BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
NGUYỄN THỊ VÂN ANH
MéT Sè VÊN §Ò Lý LUËN, PH£ B×NH V¡N HäC
QUA TIÓU LUËN, BóT Ký VÒ NGHÒ V¡N
CñA MA V¡N KH¸NG
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ
VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
HÀ NỘI - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
NGUYỄN THỊ VÂN ANH
MéT Sè VÊN §Ò Lý LUËN, PH£ B×NH V¡N HäC
QUA TIÓU LUËN, BóT Ký VÒ NGHÒ V¡N
CñA MA V¡N KH¸NG
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số : 60 22 01 20
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ
VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS. TS Nguyễn Ngọc Thiện
HÀ NỘI - 2014
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS
Nguyễn Ngọc Thiện, người thầy, người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ
bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu khoa học và hoàn thành
luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời biết ơn chân thành tới các thầy giáo, cô giáo khoa
Văn, phòng Sau đại học trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã nhiệt tình giảng
dạy, giúp đỡ động viên tôi trong khóa học.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm cơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã động
viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Mặc dù đã nỗ lực cố gắng, song do thời gian thực hiện không nhiều,
năng lực bản thân có hạn nên luận văn chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Kính
mong nhận được sự lượng thứ và góp ý chân thành của các thầy cô, cùng bạn
bè, đồng nghiệp để được học hỏi, rút kinh nghiệm cho những công trình
nghiên cứu sau.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 6 năm 2014
Học viên
Nguyễn Thị Vân Anh
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn này là
trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng các
thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc và nội dung Luận văn
đã được trình bày đúng quy định.
Học viên
Nguyễn Thị Vân Anh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 3
3. Mục đích nghiên cứu 6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 6
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 6
6. Phƣơng pháp nghiên cứu 7
7. Dự kiến đóng góp của luận văn 7
8. Dự kiến cấu trúc luận văn 7
Chƣơng 1. VĂN CHƢƠNG VÀ NHÀ VĂN 8
1.1. Ma Văn Kháng bàn về văn chƣơng 8
1.1.1. Văn Chương và đời sống xã hội 8
1.1.1.1. Vị trí của văn chương nghệ thuật 8
1.1.1.2. Mối quan hệ giữa văn chương và đời sống xã hội 11
1.1.2. Mục đích sáng tạo của văn chương 13
1.1.2.2. Tính hướng thiện của văn chương 13
1.1.1.2. Tái hiện cái đẹp trong đời sống 16
1.1.3. Nghề văn trong đời sống xã hội 20
1.1.3.1. Viết văn là một nghề 20
1.1.3.2. Sự chuyên nghiệp hóa trong nghề văn 23
1.2. Ma Văn Kháng bàn về nhà văn, chủ thể sáng tạo văn chƣơng 25
1.2.1. Sự hình thành nhà văn 25
1.2.1.1. Sứ mệnh của nhà văn 28
1.2.1.2. Nhà văn và sự gắn bó với đời sống 31
1.2.2. Về tài năng và cảm hứng nghệ thuật 33
1.2.2.1. Tài năng và sự thăng hoa của người viết 33
1.2.2.2 Cảm hứng trong sáng tạo văn chương 36
1.2.3. Về lao động viết văn 38
1.2.3.1. Lao động viết văn - hoạt động sáng tạo đặc thù 38
1.2.3.2 Sự luyện rèn trong nghề viết 39
Chƣơng 2. TÁC PHẨM VĂN CHƢƠNG - MỘT LOẠI HÌNH NGHỆ
THUẬT ĐẶC THÙ 43
2.1. Ma Văn Kháng bàn về ngôn ngữ - chất liệu của văn chƣơng 43
2.1.1. Văn chương nghệ thuật ngôn từ 43
2.1.2 Nhà văn - nghệ sĩ ngôn từ 44
2.2. Ma Văn Kháng bàn về các thể loại văn xuôi 46
2.2.1. Về truyện ngắn 48
2.2.1.1. Quan niệm của Ma Văn Kháng về nghệ thuật viết
truyện ngắn 48
2.2.1.2. Trải nghiệm từ thực tiễn sáng tác truyện ngắn 58
2.2.2. Về tiểu thuyết 63
2.2.2.1. Quan niệm của Ma Văn Kháng về nghệ thuật tiểu thuyết 63
2.2.2.2. Trải nghiệm của Ma Văn Kháng qua thực tiễn sáng tác
tiểu thuyết 71
2.2.3. Về hồi ký Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương 78
Chƣơng 3. NGƢỜI ĐỌC, NHÀ PHÊ BÌNH VỚI TIẾP NHẬN
VĂN CHƢƠNG 83
3.1. Ma Văn Kháng bàn về tác phẩm và ngƣời đọc 83
3.1.1. Người đọc, chủ thể tiếp nhận văn chương 83
3.1.2. Các loại người đọc 86
3.2. Ma Văn Kháng bàn về phê bình 89
3.2.1. Nhà phê bình - một loại người đọc đặc biệt 89
3.2.2. Về vai trò của phê bình 92
KẾT LUẬN 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. “Quăng thân vào cuộc sống, nào ai chọn thời đại và biết trước số
phận mình bởi mỗi người là cái hạt nhỏ vô nghĩa trong vần vũ của giông bão
lịch sử. Ấy vậy mà tôi vẫn nhận ra dường như mình đã được chiều chuộng và
sự may mắn là đã có trong tiền định…” [31], đó là những tâm sự của nhà văn
Ma Văn Kháng về những năm tháng tập rèn ở vùng đất rẻo cao Tây Bắc Tổ
quốc. Không ai chọn thời đại, chẳng ai biết trước số phận mình, nhưng những
yếu tố từ tiền định cùng những ngẫu hứng bất ngờ đã đưa Ma Văn Kháng đến
với làng văn.
