên cách
nhìn, cách cảm của trẻ em. Cho nên, đọc truyện đồng thoại, các em dễ hòa
đồng với các nhân vật của mình. Các em dễ dàng nghe được, thấy được

những gì mà người lớn không thể nghe thấy, khi cùng tiếp nhận truyện đồng
thoại.
Thứ ba, truyện đồng thoại có khả năng khơi dậy ở các em những tình
cảm tốt đẹp, những cảm xúc thú vị qua những tình huống, những chi tiết vui
tươi, bất ngờ. Đặc biệt, nó có khả năng giúp cho các em hóa thân vào nhân
vật, xóa nhòa ranh giới giữa hư và thực, cảm nhận thế giới đồng thoại như
cuộc sống của chính mình. Thể loại truyện đồng thoại Việt Nam hiện đại đã
trải hơn nửa thế kỉ phát triển. Điều đó cũng có nghĩa là, nó cũng đã có hơn
nửa thế kỉ gắn bó với đời sống tinh thần của trẻ em Việt Nam, trẻ em ở một số
nước trên thế giới. Truyện đồng thoại đến với các em theo nhiều con đường,
nhiều hình thức khác nhau, bầu bạn với các em lúc ở nhà, khi ở trường, lúc
vui chơi, hay trước khi đi ngủ. Nó thỏa mãn các em hai nhu cầu chủ yếu là
giải trí và giáo dục.
Thực tế cho thấy, thể loại truyện đồng thoại đã có một số tác phẩm gây
được ảnh hưởng ở nước ngoài. Điển hình là truyện Dế Mèn phiêu lưu k ý của
nhà văn Tô Hoài. Năm 1959, truyện Dế Mèn phiêu lưu ký đã được
M.Tkachov chuyển ngữ thành công sang tiếng Nga. Nhờ giữ được cá tính của
thể văn, nên “Dế Mèn phiêu lưu ký đã hết nhẵn trong vài tiếng đồng hồ sau
khi đưa ra bán”. Các độc giả nhỏ tuổi ở nước Nga xa xôi đã đọc rất kĩ tác
phẩm của Tô Hoài. Thậm chí, có em đã viết thư cho nhà văn để nêu lên mối
băn khoăn vì sao răng con Dế Mèn không có màu nâu như con dế ở bên
Nga Sau Dế Mèn phiêu lưu ký, một số tác phẩm khác của Tô Hoài (Ba anh
em, Dê và Lợn, Đám cưới chuột), Nguyễn Đình Thi (Cái Tết của Mèo con),

Luận văn Thạc sỹ - Nguyễn Thị Thoa
20
Vũ Tú Nam (Cuộc phiêu lưu của Văn Ngan tướng công) cũng lần lượt được
giới thiệu với nhiều nền văn học khác nhau trong khối XHCN (cũ). Mức độ
và phạm vi ảnh hưởng của các tác phẩm nói trên là không như nhau, nhưng
có thể nói, chúng đã góp phần mở rộng biên độ ảnh hưởng của văn học Việt