Nhà văn Ma Văn Kháng khởi nghiêp văn xuôi từ truyện ngắn đầu tay
“Phố cụt’’(Văn nghệ số 136, ngày 3.3.1961), đến nay, qua hơn nửa thế kỷ
cầm bút, ông thành danh với một sự nghiệp văn chương đáng nể: hơn 200
truyện ngắn, ngót 20 tiểu thuyết, 1 hồi ký - tự truyện, 1 tiểu luận, bút ký. Là
một cây bút sung sức,cần mẫn và “tốt số‟‟, ông đã đoạt nhiều giải thưởng văn
chương các cấp, loại: báo chí chuyên ngành; các cuộc thi viết do bộ, ngành tổ
chức, Hội Nhà văn Việt Nam; Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số
Việt Nam; Hội Văn học Nghệ thuật một số tỉnh, thành phố và Liên hiệp các
Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam; đến giải thưởng văn học khu vực Đông
Nam Á và giải thưởng quốc gia (giải thưởng nhà nước, giải thưởng HỒ CHÍ
MINH). Bút danh Ma Văn Kháng đã trở thành tên gọi quen thuộc với bạn đọc
cả nước, ông đã có mặt trên hầu hết các tờ báo, tạp chí như: Văn nghệ, Diễn
đàn Văn nghệ Việt Nam; Văn nghệ Quân đội; An ninh Nhân dân; Ngôn ngữ;
Tạp chí Văn học; Tạp chí khoa học; Nhà văn; PhanSiPăng… và trên các
trang web. Ông dặc biệt thành công ở hai thể tài truyện ngắn và tiểu thuyết.
Tuy nhiên, sẽ là không đầy đủ nếu chỉ nhìn nhận Ma Văn Kháng ở riêng
2
phương diện sáng tác, bởi con người đa tài, sâu sắc ấy còn là cây bút viết tiểu
luận và bút ký xuất sắc.
1.2. Có thể nói, trong nền văn học Việt Nam hiện đại, kể từ đầu thế kỷ
XX đến nay, số nhà văn trên hành trình sáng tạo có năng lực, tư duy lí luận -
phê bình quan thiết đến việc mình tự viết ra, diễn giải những suy nghĩ, tâm
huyết về văn chương và lao động viết văn của bạn bè cùng giới và của mình
là không nhiều.
Nếu cần điểm qua những tác phẩm đáng kể trong đó, chúng ta có thể kể
đến các nhà văn tiền bối thế hệ 1X, 2X như Thạch Lam (Theo giòng, 1941),
Chế Lan Viên (Nói chuyện văn thơ, 1960), Nguyễn Đình Thi (Công việc của
người viết tiểu thuyết,1964), Nguyên Hồng (Những nhân vật ấy đã sống với
tôi,1978), Nguyễn Văn Bổng (Bên lề những trang sách,1982), Xuân Diệu
(Công việc làm thơ,1984), Nguyễn Tuân (Chuyện nghề,1986), Nguyễn Công
Hoan (Với nghề văn, 2003)
Thế hệ các nhà văn 3X, 4X nối tiếp công việc nói trên, cho tới nay đã
có: Nguyễn Minh Châu (Trang giấy trước đèn, 1994), Xuân Thiều (Tiếng nói
cảm xúc, 1996), Phạm Tiến Duật (Vừa làm, vừa nghĩ, 2003) và bây giờ là Ma
Văn Kháng (Phút giây huyền diệu, 2013).
Ma Văn Kháng viết tiểu luận, bút ký trước hết là để giãi bày những suy
nghĩ của riêng ông về số phận, về con người, về những gì ông từng biết, từng
trải qua hay suy ngẫm chiêm nghiệm, văn là đời, văn là người, điều này dặc
biệt chính xác với Ma Văn Kháng. Đồng thời, đó cũng là những trang viết
tiềm tàng chất lý luận tinh tế, không vụ sách vở, được chưng cất từ thực tiễn
quan sát và sống nhập thân cùng đời sống văn chương nghệ thuật - một loại
hình nghệ thuật siêu đẳng lấy chính ngôn ngữ của con người thuộc từng dân
tộc, từng quốc gia làm chất liệu sáng tác.
Với tất cả niềm say mê, ngưỡng vọng trước một nhà văn tài danh,
chúng tôi chọn đề tài: Một số vấn đề lí luận, phê bình văn học qua tiểu
3
luận, bút ký về nghề văn của Ma Văn Kháng với hi vọng sẽ đưa đến cho
người đọc một cái nhìn đa dạng, đầy đủ hơn và làm sáng rõ hơn một vỉa năng
lực mới dồi dào của Ma Văn Kháng
2. Lịch sử vấn đề
Ma Văn Kháng được đánh giá là một cây bút văn xuôi lực lưỡng, sung
sức, một đời văn sáng tạo của nền văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XX và
đầu thế kỷ XXI. Những tác phẩm của ông dù viết về đề tài gì cũng đều có giá
trị riêng, thu hút sự quan tâm của người đọc và các nhà nghiên cứu một cách
mạnh mẽ. Điều này đã tạo cho nhà văn cũng như các tác phẩm của ông một vị
trí vững chắc trong nền văn học dân tộc và trong lòng độc giả. Nhắc đến Ma
Văn Kháng người ta thường nhắc đến ông trong vai trò sáng tác, ít ai biết rằng
ngòai khả năng sáng tác ông còn là một nhà viết tiểu luận, phê bình có tài.
Cuốn Phút giây huyền diệu ra mắt bạn đọc vào năm 2013, đánh dấu sự
chuyển kênh của nhà văn, đã thu hút sự quan tâm của đông đảo văn nghệ sĩ và
bạn đọc. Cuốn sách là sự trải nghiệm của nhà văn trên phương diện sáng tạo
mới. Đó là những bài viết về lao động văn chương, đúc rút từ những kỷ niệm
của chính bản thân nhà văn Ma Văn Kháng, “đó là toàn bộ những gì đã kết
tinh lại trong cuộc đời văn chương của tôi, đó là điều muốn nói lại với bản
thân mình cũng như với mọi người ” - ông chia sẻ.
Sự chuyển kênh sáng tạo của Ma Văn Kháng thuận theo lẽ tự nhiên,
đánh dấu bước trưởng thành trong ngòi bút của ông trên tất cả những phương
diện sáng tác khác. Đánh giá về mảng tiểu luận, phê bình, bút ký của Ma Văn
Kháng nhiều người bộc lộ tấm lòng ngưỡng vọng trước tài năng và tâm huyết
của một nhà văn lão luyện.
- Tác giả Ngô Văn Giá trong buổi tọa đàm cuốn sách Phút giây huyền
diệu được tổ chức tại Khoa viết văn của trường Đại học Văn hóa, đã có những
phát biểu trân trọng và ngợi ca nỗ lực sáng tác và ghi nhận giá trị cuốn sách
4
của nhà văn, Ngô Văn Giá nhấn mạnh “Nếu được chọn chữ nào để gói gọn
tinh thần chung của cuốn Phút giây huyền diệu thì tôi xin chọn ba chữ Sống -
Học - viết”. Sự đánh giá của Ngô Văn Giá chính là sự thừa nhận về nhân cách
và ý thức sáng tạo của nhà văn trên con đường sáng tác.
- Tác giả Đoàn Trọng Huy trong bài viết “Ma Văn Kháng vạm vỡ - kiên
cường một sức văn” (Trang tin tức, sự kiện và bình luận) đã có những nhận xét
chân tình, theo ông phê bình, tiểu luận của Ma Văn Kháng cũng là “một của sổ
nhìn ra thế giới văn chương. Rải rác qua sáng tác, phê bình và tiểu luận, Ma
Văn Kháng đã phát biểu nhiều về quan niệm viết, quan niệm nghệ thuật biểu
hiện lý tưởng thẩm mỹ, tư tưởng nghệ thuật. Điều đó còn thể hiện ở trình độ,
tâm huyết nghề nghiệp, cũng là nhân cách, bản lĩnh của nhà văn”.
- Trong bài viết “Nhà văn Ma Văn Kháng chuyển kênh viết” của tác gỉa
Dương Tử Thành cũng có những đánh giá xác thực về những chia sẻ của Ma
Văn Kháng qua tiểu luận, phê bình và bút ký “Những bài viết về lao động nhà
văn của Ma Văn Kháng được ông đúc rút từ những kinh nghiệm của chính
bản thân, những sự việc đã diễn ra trong suốt đời văn đời người, từ những câu
chuyện, những tình tiết xảy ra trong đời sống văn nghệ nước nhà”.
- Nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Thiện là một trong những cây bút luôn
theo sát những tác phẩm của Ma Văn Kháng và nhận được sự đồng thuận và
tin cậy, thân thiết của nhà văn. Ngay từ những ngày đầu khi nhà văn chuyển
kênh viết, tác giả Nguyễn Ngọc Thiện đã có những bài viết đánh giá xác đáng
về năng lực và tâm huyết của nhà văn trên phương diện sáng tạo mới này. Khi
cuốn Phút giây huyền diệu chuẩn bị ra mắt độc giả thì chính Nguyễn Ngọc
Thiện đã viết lời bạt cho cuốn sách của nhà văn. Những đánh giá của ông về
tâm ý của Ma Văn Kháng được gửi gắm qua cuốn sách là những đánh giá
chân tình của một nhãn quan nghiên cứu sắc sảo.
Trong lời bạt cho cuốn sách với nhan đề bài viết: Nhà văn với nghề
văn: khát vọng về cái đẹp; cảm xúc huyền diệu; công sức về câu chữ… Nhà
5
nghiên cứu Nguyễn Ngọc Thiện đã chỉ ra “Cuốn sách quả là một dụng công
nghệ thuật với hai phần nội dung có liên quan chặt chẽ với nhau. Phần đầu
gồm 12 tiểu luận, nhà văn chú mục đề cập tới những khía cạnh căn cốt, then
chốt có tính nguyên lý về bản chất sáng tạo, thẩm mỹ và ý nghĩa xã hội, nhân
sinh của văn chương nghệ thuật đích thực …phần thứ hai cũng là đặc sắc của
tập sách, gồm 6 bút ký, ghi lại những suy nghĩ, trăn trở của Ma Văn Kháng
xung quanh hai thể tài văn xuôi chủ yếu: truyện ngắn và tiểu thuyết‟‟ [44;308]
Đánh giá về mảng tiểu luận của nhà văn Ma Văn Kháng, nhà nghiên
cứu cho rằng: “Trong tiểu luận của mình, Ma Văn Kháng nhiều lần nhấn
mạnh về lao động công phu, nghiêm ngặt, cần mẫn của nhà văn cả trong tư
duy và cách viết, để tác phẩm là một sáng tạo mới, hoàn chỉnh, tận thiện, tận
mỹ, vừa về tư tưởng thẩm mỹ, vừa trong nghệ thuật biểu hiện … [44; 311].
Nhìn một cách khái quát, các bài viết tiêu biểu nghiên cứu về tiểu luận,
bút ký của Ma Văn Kháng còn ít so với loạt bài nghiên cứu về sáng tác của
ông. Các nhận định, đánh giá trên mặc dù đã nhìn nhận được một số quan
niệm của nhà văn qua tập Phút giây huyền diệu nhưng mới chỉ dừng lại ở mức
độ riêng lẻ. Một phần do cuốn sách vừa mới xuất bản nên hầu như chưa có
những bài viết, những chuyên luận hay những đề tài khoa học nghiên cứu.
Cho đến nay cuốn sách vẫn như một cánh rừng còn nhiều bí ẩn cần được
khám phá.
Như vậy, một công trình chuyên biệt nghiên cứu về mảng tiểu luận, bút
ký của Ma Văn Kháng thì chưa có. Vì thế chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài:
Một số vấn đề lý luận, phê bình văn học qua tiểu luận, bút ký về nghề văn
của Ma Văn Kháng, nhằm đi sâu tìm hiểu khía cạnh tư duy lý luận, phê bình
văn học qua mảng viết mới của nhà văn, đồng thời tìm hiểu những quan niệm
và chia sẻ của nhà văn về nghề văn và tác phẩm văn học, cũng như thỏa mong
muốn biết được quá trình sáng tác một số những tác phẩm tiêu biểu của ông,
6
từ đó có thể hiểu hơn về ý thức sáng tạo và lao động công phu của một nhà
văn đã có những đóng góp tiêu biểu cho sự phát triển của nền văn hoc dân tộc
3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nhằm mục đích nghiên cứu một số vấn đề của lí luận, phê
bình văn học qua tiểu luận, bút ký về nghề văn của nhà văn Ma Văn Kháng.
Trên cơ sở đó góp phần làm rõ thêm một khía cạnh tài năng khác của Ma Văn
Kháng cũng như những đóng góp của ông với nghề văn.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề có tính lí luận về văn học,
nhà văn và quá trình sáng tác thông qua mảng tiểu luận - bút ký của nhà văn
Ma Văn Kháng tìm hiểu những quan niệm của nhà văn về hoạt động lao động
viết văn, quan niệm về nhà văn, về tác phẩm văn học.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn chủ yếu tập trung đi sâu nghiên cứu một số vấn đề của lí luận,
phê bình văn học của nhà văn Ma Văn Kháng qua cuốn Phút giây huyền diệu,
Nxb. Hội nhà văn, Hà Nội, 2013. Tác phẩm này đã đoạt giải thưởng Hội Nhà
Văn Việt Nam cuối năm 2013, Hội đồng lý luận, phê bình văn học nghệ thuật
Trung Ương cũng trao phần thưởng loại A cho cụm bài viết lý luận phê bình
của Ma Văn Kháng đăng trên báo chí văn nghệ của năm 2012 (sau này các bài
đó đều được tuyển chọn vào cuốn Phút giây huyền diệu).