Nam, giới thiệu hình ảnh văn học Việt Nam với nhiều nền văn hóa khác nhau
trên thế giới. Đưa văn học Việt Nam ra với thế giới, đó là điều mong mỏi và
nỗ lực của chúng ta trong nhiều năm qua. Vậy nên, những chuyến xuất ngoại
của Dế Mèn, Dế Trũi, của Văn Ngan tướng công, của Mèo con không thể
nói là không có ý nghĩa.
Truyện đồng thoại sinh ra để mang lại niềm vui cho trẻ em, đồng thời
cũng là chìa khóa để mỗi người mở cửa quá khứ bước về tuổi thơ. Nữ nhà văn
thế hệ 8X Trương Duyệt Nhiên (Trung Hoa) cho rằng: “Bởi tất cả những ai
còn đọc đồng thoại thì tâm hồn của họ còn trong sáng, thuần khiết”. Vai trò,
đóng góp của truyện đồng thoại đối với độc giả nói chung, trẻ em nói riêng
chính là nuôi dưỡng, bồi đắp cái trong sáng, thuần khiết đó.
1.2. Truyện đồng thoại của Tô Hoài
1.2.1. Vài nét về tiểu sử nhà văn Tô Hoài
Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen sinh ngày 07 - 9 - 1920 tại làng Nghĩa
Đô, phủ Hoài Đức - tỉnh Hà Đông (nay là phường Nghĩa Đô - quận Cầu Giấy
- Hà Nội) trong một gia đình thợ thủ công. Ông còn có nhiều bút danh khác
như: Mai Trung, Duy Phương, Mắt Biển, Hồng Hoa, Vũ Đột Kích,…
Tuổi thanh niên, Tô Hoài phải trải qua nhiều nghề khác nhau để kiếm
sống như: dạy học tư, bán hàng, làm kế toán cho hiệu buôn,… Năm 1938,
ông chịu ảnh hưởng của Mặt trận Bình dân và tham gia hoạt động trong tổ
chức Hội ái hữu thợ dệt và Thanh niên dân chủ Hà Nội.

Luận văn Thạc sỹ - Nguyễn Thị Thoa
21
Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội văn hóa cứu quốc và bắt đầu viết bài
cho báo Cứu quốc và Cờ giải phóng.
Sau Cách mạng tháng Tám, Tô Hoài làm Chủ nhiệm báo “Cứu quốc”.
Ông là một trong số những nhà văn đầu tiên Nam tiến và tham dự một số
chiến dịch ở mặt trận phía Nam (Nha Trang, Tây Nguyên,…). Năm 1946,
ông được kết nạp vào Đảng.

Năm 1950, ông về công tác tại Hội Văn nghệ Việt Nam. Từ năm 1957
đến năm 1980, Tô Hoài đã kinh qua nhiều chức vụ khác nhau trong Hội Nhà
văn như: Uỷ viên Đảng Đoàn, Phó Tổng thư kí, Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà
Nội, Giám đốc Nhà xuất bản Thiếu nhi.
Đến với con đường nghệ thuật từ cuối những năm ba mươi cho đến
nay, Tô Hoài đã sáng tác được một số lượng tác phẩm đồ sộ (hơn một trăm
năm mươi đầu sách) ở nhiều thể loại khác nhau như: tiểu thuyết, truyện ngắn,
kí, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác. Với những đóng góp to lớn cho nền
văn học nước nhà, vào năm 1996, ông được nhà nước tặng Giải thưởng Hồ
Chí Minh cao quý.
* Tác phẩm của Tô Hoài trước Cách mạng tháng Tám: Dế mèn phiêu
lưu kí (1941), Quê người (1941), O chuột (1942), Giăng thề (1943), Nhà
nghèo (1944), Xóm Giếng ngày xưa (1944), Cỏ dại (1944).
* Tác phẩm chính của Tô Hoài sau Cách mạng tháng Tám:
- Truyện ngắn: Núi cứu quốc (1948), Xuống làng (1950), Truyện Tây
Bắc (1953, Giải nhất tiểu thuyết năm 1956 của Hội Văn nghệ Việt Nam),
Khác trước (1957), Vỡ tỉnh (1962), Người ven thành (1972).
- Tiểu thuyết: Mười năm (1957), Miền Tây (1967, Giải thưởng Bông
sen vàng năm 1970 của Hội Nhà văn Á Phi), Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ
(1971), Tự truyện (1978), Những ngõ phố, người đường phố (1980), Quê nhà
(1981, Giải A năm 1980 của Hội Văn nghệ Hà Nội), Nhớ Mai Châu (1988).