Hồi ký - tự truyện “Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương”
(2009), cũng là tác phẩm thuộc đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn.
Đồng thời, luận văn cũng mở rộng nghiên cứu những bài tiểu luận và
bút ký của Ma Văn Kháng từng được công bố trước đó (đã được nhà nghiên
cứu Nguyễn Ngọc Thiện tập hợp lại trong cuốn Văn học Việt Nam thế kỷ XX,
quyển 5 (Lý luận - phê bình 1975 - 2000, Tập XIII)) và sau đó nhằm làm sáng
tỏ thêm quá trình hình thành tư duy lý luận của một cá tính sáng tạo Ma Văn
7
Kháng. Ngoài ra, luận văn còn đi vào nghiên cứu một số vấn đề lý luận đặt ra
trong những bài viết chưa in của Ma Văn Kháng, từ đó soi chiếu vào trong tác
phẩm của ông để đánh giá chân thực hơn hoạt động sáng tạo trên phương diện
sáng tác của nhà văn.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp sau:
1. Phương pháp phân loại
2. Phương pháp phân tích, tổng hợp
3. Phương pháp so sánh
7. Đóng góp của luận văn
Đây là một trong những công trình khoa học đầu tiên chọn cuốn Phút
giây huyền diệu làm đối tượng nghiên cứu, kết hợp với những bài tiểu luận
bút ký trước đó của ông nhằm khái quát những vấn đề lý luận bình văn học,
đưa ra những quan niệm nghệ thuật của nhà văn về văn học, về nghề văn, về
nhà văn và tác phẩm văn học, đặc biệt là những bút ký của nhà văn để từ đó
soi chiếu vào thực tế sáng tác nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực
tiễn của ngòi bút Ma Văn Kháng. Với định hướng nghiên cứu này, luận văn
hy vọng đóng góp thêm một phần vào những thành tựu nghiên cứu về Ma
Văn Kháng ở cả phương diện lý luận và sáng tác.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn được trình bày
trong 3 chương:
Chƣơng 1. Văn chƣơng và nhà văn
Chƣơng 2. Tác phẩm văn chƣơng - một loại hình nghệ thuật đặc thù
Chƣơng 3. Ngƣời đọc, nhà phê bình với tiếp nhận văn chƣơng
8
Chƣơng 1
VĂN CHƢƠNG VÀ NHÀ VĂN
Văn chương từ xưa đến nay vẫn được xem là loại hình nghệ thuật mang
giá trị tinh thần, đem đến cho con người những xúc cảm về đời sống và đòi
hỏi con người có trách nhiệm và ý nghĩa đối với cuộc đời. Nguyễn Đình Thi
cho rằng văn là nghệ thuật sử dụng tiếng nói. Nhà văn Ma Văn Kháng thì
đồng ý cho rằng “văn chẳng là cái gì hết. Văn chỉ là văn thôi. Nói cách khác,
văn tức là cuộc sống được miêu tả một cách văn mà thôi …Văn là văn. Văn,
một tác phẩm nghệ thuật. Văn, nó đấy, nó lấy ý làm lẽ sống, bằng cách lấy
hình thức giả làm thực, nói cái thực bằng cái giả” [44; 39]. Văn chương - một
nghề đặc thù đòi hỏi ý thức sáng tạo và trách nhiệm của người cầm bút, đồng
thời nó cũng đặt ra yêu cầu khắt khe cho hoạt động nghệ thuật.
Khi đã dấn thân vào văn nghiệp, nhà văn trở thành “một kẻ tuẫn nạn
may mắn, là kẻ sẵn sàng phục vụ trung thành cho văn học và thực sự trở thành
nô lệ cho văn học” (J.M.Pvargas Liosa). Xem văn chương là một nghề nghiệp
đặc thù, các nhà văn dù sáng tạo trên thể loại nào cũng đều tuân thủ ý thức
nghề nghiệp rất cao, hay nói cách khác trên từng thể loại đều in dấu ấn ý thức
sáng tạo, trách nhiệm của nhà văn đôi với những vấn đề mà mình khám phá.
Những trang tiểu luận và bút ký về nghề văn của Ma Văn Kháng là những
trang viết chân thành, sâu sắc về công việc bếp núc văn chương, đề cập đến
những khía cạnh căn cốt, then chốt có tính nguyên lý về bản chất sáng tạo,
thẩm mĩ và ý nghĩa xã hội nhân sinh của văn chương nghệ thuật đích thực mà
ông đúc kết được qua cuộc đời viết văn của mình.
1.1. Ma Văn Kháng bàn về văn chƣơng
1.1.1. Văn Chương và đời sống xã hội
1.1.1.1. Vị trí của văn chương nghệ thuật
Khác với các hình thái ý thức xã hội khác như Chính trị, Đạo đức,
Tôn giáo…Văn chương là một bộ phận quan trọng trong đời sống, bắt nguồn
9
từ đời sống, phản ánh đời sống, bày tỏ tư tưởng, quan điểm, lập trường đối
với đời sống. Cùng với thời gian, văn chương đã và đang khẳng định vị trí
quan trọng của mình đối với đời sống con người.
Nghệ thuật là sự kết hợp tinh tế giữa văn hóa vật chất và văn hóa tinh
thần, C.Mác cho rằng nghệ thuật là một thứ “tinh thần thực tiễn”. Đánh giá vị
trí và vai trò quan trọng của văn chương nghệ thuật đối với đời sống xã hội,
Thủ Tướng Phạm Văn Đồng cho rằng: “Cái cao quý của một đất nước, một
dân tộc là ở giá trị văn hóa …văn học nghệ thuật có nhiệm vụ và có tác dụng
to lớn trong việc sáng tạo nên những giá trị văn hóa ấy”. Văn chương nghệ
thuật là nhu cầu đã có từ lâu của đời sống nhân loại, song hành với cuộc sống
con người, chính từ nhu cầu đời sống tinh thần mang ý nghĩa xã hội của mình
mà con người sáng tạo và thưởng thức văn học.
Bàn về vị trí của văn chương nghệ thuật trong đời sống, nhà văn Ma
Văn Kháng cho rằng: “Con người không thể không cần đến nó. Cần đến nó vì
nó hàm chứa những giá trị không một phương tiện nghệ thuật nào có được.
Vâng, giá trị của văn chương tồn tại ở chính chỗ… cái cuộc sống được lưu lại
được xác định bằng ngôn từ văn tự” [44; 102], “từ khi loài người có ngôn ngữ
văn tự thì quỷ thần cũng phải khóc than” [44; 102].