Luận văn Thạc sỹ - Nguyễn Thị Thoa
22
- Kí: Đại đội Thắng Bình (1950), Thành phố Lênin (1961), Tôi thăm
Cămphuchia (1964), Nhật kí vùng cao (1969), Trái đất tên người (1978),
Hoa hồng vàng song cửa (1981), Cát bụi chân ai (1992).
- Truyện thiếu nhi: Tuyển tập Văn học thiếu nhi, tập I & II (1999)
- Tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác: Một số kinh nghiệm viết văn của
tôi (1959), Người bạn đọc ấy (1963), Sổ tay viết văn (1977), Nghệ thuật và

phương pháp viết văn (1997).
Tô Hoài có nhiều tác phẩm được dịch ra tiếng nước ngoài, đặc biệt
Dế mèn phiêu lưu kí được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất.
Nhìn chung, Tô Hoài là một nhà văn sớm bước vào đời, vào nghề văn
và cũng sớm tham gia hoạt động cách mạng. Ông viết nhiều thể loại và thể
loại nào ông cũng đạt được những thành công đặc sắc. Đặc biệt là ở những
tác phẩm viết về loài vật và miền núi Tây Bắc. Tô Hoài luôn có những cố
gắng tìm tòi, khám phá trong sáng tạo nghệ thuật, đó là một trong những yếu
tố góp phần làm nên sức hấp dẫn, sức sống và ý nghĩa lâu bền ở tác phẩm
của ông đối với đời sống tinh thần của người đọc nhiều thế hệ.
1.2.2. Những chặng đường sáng tác của nhà văn Tô Hoài
1.2.2.1. Trước Cách mạng tháng Tám
Tô Hoài đến với nghề văn ở tuổi mười bảy, mười tám. Những sáng tác
đầu tay của ông được đăng trên Hà Nội tân văn và Tiểu thuyết thứ bảy. Tuy
xuất hiện ở giai đoạn cuối của thời kì 1930 - 1945 nhưng Tô Hoài đã sớm
khẳng định được vị trí của mình trong đội ngũ nhà văn thời kì này bằng một
loạt tác phẩm độc đáo, đặc sắc như: Dế mèn phiêu lưu kí (1941), Quê người
(1941), O chuột (1942), Trăng thề (1943) Nhà nghèo (1944). Từ các tác
phẩm này, người đọc dễ nhận thấy sức sung mãn dồi dào trong lao động nghệ
thuật của ông. Sau này, Tô Hoài đã bộc bạch chân thành qua Tự truyện về
việc ông đến với nghề văn, ông viết: “Tôi vào nghề văn có trong ngoài ba

Luận văn Thạc sỹ - Nguyễn Thị Thoa
23
năm trước Cách mạng tháng Tám 1945 mà tôi viết như chạy thi được năm
truyện dài, truyện vừa, ba tập truyện ngắn, còn truyện thiếu nhi như Dế mèn
thì mấy chục truyện, cái in, cái chưa in, vương vãi lung tung tôi không nhớ
hết. Cũng chẳng có gì lạ. Viết để kiếm miếng sống lúc ấy tất phải cuốc khỏe
như vậy đấy”.
Tác phẩm của Tô Hoài trước cách mạng có thể phân thành hai loại

chính là: truyện về loài vật và truyện về nông thôn trong cảnh đói nghèo. Qua
những truyện về loài vật tiêu biểu như: O chuột, Gã chuột bạch, Tuổi trẻ,
Đôi ghi đá, Một cuộc bể dâu, Mụ ngan, Đực, người đọc nhận thấy, nhà văn
thường viết về cái tốt đẹp, khẳng định cái thiện trong cuộc sống, bày tỏ mong
muốn một cuộc sống hạnh phúc, bình yên trong xã hội, một cuộc sống tốt
đẹp mang tính không tưởng.
Trước hết, với Dế Mèn phiêu lưu ký, tài năng nghệ thuật của Tô Hoài
được bộc lộ ở nhiều phương diện. Bằng cách quan sát, cái nhìn tinh tế về loài
vật, kết hợp với những nhận xét thông minh, hóm hỉnh, nhà văn đã lôi cuốn
các em vào thế giới loài vật bé nhỏ gần gũi, hấp dẫn và kì thú qua hình ảnh
của: Dế Mèn, Dế Trũi như anh em kết nghĩa vườn đào, sẵn sàng quên mình
vì bạn, vì nghĩa lớn. Xiến Tóc trầm lặng, vừa yêu đời vừa chán đời. Chị Cào
Cào ồn ào và duyên dáng. Bọ Ngựa kiêu căng, ngạo mạn. Cóc huênh hoang,
dở hơi. Ếch thông thái giả. Anh chàng Kỉm Kìm Kim hèn đớn. Cậu công tử
bột Chim Chả Non có mẽ mà đầu óc lại rỗng tuếch, Từ đời sống và tích
cách của từng con vật, nhà văn nhằm bày tỏ quan niệm của mình về nhân
sinh, về khát vọng chính đáng của người lao động, về một cuộc sống hòa
bình, yên vui, về tình thương, lòng chân thành và sự đoàn kết. Bởi thế câu
chuyện về chú Dế Mèn không chỉ có ý nghĩa dành cho trẻ em, mà còn cả cho
người lớn và cho cả xã hội. Nó thực sự mang giá trị lâu bền trong đời sống
tinh thần của con người, cũng vì thế, dù ở đâu và ở thời kì nào, người đọc