Với MaVăn Kháng, văn học là nơi lưu giữ bóng hình cuộc đời, lưu giữ
những gì đã qua của một thời. Đọc tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn ta cảm
thấy rưng rưng cảm động như ngược dòng trở về một thời xa xưa. Đọc Số Đỏ
gặp những Xuân Tóc Đỏ, bà phó Đoan, cả một thế giới nhân vật kỳ quặc phi
lý là bước vào cái bảo tàng có thể nhìn thấy được ảnh hình, nghe được âm
thanh, ngửi được mùi vị đời sống hiện thực một thời nhố nhăng lố bịch và
khôi hài. Cuốn tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng ghi lại
một thời đã qua cách đây bốn chục năm, nhà văn tâm sự: “Nếu sau khi đọc
xong cuốn sách của tôi, bạn đọc gật gù nói rằng: à, cái thời cách đây bốn chục
10
năm, người ta sống như thế đấy. Thì tôi đã vô cùng mãn nguyện và cảm kích
rồi” [44; 104].
Văn học là mảnh đất lưu giữ bóng hình cuộc đời, bóng hình con người,
là tấm gương phản ánh đời sống và để con người tự soi chiếu chính bản thân
mình. “Văn hóa chẳng cứu vớt được ai, chẳng cứu vớt được cái gì, văn hóa
không biện hộ. Nhưng đấy là sản phẩm của con người; con người tự phóng
chiếu trong đó, tự nhận ra mình trong đó, riêng chỉ có tấm gương ấy cũng cho
con người thấy hình ảnh của mình.” [44; 105].
Ma Văn Kháng quan niệm, văn học cũng như nhiều ngành nghệ thuật
khác, trước hết phải hấp dẫn, lôi cuốn người đọc: “Tác phẩm nhằm thỏa mãn
một trí tò mò, một khát vọng muốn hiểu biết cuộc đời, con người của bạn
đọc…Nghệ thuật là cái làm cho ý thức nhìn thấy được chân lý dưới hình thức
cảm tính” [44; 106]. Và để làm được điều này cũng không phải là dễ dàng,
ông viết: “Làm cho bạn đọc ham thích cái hình thức cảm tính đó là rất khó.
Nó đòi hỏi một nghệ thuật cao cường, hấp dẫn, cuốn hút bạn đọc vào trong
say mê cái yêu cầu trước nhất của tác phẩm văn chương” [44; 106].
Nhà văn cũng cho rằng vị trí và vai trò lớn nhất của văn chương nghệ
thuật là khả năng mở rộng biên độ đời sống con người, “chúng khiến cho
cuộc đời hữu hạn của mỗi con người trở nên phong phú đến vô hạn. Và đó là
lí do tồn tại mãi mãi của văn chương, là thứ văn chương để đời” [44; 106].
Nghệ thuật cũng hướng con người vươn tới cái đẹp, nó nuôi dưỡng tâm hồn
con người. “Nghệ thuật không có nhiệm vụ phải thay đổi bất cứ điều gì cả.
Nghệ thuật chỉ hiện diện đó, để ta có được khoái cảm khi sáng tạo, đem đến
cho ta tận hưởng vẻ đẹp tảo ra từ đó. Vẻ đẹp của những trùm tia sáng rực rỡ
chói lòa, bền bỉ lậu dài, nhưng rồi cũng lụi tàn” [44; 107].
Văn chương luôn có vị trí, vai trò quan trọng với đời sống con người,
tham gia vào tiến trình lịch sử của nhân loại. Ý thức được điều đó, nhà văn
11
Ma Văn Kháng trong suốt cuộc đời cầm bút của mình, ông luôn có ý thức
phải viết làm sao, viết như thế nào để tác phẩm của mình có ý nghĩa thật sự
với cuộc sống của con người. Văn học suy cho cùng là nói về con người và vì
con người. Văn chương nghệ thuật là hành trang không thể thiếu trên con
đường phát triển của xã hội.
1.1.1.2. Mối quan hệ giữa văn chương và đời sống xã hội
Mối quan hệ giữa văn chương và đời sống có thể ví như hai mặt của
một bàn tay, đó là mối quan hệ căn cốt, máu thịt. Văn chương, rộng ra là nghệ
thuật luôn gắn chặt với đời sống của nhân dân và thời đại mình bởi một lẽ thật
giản dị: con người và xã hội vốn sinh ra văn chương là để thỏa mãn nhu cầu
tinh thần giàu có và cao đẹp vô hạn của chính mình, vậy nên văn chương
không thể, nếu như không muốn nói là không được phép ngoảnh mặt lại với
con người và xã hội hay nói như nhà văn pháp Albert Camus: “Nghệ thuật sẽ
chẳng là gì nếu không có thực tại. Nhưng không có nghệ thuật thì thực tại
cũng chẳng có bao nhiêu giá trị” [44; 49].
Chính cuộc sống bao la, kì diệu với bao trăn trở suy tư đã mang tới chất
liệu vô giá, phong phú và trở thành nơi xuất phát và cũng là nơi đi về của văn
học. Đời sống là chất liệu, là nơi khơi nguồn cảm hứng sáng tạo vô hạn cho
người nghệ sĩ, mỗi một sự việc, sự vật diễn ra trong đời sống hằng ngày có
thể là nơi bắt đầu cho một kiệt tác, một hình tượng điển hình để lại dấu ấn sâu
đậm cho người đọc.
Từ thực tế sáng tác của bản thân, nhà văn Ma Văn Kháng cho thấy chất
liệu đời sống vô cùng quan trọng, từ chất liệu đến tác phẩm là quá trình để
hoa đời kết trái, truyện ngắn San Cha Chải của ông dựa trên câu chuyện mà
nhà văn đã được nghe hồi công tác ở Lao Cai. Nội dung kể về một anh du
kích Mèo nhận nhiệm vụ áp tải một tên trùm phỉ xã bắt được ra huyện; dọc
đường,tên trùm phỉ tỏ tê trò chuyện khơi gợi tình cảm dân tộc, anh mủi lòng,
nên lúc sau đang đi gặp con suối mát, anh đã cởi trói cho nó tắm rồi sau đó
12
giao súng cho nó giữ hộ để mình xuống tắm. Kết quả là tên trùm phỉ cầm
súng bắn anh du kích, may mà không trúng, rồi ù té chạy trốn vào rừng”
[44; 223]. Từ chất liệu sống nguyên trạng này được dụng công thêm bởi tài năng
của nhà văn và chút may mắn đã cho ra đời một tác phẩm xuất sắc, chứa đầy
dung lượng đời sống. Bí thư tỉnh ủy Lao cai Trường Minh là nguyên mẫu gợi
cảm hứng cho nhà văn xây dựng nên hình tượng nhân vật Quyết Định trong tiểu
thuyết Một mình một ngựa…Đánh giá tầm quan trọng của đời sống đối với văn
chương, Ma Văn Kháng cho rằng: “viết được một tác phẩm hay, nhất thiết
không thể chỉ dựa vào năng lực chủ quan được gọi là cảm hứng, tài năng - chất
liệu! Chất liệu là yếu tố đặc biệt quan trọng ngay cả với thiên tài” [44; 19].
Nền tảng của tất cả những gì nhà văn viết ra vẫn không phải gì khác
ngoài chất liệu của cuộc sống mà các nhà lí luận quen gọi là hiện thực, đó là
những tư liệu để nhà văn sáng tác. Dù có hư cấu, tưởng tượng đến đâu thì
người viết cũng vẫn phải dựa trên cái nền của hiện thực, người cầm bút không
nói được những điều vượt ra ngoài sự hiểu biết của họ. Nhưng dù thế nào,
một lần nữa, người viết lại phải căn cứ vào cuộc sống thật để kiểm nghiệm lại
toàn bộ cái cuộc sống tưởng tượng ấy.
Thực tế đời sống chính là lọ nước thần, là niêu cơm ăn không bao giờ
hết của bất cứ nhà văn nào. Một tác phẩm văn học phải bắt nguồn từ hiện thực
của cuộc sống, nhà văn phải bám rễ vào “mảnh đất hiện thực” để sáng tạo.
Tuy nhiên, hiện thực trong tác không phải là hiện thực y nguyên ngoài
cuộc sống mà là hiện thực được khúc xạ qua lăng kính của người nghệ sĩ.
Nghĩa là hiện thực thứ hai chứ không phải hiện thực ở dạng sao chép. Cho nên
nó phải vượt lên trên hiện thực ở dạng “nguyên liệu” ở dạng thô mộc để đạt tới
“hiện thực nghệ thuật”, tức là hiện thực mang tầm tư tưởng và triết học.
Và đến lượt mình “hiện thực nghệ thuật” tác động ngược lại hiện thực
đời sống, mang đến những giá trị tinh thần vô giá cho con người và thổi hồn
13
vào đời sống. Phương Lựu coi trọng khả năng lưu giữ bóng hình cuộc sống
một cách trọn vẹn còn nhà văn Ma Văn Kháng cho rằng: “Thực tại nhờ công
lao nghệ thuật đã gia thêm giá trị, vật thô phàm đã hóa thân thành thực thể
linh hồn nhờ một khúc xạ nghệ thuật đã diễn ra âm thầm, vô cùng bí ẩn,
không ai giống ai, như một phép lạ và không một cỗ máy tinh xảo nào có thể
thay thế được” [44; 40].
Như vậy nhà văn đã đặt văn chương trong mối quan hệ gắn bó với đời
sống, là một phần không thể thiếu làm nên những gia trị trường tồn của đời
sống con người, văn chương là tấm gương phản ánh cuộc sống và linh hồn
của văn chương phải luôn luôn là một tình yêu lớn của nhà văn với cuộc đời.
Bởi vì viết văn tức là phải qua mô tả cái nhìn thấy làm cho người đọc nhận ra
cái không nhìn thấy ở con người, và do vậy không đến với văn học, con người
không thể có sự phát triển hài hòa
1.1.2. Mục đích sáng tạo của văn chương
1.1.2.2. Tính hướng thiện của văn chương
Tính thiện là điều căn cốt thuộc phạm vi đạo đức của con người, là lý
tưởng thỏa mãn ý chí con người. Từ xưa đến nay có nhiều quan niệm về ý
nghĩa của chữ Thiện
Trong Nho học, Mạnh Tử cho rằng ai cũng có lòng thương người,
Khổng giáo quan niệm “nhân chi sơ tính bổn thiện”, tính là cái bản nguyên
tinh thần, tức phần thiên lý của trời phú cho có đủ cả nhân, nghĩa, lễ, trí. Do
đó, tính người ta là thiện, nếu có thành ra bất thiện là vì người ta không biết
giữ cái bản tâm, chứ nguồn gốc của tính không thể không thiện được. Mạnh
Tử sở dĩ nói tính thiện là vì ông tin có cái thiên lý chí thiện, mà tính người là
một phần thiên lý ấy cho nên phải thiện
Trong Phật giáo, thiện là điều lành, tốt, có đạo đức, thuận theo đạo lý,
có ích cho mình và cho người, là trạng thái tiêu diệt ác pháp, quả báu của
thiện là sự an lạc thâm tâm
14
Trong triết học Hy Lạp, Thiện là mục đích dành cho mọi người để sống
thành công, là nguồn suối của hạnh phúc, là cuộc tìm kiếm không ngừng của
linh hồn. Nhưng chỉ có bậc hiền nhân mới đạt đến sự thiện, vì chỉ có vị ấy
mới sử dụng lí tính một cách thích hợp. Aristote - tác giả cuốn Nghệ thuật thi
ca - cho rằng tất cả mọi nghệ thuật và mọi khoa học đều được hướng đến sự
thiện, đó là mục đích cuối cùng của cá nhân cũng như của Nhà nước
Mọi nghệ thuật trong đó có văn chương đều có mục đích cuối cùng là
tính hướng thiện, đưa con người về với những giá trị nhân bản, nói cách khác
là những giá trị nhân đạo toát ra rừ những tác phẩm đỉnh cao, nó khơi gợi
thiên tính của con người, hướng con người trở về với đạo lý, với lẽ phải, với
những điều tốt đẹp, đối lập với cái xấu, cái ác
Những tác phẩm văn học chân chính của nền văn học nhân loại là
những tác phẩm vì con người, hướng con người tới cái cao thượng, cái tốt
đẹp, cái thủy chung. Những người khốn khổ của V.Hugo, sống lại của
L.Tolstoi, Truyện Kiều của Nguyễn Du…là những tác phẩm sống mãi với thời
gian bởi sức mạnh cảm hóa sâu sắc, bởi lòng yêu thương con người mênh
mông, giúp con người nhận ra ánh sáng, tìm đến điều thiện, đến hạnh phúc.