Luận văn Thạc sỹ - Nguyễn Thị Thoa
24
vẫn tìm thấy bao điều thú vị, bao bài học ý nghĩa từ tác phẩm này. Sau này,
Tô Hoài tâm sự: “Cách hiểu thế giới đại đồng của Dế Mèn, Dế Trũi, Xiến
Tóc,… là cách hiểu chủ nghĩa cộng sản của tôi với vẻ đẹp và cả cái trống
rỗng thiếu sót trong suy nghĩ của tôi”.
Viết về loài vật, Tô Hoài đã dành khá nhiều trang để thể hiện chân thật,
sinh động họ nhà chuột. Các chủng loại chuột như: chuột nhắt, chuột cống,

chuột cộc, chuột bạch, chuột xù, xuất hiện trong các tác phẩm của ông với
những đặc điểm, thói quen riêng và cả những mối quan hệ của chúng. Trong
số những truyện viết về chuột thì truyện Gã chuột bạch đã để lại cho người
đọc bao điều suy nghĩ. Cuộc sống của vợ chồng chuột bạch là “vẩn vơ tìm
những hạt gạo tẻ mà người ta rắc vào một cái đĩa ở đáy lồng”, là “đánh
vòng”, dựa vào lồng “ngủ đứng”. Ngay cả khi có dịp ra khỏi lồng chúng vẫn
không lấy gì làm thích thú mà “…ngơ ngác nhìn quanh quẩn. Như là họ hít
phải cái không khí lạ. Như là họ chẳng quen bò giữa nơi khoáng đãng. Và họ
lại nối đuôi nhau , tha thẩn, từ từ bò vào, cũng như lúc bò ra”. Có thể nói,
qua cảnh sống của vợ chồng chuột bạch, Tô Hoài đã phê phán cách sống
nhàm chán, buồn tẻ và vô vị, cũng như tâm lí chấp nhận, lệ thuộc của một
lớp người trong xã hội, đồng thời muốn thức tỉnh những ai đang lâm vào
cảnh sống đó.
Nhiều loài vật khác qua cách miêu tả của Tô Hoài tạo cho người đọc
dấu ấn lâu bền. Đó là gã mèo mướp “lừ đừ nghiêm nghị tựa một thầy dòng,
trên mình có khoác bộ áo thâm. Hắn có cái cốt cách quý phái và trưởng giả.
Lúc nào cũng nghĩ ngợi như sắp mưu toan một việc gì ghê gớm lắm”. Đó là
cậu gà trống ri “bé nhỏ sống côi cút một thân, một mình” thuở nhỏ, nhưng
khi lớn lại có “bộ mặt khinh khỉnh ta đây” và cũng rất đa tình, “có tật mê gái,
như cái tính chung của loài gà - cả của loài người - khi mới lớn lên”, bỏ nhà
ra đi vì ái tình, hay dễ quên đi ái tình cũ để “lần mò đi tìm một vài ái tình

×