Đó chính là lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn có khả năng nhân đạo hóa con
người, làm cho con người tin hơn ở những điều thiện, ở khả năng vươn tới cái
cao cả, kể cả những con người đã trải qua và chịu đựng những điều ác khủng
khiếp do xã hội và có khi do chính mình gây ra. Tính hướng thiện ở văn
chương còn bộc lộ ở sự tự ý thức về bản thân, tự nhận diện bản thân trước
những điều xấu-tốt, thiện-ác…mà tác phẩm gợi lên. Đó chính là sức mạnh
“thanh lọc” tâm hồn của văn học, hay hình thức “sám hối” của bản thân trước
lương tâm của quá trình tiếp nhận tác phẩm
Tính hướng thiện, thanh lọc tâm hồn là một trong những giá trị thẩm mĩ
của văn chương nghệ thuật, là mục đích khi sáng tạo của người nghệ sĩ. Đọc
15
những tác phẩm của nhà văn Nam Cao như: Đời thừa, Giăng sáng, Sống
mòn…người đọc không chỉ cảm thông với Điền, với Thứ, với Hộ với một
cuộc sống bị “cơm áo ghì sát đất”, nó đang có nguy cơ giết chết những ước
mơ và những tình cảm nhân ái, cao thượng mà đó còn như tấm gương soi để
đọc giả hôm nay tự nhận diện chính mình, không ngừng vươn lên hoàn cảnh
bản thân để sống một cách xứng đáng hơn, tốt đẹp hơn. Đó cũng là điều Nam
Cao mong mỏi ở những tác phẩm của mình “nó chứa đựng được một cái gì
lớn lao, mạnh mẽ vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. nó ca tụng lòng thương, tình
bác ái, sự công bình, nó làm cho con người gần người hơn”. Với Nhà văn
Thạch Lam: “Văn chương không phải là cách đem đến cho người đọc sự thoát
li hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà
ta có thể vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối, tàn ác, vừa làm cho
lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”, văn chương tắm gội tâm hồn
con người, thanh lọc tinh thần, đưa con người hướng về bản thể, đó chính là
sứ mệnh đích thực của văn chương
Tiếp nối tư tưởng của những đàn anh đi trước, nhà văn Ma Văn Kháng
cho rằng văn học nhằm “mục đích giúp cho con người hiểu mình hơn, từng
chút, từng chút hiểu sâu thêm bản thể, trên cơ sở đó khơi gợi cho con người
có ý thức hơn về giá trị cuộc sống, của bản thân và nhân quần, để sống tốt đẹp
hơn”(Tham luận tại Hội thảo Viễn cảnh văn học Châu Á thế kỷ 21,
Wasington 23-27/4/1997). Hướng con người sống tốt đẹp hơn là khát vọng, là
kim chỉ nam trong sáng tác của nhà văn, với ông, tác phẩm phải gợi mở ra
những vấn đề có ý nghĩa xã hội, nhân sinh sâu sắc, mới mẻ, không phải lúc
nào cũng thuận chiều có khi chứa đựng cả những nghịch lí, những bất ngờ,
đảo chiều bẽ bàng khôn xiết. Mục đích cuối cùng của tác phẩm văn chương là
hướng con người tới cái thiện, chăm lo hoàn thiện nhân cách của người đương
thời để rồi tìm cách diễn đạt chân xác quá trình con người vươn tới một cách
16
sống tốt hơn chứ không phải chỉ nhăm nhăm làm sao cho sống sướng hơn một
cách tự kỷ
Qua nhiều tác phẩm của Ma Văn Kháng như: Người đánh dậm đồng
chiêm, Đòn đánh trả, Con nai vàng ngơ ngác, Xe chạy đêm, Trái cay chín,
Người bị ruồng bỏ, Bóng đêm…người đọc có thể thấy những bức tranh sinh
động và phức tạp, đa đoan về những mảnh đời, những số phận con người bình
thường trong cuộc sống thường nhật hôm nay, với cái nhìn từng trải, cảm
thông và độ lượng, phê phán trách cứ cũng có mà khen ngợi yêu mến cũng có.
Qua việc đặt ra những vấn đề nhân sinh, thế sự, Ma Văn Kháng hướng người
đọc về những khát vọng lương thiện, nhân bản, những tình cảm trung hậu,
đậm đà, những vẻ đẹp của phẩm hạnh, tư chất cao cả của con người cũng như
niềm hân hoan rạng rỡ khi biết sống hòa hợp với nhân quần, với thiên nhiên
tươi đẹp xung quanh
Với tiểu thuyết Ngược dòng nước lũ, Ma Văn Kháng đã cho thấy hành
trình đi đến bến bờ của cái thiện, cái thật, đúng với bản ngã của nhiều nhân
vật mà ông yêu mến, đến hạnh phúc trọn vẹn của nhân vật Khiêm và Hoan.
Hai nhân vật vượt qua những thế lực cuồng bạo, phản trắc, dung tục, phi nhân
tính, thậm chí thoát khỏi cái chết và sự đầy đọa về thân xác để đoàn tụ bên
nhau, sức mạnh để họ tìm đến nhau chính là bởi khát vọng sống tiềm tàng, sự
chân chính của cái thật, trung thực và tinh thần hướng thiện.
Mỗi tác phẩm của Ma Văn Kháng là những tâm tư, nỗi niềm của một
nhà văn luôn đau đáu niềm tin vào tính thiện. Với ông, mục đích cuối cùng
đằng sau lớp ngôn từ là khát vọng hướng con người tới cuộc sống tốt đẹp hơn,
“với ngòi bút trong tay chúng ta chiến đấu cho ngày mai”.
1.1.1.2. Tái hiện cái đẹp trong đời sống
Cái đẹp là phạm trù trung tâm, cơ bản của mỹ học, cái đẹp có mặt khắp
nơi trong cuộc sống quanh ta, được biểu hiện qua muôn vàn những sự vật,
17
hiện tượng với những kích thước, màu sắc, hình dáng, phẩm chất khác nhau,
từ những cái đẹp của thế giới tự nhiên do tạo hóa sinh ra như sông, núi,
biển…cho đến những thành phố, làng mạc, nhà cửa …do bàn tay con người
tạo ra, và ngay cả bản thân con người với hững hành động, cử chỉ, ánh mắt,
lời nói và hình thể đều chứa đựng trong đó những yếu tố của cái đẹp.
Trong văn học, mỗi nhà văn bằng những cách thức khác nhau, dù có
nói về vấn đề con người, xã hội hay thời đại thì lý tưởng mà nhà văn hướng
tới vẫn là cái đẹp, tuy nhiên cái đẹp ấy nó không chỉ thuần nhất là cái đẹp
phản ánh một chiều mà nó luôn được biểu hiện trong sự đa dạng và phức tạp
riêng, có cái đẹp nảy sinh từ chính cuộc đời trần trụi, khổ đau, ngiệt ngã của
cuộc sống và đời người. Tất cả tạo nên một bức tranh đa dạng, gây cho con
người những cảm xúc khắc khoải, khôn nguôi.
Nhà mỹ học người Nga ở thế kỉ XIX Tsecnưsepxki quan niệm “cái đẹp
là cuộc sống”. Theo ông, cái đẹp có trong cuộc sống, trong ta và ở quanh ta.
Cái đẹp đa dạng và phong phú như chính cuộc sống của con người, ông nhấn
mạnh: một tồn tại được gọi là đẹp là tồn tại trong đó chúng ta nhìn thấy cuộc
sống đúng như quan niệm của mình, một đối tượng đẹp là đối tượng chứng tỏ
nó mang một cuộc sống hay gợi cho chúng ta ý niệm về cuộc sống. Nói cách
khác, cái đẹp không tách khỏi thực tế đời sống, vẻ đẹp đích thực tồn tại trong
cuộc đời trần tục, không hề xa lạ. Và cái đẹp nghệ thuật có thể tập trung hơn,
đậm đặc hơn cái đẹp đời sống nhưng đều được bắt nguồn được nâng cao,
được kết tinh từ chính cái đẹp đời sống.
Nhận thức được điều này, các nhà văn ở nhiều thế hệ trước và sau này
đều lấy vẻ đẹp muôn hình vạn trạng của đời sống làm mục đích sáng tạo văn
chương. Đó là cái đẹp trong thiên nhiên, trong xã hội và bản thân của chủ
nhân thiên nhiên, xã hội - con người. Thiên nhiên là khởi nguyên của cái đẹp,
vẻ đẹp thiên nhiên là thước đo đầu tiên của vẻ đẹp trong đời sống và trong
18
nghệ thuật, đây là nguồn cảm hứng sáng tạo vô tận, là chất liệu sáng tác của
người nghệ sĩ. Từ bao đời nay, thiên nhiên là một trong những đối tượng thể
hiên hấp dẫn nhất của nghệ thuật. cảnh mùa thu tuyệt đẹp là nguồn cảm hứng
cho câu thơ xuất thần của Nguyễn Du:
“Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng”
Một bức tranh thu trong vắt với những khối màu được sắp xếp hài hòa,
câu thơ đẹp đến nao lòng, tưởng rằng giây phút này qua đi sẽ không bao giờ
trở lại nữa.
Cái đẹp trong xã hội cũng vô cùng phong phú, đó là cái đẹp trong đời
sống hằng ngày, trong lao động và trong đấu tranh. Không nên xem thường
cái bình dị trong cuộc sống đời thường, một hành vi một nếp sông, một thói
quen… trong gia đình và nơi cộng đồng đều đươc đánh giá theo tiêu chuẩn
cái đẹp. Cuộc đời của mỗi người cũng như cuộc sống của mỗi cộng đồng sẽ
có ý nghĩa biết bao nếu ở đâu, ở thời điểm nào cái đẹp cũng luôn ngự trị trong
ý thức cũng như trong thực tế. Tác phẩm văn chương cũng luôn theo đuổi
mục đích đó bằng cách tái hiện cái đẹp trong đời sống, đề cao cái đẹp, khơi
gợi cái đẹp và khiến cái đẹp luôn song hành cùng cuộc sống của con người.
Đó chính là giá trị thẩm mĩ cao nhất của văn chương nghệ thuật.
Tuy nhiên, quá trình nhận ra và nắm bắt cái đẹp là quá trình vô cùng
khó khăn đối với mỗi nhà văn, điều này minh chứng cho việc các nhà văn
cùng viết về một đề tài, cùng chung một cảm hứng nhưng mỗi người lại có
những thành công và thất bại khác nhau. Thiết nghĩ, để chuyển tải được cái
đẹp trong giá trị nguyên bản của nó nhà văn phải có được một tầm tư duy nhất
định và nhà văn phải luôn mong muốn biểu hiện nó như khát vọng vươn đến
muôn đời. Điều này cũng lý giải cho nỗ lực sáng tạo của người cầm bút chính
là đạt đến cái đẹp khôn cùng trong vấn đề phản ánh.
19
Trong suốt quãng đời cầm bút viết văn, nhà văn Ma Văn Kháng luôn
tâm niệm rằng nhà văn cần nuôi dưỡng khát vọng nhận thức tường minh cái
đẹp tồn tại trong thiên nhiên, trong xã hội và trong nhân cách con người, đó là
“cái khát vọng nhất thiết và quyết hoàn thành cái dự định lớn lao, cái đẹp toàn
thiện, toàn mỹ ” [44; 28]. Khát vọng đó luôn thường trực, không bao giờ vơi
cạn, suy giảm, nó chính là ngọn lửa từ trái tim chan chứa tình đời, tình người
của nhà văn, đủ nhiệt năng thắp sáng, truyền đi và lan tỏa tới hàng triệu trái
tim và khối óc của người đọc muôn đời. Quan niệm này được ông phát biểu
một cách sâu sắc: “Yêu cái đẹp, mê say cái đẹp, tạo lập nên cái đẹp chẳng
phải là đặc quyền của riêng ai. Đó là tố chất tiên khởi trong sáng thanh khiết
tuyệt đối trong hoạt động của tất cả mọi người lao động trên lĩnh vực nghệ
thuật và tinh thần” [44; 44].
Với ông cái đẹp không chỉ có niềm vui, hạnh phúc mà còn có cả nỗi
buồn, “Văn học chính là nỗi buồn về cái đẹp, về lí tưởng, về nỗi đau giằng xé,
về số phận con người, là sự cắn rứt lương tri không yên, là cuộc đấu tranh nội
tâm giữa hai phần sáng - tối, giữa thiện và ác, khi con người có khả năng phân
đôi”[66;518]. Soi chiếu vào những tác phẩm của ông, chúng ta thấy nhà văn
dù nói đến con người, xã hội ở khía cạnh nào cũng đều thấy được dụng ý thể
hiện cái đẹp trong tác phẩm của ông. Với Ma Văn Kháng, con người tồn tại
như hai bản thể, có vui - buồn, sướng - khổ, hạnh phúc - khổ đau riêng và văn
học khi viết về số phận con người thì phải thực hiện được đầy đủ những mặt
đang hiện hữu và cả những mặt còn khuất lấp.
Để biểu hiện con người trong chiều kích sâu của tâm hồn, trí tuệ và
phong cách đó là điều không hề đơn giản, nhà văn trong quá trình sáng tạo
cũng đã phải sống với tất cả những cảm xúc thăng hoa, thậm chí đôi khi phấn
khích tưởng như điên rồ để cho ra đời những tác phẩm có giá trị, đủ sức lay
động lòng người. Hạnh phúc của người cầm bút là sau công cuộc lao động